You are on page 1of 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU


TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: Đậu Thị Ngọc Liên


Mã sinh viên: 1911115230
Lớp: DC58KTDN08 (K58E)
Khoá: K58
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lưu Thị Bích Hạnh

TP.HCM, tháng 08 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU


TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI

Họ và tên sinh viên: Đậu Thị Ngọc Liên


Mã sinh viên: 1911115230
Lớp: DC58KTDN08 (K58E)
Khoá: K58
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lưu Thị Bích Hạnh

TP.HCM, tháng 08 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

Họ và tên sinh viên: ĐẬU THỊ NGỌC LIÊN MSSV: 1911115230


Tên đề tài: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU TINH BỘT SẮN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI.
Điểm đánh giá mức độ tuân thủ quy định, tiến độ và tinh thần làm việc (tối đa 1
điểm, cho điểm lẻ đến 0,1):
............................................................................................................................................
Ý kiến nhận xét (khoanh tròn lựa chọn phù hợp):
1. Sinh viên đã nghiêm túc thực hiện BCTTGK theo sự hướng dẫn của GVHD.
GVHD chịu trách nhiệm về tên đề tài và tên các chương, các đề mục chính (3 chữ số):
0,8-1,0 điểm
2. Sinh viên đã thực hiện theo sự hướng dẫn của GVHD nhưng chưa đầy đủ. GVHD
chịu trách nhiệm về tên đề tài và tên các chương, các đề mục chính (2 chữ số): 0,5-0,7
điểm
3. Sinh viên chưa thực hiện đầy đủ hướng dẫn của giảng viên. GVHD không chịu
trách nhiệm về BCTTGK: 0,1-0,4 điểm
4. Sinh viên không thực hiện hướng dẫn của GVHD. GVHD không đồng ý cho sinh
viên nộp BCTTGK: 0 điểm
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 20…..

Giảng viên hướng dẫn


(ký và viết rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng …… năm 20…

BẢN CAM KẾT


V/v viết Báo cáo thực tập giữa khóa

Tôi tên là: Đậu Thị Ngọc Liên MSSV: 1911115230 Khóa/lớp: K58E
Điện thoại: 0846396775 Email: ngoclien07082001@gmail.com
Trong quá trình viết BCTTGK, tôi xin cam kết như sau:
1. Chấp hành đúng và đầy đủ các thông báo của Nhà trường về viết BCTTGK đã triển
khai cho SV;
2. Có tinh thần và thái độ tích cực trong quá trình viết BCTTGK, nghiêm túc tiếp thu ý
kiến của GVHD;
3. Không gặp GVHD để trao đổi công việc liên quan đến BCTTGK ngoài khuôn viên
trường; nếu có khó khăn và vướng mắc, có thể liên hệ với GVHD qua email;
4. Trong quá trình viết BCTTGK, tuyệt đối không có hành vi tiêu cực: quà cáp cho
GVHD với hình thức tiền hoặc quà tặng có giá trị vật chất để gây ảnh hưởng tới việc ra
các quyết định có lợi cho SV.
5. Dẫn nguồn đầy đủ và đúng quy định đối với các số liệu, nội dung thông tin được trình
bày trong BCTTGK; thu thập, xử lý và trình bày dữ liệu, kết quả khảo sát đầy đủ và
trung thực; lưu trữ đầy đủ minh chứng về dữ liệu, kết quả khảo sát để xuất trình khi được
yêu cầu.
6. Tôi đồng ý để nhà trường được sử dụng công trình nghiên cứu của tôi.
Nếu không thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết trên đây, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước Nhà trường./.
Ghi chú: SV nộp Bản cam kết này trong Sinh viên
buổi tập trung đầu tiên gặp GVHD và
(Ký và viết rõ họ tên)
nghiêm túc thực hiện trong suốt quá trình
viết BCTTGK.
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan, đề tài: “CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT
KHẨU TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
QUẢNG NGÃI” là bài báo cáo độc lập của riêng tác giả, không có sự sao chép của
người khác. Đề tài là sản phẩm của sự quan sát, đúc kết từ quá trình thực tập tại Công ty
dưới sự hướng dẫn của Ths. Lưu Thị Bích Hạnh. Trong quá trình viết bài có sự tham
khảo một số tài liệu có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ yếu tố
gian lận trong bài, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2022


Sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN

Thực tập giữa khóa là một cơ hội để em có thể trải nghiệm thực tế nghiệp vụ
chuyên môn với những kiến thức được học trên giảng đường, là dịp để em được trau dồi
thêm kĩ năng và rèn luyện bản thân. Để đạt được những kết quả đó, em đã nhận được sự
hỗ trợ từ phía các anh chị tại Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cũng như các
thầy cô, anh chị, bạn học tại Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Lưu Thị Bích Hạnh, cô đã
hướng dẫn, giúp đỡ và cho em những góp ý quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị tại Công ty CP Nông
sản thực phẩm Quảng Ngãi, đặc biệt là chị Vân - nhân viên bộ phận Kinh doanh XNK
đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như các anh chị trong phòng
ban đã chỉ bảo, truyền dạy những kinh nghiệm, kỹ năng vô cùng quý báu và cung cấp
nhiều thông tin hữu ích giúp em hoàn thành đợt thực tập giữa khóa và báo cáo thực tập
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, tháng 08 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Đậu Thị Ngọc Liên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC
PHẨM QUẢNG NGÃI .................................................................................................. 3
1.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi ......................... 3
1.1.1. Thông tin chung về công ty ...................................................................... 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ...................................................................... 4
1.2.1. Chức năng ................................................................................................. 4
1.2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................. 5
1.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự .................................................................. 5
1.3.1. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 5
1.3.2. Tình hình nhân sự của công ty ................................................................. 7
1.4. Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021 ....... 10
1.5. Tóm tắt quá trình thực tập ................................................................................ 12
1.5.2. Lí do chọn đơn vị thực tập ..................................................................... 12
1.5.3. Vị trí thực tập.......................................................................................... 12
1.5.4. Thời gian thực tập................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CP
NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI ............................................................. 15
2.1. Tổng quan về quy trình nghiệp vụ xuất khẩu ................................................... 15
2.2. Chi tiết về quy trình xuất khẩu thực tế ............................................................. 16
2.2.1. Giới thiệu chung về lô hàng xuất khẩu................................................... 16
2.2.2. Chi tiết về quy trình nghiệp vụ ............................................................... 17
2.3. Thực trạng xuất khẩu của Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi trong
thời gian thực tập ........................................................................................................ 22
2.4. Đánh giá chung ................................................................................................. 22
2.4.1. Ưu điểm .................................................................................................. 22
2.4.2. Hạn chế ...................................................................................................23
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ .............26
3.1. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập .....................................................26
3.1.1. Về nghiệp vụ chuyên môn ......................................................................26
3.1.2. Về kỹ năng của bản thân ........................................................................27
3.1.3. Về định hướng nghề nghiệp ...................................................................28
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu cho đơn vị
thực tập trong tương lai ..............................................................................................28
KẾT LUẬN ...................................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................32
PHỤ LỤC ......................................................................................................................33
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


1 T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện
2 L/C Letter of Credit Tín dụng chứng từ
3 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
4 C/O Certificate of Origin
hóa
5 C/Q Certificate of Quality Giấy chứng nhận chất lượng
6 S/I Shipping Instruction Hướng dẫn làm hàng
Phiếu xác nhận khối lượng toàn
7 VGM Verified Gross Mass
bộ
ASEAN-China Free Hiệp định Thương mại hàng
8 ACFTA
Trade Area hóa ASEAN - Trung Quốc
9 B/E Bill of exchange Hối phiếu
10 CY Container Yard Bãi container
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

STT Tên bảng biểu, sơ đồ Trang


Bảng 1.1. Thông tin Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng
1 3
Ngãi
2 Bảng 1.2. Cơ cấu nhân sự Công ty giai đoạn 2019 – 2021 8
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019 –
3 10
2021
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng
4 6
Ngãi
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa bằng đường
5 15
biển tại Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi
1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, xuất nhập khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công
cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu
của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao
đời sống thu nhập cho người dân. Đặc biệt, đối với người nông dân, cây sắn gắn liền với
đời sống của họ, từ chỗ là cây lương thực đã và đang trở thành cây công nghiệp và là
nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Và nhờ vào việc phát triển của xuất nhập
khẩu hiện nay, tinh bột sắn đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu có triển vọng
của nước ta, không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế đất nước mà còn giúp tăng thu
nhập của người nông dân. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành xuất khẩu tinh bột sắn
cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xuất khẩu từ bệnh dịch khảm trên cây sắn
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến tình hình căng thẳng của đại dịch Covid-19
không chỉ tác động đến riêng ngành mà toàn nền kinh tế đất nước.

Nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác xuất khẩu tinh bột sắn Việt Nam
sang nước ngoài, em đã xin thực tập ở bộ phận Kinh doanh XNK tại Công ty CP Nông
sản thực phẩm Quảng Ngãi – doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
cũng như có chỗ đứng nhất định trên thị trường ngành sắn. Với mong muốn tìm hiểu quy
trình nghiệp vụ xuất khẩu cũng như kiểm chứng với lý thuyết được học trên giảng đường,
nhằm rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra đề xuất góp phần hoàn thiện hoạt động xuất
khẩu, giúp tăng hiệu quả xuất khẩu của công ty, em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI” để hoàn thành bài báo
cáo thực tập này. Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Chương 2: Công tác tổ chức thực hiện xuất khẩu tinh bột sắn tại Công ty CP Nông sản
thực phẩm Quảng Ngãi

Chương 3: Nhận định về quá trình thực tập tại đơn vị


2

Để hoàn thiện tốt đề tài này, trước hết em xin được cảm ơn Ban Giám đốc cùng
các anh chị nhân viên, đặc biệt là chị Vân – nhân viên bộ phận Kinh doanh XNK đã tận
tình giải đáp thắc mắc và giúp đỡ trong quá trình thực tập. Đồng thời, em cũng xin bày
tỏ lời cám ơn sâu sắc đến cô Lưu Thị Bích Hạnh đã luôn theo sát, hết lòng hướng dẫn,
góp ý hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong quá trình hoàn thành bài báo
cáo này.

Tuy đã rất cố gắng hoàn thiện đề tài, nhưng do thời gian thực tập ngắn cùng với
sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, bài báo cáo thực tập này khó tránh khỏi những sai
sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để bài viết được hoàn
thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đậu Thị Ngọc Liên


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM


QUẢNG NGÃI
1.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi
1.1.1. Thông tin chung về công ty

Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APFCO) được thành lập năm 2003
trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Sau hơn gần 19 năm hoạt động theo hoạt
động theo mô hình CP, APFCO đã khẳng định được thương hiệu của mình trong ngành
thực phẩm với doanh thu tăng trưởng ổn định, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn thu
nhập ổn định. Công ty còn được đánh giá là đơn vị sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề,
hoạt động trong phạm vi rộng ở nhiều địa phương. Dưới đây là một số thông tin pháp lý
của Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi:

Bảng 1.1. Thông tin Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

CÔNG TY CP NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG


Tên công ty
NGÃI
QUANG NGAI AGRICULTURAL PRODUCTS AND
Tên quốc tế
FOODSTUFF JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt APFCO
Số 48, Phạm Xuân Hòa, Phường Trần Hưng Đạo, TP
Địa chỉ trụ sở chính
Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

Logo của công ty

Mã số thuế 4300321643
Ông Võ Văn Danh – Chủ tịch Hội đồng quản trị
Đại diện pháp luật
Ông Trần Ngọc Hải – Tổng giám đốc
Website http://www.apfco.com.vn hoặc http://www.apfco.vn
Email apfco@apfco.com.vn
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
4

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 31/03/1993, UBND Tỉnh Quảng Ngãi ra Quyết định số 501/QĐ-UB về việc
thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (theo quyết
định số 388/NĐ-CP của Chính phủ).

Năm 1997, thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh
doanh từ thương mại xuất nhập khẩu thuần túy sang sản xuất hàng nông sản, sản xuất
tinh bột mì tại Quảng Ngãi.

Ngày 25/12/2003, Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi được thành lập
trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nông Sản Thực Phẩm Quảng
Ngãi theo Quyết định số 252/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 2004, năm đầu tiên công ty hoạt động dưới hình thức cổ phần nên còn gặp
nhiều khó khăn về vốn, thị trường… nhưng tập thể công ty với quyết tâm cao và tinh
thần đoàn kết, vừa học vừa làm nên bước đầu hoạt động công ty đã có tín hiệu khả quan.

Những năm tiếp theo, công ty đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy sản xuất, thành
lập các công ty con để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, công ty có 9
đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, có tổ chức kế toán riêng, 5 công ty con và 1 công
ty liên kết.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty


1.2.1. Chức năng

Chức năng chính của Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi là sản xuất
và kinh doanh bột sắn và các sản phẩm sau tinh bột (tinh bột biến tính, cồn ethanol), kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp: chiếm hơn 50% doanh thu của công ty.

Ngoài ra, công ty còn có các chức năng khác như: may mặc xuất khẩu; kinh doanh
tổng hợp (đường, bia, rượu, thuốc lá điếu, sữa, sắn lát khô, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng
lâm sản chế biến, hải sản, nam dược, phân bón, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc phục
5

vụ sản xuất); đại lý mua bán hàng hóa; đầu tư kinh doanh khai thác và quản lý chợ, siêu
thị, trung tâm thương mại; sản xuất và kinh doanh cồn thực phẩm…

1.2.2. Nhiệm vụ

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, công ty luôn đề ra kế hoạch, nhiệm
vụ, mục tiêu hợp lý nhằm đảm bảo năng suất và hiệu quả làm việc. Cụ thể:

Đối với khách hàng: Luôn không ngừng nỗ lực trong quá trình làm việc với khách
hàng, đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm, công
nghệ, máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công
ty luôn có kế hoạch nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, thị hiếu khách hàng để
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng sản phẩm của xã hội.

Đối với nhân viên: Có các chính sách, chế độ đãi ngộ đầy đủ cho nhân viên nhằm
đảm bảo, nâng cao chất lượng đời sống như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chính
sách phúc lợi cũng như môi trường làm việc vừa chuyên nghiệp, vừa thoải mái giúp nhân
viên tập trung năng suất làm việc, tăng hiệu quả kinh doanh.

Đối với nhà nước: Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Nhà nước về
sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đảm bảo tính trung thực trong các hạch toán, báo cáo
theo chế độ kế toán nhà nước quy định. Ngoài ra, thực hiện tốt những chủ trương phát
triển kinh tế mà nhà nước đề ra, góp phần vào sự tăng trưởng của Việt Nam.

1.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự


1.3.1. Cơ cấu tổ chức

APFCO là một công ty có quy mô tương đối lớn, do vậy mô hình quản lý nhân
sự cũng có sự quản lý chặt chẽ để công ty có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Mô
hình được tổ chức theo các cấp bậc, các bộ phận, phòng ban, các đơn vị có mối quan hệ
hết sức chặt chẽ, có tính chuyên môn hóa cao và mỗi bộ phận có những trách nhiệm,
quyền hạn nhất định. Cụ thể được thể hiện ở sơ đồ sau:
6

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

(Nguồn: Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, 2022, Báo cáo thường niên
năm 2021)
7

Từ sơ đồ hình 1.1 ở trên, bộ máy quản lý của Công ty CP Nông sản thực phẩm
Quảng Ngãi hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng để quản lý nhân sự của công
ty. Trong chức năng này, Đại hội đồng cổ đông đứng ở vị trí trên cùng, có quyền quyết
định cao nhất. Bên dưới là Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc sẽ
giám sát, điều hành mọi hoạt động của các phòng ban Khối văn phòng, các đơn vị trực
thuộc và hoạt động của công ty con, liên kết. Khối văn phòng được phân chia theo từng
chức năng chính của mỗi phòng Ban, do Trưởng phòng trực tiếp quản lý nhân viên trong
phòng. Bên cạnh đó, do APFCO vừa là công ty sản xuất rồi xuất khẩu nên ngoài khối
văn phòng còn có các đơn vị trực thuộc là nhà máy sản xuất, phân xưởng.

Với cơ cấu tổ chức trên, chức năng quản lý của từng phòng ban được chuyên môn
hóa rõ ràng, các nhân viên trong phòng dễ dàng thực hiện công việc theo đúng chuyên
môn, tập trung phát triển cao nhất khả năng của mình. Do vậy, quá trình tuyển dụng cũng
yêu cầu sự phù hợp về kĩ năng chuyên môn, bằng cấp, tính cách theo từng văn hóa, lĩnh
vực của các phòng ban. Trong quá trình làm việc, Trưởng phòng quản lý công việc, sau
đó chịu trách nhiệm báo cáo lên cho Ban Tổng Giám đốc về tình hình hoạt động thông
qua buổi họp giao ban đầu tuần. Nhờ vậy, tất cả các phòng ban và tổng giám đốc đều
nắm bắt kịp thời được công việc cũng như tránh rủi ro nhầm lẫn thông tin trong quá trình
làm việc.

Bên cạnh đó, Ban Tổng giám đốc cũng nắm được thông tin, tình hình hoạt động,
năng suất làm việc của các nhà máy sản xuất, phân xưởng thông qua báo cáo trực tiếp từ
Giám đốc nhà máy. Do vậy mà dòng thông tin được luân chuyển trong toàn bộ công ty
theo trật tự hợp lý, rõ ràng đến Hội đồng quản trị thông qua Ban Tổng Giám đốc để có
thể đưa ra quyết định hoạt động chính xác nhất.

