You are on page 1of 37

Cấu trúc và chức năng của da

Ts.Bs.Vũ Huy Lượng


Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
I. CẤU TRÚC DA
1. Đại cương
 Cơ quan lớn nhất: 16% P cơ thể, S: 1,2-2 m2
 Chức năng:
- Xúc giác
- Bảo vệ
- Bài tiết
- Điều hòa thân nhiệt
- Chuyển hóa (Pr, Vit D)
2. Cấu tạo mô học của da
Mô học: 3 lớp
 Thượng bì
 Trung bì
 Hạ bì
2.1. Thượng bì
 BM lát tầng sừng hóa (0.4-
1.5 mm tùy vị trí)
 Có 4-5 lớp
 Gồm các loại TB: TBBM
sừng (keratinocyte: 95%),
TB hắc tố, Merkel,
Langerhans
2.1.1. Lớp tế bào đáy
 Lớp tb cơ bản (basel cells)
 Hình trụ, nhân có trục dài, thẳng
đứng
 Có khả năng sinh sản rất mạnh
 Sợi keratin rất mảnh từ quanh nhân
chạy ra gắn với cầu nối gian bào
(desmosome) và nửa cầu nối gian
bào (hemidesmosome) (với màng
đáy)
 Thời gian phân chia, biệt hóa, di
chuyển tới lớp sừng: 14 ngày
 Xen kẽ có tb hắc tố, tb Merkel
2.1.2. Lớp tế bào gai
 Lớp tb hình đa diện, 6-20 hàng, tb
dẹt dần ở phía trên
 Cầu nối gian bào(Demosome): kết
cấu vững chắc, ổn định tb
 Nhân tb to, rất hoạt động. Bào
tương có các tiểu thể lamella (chứa
hỗn hợp lipid)
 Sinh sản bằng gián phân, mạnh, liên
tục
 Có tb tua di chuyển (tb Langerhans)
2.1.3. Lớp tế bào hạt
 Tb dẹt, 3-4 hàng tb, nhân sáng
 H/a thoái triển tb biểu mô
 Bào tương có hạt
keratohyalin: tiền chất
filaggrin (filaggrin: yếu tố
dưỡng ẩm tự nhiên), các lá
keratin trung gian (qtr sừng
hóa diễn ra)
2.1.4. Lớp tế bào sáng
 Lòng bàn tay, bàn chân
 Tb trong, thuần nhất, ko có nhân,
dẹt
 2-3 hàng
 Chứa eleidin (hình thành do hóa
lỏng hạt sừng)
2.1.5. Lớp tế bào sừng
 Lớp ngoài cùng, dày khoảng 0,1mm
(mi mắt 50µm, lòng bàn tay chân 0,8-
1,4µm)
 Kthước lớn nhất thượng bì
 Tb dẹt hoàn toàn, màng bào tương dày,
nhân mất, bào tương toàn sợi sừng
 Tb biến thành lá sừng mỏng, chồng
chất lên nhau  cùng chất gian bào
sừng thành khối vững chắc
 Trung bình mỗi ngày có 1 lớp sừng
bong ra
 Thượng bì ko có mạch máu, nuôi
dưỡng bằng dịch gian bào
2.1.6. Các tế bào thượng bì có tua
(dendric cells)
 Tế bào hắc tố:
- Cung cấp sắc tố cho tb sừng, tạo màu da
- Thân nằm ở lớp tb đáy, nhánh bào
tương vươn lên lớp tb gai, bào tương có
nhiều thể melanin, nguồn gốc từ các mào
thần kinh
- Điều hòa chế tiết melanin phụ thuộc: di
truyền, môi trường, nội tiết, thần kinh
- 1 đơn vị sắc tố: 1 tb sắc tố và nhóm tb
sừng liền kề
- Màu da: hàm lượng melanin và caroten,
số lượng mạch máu ở nhú bì, màu của
máu
2.1.6. Các tế bào thượng bì có tua
(dendric cells)
 Tế bào Merkel:
- Ở lớp tb đáy và 1 số trong
lớp tb gai, chiếm 0,2-5% tb
thượng bì
- Xung quanh có nhiều
nhánh tận cùng TK phức
hợp tb Merkel-TK (cảm giác
đau) (nhiều ở đầu ngón tay,
lòng bàn tay, bàn chân)
2.1.6. Các tế bào thượng bì có tua
(dendric cells)
 Tế bào Langerhans
- Ở khắp thượng bì (lớp
gai phía trên)
- Là tb trình diện KN, có
nguồn gốc từ tủy xương
- Cùng với TB T: vai trò
MD tại chỗ, khởi động pư
quá mẫn chậm tại da
2.2. Trung bì
 Vùng dày nhất của da:
1/10mm-vài mm
 Màng đáy:
- Dày 0,5 mm, ngăn
cách trung bì-thượng
bì, đường lượn sóng
(nhú bì, mào liên nhú)
- Gồm 4 tp:
Hemidermosome, lá
sáng, lá đặc, dưới lá
đặc
 Gồm 2 lớp
- Trung bì nông
- Trung bì sâu
2.2. Trung bì
 Trung bì nông
- Rất mỏng: 0,1 mm, mô liên kết thưa
- Nhú bì: nhiều mao mạch, chiều cao, độ lớn
khác nhau tùy theo vùng
 Trung bì sâu: mô liên kết dày, làm cho da bền,
chắc
- Sợi chống đỡ
+ Sợi keo (collagen): 3 chuỗi polypeptide, 20
aa, làm cho da vững chắc
+ Sợi chun (elastic)
+ Sợi lưới
+ Sợi liên võng
- Các chất cơ bản: tryptophan, tyrosin,
mucopolycharcarit, Hyaluronic
- Tế bào: nguyên bào sợi, tế bào mast, ĐTB,
lympho T...
- Mạch máu
 Thần kinh: 2 loại

