You are on page 1of 13

Nội dung 1: Vấn đề cơ bản của triết học.

1. Vì sao quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của Triết học?
Vì vật chất và yt là 2 pham trù rộng nhất thế giới. Mọi cái trên tg chỉ thuộc 1 trong 2 phạm trù
này. Vì vậy khi giải thích thế giới, các nhà Triết học buộc phải chọn 1 trong 2 phương thức
làm điểm xuất phát để giải thích.
- Nếu chọn vc để gth → đảng duy vật.
- Nếu chọn ý thức để gth → đảng duy tâm.

Nội dung 2: Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật
trước Mác quan niệm về vật chất. Nội dung và ý nghĩa phương
pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin.
2. Nêu sự giống, khác nhau giữa các chủ nghĩa duy vật.
Giống: lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới, không viện đến thần linh, thượng đế
hay các lực lượng siêu nhiên.
Khác:
a. Chủ nghĩa duy vật chất phác (ngây thơ): đồng nhất vật chất với vật thể.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình: coi vật chất là nguyên tử nhỏ nhất, nhìn thế giới như một
cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản ở trong trạng thái biệt lập
và tĩnh tại.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng: quan niệm vật chất là những gì tồn tại hiện thực khách
quan, ngoài ý thức, cảm giác con người. → Hình thức cao nhất của CNDV

3. Phân biệt vật chất ở góc độ trừu tượng và góc độ cụ thể


- Góc độ trừu tượng: vật chất là những gì tồn tại hiện thực khách quan, ngoài cảm giác
con người
- Góc độ cụ thể: vật thể là vật chất
VD: Gỗ là vật chất → đúng nhưng chưa đủ, vì vật chất còn là những gì chỉ tồn tại
hiện thực khách quan ngoài ý thức, cảm giác của con người.
Uyên là người → đúng nhưng chưa đủ, vì người còn là những người khác trên
thế giới.
4. Tồn tại là vật chất hay ý thức? Tồn tại vừa là vật chất, vừa là ý thức. Tồn tại hiện
thức khách quan là vật chất. Tồn tại hiện thực chủ quan là ý thức.
=> Ý NGHĨA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LENIN:
- Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để cả 2 mặt vấn đề cơ bản của Triết học trên
lập trường Duy vật biện chứng.
- Chống lại chủ nghĩa duy tâm, khẳng định vật chất có trước.
- Chống lại thuyết bất khả tri.
- Khắc phục cách hiểu chưa đúng của CN duy vật ngây thơ và CNDV siêu hình (quy
chung về riêng, quy vật chất về vật thể)
- Khắc phục cuộc khủng hoảng trong Khoa học tự nhiên cuối 19, 20…

Nội dung 3: Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản
chất, kết cấu của ý thức và mối quan hệ giữa vật chất, ý thức.
5. Trong óc người có gì?
Bộ óc người có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức tạp, bao gồm khoảng
14 -15 tỷ tế bào thần kinh. Ý thức là "hình ảnh" về hiện thực khách quan trong óc
người.
6. Có óc, có vật chất thì có ý thức (hiểu biết về vật chất) chưa? Chưa vì nguồn gốc
tự nhiên chỉ là điều kiện cần, con người phải tác động làm cho vật chất bộc lộ các đặc
điểm để con người nhận thức lấy, đúc kết thành tri thức. Ý thức là 1 hiện tượng mang
bản chất xã hội.

QUAN ĐIỂM DVBC VỀ NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC:


