You are on page 1of 46

Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 3. BẢO VỆ CÁC MÁY BIẾN ÁP LỰC

III.1. Giới thiệu chung


Hệ thống bảo vệ cho các thiết bị cao áp thuộc lưới điện truyền tải yêu cầu thời
gian loại trừ sự cố rất ngắn (≤100 mili giây) để đảm bảo tính ổn định của hệ thống;
mục tiêu hạn chế mức độ hư hỏng của thiết bị không phải ưu tiên hàng đầu. Tuy
nhiên với các MBA chi phí sửa chữa, thay thế rất cao, khi sự cố có khả năng gây
hỏa hoạn lan truyền tới các thiết bị khác trong trạm nên mục tiêu hạn chế hư hỏng
thiết bị được đặt lên hàng đầu; hệ thống bảo vệ cho các MBA có công suất lớn yêu
cầu phải có độ nhạy cao và thời gian tác động nhanh (High speed).
Sự cố trong MBA thường liên quan tới các vòng dây của cuộn dây, khi xảy ra
chạm chập giữa các vòng dây dẫn tới dòng sự cố chạy quẩn rất lớn, tuy nhiên sự
thay đổi của dòng điện tại các đầu cực MBA rất nhỏ so với giá trị định mức. Đây là
một yếu tố dẫn tới cần có hệ thống bảo vệ với độ nhạy cao.

Hình 3.1. Sơ đồ phương thức bảo vệ theo khuyến cáo của hãng Siemens

Không có sơ đồ phương thức bảo vệ tiêu chuẩn cho tất cả các MBA, sơ đồ bảo

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 92
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

vệ được sử dụng phải cân bằng được các yếu tố kinh tế - kỹ thuật. Có thể có nhiều
sơ đồ bảo vệ đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật, tuy nhiên sẽ khác nhau về mức độ tin
cậy, thời gian loại trừ sự cố, và tính chọn lọc, đồng thời việc lựa chọn phương thức
bảo vệ cần xét tới cả các yếu tố sau:
a) Chi phí để sửa chữa các hư hỏng
b) Chi phí do ngừng vận hành
c) Hệ quả tới hệ thống do phần tử bị tách khỏi vận hành
d) Khả năng lan truyền hư hỏng tới các thiết bị gần kề
e) Thời gian thiết bị phải ngừng vận hành do sự cố
Hệ thống bảo vệ cho các MBA bao gồm một/ nhiều bảo vệ chính (main) và
các bảo vệ dự phòng. Hệ thống bảo vệ chính và bảo vệ dự phòng lấy tín hiệu từ các
nguồn khác nhau, có thể sử dụng các hệ thống nguồn cấp riêng biệt.
III.2. Các loại sự cố có thể xảy ra với máy biến áp
Máy biến áp là một phần tử quan trọng trong hệ thống điện, do có cấu trúc
phức tạp nên các hư hỏng cũng có thể xảy ra ở nhiều cấp độ:
- Phóng điện trong MBA (Với các phóng điện nhỏ, để lâu dài có thể phát triển
thành sự cố).
- Phát nhiệt cục bộ trong MBA (Các điểm đấu nối, ...)
- Cách điện bị nhiễm ẩm (Cách điện cứng và dầu).
- Hư hỏng gioăng dẫn đến rò rỉ, chảy dầu MBA làm mức dầu bị hạ thấp gây
nguy hiểm cho cách điện và làm mát máy biến áp.
- Hư hỏng sứ, bộ điều áp và các phần tử trong MBA.
- Phóng điện sứ xuyên
- Sự cố chạm chập giữa các vòng dây trên cùng cuộn dây. Một trong những
đặc trưng của sự cố chạm chập giữa các vòng dây là dòng điện trong các vòng dây
bị sự cố rất lớn nhưng dòng điện tại các đầu cực của máy biến áp thay đổi không
đáng kể. Khi mới xảy ra sự cố thì chỉ một số ít vòng dây bị ảnh hưởng, nhưng nếu
không loại trừ nhanh thì có thể gây sự cố lan tràn.
- Với các máy biến áp lớn nối tới đường dây truyền tải thì khi có sét đánh vào
đường dây, sóng với độ dốc đầu sóng lớn nếu đi vào trong máy biến áp sẽ có thể
gây hỏng cách điện ở cuối cuộn dây máy biến áp.
- Sự cố lõi từ: Các trường hợp sự cố với dòng điện lớn có thể gây xô lệch lõi
từ và làm tăng độ lớn dòng điện xoáy, gây phát nhiệt và có thể dẫn tới sự cố lớn
hơn. Cách điện giữa các lá thép lõi từ bị hư hỏng làm tăng dòng xoáy, gây tăng
nhiệt, hư hỏng ở các hệ thống chắn từ làm từ thông móc vòng ra các bộ phận lân
cận.
Ngoài các hệ thống bảo vệ về điện thì bản thân các MBA được trang bị các

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 93
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