1.3.2. Tình hình nhân sự của công ty

Công ty là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, do vậy số lượng lực lượng
lao động ở mức đông đảo. Nhờ vào mô hình quản lý ở trên, mỗi nhân viên đều được
phân bổ vào vị trí công việc cụ thể theo quy trình rõ ràng, được sắp xếp vào từng phòng
8

ban theo từng tính chất công việc. Sự biến động trong cơ cấu nhân sự được thể hiện qua
sơ đồ dưới đây:

Bảng 1.2. Cơ cấu nhân sự Công ty giai đoạn 2019 – 2021

2019 2020 2021


Năm Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
lượng trọng lượng trọng lượng trọng
Chỉ tiêu (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)
Giới Nam 580 67,05 575 64,25 562 63,08
tính Nữ 285 32,95 320 35,75 329 36,92
Lao động
555 64,17 522 58,32 474 53,20
Trình phố thông
độ học Cao đẳng,
195 22,54 236 26,37 275 30,86
vấn trung cấp
Đại học 115 13,29 137 15,31 142 15,94
Độ 18 – 30 595 68,79 626 69,94 633 71,04
tuổi Trên 30 270 31,21 269 30,06 258 28,96
Tổng cộng 865 100 895 100 891 100

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự, Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi)

Nhìn sơ bộ trong giai đoạn từ 2019 – 2021, tình hình nhân sự ở công ty có sự biến
động tương đối. Năm 2020 có sự gia tăng số lượng nhẹ so với năm 2019, cụ thể là 30
nhân viên. Giải thích cho sự tăng nhân sự này là do sự đẩy mạnh hoạt động và tăng cường
của hệ thống nhà máy dây chuyền sản xuất, công ty cần tuyển thêm nhân viên để đáp
ứng khối lượng công việc tăng lên. Chủ yếu số lượng tăng lên ở nhân sự các nhà máy
sản xuất, còn lại ở khối văn phòng mỗi phòng ban có số lượng công việc và vị trí nhất
định, gần như không đổi nên nếu có nhân viên nghỉ việc thì công ty chỉ tuyển lại số lượng
đã nghỉ để bù vào vị trí trống chứ không tăng thêm nhân sự. Giai đoạn năm 2021, vì ảnh
hưởng từ dịch Covid căng thẳng, đặc biệt trong khoảng thời gian giãn cách xã hội mà số
9

lượng nhân viên năm 2021 có sự sụt giảm nhưng không quá lớn (4 người). Nhờ vào
chính sách hỗ trợ kịp thời của công ty cũng như sự hỗ trợ từ UBND tỉnh mà số lượng
công nhân viên của công ty vẫn duy trì khá ổn định.

Về tỷ trọng nam nữ, có thể thấy được sự chênh lệch trong tỷ lệ nam nữ trong
công ty nhưng không quá lớn, tỷ lệ công nhân viên nam thường ở mức khoảng 65% và
nữ khoảng 35% qua các năm. Lý giải cho sự chênh lệch này, lực lượng công nhân đáp
ứng cho các nhà máy sản xuất là rất lớn, đặc biệt là nam vì tính chất công việc tại nhà
máy sản xuất yêu cầu sức nặng, bền bỉ. Do vậy mà lực lượng công nhân viên ở công ty
chiếm đa số. Tuy nhiên, một phần các phòng ban, bộ phận trong công ty cũng có đặc
tính công việc đặc thù, yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận, độ chính xác cao hay những công việc
không đòi hỏi thể lực như phòng Tổ chức – Hành chính, Tài chính kế toán, nhân viên
tạp vụ …

Về trình độ học vấn, hầu hết các phòng ban khối văn phòng đều yêu cầu nhân
viên có nền tảng kiến thức chuyên môn, bằng đại học là yêu cầu tối thiểu tiên quyết do
vậy tỷ lệ nhân viên có bằng Đại học chiếm số lượng tương đối và tăng dần qua các năm
(13-15%). Tuy nhiên, vì là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh nên lực lượng lao động
ở khối sản xuất chiếm đại đa số khoảng 80%. Nhìn vào tỷ số lượng công nhân viên có
bằng Cao đẳng, Trung cấp tăng dần qua các năm từ 22-30% có thể thấy công ty đang
yêu cầu lực lượng công nhân viên có tay nghề chuyên môn cao để đáp ứng công việc,
điều khiển vận hành máy móc. Bên cạnh đó, việc liên kết với các trường Cao đẳng trên
địa bàn tỉnh cũng giúp quá trình tuyển dụng lượng nhân sự có tay nghề của công ty đạt
hiệu quả cao. Công ty ngày càng đưa thiết bị, dây chuyền máy móc hiện đại tiên tiến vào
quy trình sản xuất do vậy mà 1 phần số lượng nhân sự lao động phổ thông sẽ được thay
thế bằng lao động có tay nghề bằng cấp.

Về độ tuổi, bên cạnh lực lượng nhân viên nòng cốt của công ty cùng đồng hành
gắn bó gần 19 năm hầu hết ở độ tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 30%, công ty
vẫn cần đội ngũ công nhân viên trẻ khỏe để đáp ứng năng suất hoạt động của nhà máy,
10

đồng thời có thể thích ứng với sự năng động của thị trường cũng như tạo tiền đề cho sự
phát triển lâu dài của công ty.

Nhìn chung, công ty luôn không ngừng nỗ lực thay đổi, cải thiện trong quy trình
tuyển dụng, đào tạo nhân viên nhằm có được đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid trong năm 2020 và đặc biệt là
năm 2021, công ty vẫn có những chính sách kịp thời để thích nghi với khó khăn, cùng
đồng hành hỗ trợ nhân viên vượt qua thời gian giãn cách xã hội nhằm duy trì số lượng
nhân viên đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

1.4. Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021

Nhìn sơ bộ trong giai đoạn 2019 – 2021, tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi có nhiều biến động, tăng giảm qua từng năm,
đặc biệt là vào năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể được thể hiện qua
bảng dưới đây được tổng hợp từ thông tin của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2019 – 2021 (chi tiết xem thêm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại phụ lục I, J,
K):

Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: (Tỷ đồng)

2020/2019 2021/2020
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Giá trị % Giá trị %
Tổng doanh thu 4.599,85 4.958,92 5.375,52 359,07 7,81 416,6 8,40
Tổng chi phí 4.529,25 4.758,23 5.222,34 228,98 5,06 464,11 9,75
LN trước thuế 70,60 200,69 153,18 130,09 184,26 -47,51 -23,67
LN sau thuế 70,60 200,15 152,85 129,55 183,50 -47,30 -23,63
(Nguồn: Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, 2019-2021, Báo cáo tài chính
Công ty mẹ Kiểm toán năm 2019-2021)
11

Qua bảng 1.3 ở trên có thể thấy trong giai đoạn 2019 – 2021, lợi nhuận của công
ty có sự biến động rõ rệt. Đặc biệt vào năm 2020 là năm đạt được kết quả kinh doanh tốt
nhất so với 3 năm còn lại, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty tăng gần 183,5% so với
số liệu năm 2019. Giải thích cho sự tăng trưởng đáng kể trên là do vào năm 2020, công
ty thực hiện kế hoạch điều chỉnh hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất, đồng thời
tăng cường quản lý nên giá thành sản phẩm được điều chỉnh giảm đáng kể. Bên cạnh đó,
sản lượng tiêu thụ Tinh bột sắn năm 2020 tăng 65.100 tấn so với năm 2019 nhưng giá
bán vẫn giữ ở mức ổn định, không bị giảm giá như năm 2019 nên lợi nhuận của công ty
có sự tăng trưởng như trên. Mức tăng trưởng năm 2020 so với năm 2019 cũng được đánh
giá ổn định, dựa vào tỷ trọng doanh thu và chi phí 2020/2019 đạt mức tăng bình quân 5-
7%/năm.

Tới năm 2021, từ bảng số liệu có thể thấy rõ lợi nhuận công ty giảm đáng kể so
với năm 2020. Sự sụt giảm này nguyên nhân lớn nhất có thể dễ hiểu là do ảnh hưởng của
dịch Covid-19 vào khoảng giữa năm 2021, thời gian khi dịch Covid bùng phát trở lại
một cách bất ngờ ở TPHCM và sau đó là khu vực các tỉnh thành miền Trung và Tây
Nguyên. UBND tỉnh ban hành lần lượt chỉ thị 15, 16 giãn cách xã hội khiến cho cả bộ
máy hoạt động của công ty mất nhiều thời gian để thích nghi, lấy lại sự cân bằng. Ảnh
hưởng của dịch Covid-19 gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng logistic từ phía nông dân
đến nhà máy và từ công ty xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đồng thời, phía Trung
Quốc là thị trường xuất khẩu chính của công ty với chính sách không Covid làm cho việc
xuất khẩu hàng hóa trở nên khó khăn, dẫn đến sản lượng tiêu thụ Tinh bột sắn năm 2021
giảm 7,56% so với năm 2020. Bên cạnh khó khăn về dịch bệnh, ảnh hưởng của bệnh
khảm lá sắn cũng làm cho năng suất và chất lượng sắn tươi giảm dẫn đến giá mua nguyên
liệu sắn tươi tăng cao, giá thành sản phẩm tinh bột sắn cao. Nhìn về mặt số liệu phân tích
có thể thấy rõ được sự tăng rõ rệt trong chi phí sản xuất: tỷ lệ chi phí năm 2021/2020
tăng hơn 4% so với năm trước nhưng doanh thu chỉ tăng chưa đến 1%.

Nhìn chung, mặc dù APFCO bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch Covid-19 làm hoạt
động kinh doanh của công ty có sự biến động đáng kể nhưng công ty cũng đã kịp thời
12

thích nghi, có những chính sách phù hợp với tình hình dịch bệnh để duy trì hoạt động ổn
định của công ty, hạn chế tối thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh tác động đến
công ty.

