You are on page 1of 5

Nguyên tắc suy đoán vô tội là gì?

được quy định ở đâu -> Các nguyên tắc cơ bản -> Nguyên tắc
có ảnh hưởng thế nào (nói những cái tốt) -> Tuy nhiên vẫn còn những vụ việc -> Nên có sự sửa
đổi.

1. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong quy định của Hiến pháp và BLTTHS

Trong lịch sử tư pháp hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được coi là bước tiến quan
trọng trong nhận thức của con người đối với vấn đề tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của chính mình. Ở Việt Nam, trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1989, tư tưởng của
nguyên tắc này đã được đề cập trong một số văn bản quy phạm pháp luật. Thông tư số
2252/HCTP ngày 29/10/1953 đã hướng dẫn “Không nên có định kiến rằng hễ người bị truy tố là
nhất định có tội mà đối xử như người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để toà
án có thái độ hoàn toàn khách quan”.

Hay trong Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra
hướng dẫn có tính nguyên tắc trong hoạt động xét xử của toà án như sau: “Việc xét hỏi tại phiên
toà nhằm trực tiếp và công khai thẩm tra lại các chứng cứ của vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử
phải xét hỏi một cách đầy đủ, khách quan, cần tránh tư tưởng quá tin vào hồ sơ mà coi nhẹ tác
dụng của việc xét hỏi tại phiên toà, hoặc cho rằng xét hỏi chỉ nhằm buộc tội bị can phải nhận
những lời mà họ đã khai ở cơ quan điều tra”. Tuy đã có những quan điểm về sự “suy đoán vô
tội” được trình bày trong một số thông tư và văn bản, song những nội dung của nguyên tắc suy
đoán vô tội vẫn chưa thực sự được thể hiện chi tiết và chỉ dừng lại ở mức độ khái quát.

Trước khi Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, có
hiệu lực áp dụng thì nguyên tắc suy đoán vô tội ở Việt Nam vẫn chưa được quy định thành một
điều luật cụ thể về tên gọi “suy đoán vô tội”. Hiến pháp năm 1992 quy định như sau: “Không ai
bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật”. Quy định của Hiến pháp năm 1992 đã được cụ thể hóa trong Điều 9 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đồng thời Điều 10 BLTTHS 2003 cũng quy định rõ: “Trách
nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền
nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều điểm tiến bộ so với Bản Hiến pháp năm 1992 khi công
nhận quyền con người là một quyền độc lập tách khỏi quyền công dân. Những quy định của
Chương V Hiến pháp năm 2001 đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp và được quy định tại
Chương II Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2013 với tên gọi của chương là: Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội được
quy định tại Điều 31 Hiến pháp năm 2013 như sau:

“1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự
luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2.Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng,
công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào
chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp
luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi
phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt
hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật”.

Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự đã cụ thể hóa nguyên tắc SĐVT một cách đầy đủ
nhất cả về hình thức lẫn nội dung trong điều luật Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy
định về nguyên tắc suy đoán vô tội: “ Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi
được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật Khi không đủ và không thể làm sang tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo
trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
kết luận người bị buộc tội không có tội”. Có thể nói, guyên tắc suy đoán vô tội cần được quy
định một chế tài cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta và được coi là một trong những
nguyên tắc trụ cột bởi nó đã thực hiện đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời mang lại những giá trị to lớn trong vấn đề nhân
quyền của pháp luật Việt Nam.

2. Nội dung chính của nguyên tắc suy đoán vô tội

Theo quy định trên, nguyên tắc suy đoán vô tội gồm 03 nội dung chính và Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 đã có những quy định tiến bộ, cụ thể hoá nguyên tắc suy đoán vô tội:

Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa
được chứng minh theo đúng như trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và có bản
án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định này thì việc kết tội một người
không qua thủ tục chứng minh của tố tụng hình sự hoặc có bất kỳ sự vi phạm thủ tục tố tụng
trong quá trình chứng minh của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều không có
giá trị buộc tội. Nội dung này nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý, theo đó các thủ tục cần
được triển khai một cách công khai, minh bạch nhằm bảo vệ quyền con người, tránh sự bức
cung, nhục hình dẫn đến nhận tội một cách tùy tiện. Theo tinh thần đó, tại nhiều điều luật cụ thể,
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã nhấn mạnh các yêu cầu nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục, coi
đó cũng là một nguyên tắc của tố tụng hình sự. Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy
định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không
được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Để bảo đảm cho yêu cầu này, Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự đã đặt ra yêu cầu nghiêm
cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp luật khác trong quá trình thu
thập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác. Điều 98 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy
định, lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những
chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất
để buộc tội, kết tội.

