You are on page 1of 5

GIẢI PHẪU BỆNH

1. Đặc điểm của bệnh mềm xương:


A. Chất dạng xương không được khoáng hóa đầy đủ
B. Bè xương mỏng đi
C. Hay gặp ở trẻ em
D. Đĩa sụn tiếp hợp phình to
E. Chân biến dạng cong vòng
2. Trên vi thể, các bè xương của vùng xương xốp bị mỏng đi, phân bố thưa thớt, rời
rạc. Vỏ xương đặc cũng không còn dày như trước, là hình ảnh của bệnh nào sau
đây:
A. Bệnh loãng xương
B. Bệnh mềm xương
C. Bệnh còi xương
D. Bệnh viêm xương sợi hóa học
E. Dị tật bẩm sinh
3. KHÔNG PHẢI đặc điểm của viêm xương tủy xương sinh mủ:
A. Xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn
B. Đa số do vi khuẩn gram âm gây ra
C. Gây hoại tử xương hóa mủ
D. Tạo ra các mảnh xương tù
E. Có thể dò mủ ra da
4. Đặc điểm của bệnh còi xương ở trẻ em là:
A. Gãy xương tự phát
B. Đĩa sụn tiếp hợp phình to
C. Biến dạng bộ xương
D. A và B đúng
E. B và C đúng
5. Bệnh thoái hóa khớp:
A. Là tình trạng viêm khớp xương mãn tính
B. Thường gặp ở trẻ em
C. Hay xảy ra ở các khớp chịu tải nặng
D. Sụn tiếp hợp bị bong tróc, để lộ bản xương dưới sụn
E. Điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng viêm
6. Tình trạng biến dạng và cứng khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp là do:
A. Sụn khớp thoái hóa
B. Tràn dịch khớp
C. Tăng sinh màng khớp
D. Mảng sợi hóa sợi và hóa vôi
E. Viêm khớp
7. Một phụ nữ 63t bị gãy cổ xương đùi sau một cú ngã nhẹ, nhiều khả năng nhất là
do:
A. Viêm xương tủy xương mạn tính
B. Thiếu vitaD
C. Loãng xương hậu mãn kinh
D. U tuyến cận giáp lành tính
E. Bệnh đa u tủy
8. Trên vi thể can sợi là:
A. Khối u tụ máu
B. Mô hạt viêm
C. Mô sợi
D. Mô sụn
E. Mô sụn sợi
9. Vị trí thường gặp của sarcom xương là:
A. Vùng hành xương
B. Gần gối xa khuỷu
C. Đầu xương
D. A,B đúng
E. A,C đúng
10. Một thiếu niên nam 15t, bị TNGT làm đau chân phải, nghi gãy xương. Chụp X-
quang phát hiện một ổ cản quang kém, giới hạn rõ khoảng 2cm ở vùng hành
xương đầu dưới xương đùi phải. chẩn đoán nào có nhiều khả năng phù hợp nhất
A. U xương dạng xương
B. U lành sụn
C. Sarcom xương
D. Sarcom sụn
E. U đại bào xương
11. Yếu tố quan trọng để chẩn đoán sarcom xương
A. Chất dạng xương được tạo trực tiếp từ tế bào u
B. Tế bào u dị dạng ác tính
C. Phân bào bất thường
D. Các mảnh xương chết
E. Phân bào nhiều
12. Bệnh nhân nam 30t, bị sưng đau gối trái hơn 1 tháng; X-quang cho thấy có 1
vùng hủy xương giới hạn rõ đường kính 7cm ở đầu dưới xương đùi; sinh thiết
thấy có 2 loại tế bào, tế bào đơn nhân và ĐTB nhiều nhân. Chẩn đoán phù hợp
nhất cho tình trạng này
A. U xương djang xương
B. Sarcom xương
C. U đại bào xương
D. Sarcom sụn
E. Lao xương
13. Trên X-quang có hình ảnh hủy xương tạo xương, tam giác Codman và tia lóe
mặt trời gặp trong loại u nào
A. U lành sụn
B. Sarcom sụn
C. Sarcom xương
D. U đại bào xương
E. U xương dạng xương
14. Một phụ nữ 60t được mổ sinh thiết 1 khối u nằm sâu ở vùng đùi phải, giới hạn
rõ, kích thước 8cm, chắc. trên vi thể u gồm các tế bào u hình thoi giống nguyên