bảo vệ công nghệ để phát hiện sớm các tình huống có thể gây ra sự cố điện, các bảo
vệ công nghệ thường bao gồm:
+ Hệ thống giám sát nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ dầu. Khi các bảo vệ này
cảnh báo cần giảm tải hoặc thực hiện các thao tác khác theo qui trình tránh dẫn tới
quá nhiệt phải cắt MBA.
+ Các rơle giám sát khí: Có khả năng giám sát sự tích tụ của khí, hình thành
do các bọt khí trong dầu MBA. Việc phân tích khí giúp xác định được các hiện
tượng nào đã xảy ra trong vận hành, ví dụ sự xuất hiện của acetylene là do có hồ
quang điện, các loại khí khác xuất hiện do phóng điện cục bộ, do sự xuống cấp bởi
nhiệt độ của cách điện giấy. Hệ thống rơle giám sát khí có thể được cấu hình để
cảnh báo hoặc tác động cắt MBA.
Thông thường công việc phân tích khí được thực hiện định kỳ trên mẫu dầu
của MBA. Hệ thống phân tích khí online có nhiều ưu điểm nhưng chi phí cao.
+ Rơle đột biến áp lực lắp đặt ngâm trong dầu phản ứng theo sóng áp lực lan
truyền trong dầu MBA do khí tích tụ bởi phóng điện hồ quang.
+ Rơle đột biến áp lực lắp đặt trong các khoảng trống khí phản ứng theo áp lực
khí do lượng khí tích tụ bởi phóng điện hồ quang.
+ Các rơle chỉ báo mức dầu sử dụng để cảnh báo khi mức dầu giảm thấp và cắt
MBA trong các trường hợp mức dầu xuống quá thấp tới ngưỡng nguy hiểm cho
cách điện.
+ Các thiết bị giám sát sứ xuyên, giám sát BI chân sứ và các chống sét van:
cảnh báo khi có hiện tượng xuống cấp của các thiết bị này.
III.3. Bảo vệ quá dòng điện cho các máy biến áp lực (Phương thức chỉnh định)
III.3.1. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50)
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh cần đặt dòng khởi động lớn hơn dòng ngắn mạch
lớn nhất ngoài vùng, trong các tính toán thường sử dụng dòng ngắn mạch 3 pha
ngoài vùng.
Do thời gian tác động tức thời nên giá trị chỉnh định cần xét tới các quá độ
dòng điện, phạm vi cài đặt khuyến cáo trong khoảng 1,25 ÷ 2 lần dòng ngắn mạch
ngoài lớn nhất (Thường dùng giá trị 1,75). Đồng thời kiểm tra để đảm bảo giá trị cài
đặt lớn hơn dòng xung kích khi đóng MBA.
Trong một số trường hợp nếu bảo vệ quá dòng cắt nhanh 50 không thể sử
dụng do giá trị cài đặt cao hơn cả dòng sự cố của hệ thống có thể cung cấp thì
khuyến cáo sử dụng chức năng hãm theo sóng hài để giảm được giá trị cài đặt, tuy
nhiên chức năng hãm theo sóng hài sẽ làm trễ thời gian tác động của bảo vệ.
III.3.2. Bảo vệ quá dòng cho cuộn dây thứ ba (Cuộn tam giác)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 94
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Cuộn dây thứ ba ở các MBA tự ngẫu có công suất nhỏ hơn nhiều so với công
suất cuộn dây chính, do đó bảo vệ quá dòng của cuộn dây chính hầu như không thể
bảo vệ cho cuộn thứ ba này.
Cuộn tam giác được sử dụng để làm điểm đấu nối của các bộ tụ, kháng bù
hoặc cung cấp điện tự dùng hoặc cho một số tải địa phương. Khi cuộn tam giác
được thiết kế không mang tải thì được gọi là cuộn ổn định với các chức năng sau:
hạn chế lan truyền các thành phần sóng hài 3 và bội số (Có tác dụng nhiều với lưới
phân phối; thành phần hài trên lưới truyền tải rất nhỏ, chủ yếu do dòng điện từ hóa
bị méo sóng của MBA sinh ra); cân bằng (Stabilize) điện áp pha thông qua cân bằng
tải, giảm lan truyền của sự mất đối xứng giữa các cấp điện áp. Trong trường hợp
cuộn tam giác chỉ làm nhiệm vụ cân bằng tải thì công suất thiết kế tối đa là 33%
công suất cuộn chính lớn nhất (Chưa xét các điều kiện về khả năng chịu dòng ngắn
mạch).

Hình 3.2. Cuộn tam giác sử dụng để giảm mất cân bằng pha giữa các cấp điện áp

Cuộn tam giác nếu để không tải thì cần nối đất một góc (Của sơ đồ tam giác)
với mục đích hạn chế quá điện áp trên cuộn dây, hai góc còn lại có thể nối qua các
van chống quá áp. Trong trường hợp không nối đất thì điện áp cuộn tam giác bị trôi
nổi do điện áp cảm ứng qua điện dung ký sinh giữa các cuộn dây; điện áp trôi nổi
này có thể đủ lớn để gây hư hỏng cách điện, đặt biệt với tình huống điện áp phía cao
áp mất cân bằng do các sự cố chạm đất.
Khi có sự cố chạm đất ở phía cao áp hoặc trung áp, sẽ có dòng điện TTK lớn
chạy quẩn trong cuộn tam giác này. Do vậy cần có bảo vệ riêng cho cuộn tam giác
để đề phòng trường hợp có sự cố chạm đất ngoài phía cao áp hoặc trung áp và hệ
thống bảo vệ các phía đó không cắt được sự cố.
Phương thức bảo vệ cho cuộn thứ ba tùy thuộc cuộn dây này có mang tải hay
không. Nếu cuộn thứ ba không mang tải, sử dụng bảo vệ quá dòng 1 pha dùng tín
hiệu dòng điện từ BI trong cuộn dây tam giác. Trong các trường hợp khác cần đặt
bảo vệ riêng cho cuộn dây này. Nếu cuộn tam giác được nối tới cáp điện thì dòng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 95
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

đặt và thời gian đặt của các bảo vệ quá dòng cần xét tới điều kiện nhiệt của các cáp
điện.
III.3.3. Bảo vệ quá dòng có thời gian (Dự phòng)
Bảo vệ quá dòng có thời gian (51) có độ nhạy hạn chế do dòng đặt phải cao
hơn dòng tải lón nhất. Tùy theo phương thức nối đất có thể đặt các bảo vệ quá dòng
chạm đất để tăng độ nhạy với các sự cố chạm đất.
Dòng đặt của bảo vệ cần lớn hơn dòng tải có xét tới quá tải cho phép. Khi
MBA vận hành song song thì dòng đặt cần xét tới khả năng quá tải ngắn hạn khi
một MBA tách khỏi vận hành.
Thông thường dòng khởi động của các bảo vệ quá dòng có thời gian cho MBA
đặt lớn hơn hoặc bằng 2 lần dòng định mức (Với các MBA làm mát cưỡng bức);
dòng đặt cao sẽ giảm độ nhạy của bảo vệ.
III.3.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (TTN)
Bảo vệ quá dòng TTN tăng độ nhạy với các sự cố pha - pha, nhược điểm là
bảo vệ không tác động với sự cố ba pha đối xứng. Loại bảo vệ này có hiệu quả với
các trường hợp MBA đấu Δ/Y0 vì khi có sự cố một pha phía cuộn đấu Y 0 thì phía
cuộn tam giác chỉ nhận được 58% dòng điện sự cố (Là sự cố hai pha phía cuộn tam
giác).
III.4. Bảo vệ so lệch dòng điện cho các máy biến áp
Bảo vệ so lệch thường được sử dụng làm bảo vệ chính cho máy biến áp do khả
năng tác động nhanh, độ nhạy cao, phạm vi bảo vệ giới hạn bởi vị trí đặt các BI.
Tuy nhiên khi sử dụng bảo vệ so lệch cho máy biến áp cần lưu ý tới các vấn đề nêu
trong các mục tiếp theo.
III.4.1. Các vấn đề liên quan tới bảo vệ so lệch cho máy biến áp - Phương thức
xử lý trong các rơle phổ biến
III.4.1.1. Ảnh hưởng của tổ đấu dây máy biến áp
Khi máy biến áp có tổ đấu dây hai phía khác nhau  dòng điện các phía bị
lệch nhau một góc, ví dụ máy biến áp có tổ đấu dây Y 0/∆-11 thì dòng sơ cấp và thứ
cấp lệch nhau 11x300 = 3300. Nguyên lý bảo vệ so lệch yêu cầu dòng điện hai phía
cần so sánh phải trùng pha, khi xảy ra lệch pha như vậy thì sẽ có một dòng cân bằng
chạy qua và bảo vệ sẽ tác động nhầm, do đó bắt buộc phải có thao tác hiệu chỉnh
góc pha.
Với các rơle cơ và rơle tĩnh việc hiệu chỉnh góc pha được thực hiện bằng cách
sử dụng các BI trung gian. Ví dụ nếu cuộn dây máy biến áp đấu hình Y thì máy biến
dòng trung gian sẽ được đấu theo sơ đồ tam giác và ngược lại. Với các rơle số việc
hiệu chỉnh góc pha được thực hiện bằng phần mềm, BI có thể đấu hình Y cho mọi

