You are on page 1of 15

CÂU HỎI ÔN TẬP XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

HỌC KỲ HÈ NĂM HỌC 2022-2023

Câu 1. Anh/chị hãy trình bày các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của
xã hội học

Câu 2. Trình bày và phân tích những đóng góp của Auguste Comte (1798-
1857) đối với sự ra đời và phát triển của xã hội học

“XHH là khoa học về các quy luật của tổ chức XH”


1. Tiểu sử:
Sinh năm 1798 trong một gia đình Gia-tô giáo người Pháp, ông có tư
tưởng tự do và cách mạng rất sớm. Ông được biết đến như là một nhà toán học,
vật lý học, thiên văn học, nhà triết học theo dòng thực chứng và là một nhà
XHH nổi tiếng. Gia đình theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại có tư tưởng tự
do tiến bộ.
Sinh ra ở một đất nước đầy biến động, tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng
của bối cảnh kinh tế - XH Pháp cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 cũng như những
mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học xung đột gay gắt.
2. Tác phẩm:
- Hệ thống chính trị học thực dụng.
- Triết học thực chứng (giáo trình 6 tập).
3. Đóng góp cụ thể:
- Là người đặt tên cho lĩnh vực khoa học XHH vào năm 1838 trong tập
sách thực chứng luận xuất hiện cụm từ XHH.
- Ông có công lớn là tách tri thức XHH ra khỏi triết học để tạo tiền đề cho
sự hình thành một bộ môn khoa học mới chuyên nghiên cứu về đời sống XH
của con người.
- Quan niệm của ông về XHH và cơ cấu XHH: Trong bối cảnh mới ông
cho rằng XHH là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về quy luật tổ chức đời
sống XH của con người (khoa học thực tại XH).
*Phương pháp nghiên cứu: Ông còn gọi XHH là vật lý học XH vi XHH có
phương pháp nghiên cứu gần giống với phương pháp nghiên cứu vật lý học. Nó
cũng gồm 2 lĩnh vực cơ bản: Tĩnh học XH và động học XH.
+ Động học XH là bộ phận nghiên cứu hệ thống XH trong trạng thái vận
động biến đổi theo thời gian. Động học XH chỉ ra quy luật vận động biến đổi.
+ Tĩnh học XH là bộ phận nghiên cứu trạng thái tĩnh của XH, các thành
phần tạo nên cơ cấu và các mối quan hệ giữa chúng. Tĩnh học XH chỉ ra các
quy luật tồn tại XH.
- Phương pháp nghiên cứu XHH: Ông cho rằng XHH phải vận dụng các
phương pháp của KH tự nhiên đẻ nghiên cứu XH. Nhưng về sau ông chỉ ra rằng
XHH phải nghiên cứu bằng phương pháp thực chứng. Ông định nghĩa: Phương
pháp thực chứng là phương pháp thu thập xử lý thông tin kiểm tra giả thuyết và
xây dựng lý thuyết. So sánh và tổng hợp số liệu.
Có 4 phương pháp cơ bản:
+ PP quan sát.
+ PP thực nghiệm.
+ PP so sánh lịch sử.
+ PP phân tích lịch sử.
- Quan niệm về cơ cấu XH: Ban đầu ông cho rằng cá nhân là đơn vị cơ bản
nhất của cơ cấu XH (đơn vị hạt nhân). Về sau ông lại cho rằng gia đình mới là
đơn vị hạt nhân của XH và có thể coi gia đình như một tiểu cơ cấu XH.
Ông kết luận một cơ cấu XH vĩ mô được tạo thành từ nhiều tiểu cơ cấu XH
đơn giản hơn. Các tiểu cơ cấu XH này tác động qua lại lẫn nhau theo một cơ
chế nhất định để bảo đảm cho Xh tồn tại và phát triển ổn định.
- Cách giải thích về quy luật vận động XH, quy luật 3 giai đoạn của tư duy.
Quy luật phát triển của tư duy nhân loại qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tư duy thần học.
+ Giai đoạn tư duy siêu hình.
+ Giai đoạn tư duy thực chứng.
Ông vận dụng quy luật này để giải thích rất nhiều hình tượng cụ thể của tư
duy XH.
Giải thích quá trình tư duy từ lúc sinh ra là xã hội hiện thực lẫn XH tinh
thần đều vận động phát triển theo quy luật 3 giai đoạn: XH thần học – XH siêu
hình – XH thực chứng.
Theo ông, XH vận động từ trạng thái XH này đến 1 trạng thái khác luôn
luôn có 1 sự khủng hoảng.
Con người có thể quản lý tốt nhất XH của mình trong giai đoạn thực chứng
(các nhà khoa học). Cơ chế của sự vận động này là đi lên. Trong quá trình đó có
kế thừa tích lũy. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau. Sau này ông cho
rằng, sự vận động XH tinh thần có trước rồi mới phản ánh sự vận động của XH
hiện thực. Vì thế ông bị phê phán là duy tâm (Vì vậy cho ý thức có trước vật
chất).
Mặc dù có những hạn chế nhất định về tư tưởng nhưng ông đã có những
cống hiến to lớn cho việc đặt nền móng cho XHH. Do đó ông được coi là cha
đẻ của XHH.

