You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ, ngẫu nhiên, bề ngoài của đối tượng tác động trực
tiếp vào giác quan được gọi là gì?

 A)   Tri giác


 B)   Biểu tượng
 C)   Tư duy
 D)   Cảm giác
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1],chương 1, Mục 1.Quá trình nhận thức, trang 06

2. Việc tuân theo các quy luật và hình thức của tư duy do logic hình thức nghiên cứu có
vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu logic biện chứng?

 A)   Không ảnh hưởng lẫn nhau


 B)   Kìm hãm lẫn nhau
 C)   Mâu thuẫn lẫn nhau
 D)   Là điều kiện cần
  Tham khảo:Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự hình thành và phát triển của logic học, trang 20

3. Quá trình nào có tác dụng phản ánh và tham gia tích cực cải biến thế giới khách quan?

 A)   Sản xuất vật chất


 B)   Hoạt động thể thao
 C)   Hoạt động chính trị
 D)   Quá trình tư duy
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục I. Quá trình nhận thức, trang 08

4. Sự phản ánh của tư duy có các đặc điểm gì sau đây?

 A)   Không phán ánh dưới dạng khái quát


 B)   Không phản ánh trung gian hiện thực
 C)   Không liên hệ mật thiết với ngôn ngữ
 D)   Phản ánh dưới dạng khái quát, trung gian hiện thực và liên hệ mật thiết với ngôn ngữ
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục I. Quá trình nhận thức, trang 07, 08

1
5. Tính tích cực của tư duy được thể hiện qua hoạt động nào?

 A)   Không sáng tạo ra tri thức mới


 B)   Không có khả năng lựa chọn
 C)   Không tác động trở lại thế giới khách quan
 D)   Sáng tạo ra tri thức mới, khả năng lựa chọn và tác động trở lại thế giới khách quan
 Tham khảo:Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục I. Qúa trình nhận thức, trang 09

6. Loại hình logic nào nghiên cứu quá trình rút ra các hình thức tư duy từ các hình thức
khác, thiết lập quan hệ lẫn nhau chứ không phải là sự phối hợp, qua đó phát triển các
hình thức cao từ các hình thức thấp?

 A)   Logic hình thức


 B)   Logic toán học
 C)   Logic duy tâm
 D)   Logic biện chứng
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự hình thành và phát triển của logic học, trang 19

7. Trong logic hiện đại, người ta sử dụng phổ biến ngôn ngữ nào?

 A)   Ngôn ngữ toán học


 B)   Ngôn ngữ tự nhiên
 C)   Ngôn ngữ nhân tạo
 D)   Ngôn ngữ logic vị từ

Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục III. Logic và ngôn ngữ, trang 15

8. Ai là người sáng tạo ra logic học?

 A)   F. Bê cơn


 B)   R. Đề các tơ
 C)   Hê ra clite
 D)   Aristote
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự hình thành và phát triển của logic học, trang 18.

9. Logic của Arixtot được gọi là gì?

 A)   Logic hình thức


 B)   Logic toán học
2
 C)   Logic duy tâm
 D)   Logic biện chứng
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự phát triển của logic học, trang 18.

10. Sự phản ánh hoàn chỉnh bề ngoài của đối tượng được gọi là gì?

 A)   Tri giác


 B)   Biểu tượng
 C)   Tư duy
 D)   Cảm giác
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1],chương 1, Mục 1.Quá trình nhận thức, trang 06

11. Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) diễn ra với mấy hình thức?

 A)   01
 B)   02
 C)   03
 D)   04
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, Mục 1.Quá trình nhận thức, trang 06

12. Quan hệ giữa tư duy và quy luật logic?

 A)   Hoàn toàn không liên quan


 B)   Đối lập
 C)   Lệ thuộc
 D)   Tư duy phụ thuộc quy luật logic và diễn ra dưới các hình thức logic
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục V. Ý nghĩa của Logic học, trang 20.

13. Logic học được hình thành từ thời điểm nào?

 A)   Thế kỷ II (TCN)


 B)   Thế kỷ III (TCN)
 C)   Thế kỷ IV (TCN)
 D)   Thế kỷ V (TCN)
  Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự hình thành và phát triển của logic học, trang 18.

14. Logic nào nghiên cứu sự hình thành biến đổi và phát triển của các hình thức tư duy và
sự tương quan giữa chúng?
3
 A)   Logic hình thức
 B)   Logic toán học
 C)   Logic duy tâm
 D)   Logic biện chứng
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự phát triển của LG học, trang 19.

15. Khoa học nghiên cứu về các quy luật và các hình thức của tư duy hướng tới nhận thức
đúng đắn hiện thực là khoa học nào?

 A)   Xã hội học


 B)   Logic học
 C)   Tâm lý học
 D)   Vật lý học
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1. Đối tượng và ý nghĩa của logic học, trang 05.

16. Logic nào nghiên cứu các mối liên hệ và các mối quan hệ logic trong kết luận của suy
luận?

 A)   Logic hình thức


 B)   Logic toán học
 C)   Logic duy tâm
 D)   Logic biện chứng
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự phát triển của LG học, trang 19.

