You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

Câu I.
1. Xét các phân tử sau: SO3, NH3, N(CH3)3. Phản ứng của SO3 lần lượt với NH3 và N(CH3)3 ở pha khí
hình thành hai sản phẩm X và Y.
a) Vẽ cấu trúc hình học của SO3, NH3, N(CH3)3, X và Y
b) Trong hai sản phẩm, độ dài liên kết S−N là 191,2 pm và 195,7 pm; góc liên kết NSO là 97,6o và
100,1o (chưa đúng theo thứ tự). Hãy gán giá trị đúng vào X, Y và giải thích.
2. Trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể người, oxi phân tử có thể chuyển thành anion O2-. Anion này là
chất oxi hóa mạnh, có khả năng phá hủy tế bào. Tuy nhiên, một số loại enzym trong cơ thể người có tác
dụng xúc tác để chuyển O2- thành các chất không độc hại. NO được biết là một chất khí độc, khi vào cơ
thể người, nó dễ dàng kết hợp với O2- để tạo thành anion X-. Anion này cũng là một tác nhân oxi hóa
mạnh, có khả năng phá hủy protein, ADN và lipit, gây các bệnh về tim, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng,
… Vẽ giản đồ obitan phân tử của O2- và của NO. Dựa trên giản đồ obital phân tử đã vẽ, hãy lập luận về sự
hình thành X- từ O2- và NO.
R
3. Năng lượng electron của nguyên tử H có dạng En= − 2 trong đó n chỉ nhận các giá trị nguyên dương,
n
R là hằng số. Biết bước sóng cực đại trong dãy Balmer (vạch H  ứng với n = 3 → n= 2) có
 = 6562,8 A0 .
a. Tìm R theo J.
b. Tìm năng lượng ion hóa nguyên tử H từ trạng thái cơ bản theo kJ.mol-1.
c. Khi chiếu bức xạ 70nm vào các nguyên tử H, người ta thấy electron thoát ra có động năng Eđ = 14,31
eV. Xác định nguyên tử H lúc đầu ở trạng thái kích thích với n bằng bao nhiêu?

Câu II.
1. Đồng vị Co (t1/2 = 5,33 năm) được dùng trong y tế, phân rã trước tiên thành
60
27
60
28 Ni . Giả sử 60
28 Ni tiếp
tục phân rã thành đồng vị bền 58
28 Ni .
a) Viết các phương trình phản ứng hạt nhân xảy ra.
b) Tính khối lượng 60
27Co để có hoạt độ phóng xạ 15 Ci.
c) Sau khoảng thời gian t, mẫu phóng xạ có tỉ lệ khối lượng 58
28 Ni so với Co là 0,8 (coi trong mẫu
60
27

không có sản phẩm trung gian). Tính t.


d) Một liều 60
27 Co có hoạt độ phóng xạ ban đầu là 20 Ci. Sau bao lâu, liều đó còn hoạt độ phóng xạ là 8
Ci?
Cho biết: 1 năm có 365 ngày.
2. Tinh thể BaTiO3 được tạo từ các ion Ba2+, Ti4+ và O2-. Các ion Ba2+ và Ti4+ tạo thành mạng lưới lập
phương tâm khối, trong đó ion Ba2+ chiếm vị trí các đỉnh và ion Ti4+ chiếm vị trí tâm hình lập phương.
Các ion O2- phân bố trên tất cả các mặt của hình lập phương.

a) Biểu diễn cấu trúc của một ô mạng cơ sở và cho biết phối trí của các ion trong mạng tinh thể.

b) Khối lượng riêng của BaTiO3 là 6,02 g/cm3 và bán kính của O2- là 1,26 Å. Xác định bán kính của các
ion còn lại trong mạng tinh thể.

Cho biết: M (BaTiO3) = 233 g/mol.