1.5. Tóm tắt quá trình thực tập


1.5.2. Lí do chọn đơn vị thực tập

Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi là một công ty tương đối lớn với
gần 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng (chủ yếu
là sản xuất kinh doanh tinh bột sắn và các sản phẩm sau tinh bột) phủ rộng khắp cả nước.
Bên cạnh đó, môi trường làm việc tại công ty năng động, thoải mái cùng với đội ngũ
nhân viên có những anh chị làm việc lâu năm, giàu kinh nghiệm, cũng có những anh chị
trẻ trung, năng động là nơi tạo điều kiện tốt để em có thể học hỏi và phát triển hơn.

Đồng thời với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, vị trí thực tập tại bộ phận Kinh
doanh XNK rất phù hợp với chuyên ngành cũng như nội dung kiến thức mà bản thân đã
được học ở trường. Tại đây, em có cơ hội để củng cố và ứng dụng kiến thức lý thuyết
vào thực tế với góc nhìn đa chiều khi thực tập tại công ty. Ngoài ra, đây cũng là nền tảng
giúp bản thân định hướng rõ hơn về công việc trong tương lai.

1.5.3. Vị trí thực tập

Với mục đích được trải nghiệm thực tế và tìm hiểu thêm kiến thức về hoạt động
xuất khẩu hàng hóa tại công ty, sau khi tìm hiểu kĩ về các vị trí nhân sự cũng như xin tư
vấn từ anh chị khóa trước, em đã nộp đơn ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh tại bộ phận
Kinh doanh XNK thuộc phòng Kinh doanh – Thị trường.

1.5.4. Thời gian thực tập

Thời gian thực tập chính thức của em ở Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng
Ngãi là trong vòng 5 tuần từ ngày 04/07/2022 - 06/08/2022. Khi được nhận thực tập tại
công ty, em được vào làm ở bộ phận Kinh doanh XNK. Ở đây, em đã nhận được sự chỉ
13

dạy tận tình từ chị Vân – trong cùng bộ phận theo phân công của Trưởng phòng, cùng
với sự giúp đỡ của các anh chị khác cùng bộ phận.

Thông tin liên hệ của người hướng dẫn tại công ty:

Chị: Trần Thị Thu Vân , SĐT: 0905830005

Email: van105159apfco@gmail.com

Trong tuần đầu, em chủ yếu được đào tạo, hướng dẫn về các kiến thức nền tảng
trước khi bắt đầu công việc như văn hóa công ty, kỷ luật công ty, cơ cấu tổ chức, tác
phong làm việc, những yêu cầu cần có của một nhân viên, được giới thiệu về nhân viên
đang công tác trong phòng ban và bộ phận khác. Tiếp theo, em được hướng dẫn kĩ lưỡng
về quy trình báo cáo, thủ tục giải quyết tại phòng Kinh doanh – Thị trường nói chung và
bộ phận Kinh doanh XNK nói riêng, cũng như nhiệm vụ, công việc cụ thể khi làm việc
tại đây. Bên cạnh đó là đào tạo tổng quan các kiến thức chuyên ngành như các loại chứng
từ, Logistic, Incoterms và đặc biệt là kiến thức cơ bản về sản phẩm của công ty. Xuất
thân từ chuyên ngành Kinh tế đối ngoại là lợi thế của bản thân em trong quá trình làm
quen với công việc vì bản thân đã được học những kiến thức này trong các môn học
chuyên ngành ở trường. Thêm vào đó là sự cố gắng của bản thân trong việc ghi chép,
chủ động đưa ra thắc mắc với các anh chị để hiểu hơn về nghiệp vụ, nắm rõ bản chất
công việc nên em đã thích nghi khá tốt với môi trường làm việc.

Tuần thứ 2, em bắt đầu được tiếp cận gần hơn với công việc thực tế thông qua
việc quan sát và giúp đỡ những anh chị công tác cùng Phòng. Quá trình quan sát giúp
em biết được cách dùng các phần mềm nhập thông tin, những công cụ cần dùng cho
nghiệp vụ, cách kiểm tra đối chiếu chứng từ chính xác nhất. Sau đó, em được chị Vân
cung cấp một bộ chứng từ và hồ sơ liên quan đến quy trình xuất khẩu hàng hóa thực tế
của công ty như Commercial Invoice, Contract, vận đơn, tờ khai hải quan, … để tự tìm
hiểu, nghiên cứu. Trong tuần này, em cũng được học thêm về cách sử dụng máy
photocopy, máy fax, hỗ trợ anh chị chuẩn bị sắp xếp chứng từ.
14

Thời gian tiếp theo em được giao thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu và thực tế
hơn như chuẩn bị, kiểm tra chứng từ, làm các thủ tục hải quan. Vì đây là lần đầu tiên trải
nghiệm công việc thực tế nên chị Vân đã chỉ dạy rất tận tình các thông tin và các lưu ý
trước khi thực hiện. Mặc dù không được trải nghiệm hết toàn bộ quy trình xuất khẩu
hàng hóa của công ty, nhưng thông qua học hỏi từ cách chuẩn bị, lập bộ chứng từ đã
giúp bản thân học hỏi thêm được kiến thức thực tế mới, rèn luyện bản thân trở nên cẩn
thận, chỉnh chu, tập trung, tỉ mỉ.

Nhìn chung, qua chương 1 người đọc có cơ hội tìm hiểu những thông tin cơ bản
nhất về Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi về quá trình hình thành phát triển,
chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự. Ngoài ra người đọc còn có
thể biết thêm về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019 – 2021. Và
cuối cùng là quá trình thực tập với nhiều kinh nghiệm thực tế của em khi được thực tập
tại doanh nghiệp trong 5 tuần vừa qua.
15

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU TINH BỘT
SẮN TẠI CÔNG TY CP NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI
2.1. Tổng quan về công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi là
tinh bột mì (sắn) với nhiều nhãn hiệu đa dạng từ các nhà máy sản xuất của công ty. Mặc
dù với đa dạng nhãn hiệu, mỗi lô hàng xuất khẩu sẽ có những đặc điểm và yêu cầu khác
nhau tùy vào từng đối tác hay tại mỗi thời điểm trong quy trình sẽ có những yêu cầu
riêng nhưng chung quy vẫn sẽ đi theo một trình tự nhất định. Dưới đây là sơ đồ thể hiện
công tác tổ chức thực hiện xuất khẩu tinh bột mì bằng đường biển tại APFCO do tác giả
tự tổng hợp trong quá trình thực tập:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa bằng đường
biển tại Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

• Tìm kiếm đối tác, đàm phán và kí kết hợp đồng


B1

• Xác nhận thanh toán


B2

• Chuẩn bị và kiểm tra hàng xuất


B3

• Đặt booking tàu, thuê phương tiện vận tải nội địa chở hàng ra cảng
B4

• Làm thủ tục hải quan hàng xuất


B5

• Hoàn thiện, kiểm tra và bàn giao bộ chứng từ


B6

• Lưu trữ hồ sơ + chứng từ


B7

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


16

Tổng quát, công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa của công ty
bao gồm 8 bước cơ bản với sự tham gia của các phòng ban gồm phòng Kế hoạch thị
trường, phòng Tài chính kế toán, nhà máy sản xuất và Ban Giám đốc.

2.2. Chi tiết về công tác tổ chức thực hiện xuất khẩu thực tế
2.2.1. Giới thiệu chung về lô hàng xuất khẩu
Để có thể tìm hiểu cụ thể về công tác tổ chức thực hiện và thực tế thì hãy cùng
phân tích thông qua hợp đồng dưới đây. Thông tin của hợp đồng như sau:

• Hợp đồng số: EX233-22/APFCO


• Thời gian ký kết hợp đồng: 25/04/2022
• Bên bán: Quang Ngai Agricultural Products and Foodstuff Joint Stock
Company
• Bên mua: Xiamen ITG Paper Corp.,Ltd.
• Cảng đi: bất kì cảng nào tại Việt Nam
• Cảng đến: Quingdao, Trung Quốc
• Hàng hóa: Tinh bột sắn (4 loại: hiệu Hai Con Lân, hiệu Gấu Trúc, hiệu Long
Phụng, hiệu Con Hổ)
• Phương thức thanh toán: L/C trả ngay. L/C phải được mở trước 14 ngày kể từ
ngày giao hàng
• Điều kiện giao hàng: CFR Quingdao port, China
• Thời gian giao hàng: Not later than May 31, 2022
(Thông tin chi tiết xem phần Phụ lục B)

Lô hàng xuất khẩu được xét đến trong báo cáo này chỉ là lô hàng Tinh bột sắn
hiệu Con Hổ (hình ảnh minh họa sản phẩm tại Phụ lục A) do hàng hóa trong hợp đồng
gồm 4 loại, được chia thành 4 lô hàng giao hàng riêng biệt.
17

2.2.2. Chi tiết về công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ


2.2.2.1. Tìm kiếm đối tác, đàm phán và kí kết hợp đồng

Đầu tiên, nhân viên bộ phận Kinh doanh XNK sẽ tìm kiếm khách hàng qua
internet, website mua bán, hoặc tham dự hội chợ/ triển lãm sản phẩm ở nước ngoài, …
và lập Phiếu tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng về sản phẩm qua email/fax/ điện
thoại hay trao đổi trực tiếp. Tại APFCO, hầu hết các giao dịch là phía công ty đều chủ
động liên hệ, tìm kiếm, chào hàng khách hàng thông qua điện thoại, email.