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 96
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

cuộn dây. Cần khai báo vào rơle các tổ dấu dây của máy biến áp và máy biến dòng
(Nếu cần thiết).
III.4.1.2. Ảnh hưởng của dòng điện thứ tự không khi có chạm đất ngoài vùng
Với các máy biến áp đấu Y 0/∆ hoặc Y0/Y thì khi xảy ra sự cố chạm đất ngoài
vùng bảo vệ phía cuộn Y0 sẽ có thành phần TTK chạy qua cuộn dây Y 0 này và bảo
vệ so lệch có thể tác động nhầm.
Để khắc phục trường hợp này thì phải loại bỏ thành phần dòng điện TTK
trong thành phần dòng điện đưa vào bảo vệ so lệch. Với các rơle cơ và rơle tĩnh sử
dụng các BI trung gian có cuộn đấu tam giác để ngăn không cho thành phần TTK
chạy vào rơle. Với các rơle số việc loại bỏ thành phần TTK thực hiện đơn giản bằng
thuật toán trong rơle.
III.4.1.3. Ảnh hưởng của tỷ số biến dòng các phía không phù hợp
Khi tỷ số giữa dòng điện sơ cấp của biến dòng hai phía của máy biến áp không
phù hợp với tỷ số biến áp hoặc khi dòng điện thứ cấp của các BI không giống nhau
(Ví dụ dòng thứ cấp của BI phía cao áp là loại 5A, phía hạ áp là loại 1A) thì có thể
sinh ra thành phần dòng cân bằng chạy quẩn trong rơle, thành phần này có thể sẽ
làm rơle tác động.
Ví dụ sau đây minh họa phân tích trên:

Hình 3.3. Ví dụ khi bảo vệ so lệch với sai khác tỷ lệ biến dòng

Phía 110kV:
Giá trị của dòng điện ứng với đầu phân áp ở nấc trên cùng & dưới cùng là:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 97
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Phía 6,3 kV:

Dòng thứ cấp tương ứng và ,

vậy dòng điện hai phía lệch nhau làm xuất hiện dòng cân bằng và rơle sẽ tác động.
Rơle kỹ thuật số có thể khắc phục được hiện tượng này bằng các thuật toán,
yêu cầu phải nhập vào tỷ số BI các phía, cấp điện áp các phía của MBA, dòng điện
thứ cấp của BI các phía.
III.4.1.4. Ảnh hưởng của dòng từ hóa khi đóng máy biến áp không tải
Các trường hợp vận hành như đóng máy biến áp không tải có thể xuất hiện
dòng từ hóa, quá từ thông lõi thép hoặc khi bão hòa BI, ... đều làm tăng dòng so
lệch và bảo vệ có thể sẽ tác động.
Khi đóng máy biến áp không tải vào thời điểm điện áp đi qua 0 và kết hợp với
không còn từ dư trong lõi thừ thì từ thông trong lõi thép lúc đó có thể tăng tới 2 lần
từ thông lúc bình thường. Vì lý do kinh tế nên các máy biến áp thường chế tạo để
làm việc gần điểm gập của đặc tính từ hóa, với giá trị 2 lần từ thông lúc bình thường
thì lõi từ sẽ bị bão hòa, kết quả là dòng điện bị méo dạng sóng (Hình 3.4). Dòng
điện này gọi là dòng điện từ hóa xung kích khi đóng máy biến áp và nó có thể tồn
tại nhiều chu kỳ (Khi quá trình quá độ chấm dứt, dòng điện từ hoá trở lại trị số xác
lập khoảng một vài phần trăm dòng danh định).

Hình 3.4. Dòng điện xung kích khi đóng máy biến áp

Vì dòng điện từ hoá quá độ chỉ chạy qua cuộn dây máy biến áp nối với nguồn
và biến áp đang ở chế độ không tải, nên dòng điện ở cuộn dây các phía còn lại đều
bằng 0. Trong trường hợp này, nếu không có biện pháp hãm thích hợp, bảo vệ so
lệch có thể tác động nhầm do nhìn nhận hiện tượng đóng máy biến áp không tải như

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 98
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

có ngắn mạch bên trong máy biến áp.


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn và thời gian tồn tại của dòng xung kích
này:
- Thành phần từ dư trong lõi thép, trường hợp xấu nhất từ thông có thể tăng
đến 280% giá trị bình thường.
- Giá trị điện áp thời điểm đóng điện
- Số lượng máy biến áp làm việc song song
- Thiết kế và công suất của máy biến áp
- Công suất ngắn mạch của hệ thống.
Thành phần sóng hài trong dòng điện từ hóa xung kích: Khi phân tích dòng
điện từ hóa xung kích có thể thấy rằng nó chứa chủ yếu là thành phần sóng hài bậc
2 và bậc 3, các thành phần sóng hài khác có thể bỏ qua, đây chính là một yếu tố
được sử dụng để hãm bảo vệ khi đóng máy biến áp không tải. Để khắc phục có thể
sử dụng các biện pháp sau:
- Cho các bảo vệ làm việc với thời gian trễ: Do dòng xung kích chỉ là dòng
điện quá độ sẽ giảm nhanh và tắt sau một số chu kỳ. Tuy nhiên giải pháp này làm
giảm độ tin cậy vì có thể gặp trường hợp đóng điện vào máy biến áp đang có sự cố.
Phương pháp này thường sử dụng cho các rơle cơ và hiện nay hầu như không sử
dụng nữa.
- Hãm theo thành phần sóng hài bậc 2 và bậc 5: Khi phân tích dòng từ hóa
xung kích theo các thành phần sóng hài có thể thấy rằng thành phần sóng hài bậc 2
luôn tồn tại trong các dạng sóng của dòng từ hóa xung kích. Các lý do sử dụng
thành phần sóng hài bậc 2 (Bậc chẵn) để hãm bảo vệ so lệch gồm có:
+ Dòng từ hóa xung kích (Quá độ) luôn chứa thành phần sóng hài bậc 2
+ Dòng sự cố có chứa thành phần sóng hài bậc 2 ở giai đoạn đầu sự cố, tuy
nhiên thành phần này tắt nhanh và có tỷ lệ không lớn.
+ Dòng từ hóa ở chế độ xác lập có thể bị méo sóng do lõi từ bão hòa, tuy
nhiên dòng này cũng không chứa các thành phần sóng hài bậc chẵn và bản thân
dòng từ hóa ở chế độ bình thường có độ lớn nhỏ.
Từ đó có thể thấy rằng, thành phần sóng hài bậc 2 là đặc trưng riêng biệt của
dòng từ hóa xung kích và do đó các hãng đã sử dụng thành phần sóng hài bậc 2 này
để tự động hãm bảo vệ so lệch. Khi có sử dụng chức năng hãm theo sóng hài thì
rơle sẽ khởi động nếu thỏa mãn điều kiện:
|ISL| > s|IH| + k2|I2| + k5|I5|
Trong đó:
- ISL: Thành phần dòng so lệch ở tần số cơ bản
- I2, I5, ...: Là các thành phần hài trong dòng so lệch ISL.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 99
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- IH: Thành phần dòng hãm chưa qua các bộ lọc số.
- k2, k5: Là các hằng số tỷ lệ
- s: Là độ dốc của đặc tính của bảo vệ so lệch.
Thành phần sóng hài bậc 2 được sử dụng để hãm MBA khi đóng điện xung
kích, thành phần hài bậc 5 sử dụng để hãm MBA khi bị quá từ thông lõi từ. Hiện
tượng quá từ thông lõi từ có thể xảy ra khi:
- Điện áp hệ thống bị tăng cao (Máy phát bị mất tải đột ngột, bộ điều chỉnh
kích từ không vận hành, hoặc tốc độ phản ứng chậm dẫn đến quá áp)
- Tần số hệ thống giảm thấp (Ví dụ: Trong quá trình khởi động tổ máy, tốc độ
máy phát tăng dần dần, bộ kích từ đã hoạt động giữ điện áp đầu cực ở ngưỡng định
mức)
- Hoặc tổ hợp cả hai tình huống trên
Khi lõi từ bị quá từ thông thì không thể mang thêm từ thông dẫn tới từ thông
phải móc vòng qua các kết cấu kim loại lân cận, gây phát nóng. Đồng thời khi lõi từ
bị bão hòa sẽ làm dòng điện từ hóa tăng rất cao dẫn tới bảo vệ so lệch có thể tác
động nhầm.

