You are on page 1of 4

I.

Phong trào Cần Vương


1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong
trào Cần Vương.
a. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế.
* Nguyên nhân
- Phong trào đấu tranh phản đối hai hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt của nhân dân Việt Nam diễn
ra sôi nổi.
- Phái chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) dựa vào sự ủng hộ của quần chúng nhân dân để
tích cực chuẩn bị chống Pháp:
+ Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chí
hướng.
+ Tích trữ lương thảo, khí giới,...
- Hành động quyết liệt của phái chủ chiến khiến cho thực dân Pháp lo sợ ⇒ Pháp tìm mọi cách tiêu
diệt phái chủ chiến ⇒ mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và thực dân Pháp lên đến đỉnh điểm.
* Diễn biến
- Đêm mùng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh) cho quân tấn công Pháp
tại Đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ.
- Quân Pháp nhất thời hoảng loạn, sau khi củng cố tinh thần, Pháp tiến hành phản công chiếm lại
Hoàng thành.
* Kết quả: thất bại, Tôn Thất Thuyết buộc phải đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở.
b. Sự bùng nổ của phong trào Cần Vương
- Cuộc phản công của phái chủ chiến trong tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết buộc phải
đưa vua hàm Nghi ra sơn phòng tân Sở (Quảng Trị).
- Tại sơn phòng Tân Sở, 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống “chiếu Cần
Vương” → làm bùng lên phong trào yêu nước chống xâm lược sôi nổi – phong trào Cần Vương.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
a. Giai đoạn 1885 - 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. (BCH ở rừng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh)
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái
Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), …
- Cuối 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã
hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi)
b. Giai đoạn 1888 - 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp ở đồng bằng, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động
lên vùng trung du và miền núi.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi
nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….
- Cuối 1895 - đầu 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt khi tiếng súng kháng chiến lặng
im trên núi Vụ Quang
* Tính chất của phong trào: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến,
thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

II. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)


- Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Địa bàn: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Diễn biến chính:
+ 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương
thực,... của nghĩa quân.
+ 1888 - 1896: giai đoạn nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, mở các cuộc tập kích, đẩy lùi quân
địch, chủ động tấn công nhiều trận lớn.
- Kết quả: Thất bại, do hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức, lãnh đạo
- Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX

III. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)


a. Nguyên nhân
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế (Bắc
Giang). Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.
b. Các giai đoạn phát triển
Các giai đoạn Lãnh đạo Sự kiện tiêu biểu

Các toán nghĩa quân hoạt động lẻ tẻ, chưa có sự thống


Đề Nắm
1884 - 1892 nhất, song đã đẩy lui nhiều cuộc tấn công của Pháp
(Lương Văn Nắm)

- Nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động


- 10/1894, Đề Thám đề nghị giảng hòa với Pháp để tranh
1893 - 1897
thủ thời gian, củng cố lực lượng.
- 12/1897, Đề Thám đề nghị giảng hòa với Pháp (lần 2).
Đề Thám
(Hoàng Hoa Thám) Nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập chiến đấu
1898 - 1908
tại căn cứ Phồn Xương

Pháp tập trung lực lượng, mở các đợt tấn công quy mô lớn
1909 - 1913
lên Yên Thế ⇒ Nghĩa quân hao mòn dần rồi tan rã
c. Kết quả: Thất bại.
d. Nguyên nhân thất bại
- Tương quan lực lượng quá chênh lệch, không có lợi cho nghĩa quân.
- Mang tính tự phát, chưa liên kết, tập hợp được lực lượng để phong trào thành phong trào đấu
tranh trong cả nước.
e. Ý nghĩa lịch sử
- Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, tác chiến, xây dựng căn cứ....
IV. Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, tham gia cách mạng từ sớm
- Chủ trương cứu nước:
+ Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú; muốn đất nước giàu mạnh thì
trước hết phải giành được độc lập, tự do.
+ Dùng bạo lực để giành độc lập.
- Hoạt động tiêu biểu:
a. Tổ chức Phong trào Đông Du
+ Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp,
giành độc lập; thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
+ Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tại các trường của Nhật Bản.
+ Tháng 8-1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất lưu học sinh Việt
Nam ⇒ Phong trào Đông du tan rã.
b. Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội
+ Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tập hợp những người cùng chí
hướng, tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.
+ Chủ trương của Việt Nam quang phục hội: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam,
thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
+ Hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quang phục hội: cử người bí mật về nước để trừ khử những
tên thực dân đầu sỏ.

⇒ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy
động được dư luận trong và ngoài nước.

+ Pháp tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị
giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ⇒ cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.
2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
- Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.
- Chủ trương cứu nước: cứu nước bằng biện pháp cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào
Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.
- Hoạt động tiêu biểu: Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc
vận động Duy tân ở Trung Kì.
+ Kinh tế: cổ động chấn hưng thực nghiệp; phát triển nghề làm vườn, thủ công,...
+ Văn hóa – giáo dục: mở trường dạy học theo lối mới (dạy chữ Quốc ngữ, dạy môn học mới
thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học...); vận động cải cách trang phục và lối sống.
⇒ Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh
quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì

+ Phong trào đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh
bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp. Suốt
những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện
dân quyền, cải thiện dân sinh.

You might also like