3. Cho giản đồ Latimer của một chuỗi tiểu phân chứa lưu huỳnh ở pH = 0. Các giá trị thế tính theo Volt:
a. Xác định các giá trị x, y còn thiếu.
b. Cho biết S (0) bền hay không bền. Giải thích.
c. Viết phương trình tự oxi hóa khử của S2O32- dựa theo các tiểu phân được cho trong giản đồ Latimer.
d. Tính ∆G0 và từ đó tính hằng số cân bằng của phản ứng tự oxi hóa – khử ở 25oC.Viết phương trình tự
oxi hóa khử của S2O32- dựa theo các tiểu phân được cho trong giản đồ Latimer.

Câu III.
1. Khi cho Anilin tác dụng với dung dịch HNO2, HCl ở nhiệt độ thấp (-5oC), người ta thu được muối
benzene diazonium chloride được sử dụng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. Muối này kém bền, dễ bị phân
hủy theo phản ứng:
C6H5N2Cl(aq) → C6H5Cl(l) + N2(g)
Thể tích khí N2 thu được từ 40,00 mL dung dịch C6H5N2Cl ở 50oC và 1 atm theo thời gian được cho trong
bảng sau:

Thời gian, s 6 9 14 22 30 
V(N2), mL 19,3 26,0 36,0 45,0 50,4 58,3

a) Xác định biểu thức động học dạng tích phân, dạng vi phân và giá trị hằng số tốc độ phản ứng phân hủy
muối benzene diazonium chloride.
b) Tính thể tích khí N2 thoát ra trong điều kiện thí nghiệm ở thời điểm 40 giây sau khi phản ứng bắt đầu.
2. Ở điều kiện thường, Selen là chất rắn, phân tử gồm 8 nguyên tử selen. Selen bay hơi, tạo ra pha khí
gồm các dạng Sen cân bằng nhau (n = 2 → 8). Biết sinh nhiệt của Se8(k) là  f H Se0 8( k ) = 40,5 kcal.mol −1 .
Biết hiệu ứng nhiệt  r H 0 (kcal.mol-1) của các quá trình:
Phản ứng 3Se2(k) → Se6(k) 2Se4(k) → Se8(k) 2Se2(k) → Se4(k) Se6(k) → 2Se3(k)
r H 0 -71,4 -35,5 -31,7 53,4
a) Xác định sinh nhiệt của Se6(k) và Se3(k) theo đơn vị kcal.mol-1. So sánh hai giá trị và giải thích.
b) Năng lượng trung bình mỗi liên kết trong phân tử Se6(k) là 49,4 kcal.mol-1. Xác định năng lượng liên
kết trong phân tử Se2(k)
c) Trong một thí nghiệm điều chế hơi selen, người ta nung selen thì thu được hỗn hợp các phân tử với áp
suất tương ứng như sau:
Phân tử Se8(k) Se7(k) Se6(k) Se5(k) Se4(k) Se3(k) Se2(k)
P(kPa) 12 10 9,8 8,7 6,1 2 1,5
Xác định số nguyên tử trung bình n trong phân tử khí Sen
d) Giá trị n sẽ thay đổi như thế nào nếu:
i. Tăng áp suất
ii. Tăng nhiệt độ

