You are on page 1of 14

Câu 1: Trong hình thái kinh tế -xã hội công xã nguyên thủy đã có nhà nước.

Đúng
hay sai ? Giải thích?
Trong hình thái kinh tế - xã hội công xã nguyên thủy đã có nhà nước là SAI
Vì nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước gồm 2 đặc chưng chính đó là :
+ Kinh tế: có sự xuất hiện của chế độ tư hữu
+ Xã hội: có sự phân chia về giai cấp, có nhiều mâu thuận xuất hiện và không điều hòa
được
Nhưng ở hình thái kinh tế - xã hội công xã nguyên thủy lại có đặc trưng là:
+ Kinh tế: vẫn là chế động công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội
+ Xã hội : cấu trức đơn giản chỉ dựa vào thị tộc – tế bào cơ sở của xã hội công xã nguyên
thủy, quyền lực chủ yếu do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ cho lợi ích chung của cả
công đồng, mà không có sự xuất hiện của giai câp
=> Để có thể điều hành, quản lý các mặt kinh tế, xã hội mới thì đòi hỏi phải có một tổ
chức mới xuất hiện, và từ đó nhà nước đã xuất hiện.
Cho nên có thể nói hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủ không có nhà nước.
Câu 2: Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội. Đúng hay sai ? Giải thích
Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội là
Bởi vì nhà nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội, có quá trình ra đời, hình thành và phát
triển cho nên :
- Nhà nước không phải là tổn tại mãi mãi từ xưa, vì trong lịch sử đã có những xã hội
không cần đến nhà nước cụ thể là trong thời kì công xã nguyên thủy,
- Chỉ khi đến một giai đoạn phát triển kinh tế cụ thể đặc biệt là sự xuất hiện của tư hữu,
hay tại giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì những
yếu tố đó làm cho nhà nước mới ra đời và trở thành một tất yếu.
- Cho nên nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nhà nước là còn
tùy thuộc vào những yếu tố như: điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể”
- Vì thế có thể nói nhà nước là một hiện tượng xã hội nhưng đây không phải là một hiện
tượng bất biến của xã hội, hay thụ động, mà nhà nước là thiết chế xã hội đặc biệt, ( có sự
năng động, sáng tạo), đặc biệt nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến
một giai đoạn nhất định, ngoài ra nhà nước cũng sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
Câu 3: Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp? Đúng
hay sai? Giải thích
Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp là ĐÚNG.
Vì nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu
tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ
- Bên cạnh yếu tố yếu tố phát triển của kinh tế thì yếu tố xã hội còn có sự ra đời và đấu
tranh, mâu thuẫn của giai cấp còn là yếu tố để hình thành nên nhà nước, do đó yếu tố xã
hội giai cấp gắn liền với sự ra đời của nhà nước
- Nhà nước xuất hiện khi có những mâu thuận không thể điều hòa được thì nhà nước sẽ
xuất hiện nhưng khi xét ngược lại thì có thể thấy rõ sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng
những mâu thuân giai cấp không thể điều hòa được của giai cấp, sự tồn tại của nhà nước
gắn liền với xã hội có giai cấp
- Từ sự những mâu thuẫn của giai cấp dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp do một hay
một liên minh giai cấp nắm giữa
=> Cho nên có thể nhận định rằng nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước gắn
liền với xã hội có giai cấp
Câu 4: NN phân chia và quản lý dân cư theo tôn giáo và giới tính. Đúng hay sai ?
Giải thích.
Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo tôn giáo và giới tính là SAI
Vì một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước đó chính là việc phân chia dân cư theo
lãnh thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc giá
cho nên nói nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo tôn giáo và giới tình lài sai.
Câu 5: Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất là chăm lo cho
người nghèo? Đúng hay sai ? Giải thích
Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất là chăm lo cho người nghèo là
SAI.