Hình 3.5. Thành phần sóng hài trong dòng từ hóa khi bị quá từ thông lõi từ

Dòng điện hãm sóng hài có thể được tổ hợp như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 100
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Lấy theo thành phần sóng hài bậc 2 và bậc 5 của dòng điện so lệch, khi đó
điều kiện tác động của rơle sẽ là: |ISL| > s|IH| + k2|I2| + k5|I5|
- Lấy theo tổng thành phần sóng hài bậc 2 và bậc 5 của 3 pha:

Cơ chế hãm theo sóng hài làm tăng độ an toàn của bảo vệ, tuy nhiên làm trễ
thời gian tác động của bảo vệ trong trường hợp có sự cố trong vùng và có dòng
xung kích trên pha không sự cố.
Khi thành phần sóng hài bậc 5 quá lớn có thể làm hư hỏng lõi từ MBA, do đó
một số hãng sản xuất có thêm chức năng sóng hài bậc 5 ngưỡng cao, nếu thành
phần hài bậc 5 vượt ngưỡng này thì thành phần hãm theo hài bậc 5 được bỏ đi để
rơle có thể tác động nhanh và nhạy hơn.
- Khóa theo thành phần sóng hài: Một số rơle sử dụng phương pháp khóa theo
sóng hài, rơle sẽ không gửi tín hiệu tác động nếu thành phần sóng hài (Bậc 2, bậc 5)
còn chưa giảm dưới ngưỡng cài đặt.
Có các phương pháp thực hiện khóa theo thành phần sóng hài như sau:
- Khóa độc lập từng pha: Việc hãm thực hiện theo từng pha độc lập. Phương
pháp này nâng cao độ tin cậy tác động, cho phép bảo vệ tác động khi có một pha bị
sự cố khi đang đóng xung kích.
Với tổ MBA 3 pha ghép từ 3 MBA một pha thì bắt buộc phải sử dụng phương
pháp khóa độc lập từng pha vì mỗi MBA đều có mạch từ riêng, dòng xung kích
khác nhau.
- Khóa chéo (Cross blocking): Khi phần trăm sóng hài của một pha quá
ngưỡng thì sẽ khóa không những bảo vệ của pha đó mà còn khóa chéo cả bảo vệ hai
pha còn lại. Giải pháp này giảm khả năng tác động nhầm của bảo vệ.
- Khóa theo trung bình cộng: So sánh trung bình cộng sóng hài của 3 pha với
ngưỡng cài đặt. Phương pháp này hiệu quả với các loại MBA mới hiện nay.
- Nhận dạng dạng sóng
Phương pháp nhận dạng dạng sóng là một giải pháp khác để phân biệt sự cố
trong vùng và hiện tượng đóng xung kích; phương pháp này không có khả năng áp
dụng để phát hiện quá từ thông lõi từ.
Một phương pháp nhận dạng phổ biến là dựa trên giám sát thời gian dòng điện
ở giá trị thấp, khi có dòng xung kích thời gian dòng điện ở giá trị thấp sẽ dài hơn so
với trường hợp có sự cố trong vùng:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 101
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.6. Thời gian dòng điện ở ngưỡng thấp khi sự cố và khi đóng xung kích

Phương pháp nhận dạng sóng dựa theo thành phần DC trong dòng điện; với
dòng xung kích thành phần DC có xu hướng tắt rất chậm, trong khi thành phần DC
trong dòng sự cố tắt nhanh. Giải pháp được thực hiện trong rơle là tính toán diện
tích các nửa chu kỳ dương và âm của dòng điện so lệch; nếu tỷ số diện tích của hai
thành phần này quá thấp (Ví dụ nhỏ hơn 0,1) thì rơle sẽ khóa không tác động.

Hình 3.7. Logic phân biệt đóng xung kích và dòng sự cố theo thành phần DC

III.4.2. Hiện tượng bão hòa máy biến dòng & Phương pháp chống tác động
nhầm trong các rơle phổ biến
Khi xảy ra sự cố ngoài với dòng ngắn mạch lớn có thể xảy ra hiện tượng BI
các ở các phía của bảo vệ so lệch có mức độ bão hòa không giống nhau. Khi máy
biến dòng điện bị bão hòa sẽ không thể biến đổi tuyến tính dòng điện cần đo, hay
nói cách khác dòng điện thứ cấp của BI sẽ bị méo sóng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 102
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.8. Dạng sóng dòng điện sơ cấp và thứ cấp khi BI bị bão hòa

Bảo vệ so lệch dòng điện hoạt động dựa trên việc so sánh dòng điện các phía
có thể hoạt động nhầm trong trường hợp này do dạng sóng dòng điện các phía của
MBA đo được không giống nhau.
Các rơle số hiện nay đều có chức năng phát hiện khi nào BI bị bão hòa và sẽ
khóa tạm thời chức năng bảo vệ so lệch để tránh tác động nhầm. Nguyên lý phát
hiện bão hòa BI thường dựa theo việc giám sát quĩ đạo của điểm làm việc trên đặc
tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch. Một số hãng rơle có khả năng cài đặt vùng
hãm bổ sung để phát hiện bão hòa và tự khóa bảo vệ.
Để phân tích nguyên lý làm việc của chức năng chống tác động nhầm khi BI
bị bão hòa, xét sơ đồ sau:

Hình 3.9.

Giả thiết tình huống xấu nhất là BI một phía bị bão hòa hoàn toàn (BI phía 2)
và BI phía còn lại không bão hòa (BI phía 1). Dạng sóng dòng điện của các BI khi

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 103
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

có sự cố trong và ngoài vùng như hình sau:

Hình 3.10.