Ngoài ra, người bị buộc tội chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật, vì vậy trước khi có bản án kết tội của Toà án thì người đó chưa có tội. Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự tiến bộ để khẳng định nội dung này trong nhiều điều
khoản. Điển hình như bên cạnh những chủ thể đầu tiên được suy đoán vô tội là bị can, bị cáo, Bộ
luật hiện hành đã bổ sung người bị tạm giữ và người bị bắt cũng là hai chủ thể được suy đoán vô
tội (điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự). Hơn nữa, cụm từ “người phạm tội” được
thay bằng các cụm từ “người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”
(Điều 179, 180, 280...) nhằm nhấn mạnh cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là chừng
nào chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn chưa bị coi là
có tội và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được đối xử với người bịbuộc tội
như người có tội. Nhìn chung, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm
hại một cách tùy tiện, pháp luật quy định chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh
Nhà nước kết tội và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Trong suốt quá trình giải quyết
vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trước khi có bản án kết tội đã có hiệu
lực của Tòa án thì không được áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với người bị buộc tội, đồng thời
hạn chế những thành kiến, định kiến đối với những người đang bị buộc tội và đối xử với những
người này như là người chưa có tội.

Thứ hai, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ các căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình
tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Đây là nội dung quan trọng được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung. Nội dung
này đưa ra yêu cầu rất rõ rằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu các chủ thể tiến hành
tố tụng đã áp dụng mọi biện pháp luật định nhưng không thể thu thập được đầy đủ các bằng
chứng, chứng cứ để khẳng định sự có tội của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì
phải ra quyết định theo hướng vô tội cho họ. Về vấn đề quyền chứng minh của người bị buộc
tội, người bị buộc tội có quyền được chứng minh sự vô tội của mình bằng cách trực tiếp bào
chữa để bảo vệ mình hoặc gián tiếp thông qua người khác làm người bào chữa. Quyền chứng
minh của người bị buộc tội thể hiện tính công bằng và khách quan của tố tụng hình sự nhằm bảo
đảm sự bình đẳng cho những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,… Đây là một trong những điểm
mới rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc giúp người bị buộc tội tự bảo vệ và thực hiện
quyền suy đoán vô tội.

3. Đánh giá

3.1. Điểm nổi bật

3.2. Thực tiễn áp dụng và bất cập

Có thể thấy, việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự là phù hợp quan điểm xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi thể hiện rõ nhất trong Hiến
pháp 2013. Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã quy định những điểm rất mới phù hợp với tiêu chuẩn của
nhà nước pháp quyền như: khẳng định nhà nước pháp quyền phải ghi nhận đầy đủ và cam kết bảo vệ
quyền con người trong đó có quyền con người trong tố tụng hình sự; quy định Tòa án thực hiện quyền tư
pháp có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người… Việc quy định nguyên tắc suy đoán vô tội là
sự cụ thể hóa tính thần đó Hiến pháp 2013 trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Ngoài ra, nguyên tắc suy đoán vô tội ở Việt Nam đã đảm bảo tính đồng bộ khi nó được ghi nhận cùng với
các nguyên tắc khác của tố tụng hình sự để đảm bảo tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng
hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định các điều kiện để đảm bảo quyền bào chữa và tranh
tụng như: Quy định đầy đủ các quyền và cơ chế đảm bảo các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền
tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bào chữa; quy định đầy đủ các quyền và cơ chế bảo đảm
bảo đảm các quyền của người bào chữa, tạo sự bình đẳng và các điều kiện thuận lợi cho người bào chữa,
tham gia các hoạt động tố tụng hình sự; quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm
sát, Kiểm sát viên và các trình tự, thủ tục trong giai đoạn điều tra, truy tố để bảo đảm bảo việc buộc tội,
tranh tụng tại phiên tòa, quy định rõ trách nhiệm của Tòa án và các thủ tục tố tụng tại phiên tòa để bảo
đảm việc tranh tụng trong xét xử.

