You are on page 1of 17

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

MỘT SỐ TÁC GIẢ VHVN NỔI BẬT (PHẦN 3)

PAT-C (VNUHCM) Tổng ôn toàn diện


1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng
người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức
lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
[... ]”
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Lời của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích trên thể hiện thông điệp gì?
A. Cái đẹp cần được đặt đúng chỗ, không nên B. Chỉ những con người lương thiện mới xứng
tồn tại ở nơi tội ác ngự trị. đáng được nhìn ngắm cái đẹp.
C. Nhà giam là nơi tồn tại của cái ác, không D. Con người cần có những lí tưởng tốt đẹp
phải chỗ của con người tử tế. như bức lụa trên trên vách.
Huấn Cao đã khuyên thầy Quản nên “thay chốn ở đi”, trong đó “bức lụa trắng với nét chữ vuông vắn”
đại diện cho cái đẹp, cái cao cả và không thể đặt trong một không gian “lẫn lộn” – nơi cái ác ngự trị, nơi
tăm tối, nhà giam.
Vậy đáp án đúng là: A.
Các phương án B, D không đúng nội dung của đoạn trích.
Phương án C chỉ nói tới khía cạnh “nhà giam” không bao quát được hết ý của Huấn Cao khi nói tới môi
trường sống của con người.
2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về
trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. ta nhất sinh
không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ
bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài
của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như
vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Theo đoạn trích, cụm từ “cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” (gạch chân, in đậm) có nghĩa là:
A. Cái nhìn thể hiện sự kính trọng đặc biệt đối B. Cái nhìn thể hiện sự đối xử khác biệt với
với người tài. những người tài.
C. Cái nhìn thể hiện sự ngưỡng mộ đặc biệt D. Cái nhìn thể hiện sự yêu mến đặc biệt đối
đối với người tài. với người tài.
Xác định nhân vật Huấn Cao là một người cho chữ, người đại diện cho những nét đẹp của tính cách
khảng khái: “chữ thì quý thực”, “ta nhất sinh không vì vàng ngọc”... đang trong cảm xúc trân trọng một
đối tượng nào đó vì đã có hành động biệt đãi với mình.
Như vậy, cụm từ “Cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” có nghĩa là cái nhìn thể hiện sự kính trọng đặc biệt
đối với người tài nên đáp án đúng: A.
3. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Rồi đến một hôm, quản ngục mở khóa cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:
Trang 1/8
- Ðối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít
nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần thêm gì
nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất. (**)
Ông đã trả lời quản ngục:
- Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.
Khi nói câu mà ông cố ý làm ra khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo
của quan ngục bị sỉ nhục. Ðến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này. Ngục quan đã
làm cho ông Huấn bực mình thêm, khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui ra với một câu: " Xin lĩnh ý ". Và từ hôm ấy,
cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa; duy chỉ có y là không đặt chân vào buồng giam ông
Huấn. Ông Huấn càng ngạc nhiên nữa: năm bạn đồng chí của ông cũng đều được biệt đãi như thế cả.”
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật quản ngục?
A. Chu đáo, cẩn thận. B. Nhẫn nhịn, khiêm tốn.
C. Gan dạ, khí phách. D. Nhu nhược, yếu đuối.
HS xem nội dung bao quát đoạn này nói về cái gì sẽ suy ra đáp án. Nhân vật quản ngục nhẫn nhịn,
khiêm tốn: khi bị Huấn Cao khinh bỉ đuổi đi, nhưng người quản ngục vẫn đều đặn tỏ lòng kính trọng,
vẫn dâng rượu thịt, thậm chí còn hậu hĩnh hơn trước.
4. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm
động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông
Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập
ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình. Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi
mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một
bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép
mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người
bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một
người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một
tấm lòng trong thiên hạ.”
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Đoạn trích thể hiện rõ đặc điểm nổi bật nào của nhân vật Huấn Cao?
A. Tư thế hiên ngang, bất khuất. B. Tài năng xuất chúng, phi thường.
C. Còi thường vàng bạc, quyền thế. D. Thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.
Tìm đặc điểm của nhân vật thông qua các mô tả, hoặc các lời nói của nhân vật, xác định các câu nói của
nhân vật Huấn Cao:
- “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -> không vì tiền tài
mà trái lương tâm
- “Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút
nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. ” ->trân trọng người biết trân trọng người tài
-> Như vậy, đáp án A,B,C đều không thể hiện được đặc điểm tính cách nổi bật của nhân vật Huấn Cao
trong đoạn trích trên. Vì vậy chọn đáp án D
5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh
bình lúc chưa bị giam cầm. Rồi đến một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông
Huấn:
– Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi
muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng
cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất.