Lưu ý cực tính của dòng điện phía thứ cấp xác định theo chiều dương qui ước
tại mỗi đầu; do đó khi sự cố trong vùng thì dòng điện thứ cấp hai phía trùng pha
nhau, khi sự cố ngoài vùng thì dòng điện thứ cấp hai phía sẽ ngược pha nhau.

Hình 3.11.

Rơle số hoạt động theo các mẫu tín hiệu, do đó sẽ xét quĩ đạo điểm làm việc
của bảo vệ so lệch (BVSL) lần lượt theo từng mẫu dòng điện được lấy.
- Khi sự cố ngoài vùng và BI2 bị bão hòa:
Tại vị trí mẫu 0 thì:
+ i1(0) = i2(0) = 0

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 104
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

+ Do vậy iSL(0) = iH(0) = 0 do đó điểm làm việc của BVSL là tại gốc tọa độ
(Điểm 0).
Tại vị trí mẫu 1 thì BI các phía chưa bão hòa ngay nên giá trị i 1(1) và i2(1) đều
tăng
+ i1(1) = -i2(1)
+ Do vậy iSL(1) & iH(1) tăng lên: Điểm làm việc của BVSL di chuyển theo trục
hoành (Trục x) và vẫn thuộc vùng hãm.
Tương tự như vậy với vị trí mẫu số 2: Điểm làm việc của BVSL vẫn di chuyển
theo trục hoành (Trục x) và vẫn thuộc vùng hãm.
Tại vị trí mẫu số 3: BI2 bị bão hòa, dòng điện thứ cấp của BI2 giảm tới 0; do
đó:
+ i1(3) đang tăng; i2(3) = 0
+ Do vậy iSL(3) tăng lên từ giá trị 0; iH(3) giảm đi do đó điểm làm việc của
BVSL có xu hướng di chuyển đi lên theo hướng trục tung (Trục y) và đi dần vào
vùng tác động.
Phân tích tương tự sẽ có quĩ đạo chuyển động của điểm làm việc của BVSL
trong toàn bộ một chu kỳ.
Như vậy khi sự cố ngoài vùng với BI bị bão hòa luôn có một giai đoạn điểm
làm việc đi vào vùng hãm rồi mới di chuyển vào vùng tác động. Trong trường hợp
này cần hãm rơle để tránh tác động nhầm, do đó một số hãng trang bị thêm vùng
hãm bổ sung để nếu điểm làm việc đi vào vùng hãm bổ sung thì rơle sẽ hãm tránh
tác động nhầm:

Hình 3.12.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 105
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Khi sự cố trong vùng và BI2 cũng bị bão hòa:


Phân tích tương tự sẽ thấy khi sự cố trong vùng, dù BI một phía có bị bão hòa
hoàn toàn thì điểm làm việc luôn đi vào vùng tác động và rơle sẽ tác động như
mong muốn.

Hình 3.13.

Nguyên lý trên đây được áp dụng với các rơle của hãng Siemens, rơle của các
hãng khác cũng dựa trên nguyên lý tương tự tuy nhiên cách diễn giải có thể khác
nhau.
III.4.3. Hãm theo sóng hài và hiện tượng xung kích đồng điệu (Sympathetic
inrush current)
Các phương pháp hãm theo sóng hài đã được trình bày chi tiết trong mục
III.4.1, trong phần này sẽ giới thiệu về hiện tượng xung kích đồng điệu
(Sympathetic inrush).

Hình 3.14.

Hiện tượng xung kích đồng điệu xuất hiện khi đóng một MBA vào làm việc

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 106
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

song song với MBA đang vận hành khác. Hiện tượng này còn có tên gọi khác là bão
hòa lõi từ lan truyền hay bão hòa lõi từ chuyển giao, tuy nhiên các tên gọi này ít
được dùng.
Giả thiết MBA T2 đang có lượng lớn từ dư dương (+) và được đóng điện tại
thời điểm kém thuận lợi nhất trên dạng sóng điện áp, dòng xung kích vào T2 sẽ rất
lớn (6 ÷ 8 lần dòng định mức). Thành phần DC tắt dần của dòng xung kích tạo ra
điện áp rơi lớn trên điện trở của đường dây cấp nguồn (Điện áp rơi trên thành phần
điện kháng rất nhỏ do thành phần DC biến đổi chậm). Do ảnh hưởng của điện áp rơi
DC sẽ làm điện áp trên thanh góp B giảm đi đột ngột và không còn đối xứng.
Thành phần DC trong điện áp trên thanh góp B sinh ra dòng DC chạy trong
MBA T1; hay nói cách khác thành phần DC chạy quẩn trong mạch tạo bởi cuộn sơ
cấp của 2 MBA T1 và T2. Do thành phần DC trong T1 và T2 ngược chiều nhau sẽ
làm lõi từ bị bão hòa theo hướng ngược nhau và do đó dòng xung kích sinh ra cũng
ngược chiều nhau. Điện trở đường dây càng lớn hay nguồn càng yếu sẽ làm dòng
xung kích đồng điệu lớn hơn. Dòng xung kích đồng điệu này thấp hơn hẳn so với
dòng xung kích thông thường, tuy nhiên tồn tại trong thời gian dài hơn.
Khi điện áp thanh góp B giảm sẽ làm giảm mức độ bão hòa lõi từ của T2,
giảm thành phần dòng xung kích.

Hình 3.15.

Quá trình diễn ra như sau: Đầu tiên T2 hút dòng xung kích, sau đó T1 tăng dần
dòng xung kích trong khi T2 giảm dần dòng này, cuối cùng cả hai dòng xung kích

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 107
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

của T1 & T2 giảm dần khi các MBA ổn định mạch từ, thành phần DC tắt hết. Hiện
tượng trên đây gọi là hiện tượng xung kích đồng điệu. Dòng xung kích đồng điệu tắt
chậm hơn nhiều so với dòng xung kích của các MBA riêng lẻ.
Dòng xung kích đồng điệu nói chung không gây nguy hại, tuy nhiên cần lưu ý
với một số tình huống sau:
- Làm phát sinh tiếng kêu ù kéo dài ở MBA đang vận hành;
- Có thể làm bảo vệ so lệch tác động nhầm nếu đó là khu vực lưới điện yếu.
- Tổng dòng xung kích và dòng xung kích đồng điệu trên đường dây cấp tới
hai MBA có hình dạng giống với dòng sự cố, do đó chức năng hãm theo sóng hài
bậc 2 không hiệu quả. Nếu 2 MBA dùng chung 1 hệ thống bảo vệ so lệch thì bảo vệ
có thể bị tác động nhầm.
- Gây tác động với các rơle điện áp thấp do điện áp bị sụt giảm đột ngột khi
đóng MBA.
III.5. Bảo vệ các máy biến áp tự ngẫu và tổ 3 máy biến áp một pha (phân tích
dựa trên rơle bảo vệ so lệch MBA của hãng ABB)
MBA tự ngẫu có cấu trúc với phần cuộn dây chung, loại MBA này được sử
dụng để liên kết các cấp điện áp. Cuộn tam giác được sử dụng để hạn chế lan truyền
các sóng hài bậc 3 và bội số bậc 3, cân bằng tải các phía. Thông thường công suất
cuộn tam giác khoảng 33% công suất định mức qua MBA, mục đích chọn công suất
này để đảm bảo khả năng chịu dòng sự cố của cuộn dây này khi có sự cố chạm đất
phía cao áp.