Cụ thể với lô hàng xuất khẩu EX233-22, APFCO đã chủ động liên hệ với khách
hàng Xiamen ITG Paper Corp.,Ltd. để chào hàng các sản phẩm của công ty. Sau khi báo
giá và trao đổi thông tin chi tiết với phía Xiamen, hai bên tiến hành đàm phán thêm về
các điều kiện. Sau đó vào ngày 25/04/2022 tiến hành kí kết hợp đồng mua bán XNK số
EX233-22/APFCO. Trong đó, có điều khoản yêu cầu bộ chứng từ phải bao gồm:

• Hóa đơn thương mại đã kí và đóng dấu 3 bản gốc


• Phiếu đóng gói 3 bản gốc
• (3/3) Bộ Vận đơn đường biển sạch, đã xếp lên tàu, ghi chú trên vận đơn “cước
phí trả sau”
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form E
• Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Ngoài ra, hai bên thỏa thuận với nhau trên hợp đồng phương thức thanh toán L/C.
Vì phía khách hàng Xiamen là đối tác mới, độ tin cậy chưa cao. Đồng thời, những hợp
đồng mua bán XNK ở APFCO có giá trị dưới 50.000USD mới sử dụng phương thức
thanh toán điện chuyển tiền trả trước T/T, còn với lô hàng này giá trị khá lớn nên phương
thức hai bên thỏa thuận với nhau là L/C.

2.2.2.2. Xác nhận thanh toán

Sau khi hợp đồng được kí kết, nhân viên XNK sẽ gửi mail cho bên khách hàng
Xiamen giục mở L/C sớm để kéo dài thời gian chuẩn bị hàng hóa để giao đúng hẹn. Sau
18

khi nhận được thông báo mở L/C từ ngân hàng thông báo Vietcombank, các bộ phận của
công ty sẽ cùng nhau thực hiện việc kiểm tra nội dung L/C liên quan đến nhiệm vụ của
phòng mình. Việc kiểm tra L/C nhằm mục đích kiểm tra sự phù hợp giữa L/C với hợp
đồng XNK, đảm bảo khâu thanh toán. Trong quá trình thực hiện kiểm tra L/C, nhân viên
thanh toán phòng kế toán kiểm tra số tiền L/C, thời hạn xuất trình… còn nhân viên XNK
phòng kế hoạch thị trường sẽ kiểm tra các quy định về chứng từ xuất trình, số lượng,
chủng loại… Qua quá trình kiểm tra, APFCO đã đồng ý với các điều khoản L/C. Phía
Xiamen sẽ tiến hành mở L/C, sau đó bên công ty bắt đầu triển khai đơn hàng.

2.2.2.3. Chuẩn bị và kiểm tra hàng xuất

Từ thông tin về số lượng và phẩm chất hàng hóa yêu cầu trong hợp đồng, nhân
viên XNK gửi thông tin đến cho bộ phận Nhà máy Cồn và Tinh bột sắn Đăk Tô để kiểm
tra lại số lượng hàng, điều chỉnh sản xuất cho phù hợp tiến độ, để kịp chở hàng ra cảng
đóng cont trước thời gian xếp hàng lên tàu dự kiến 22/05/2022. Tổng khối lượng tinh
bột sắn hiệu Con Hổ đặt trong lô hàng là 190MTs (+/-5%), đảm bảo yêu cầu về phẩm
chất hàng hóa (chi tiết tại hợp đồng ở Phụ lục B) và đóng gói 50kg/bao loại PP/PE.

2.2.2.4. Đặt booking tàu, thuê phương tiện vận tải nội địa chở hàng ra cảng

Sau khi xác nhận thanh toán và kiểm tra hàng xuất, nhân viên XNK sẽ liên hệ với
hãng tàu để kiểm tra lịch tàu chạy, tìm kiếm tàu có lịch trình phù hợp và tiến hành đặt
chỗ. Tiếp theo, hãng tàu SITC cấp cho APFCO giấy xác nhận đặt chỗ Booking
Confirmation. Nhân viên XNK sẽ lấy Booking Confirmation đưa cho đại diện hãng tàu
để nhận lệnh kí phát cấp cont rỗng gồm 7 cont 40HC.

Sau khi hàng hóa chuẩn bị xong, nhân viên XNK liên hệ công ty vận tải nội địa
đến nhà máy Đăk Tô để vận chuyển hàng hóa tới cảng Chu Lai Trường Hải. Công ty vận
tải nội địa chở hàng đến bãi tập kết cont rỗng tại cảng, sau đó xuất trình lệnh cấp cont
rỗng cho nhân viên của bộ phận bên khu bãi tập kết container nhận 7 cont rỗng cho hàng
vào. Sau khi đóng hàng xong, nhân viên XNK phải gửi Phiếu xác nhận khối lượng toàn
bộ (Gross Weight) của container hàng vận chuyển quốc tế (VGM) cho hãng tàu để SITC
19

khai báo cho cảng tiếp nhận và kiểm soát khối lượng thực tế của cont. Bên cạnh đó, vì
sản phẩm XK tinh bột sắn thuộc mặt hàng nông sản, được bên Xiamen yêu cầu trong
hợp đồng phải làm kiểm tra kiểm dịch thực vật nên nhân viên XNK đã thông báo cho bộ
phận kho cử người lấy mẫu gửi đến Cục Bảo vệ Thực vật để tiến hành kiểm dịch. Đến
ngày 20/05/2022, lô hàng đã được cấp GCN Kiểm dịch thực vật để bổ sung vào bộ chứng
từ.

Song song với đó, nhân viên XNK dựa vào thông tin trên Booking Confirmation
để làm S/I gửi cùng với VGM cho bên hãng tàu để nhận vận đơn nháp (trước giờ cắt
máng) nhằm kiểm tra và xác nhận thông tin trên bản nháp trước khi hãng tàu phát hành
bản chính B/L.

2.2.2.5. Làm thủ tục hải quan hàng xuất

Sau khi hàng hóa đã được đóng vào cont và hạ bãi CY, nhân viên phụ trách khai
báo hải quan tại phòng Kinh doanh XNK sẽ tiến hành khai báo hải quan qua mạng trên
phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS5 VNACCS. Sau khi chuẩn bị các chứng từ
cần thiết để khai báo hải quan qua mạng (gồm hợp đồng thương mại, hóa đơn thương
mại, Packing list, B/L, C/O, GCN Kiểm dịch thực vật) thì nhân viên sẽ dựa vào đó tiến
hành điền đầy đủ các thông tin cần thiết trên tờ khai điện tử, sau đó truyền tờ khai đến
bộ phận tiếp nhận tờ khai tại Cảng Chu Lai Trường Hải.

Sau khi hoàn tất khai điện tử, nhân viên XNK sẽ nhận được kết quả phân luồng
cho lô hàng XK, sẽ có 3 trường hợp tương ứng với 3 mã phân loại kiểm tra:

• Luồng xanh (1): hàng sau khi được đóng vào cont và bấm seal sẽ được vận
chuyển đến cảng để làm thủ tục thông quan. Khi đó, nhân viên XNK sẽ nộp bộ
hồ sơ hải quan đầy đủ cho cán bộ hải quan để chờ xác nhận thông quan (đính
kèm GCN Kiểm dịch thực vật bổ sung vào hồ sơ do phía đối tác Xiamen yêu
cầu kiểm dịch thực phẩm xuất khẩu), tiến hành thanh lý và vào sổ tàu trước giờ
cắt máng (Cut Off Time) ghi trên Booking Confirmation.
20

• Luồng vàng (2): trường hợp này, lô hàng bị hải quan yêu cầu nộp đầy đủ chứng
từ để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, lô hàng sẽ được thông quan theo
các bước tương tự như luồng xanh.
• Luồng đỏ (3): lô hàng vừa bị kiểm tra chi tiết hồ sơ chứng từ, vừa bị kiểm tra
thực tế hàng hóa (kiểm hóa). Lúc này, tùy vào tỷ lệ kiểm hóa theo quy định của
chi cục mà sau khi hạn cont tại bãi tập trung kiểm hóa, nhân viên XNK sẽ rút
ruột cont 5%, 10%, hay 100% hàng để hải quan kiểm tra. Nếu hàng hóa đúng
với khai báo của tờ khai và chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ niêm phong
kẹp chì cont, sau đó ghi chú vào tờ khai xác nhận hàng hóa đúng với khai báo
và đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu. các
bước còn lại thực hiện tương tự như trường hợp luồng xanh.

Với uy tín và hoạt động luôn tuân thủ quy định pháp luật trong nhiều năm qua,
sau quá trình kiểm tra lô hàng đã nhận được kết quả phân luồng xanh. Tiếp theo, nhân
viên XNK nộp bộ hồ sơ hải quan (gồm: Giấy giới thiệu, Tờ khai hải quan – chưa thông
quan, Danh sách cont đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan) và chờ cán bộ hải
quan đóng dấu thông quan trên tờ khai hải quan cho hàng hóa.

