You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

LỚP: PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC - 2133

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC
KẾ HOẠCH HỌC TẬP

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Quang Việt Ngân


Nhóm: 6
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quỳnh Anh - 22140244
Phạm Thị Tuyết Ngân - 22116979
Nguyễn Vũ Vân Nghi - 22140240
Lê Thị Thanh Nhã - 22110702
Võ Nguyễn Yến Nhi - 22115191
Nguyễn Hoàng Ngọc Phương - 22106334

TP.HCM, ngày 5 tháng 7 năm 2022


SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

TRÍCH YẾU
Trích yếu bao gồm các thông tin sau:

Khái niệm, ý nghĩa, các bước làm, những điều cần nhớ khi lập kế hoạch học tập

Tìm kiếm thông thông qua các trang web trên internet.

Các kết quả báo cáo do 6 thành viên nhóm 6 tìm ra và thực hiện; qua đó muốn nói lên
lợi ích của việc lập kế hoạch và thực trạng hiện nay của sinh viên.

Kết luận

1
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Quang Việt Ngân đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong
thời gian tham gia lớp học Phương pháp học đại học của cô, nhóm chúng em đã có thêm
nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững chắc và có đủ kiến thức và kĩ
năng trong quá trình học tập và cuộc sống sau này.

Bộ môn Phương pháp học đại học là môn học thú vị và rất cần thiết, bổ ích và có tính
thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình,
lập kế hoạch học tập với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Do chưa có nhiều kinh nghiệm
làm tiểu luận cũng như những hạn chế về kiến thức, có thể trong bài tiểu luận chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp,
phê bình từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

2
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

MỤC LỤC

TRÍCH YẾU....................................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................2
PHẦN 1: NHẬP ĐỀ.........................................................................................................................4
PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA, TẠI SAO CẦN PHẢI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP ?.......................4
2.1 ĐỊNH NGHĨA..................................................................................................................................4
2.2 Ý NGHĨA KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP..............................................................................4
PHẦN 3: VÌ SAO CẦN LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP ?...............................................................5
PHẦN 4: CÁC BƯỚC LÊN KẾ HOẶC HỌC TẬP HỮU ÍCH....................................................6
4.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP HỌC PHÙ HỢP..........................................................................6
4.2 ĐẶT MỤC TIÊU HỌC TẬP THỰC TẾ.......................................................................................6
4.3 BIẾN THỜI GIAN HỌC TẬP THÀNH MỘT PHẦN TRONG THỜI GIAN HẰNG NGÀY. .6
4.4 TẠO KHÔNG GIAN HỌC TẬP PHÙ HỢP.................................................................................6
4.5 GHI CHÉP KIẾN THỨC...............................................................................................................6
PHẦN 5: NHỮNG ĐIỀU NÊN NHỚ, CHIẾC LƯỢC KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP........7
5.1. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP..............................................7
5.2 CHIẾN LƯỢC KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP......................................................................8
PHẦN 6: KẾT LUẬN.....................................................................................................................9
NGUỒN:.......................................................................................................................................10

3
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

PHẦN 1: NHẬP ĐỀ
Để 4 năm đại học của bạn trôi qua thực sự ý nghĩa, bạn nên đặt ra mục tiêu lớn cho mình
trong vòng 5 năm tới. Việc viết ra các mục tiêu là cách để nhắc nhở bản thân luôn luôn nỗ lực
hướng đến mục tiêu đó. Bạn có thể chia ra mục tiêu trong học tập như: đứng trong top 5 của
lớp, tốt nghiệp loại giỏi, giành học bổng du học, thành thạo tin học, nâng cao kiến thức chuyên
ngành; hay những mục tiêu liên quan đến kỹ năng làm việc như: kỹ năng mềm, thuyết trình
trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo, mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết nối thêm bạn bè, tham
gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh dành cho sinh viên…

Những hoạt động này sẽ giúp bạn hình thành phong cách sống, phong cách làm việc, ứng
xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng như không ngừng nâng cao kiến thức của bản
thân.

PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA, TẠI SAO CẦN PHẢI


LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP ?
2.1 ĐỊNH NGHĨA
Kế hoạch học tập là một lịch trình có tổ chức, phác thảo thời gian học và mục tiêu học
tập. Cũng giống như lịch trình đi làm hoặc đi học, sinh viên đại học nên xây dựng một
lịch trình dành thời gian dành riêng cho việc học mỗi tuần. Lịch trình này nên bao gồm
ngày của các bài kiểm tra và kỳ thi, cũng như thời hạn cho các bài báo và dự án.

2.2 Ý NGHĨA KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP


Lập kế hoạch cá nhân giúp bạn định lượng được những công việc cần làm, không bị
bỏ sót, cách lập kế hoạch giúp bạn tư duy hệ thống hơn về công việc bạn cần làm, giúp
bạn rút ngắn thời gian làm việc, sắp xếp khoảng trống để nghỉ ngơi, đặc biệt giúp bạn
luôn đúng hẹn và có khả năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

4
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

PHẦN 3: VÌ SAO CẦN LẬP KẾ HOẠCH


HỌC TẬP ?
- Hiểu rõ được mục đích, kết quả của công việc bạn đang thực hiện, tránh đi sai
hướng hoặc không chắc chắn có thực hiện được đúng yêu cầu đề ra hay không?
Trước khi giải toán bạn cần hiểu đúng đề bài đúng không nào?

- Làm chủ được công việc của mình. Việc lên kế hoạch trước giúp chúng ta tự chủ
được về thời gian, không bị động , chúng ta có sự chuẩn bị tốt nhất để làm tốt
được việc đó.

- Việc lập kế hoạch tốt giúp bạn có tư duy hoạch định chiến lược, khả năng bao
quát vấn đề và có khả năng xử lý được nhiều công việc trong một khoảng thời
gian. Nếu trong đầu bạn đã mường tượng chi tiết các công việc cần thực hiện ở
tương lai và thời gian thực hiện chúng, bạn sẽ sắp xếp được nhiều việc một cách
hợp lý mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.

- Dễ dàng điều động nhân sự cùng tham gia hoặc đề xuất hỗ trợ từ phòng ban
khác. Kế hoạch chính là một bản chào hàng tuyệt vời khi đề xuất công việc với
cấp trên hoặc làm căn cứ giao việc, tương tác với các nhân sự khác. Một bảng kế
hoạch có phê duyệt của quản lý sẽ có giá trị tương đương như một quyết định
ngang cấp đúng không nào?

- Nhanh chóng thăng cấp bậc, cấp quản lý. Một khi bạn hoạch định được tốt công
việc củacá nhân thì rất nhanh chóng bạn sẽ có cơ hội quản lý một nhóm, có kinh
nghiệm để hoạch định các công việc lớn hơn, cần nhiều nhân sự tham gia hơn, cơ
hội sẽ đến nhiều hơn với bạn.

- Có báo cáo kết quả nhanh chóng. Với bản kế hoạch đã có trong tay, ngay lập tức
khi kết thúc công việc bạn đã có cơ sở để tổng kết báo cáo theo kết quả đã dự kiến
trong kế hoạch.

5
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

PHẦN 4: CÁC BƯỚC LÊN KẾ HOẶC HỌC


TẬP HỮU ÍCH
4.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP HỌC PHÙ HỢP
Với mỗi môn học khác nhau thì sẽ có nhiều cách thức tiếp cận thông tin,phải chọn ra
phương pháp học phù hợp để có thể tiếp thu các kiến thức dễ dàng nhất. Ví dụ : Nếu bạn
là một người học vật lý, bạn sẽ thích sử dụng các thí nghiệm . Nếu bạn là một người học
toán, bạn sẽ đầu óc của mình tư duy để giải các bài tập thông qua các công thức.