Câu 3: Hãy phân tích những đóng góp của Max Weber (1864-1920) đối với
sự ra đời và phát triển của xã hội học

1. Tiểu sử:
Ông là nhà kinh tế học, là một nhà XH người Đức. Ông sinh ra trong một
gia đình theo đạo tin lành. Ông được tôn vinh là cha đẻ của XHH lý giải. Bản
thân ông có thời kỳ là mục sư truyền giảng giáo lý ở một số vùng nước Đức.
Vào đầu thế kỉ 20, ở Đức diễn ra cuộc tranh luận gay gắt trên lĩnh vực
XHH (M.Webber đã tham gia vào diễn đàn này): XHH có phải là khoa học đích
thực so với khoa học tự nhiên không. Nhiều học giả không coi XHH là khoa
học mà cho khoa học tự nhiên mới là khoa học đích thực.
2. Tác phẩm:
- Đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản.
- Kinh tế học xã hội.
- XHH tôn giáo.
- Tôn giáo Trung Quốc
- Tôn giáo Ấn Độ.
3. Đóng góp:
*Quan niệm của ông về XHH và đối tượng nghiên cứu XHH.
- Ông gọi XHH là khoa về hành động XH của con người, khoa học lý giải
động cơ, mục đích ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành động XH của con
người.
- Ông quan niệm phải đi sâu giải nghĩa cái bên trong hành động XH của
con người, bên trong con người.
- Ông đã chỉ ra đối tượng của XHH chính là hành động XH của con người.
- Ông đã xây dựng nên học thuyết về hành động XH.
- Định nghĩa: “Hành động XH là hành động của chủ thể gắn cho một ý
nghĩa chủ quan nào đó, cái ý nghĩa chủ quan đó nó có tính đến hành vi của
người khác trong quá khứ, hiện tại và tương lai, do đó nó là hành động định
hướng vào người khác trong đường lối và quá trình hành động”. Theo ông, một
hành động gọi là hành động XH phải là hành động có ý thức, có mục đích định
hướng vào người khác.
Không phải hành động nào của con người cũng đều là hành động XH. Căn
cứ vào động cơ, mục đích của con người, ông chia hành động của con người
thành 4 loại:
- Hành động duy lý công cụ: Là loại hành động mà cá nhân phải lựa chọn
ký lưỡng để đạt mục tiêu. VD: Hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, hoạt động
cơ quan, công sở là hoạt động duy lý công cụ. Trong kinh doanh, người kinh
doanh phải tính toán kĩ nên kinh doanh cái gì để có lợi nhuận cao nhất.
- Hành động duy lý giá trị: Là hành động của cá nhân con người hướng tới
các giá trị xã hội. Trong đời sống thông qua tương tác XH, từ đời sống này sang
đời sống khác đã hình thành nên một hệ thống giá trị XH của con người. VD: sự
giàu có, sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống, hạnh phúc, sự thủy chung, sự hiếu
thảo với cha mẹ ông bà. Khi cá nhân hành động để hướng tới giá trị XH thì
được gọi là duy lý giá trị (định hướng theo giá trị XH).
- Hành động duy lý truyền thống: Là hành động cá nhân thực hiện theo
phong tục tập quán, truyền thống văn hóa được gọi là duy lý truyền thống. Khi
những người trước làm đã được chấp nhận thì những người theo sau làm theo.
VD: Tục lệ ma chay, cưới hỏi là những thủ tục phong tục tập quán (đã lặp đi lặp
lại như một thói quen truyền đến đời sau).
- Hành động duy cảm: Hành động của con người thực hiện theo cảm xúc
nhất thời. VD: Sự tự hào, sự yêu thương, sự căm giận, sự buồn vui...
Nhưng không phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều
là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động mà các cảm xúc đó có liên
quan đến người khác, định hướng đến người khác mới được coi là hành động
duy cảm.
Tiêu chí phân loại: Động cơ hành động.
Theo Weber, khi nghiên cứu XHH phải lý giải động cơ của hành động XH