BLTTHS Việt Nam 2015 cũng có những sửa đổi, bổ sung các quy định về các biện pháp cưỡng chế trong
TTHS nhằm thể hiện và đảm bảo tinh thần của nguyên tăc suy đoán vô tội ở khía cạnh đối xử với bị buộc
tội chưa bị coi là có tội như: Quy định chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện
pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, tăng cường các giải pháp nhằm chống bức cung, nhục hình tăng
cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự. Đặc biệt  Luật Thi hành tạm giữ, tạm
giam đã được ban hành trong đó có thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện ở chế độ đối xử với
người tạm giữ, tạm giam với tư cách là những người chưa bị coi là có tội.

Tuy nguyên tắc suy đoán vô tội đã đem lại những điểm sáng trong tố tụng hình sự Việt Nam nhưng vẫn
còn những điểm hạn chế nhất định. Theo cáo trạng, Võ Tấn Minh (26 tuổi, ở P.Tấn Tài, TP.Phan Rang -
Tháp Chàm) bị Cơ quan CSĐT Công an Ninh Thuận khởi tố về tội mua bán trái phép chất ma túy và giao
cho Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm thụ lý theo thẩm quyền. Khoảng 15 giờ 30 ngày 8/9/2017, Minh
được Cơ quan CSĐT Công an Ninh Thuận dẫn giải về Nhà tạm giữ Công an TP.Phan Rang -Tháp Chàm
để tiếp tục giam giữ theo thẩm quyền. Minh được đưa lên phòng hỏi cung số2 đểhọc nội quy buồng
giam, đồng thời khi được hỏi nguyên nhân đánh nhau nhưng Minh cóthái độkhông hợp tác; không thừa
nhận hành vi vi phạm nên 5 bịcáo trên đã dùng tay, chân và một ống nhựa đường kính 2,7 cm, dài 53 cm
(bên trong ống nhựa có nhét một khúc gỗdài 10 cm) đánh vào người Minh. Sau đó, Minh bịcòng tay,
chân ởtrong phòng hỏi cung thì đến khoảng 16 giờ10 cùng ngày, phát hiện Minh đã chết lâmsàng.
Giám định pháp y vềtửthi của Trung tâm pháp y tỉnh Ninh Thuận kết luận nguyên nhân Minh tửvong là
do phù phổi cấp, xẹp phổi gây suy hô hấp, trụy tim mạch cấp tính, đa sung huyết phủtạng trên cơ thểđa
chấn thương.Trước đó, ngày 13/9/2018, HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Ninh Thuận đã tuyên phạt các bịcáo
gồm: Ngô Văn Sáng (32 tuổi)7 năm tù; Trần Đức Lâm (29 tuổi) và Nguyễn Phạm Việt Hà (23 tuổi)
cùng mức án 6 năm tù; HồBá Đồng (27 tuổi) 5 năm tùvà VũTrọng Trường (29 tuổi, cùng nguyên là
cán bộ, chiến sĩ thuộc đội Cảnh sát bảo vệvà hỗtrợtư pháp Công an TP.Phan Rang -ThápChàm) 3
năm tùcùng vềtội dùng nhục hình. Sau phiên xét xửsơ thẩm, gia đình bịhại cóđơn kháng cáo đềnghịtăng
mức hình phạt, thay đổi tội danh từdùng nhục hình sang tội giết người đối với các bịcáo; đồng thời các
bịcáo cóđơn xin giảm mức hìnhphạt.Tại phiên phúc thẩm sáng 21/5/2019, HĐXX TAND cấp cao Thành
phốHồChí Minh nhận định HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Ninh Thuận đã đánh giá đúng tính chất
nghiêm trọng của vụán và tuyên phạt 5 bịcáo vềtội dùng nhục hình là cócăn cứ, đúng người, đúng
tội nên HĐXX phúc thẩm tuyên giữnguyên bản án sơ thẩm; chỉchấp nhận một phần kháng cáo dân sựcủa
các bịcáo.

You might also like