17. Giữa logic hình thức và logic biện chứng có quan hệ với nhau như thế nào?

 A)   Là 2 khoa học đối lập với nhau


 B)   Là 2 khoa học hoàn toàn khác biệt
 C)   Đồng nhất
 D)   Tác động qua lại chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục IV. Sự phát triển của logic học, trang 20.

18. Nhờ yếu tố nào mà con người biểu thị, diễn đạt củng cố kết quả tư duy?

 A)   Tiếng nói


 B)   Chữ viết
 C)   Hình ảnh

4
 D)   Ngôn ngữ
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục I. Qúa trình nhận thức, trang 08

19. Đối tượng nghiên cứu của Logic học là gì?

 A)   Các quy luật chung nhất của thế giới


 B)   Nền kinh tế
 C)   Các tư tưởng dân chủ
 D)   Các quy luật và hình thức của tư duy

 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 1, mục III. Logic học và ngôn ngữ , trang 14.

20. Bổ sung để có một định nghĩa đúng: “Thu hẹp khái niệm là thao tác logic . .....”

A) đi từ khái niệm loại sang khái niệm hạng.

B) đi từ khái niệm chung sang khái niệm riêng.

C) đi từ khái niệm có ngoại diên cạn, nội hàm rộng sang khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm hẹp

D) đi từ khái niệm có nội hàm sâu nội dung hẹp sang khái niệm có nội hàm cạn nội dung rộng.

Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 2, Mục VII. Mở rộng và thu hẹp khái niệm, trang 36,37.

20. Nếu phán đoán P -> Q đúng thì mệnh đề nào sau đây cũng đúng?

 A)   P là điều kiện cần của Q.


 B)   Q là điều kiện đủ của P.
 C)   P là điều kiện đủ của Q.
 D)   P là điều kiện cần và đủ của Q.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương II3, Mục III. phán đoán phức, trang 66, 67

21. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có quan hệ gì?

 A)   Nội hàm càng cạn thì ngoại diên càng rộng, nội hàm càng sâu thì
ngoại diên càng hẹp.
 B)   Nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng rộng, nội hàm càng cạn thì
ngoại diên càng hẹp.
 C)   Nội hàm càng rộng thì ngoại diên càng sâu, nội hàm càng hẹp thì
ngoại diên càng sâu.

5
 D)   Nội hàm càng hẹp thì ngoại diên càng cạn, nội hàm càng rộng thì
ngoại diên càng sâu.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 2, Mục IV. Kết cấu của khái niệm, trang 30.

22. Xét về cấu trúc của khái niệm, mệnh đề nào sau đây SAI?

 A)   Đồng nhất về ngoại diên thì cũng đồng nhất về nội hàm.
 B)   Đồng nhất về nội hàm thì cũng đồng nhất về ngoại diên.
 C)   Một khái niệm có thể có nhiều nội hàm khác nhau.
 D)   Khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên, còn từ bao gồm ký (tín) hiệu
và nghĩa.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 2, Mục IV. Kết cấu của khái niệm, trang 30

23. Logic học gọi toàn thể các dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng là gì?            

 A)   Ngoại diên khái niệm.


 B)   Khái niệm.
 C)   Bản chất của khái niệm.
 D)   Nội hàm khái niệm.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 2, Mục IV. Kết cấu của khái niệm, trang 28.

24. Logic học gọi toàn thể các phần tử có cùng dấu hiệu bản chất hợp thành đối tượng tư
tưởng là gì?
    

 A)   Khái niệm.


 B)   Nội hàm khái niệm.
 C)   Ngoại diên 
 D)   Bản chất của khái niệm.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương II, Mục IV. Kết cấu của khái niệm, trang 28.

25. Hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng được gọi
là gì?          

 A)   Ý niệm.
 B)   Phán đoán
 C)   Suy tưởng.
 D)   Khái niệm.
 Tham khảo:Tài liệu tham khảo số [1], chương 2, Mục I. Đặc trưng của khái niệm, trang 25

6
26. Từ tiền đề "Có những sinh viên nghiên cứu khoa học rất giỏi", bằng phép đổi chỗ, kết
luận hợp logic được rút ra là gì?                        
 

 A)   Có những sinh viên không biết nghiên cứu khoa học.
 B)   Có những sinh viên nghiên cứu khoa học rất dở.
 C)   Có những người nghiên cứu khoa học rất giỏi là sinh viên.
 D)   Không phải tất cả sinh viên đều nghiên cứu khoa học dở.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5, Mục II. Suy luận trực tiếp, trang 95.

27. Nếu phán đoán P <-> Q đúng thì mệnh đề nào sau đây cũng đúng?

 A)   P là điều kiện đủ của Q.


 B)   P, Q là điều kiện cần và đủ của nhau.
 C)   P là điều kiện cần của Q.
 D)   Q là điều kiện cần của P.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 3, Mục III. Phán đoán phức, trang 67

28. “Một số loài thú sống dưới nước. Cá voi sống dưới nước. Vậy, cá voi là loài thú”. Tam
đoạn luận đơn này đúng hay sai, vì sao?
 