- TK não tuỷ có vỏ myelin

- TK giao cảm ko có vỏ myelin,


chạy trong bao mạch máu

 TK da được tạo từ đám rối ở hạ

bì rồi phân nhánh tới các đầu


gai bì rồi tận cùng ở lớp hạt

Gồm các tiểu thể: Vater Pacini,


Buffini, Krause, Golgi-
Mazzoni, Messner
2.3. Hạ bì
 Cấu trúc gồm nhiều tầng
ngăn, liên kết thành ô,
chứa nhiều chất mỡ
 Chứa: mô liên kết, mạch
máu, thần kinh
 Là kho dự trữ mỡ lớn
nhất cơ thể
 2 loại mô mỡ: trắng
(năng lượng) và nâu
(nhiệt độ)
 Cellulite: Chứng loạn
dưỡng mỡ, biểu hiện da
sần sùi
2.4. Các thành phần phụ của da
2.4.1. Tuyến mồ hôi
Là tuyến ngoại tiết: đổ trực tiếp vào da hoặc
phần đầu nang lông
 Tuyến bảo toàn (eccrine):
- Có ở khắp nơi, trừ niêm mạc, số lượng ở
các vị trí khác nhau
- Cấu tạo:
+ Cầu bài tiết: ống tuyến cuộn thành khối
nhỏ ở trung bì sâu hoặc hạ bì, có 2 lớp tb
+ Ống dẫn đoạn qua trung bì: cấu trúc như
phần cầu, ít bài tiết
+ Ống dẫn đoạn qua thượng bì: xoắn ốc, 1
lớp tb có nhiễm hạt sừng
- Điều hòa thân nhiệt
2.4. Các thành phần phụ của da
 Tuyến đầu hủy (apocrine):
- Vị trí: mặt, quanh hậu môn, quanh
đầu vú, nách
- Cấu tạo: 1 ống đơn thuần, ống dẫn
đổ vào cổ nang lông phía trên tuyến
bã, 1 số đổ trực tiếp lên mặt da
- Tiết ra chất lỏng như dầu, có khi có
màu, ko mùi, VK ptrien tạo mùi
 Botulinum toxin: tiêm dưới da
2.4. Các thành phần phụ của da
 2.4.2. Tuyến bã
- Tuyến ngoại tiết, đổ chất tiết vào
nang lông
- Có 2 loại
+ Tuyến bã nang lông dài: tuyến bã
ko ptrien
+ Tuyến bã nang lông tơ: tuyến bã
hoạt động mạnh (mặt, ngực, lưng)
- C/n: da mềm mại, chống khô da,
chống thấm nước
2.4. Các thành phần phụ của da
2.4.3. Nang lông
Gồm 2 phần
- Thân lông: trên mặt da
- Chân lông: nằm trong da
+ Nang lông: bao chân lông
+Hành lông: đầu dưới chân
lông phình ra
+ Nhú lông: ở đáy hành lông
2.4. Các thành phần phụ của da
 2.4.4. Móng
- Là tấm sừng ở mặt mu đầu ngón
- 4 bờ
- Dài 0,1mm/ngày
2.4. Các thành phần phụ của da
 2.4.5. Niêm mạc
- Không nhiễm keratin
- TB nhiều lỗ hổng dẹt, lớp gai, lớp hạt giống da nhưng
dày hơn
II. CHỨC NĂNG CỦA DA
1. Bảo vệ