Vì thông qua việc thu thuế nhà nước không dùng để chăm lo các khoản phúc lợi ( như
người nghèo) mà còn nhằm mục đích:
- Mọi hoạt động của nhà nước đều cần có nguồn tài chính để chi tiêu ( vận hành bộ máy
nhà nước), và nguồn tài chính để chi tiêu đó đến từ các khoản thu từ thuế.
- Thuế còn được sử dụng như một công cụ để chính quyết có thể can thiệp vào hoạt động
nội tương và ngoại thương hay còn gọi chung là hoạt động nền kinh tế.
- Chính quyền luôn cung ứng các hàng hóa công cộng cho người dân, nên thông qua việc
thu thuế người dân ( nghĩa vụ của công dân) nhằm ửng hộ tài chính cho chính quyền.
- Thông qua việc đánh thuế giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch giữa về thu nhập,
và mức sống nhằm giảm đi sự chênh lệch đó bằng cánh đánh thué thu nhập của người
giàu hơn và chia cho người nghèo hơn.
- Bằng công cụ thuế nhà nước có thể hạn ché những hoạt động không tốt như vi phạm
giao thông do nồng độ cồn hoặc tỷ lệ ung thư thổi gia tăng do hút thuốc lá bằng cánh
đánh thuế mạnh vào các loại hàng hóa của hoạt động này nhằm hạn chế những hoạt động
này.
=> Qua đây có thể nhìn rõ rằng thu thuế không chỉ nhằm chăm lo cho người nghèo, mà
qua việc qua việc thu thuế nhà nước còn có thể điều hành và chăm lo đến sự phát triển
kinh tế của đất nước.
Câu 2 : Bài tập cá nhân, hãy trình bày những cơ quan có thẩm quyền ban hành VN
QPPL và tên VB.
Cô đã cho các em 1 bảng gồm có 3 cột : VB, CQ ban hành, Tên VN. Cô làm mẫu cho
các em cái thué nhất: CQ ban hành là QH, thì QH có thẩm quyền ban hành 3 loại
thứ nhất là HP, 2 – Luật – Nghị quyết của QH. Và còn lại tất cả các VB dưới luậ các
em sẽ phải làm: VD như CP có thẩm quyền ban hành gì? Các bạn về đọc kỹ điều 4
Luật ban hành VBQPPL 2015.
VB Cơ quan ban hành Tên văn bản
VB Quốc hội Hiến pháp, luật, nghị quyết
luật
VB Ủy ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, nghị quyết
dướ Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ Nghị quyết lên tich
i tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
luật Việt Nam
Chủ tích nước Lệnh, quyết định
Chính phủ Nghị định
Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung Nghị quyết liên tịch
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thủ tướng Chỉnh phủ Quyết định
Hội đồng Thám phán Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết
Chánh an Tòa án nhân dân tối cao Thông tư
Viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tối cao Thông tư
Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngan bộ Thông tư
Giữa Chánh án Tào án nhân dân tối cao, Viện Thông tư liên tịch
trưởng Viện kiếm soát nhân dân tối cao, Tổng
kiếm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ
Tổng Kiểm toán nhà nước Quyết định
Hội đồng nhân dân các cấp Nghị quyết
Ủy ban nhân dân các cấp Quyết định
Chính quyền địa phương ở đơn vị hành Văn bảng quy phạm pháp luật

CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM :


Hãy phân tích và đánh giá của tính phù hợp của quy định pháp luật về độ tuổi kết
hôn hiện hành “ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” – Điều 8
LHNVGD 2024, Pháp luật quy định độ tuổi vậy xét về NLPL và NLHV có phù hợp
không ? Tại sao lại có sự chênh lệch độ tuổi giữa nam và nữ.
Bài làm
Pháp luật quy định độ tuổi như vậy về NLPL và NLHV là hoàn phù hợp. Nhằm tạo nên
sự thống nhất bởi theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì người đủ 18 tuổi trở lên
mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, Vì thế nếu cho phép người chưa đủ 18
tuổi kết hôn không những không tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật
mà còn hạn chế một số quyền của người vợ khi xác lập giao dịch, hạn chế quyền yêu cầu
ly hôn ( phải có người đại diện).