Sau khi chứng từ của lô hàng được kiểm tra xong sẽ tới bước thanh toán thuế và
phí. Vì tinh bột sắn là một trong những sản phẩm được cấp hạn ngạch miễn thuế quan
theo hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Trung Quốc ACFTA nên thuế suất của mặt
hàng này sang Trung Quốc là 0%. Ngoài ra, nhân viên sẽ tiến hành đóng phí thanh lý
cảng và vào sổ để tàu không bị rớt lại dù đã được thông quan. Đến ngày 22/5/2022, hãng
tàu SITC Container Lines cấp cho APFCO bộ vận đơn gốc sạch On Board với số vận
đơn SITGC8TA003234 (chi tiết tờ khai hải quan và vận đơn tại phụ lục F, E).

2.2.2.6. Hoàn thiện, kiểm tra và bàn giao bộ chứng từ

Vì điều kiện thanh toán mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán là phương
thức thanh toán bằng L/C nên sau khi giao hàng cho tàu, nhân viên bộ phận Kinh doanh
XNK và phòng Tài chính kế toán sẽ tổng hợp lại các chứng từ cần thiết, sau đó kiểm tra,
21

chỉnh sửa, bổ sung hoặc yêu cầu phát hành lại nếu có sai sót. Sau khi bộ chứng từ đã
được kiểm tra đầy đủ sẽ được gửi đến ngân hàng thông báo là Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Quảng Ngãi để yêu cầu nhận
thanh toán.

Thực tế đối với lô hàng EX233-22, theo như L/C được Xiamen phát hành bởi
ngân hàng China Citic Bank, chi nhánh Xiamen thì phía người bán APFCO sẽ chuẩn bị
đầy đủ toàn bộ chứng từ và gửi cho bên mua Xiamen thông qua ngân hàng thông báo là
Ngân hàng Vietcombank. Bộ chứng từ bao gồm: hối phiếu (B/E), hóa đơn thương mại
(Commercial Invoice), Packing List, vận đơn (B/L), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O),
giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, GCN chất lượng (C/Q), kèm theo 1 số GCN khác
(chi tiết tại phụ lục B-H). Trong đó, đối với giấy chứng nhận xuất xứ C/O, sau khi hàng
đã xếp lên tàu, nhân viên XNK nộp hồ sơ xin cấp C/O form E đã chuẩn bị sẵn lên Phòng
Quản lý Xuất Nhập khẩu khu vực Đà Nẵng vào ngày 22/05/2022. Đến ngày 25/05/2022,
lô hàng xuất khẩu của APFCO được xác nhận cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa với
tiêu chí xuất xứ “WO”. Bên cạnh yêu cầu cung cấp C/O trong bộ chứng từ, phía công ty
cũng muốn dùng C/O form E để xác nhận hàng hóa với mã HS 11081400 xuất xứ từ Việt
Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế suất xuất khẩu 0% theo hiệp định khung về hợp tác kinh
tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

Sau khi ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ, Vietcombank sẽ kiểm tra
lại và chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng phát hành L/C China Citic Bank
xem xét trả tiền.

2.2.2.7. Lưu trữ hồ sơ + chứng từ

Để có cơ sở đối chiếu cho các tình huống phát sinh, khiếu nại, tranh chấp, bộ hồ
sơ và chứng từ gốc của lô hàng xuất khẩu EX233-22 sẽ được chuyển đến cho Phòng Tài
chính kế toán để lưu trữ cẩn thận và trích một bản sao bộ chứng từ xuất khẩu để lưu hồ
sơ.
22

2.3. Thực trạng xuất khẩu của Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi
trong thời gian thực tập
Trong thời gian này, trước tình hình khó khăn không chỉ của dịch bệnh Covid
đang quay trở lại, tình hình chiến sự Nga và Ukraina cũng gây áp lực nặng nề đến các
doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, tất cả các chi phí đều tăng đáng kể so với trước, từ
giá nguyên vật liệu đầu vào, đến chi phí thuê PTVT, cước tàu, cước phí vận chuyển …
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của APFCO,
khiến giá chào hàng của sản phẩm cùng với các chi phí phát sinh liên quan tăng làm công
ty gặp khó khăn trong việc thương lượng về giá với các đối tác cũng như tính cạnh tranh
so với đối thủ tăng cao.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách “Zero Covid” dẫn
đến quá trình kiểm tra hàng hóa thông quan và thủ tục bị kéo dài hơn so với trước. Cụ
thể, chứng từ giải quyết chậm, không thể luân chuyển được khiến cho các lô hàng xuất
khẩu trì trệ, kéo dài thời gian giao hàng trong hợp đồng.

2.4. Đánh giá chung


2.4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, APFCO tự thực hiện toàn bộ quy trình xuất khẩu lô hàng tinh bột sắn
EX233-22 sang Trung Quốc. Việc tự chủ trong toàn bộ quy trình xuất khẩu không chỉ
giúp công ty cắt giảm được chi phí hơn so với việc thuê công ty giao nhận, mà còn hạn
chế được những rủi ro liên quan đến việc ủy thác 1 hay nhiều khâu xuất khẩu cho bên
Forwarder (ví dụ, bên Forwarder còn non trẻ, dẫn đến bị chậm trễ trong quá trình giao
nhận hàng hóa tại cảng, gây thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn giảm uy tín của công
ty xuất khẩu). Đồng thời, việc tự chủ thực hiện xuất khẩu cũng chứng tỏ đội ngũ nhân
viên dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản công tác nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

Thứ hai, APFCO làm chủ trong quy trình xuất khẩu khi thương lượng điều khoản
giao hàng CFR trong hợp đồng EX233-22/APFCO. Bình thường, các doanh nghiệp XNK
sẽ dùng điều khoản FOB đối với hàng xuất và CIF đối với hàng nhập. Nhưng trong hợp
đồng này, phía APFCO đã bán theo điều khoản CFR. Điều này giúp cho công ty chủ
23

động về quyền vận tải, nắm bắt được chính xác lịch trình tàu chạy sẽ đàm phán về thời
hạn giao hàng cho có lợi nhất với mình.

Thứ ba, phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng L/C được hai bên thỏa thuận
sử dụng trong hợp đồng tạo mối quan hệ bình đẳng và đều mang lại lợi ích cho các bên.
Về phía nhập khẩu Xiamen, khách hàng được đảm bảo chỉ khi hàng hóa được giao mới
phải thanh toán tiền lô hàng. Về phía APFCO, công ty sẽ đảm bảo được rằng sẽ nhận
khoản thanh toán tiền hàng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp.

Thứ tư, APFCO có hệ thống nhà máy phủ rộng khắp cả trong và ngoài nước, từ
Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh cho đến nước bạn Lào. Nhờ vậy mà
quy mô, năng suất hoạt động, thu mua sắn từ các nhà máy rất lớn, đủ để đáp ứng xuất
khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, …

2.4.2. Hạn chế


Bên cạnh các ưu điểm trên, quy trinh xuất khẩu tinh bột sắn (mì) của APFCO vẫn
còn tồn tại vài hạn chế nhất định.

Thứ nhất, công ty vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Theo
thống kê về thị trường xuất khẩu tinh bột sắn tại công ty, thị trường Trung Quốc chiếm
hơn 85% tổng lượng hàng xuất khẩu. Do vậy, tình trạng phụ thuộc gần như hoàn toàn
vào thị trường Trung Quốc dẫn đến sự bị động, thiếu bền vững. Ví dụ điển hình là trong
tình hình căng thẳng của đại dịch Covid 19 tại Trung Quốc năm 2021 vừa qua, với chính
sách Zero Covid đã làm cho cửa khẩu tạm đóng, các doanh nghiệp VN không thể thông
quan xuất khẩu hàng hóa sang. Điều này kéo theo hoạt động kinh doanh của công ty
giảm sút, đồng thời giá thu mua sắn thô từ nông dân cũng giảm mạnh, ảnh hưởng không
chỉ công ty mà còn ảnh hưởng đến đời sống của nông dân VN. Giá thu mua sắn tươi từ
nông dân giảm dẫn đến nông dân từ bỏ trông cây sắn để chuyển sang các loại cây lương
thực khác mang tính kinh tế hơn. Do vậy, lượng nguyên liệu sẵn tươi đầu vào cho quy
trình sản xuất của công ty, làm cho quá trình sản xuất của công ty bị giám đoạn, giảm
sút.
24

Thứ hai, lực lượng nhân viên chuyên môn XNK vẫn còn khá ít, chưa đáp ứng đủ
khối lượng công việc lớn khi có nhiều lô hàng xuất khẩu trong thời gian cao điểm. Đồng
thời, khâu kiểm tra chứng từ còn khá rời rạc giữa các bộ phận, các bộ phận chỉ kiểm tra
nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình rồi báo cáo lại chứ chưa có sự kết hợp chặt
chẽ.