Hình 3.16.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 108
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bảo vệ so lệch áp dụng cho MBA tự ngẫu có một số điểm khác biệt do có
nhiều phương thức tiếp cận:
- Dựa trên cân bằng số ampe-vòng
- Dựa trên định luật Kirchhoff dòng điện do trong MBA tự ngẫu có liên hệ về
điện trực tiếp giữa các cuộn dây
- Bảo vệ riêng cho cuộn tam giác
Để thuận tiện khi phân tích các vấn đề liên quan, xét ví dụ với MBA tự ngẫu
thông số như hình 3.16.
Công suất qua MBA được truyền tải thông qua liên hệ trực tiếp về điện và liên
hệ về từ:

Trong đó:
- S: Tổng công suất truyền tải qua MBA
- I400 & I220: Dòng điện phía cấp 400kV & 220kV
- IC: Dòng điện trong cuộn dây chung (Common winding)
- SD & ST: Phần công suất truyền tải qua liên kết về điện và qua liên kết
về từ thông.
Với công thức trên có thể thấy chỉ có một phần công suất truyền bởi liên hệ từ
thông, do đó kích thước mạch từ sẽ được tính toán tương ứng chỉ với phần công
suất này, do đó kích thước MBA và mạch từ nhỏ hơn so với các MBA thông
thường.
Công thức để tính toán phần công suất truyền bởi liên hệ từ thông:

Do đó MBA với công suất 400 MVA như ví dụ trên chỉ cần tính toán mạch từ
đáp ứng lượng công suất truyền qua là 169 MVA.
Nguyên lý bảo vệ so lệch cho MBA tự ngẫu dựa trên cân bằng số Ampe-vòng:
Nguyên lý cân bằng số Ampe-vòng nói chung với MBA hai cuộn dây như sau:

Trong công thức trên đã bỏ qua dòng điện từ hóa của MBA.
Trên thực tế không biết được số vòng của các cuộn dây, do đó sẽ sử dụng điện
áp không tải của mỗi cuộn dây vì điện áp không tải tỷ lệ với số vòng dây.
Rơle bảo vệ so lệch cho MBA tự ngẫu cần có đủ các chức năng về bù sai lệch
tỷ số BI, bù thành phần TTK và góc lệch pha do tổ đấu dây như với các MBA thông
thường.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 109
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Các vị trí đặt BI thông dụng đối với MBA tự ngẫu:

400 kV
BI1

BI2

220 kV

BI5
BI6
BI4

BI7

BI8
BI9

BI3
10.5 kV

Hình 3.17.

III.5.1. Bảo vệ dựa trên cân bằng số Ampe-vòng


III.5.1.1. Bảo vệ các MBA tự ngẫu với cuộn tam giác không mang tải hoặc tải nhẹ
Trong trường hợp này có thể coi MBA tự ngẫu như MBA hai cuộn dây với tổ
đấu dây Yy0(d). Bảo vệ so lệch dùng tín hiệu dòng điện từ BI1 và BI2.
Chức năng loại trừ dòng TTK bắt buộc phải áp dụng với cuộn dây hai phía vì
dòng TTK có thể chạy quẩn trong cuộn tam giác nhưng bảo vệ so lệch không đo
được dòng này:

Cuộn dây Wl W2
Công suất cơ bản [MVA] 400 400
Điện áp định mức [kV] 400 231
Dòng định mức [A] 577 1000
Tổ đấu dây Y y0
Loại trừ I0 Yes (bắt buộc) Yes (bắt buộc)
Biến dòng sử dụng BI1 BI2

Sơ đồ này có ưu điểm:
- Không cần sử dụng BI phía cuộn tam giác (Chỉ dùng BI phía cao áp và trung
áp)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 110
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Độ nhạy của sơ đồ bị giảm do việc loại trừ dòng TTK trong dòng điện so
lệch
- Bảo vệ có độ nhạy thấp nếu sự cố trong cuộn tam giác.
III.5.1.2. Bảo vệ các MBA tự ngẫu với cuộn tam giác mang tải
Cuộn tam giác thường sử dụng để nối các thiết bị bù như tụ bù, kháng bù hoặc
cung cấp cho tự dùng hoặc tải địa phương.
Trong trường hợp này có thể coi MBA tự ngẫu như MBA ba cuộn dây với tổ
đấu dây Yyd. Bắt buộc phải sử dụng chức năng loại trừ dòng điện TTK với các
cuộn cao và trung áp.

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 400 400 400
Điện áp định mức [kV] 400 231 10.5
Dòng định mức [A] 577 1000 21994
Tổ đấu dây Y y0 d5
Loại trừ I0 Yes (bắt buộc) Yes (bắt buộc) No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI3

Đây là sơ đồ bảo vệ được sử dụng phổ biến vì các BI cần thiết đều có sẵn đối
với MBA. Độ nhạy của sơ đồ bị giảm do việc loại trừ dòng TTK trong dòng điện so
lệch.
III.5.1.3. Trường hợp MBA tự ngẫu được ghép từ 3 MBA một pha
Các MBA một pha được chế tạo với BI ở các vị trí như BI5, BI7, BI8 trong sơ
đồ; do vậy có thể có các cách cấu hình rơle bảo vệ so lệch như sau:
- Sử dụng BI trong cuộn tam giác, trường hợp này hoàn toàn tương tự như khi
MBA tự ngẫu với cuộn tam giác mang tải ở trên, chỉ khác là dòng của cuộn tam
giác được đo phía trong cuộn dây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 111
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

BI1
400 kV

BI2

220 kV

BI7

10.5 kV

Hình 3.18.

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 400 400 400
Điện áp định mức [kV] 400 231 (*)

Dòng định mức [A] 577 1000 12698 (*)


Tổ đấu dây Y y0 y0 (*)
Loại trừ I0 No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI7

Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác.
Sơ đồ bảo vệ này có độ nhạy cao với sự cố chạm đất và sự cố giữa các vòng
dây do không cần phải loại trừ dòng điện TTK.
- Sử dụng BI trong cuộn tam giác và BI trong cuộn dây chung: Trường hợp
này hoàn toàn tương tự như khi bảo vệ MBA tự ngẫu với cuộn tam giác mang tải ở
trên, chỉ khác là công suất cơ bản bây giờ là 169 MVA.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 112
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

400 kV
BI1

220 kV

BI5

BI7

10.5 kV

Hình 3.19.