Đồng thời tại quy định tạo nên sự chênh lệch độ tuổi giữa nam và nữ là do
Đối với mặt sinh học: Nếu kết hôn trước tuổi 18 lúc đó cơ thể phụ nữa vẫn chưa phát
triển hoàn thiện, đặc biệt là khung xương chậu của thiếu nữ chưa phát triển hoàn thiện,
cho nên nếu kết hôn và mang thì thì có nguy cơ khó sinh, từ đó dẫn đến tai biến khoa sản
tăng lên, và đứa trẻ sinh ra còn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Vì thế mà nhiều ca sinh
con ở phụ nữ 16, 17 tuổi sinh con dều phải mổ lấy thai. Cho nên ít nhất phải đủ hoặc hơn
18 tuổi trở lên là lúc cơ thể phụ nữ mới phát triển đầy đủ cho việc sinh con.
Đối với mặt tâm lý: Nếu kết hôn trước tuổi 18 đặc biệt là tuổi 16 – 17 tuổi vẫn nằm trong
giai đoạn dậy thì, khi ấy tâm sinh lý vẫn chưa phát triển hoàn thiện, ngoài ra về kiến thức
và kinh nghiệm trong cuộc sóng này vẫn chưa đầy đủ, để xử lý các vấn đề trong cuộc
sống, cho nên nếu kết hôn ở độ tuổi này thì các em chưa đủ chín chắn, hiểu biết để đảm
đương vai trò làm vợ chống, hay đảm đương trách nhiệm làm cha mẹ,... Đối với Việt
Nam học sinh hoàn tất 12 năm học phổ thông khi từ 18 tuổi trở lên, nên nếu kết hôn trước
tuổi 18 thì sẽ ảnh hưởng đến công việc học tập của cả hai, và hôn nhân rất có nguy cơ đổ
vỡ do chưa có thể sống tự lập.
Đối với mặt xã hội: Nếu hạ độ tuổi kết hôn xuống dưới 18 tuổi sẽ gây nên sự xung đột
với pháp luật về quyền trẻ em, do không đảm bảo được sự phát triển giống nòi, Vì vậy
để xã hội phát triển thì các thanh niên cần có nhiều thời gian học hành, để chuẩn bị lao
động tự lập, vì thế nếu hạ độ tuổi kết hôn sẽ làm ảnh hướng đến chất lượng giống nòi và
nguồn lao động trong tương lai.
-Hết-
Câu 3: Thảo luận nhóm Vấn đề thứ nhất: Hôn nhân đồng giới.
Vậy thì theo quan điểm của em thì ntn? Liệu nó có phù hợp với văn hóa dân tộc Việt
Nam không và chúng ta có nên thừa nhận không.?
Theo quan điểm của em thì đồng ý hôn nhân đồng giới Vì
Trong bối cảnh gia đình truyền thống và xã hội nông nghiệp, lúc bấy giờ quan niện về gia
đình truyền thống được hiểu là loại hình của xã hội nông nghiệp với phương thức chủ
yếu là sản xuất tiểu nông nghiệp, tự cung tự cấp trong cấu trúc khép kín của làng xã. Cho
nên là mỗi gia định coi như là một đơn vị tự quản, và thỏa mãn phúc lợi suốt đời cho mỗi
thành viện từ lúc sinh ra lớn lên và qua đời, vì thế mà con người khó có thể tồn tại nếu
không có gia định hoặc ngoài gia định.
Với gia đình truyền thống, chức năng được nhắc đến thường xuyên là: chức năng sinh
sản, kinh tế ( tự sản xuất – chồng cày vợ cấy), hay xã hội hóa ( giáo dục trẻ em) và chức
năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm. Trong bối cảnh bấy giờ chức năng sinh sản
được em là quan trọng nhất và được nhiều người coi đó là mục tiêu duy nhất của hôn
nhân là để sinh con đẻ cái, nên nhiều gia đình ở thời kỳ này, dù không hanh phúc nhưng
vẫn duy trì vì lý do con cái., từ đó mà hình thức hôn nhân duy nhất được chấp nhận là
hôn nhân dị tính, và khả năng sinh sản của người phụ nữ sẽ được đề cao, nhưng nế không
hoàn thành được thì sẽ bị coi là phạm 1 trong 7 tội, và bị chồng, gia đình chồng ruồng bỏ.