Ông đã trả lời quản ngục: Trang 2/8
– Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây."
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Đoạn trích thể hiện thái độ gì của nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục?
A. Thận trọng, đề phòng. B. Nghi ngờ, cảnh giác.
C. Lo lắng, e dè. D. Bình thản, coi thường.
HS đọc kĩ đoạn trích và các đáp án. Ở đoạn trích trên, nội dung viết về Huấn Cao trong những ngày biệt
giam. Trong những ngày ấy, mặc dù được quản ngục đối đãi rất mực tử tế, Huấn Cao vẫn ung dung,
bình thản: “Thản nhiên nhận rượu thịt” và xem đó như là “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”. Rồi
khi viên quản ngục khép nép thưa chuyện thì ông trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt, coi thường:
“Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Như vậy, D là
đáp án chính xác nhất.
6. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt
hiền lành. Lòng kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi. Khi kiểm điểm phạm nhân, ngục
quan lại còn có biệt nhỡn đối riêng với Huấn Cao. Bọn lính lấy làm lạ, đều nhắc lại:
– Bẩm thầy, tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong
bọn.
Mấy tên lính, khi nói đến tiếng “để tâm” có ý nhắc viên quan coi ngục còn chờ đợi gì mà không giở
những mánh khóe hành hạ thường lệ ra. Ngục quan ung dung:
– Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép nước. Các chú chớ nhiều lời.
Bọn lính dãn cả ra, nhìn nhau và không hiểu. Sáu tên tử tù cứ ngạc nhiên về thái độ quản ngục.”
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Đoạn trích thể hiện thái độ gì của nhân vật viên quản ngục với Huấn Cao?
A. Kính nể, coi trọng. B. Ra oai, khinh bạc.
C. Sợ sệt, e dè. D. Ung dung, thoải mái.
Trong đoạn trích, xuất hiện những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của viên quản ngục: “cặp mắt hiền
lành”, “kiêng nể”, “có phần biệt nhỡn”, khi bị nhắc thì “ung dung” thể hiện sự coi trọng với người tử tù
Huấn Cao.
Các đáp án B, C, D không tương đồng với nội dung đoạn trích.
7. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá (1). Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng
luồng rồi, ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái
miết một đường chéo về phía cửa đá ấy (2). Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra
cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử (3). Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo
bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến (4). Những luồng tử đã bỏ hết lại
sau thuyền (5). ”
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Trong đoạn trích, tác giả đã mô tả dòng thác như thế nào?
A. Nước chảy xiết thành nhiều dòng cản con B. Nước chảy mạnh một dòng cản con thuyền
thuyền tiến về phía trước. tiến về phía trước.
C. Nước chảy nhẹ đẩy con thuyền tiến về phía D. Nước chảy mạnh đẩy con thuyền tiến về
trước. phía trước.
Đọc câu hỏi và đáp án trước, sau đó tìm nội dung trong văn bản xác định được các từ khóa “dòng thác
hùm beo”, “bốn năm bọn thùy quân … liền xồ ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử” để chọn A.
- Giải thích đáp án:
Phương án B: trong câu (2): “Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra” →
Trang 3/8
nước không phải chảy “một dòng” nên loại B.
Phương án C: Không được nhắc đến trong đoạn trích nên loại C.
Phương án D: có thông tin trong câu (2): “Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra
cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử” nên loại D.
8. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái
giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị
sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn.”
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”?
B. So sánh, nhân D. Nhân hóa, nói
A. So sánh, liệt kê. C. Nhân hóa, liệt kê.
hóa. quá.
Nhận diện nhanh:
- Trong câu có từ so sánh “như”, so sánh tiếng nước với tiếng cửa cống bị sặc để nhấn mạnh âm thanh
lớn, rùng rợn, hung tợn của tiếng nước. Đây là BPTT so sánh nên loại C và D.
- Trong câu có sử dụng hành động “thở” và “kêu” của con người để gán cho sự vật là “nước”. Đây là
phép nhân hóa khiến nước như có linh hồn, tính cách hung bạo. Đáp án đúng là B (so sánh, nhân hóa).
9. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng
sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu
mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu
ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một
nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
(Người lái đò Sông Đà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: “Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi
xưa.”?