4.2 ĐẶT MỤC TIÊU HỌC TẬP THỰC TẾ


Việc đặt mục tiêu sẽ cho bạn động lực cho bạn mỗi ngày. Bạn chỉ nên đặt 1 đến 2 mục
tiêu và phù hợp với khả năng của bản thân, không đặt mục tiêu ảo, bản thân không thể
thực hiện.Ví dụ: bạn có thể đặt mục tiêu học 10 từ tiếng anh mỗi ngày, mục tiêu hoàn
thành bài tiểu luận trong 2 ngày,…

4.3 BIẾN THỜI GIAN HỌC TẬP THÀNH MỘT PHẦN TRONG THỜI GIAN
HẰNG NGÀY
Bạn có tin không, nếu bạn coi việc học tập là một trong những thói quen hằng ngày thì
bạn sẽ cảm thấy yêu thích nó hơn và sẽ cố gắng hoàn thành nó mỗi ngày. Hãy dành
những khoảng thời gian nhất định trong một ngày để có thể hoàn thành những mục tiêu
nhỏ hơn.

4.4 TẠO KHÔNG GIAN HỌC TẬP PHÙ HỢP


Không gian học tập quyết định rất lớn vì khi có một không gian học tập thoải mái thì tâm
trạng khi học cũng được thoải mái. Thử hỏi nếu bạn học trong ồn ào, bừa bộn và thiếu các vật
dụng học tập thì các bạn khi học sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn sẽ cảm thấy bản thân không có
thoải mái và bạn sẽ rất dễ nản khi thiếu các vật dụng học tập.

4.5 GHI CHÉP KIẾN THỨC


Dù là học tập hay làm việc thì ghi chép cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng. Việc bạn ghi
chép như thế nào có quyết định và phụ thuộc rất lớn đến việc học. Tuy nhiên bạn nên lưu ý một
điều rằng, đừng ghi chép tất cả mọi thứ bởi nó nó sẽ rất lãng phí thời gian vào những thông tin
không thật sự cần thiết

6
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

PHẦN 5: NHỮNG ĐIỀU NÊN NHỚ, CHIẾC


LƯỢC KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
5.1. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Phân tích đặc điểm và năng lực học tập của bản thân

Mỗi người có một đặc điểm học tập rất khác nhau: có người mê văn, có người yêu
toán... Người mê văn chỉ mong tới giờ văn để được thả hồn vào những vần thơ, áng văn
hay; người yêu toán chỉ đợi đến giờ toán để giải những bài toán khó, hóc búa.

Để biết năng lực học tập của mình tới đâu, các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả
học tập của mình với các bạn hoặc trong cùng một môn xem thời gian trước đây và hiện
nay tình hình học của mình như thế nào? Để từ đó đưa ra kế hoạch học tập xác hợp nhất.

Xác định mục tiêu học tập

Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy
được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý:
tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.

- Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với
khả năng của bản thân.Ví dụ đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ
mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít.

- Tính rõ ràng: thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình
đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15
phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30
phút để đọc tài liệu tham khảo,…

- Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều
mình đề ra. Ví dụ: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học
thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành
15 phút ôn lại bài cũ...

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học.Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:

7
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

- Toàn diện: Phải có cả thời gian cho việc học và việc giải trí. Đặc biệt phải chú ý tới bản
chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.

- Hợp lý: Lựa chọn thời gian học phù hợp với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài
dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen
kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong,
giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...

- Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt
nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư
duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.

- Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc vì sẽ khó hoàn thành kế
hoạch đề ra. Cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức...
trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch vui chơi, giải trí

5.2 CHIẾN LƯỢC KHI LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP


Nghỉ giải lao: Nếu lịch trình của bạn bao gồm các buổi học kéo dài, nhiều giờ, hãy
thường xuyên nghỉ giải lao để thư giãn, cung cấp nước và nghỉ ngơi cho đầu óc. Điều này
sẽ giúp não của bạn luôn sảng khoái và giúp bạn không cảm thấy quá tải.

Sắp xếp thời gian cho các hoạt động khác: Nếu bạn lên lịch học nhiều ngày dài liên
tục, bạn sẽ chán nản và dễ bỏ cuộc. Bạn nên sắp xếp thời gian cho các hoạt động phi học
tập, chẳng hạn như tập thể dục.