Câu IV.
1. Nước ô nhiễm sắt thường có mùi “tanh” và không sử dụng được do ảnh hưởng tới sức khỏe. Một mẫu
nước giếng khoan (nước ngầm) ô nhiễm sắt ở dạng Fe2+ xác định được nồng độ là 25 ppm.
a) Tính nồng độ Fe2+ theo đơn vị mol.L-1 . Biết rằng MFe = 55,85 g.mol-1 và 1 ppm = 1 mg.L-1.
b) Tính pH của mẫu nước ô nhiễm sắt. Coi các chất khác không ảnh hưởng tới pH của hệ.
c) Khi được hút lên và để tiếp xúc với không khí đủ lâu thì sắt(II) trong nước sẽ bị oxi hóa hoàn toàn
thành sắt(III). Khi đó một phần sắt(III) sẽ chuyển thành kết tủa Fe(OH)3. Hỏi có sử dụng mẫu nước sau
khi cho tiếp xúc với không khí làm nước sinh hoạt được hay không? Biết hàm lượng cho phép của ion sắt
trong nước sinh hoạt là 0,3 mg.L-1 và pH của nước không thay đổi.
Cho các giá trị nhiệt động ở 25oC:
Fe(OH)+ có -lgβ = 5,92; Fe(OH)2+ có -lgβ = 2,17; Fe(OH)3 có pKS = 37.
2. Để tạo vị chua cho nước coca-cola, người ta thường thêm H3PO4 với hàm lượng photpho là 160 mg
trong một lít nước này. Ngoài ra, tổng lượng CO2 được nén vào một chai chứa 330,0 ml nước coca-cola là
1,1 gam.
a) Giả thiết toàn bộ CO2 tan trong nước coca-cola. Tính độ chua(pH) của nước coca-cola trong chai.
b) Sau khi mở nắp chai coca-cola rồi để cân bằng trong không khí thì pH của nước coca-cola thay đổi như
thế nào? Giải thích.
c) Tính thể tích ( theo mL) dung dịch NaOH 5,00.10-3 M cần cho vào 10 ml nước coca-cola ở ý (b) để thu
được dung dịch có pH = 8,00. Bỏ qua ảnh hưởng của CO2 trong không khí đến thí nghiệm.
d) Thực tế, chai coca-cola có dung tích 350,0 mL chỉ chứa 330,0 mL nước coca-cola và 1,1 gam CO2. Do
vậy, một phần CO2 tồn tại trong pha khí. Tính áp suất (theo atm) của khí CO2 trong khoảng không khí
trên chất lỏng trong chai. Coi nước bay hơi không đáng kể, trong chai coca-cola không có không khí
Cho biết: Ở 2980K,H3PO4: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
(CO2 + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33; CO2(dd) ⎯ ⎯⎯ → CO2(k) KH =30,2

Hàm lượng CO2 trung bình trong không khí là 0,0385% về số mol; áp suất khí quyển là 1 atm; các thành
phần khác trong nước coca-cola không ảnh hưởng đến kết quả tính toán. R = 0,082 atm.L/mol.K

Câu V.
1. Các hợp chất X, Y, Z đều cấu tạo gồm các nguyên tố Na, S, O trong đó MZ – MY = MY – MX = 16.
Khử Y bằng cacbon ở nhiệt độ cao rồi cho sản phẩm vào dung dịch HCl thu được một chất khí mùi trứng
thối. Khí này tác dụng với dung dịch HClO thu được sản phẩm chứa lưu huỳnh có cùng số oxi hóa với
lưu huỳnh trong Y.
Từ dung dịch X có thể trực tiếp điều chế Z bằng cách hòa tan vào Z một đơn chất, sau đó cô đặc dung
dịch và kết tinh để thu được một tinh thể ngậm 5 phân tử nước. Lọc vớt tinh thể rồi làm khô, đun nóng
nhẹ được dung dịch chứa Z với nồng độ C%.
a) Xác định X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng minh họa.
b) Tính giá trị của C.
2. Axit flosunfuric có công thức là HSO3F là một axit mạnh. Ở trạng thái lỏng, HSO3F tự phân ly theo cân
bằng sau:
2HSO3F [HOSO2FH]+ + [SO3F]-
a) Xác định cấu trúc của HSO3F, [H2SO3F]+ và [SO3F]-
b) So sánh lực axit của HSO3F và H2SO4. Giải thích.
3. Viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
a) Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A (không chứa clo dư, dung dịch A được dùng
ở các thí nghiệm sau).
b) Hòa tan I2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch B (250C).
c) Cho dung dịch Br2 vào dung dịch A.
d) Cho dung dịch H2O2 vào dung dịch A.

You might also like