a. Nguồn gốc tự nhiên => điều kiện cần
- Chủ thể nhận thức: bộ óc con người bình thường.
- Khách thể nhận thức: thế giới vật chất
b. Nguồn gốc xã hội => điều kiện đủ
- Lao động biến con vật thành con người (đôi tay, lửa), làm cho vật chất bộc lộ các đặc
điểm để con người nhận thức lấy, đúc kết thành tri thức.
- Ngôn ngữ (tiếng nói + chữ viết) là phương thức truyền bá kinh nghiệm sx cho đời sau,
giúp con người trao đổi tình cảm với nhau. -> văn minh hơn con vật.
7. Thuộc tính nào của vật chất liên quan đến sự ra đời của ý thức? → Phản ánh.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi vật chất, từ hòn đá, cỏ cây; Ý thức là "hình
ảnh" về hiện thực khách quan trong óc người
8. Mặt người trong gương là vc hay yt? Vật chất vì nó tồn tại hiện thực khách quan,
nằm ngoài ý thức, cảm giác con người.
9. Phân biệt sự giống và khác trong phản ánh giữa óc chó và óc người
Giống: đều biết phản ánh bằng tâm lí (biết yêu thương, hờn giận,...)
Chó trung thành, mèo ghi nhớ, bồ câu chung thủy, rắn trả thù,….
Khác:
○ Ý thức là “đặc sản” hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người - hình
thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.
○ Bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên (là kết quả phát triển
hàng triệu năm, rất tinh vi và phức tạp, bao gồm khoảng 14, 15 tỷ tế bào thần
kinh)
10. Tiếng nói và chữ viết là vc hay yt?
- Tiếng nói và chữ viết là vật chất vì nó tồn tại khách quan ngoài yt con người.
- Nói chính xác hơn, ngôn ngữ là phương tiện vật chất chở ý thức từ trong óc ra bên
ngoài → con người hiểu nhau.
11. Trong 2 nguồn gốc, nguồn gốc nào quyết định hình thành ý thức
- Nguồn gốc xã hội. Vì tách khỏi xã hội, người sẽ không có ý thức, dù trước đó đã có.
- Ý thức là một hiện tượng có tính xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội
về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.

QUAN ĐIỂM DVBC VỀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC:


a. Theo chiều ngang (phần nổi)
- Đời sống tinh thần, tình cảm.
- Lý tưởng, ước mơ, hoài bão, ý chí.
- Tri thức.
b. Theo chiều dọc (phần chìm)
- Tự ý thức: tự nhận thức chính mình
- Tiềm thức: ý thức con người chìm ẩn dưới các tầng sâu bộ não
- Vô thức: bản năng, vô điều kiện, không thể tránh khỏi
12. Trong các thành phần của ý thức, thành phần nào quan trọng nhất? Tri thức là
quan trọng nhất vì thiếu tri thức thì mọi ước mơ của con người dù có đẹp đến mấy
cũng trở nên không tưởng, hão huyền.

QUAN ĐIỂM DVBC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC:


a. Vật chất quyết định ý thức
- Vật chất nào quy định ý thức ấy.
b. Tác động trở lại của ý thức đến vật chất:
- Theo 2 hướng tích cực và tiêu cực -> tính năng động và vai trò của yt
+ Ý thức phản ánh đúng vật chất -> hoạt động hiệu quả, thắng lợi.
+ Ý thức phản ánh sai vật chất -> thất bại.
=> Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là
của triết học hiện đại”
13. Vì sao VN kém các đối thủ khác (Mỹ, Pháp) về vật chất nhưng vẫn giành thắng
lợi?
- Llvc chỉ có thể bị đánh bại bằng llvc. VD muốn đánh được máy bay Mỹ (vật chất) ta
phải dùng pháo, vũ khí đạn dược (vật chất) chứ không thể dùng ý thức hay tinh thần.
- Lí luận (ý thức đúng) khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân (vật chất) thì biến thành
llvc to lớn, có thể đánh bại llvc khác. → vai trò của ý thức đúng = tinh thần yêu nước
và căm thù giặc.

Nội dung 4: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên
lý mối liên hệ phổ biến, nguyên lý phát triển.
PHÉP BCDV LÀ KHOA HỌC VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
- Nhìn sự vật hiện tượng ở trạng thái động; mọi sự vật hiện tượng có mối liên hệ mật
thiết.
- Đặc điểm của mối liên hệ phổ biến:
a. Tính khách quan: các mlh nằm ngoài ý thức con người, dù có muốn hay không
b. Tính phổ biến: Trong tự nhiên (các loài đv liên hệ với nhau. VD: cộng sinh, kí
sinh,...); Trong xã hội (liên hệ giữa người - người, quốc gia này - quốc gia khác,...)
=> Ý NGHĨA PPL: Khi xem xét thế giới cần phải có 2 quan điểm sau đây: quan điểm toàn
diện và lịch sử cụ thể.
- Quan điểm toàn diện -> chống siêu hình phiến diện; yêu cầu con người phải xem xét
tất cả các mặt, mối liên hệ (ưu tiên bên trong, cơ bản, trực tiếp).
- Quan điểm lịch sử cụ thể -> giá trị của mlh trong bối cảnh lịch sử đó.
VD: cũng là cái chết, có người k ai để ý, có người được cả tg biết đên.