chứ không chỉ miêu tả bên ngoài hành động. Hành động XH với động cơ gì, nhà
XHH phải chỉ ra được.
Mỗi chủ thể hành động theo một động cơ khác nhau nhà XHH phải quan
sát hành vi để lý giải hành động.
*Phương pháp luận: Loại hình lý tưởng.
Loại hình lý tưởng là một phương pháp luận nghiên cứu đặc biệt nhằm làm
nổi bật những khía cạnh, những đặc điểm và tính chất nhất định thuộc về bản
chất hiện thực đời sống xã hội. Loại hình lý tưởng là công cụ khái niệm để phân
tích, nhấn mạnh những thuộc tính, những đặc trưng chung, cơ bản, quan trọng
nhất của hiện tượng hay sự kiện lịch sử xã hội.
Weber phân loại dạng loại hình lý tưởng như sau:
- Loại hình lý tưởng – sự kiện: Các loại hình lý tưởng được khắc họa từ
tình huống xã hội, bối cảnh văn hóa và thời kỳ lịch sử cụ thể.
- Loại hình lý tưởng – khái niệm: Loại hình này là kết quả của sự khái quát
hóa, trừu tượng hóa về những đặc điểm, tính chất của một loại hiện thực xã hội
nào đó.
- Loại hình lý tưởng lý thuyết: Được xây dựng với tư cách là công cụ lý
luận, công cụ khái niệm nhằm mục đích nghiên cứu một dạng nhất định nào đó
của hành động xã hội.
*Ông còn phân tích sâu sắc giới quan liêu như một kiểu tổ chức xã hội. Nó
là một hệ thống thứ bậc theo lối chức năng, trong đó các cá nhân liên hệ với
nhau trên cơ sở của các địa vị xã hội và được điều tiết bởi hệ thống các giá trị và
chuẩn mực xã hội. Vì thế bộ máy quan liêu là công cụ quản lý xã hội hợp lý của
thế giới hiện đại. Đó là một loại hình tổ chức đặc biệt với những đặc trưng được
lý tưởng hóa, điển hình hóa mà trên thực tế, không có một tổ chức cụ thể nào
đầy đủ tất cả các đặc trưng đó.
*Trong công trình Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản,
Weber đã giải quyết được một cách hệ thống vấn đề mối liên hệ giữa tôn giáo,
kinh tế và xã hội.
Theo Weber, lĩnh vực kinh tế không còn đóng vai trò quyết định duy nhất
đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội tư bản hiện đại. Các cơ may
sống bắt nguồn từ vốn, tài sản, sức lao động, kĩ năng, tay nghề và dịch vụ, vì
vậy, phụ thuộc vào điều kiện của thị trường. Những thay đổi điều kiện thị
trường kéo theo thay đổi trong cơ cấu giai cấp.
Kết luận :Công lao của Max Weber đối với XHH là ông đã đưa ra những
quan niệm và cách giải quyết độc đáo về lý luận và phương pháp nghiên cứu
khoa học XHH, Đóng góp của ông trong XHH chủ yếu là quan điểm về bản
chất lý thuyết XH và PP luận; là sự phân tích về văn hóa, tôn giáo và sự phát
triển của XH phương Tây; là sự đánh giá về vai trò của quá trình hợp lý hóa
trong luật pháp, chính trị, khoa học, tôn giáo, thương mại đối với sự phát triển
XH và mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế trong các xã hội; là
các so sánh về CNTB và nền KT-XH trên thế giới. Ông đã xây dựng quan điểm
lý luận XHH đặc thù của mình trên cơ sở các ý tưởng của sử học, kinh tế học,
triết học, luật học và nghiên cứu lịch sử so sánh, đặc biệt là lý thuyết XHH về
hành động XH, phân tầng XH. Các lý thuyết, khái niệm XHH của ông ngày
nay đang được tiếp tục tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong XHH hiện đại.
Câu 4: Thế nào là phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học? Có
những loại quan sát nào? Anh/chị hãy trình bày ưu điểm và hạn chế của
phương pháp quan sát. Lấy ví dụ cụ thể để làm rõ việc vận dụng phương
pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học.

- Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri
giác nghe, nhìn, để thu thập thông tin và các quá trình, các hiện tượng xã hội
dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Đối tượng quan sát gồm
toàn bộ hành vi của người, của nhóm người được nghiên cứu và toàn bộ hoạt
động của một tổ chức có cơ cấu thứ bậc
- Phân loại quan sát:
Có nhiều cơ sở để phân chia các loại quan sát
+ Quan sát có chuẩn mực và quan sát không có chuẩn mực:
Quan sát có chuẩn mực là quan sát mà trong đó người quan sát đã sớm xác định
được những yếu tố nào của khách thể ngiên cứu có ý nghĩa nhất cho cuộc
nghiên cứu để tập trung sự chú ý của mình vào đó
Quan sát không có chuẩn mực là quan sát mà trong đó người quan sát chưa xác
định được các yếu tố của khách thể quan sát liên quan đến việc nghiên cứu cần
được quan sát
+ Quan sát có tham dự và quan sát không tham dự
Quan sát có tham dự là loại quan sát mà người quan sát có tham gia vào hoạt
động của người được quan sát và mức độ nào đó có sự tiếp xúc của người được
quan sát
Quan sát không tham dự là quan sát mà không có sự tham gia của người quan
sát vào các hoạt động của người được quan sát
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát:
+ Ưu điểm:
• Biết được sự biến đổi khác nhau của đối tượng nghiên cứu.
• Là phương pháp có hiệu quả khi cần phát hiện bản chất nội tại của hiện
tượng khi cần nghiên cứu về cơ cấu, các mối quan hệ hàng ngày của một
nhóm người.
• Thường đạt được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể hiện hành vi của con
người
+ Nhược điểm:
• Chỉ sử dụng cho nghiên cứu những sự kiện hiện tại mà không cho những
sự kiện quá khứ hoặc tương lai.
• Tính bao trùm quan sát bị hạn chế.
• Dễ bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người quan sát
• Khó có thể nghiên cứu được số đông của các đơn vị nghiên cứu.
• Tốn kém kinh phí, mất nhiều thời gian
• Khó xây dựng được thang đo và tổng hợp kết quả điều tra, mức độ chính
xac của thông tin
- Ví dụ:
+ Quan sát không tham dự: Một quan sát viên quan sát việc thực hiện kế hoạch
hóa gia đình ở một địa phương B. Tuy nhiên trong năm vừa qua số trẻ em sinh
ra tăng đột biến so với những năm trước và việc có được kết quả đó là do người
quan sát đứng ngoài đối tượng và ghi chép kết quả.
+ Quan sát có chuẩn mực: Quan sát mức sống của một khu dân cư, qua từng
giai đoạn, khi đó quan sát viên đã xác định được những yếu tố quan trọng nhất
cho cuộc nghiên cứu của mình đó là: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người
biết chữ, tuổi thọ bình quân, những phúc lợi xã hội mà họ được hưởng...để từ đó
lập kế hoạch tốt hơn cho việc nghiên cứu.
- Pavlôv: Nêu rõ khẩu hiệu hành động trong nghiên cứu khoa học “Quan
sát,quan sát và quan sát…” nhờ có quan sát mà Pavlôv đã xây dựng được học
thuyết “Phản xạ có điều kiện”.
- Niutơn: Quan sát hiện tượng quả táo rơi, khái quát và xây dựng nên:
“Định luật vạn vật hấp dẫn”.
- Galilê: Quan sát dao động của chiếc đèn lồng trong nhà thờ từ lúc bắt đầu
đến lúc tắt, đã khái quát và nêu ra định luật chuyển động của con lắc đơn với
chu kỳ: T = 2Π
- Nhờ quan sát chuyển động Braonơ đã xây dựng nên thuyết phân tử –
nguyên tử (phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách)
………