Tuy nhiên với bối cảnh mới khi gia đình từ thời kỳ quá độ từ xã hội nông nghiệp sang xã
hội công nghiệp hiện đại với nền kinh tế thị trường quốc gia và quốc tế, thì nay gia đình
mang một ý nghĩa là 1 đơn vị tiêu dùng hơn là đv sản xuất. Đồng thời gia đình không còn
là đơn vị tự thỏa mãn các nhu cầu, mà được sự trợ giúp từ nhiều thiết chế xã hội như
( nhà trẻ, trường học, bênh viện, nhà dưỡng lão). Vì thế mà nhiều gia định dị tính, sinh
sản không còn là mục đích tối cao của hôn nhân, thay vào đó gia đình vẫn hạnh phúc dù
không có con, hoặc có con nuôi, nếu vô sinh thì vẫn có thể sử dụng trợ giúp từ y tế hiện
đại.
Đồng thời xã hội Vn đã và đang thay đổi không ngừng, và ngàng càng đa dạng hơn, trong
sự biến đổi đó thì những giá trị cũng biến đổi 1 cách tự nhiên. Cho nên khái niệm “ thuần
phong, mỹ tục” cũng thay đổi theo. Và nhiều giá trị cơ bản trước đây cũng đã giảm ý
nghĩa trong xã hội hiện đại. Như gia đình không sinh được con trai thì gặp áp lực và coi
như tuyệt tự nhưng với thời này thì nhiều gia định lại mong ước có con gái. Hay ttruowcs
đây. Cho nên chúng ta nên chấp nhận sự đa dạng của các kiểu gia đình đặc biệt là gia
đình, hay hôn nhân đồng tính.
Tóm lại không thể đóng luôn lại trong chuẩn mực một kiểu hay 1 loại gia đình nào đó,
bởi lẽ trong nhiều trường hợp tuy gia đình có đầy đủ vợ, chồng, con cái, nhưng vẫn
không cảm nhận được hạnh phúc. Hãy cho con người không phân biệt dị tính hay đồng
tính, vì mọi người đều được quyền hạnh phúc cho chính mình, bởi khi ta thực sự tìm thấy
hạnh phúc của mình, thì chúng ta sẽ có những điều kiện sống tốt hươn, làm việc tốt hơn,
tất yếu sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, một xã hội với sự tôn trọng đa dạng và khác
biệt một cách thực tiến, đó sẽ là một xã hội nhân văn mà con ngươi luôn hướng đến,

j
Câu 3: Vấn đề thứ hai : Kinh doanh dịch vụ mại dâm.
Vậy thì theo quan điểm của em thì ntn? Liệu nó có phù hợp với văn hóa dân tộc Việt
Nam không và chúng ta có nên thừa nhận không.?
Trên thực tiễn đã cho thấy không phải tất cả các mô hình ở các nước phát triển thì chúng
ta đều có thể học bằng được, bởi những tiêu chuẩn xã hội ở các nước phát triển đặc biệt là
phương tây không thể áp dụng hết thành tiêu chuẩn xã hội chung của một quốc gia nào
do thời gian hình thành và phát triển của nền văn minh của mỗi quốc gia, châu lục là khác
nhau. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể học tập và áp dũng những mô hình, hoạt động có ích
và phù hợp với quốc gia của chúng ta. Cho nên khi nền văn hóa giao thoa với nhau, tác
động lên nhau thì những điều hợp lý sẽ được giữa lại, những điều bất hợp lý sẽ bị đào
thải, nhưng với một nền văn hóa chấp nhận mọi thứ từ một nền văn hóa ngoại lai khác,
thì nền văn hóa đó coi như thất bại.