A. Đảo ngữ. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Nói quá.
Đọc câu văn và xác định nhanh từ so sánh: “như” trong câu, khẳng định: tác giả sử dụng BPTT so sánh
để miêu tả vẻ đẹp cảnh ven bờ sông Đà, hình ảnh sông Đà hiện lên vừa thơ mộng, trữ tình với một vẻ
đẹp vừa tĩnh lặng, yên ả, vừa thanh bình, cổ kính. → Tương ứng với đáp án B
Câu văn đảm bảo cấu trúc ngữ pháp, “bờ sông” là chủ thể của câu văn nên không tồn tại BPTT đảo ngữ,
hoán dụ trong câu.
10. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua
phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo
đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì
cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo
về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào
tập đoàn cửa tử.”
(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Bút pháp nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả trong đoạn trích trên là gì?
A. Điểm nhìn trần thuật độc đáo. B. Lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
C. Tạo hình, dựng cảnh ấn tượng. D. Xây dựng tình huống đặc sắc.
Trang 4/8
Bút pháp nghệ thuật nổi bật nhất của tác giả trong đoạn trích trên là: tạo hình, dựng cảnh ấn tượng.
Hình tượng con Sông Đà rất dữ dội và nham hiểm: “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền
vào”, và “cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”; “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh
trên sông đá”...
Trước sự hung hăng, bạo ngược của dòng thác, ông lái đò dũng mãnh, điêu luyện trong từng động tác để
vượt qua đoạn thác dữ: “nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng”, rồi “ghì cương lái, bám chắc lấy
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.. ”. → C
là đáp án chính xác nhất.
11. Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi tiếp theo:
“(1) Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến với lần mực dầu. Hai ngọn
bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy
que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt
người ngồi đấy.
(2) Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư
lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.
(3) Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết
giá người, biết trọng người ngay của viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
(4) Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những
người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.
(5) Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một
người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách,
một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình…”
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Từ “án thư” (in đậm, gạch chân) trong đoạn (1) có nghĩa là gì?
B. Bản án tử hình của Huấn Cao đặt ở trên
A. Bàn đặt sách vở, giấy bút để đọc và viết.
bàn.
C. Bức thư của Huấn Cao gửi cho viên quan
D. Phòng chứa sách của viên quan quản ngục.
quản ngục.
Án thư là bàn hẹp và dài kiểu cổ, thời xưa dùng để đọc sách và viết nên đáp án đúng là: A.
Căn cứ vào đoạn trích, có thể thấy từ “án thư” chỉ một vùng không gian, có thể đặt đồ đạc lên (“góc án
thư”, “đĩa dầu sở trên cây đèn” …) nên các đáp án B, C, D không phù hợp.
12. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Ca ngợi bản tính lương thiện của viên quản B. Viên quản ngục mang khí chất của một nhà
ngục khi làm việc ở chốn tù giam. nho thanh tao, trang nhã.
C. Hoàn cảnh éo le và bản chất lương thiện D. Khẳng định quan điểm về “cái đẹp” là trong
trong con người viên quản ngục. sáng, thánh thiện của tác giả.
Đọc các đáp án để tiến hành loại nhanh đáp án D vì đoạn trích chỉ mô tả khung cảnh đề lao và hình ảnh
viên quản ngục trong một thời khắc nhỏ (đã làm rõ ở câu trên) thiếu căn cứ để khẳng định quan điểm
của người viết nên loại đáp án D.
- Đáp án A chỉ nói về bản tính của viên quản ngục thiếu phần mô tả về khung cảnh nhà lao nên không
phù hợp.
- Trong đoạn trích không các chi tiết, hình ảnh thể hiện rõ khí chất của viên quan ngục mà chủ yếu nói
về hoàn cảnh làm việc và bản chất của con người ông nên loại đáp án B.
Trang 5/8
- Đáp án C: hoàn cảnh éo le chính là cảnh nhà lao và bản chất con người của viên quản ngục, tương ứng
với nội dung của toàn bộ đoạn trích và phù hợp với chi tiết quan trọng “chọn nhầm nghề mất rồi” là lời
viên quản ngục tự nói về mình.
 Đáp án đúng: C.
13. Hình ảnh “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?
A. Sự thay đổi tính cách của viên quản ngục so B. Sự lo lắng của viên quản ngục khi nghĩ về
với trước kia. cuộc đời mình.