- Bảo vệ khỏi các chấn thương cơ học: chịu áp lực 1,8kg/m2


- Bảo vệ khỏi các VSV
- Tổn thương vật lý

- Tổn thương do chất hoá học

- Chống lại sự mất dịch của cơ thể


2. Chức năng điều hoà thân nhiệt

- Cơ chế: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch


- Da toả nhiệt thông qua 4 phương thức: bốc hơi, đối
lưu, bức xạ, truyền dẫn
- 1lít mồ hôi bài tiết, bốc hơi làm tiêu hao 540 calo
3. Chức năng bài tiết

 Bài tiết mồ hôi


- Do tuyến bảo toàn (eccrine), có thể do tuyến mồ hôi
nhờn hay tuyến đầu huỷ (apocrine)
- Khi nđo môi trường tăng cao hơn 300 C ± 10 , tuyến
mồ hôi sẽ gia tăng bài tiết mồ hôi
- Được điều chỉnh theo cơ chế TK
- Thành phần: 99% là nước, các chất điện giải
- Nhiệm vụ đào thải chất cặn bã, độc hại
3. Chức năng bài tiết
 Bài tiết chất bã
- Làm da ko thấm nước, ngăn cản sự bốc hơi nước, da mềm mại,
chống VK, nấm. Nếu bài tiết nhiều  Da nhờn, lỗ chân lông
giãn, TC
- Thành phần: 2/3 là nước, acid béo tự do no, acid béo tự do,
triglycerid, cholesterol, sterol, hydrocarbure, phospholipid,
vitamin E
- Sự bài tiết chịu ảnh hưởng bởi các nội tiết tố
(Tăng: androgen, testosteron, gonadotrophin, progesteron.
Giảm: oestrogen)
4. Chức năng chuyển hoá
 Cân bằng nước, điện giải
 Chuyển hoá Vit D, đạm, đường, mỡ, Vit…
5. Chức năng thu nhận cảm giác
 Cảm giác đơn nhất: tiếp xúc, cảm giác đau, lạnh, nóng
 Cảm giác phức tạp: cảm giác hình thể, phân biệt giữa
hai điểm, định vị, hình hoạ
 Cảm giác ngứa
6. Chức năng tạo sừng, tạo sắc tố
 Tạo tính toàn vẹn, lành mạnh của da, chống lại các tác
động bên ngoài
7. Chức năng miễn dịch
 Sự tham gia của các tb: Langerhans, lympho T
 Khởi động đáp ứng miễn dịch
8. Chức năng hô hấp
 Hấp thu O2, thải CO2
 Do lượng O2 được hấp thu ở da TE nhiều nên thận
trọng dùng thuốc, mỹ phẩm cho da trẻ
9. Chức năng tạo ngoại hình và chủng tộc
 Tạo màu da khác nhau ở các chủng tộc khác nhau
 Da tạo nên hình hài cơ thể
THAY ĐỔI DA Ở TRẺ EM
 Cấu tạo:

- mỏng, xốp chứa nhiều nước, nhiều mao mạch, mịn

- Sợi cơ, sợi đàn hồi phát triển ít

- Chất gây: lớp thượng bì bong ra

- Tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện

- Điều hoà nhiệt chưa hoàn chỉnh

- Tuyến mỡ phát triển

 Biểu hiện thường gặp

- Đỏ da sinh lý

- Vàng da sinh lý: 2-8 ngày

- Vàng da bệnh lý
THAY ĐỔI DA Ở NGƯỜI GIÀ
 Thượng bì, trung bì nông: nhú bì, mạch máu, đầu mút
TK giảm
 Tb hắc tố giảm: giảm khả năng bảo vệ dưới UV
 Mật đô nguyên bào sắc tố tăng (số tb sắc tố giảm) làm
tăng độ nhiễm sắc  đồi mồi
 Tb sắc tố ở nang tóc giảm  tóc bạc
 Tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm
 Móng giảm độ bóng, khô
 Khả năng miễn dịch của da giảm bì mỏng giảm tế bào,
mạch máu  da khô, thô ráp, nhăn nheo, xỉn màu
 Tổ chức sợi như collagen, elastin, chất cơ bản giảm 
da trùng, nhão
Thank you!

You might also like