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 169 169 169
Điện áp định mức [kV] 169 231 (*)

Dòng định mức [A] 577 422 5365


Tổ đấu dây Y y0 y0 (*)
Loại trừ I0 No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI7
Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác.
Nhược điểm của sơ đồ này là sự cố trên thanh dẫn đầu cực của MBA được coi
là sự cố ngoài.
- Trường hợp cuộn tam giác của MBA có BI ở cả hai phía thì có thể nối cả hai
BI này tới rơle so lệch, rơle so lệch coi như đang bảo vệ đối tượng với 4 đầu vào.
Sơ đồ này tăng được độ nhạy khi có sự cố trong cuộn tam giác.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 113
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

400 kV
BI1

BI2

220 kV

BI7

BI8

10.5 kV

Hình 3.20.

Cuộn dây Wl W2 W3 W4
Công suất cơ bản 400 400 400 400
[MVA]
Điện áp định mức [kV] 400 231 (*) (*)

Dòng định mức [A] 577 1000 25396 25396


Tổ đấu dây Y y0 y0 y0
Loại trừ I0 No No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI7 BI8

Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác. Điện áp của cuộn tam giác được chia 2 vì bù cho việc dòng điện
trong cuộn dây tam giác được đo 2 lần (Đo bằng cả BI7 & BI8).
- Sơ đồ sử dụng BI ở cuộn dây chung và BI ở hai đầu cuộn tam giác: Tương tự
như các trường hợp trên.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 114
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

400 kV
BI1

220 kV

BI5

BI7

BI8

10.5 kV

Hình 3.21.

Cuộn dây Wl W2 W3 W4
Công suất cơ bản 169 1694 169 169
[MVA]
Điện áp định mức [kV] 169 231 (*) (*)

Dòng định mức [A] 577 422 10730 10730


Tổ đấu dây Y y0 y0 y0
Loại trừ I0 No No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI5 BI7 BI8

Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác. Sự cố trên thanh dẫn đầu cực phía 220 kV bị coi là sự cố ngoài.
III.5.2. Bảo vệ dựa trên định luật Kirchhoff 1
Do các cuộn dây nối tiếp và cuộn dây chung có nối trực tiếp về điện nên hoàn
toàn có thể thực hiện bảo vệ so lệch MBA tự ngẫu như bảo vệ so lệch cho thanh
góp. Do phía 220 kV có dòng điện lớn nhất nên sẽ chọn là đại lượng cơ bản.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 115
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

400 kV
BI1

BI2

220 kV

BI6

Hình 3.22.

Cấu hình chức năng bảo vệ:

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 400 400 400
Điện áp định mức [kV] 231 231 231
Dòng định mức [A] 1000 1000 1000
Tổ đấu dây Y y0 y0
Loại trừ I0 No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI6

Sơ đồ phương thức bảo vệ này không bảo vệ được cuộn thứ ba của MBA.
Bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF):

BI1 400 kV
220 kV
BI2

BI4

Hình 3.23.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 116
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Đây là bảo vệ so lệch dòng điện TTK dựa trên định luật Kirchhoff 1; bảo vệ
được toàn bộ cuộn dây chung và cuộn dây nối tiếp khi có sự cố chạm đất.

Cuộn dây Wl W2 Trung tính


Dòng định mức [A] 1000 1000 1000
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI4

III.6. Bảo vệ chống chạm đất hạn chế 87N (Restricted Earth Fault-REF)
III.6.1. Lý do sử dụng chức năng bảo vệ chống chạm đất hạn chế

Hình 3.24. Diễn biến dòng chạm đất theo vị trí chạm đất trên cuộn dây MBA

Khi sự cố chạm đất xảy ra tại điểm gần trung tính cuộn dây: Dòng điện chạy
quẩn trong các vòng dây có thể có giá trị rất lớn (Hình 3.24). Tuy nhiên dòng điện
sự cố lớn này chỉ chạy qua một số vòng dây rất nhỏ so với tổng số vòng của cả cuộn
dây; điều này dẫn tới dòng điện trên các pha tăng lên không đáng kể và bảo vệ so
lệch dòng điện có thể không đủ độ nhạy để phát hiện sự cố (Bảo vệ so lệch thông
thường có thể không bảo vệ được khoảng 20 ÷ 30% cuộn dây tính từ điểm trung
tính). Dòng điện lớn trong các vòng dây sự cố có thể phá hủy cách điện và làm lan
tràn sự cố, do đó cần phải có bảo vệ chống lại dạng sự cố này.

10,5kV

115kV 23kV

Nguồn I0> tBV đ/d 1


I 0>
I 0> I0> tBV đ/d 1
+¨ t +¨ t
max{tBV đ/d 1;...tBV đ/d n}

Chỉnh định với thời gian trễ

Hình 3.25. Bảo vệ chống chạm đất bằng rơle quá dòng tại trung tính

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 117
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Cách đơn giản nhất là đặt bảo vệ quá dòng tại trung tính của máy biến áp; ở
chế độ bình thường dòng điện qua trung tính xấp xỉ bằng 0, khi xảy ra sự cố chạm
đất gần trung tính thì toàn bộ dòng sự cố lớn sẽ chạy qua trung tính và bảo vệ sẽ
phát hiện được sự cố (Hình 3.25). Nhược điểm của giải pháp này là bảo vệ đặt tại
trung tính phải phối hợp thời gian với các bảo vệ cấp dưới, do vậy cần đặt với thời
gian trễ nhất định; khi sự cố xảy ra bảo vệ sẽ không thể cắt nhanh sự cố.
Để đảm bảo cắt nhanh được sự cố, cần sử dụng nguyên lý bảo vệ so lệch với
tín hiệu lấy từ trung tính và các BI đầu cực (Lấy theo phương pháp cộng tổng dòng
điện 3 pha). Đây là bảo vệ so lệch hoạt động theo dòng thứ tự không nên còn có tên
gọi là bảo vệ so lệch TTK. Vùng bảo vệ giới hạn từ trung tính cuộn dây tới vị trí đặt
BI đầu cực MBA, ngoài ra bảo vệ có độ nhạy cao nhất với các sự cố gần trung tính;
đó cũng là một phần lý do bảo vệ này còn có tên gọi là bảo vệ chống chạm đất hạn
chế (Restricted Earth Fault - REF).
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ chống chạm đất hạn chế như hình 3.26:

Hình 3.26. Phương thức đấu nối bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF)

III.6.2. Chỉnh định và nguyên lý hoạt động của bảo vệ chống chạm đất hạn chế
1. Chế độ bình thường: Không có dòng chạy qua dây trung tính và tổng dòng
ba pha bằng 0, dẫn tới dòng so lệch TTK đưa vào rơle bằng 0 và rơle không tác
động.