Trong đó có hoạt động mại dâm tuy được các nước như Hà Lan, Đan Mạch và Đức hợp
pháp hóa, nhưng với các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và trong đó có
VN lại nghiêm cấm hoạt động, là do:
Trong cuộc sống có những vấn đền cần chú ý và quen thuộc hàng ngày và được xã hội
quan tâm như: giáo dục, bạo lực, tai nạn giao thông, thực phẩm bẩn,.. vẫn chưa được giải
quyết và kiểm soát chặt chẽ thì nay đối với một vấn đền nhạy cảm như kd mại dâm thì sẽ
phải quản lý và kiểm soát như thế nào.
Hay nếu chấp nhận đây là một “ ngành” là một nghề thì sẽ được áp chế quản lý, hiệu quả
hay không?, Đặc biệt công tác tổ chức, quản lý, huấn luyện, giáo dục, cấp phép, cấp
chứng nhận hành nghề, và đóng bảo hiểu cho “ngành”, hay không được phép ngăn cản
người muốn vào “ ngành”, ngoài ra khám và chữ trị các bệnh xã hội cho khách hàng và
người trong “ngành” , Đặc biệt do đặc thù của công việc này phụ thuộc vào độ tuổi, thì
những người đã qua độ tuổi thích hợp thì phải làm sao, và cần những người thay thế, từ
đây lại phát sinh thêm vấn đề mới và nguy cấp là buôn bán trẻ em, phụ nữ, kỳ thị giới
tính, xâm hại thâm thể,...
Đồng thời khi mại dâm được hoạt động như 1 hình thức kinh doanh hợp pháp thì vấn đè
thu thế từ hoạt động này sẽ phải niêm yết như thế nào, và liệu số tiền có thể bù đắp chữa
trị cho các bệnh nhân XH hay không và phải kiểm soát hoạt động như thế nào, và liệu lợi
nhuận thu được từ loại hình kinh doanh này có lớn để chúng ta chấp nhận đánh đổi hay
không?.
Và liệu khi khách du lịch đến với Việt Nam liệu họ có còn quan tâm đến các giá trị
truyền thống của du lịch Việt Nam như con người, cảnh vật, văn hóa, thức ăn,... Hay chỉ
quan tâm đây là một quốc giá đã hợp pháp kinh doanh mại dâm và chỉ lưu đến những địa
điểm này mà quên đi những mặt tố đẹp khác của đất nước.
Tóm lại kinh doanh dịch vụ mại dâm ở Việt Nam coi là tệ nạn xã hội, đặc biệt được xem
như là mầm mống cho một xã hội lụi bại, bởi đây là một loại hình hoạt động phức tạp,
đem đến nhiều hậu quả và hệ lũy kéo theo là vô cùng to lớn. Đồng thời đây là hoạt đi lại
những giá trị tốt đẹp về đạo đức, và giá trị văn hóa tốt đẹp được truyền lại nhiều đời của
dân tộc Việt Nam, vì vậy loại hình kinh doanh này không nên được chấp nhận.
Bài 1: Anh Phong và chị Phương kết hôn với nhau năm 2017. Anh phong là nhân
viên công ty có thu nhập 20 triệu đồng/tháng, chị Phương ở nhà làm nội trợ. Trước
khi cưới chị Phương, anh Phong được cha mẹ tặng cho 01 căn nhà. Năm 2019, chị
Phương mua vé số và trúng số giải đặc biệt 2 tỷ đồng. Sau đó anh chị mua xe ô tô trị
giá 3 tỷ ( Tiền trúng số 2 tỷ, tiền bán vàng cưới (của hồi môn), chi phương 500 triệu,
ba của anh Phong cho 500 triệu đồng)
Xác định tài sản chung và tài sản riêng của anh Phong và chị Phương
Bài làm
Trong bài tình huống trên :
* Tài sản chung là:
- Số tiền anh Phong làm nhân viện công ty có thu nhập 20 triệu đồng/tháng: đây là
là tài sản chung vì
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc chung
về chế độ tài sản của vợ chông:
“ Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động
có thu nhập”
=> Như vậy dù chị Phương ở nhà làm nội trợ thì thu nhập của anh Phong chồng chị được
xác định là tài sản chung của vợ chồng.
