You are on page 1of 4

CLB VĂN CÔ HÀ VŨ (ĐT/ZALO: 0936 830 889)

ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Thứ 4/18/1/2023
Buổi 31
* Chữa bài
Bài 5. (4,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“(1) Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. (2) Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là
nỗi niềm bông phượng. (3) Hoa phượng là hoa học trò. (4) Mùa xuân, phượng ra
lá. (5) Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (6) Lá ban đầu xếp lại, còn
e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. (7) Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (8)
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mấ màu lá phượng. (9) Một hôm,
bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu”.
(Trích Hoa học trò – Xuân Diệu)
a. Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp:
- Từ ghép tổng hợp: ngon lành, đưa đẩy, học hành
- Từ ghép phân loại: hoa phượng, mùa xuân, mát rượi
- Từ láy: phơi phới
b. Vì sao hoa phượng lại được coi là “hoa học trò”?
Hoa phượng được coi là “hoa học trò” vì:
- Thời điểm hoa phượng nở là thời điểm mùa hè, mùa thi cứ của học sinh
- Đây là loài cây được trồng nhiều ở sân trường, gắn liền với nhiều kỉ niệm của học
trò
c. “Tin thắm” được nhắc đến trong văn bản là tin gì? Có thể thay từ “thắm” bằng từ
“đỏ” được không? Vì sao?
- “Tin thắm” được nhắc tới có nghĩa là tin vui, ngầm báo hiệu mùa hoa phượng đã
đến
- Không thể thay thế từ “thắm” bằng từ “đỏ” được vì từ “thắm” mang tính đa nghĩa,
có sức gợi, vừa gợi sự rộn ràng, tươi vui vừa gợi lên màu sắc rực rỡ, còn từ “đỏ” chỉ
đơn thuần gợi ra màu sắc
d. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau và cho biết chúng
thuộc kiểu câu kể gì?
(3) Hoa phượng/ là hoa học trò.
=> Câu Ai là gì?
(5) Lá/ xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
=> Câu Ai thế nào?

Bài 6. (4,5 điểm) Cho đoạn thơ sau:


Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.

Facebook: https://www.facebook.com/vu.ha.33671748

Fanpage: CLB Văn cô Hà Vũ


CLB VĂN CÔ HÀ VŨ (ĐT/ZALO: 0936 830 889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Bầy ong giữ hộ cho người


Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
(Trích Hành trình của bầy ong, Nguyễn

a. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: vị ngọt, lặng thầm, vơi đầy, say, giữ hộ, tàn
phai, đất trời.
- Danh từ: vị ngọt, đất trời
- Động từ: say, giữ hộ
- Tính từ: lặng thầm, vơi đầy, tàn phai
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên. Nêu từ ngữ thể
hiện và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa, được thể hiện qua các từ ngữ “lặng thầm,
giữ hộ, say, chắt”. Biện pháp nhân hóa góp phần làm cho hình ảnh bầy ong trở nên
gần gũi, mang những phẩm chất tốt đẹp giống con người, làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho diễn đạt
c. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về phẩm chất của loài ong trong đoạn thơ
trên.

TÌM HIỂU VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC


1. Thế nào là cảm thụ văn học?
- CTVH là cảm nhận những điều sâu sắc, đẹp đẽ của tác phẩm văn học (bài thơ,
văn…) hoặc 1 bộ phận của tác phẩm (đoạn thơ, câu thơ, hình ảnh, từ ngữ…)
2. Các bước cảm thụ
* Bước 1: Đọc
- Tác giả là ai?
- Tác phẩm là thơ hay văn xuôi?
+ Nếu là thơ => thể loại thơ gì
+ Nếu là văn xuôi => đối tượng, nhân vật là gì?
* Bước 2: Hiểu
- Hiểu về nội dung của tác phẩm
+ Nếu là văn xuôi: kể về sự việc gì? Nhân vật chính là ai?
+ Nếu là thơ: Viết về nội dung, vấn đề gì?
- Hiểu về nghệ thuật: các biện nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh…
* Bước 3: Cảm
- Nêu đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tác phẩm

Facebook: https://www.facebook.com/vu.ha.33671748

Fanpage: CLB Văn cô Hà Vũ


CLB VĂN CÔ HÀ VŨ (ĐT/ZALO: 0936 830 889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

3. Bố cục chung đoạn văn CTVH


a. Mở đoạn: Tên tác giả + tên tác phẩm + điều cần cảm nhận hoặc ấn tượng ban
đầu của em
VD:
Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân đã để lại cho tôi thật nhiểu cảm xúc.
Tên tác phẩm Tên tác giả ấn tượng ban đầu

b. Thân đoạn: Trình bày cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
c. Kết đoạn: Khẳng định, kết luận lại vấn đề đã viết

* Thực hành: Em có cảm nhận gì về đoạn thơ sau:


Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát.

Lá sen xanh mát


Đọng giọt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy
(Hồ sen – Nhược Thủy)
* Bước 1: Đọc
- Tác giả: Nhược Thủy
- Tác phẩm: Hồ sen
* Bước 2: Hiểu
- Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp của hồ sen vào lúc sáng sớm
- Nghệ thuật:
+ Từ ngữ gợi tả: rực rỡ, thoang thoảng, êm đềm, long lanh
+ Biện pháp nhân hóa: “Sương long lanh chạy”
+ Biện pháp đảo ngữ “Thoang thoảng gió đưa”
=> Tác dụng: Làm tôn lên vẻ đẹp trong veo, thuần khiết cùng với hương thơm nhẹ
nhàng của loài hoa sen
* Bước 3: Cảm
- Cảm nhận vẻ đẹp của hoa sen tượng trưng cho đất nước, con người Việt Nam
BTVN:
1. Hoàn thành đoạn văn cảm thụ về bài thơ “Hồ sen” – Nhược Thủy
2. Cho đoạn thơ:
Vì con mẹ khổ đủ điều

Facebook: https://www.facebook.com/vu.ha.33671748

Fanpage: CLB Văn cô Hà Vũ


CLB VĂN CÔ HÀ VŨ (ĐT/ZALO: 0936 830 889)
ĐỊA CHỈ: HH1B LINH ĐÀM – HOÀNG MAI – HN

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn


Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ ngon
Rồi ra đọc sách cấy cày
Mẹ là đất nước tháng ngày của con”
(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)
Em có cảm nhận gì về cái hay của đoạn thơ trên?

Facebook: https://www.facebook.com/vu.ha.33671748

Fanpage: CLB Văn cô Hà Vũ

You might also like