Thứ ba, điều khoản giao hàng quy định trong hợp đồng giữa hai bên không dẫn
chiếu đến điều khoản thương mại quốc tế Incoterm. Cụ thể ở điều khoản giao hàng trong
hợp đồng chỉ ghi: “CFR Quingdao port, China” chứ không đề cập đến cụm từ Incoterms
+ năm ban hành. INCOTERMS không phải là nguồn tập quán thương mại duy nhất,
được áp dụng đồng nhất trên thế giới. Do đó, nếu trong hợp đồng không dẫn chiếu cụ
thể tới INCOTERMS có thể dẫn đến việc các bên có những cách hiểu không thống nhất
về điều kiện thương mại được đề cập, dẫn đến những tranh chấp không đáng có xảy ra.
Giả sử, sau khi hàng hóa đã xuất cảng nhưng gặp phải một vài sự cố dẫn đến 2 bên tranh
chấp, việc không quy định rõ nguồn luật áp dụng khiến cho các bên nhầm lẫn trong việc
xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng.

Thứ tư, quy trình vận chuyển, tập kết hàng hóa nội địa giữa các nhà máy và công
ty mẹ còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù với ưu điểm có nhiều nhà máy trải dài khắp cả
nước, tuy nhiên điều này lại mang đến khó khăn cho quy trình logistic của công ty khi
tổng hợp hàng xuất khẩu. Mỗi nhà máy ở một vùng khác nhau, sản xuất nhãn hiệu tinh
bột sắn khác nhau đều cung cấp cho công ty để xuất khẩu ra nước ngoài, do việc tập hợp
hàng hóa cho lô hàng xuất khẩu gửi đi sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian, nhân lực hơn. Cụ
thể đối với lô hàng tinh bột sắn hiệu Con Hổ ở trên được sản xuất tại Nhà máy Cồn và
Tinh bột sắn Đăk Tô (KonTum), sau đó hàng hóa được bên vận tải nội địa chở ra cảng
Chu Lai Trường Hải (Quảng Nam). Vì đặc tính của sản phẩm tinh bột sắn là giá bán rẻ,
do vậy công ty chọn phương thức thuê phương tiện vận tải nội địa chở hàng ra cảng rồi
đóng nhằm tiết kiếm chi phí kéo cont về đóng tại cảng. Tuy nhiên, vì vị trí địa lý từ nhà
máy đến cảng vẫn còn xa nên chi phí vận tải nội địa công ty phải chịu tương đối lớn.
25

Qua chương 2, người đọc được tìm hiểu sâu hơn về công tác tổ chức thực hiện
xuất khẩu lô hàng tinh bột sắn thực tế của Công ty CP Nông sản Quảng Ngãi bằng
đường biển. Đồng thời, người đọc cũng hiểu rõ hơn về thực trạng xuất khẩu hiện nay
của công ty, cũng như ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện xuất khẩu
mà doanh nghiệp đang gặp phải.
26

CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ


3.1. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập
Sau khoảng thời gian thực tập thực tế, em nhận ra rằng đây là một cơ hội rất tốt
để bản thân có thể đưa những kiến thức lý thuyết trên sách vở vào thực tế quá trình trải
nghiệm tại công ty, được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế. Từ đó, bản thân dựa
trên những trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập làm việc để đúc rút ra nhiều bài
học cho bản thân – chắc chắn đây sẽ là một trong những tài sản quý báu trong quãng thời
gian sinh viên. Đồng thời, cơ hội này cũng giúp bản thân có thể thêm tự tin để bước tiếp
trên con đường nghề nghiệp tương lai của bản thân.

3.1.1. Về nghiệp vụ chuyên môn

Trước khi bắt đầu thời gian thực tập, em chỉ hiểu về nghiệp vụ qua các kiến thức
chuyên ngành được đào tạo trong chương trình giảng dạy ở trường. Lượng kiến thức tiếp
thu trên giảng đường khá rộng, bao quát, tập trung nhiều khía cạnh và mang tính toàn
diện. Do vậy trong quá trình mới bắt đầu thực tập tại công ty, bản thân vẫn còn nhiều bỡ
ngỡ khi chưa biết cách đưa lý thuyết vào thực tiễn nghiệp vụ. Tuy nhiên, sau quá trình
thực tập tại Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi giúp em có nhiều cơ hội quan
sát và bước đầu hình dung rõ ràng hơn về nghiệp vụ XNK hàng hóa, từ đó chuyển từ lý
thuyết đã học trên giảng đường ứng dụng vào thực tiễn và rút ra nhiều bài học quan
trọng.

Thứ nhất, kiến thức nền tảng về xuất nhập khẩu rất quan trọng đối với công việc
này. Do vậy, cần trang bị nền tảng vững chắc, đặc biệt là biết và hiểu về các loại chứng
từ, giấy tờ cần có trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Qua thời gian thực tập, được học
hỏi, quan sát, thực hiện chuẩn bị kiểm tra bộ chứng từ em hiểu được rằng chỉ một sai sót
nhỏ cũng có thể không nhận được đúng khoản tiền thanh toán, chứng từ không hợp lệ và
nhiều hậu quả khác.

Thứ hai, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình làm việc lẫn cuộc
sống. Vì thực tập ở mảng xuất nhập khẩu quốc tế nên nhu cầu sử dụng tiếng anh vô cùng
27

thường xuyên và gần như là mỗi ngày thông qua email trao đổi trực tiếp. Quá trình thực
tập giúp em áp dụng kiến thức đã được học ở môn Ngoại ngữ chuyên ngành 5,6,7 về viết
thư chào hàng, phản hồi với đối tác nước ngoài hay cách soạn thảo hợp đồng bằng Tiếng
Anh, cách đọc B/L, L/C … vào nghiệp vụ xuất khẩu thực tế. Nhờ vào trải nghiệm thực
tế, bản thân cũng củng cố thêm được từ vựng, kiến thức được học ở trường đồng thời
hiểu được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh được học ở trường.

3.1.2. Về kỹ năng của bản thân


Bên cạnh những kiến thức về nghiệp vụ, em còn tự tích lũy cho bản thân những
kĩ năng mềm khác, đây là những kĩ năng phải trải nghiệm thực tế để bản thân tự đúc rút
chứ không có trên lý thuyết, sách vở được học tại trường. Do vậy, bản thân rất trân trọng
những kĩ năng đã cải thiện, học hỏi được trong quá trình thực tập tại công ty.

Đầu tiên là về kỹ năng giao tiếp, thực tập trong một công ty có quy mô lớn, môi
trường làm việc chuyên nghiệp, được tiếp xúc, làm việc với rất nhiều anh chị đi trước
phần nào khiến bản thân em không khỏi áp lực, lúng túng khi biểu đạt ý kiến, cũng như
đưa ra những câu hỏi với các anh chị khi gặp khó khăn khiến công việc đôi lúc bị gián
đoạn. Tuy nhiên, với nỗ lực giao lưu, kết nối với mọi người đồng thời được các anh chị
trong phòng nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, đặc biệt là sự dẫn dắt tận tình của chị Vân đã
giúp em trở nên chủ động và tự tin hơn. Cụ thể, trong quá trình giải quyết chứng từ gặp
vấn đề, em sẽ không ngại và chủ động hỏi ý kiến các anh chị đồng nghiệp khác, khi chị
Vân đang bận xử lý công việc gấp. Nhờ vậy mà bản thân có thể tạo được mối quan hệ
tốt với đồng nghiệp, vừa được đánh giá cao bởi tinh thần ham học hỏi, chịu khó từ mọi
người. Bên cạnh đó, em cũng đã ứng dụng được những kiến thức đã được học ở môn
Văn hóa trong kinh doanh quốc tế - hiểu được văn hóa kinh doanh của đối tác để từ đó
có thể đưa ra phương án giao tiếp hiệu quả nhất, đạt kết quả tốt nhất.

Song song với đó là kỹ năng quản lý thời gian và lập kế hoạch, một trong những
kỹ năng thiết yếu trong quá trình làm việc, đặc biệt đối với ngành xuất nhập khẩu. Em
đã biết tự lên kế hoạch làm việc cho bản thân, sắp xếp công việc theo trình tự thời gian
ưu tiên hợp lý, tránh những yếu tố khách quan làm xao nhãng từ bên ngoài như điện
28

thoại cá nhân, ứng dụng mạng xã hội để từ đó có thể đảm bảo hoàn thành công việc đúng
tiến độ, đạt hiệu suất làm việc cao nhất. Bên cạnh đó, môn học Phát triển kĩ năng được
giảng dạy tại trường cũng đã giúp em rất nhiều trong quá trình lập kế hoạch làm việc cho
bản thân.

Thêm vào đó em còn được học cách sử dụng thành thạo hơn kỹ năng tin học và
các thiết bị văn phòng. Hiện nay, ở thời đại ứng dụng công nghệ số, việc thành thạo kỹ
năng tin học văn phòng là yêu cầu căn bản của mỗi nhân viên ở bất kì công ty nào. Do
vậy, quá trình thực tập đã giúp em có cơ hồi để tiếp xúc thường xuyên và nhuần nhuyễn
với các phần mềm, ứng dụng như Microsoft Office, Google tools, hay phần mềm ECUS5
VNACCS, … từ đó nâng cao được kỹ năng và thao tác. Ngoài ra, em còn được học cách
sử dụng các thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy fax, máy scan phục vụ cho công
việc.

