You are on page 1of 3

I.

Khởi nghĩa Yên Thế(1884- 1913):


1.Căn cứ Yên Thế:
- Yên Thế nằm ở Tây Bắc tỉnh Bắc Giang,địa hình
hiểm trở.
2.Nguyên nhân:
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, nông dân bỏ làng đi
nơi khác, một số lên Yên Thế lập làng.
- Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng,
Yên Thế trở thành mục tiêu của chúng.
3.Diễn biến:
* Giai đoạn 1884-1892:
-Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẽ dưới sự
chỉ huy của Đề Nắm
* Giai đoạn 1893-1908:
- Nghĩa quân vừa xây dựng cơ sở,vừa chiến đấu
dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Đề Thám 2 lần giảng hòa với Pháp nhằm củng cố
lại lại lượng và cơ sở vật chất.
* Giai đoạn 1909- 1913:
-Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực
lượng ta hao mòn.
- Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị ám sát. Phong trào
tan rã.
*Nguyên nhân thất bại:
-Do Pháp còn mạnh, lại câu kết với phong kiến.
-Lực lượng nghĩa quân ta mỏng và yếu. Cách tổ
chức và lãnh đạo còn hạn chế.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Thể hiện tinh thần yêu ước.
- Làm chậm quá trình bình định của Pháp.
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi:
-Nổ ra muộn nhưng kéo dài hơn.
-Diễn ra rộng khắp ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, Tây
Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc.
-Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình
định của thực dân Pháp.

HOANG HOA THAM


-Hoàng Hoa Thám người làng Dị Chế, huyện Tiên
Lữ, Hưng Yên.Ông sinh ra trong một gia đình nhà
nho nghèo.
-Khi phong trào Yên Thế bùng nổ, ông tham gia
nghĩa quân của Đề Nắm.
- Hoàng Hoa Thám có vóc người vạm vỡ, tóc
thường cắt ngắn, nói năng nhỏ nhẹ, sống kín đáo và
giản dị.
-Ông có sự can đảm, lòng kiên trì và tài năng tác
chiến khiến Pháp nhiều phen khiếp đảm.

You might also like