PHÉP BCDV LÀ KHOA HỌC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN


- Tính khách quan: Ptr là xu thế chung nằm ngoài ý thức con người, muốn tồn tại sự
vật phải ptr.
- Tính phổ biến: Trong tự nhiên (quy luật chọn lọc tự nhiên, cạnh tranh sinh tồn, thích
nghi tồn tại,...); trong xã hội (xã hội sau phát triển hơn, tư duy đời sau phát triển
hơn,...)
=> Ý NGHĨA PPL: Khi xem xét thế giới cần phải có 2 quan điểm sau đây: quan điểm phát
triển và lịch sử cụ thể.
- Quan điểm ptr -> cho cái nhìn lạc quan về thế giới (phát triển hơn, tốt đẹp hơn).
- Chống siêu hình chỉ lặp lại mà k phát triển.
14. Sự giống và khác nhau giữa sự vận động và phát triển.
Giống: Đều là thay đổi nói chung
Khác:
Vận động Phát triển

Vận động là mọi thay đổi nói chung. Từ sự Phát triển chỉ là một hình thức vận
di chuyển vị trong không gian đến sự thay động theo hướng đi lên từ đơn giản
đổi trong vũ trụ và trong tư duy (nhiều đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
hướng). hoàn thiện.

Vận động thiên về lượng (rộng) Phát triển thiên về chất (sâu)

VD: đang ngồi học tích lũy tri thức VD: có bằng cấp

→ Vận động rộng hơn phát triển.


→ Phát triển là xu thế chung nằm ngoài ý thức con người.
15. Quan điểm lịch sử cụ thể được rút ra từ nguyên lí nào của phép BCDV?
Từ cả 2 nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
- Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều
kiện không gian và thời gian nhất định.
- Để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển
của nó vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở
từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.

Nội dung 5: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
NỘI DUNG
a. Sự thống nhất của các mặt đối lập
- Liên hệ, ràng buộc hữu cơ lẫn nhau một cách mật thiết (có A mới có B, có sáng mới
có tối,...)
- Đồng nhất bao hàm cả những mâu thuẫn khác biệt (tưởng chừng như k thể thống
nhất).
VD: sói cừu, nam nữ, sáng tối,...
b. Đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Bài trừ, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau -> có điều kiện sẽ chuyển hóa.
VD: giàu thành nghèo, đúng thành sai, địa chủ >< nông dân -> chuyển hóa xã hội
phong kiến thành xã hội tư bản.
c. Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh.
- Thống nhất ~ quy luật biện chứng coi đứng im là tương đối.
- Đấu tranh ~ quy luật biện chứng coi vận đống là tuyệt đối.
16. Vì sao đấu tranh là tuyệt đối? Vì nó diễn ra suốt từ đầu đến cuối sự tồn tại, ptr của
sự vật, cho đến khi sự vật hết mâu thuẫn ~ cái chết (mâu thuẫn = động lực ptr -> hết
mâu thuẫn = hết động lực phát triển).
17. Mâu thuẫn thể hiện trong xã hội ntn? Cách giải quyết? Mâu thuẫn thể hiện trong
xã hội thành: Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
● Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản đối
lập nhau và không thể điều hòa được.
○ VD: Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội, giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc
lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị...
○ Thường được giải quyết bằng bạo lực.
● Mâu thuẫn không đối kháng lực lượng xã hội có lợi ích nhất trí với nhau, chỉ mâu
thuẫn ở những mặt thứ yếu.
○ VD: công nhân, nông dân, sinh viên (khác nhau trong cách làm việc và cách
thu nhập; lợi ích chung dân giàu nước mạnh).
○ Giải quyết bằng phương pháp hòa bình, tuyệt đối không được dùng bạo lực.
18. Quy luật nào quan trọng nhất của phép bcdv? Quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập - “Hạt nhân” cơ bản nhất (cốt lõi nhất, thiếu nó không còn là
PBCDV). Vì nó chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển.