- Chị Phương trúng vé số 2 tỷ đồng: đây là tài sản chung vì
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định: về Thu nhập hợp pháp
khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
1. “Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này...”
=> Do vậy khoản tiền trúng số của chị Phương hoàn toàn đúng với tình huống này khi số
tiền này là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân cho nên số tiền trúng số này cũng
được coi là tài sản chung của vợ chồng anh Phong, chị Phương.
- Chiếc xe trị giá 3 tỷ (trong đó có 2 tỷ là tài sản chung nhưng 500 triệu tiền của hồi
môn chị Phương, và 500 triệu của bố anh Phong) cho nên:
+ Ba anh Phong cho 500 triệu đồng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi ,lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 Luật này;
tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tăng cho và tài dản khác mà vợ chồng
thỏa thuận là tài sản chung”
Dựa theo quy định trên, trường hợp 500 triệu bố anh Phong cho để mua xe:
* TH1: Nếu bố anh Phong tuyên bố cho 2 anh chị thì đó sẽ là tài sản chung của 2 anh chị.
* TH2: Nếu bố anh Phong khẳng định chỉ cho riêng anh Phong thì đó sẽ không được xác
định là tài sản chung mà sẽ là tài sản riêng của anh Phong.
+ Tiền bán vàng cưới ( của hồi môn) chị Phương 500 triệu đồng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 LHVGD 2014 thì
“ Tài sản riêng chủa vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng
cho vợ, chồng theo quy định tại điều 38,39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu
thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu
riêng của vợ, chồng”.
Dựa theo quy định trên, trường hợp tiền vàng cưới của hồi môn của chi Phường:
*TH1: Vàng cưới của chị Phương là phần tài sản của chị được bên ngoại cho khi về nhà
chồng vì vậy để chứng minh đây là tài sản riêng của chị, chị Phương cần bố mẹ hoặc
người cho chị số vàng cưới đó xác nhận là cho riêng chị mà không phải cho 2 vợ chồng.
*TH2: Nếu hai anh chị đã có thỏa thuận số vàng này là tài sản chung thì theo quy định tại
khoản 1 điều 33 nêu ở trên thì đây là tài sản chung của 2 anh chị.
=> Từ những quy định trên của pháp luật ta có thể nhận thấy chiếc xe 3 tỷ có thể xảy ra 2
trường hợp sau:
*TH1: Phần tiền 500 tr bố anh Phong cho và số tiền bán của hồi môn của chị Phương 500
tr đều được xác định là tài sản chung của 2 vợ chồng anh chị thì chiếc xe ô tô 3 tỷ đó
được xác định là tài sản chung của 2 vợ chồng.
*TH2: Phần tiền 500 triệu bố anh Phong cho được xác định là cho riêng anh Phong thì
chia số tiền mua xe thì chị Phương được chia ½ của 2 tỷ tiền trúng vé số và 500 triệu tiền
vàng cưới cũng chia ½ ( nếu vàng cưới đã được nhập vào ts chung) hoặc lấy lại toàn bộ
tiền bán vàng cưới ( nếu xác định đó là tài sản riêng của chị Phương).
* Tài sản riêng là
- Căn nhà anh Phong được cha mẹ tặng trước khi kết hôn vì
Căn cứ điều 43. Tài sản riêng của vợ,chồng
1. Tài sản của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ
chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết
yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thược sở hữu riêng của
vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng như là tài sản riêng của vợ
chộng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 điều 33 và khoản 1 điều 40 của Luật này”
=> Theo thông tin đề bài căn nhà anh Phong được cha mẹ tặng trước thời kỳ hôn nhân và
trong thời kỳ hôn nhân anh Phong và chị Phương không có bất kỳ thỏa thuận vào về vấn
đề tài sản chung, riêng do đó theo quy định của pháp luật trên thì căn nhà này sẽ là tài sản
riêng của anh Phong.