C. Sự thờ ơ của viên quản ngục trước hiện thực D. Sự trầm ngâm, suy tư của viên quản ngục
cuộc sống. về công việc mình đang làm.
Để chỉ ra đúng ý nghĩa của hình ảnh “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”, cần phải tìm
được vị trí của câu và các định các nội dung liên quan.
- Câu văn nằm ở đoạn (2) mô tả về khuôn mặt của viên quản ngục, từ “bộ mặt tư lự” sang “mặt nước ao
xuân…” và xuất hiện trước nội dung mô tả về cảnh đề lao rối ren ở đoạn (3): nơi toàn tàn nhẫn lại xuất
hiện “thanh âm trong trẻo”. Từ “tư lự” thể hiện trạng thái, chủ thể đang suy nghĩ về một điều gì đó.
- Phân tích hình ảnh: “mặt nước ao xuân” là mặt nước ít biến động, ý nói viên quản ngục là người có
ngoại hình điềm đạm, nền nã và dễ chịu. Đây là đặc điểm mang tính cố định, biểu hiện tính cách của
nhân vật.
- Tiến hành loại trừ đáp án:
+ Đáp án A: thay đổi tính cách là sai vì “tư lự” là trạng thái, không phải tính cách nên cụm từ “biến mất
hẳn” chỉ thông báo trạng thái kia đã không còn trên khuôn mặt viên quản ngục.
+ Đáp án B: không hợp lí vì toàn bộ đoạn trích chỉ mô tả cảnh đề lao, không có chi tiết thể hiện sự “lo
lắng” của nhân vật.
+ Đáp án C không hợp lí vì nhân vật có sự thay đổi cảm xúc, trạng thái từ “tư lự” về “bình lặng”.
+ Đáp án D phù hợp khi liên kết với nội dung ở đoạn (5): viên quản ngục bỗng thấy nhẹ nhõm vì thoáng
thấy thầy thơ lại có nhiều đặc điểm với mình (hắn cũng như mình).
14. Các đại từ “hắn” và “mình” trong đoạn (5) chỉ nhân vật nào?
A. Huấn Cao và viên quản ngục. B. Huấn Cao và thầy thơ lại.
C. Thầy thơ lại và viên quản ngục. D. Viên quản ngục và cai ngục.
Đại từ hắn và mình xuất hiện trong đoạn (5), phần trong dấu ngoặc kép diễn tả suy nghĩ của nhân vật
viên quản ngục nên “mình” chính là chủ thể của lời nói, còn “hắn” là đối tượng thực hiện còn lại của
cuộc giao tiếp trước đó: “câu nói ban chiều của thầy thơ lại”.
Hai nhân vật xuất hiện trong đoạn (5): Thầy thơ lại (hắn) và viên quản ngục (mình) nên đáp án đúng: C.
15. Theo đoạn trích, chi tiết nào dưới đây KHÔNG miêu tả về nhân vật viên quản ngục?
B. “Mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và
A. “Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”.
êm nhẹ”.
C. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa
D. “Biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc,
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô
biết trọng người có tài”.
bồ”.
Để làm được câu hỏi này, cần xác định vị trí của từng đáp án trong đoạn trích và tiến hành loại trừ đáp
án sai (không mô tả viên quản ngục).
- Ở đoạn (2): “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của
một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáoTrang 6/8
và êm nhẹ”, là những chi tiết miêu tả viên quản ngục. Loại đáp án A, B.
- Ở đoạn (3): “… viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà
nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. ”, loại đáp án C.
- Đáp án D chính mà mô tả về thầy thơ lại trong đoạn (5): “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết
tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình…”
Đáp án đúng: D.
16. Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi tiếp theo:
“(1) Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. (2) Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.
(3) Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng
gằn mà chế nhạo. (4) Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng
vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng. (5) Tới cái thác rồi. (6) Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá.
(7) Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất
hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn
bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. (8) Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn
nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. (9) Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy
hầm đập. (10) Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó
đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. (11) Nhưng hình như Sông Đà đã giao
việc cho mỗi hòn. (12) Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. (13) Đám tảng đám hòn chia
làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi
đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. (14) Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa
đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào
tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại (15) Nếu lọt vào đây rồi mà cái
thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài
đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng
thuỷ thủ ngay ở chân thác.”
(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
- HS đọc văn bản, xác định các hình ảnh: “tiếng nước thác nghe như là oán trách gì…”. “rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng…”, “thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá”, “mặt hòn đá nào
trông cũng ngỗ ngược” ...