=> Ý NGHĨA PPL:


- Quy luật quan trọng nhất của PBCDV - hạt nhân (cơ bản, cốt lõi nhất, thiếu nó không
còn là PBCDV).
- Chỉ ra nhiệm vụ của khoa học: tìm ra và giải quyết mâu thuẫn -> thúc đẩy sv vận
động, phát triển.
- Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn cần tránh 2 pp siêu hình sau:
+ Hữu khuynh: với mâu thuẫn đối kháng mà dùng hòa bình để giải quyết.
+ Tả khuynh: với mâu thuẫn k đối kháng trong nhân dân mà dùng bạo lực gq.

Nội dung 6: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật
chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại.
NỘI DUNG: Lượng và chất là 2 mặt đối lập vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn lẫn nhau.
- Lượng - bên ngoài, thường xuyên biến đổi >< Chất - bên trong, ổn định, chậm biến
đổi.
- Lượng chưa qua ‘ĐỘ’ thì vẫn là nó. -> sự thống nhất, đứng yên, ổn định tương đối
của sv, trong phạm vi độ, lượng biến đổi nhưng chất thì chưa.
- Lượng vượt quá độ, đạt ‘ĐIỂM NÚT’ -> nhảy vọt, biến đổi chất.

19. Quy luật nào nói lên CÁCH THỨC phát triển của sự vật? Từ những thay đổi về
lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. Quy luật này là cách thức phát triển nói
chung của mọi sự vật trên thế giới.
20. Một danh y nói: “Tất cả đều là thuốc độc, tất cả đều là thuốc tiên, vấn đề là liều
lượng.” → ĐỘ vì uống thuốc đủ độ (liều) thì sẽ khỏi bệnh, uống quá (độ) liều → sự
biến đổi về chất của thuốc → thuốc độc.
VD: nấu quá lửa → cơm khê, không đủ lửa → cơm sống.
=> Ý NGHĨA PPL:
- Chỉ ra cách thức ptr nói chung của mọi svht.
- Yêu cầu con người tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Tránh 2 sai lầm
+ Tả khuynh: nôn nóng, k tích lũy lượng, bắt sv nhảy vọt về chất.
+ Hữu khuynh: sv tích lũy đủ lượng nhưng k cho nhảy vọt về chất.
Nội dung 7: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của các cặp
phạm trù: Cái chung và cái riêng, Nguyên nhân và kết quả, nội
dung và hình thức.

21. Cái chung có phải cái riêng không? Không, cái chung ko bao quát hết cái riêng (cái
chung ko bao quát cái duy nhất) / vì mắc lỗi siêu hình, quy chung về riêng. VD: bạn
không thể chỉ vào một người mà nói “con người là đây.”.
22. Cái riêng có phải cái chung không? Đúng nhưng chưa đủ. ”Tôi là người” - tôi là cái
riêng, người là cái chung → đúng nhưng chưa đủ, vì ngoài tôi, người còn là những
người có ý thức, biết lao động khác.
23. Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ
Nguyên cớ không phải nguyên nhân, do con người bịa ra, gắn với một sự vật nào
đó, làm người ta lầm tưởng là nguyên nhân, thường là mục đích xấu.
24. Muốn cho một sự kiện không ra đời thì con người phải làm gì? Muốn cho một sự
kiện không ra đời thì phải loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện tương ứng. Ngược lại
muốn một sự kiện nhanh chóng ra đời thì phải tạo ra các nguyên nhân, điều kiện
tương ứng.
25. Nhiệm vụ của các cuộc CM trên thế giới là gì? Xóa bỏ hình thức không phù hợp
với nội dung để mở đường cho sự vật phát triển.
26. Một người bản chất hay nói dối. Hôm nay, hắn nói: “Tôi đang nói thật.” Thì hắn
đang nói dối hay nói thật? Hắn đang nói dối vì bản chất của hắn là như thế.
Dối thật là dối, dối dối là thật.