Duy trì trách nhiệm: Một số sinh viên thấy hữu ích khi học với một đối tác, vì nó cung
cấp trách nhiệm giải trình, có cơ hội thảo luận và cộng tác. Bạn nên tuân theo kế hoạch
học tập khi bạn cảm thấy khi học với đối tác bị mất tập trung. Nếu bạn có đối tác nghiên
cứu, hãy đảm bảo rằng đó là người mà bạn có khả năng tiếp tục làm việc với họ.

Đánh giá kế hoạch học tập của bạn và điều chỉnh khi cần: Nếu bạn thấy rằng nó không
hoạt động, đừng nản lòng. Bạn có thể thực hiện thay đổi khi tìm ra điều gì phù hợp nhất
với mình.

Tận dụng các công cụ để tạo kế hoạch học tập: Nếu việc giữ lịch trình giấy và bút không
hữu ích cho bạn, hãy xem xét các cách khác để duy trì việc học của bạn. Sử dụng ứng
dụng lịch và đặt lời nhắc khi đến lúc bắt đầu và kết thúc buổi học của bạn.
8
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

PHẦN 6: KẾT LUẬN


Bài báo đề cập đến thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên Trường Đại học
Cần Thơ: Có 40.5% sinh viên hiểu đúng khái niệm lập kế hoạch học tập. Điểm trung nhận thức
của sinh viên về sự cần thiết của lập kế hoạch học tập là 4.35; điểm trung bình nhận thức của
sinh viên về vai trò của lập kế hoạch học tập là 4.31; điểm trung bình sự quan tâm của sinh viên
đến lập kế hoạch học tập là 4.13; điểm trung bình mức độ thường xuyênlập kế hoạch học tập của
sinh viên là 3.55; điểm trung bình các kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên là 3.73; Hiệu
quả việc lập kế hoạch học tập của sinh viên chỉ ở mức độ trung bình (ĐTB=3.55) thấp hơn so với
kỳ vọng.
Qua những số liệu trên, cho ta thấy việc lập kế hoạch ở sinh viên khá thấy. Lý do là vì sinh
viên cảm thấy việc lập kế hoạch là không cần thiết, chưa có nhiều kỹ năng thực hành và không
biết cách sắp xếp thời gian phù hợp.
Qua đề tài này, nhóm chúng em muốn nêu lên các lợi ích, ý nghĩa, cách thực hiện cũng như
những điều cần lưu ý để tạo ra một bảng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân
Nguồn tài liệu em sử dụng là những kiến thức thực tế được tích góp từ những thế hệ
đi trước, từ cuộc sống của chính chúng ta, và những công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu ẩm thực trong và ngoài nước được đăng trên các sách, báo và tạp chí.

9
SINH VIÊN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH HỌC TẬP – NHÓM 6

NGUỒN:
- Lập kế hoạch cho 4 năm đại học – Bộ Giao thông vận tải Đại học Công Nghệ
GTVT (8/9/2016) – Tác giả: Ninh Quang Khôi - British University Vietnam.
https://utt.edu.vn/lyluanchinhtri/sinh-vien-hoc-tap-va-nghien-cuu/lap-ke-hoach-
cho-4-nam-dai-hoc-cua-ban-a5888.html
- Cách lập kế hoạch học tập hiệu quả - Edubit ( 25/8/2020)-Truy cập lúc 11h45
(2/7/2022) https://edubit.vn/blog
- 5 bước lên kế hoạch học tập hữu ích – Unica ( 10/6/2022) – Truy cập lúc
11h51(2/7/2022) https://unica.vn/blog/ke-hoach-hoc-tap
- Lập kế hoạch học tập – Báo Tuổi trẻ Online ( 7/5/2013) – Tác giả : Nguyễn Trọng
Nhân – Truy cập lúc 12h ( 2/7/2022). https://tuoitre.vn/lap-ke-hoach-trong-hoc-
tap-545785.htm
- Ý nghĩa của việc lập kế hoạch đem lại trong quá trình thực hiện – Work247
(25/5/2021) – Tác giả: Quỳnh Trang – Truy cập lúc 12h38 (3/7/2022).
https://work247.vn/amp-blog/y-nghia-cua-viec-lap-ke-hoach-new2814.html

10

You might also like