Câu 5: Trình bày phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu XHH và
các yêu cầu đối với phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn trong đó người nghiên cứu xác định
phạm vi các vấn đề cần thu thập thông tin. Người phỏng vấn tự dẫn dắt cuộc
phỏng vấn bằng câu hỏi mở để hiểu sâu 1 vấn đề nghiên cứu. Người được
phỏng vấn hoàn toàn tự do trong cách thức trả lời, người hỏi tự tập trung đưa ra
các câu hỏi mình cần để thu thập thông tin
- Yêu cầu đối với phỏng vấn sâu:
+ Chọn địa điểm, tình huống, thời gian phỏng vấn cho phù hợp
+ Ghi chép phải trung thực, không được làm gián đoạn quá trình phỏng vấn
+ Cần chọn người phỏng vấn có đủ trình độ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi,
nghề nghiệp, hiểu biết
+ Người PV cần có tác phong đúng đắn, luôn giữ ở vị trí trung gian với mục
tiêu thu thập thông tin khách quan, cần loại bỏ những thành kiến, kỳ thị cá nhân

Câu 6: Trình bày định nghĩa hành động xã hội và phân tích quan điểm của
Weber về cách phân loại hành động xã hội.

Max Weber đã xác định: Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán cho nó
những ý nghĩa chủ quan nhất định. Ý nghĩa chủ quan đó thường hướng tới
người khác trong quá trình hành động và định hướng hành động của chủ thể
- Nói cách khác “hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và
định hướng vào hành động của người khác theo cái ý đã được nhận thức bởi chủ
thể hành động (Vũ Hào Quang)
- Ví dụ: Đứa trẻ khóc ăn vạ đòi bố mẹ mua đồ chơi. Trong trường hợp này, đứa
trẻ muốn mua đồ chơi nhưng bố mẹ không đồng ý và đứa trẻ đã sử dụng hành
động khóc với mong muốn bố mẹ sẽ mua cho mình đồ chơi đó. Hành động khóc
này có tương quan và định hướng đến hành động của bố mẹ. Vì đứa trẻ có suy
nghĩ rằng cứ khó thật to và lâu thì bố mẹ sẽ phải mua cho mình thứ mà nó mong
muốn.
- Phân loại hành động xã hội theo quan điểm của Max Weber:
Theo Max Weber, nhiệm vụ của các nhà xã hội học khi nghiên cứu về hành
động xã hội là cần hiểu được ý nghĩa của hành động mà chủ thể gán cho nó
trong bối cảnh họ hành động. Để lý giải được ý nghĩa của hành động Max
Weber đã phân biệt 4 kiểu loại hành động như sau:
+ Hành động duy lý công cụ: Là loại hành động hướng đến việc theo đuổi mục
đích thông qua việc tính toán các lợi thế và bất lợi của phương tiện có thể đạt tới
mục đích đó.
Ví dụ: Một người muốn mở một cửa hàng kinh doanh, họ phải cân nhắc kỹ
lưỡng về viêc mặt bằng ở đâu cho tiện người qua lại; họ phải tính toán tiền vốn
đầu tiên là bao nhiêu?; mở cửa hàng kinh doanh thì buôn bán những thứ gì, về
lĩnh vực gì?; thuê người làm việc hay không?; lựa chọn những sản phẩm sinh
hoạt thiết yếu với người dân như đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng cá nhân, đồ dùng
học sinh ; sử dụng những phương tiện báo mạng, để quảng cáo về cơ sở kinh
doanh mới mở, để mọi người biết rộng rãi. Ban đầu sẽ sử dụng nhưng chương
trình khuyễn mãi thu hút khách hàng uy tín đặt lên hàng đầu. Về lâu dài sẽ có
lợi nhuận cao. Người kinh doanh dựa vào cơ sở thực tiễn xã hội để lập một cửa
hàng kinh doanh, chứ không phải theo cảm giác, giác quan của mình, như vậy
sẽ không chính xác mà có thể còn thua lỗ
+ Hành động duy lý giá trị: Là những hành động vẫn tính đến công cụ và
phương tiện thực hiện hành động nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi các giá trị và
chuẩn mực đã được giáo dục ăn sâu vào tiềm thức cá nhân. Cá nhân không cần
nhiều thời gian để tính toán và thực hiện hành động bởi họ đã được định hướng
bởi các giá trị sẵn có. Là hành động thường liên quan tới những “yêu cầu” hoặc
“mệnh lệnh” buộc cá nhân phải tuân theo bởi đó được coi là những hành động
đúng đắn và nên làm.
Ví dụ: hành động kìm chế không gian lận trong thi cử
+ Hành động truyền thống: Đó là những hành động tuân thủ theo những theo
thói quen, nghi lễ, phong tục lâu đời. Ví dụ như tổ chức đám giỗ linh đình, mê
tín dị đoan. Ví dụ: Từ thời xưa ông cha ta đã dạy: Chuồn chuồn bay thấp thì mư,
bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. Đây là câu thành ngữ được đúc rút từ những
kinh nghiệm về tự nhiên. Như vậy vào thời hiện đại tuy đã có những đài thiên
văn để dự báo thời tiết, nhưng bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể dựa vào tự
nhiên để đoán được thời tiết hôm nay như thế nào. Nếu chuồn chuồn bay cao thì
nắng rất to, bay vừa thì trời râm mát, bay thấp là là mắt đất thì trời sẽ mưa.
+ Hành động cảm xúc: là hành động được đánh dấu bởi tính bốc đồng hoặc sự
thể hiện của cảm xúc không được kiểm soát. Đối với hành động này, thiếu đi sự
tính toán về phương tiện đạt mục đích.
Ví dụ: hành động khóc của cha mẹ trong ngày cưới con cái, hoặc ví dụ khác:
Khi cuộc tình có người thứ 3 xen vào, vì quá yêu người yêu, và ghen với người
thứ 3, do tức giận nên M đã tạt axit vào người thứ 3, làm cô ấy bị bỏng nặng.
Do mất lý trí nên M có những hành động như vậy