Nội dung 8: Phần lý luận nhận thức


=> Giải quyết mặt thứ 2 của Triết học: con người có nhận thức được thế giới hay không?
BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC:
- Giới tự nhiên, thế giới vật chất con người - là đối tượng, khách thể của nhận thức.
27. Khách thể của nhận thức có phải toàn bộ thế giới khách quan không? Không
phải toàn bộ tg khách quan mà chỉ là bộ phận của thế giới đó nằm trong vùng hoạt
động thực tiễn của con người. VD: mặt trăng là khách thể NTCCN, nhưng những ngôi
sao xa xôi khác mà con người chưa biết đến thì không phải.
- Bộ óc con người bình thường là chủ thể của nhận thức.
- Nhận thức là sự tác động qua lại 2 chiều giữa chủ thể và khách thể.
- Nhận thức là quá trình đi sâu vô tận từ bên ngoài vào bên trong, từ ngẫu nhiên đến
tất nhiên, từ hình thức đến nội dung, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp 1
đến cấp 2,… cấp n cho đến khi tìm ra bản chất thật của sự vật.
- Trên mỗi bước đi của nhận thức, con người không ngừng giải quyết mâu thuẫn giữa
biết và chưa biết, biết ít và biết nhiều, biết nông cạn và sâu sắc; con người không
ngừng lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn, thức đo nhận thức.
THỰC TIỄN:
- KN: mọi hoạt động mang tính vật chất khách quan của con người nhằm tác động đến
đối tượng thỏa mãn nhu cầu con người.
- Các hình thức của thực tiễn:
+ Lao động sản xuất: ht cơ bản nhất của thực tiễn, vì từ hình thức này làm nảy
sinh ra các hình thức khác
+ Hoạt động xã hội: ht cao của thực tiễn, vì nó có thể biến chuyển từ xã hội này
sang xã hội khác.
+ Thực nghiệm khoa học: ht đặc biệt của thực tiễn, nhằm rút ngắn khoảng thời
gian chinh phục thế giới.
28. Hình thức cơ bản nhất của thực tiễn là gì? Lao động sản xuất vì từ hình thức này
làm nảy sinh ra các hình thức khác.
=> Vai trò:
- Vừa là điểm đầu - điểm xuất phát của quá trình nhận thức, thực tiễn đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức khoa học ở mỗi một thời kì lịch sử khác nhau.
- Thực tiễn là điểm cuối của nhận thức, thực tiễn (đang vận động) làm nhiệm vụ thước
đo, tiêu chuẩn kiểm tra chân lí.
QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC CẢM TÍNH VÀ NHẬN THỨC LÍ TÍNH
NHẬN THỨC CẢM TÍNH NHẬN THỨC LÍ TÍNH

trực quan sinh động tư duy trừu tượng

giai đoạn nhận thức đầu tiên, chủ yếu được giai đoạn nhận thức cao, có ở những
thu nhận bằng các giác quan, có cả những người học hành đầy đủ.
người ít học

phản ánh trực tiếp và tự phát → chỉ dừng lại phản ánh gián tiếp, tự giác về sự vật →
những cái bề ngoài, hiện tượng khả năng đi sâu vào bản chất bên trong.

- Biểu hiện = 3 hình thức: - 3 hình thức phản ánh


+ Cảm giác: hình thức phản ánh thấp nhất, + Khái niệm: ht cơ bản, phản ánh ~
giả định dựa trên 1 giác quan→ hiểu biết sơ nét bản chất nhất của sv.
lược về sự vật + Phán đoán: ht liên kết các khái niệm
+ Tri giác: sự vận động của nhiều giác quan → khẳng định/phủ định một đặc điểm
→ hiểu biết khá toàn diện của sự vật ở nhiều nào đó của sv.
đặc điểm + Suy lí: ht cơ bản nhất của tư duy
→ Giống nhau giữa cảm và tri giác: kết trừu tượng, nếu như các phán đoán tiền
quả phản ánh trực tiếp của sự vật đến giác đề đúng → suy ra tri thức mới.
quan; là biểu hiện của ý thức con người.
→ Khác: cảm giác - 1 giác quan; tri giác - Quy nạp Diễn dịch
nhiều giác quan, đầy đủ hơn.
+ Biểu tượng: được hình thành từ cảm giác
và tri giác, song phản ánh gián tiếp sự vật, chỉ cái riêng → cái phổ biến → cái
giữ lại những nét quan trọng nhất của sự vật, chung → phổ biến chung → cái riêng
chỉ xuất hiện khi bị kích thích.
đồng là chất dẫn mọi người phải
điện → đồng và chết → Hitle là
sắt là kim loại → con người → Hitle
mọi kim loại dẫn phải chết.
điện.