Bài 2: Năm 2010 anh Quang và chị Quyên kết hôn với nhau và sinh được bé gái 8
tuổi. Do phát hiện anh Quang ngoại tình với người khác nên chị Quyên muốn đơn
phương ly hôn với chồng. Hiện tại chị Quyên đang mai thai bé đứa thứ hai và hai vợ
chồng có chung với nhau 1 căn nhà và 1 chiếc xe ô tô.
1/ Chị Quyên có được nộp đơn xin ly hôn không? Nếu được thì nộp đơn ở đâu.
- Chị Quyên có thẻ được nộp đơn xin ly hôn:
Căn cứ điều 51 Luật HNVGD 2014 quy định việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi bên vợ, chồng
do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh
hưởng nghiệm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
=> Dự theo quy định trên thì chị có anh Quang là bị hạn chế quyền ly hôn khi chị Quyên
đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy chị Quyên
hoàn toàn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương khi đang mang thai.
- Nộp đơn: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về
thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
“a) Tranh chấp về dân sự ,hôn nhân và gia đình quy đinh tài Điều 26 và Điều 28 của Bộ
luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điêu 26 của Bộ luật này,
Đồng thời căn cứ Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền tòa án theo
lãnh thổ
=>Như vậy chị Quyên có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Tào án cấp huyện nơi 2 vợ
chồng chị Quyên cư trú hoặc làm việc. Nếu có thể thỏa thuận được thì có thể lựa chọn
Tào án nơi bạn cư trú.
2/ Trong thời gian chờ xử lý ly hôn, anh Quang có quyền quyền đăng ký kết hôn với
chị Quỳnh được không? Vì sao?
Trong thời gian chờ xủ lý lu hôn anh Quang không có quyền đăng ký kết hôn với chị
Quỳnh vì
Căn cứ điều 57 Luật HNVGD 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và tranchs
nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau:
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu
lực pháp luật
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật
cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; 2 bên ly hôn; cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có
liên quan.
=> Cho nên trong thời gian xử lý vẫn chưa nhận được quyết định của Tòa án thì quan hệ
hôn nhân vẫn chưa chấm dứt, cho nên anh Quang không có quyền đăn ký kết hôn với chị
Quỳnh được.
3/ Về tài sản chung của 2 vợ chồng thì giải quyết như thế nào? Ai là người được
quyền nuôi con ?
Căn cứ theo quy định tải điểm 3 điều 59, Luật hôn nhân và GD 2014 quy định cụ thẻ về
nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không thể chia được bằng
hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn
phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phân chênh lệch”
=> Căn cứ điều luật trên nên tài sản chung của 2 anh Quang và chị Quyên thì có thể 1
trong 2 bên nhận phần tài sản bằng hiện vật và nếu hiện vật đó có giá trị lớn hơn phần
được hưởng thì buộc phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Căn cứ theo quy định tại điểm 1,2 tại điều 81 Luật HN và GD 2014 quy định cụ thể:
“2. Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ , quyền của mỗi bên sau
khi ly hôn đối với conl trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con
cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07
tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọn của con
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ
đk để trực tiếp trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa
thuận khác phù hợp với lợi ích của con”
=> Căn cứ trường hợp trên bé gái 8 tuổi con chị Quyên phải xét theo nguyện vọn của con
là muốn theo anh Quang hoặc chị Quyên
=> Đối với trường hợp bé mà chị Quyên đang mang thai thì khi được sinh ra sẽ được giao
cho mẹ trực tiếp nuôi, nhưng trong trường hợp chị không đủ điều kiện trực tiếp chăm
nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con hoặc giữa 2 anh chị sẽ có thỏa thuận khác phù
hợp với lợi ích của con.

You might also like