You are on page 1of 4

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

HỌC PHẦN 1
BÀI KIỂM TRA NHÓM 6
Khoa ngôn ngữ Hàn Quốc
Thành viên:
1. Quách Như Thanh Thảo (nhóm trưởng) – 5. Nguyễn Thị Minh Thư – MSSV: 47.01.756.123
MSSV: 47.01.756.118. 6. Nguyễn Hà Hoàng Quyên – MSSV:
2. Nguyễn Thị Kim Thanh – MSSV: 47.01.756.108
47.01.756.115 7. Nguyễn Thị Thơm – MSSV: 47.01.756.120
3. Hồ Nữ Long Tâm – MSSV: 47.01.756.113 8. Phan Thị Nhật Quỳnh – MSSV: 47.01.756.110
4. Nguyễn Thị Minh Thư – MSSV: 47.01.756.122

Mã lớp học phần: 2111POLI190344 Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Phương
NHÓM 6
_______________________________________
Đề bài:
Ông A và bà B kết hôn với nhau năm 1980, cả hai có 2 người con ruột là C (sinh năm 1985), D (sinh
năm 1987), có một người con nuôi là E (sinh năm 1996). Năm 2013, anh C kết hôn với chị T và có
con là X (sinh năm 2016). Sau đó, ông A đã chung sống như vợ chồng với chị K, cả hai có một con
chung là N (sinh năm 2010).
Tháng 10/2017, ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho K, C và X.
Tháng 2/2018, ông A và anh C cùng chết trong một tai nạn giao thông. Tài sản chung của ông A và
bà B là 1 tỷ 600 triệu, ông A và chị K là 400 triệu.
Anh/ chị hãy chia thừa kế trong tình huống.

Tóm tắt:
NHÓM 6
_______________________________________
Bài làm:
• Tài sản chung của A và B: 1 tỷ 600 triệu → A có 800 triệu.
• Tài sản chung của A và K: 400 triệu → A có 200 triệu.
Do A, B chưa ly hôn nên tài sản riêng của A và K tính chung vào tài sản chung của A và B. Vì vậy 200
triệu phải chia cho bà B 1/2.

→ Vậy di sản của ông A: 800 triệu + (200 triệu/2) = 900 triệu.

 Theo di chúc K, C, X được hưởng toàn bộ tài sản → K = C = X = 300 triệu.


Mà C mất cùng lúc với ông A nên di chúc liên quan đến ông C bị vô hiệu hoá. Phần này được tiến
hành chia thừa kế pháp luật.

 Theo pháp luật: Tài sản được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông
A, gồm 5 người: bà B (vợ), D và N (con ruột), E (con nuôi), X (thế vị của C).
→ B = D = E = N = X (Thế vị cho C) = 300 triệu/5 = 60 triệu.

TẠM KẾT LUẬN:


− K được nhận 300 triệu.

− B, D, N, E mỗi người được nhận 60 triệu.

− X được nhận 300 triệu + 60 triệu = 360 triệu.

 Theo quy định của pháp luật, bà B (vợ ông A) và N (8 tuổi, con ruột ông A, chưa thành niên)
thuộc diện thừa kế bắt buộc.
− Bà B và N phải được hưởng ⅔ × 1 suất thừa kế theo pháp luật.

− 1 suất thừa kế theo pháp luật: 900 triệu/5 (B, D, C, E, N) = 180 triệu × ⅔ = 120 triệu.

− Cả bà B và N chỉ mới nhận mỗi người 60 triệu → Cần bù cho bà B và N mỗi người 60 triệu.

− X, K, D, E phải trích ra theo tỉ lệ: 360:300:60:60 = 6:5:1:1.

→ Mỗi người cần trích:


− X trích: 120 triệu × 6/13 = 55,38 triệu. − D trích: 120 triệu × 1/13 = 9,23 triệu.

− K trích: 120 triệu × 5/13 = 46,15 triệu. − E trích: 120 triệu × 1/13 = 9,23 triệu.

Kết luận:
− X = 304,62 triệu − N = B = 120 triệu

− K = 253,85 triệu − E = D = 50,77 triệu

-HẾT-

You might also like