nhược điểm chưa đi sâu vào bản chất bên nhược điểm do phản ánh gián tiếp ->
trong svht. khả năng ảo tưởng, phản ánh sai sự vật.
=> QUAN HỆ:
- 2 giai đoạn kết tiếp nhau → giúp con người đạt đến chân lí.
- Nhận thức cảm tính cung cấp dữ liệu trực tiếp, nguyên sơ ban đầu để nhận thức lí tính khái
quát thành các quy luật, phạm trù → hiểu biết sâu hơn thế giới.
- Đề cao 1 trong 2 giai đoạn → mắc lỗi siêu hình:
- Đề cao nhận thức cảm tính → lỗi duy cảm (đề cao kinh nghiệm mà quên lí luận).
- Đề cao nhận thức lí tính → lỗi duy lí (đề cao lí luận sách vở mà quên thực tiễn)

Nội dung 9: Nội dung, ý nghĩa quy luật về sự phù hợp của quan
hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
- Lực lượng sản xuất: lực lượng mà xã hội dùng để tác động đến đối tượng → thõa
mãn nhu cầu con người, biểu hiện sự trao đổi chất giữa XH và TN.
- Cấu trúc lực lượng sản xuất:
+ Người lao động
+ Tư liệu sản xuất: tư liệu lao động (máy móc, bến bãi, cầu cống, cảng, người
máy, wifi ~ cơ sở hạ tầng) + đối tượng lao động (tự nhiên ~ khoáng sản, tài
nguyên & nhân tạo ~ nano, sợi tổng hợp,...)
- Tính chất của LLSX: tính cả thể & tính xã hội hóa.
29. Khái niệm nào nói lên sự trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên? LỰC LƯỢNG
SẢN XUẤT (xã hội ở đây là người lao động, tự nhiên là đối tượng lao động.)
30. Trong các yếu tố của LLSX, yếu tố nào quyết định? NGƯỜI LAO ĐỘNG. Vì người
là cao quý nhất, thiếu con người mọi tư liệu sx trở nên vô nghĩa.
31. Thước đo của các thời đại kinh tế là gì? Công cụ sản xuất. Thời đại đồ đá → đồ
đồng → đồ sắt → máy tính điện tử (nowadays → truyền thông tin đến cho mn).
32. Thế nào là tính chất cá thể của LLSX? VD? Xuất hiện từ khi nào?
Tính cá thể: 1 người với công cụ đơn giản tự tạo được sản phẩm; có từ thời nô lệ
phong kiến (tự cung, tự cấp).
VD: 1 anh nông dân tự trồng cây tre trong vườn nhà mình, sau đó đan thành rổ, đưa
ra chợ bán.
33. Thế nào là tính chất xã hội hóa của LLSX? VD? Xuất hiện từ khi nào?
Tính xã hội hóa: nhiều người tạo ra sản phẩm; thời chủ nghĩa tư bản.
VD: Muốn tạo ra một cái áo
tấm vải: người trồng dâu nuôi tằm
sau khi có tấm vải: thợ cắt, thợ may, người may cổ, người may thân, người
đơm khuy, người đóng gói.
QUAN HỆ SẢN XUẤT:
- QHSX được biểu hiện = 3 mối quan hệ:
+ Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất (tư hữu & công hữu).
+ Quan hệ tổ chức, phân công lao động sản xuất.
+ Quan hệ phân phối sản phẩm.
34. KN nào nói lên quan hệ giữa người với người trong sx? → KN quan hệ sản xuất.
35. Thế nào là chế độ tư hữu, có từ lúc nào? tư liệu sản xuất thuộc về ít người → chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất; Từ lúc xã hội có giai cấp - chế độ chiếm hữu nô lệ.
36. Thế nào là chế độ công hữu, có từ lúc nào? tư liệu sản xuất thuộc về nhiều người
→ công hữu về tư liệu sản xuất; Từ lúc xã hội nguyên thủy.
37. Trong 3 quan hệ sản xuất, quan hệ nào quyết định tất cả? QHSHTLSX, vì vật chất
quyết định ý thức. Ở đây vc là tư liệu sản xuất → ai nắm tlsx người đó quyết định, tổ
chức và phân phối. Mọi sự tranh giành trong lịch sử là tranh giành quyền sở hữu tlsx.
NỘI DUNG:
- LLSX và QHSX là 2 mặt đối lập -> Phương thức sản xuất (khi có sự phù hợp, thống
nhất).
- PTSX: cách thức sx ra của cải vật chất của xh loài người ở 1 giai đoạn nhất định. Ứng
với mỗi PTSX là một hình thái KTXH (nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản, XHCN).
- LLSX là cái quyết định, LLSX nào QHSX ấy.
a. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX:
- LLSX - bên trong, thường xuyên biến đổi (VD:công cụ sản xuất) >< QHSX - bên ngoài,
ổn định, chậm biến đổi.
-> phải xóa bỏ QHSX để LLSX phát triển (thực chất của mọi cuộc CM trong lịch sử).