 A)   Đúng, vì các tiền đề và kết luận đều đúng.


 B)   Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
 C)   Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.
 D)   Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết
luận.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5, Mục III. Suy luận gián tiếp, trang 102,103.

29. Trong suy luận diễn dịch hợp logic, nếu khái niệm được chu diên ở tiền đề thì ở kết
luận nó có chu diên không? 

 A)   Có thể chu diên nhưng cũng có thể không chu diên.
 B)   Không chu diên.
 C)   Chu diên.
 D)   Có chu diên
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5.Mục III. Suy luận gián tiếp, trang 102,103.
7
30. “Chào mào thích ăn hạt kê; bởi vì chào mào là một loài chim; mà mọi loài chim đều
thích ăn hạt kê”. Tam đoạn luận này đúng hay sai, tại sao?

 A)   Đúng, vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn
 B)   Đúng, vì các tiền đề và kết luận đều đúng
 C)   Sai, vì không phải loài chim nào cũng thích ăn hạt kê
 D)   Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán khẳng định.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5, Mục III. Suy luận gián tiếp, trang 102,103.

31. Khái niệm bao gồm những bộ phận nào?        

 A)   Từ và ý.
 B)   Nội hàm và ngoại diên.  
 C)   Âm (ký hiệu)
 D)   Nghĩa
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 2. Mục IV. Kết cấu của khái niệm, trang 28

32. Thế nào là suy luận đúng?      

 A)   Suy luận hợp logic và xuất phát từ mọi tiền đề đều xác thực.
 B)   Suy luận đưa đến kết luận đúng.
 C)   Suy luận hợp logic.
 D)   Suy luận không hợp logic.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5, Mục I. Đặc trưng của suy luận, trang 91.

33. “Trường hợp 1, gồm các sự kiện a, b, c có hiện tượng A xuất hiện. Trường hợp 2, gồm
các sự kiện e, f, a, b có hiện tượng A xuất hiện. Trường hợp 3, gồm các sự kiện a, f, g, h
cũng có hiện tượng A xuất hiện. Vậy, sự kiện a là nguyên nhân làm xuất hiện hiện
tượng A”. Suy luận này dựa trên phương pháp gì?                       

 A)   Phương pháp phần dư.


 B)   Phương pháp khác biệt.
 C)   Phương pháp tương đồng.
 D)   Phương pháp phần dư và Phương pháp khác biệt.           
 
Tham khảo:Tài liệu tham khảo số [1], chương 6, Mục IV. Quy nạp khoa học, trang 136.

8
34. Điều kiện đủ để xây dựng được một suy luận diễn dịch trực tiếp hợp logic là gì?     
 

 A)   Tiền đề và kết luận phải là 2 phán đoán có chủ từ và vị từ giống nhau.
 B)   Tiền đề và kết luận phải là 2 phán đoán có các thành phần giống nhau. 
 C)   Tiền đề và kết luận phải là 2 phán đoán có quan hệ đồng nhất nhau. 
 D)   Kết luận phải là phán đoán lệ thuộc vào phán đoán tiền đề.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5, Mục III. Suy luận trực tiếp, trang 93.

35. Có ba ông thợ cắt tóc X, Y, Z (một ông thợ giỏi, một ông thợ trung bình, một ông thợ
vụng) tháng nào cũng cắt tóc cho nhau. Hãy cho biết tay nghề của từng ông thợ, nếu
quan sát thấy: Tháng đầu, đầu ông X được cắt trung bình, đầu ông Y được cắt đẹp, đầu
ông Z bị cắt xấu. Tháng sau, đầu ông X được cắt đẹp, đầu ông Y bị cắt xấu, đầu ông Z
được cắt trung bình.

 A)   X – thợ cắt đẹp; Y – thợ cắt trung bình; Z – thợ cắt xấu.
 B)   Y – thợ cắt trung bình; Z – thợ cắt đẹp; X – thợ cắt xấu.
 C)   Z – thợ cắt đẹp; X – thợ cắt trung bình; Y – thợ cắt xấu.
 D)   Y – thợ cắt đẹp; Z – thợ cắt trung bình; X – thợ cắt xấu.
 Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5, Mục V. Suy luận phức, trang 112,113.

36. “Hai đường thẳng đồng phẳng song song với nhau thì chúng không cắt nhau” là phán
đoán gì?

 A)   Phán đoán liên kết.


 B)   Phán đoán kéo theo kép.
 C)   Phán đoán kéo theo.
 D)   Phán đoán lựa chọn gạt bỏ.
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 3, Mục III. Phán đoán phức, trang 66,67

37. “Ăn mặn thì khát nước; khát nước thì uống nhiều nước; uống nhiều nước thì đã khát.
Vậy, ăn mặn thì đã khát”. Đây là suy luận gì? Có hợp logic không?    
 

 A)   Suy luận đa đề, không hợp logic.    


 B)   Suy luận bắc cầu, không hợp logic
 C)   Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, hợp logic
 D)   Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, không hợp logic
Tham khảo: Tài liệu tham khảo số [1], chương 5, Mục V. Luận 3 đoạn phức, trang 112, 113

9
10

You might also like