3.1.3. Về định hướng nghề nghiệp


Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học Ngoại thương là một chuyên
ngành rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động kinh tế quốc tế. Giáo trình, chương trình
giảng dạy tại trường đa dạng rất nhiều môn học trước khi bắt đầu các môn chuyên ngành.
Do vậy, giai đoạn đầu quá trình thực tập bản thân còn khá mơ hồ về chuyên ngành đã
lựa chọn qua hơn 3 năm học cũng như chưa định hướng được hướng đi phù hợp với bản
thân trong tương lai. Thực tập tại bộ phận Kinh doanh XNK là cơ hội rất tốt cho em để
có thể kiểm nghiệm lại kiến thức được giảng dạy tại trường và thử sức ở một vị trí thực
tế tại doanh nghiệp. Tuy chỉ với 5 tuần thực tập ngắn ngủi, em đã có thể phần nào hiểu
rõ hơn về công việc chuyên ngành đã chọn, rút ra được nhiều bài học cá nhân cũng như
biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp hơn trong
tương lai.

3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu cho đơn vị
thực tập trong tương lai
Thứ nhất, APFCO cần đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm các đối
tác mới ở Đài Loan, Nhật, Hàn… để tránh bị sức ép từ những khách hàng quen thuộc tại
29

Trung Quốc, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid vẫn đang diễn biến căng thẳng. Do
vậy, việc tìm những đối tác mới ở các thị trường khác giúp công ty giành thế chủ động
hơn trong các giao dịch trong tương lai.

Thứ hai, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên bộ phận chứng từ XNK thông
qua các chương trình đào tạo, các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn về khai thuế, hải quan,
nghiệp vụ XK, xử lý tình huống phát sinh… Bên cạnh đó, số lượng nhân viên XNK hiện
tại chưa đáp ứng được hết nhu cầu công việc đề ra. Cụ thể, ở lô hàng xuất khẩu trên, chỉ
có 1 nhân viên XNK và 1 nhân viên chứng từ phòng Kế toán thực hiện các công việc từ
đầu đến cuối, đặc biệt là chị Vân phòng Kinh doanh XNK đảm nhận lô hàng đã thực
hiện tất cả các khâu trong quy trình. Mặc dù 1 người làm xuyên suốt quy trình sẽ hiểu rõ
về lô hàng hơn, tuy nhiên việc đảm nhận như vậy có thể xảy ra nhiều sai sót do khối
lượng công việc quá nhiều. Do vậy, APFCO nên có giải pháp kịp thời giải quyết vấn đề
nhân sự, cụ thể nên tuyển thêm ít nhất 2 chuyên viên chứng từ XNK và thanh toán để
giúp giảm áp lực của nhân viên hiện tại. Đồng thời, tránh tình trạng trì hoãn công việc
do lỗi phải yêu cầu tu sửa/ thiếu chứng từ… Cùng với đó, có thể phân hóa nhân sự theo
chuyên môn từng công đoạn mà vẫn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để năng suất công
việc đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, khi kí kết hợp đồng, 2 bên nên ghi rõ nguồn luật dẫn chiếu trong điều
kiện giao hàng để phòng khi có tranh chấp, phát sinh xảy ra phía APFCO có thể đảm bảo
quyền lợi. Cụ thể nên quy định rõ điều kiện giao hàng như sau: “CFR Quingdao port,
China, Incoterms 2020/2010/2000…” giúp ràng buộc các bên về quyền và nghĩa vụ.

Thứ tư, thiết kế chương trình đào tạo thực tập sinh chính thức và chuyên nghiệp
nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ. Vì
thực tập sinh cũng là nguồn nhân lực tiềm năng, tuy còn thiếu nhiều kinh nghiệm nhưng
đó cũng là một lợi thế để công ty có thể đào tạo bài bản thành nhân viên chính thức có
chuyên môn, phù hợp với yêu cầu và văn hóa của công ty. Với vai trò là một thực tập
sinh, đã và đang được trải nghiệm, học hỏi tại công ty, em mong muốn đề xuất phương
án này để các bạn thực tập sinh tiếp theo tại công ty có thể trải nghiệm một chương trình
30

đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng, giúp công ty có thể chọn ra nhân lực phù hợp với
mình.

Như vậy, thông qua những chia sẻ và đề xuất trong quá trình thực tập, em đã học
hỏi được nhiều kĩ năng mềm cần thiết cũng như kiến thức trải nghiệm thực tiến từ công
việc. Với góc nhìn từ một thực tập sinh để đưa ra những đề xuất dựa trên đánh giá về
quy trình xuất khẩu của công ty, em hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho
Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cho các hoạt động xuất khẩu sau này.
31

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, xuất nhập khẩu góp phần to lớn trong sự
phát triển kinh tế của một quốc gia. Với vai trò là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
nội địa và xuất khẩu tinh bột sắn sang nước ngoài, Công ty CP Nông sản thực phẩm
Quảng Ngãi luôn nỗ lực cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc, nhằm mang lại sự hài
lòng cho không chỉ khách hàng trong nước mà còn ở nước ngoài, và tự tin hướng đến
mục tiêu là công ty sản xuất, kinh doanh tinh bột sắn đứng đầu cả nước trong tương lai.
Với quy mô lớn và có nhiều năm hoạt động, công ty đã gặt hái được một số thành tựu
nhất định, đồng thời phát triển mạnh mẽ nhờ xây dựng bộ máy hoạt động vững chắc, có
sự liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn đọng một số khó khăn, hạn chế đòi
hỏi phải có những đề xuất giải pháp kịp thời và thiết thực.

Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, em đã
có cơ hội đưa những lý thuyết được học trên giảng đường vào nghiệp vụ thực tế, học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm thực tế giúp ích cho công việc sau này, cũng như được tạo điều
kiện học tập, tham gia vào công tác tại bộ phận Kinh doanh XNK. Bên cạnh đó, do thời
gian thực tập còn hạn chế đồng thời lượng kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình làm
bài báo cáo vẫn còn nhiều sai sót, nếu có thêm nhiều thời gian em sẽ cố gắng hoàn thiện
bài báo cáo hơn.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn cô Lưu
Thị Bích Hạnh và các anh chị bộ phận Kinh doanh XNK đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình thực tập và hoàn thành đề tài báo cáo: “Quy trình xuất khẩu tinh bột sắn tại
Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi”.

Em xin chân thành cảm ơn!


32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, 2020, Báo cáo tài chính Công ty mẹ
Kiểm toán năm 2019, Quảng Ngãi.
2. Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, 2021, Báo cáo tài chính Công ty mẹ
Kiểm toán năm 2020, Quảng Ngãi.
3. Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, 2022, Báo cáo tài chính Công ty mẹ
Kiểm toán năm 2021, Quảng Ngãi.
4. Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, 2022, Báo cáo thường niên năm 2021,
Quảng Ngãi.
5. Nguyễn Hồng Đàm, 2005, Giáo trình Vận tải và Giao nhận trong ngoại thương,
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
6. GS. Đinh Xuân Trình, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Lao động Xã hội, Hà
Nội.

Website

7. Website Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi,


<http://www.apfco.com.vn/>, truy cập ngày 25/07/2022.

8. Website VietstockFinance, < https://finance.vietstock.vn/APF/tai-tai-lieu.htm>,


truy cập ngày 27/07/2022.
33

PHỤ LỤC

Phụ lục A: Hình ảnh minh họa sản phẩm tinh bột sắn hiệu Con Hổ của Nhà máy Cồn
và Tinh bột sắn Đăk Tô – Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.

Phụ lục B: Hợp đồng mua bán giữa Công ty CP Nông sản thực Phẩm Quảng Ngãi và
Công ty Xiamen ITG Paper Corp.,Ltd.

Phụ lục C: Hóa đơn thương mại

Phụ lục D: Packing list

Phụ lục E: Vận đơn phát hành bởi SITC

Phụ lục F: Tờ khai hải quan

Phụ lục G: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Phụ lục H: Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ form E

Phụ lục I: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP Nông sản thực phẩm
Quảng Ngãi 2019

Phụ lục J: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP Nông sản thực phẩm
Quảng Ngãi 2020

Phụ lục K: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP Nông sản thực phẩm
Quảng Ngãi 2021
34

Phụ lục A: Hình ảnh minh họa sản phẩm tinh bột sắn hiệu Con Hổ của Nhà máy
Cồn và Tinh bột sắn Đăk Tô – Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.
35

Phụ lục B: Hợp đồng mua bán giữa Công ty CP Nông sản thực Phẩm Quảng Ngãi
và Công ty Xiamen ITG Paper Corp.,Ltd (1/2)
36

Phụ lục B: Hợp đồng mua bán giữa Công ty CP Nông sản thực Phẩm Quảng Ngãi
và Công ty Xiamen ITG Paper Corp.,Ltd (2/2)
37

Phụ lục C: Hóa đơn thương mại


38

Phụ lục D: Packing list


39

Phụ lục E: Vận đơn phát hành bởi SITC


40

Phụ lục F: Tờ khai hải quan (1/3)


41

Phụ lục F: Tờ khai hải quan (2/3)


42

Phụ lục F: Tờ khai hải quan (3/3)


43

Phụ lục G: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật


44

Phụ lục H: Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ form E


45

Phụ lục I: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP Nông sản thực
phẩm Quảng Ngãi 2019
46

Phụ lục J: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP Nông sản thực
phẩm Quảng Ngãi 2020
47

Phụ lục K: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP Nông sản thực
phẩm Quảng Ngãi 2021

You might also like