Câu 7: Phân tích định nghĩa vị thế xã hội? Đặc điểm của vị thế xã hội? Các
kiểu vị thế xã hội nào? Lấy ví dụ phân tích cụ thể

Trong khi định nghĩa về vị trí xã hội (Social Position) khá nhất quán khi
nói về vị trí tương đối của cá nhân trong không gian của mạng lưới quan hệ xã
hội thì định nghĩa về vị thế xã hội (Social Status) được chia làm hai cách hiểu
Với cách hiểu thứ nhất, vị thế xã hội là “Vị trí trong một nhóm hay xã
hội” và với cách hiểu này thì vị thế xã hội và vị trí xã hội có sự đồng nghĩa với
nhau bởi chúng cùng cho biết về vị trí đứng của một người trong cấu trúc xã
hội.
VD: Một người có thể là sinh viên khi đặt người ấy trong mối liên hệ với
giảng viên nhưng đồng thời người ấy cũng là con trai, bạn trai, nhân viên của
nhiều người khác nữa.
Mỗi cá nhân đều có thể giữ nhiều vị thế và vị thế xã hội và điểm giao
nhau giữa các vị trí tương đối trở thành chỗ đứng của họ trong xã hội
Với cách hiểu thứ hai, có sự phân biệt giữa vị thế xã hội và vị trí xã hội,
cụ thể là vị trí xã hội không ngụ ý về trật tự hoặc thứ bậc, còn vị thế xã hội lại
nhấn mạnh về việc xếp loại địa vị hoặc các nhóm địa vị
Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng:
“Đia vị xã hội liên quan đến một sự sắp xếp của cá nhân với sự kính trọng
về một vài đặc điểm xã hội quan trọng”
Khi con người đứng trong mỗi vị trí xã hội, họ sẽ có quyền lợi và đồng
thời phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng với vị trí xã hội:
VD: Một người là Nguyên Thủ Quốc Gia, quyền lợi của người ấy là nắm
giữ quyền quản lý cả một đất nước và đồng thời người ấy cũng phải thực hiện
nhiều nghĩa vụ quan trọng với đất nước để làm tròn vai trò của một Nguyên Thủ
Quốc Gia.
Các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với một vị trí xã hội được gọi là vị
thế và địa vị xã hội, trong các tương tác xã hội, một người thực hiệc các hành
động theo mà những ng khác mong đợi về vị trí mà họ đang nắm giữ đồng thời
chúng ta cũng mong chờ các hành động phù hợp của người khác đối với họ.
VD: Huấn luyện viên Park Hang Seo mong rằng người dân Việt Nam sẽ
tổ chức các cuộc đi bão ăn mừng một cách an toàn sau khi Đội tuyển Việt Nam
vào chung kết AFF 2018 với Malaysia và đồng thời nào người dân Việt Nam
cũng mong đợi ông Park Hang Seo sẽ giúp Đội tuyển Việt Nam giành được
chức vô địch lịch sử sau mười năm chờ đợi.
Đặc điểm của vị thế xã hội:
Vị thế thường phản ánh một quyền lực nhất định và được sinh ra từ vai