b. Sự tác động trở lại của QHSX đến LLSX:


- Khi QHSX phù hợp, thống nhất với trình đồ LLSX -> mở đường cho llsx ptr.
- Khi QHSX có trình độ k phù hợp (quá cao/thấp) với trình độ LLSX -> ngăn cản llsx ptr.
38. Trong 2 mặt LLSX và QHSX, cái nào là nội dung, cái nào là hình thức? LLSX là
nội dung, QHSX là hình thức. Nội dung quyết định hình thức - LLSX quy định QHSX.

=> Ý NGHĨA PPL:


- Dưới sự tác động của quy luật QHSX phù hợp với tính chất, trình độ LLSX -> 5 phương
thức sx ~ 5 hình thái ktxh (hoàn toàn tự nhiên, khách quan).
- Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể, một số quốc gia có thể bỏ qua một vài ptsx, hình thái
ktxh để tiến lên ptsx, hình thái ktxh cao hơn.
VD: Việt Nam bỏ qua ptsx, hình thái ktxh nô lệ và TBCN. (bỏ qua chế độ bóc lột nhưng
vẫn học tập thành tựu kt,kh,cn)

39. Quy luật QHSX phù hợp với tính chất, trình độ lực lượng sản xuất là biểu hiện
của quy luật nào trong PBCDV? Biểu hiện cụ thể của quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập trong XH loài người.
- Nếu như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc, nguyên
nhân, động lực bên trong cho sự phát triển của mọi sự vật nchung;
- Thì quy luật QHSX chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân, động lực bên trong cho sự phát
triển của XH loài người, từ khi có con người cho đến chừng nào loài người con tồn
tại.

Nội dung 10: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến


trúc thượng tầng của xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận.
Cơ sở hạ tầng: Toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành một cơ cấu kinh tế của một XH
nhất định. VD: Xét PTSX Phong kiến: tàn dư - nô lệ, thống trị - phong kiến, mầm mống -
TBCN.

Kiến trúc thượng tầng: Toàn bộ các hiện tượng bên trên của XH. VD: Kiến trúc thượng
tầng của VN nằm ở Hà Nội - tất cả các cơ quan TW của VN đều nằm ở HN.

Cấu trúc của KTTT:


- Các tư tưởng xã hội: chính trị, pháp luật, khoa học, văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật,
đạo đức.
- Các thể chế tương ứng: các cơ quan điều hành các bộ phận bên trên.

- Các quan hệ thượng tầng quan hệ giữa các bộ phận bên trên kiến trúc thượng tầng,
giữa các bộ, ban ngành.

40. Bộ phận nào mạnh nhất trong KTTT? Nhà nước vì NN nắm trong tay bộ máy
quyền lực, quân đội, tòa án,...

NỘI DUNG Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT của xã hội:
- CSHT quyết định KTTT, CSHT nào KTTT ấy.
- Sự tác động trở lại của KTTT lên CSHT:
+ Nếu các chính sách đường lối TW đưa xuống hợp với quy luật khách quan và
có lợi cho dân → thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Nếu các chính sách đường lối TW đưa xuống không phù hợp với quy luật
khách quan và không có lợi cho dân → kéo lùi xh, gây mất ổn định xã hội.
Nội dung 11: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội, mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội.
TỒN TẠI XÃ HỘI:

41. Tồn tại XH là gì? Bộ phận nào quan trọng nhất trong tồn tại xã hội?
- Cái vật chất trong xh, bao gồm toàn bộ các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội: môi
trường địa lý (nơi sản xuất được tiến hành), dân số (nguồn lao động), phương thức (cách
thức) sản xuất.
- Bộ phận quan trọng nhất là Phương thức sản xuất.
- Vì nhiều nước có tài nguyên nhiều và đông dân số nhưng vẫn không phát triển (Ấn Độ);
- Có những nước tài nguyên và dân số không nhiều nhưng vẫn phát triển, dẫn đầu nhân
loại (Đức, Nhật, Singapo).