- Các hình ảnh trong đoạn văn mô tả lại khung cảnh thác dưới từ xa đến gần với âm thanh, hình ảnh
dòng nước, tảng đá… được nhân hóa như có sự sống thật vậy, đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt
chính là miêu tả.
- Giải thích các phương án sai:
+ Đoạn trích không xuất hiện nhân vật, sự kiện và đoạn đối thoại nào nên loại phương án: A.
+ Đoạn trích có sử dụng một số từ thể hiện trạng thái cảm xúc như “oán trách”, “van xin”, “khiêu
khích”, “chế nhạo” ... nhưng không thiên hướng bộc lộ cảm xúc của tác giả mà mô tả những trạng thái
khác nhau của đá và nước nên phương án C không đúng.
+ Đoạn trích không đưa ra quan điểm nào, cũng không có các luận điểm để thuyết phục người khác
nghe theo ý kiến của tác giả, loại phương án: D.
17. Từ “thạch trận” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích có thể thay thế bằng từ nào sau đây?
A. Trận địa. B. Trận đánh. C. Trận chiến. D. Trận đấu.
- HS đọc câu hỏi, giải nghĩa từ “thạch trận” nghĩa là thế trận được làm nên bởi đá.
Trang 7/8
- HS lần lượt xác định nghĩa các từ có trong các phương án trả lời:
+ Trận địa: khu vực địa hình dùng để bố trí lực lượng chiến đấu.
+ Trận đánh, trận chiến: Cuộc giao chiến giữa các phe đối lập (thường dùng cho bạo lực vũ trang).
+ Trận đấu: Cuộc giao chiến giữa các phe đối lập (thường dùng cho các hoạt động thể thao).
- HS căn cứ vào nghĩa của “thạch trận” và nghĩa các từ vừa tìm được để xác định đáp án đúng là A.
18. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
B. Khung cảnh thác nước với âm thanh dữ dội
A. Những thanh âm dữ dội, kì bí của sông Đà
và thạch trận hiểm trở ở thượng nguồn sông
khi ở thượng nguồn.
Đà.
C. Sự vất vả, khó khăn của người dân khi đi
D. Khung cảnh dòng thác êm dịu, hiền hòa,
qua những con thác hiểm trở ở thượng nguồn
xuôi dòng đổ ra biển lớn của sông Đà ở hạ lưu.
sông Đà.
- Để xác định nội dung đoạn trích, HS cần xác định các hình ảnh xuất hiện nhiều lần:
- Câu (1) – (4): Trước khi đến thác nước, tác giả đã nghe thấy những thanh âm dữ dội của nước.
- Câu (5) – (15): Khi đến thác, tác giả nhìn thấy cảnh tượng mặt sông trắng xóa bọt và những tảng đá
ngỗ ngược tạo ra thạch trận cản thuyền.
- Xác định nội dung chính của văn bản là khung cảnh thác nước với âm thanh dữ dội và thạch trận hiểm
trở.
Vì vậy, các phương án A, C, D không phù hợp và không nêu đầy đủ nội dung của đoạn trích.
19. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu (4)?
A. Nhân hóa, hoán C. So sánh, nhân
B. So sánh, ẩn dụ. D. Nhân hóa, ẩn dụ.
dụ. hóa.
Xác định câu (4) trong đoạn trích: “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng
lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng. ”
- Xác định các chi tiết trong câu:
+ Tiếng nước thác “rống lên” là sử dụng âm thanh của con người/loài vật để mô tả tiếng thác nên đây
chính là phép nhân hóa.
+ Từ so sánh “như” tạo phép so sánh tiếng thác với tiếng của đàn trâu mộng lồng lộn giữa rừng lửa.
Câu văn thể hiện âm thanh man dại của thác nước sông Đà nhấn mạnh vẻ đẹp hung bạo của con sông
nên đáp án đúng là: C.
20. Trong đoạn trích, những tảng đá dưới lòng Sông Đà KHÔNG được tác giả miêu tả dưới trạng thái nào
dưới đây?
A. Ngỗ ngược. B. Nhăn nhúm. C. Méo mó. D. Ngang tàng.
- HS đọc câu hỏi và các phương án trả lời, sau đó đọc kĩ đoạn trích để xác định chi tiết miêu tả những
hòn đá dưới lòng sông: “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn
cả cái mặt nước chỗ này. ” Vậy đáp án đúng là: D.
Trang 8/8

You might also like