trò và cách cá nhân thực hiện chức năng
VD: Giám đốc của một doanh nghiệp có quyền tuyển dụng, đào tạo, khen
thưởng, thăng cấp, kỷ luật và sa thải cấp dưới của mình.
Vị thế thường đem lại một số đặc quyền nhất định cho cá nhân
VD: Giám đốc của một doanh nghiệp được sử dụng xe riêng, có trợ lý,
thư ký riêng.
Vị thế phản ánh một mức độ uy tín nhất định
VD: Những nhân viên có kỹ năng, thái độ, học vị và phong cách làm việc
tốt hơn bình thường sẽ được giám đốc của doanh nghiệp đánh giá cao hơn so
với nhiều nhân viên khác.
Vị thế không thể tồn tại tách biệt khỏi các vai trò:
VD: Vị thế của một người là sinh viên thì đồng thời họ cũng phải thực
hiện vai trò của mình là học tập chăm chỉ trên giảng đường đại học.
Các kiểu vị thế xã hội:
Mỗi cá nhân đều có vị trí xã hội khác nhau cho nên do đó họ cũng có thể
có nhiều vị thế xã hội, có nhiều loại vị thế xã hội nhưng chỉ có ba loại được các
nhà nghiên cứu xã hội học sử dụng:
Vị thế xã hội gán cho là vị thế gắn liền với nhiều yếu tố tự nhiên và yếu
tố bẩm sinh của cá nhân như giới tính, chủng tộc, dòng họ, quê quán, tuổi tác.
VD: Một người khi sinh ra đã mang giới tính là nam, chủng tộc của anh ấy là da
màu, dòng họ của anh ấy có truyền thống làm nông dân, quê quán của anh ấy ở
một nước Châu Phi nào đó và anh ấy đến Mỹ kiếm tiền khi vừa tròn 25 tuổi.
Vị thế đạt được là vị thế gắn liền với những gì cá nhân đã thực hiện và từ
kết quả lẫn tầm ảnh hưởng hoạt động đó, nó thường gắn với sự lựa chọn và sự
cố gắng để đạt được của cá nhân.
VD: Để trở thành cầu thủ bóng đá nổi tiếng thì một người bình thường phải
không ngừng chăm chỉ luyện tập thường xuyên và rèn luyện mọi kỹ năng mỗi
ngày.
Vị thế chủ chốt hoặc vị thế chính:
Trong cùng một thời điểm thì cá nhân có thể sở hữu nhiều vị thế xã hội
khác nhau và trong đó có vị thế chủ chốt, vị thế chủ chốt được coi là vị thế hạt
nhân có tính cốt lõi hoặc chính yếu nhất, trong quá trình cá nhân tương tác với
người khác thì vị thế chủ chốt mới có tác dụng quan trọng.
Vị thế chủ chốt quyết định sự nhận diện về một cá nhân trong xã hội và
có ý nghĩa về mặt xã hội đối với cá nhân đó.
VD: Một người có vị thế chính là giảng viên đại học nhưng anh ấy sinh ra
với vị thế chủ chốt là một người khuyết tật

Câu 8: Trình bày khái niệm di động xã hội và phân tích quan điểm của
Giddens về di động xã hội
Câu 9: Trình bày khái niệm biến đổi xã hội? Phân tích những đặc điểm và
nguyên nhân của biến đổi xã hội.

You might also like