Ý THỨC XÃ HỘI:

- KN: Toàn bộ đs tinh thần của xã hội, bao gồm: thói quen, truyền thống, tập quán, dư
luận và các quan điểm lý luận - phản ánh tồn tại xh ở những trình độ khác nhau.
- Cấu trúc:

Tâm lí XH Hệ tư tưởng

Thói quen, truyền thống, tập quán, dư luận. Các quan điểm lí luận.
Phản ánh tồn tại xh ở trình độ thấp. Phản ánh tồn tại xh ở trình độ cao.
Có mặt ở mọi tầng lớp dân cư. Có mặt ở người học hành đầy đủ.

Phản ánh trực tiếp và tự phát tồn tại XH. Được khái quát một cách tự giác và gián tiếp
từ tồn tại xã hội
Phản ánh nét bề ngoài, thuộc về hiện tượng,
chưa đi sâu vào bản chất sự vật.

Có sự đan xen giữa cái đúng và cái sai, giữa lý


và tình → khó xử → bi kịch: biết đúng vẫn
không làm, biết sai mà vẫn làm.

Tồn tại dưới dạng phạm trù quy luật → khó


hiểu với người ít học.
42. Vì sao nông dân VN khác nông dân Mỹ?
- Phương thức sản xuất → quy định tính cách. ND Mỹ một người làm nuôi được 72
người, ND Việt Nam một người làm nuôi được 2 người; ND Mỹ phun thuốc trừ sâu
bằng máy bay, ND VN phun thuốc trừ sâu bằng tay.
- Tính dân tộc: VN khác Mỹ. Mỹ hổ lốn, tập hợp nhiều nước trên thế giới; VN gắn kết
lâu đời với nông dân, lấy nd làm chủ đạo.

NỘI DUNG mối quan hệ biện chứng giữa TTXH VÀ YTXH


- TTXH là vật chất trong xã hội quyết định YTXH, TTXH nào YTXH ấy.
- Sự tác động trở lại của YTXH đến TTXH (TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA YTXH)
+ ytxh thường lạc hậu hơn so với ttxh.
+ ytxh có thể phản ánh vượt trước ttxh.
+ ytxh có sự kế thừa lẫn nhau: theo chiều ngang lịch sử, theo chiều dọc truyền
thống.
+ ytxh có sự tác động qua lại lẫn nhau,
+ ytxh phụ thuộc vào mức độ tuyên truyền của hệ tư tưởng, màu cờ sắc áo.
43. Tại sao YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH? Gth và cho ví dụ cm.
- GTh: YTXH là cái có sau TTXH.
+ Có những hình thái YTXH lạc hậu: các tập quán đạo đức, giáo điều tôn giáo lại được
sự ủng hộ của các thế lực lạc hậu gìn giữ. VD: Thấy người chết đuối k được cứu, tôn
giáo cấm phá thai → dân số tăng, để tang người mất trên 3 ngày (chiêng trống,… -
người chết làm khổ người sống).
44. Tại sao YTXH có kn phản ánh vượt trước TTXH? Gth và CM.
- Những hình thái YTXH tiến bộ như chính trị, khoa học trên cơ sở hiện thực tồn tại xh
- dự báo tương lai.
- VD: Bác Hồ năm 1941 về nước và viết trên báo là đến năm 1945 thì CMVN và thế giới
thành công; năm 1964 Bác viết di chúc: cuộc chiến tranh xảy ra trực tiếp ở miền Nam,
nhưng giải quyết chiến tranh lại trên bầu trời của miền Bắc → dặn lực lượng phòng
không tập bắn B52; năm 1969 Bác mất; năm 1972, Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc
(đội bay phần lớn là B52) - thất bại, Mỹ rút quân, kí hiệp định Paris.

You might also like