bào sợi, xếp thành bó bắt chéo nhau như xương cá, tỷ lệ phân bào cao. U này
chẩn đoán là:
A. Sarcom sợi
B. Sarcom cơ vân
C. Sarcom cơ trơn
D. Sarcom mỡ
E. U ác mô bào sợi
15. Sarcom cơ vân
A. U phần mềm ác tính hay gặp nhất ở trẻ em
B. Trên vi thể có nguyên bào cơ vân ( giống nguyên bào cơ vân)
C. U có độ ác tính thấp
D. A,B đúng
E. B,C đúng
16. U phần mềm:
A. Là u xuất phát từ các tế bào trung mô đã biệt hóa có sẵn trong phần mềm(tb trung mô
đa tiềm năng)
B. Loại u lành tính chiếm đa số
C. Loại ác tính hiếm khi cho di căn hạch
D. A,B đúng
E. B,C đúng
17. U ác phần mềm thường gặp nhất ở tuổi trung niên
A. Sarcom sợi
B. Sarcom không biệt hóa đa dạng
C. Sarcom mỡ
D. Sarcom mạch máu
E. Sarcom cơ trơn
18. Bệnh nhi nam, 11 tuổi, sưng đau vai một tháng nay, trên Xquang: đầu trên
xương cánh tay có hình ảnh hủy xương tạo xương, tam giác Codman và tia lóe
mặt trời, khả năng bệnh nhi này bị loại u nào:
A. U lành sụn
B. Sarcom sụn
C. Sarcom xương
D. U đại bào xương
19. Bệnh viêm khớp dạng thấp:
A. Giai đoạn đầu: màng khớp phù nề, thấm nhập tương bào
B. Giai đoạn sau: có gai xương mọc ra ở rìa sụn khớp
C. Gây biến dạng khớp cổ tay và ngón tay
D. Chỉ A và C đúng
20. Bệnh viêm khớp dạng thấp
A. Hình ảnh chụp X-quang không đặc hiệu
B. Gây biến dạng khớp cổ tay và ngón chân
C. Giai đoạn đầu: màng khớp còn nguyên vẹn
D. Giai đoạn sau: có gai xương mọc ra ở rìa sụn khớp
21. Bệnh gút:
A. 90% là thứ phát
B. Tổn thương đại thể giống bệnh thoái hóa khớp
C. Chỉ có giai đoạn viêm khớp mạn tính
D. Trên vi thể, thấy tinh thể urat hình kim dưới kính hiển vi phân cực
22. Tiêu chuẩn quan trọng giúp chẩn đoán sacrom xương:
A. U có nhiều ổ hoại tử xuất huyết
B. Tế bào u dị dạng ác tính
C. Trên phim X-quang có hình ảnh hủy xương
D. Tế bào u tạo trực tiếp chất dạng xương
23. Sự hình thành can xương sau gãy xương:
A. Trong ngày đầu khối máu tụ tổ chức hóa thành mô hạt viêm
B. Cuối tuần đầu tạo cốt bào và hủy cốt bào sẽ tu sửa can sợi
C. Tuần thứ 3 có bè xương phản ứng
D. Can xương hình thành hoàn chỉnh sau 4 tuần
24. Sarcom mỡ:
A. Thường ở trong trung thất
B. Hay gặp ở trẻ em
C. Có kích thước < 3cm khi phát hiện
D. Trên vi thể: có nguyên bào mỡ
25. Viêm lao xương – tủy xương:
A. Xảy ra ở thanh thiếu niên thường nhiều hơn ở người lớn
B. Thường gặp ở vùng gần gối xa khuỷu
C. Tạo ổ áp xe nóng
D. Chất hoại tử bã đậu tích tụ nhiều trong xương KHÔNG thoát ra ngoài
26. Đặc điểm bệnh còi xương:
A. Gãy xương tự phát
B. Biến dạng bộ xương
C. Đĩa sụn tiếp hợp teo nhỏ
D. Gây biên chứng thoái hóa khớp
27. U mô bào sợi
A. U thường nằm nông trong lớp bì
B. Tế bào u xếp bắt chéo nhau như xương cá
C. Thường di căn hạch lympho
D. Có chuyển sản sụn
28. Sacrom cơ trơn:
A. Gặp ở nam giới nhiều hơn
B. U thường ở vùng đầu mặt cổ
C. Nhân tế bào u có hình điếu xì gà
D. U có rất ít phân bào
29. Sarcom cơ vân:
A. U thường có vỏ bao
B. U có di căn theo đường máu đến phổi
C. Trên vi thể luôn có nguyên bào cơ vân
D. Trên đại thể u có mặt cắt đặc màu trắng xám

You might also like