Hình 3.27. Phân bố dòng điện khi có sự cố chạm đất trong/ngoài vùng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 118
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

2. Chế độ sự cố chạm đất ngoài vùng: Dòng điện chạy qua dây trung tính và
dòng TTK trên ba pha có giá trị bằng nhau, dẫn tới tổng dòng đưa vào rơle bằng 0
và rơle sẽ không tác động
3. Chế độ sự cố chạm đất trong vùng: dòng điện TTK chạy qua BI trung tính
và các BI đầu cực có giá trị khác nhau và ngược chiều. Dòng điện chạy qua rơle
87N là tổng vector của hai dòng điện này và có giá trị lớn dẫn tới rơle sẽ tác động.
Đây là một dạng của bảo vệ quá dòng thứ tự không, do vậy giá trị cài đặt được
chọn tương tự: Ikhởi động = (0,1 ÷ 0,3) * Iđịnh mức BI
III.7. Bảo vệ so lệch tổng trở cao cho chức năng REF
Nguyên lý bảo vệ so lệch tổng trở cao đã được trình bày trong mục II.2.3. Bảo
vệ so lệch tổng trở cao có ưu điểm là được thiết kế để hoạt động đúng, ổn định với
tình huống xấu nhất là biến dòng điện một phía bị bão hòa hoàn toàn. Bảo vệ so
lệch tổng trở cao phù hợp để làm bảo vệ chống chạm đất hạn chế cho các máy biến
áp do hiện tượng bão hòa BI dễ xảy ra với BI phục vụ cho chức năng này.

Hình 3.28. Bảo vệ so lệch tổng trở cao cho chức năng REF

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 119
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bảo vệ so lệch tổng trở cao có nhược điểm là các BI không thể dùng cho các
ứng dụng khác mà chỉ dùng duy nhất cho chức năng bảo vệ này (Không nên mắc
nối tiếp bất cứ tải nào trong mạch dòng của bảo vệ so lệch tổng trở cao). Các BI bắt
buộc phải có cùng tỷ số biến dòng.
Ưu điểm là chi phí thấp, hoạt động ổn định với cấu hình và thông số lưới điện
đã có, tuy nhiên khi công suất ngắn mạch của hệ thống ngày càng tăng cao có thể
làm cho rơle sẽ hoạt động nhầm, khi đó cần có kế hoạch tính toán lại giá trị chỉnh
định cho các loại rơle kiểu này khi có biến động về công suất ngắn mạch của hệ
thống.
III.8. Bảo vệ chống quá tải (49)
Chức năng bảo vệ quá tải (49) sử dụng để bảo vệ các máy điện (Động cơ, máy
phát, máy biến áp, …) khỏi hiện tượng quá nhiệt do quá tải. Bản chất của bảo vệ
này sẽ mô phỏng lại mức độ tăng nhiệt của đối tượng bảo vệ dựa trên dòng điện
chạy qua.
Khi dòng điện chạy qua một vật dẫn sẽ sinh ra nhiệt lượng I 2R làm nóng vật
dẫn, nhiệt lượng này tỷ lệ với bình phương độ lớn dòng điện chạy qua và thành
phần điện trở của đường dẫn dòng điện. Nhiệt lượng do vật dẫn sinh ra sẽ được tản
vào môi trường, phần nhiệt lượng tản vào môi trường tỷ lệ với độ chênh nhiệt độ
giữa vật dẫn và môi trường xung quanh. Mức độ tăng nhiệt H của thiết bị được xác
định sử dụng mô hình nhiệt sau:

Trong đó:
H: Là mức độ tăng nhiệt;
τ: Là hằng số thời gian nhiệt của thiết bị cần bảo vệ;
In: Là dòng điện định mức của thiết bị;
I: Là giá trị hiệu dụng của dòng điện chạy qua thiết bị.

Hình 3.29.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 120
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong đó:
Ti: Là nhiệt độ nội bộ thiết bị;
Te: Là nhiệt độ môi trường xung quanh;
RI2 : Là nhiệt lượng do dòng điện I tạo ra.
Nhiệt lượng do dòng điện sinh ra sẽ chia ra hai phần:
- Một phần nhiệt lượng tỏa vào môi trường xung quanh: Phần nhiệt lượng này
tỷ lệ với chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài thiết bị. Giả thiết θ = Ti - Te, thì nhiệt
lượng tỏa vào môi trường xung quanh trong khoảng dt là (K*θ*dt), trong đó K là
hằng số trao đổi nhiệt.
- Một phần làm tăng nhiệt của bản thân thiết bị và được tính theo (m*C*dt),
trong đó m là khối lượng thiết bị, C là dung lượng nhiệt trung bình của thiết bị.
Từ đó ta có phương trình sau: RI2dt = Kθdt+ mCdt

Chia hai phía cho dt: (*)

Từ đó phương trình (*) trên sẽ xác định được mức độ tăng nhiệt H của thiết bị.

Mức độ tăng nhiệt được định nghĩa là

Trong đó θn là mức chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài thiết bị khi thiết bị vận
hành dài hạn ở dòng điện định mức đủ để nhiệt độ ổn định. Như vậy khi H = 110%
tương ứng với việc thiết bị bị quá nhiệt 10% so với định mức.
Xét phương trình (*) khi I = In và nhiệt độ lúc đã ổn định thì dθ/dt = 0, khi đó:

Chia hai về phương trình (*) cho n:

hay (**)

Mục đích của bảo vệ chống quá tải là xác định mức tăng nhiệt H của thiết bị
dùng phương trình (**) trên đây.
(a) Xét trường hợp thiết bị ở trạng thái nguội
Mức độ tăng nhiệt khi đó là H = 0 vì nhiệt độ thiết bị bằng với nhiệt độ môi
trường. Sau đó thiết bị được mang dòng tải I l và cần xác định mức độ tăng nhiệt
theo thời gian.
Giải phương trình vi phân (**) với điều kiện đầu H(0) = 0 ta có nghiệm:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 121
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Nếu giả thiết thì ta có

Trong đó τ là hằng số thời gian nhiệt của thiết bị cần bảo vệ.
Đồ thị sau mô tả quá trình tăng nhiệt của thiết bị từ trạng thái nguội.

Hình 3.30.

Sau khoảng thời gian τ bằng với hằng số thời gian nhiệt thì mức độ tăng nhiệt
của thiết bị bằng 63% mức độ tăng nhiệt cuối cùng. Giá trị hằng số thời gian nhiệt τ
được cho bởi nhà sản xuất hoặc có thể tính toán theo hướng dẫn hoặc đo thông qua
thí nghiệm. Bảo vệ quá tải xác định được mức độ tăng nhiệt dùng hằng số τ và dòng
điện tải.
Nếu mức độ tăng nhiệt được đặt cố định là H set thì có thể tính được thời gian

bảo vệ sẽ cảnh báo:

suy ra

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 122
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Ví dụ: MBA có hằng số thời gian nhiệt τ = 45 phút. MBA được mang tair
130% từ trạng thái nguội, mức độ tăng nhiệt cần cảnh báo H set = 115% thì thời gian
bảo vệ sẽ cảnh báo là:

Cũng lưu ý là chức năng bảo vệ quá tải không sử dụng để bảo vệ chống lại
hiện tượng động cơ khởi động kéo dài do khi khởi động dòng điện rất lớn, nhiệt
lượng phát ra tỷ lệ với bình phương dòng điện tăng nhanh trong khoảng thời gian
ngắn. Trong quá trình khởi động này nhiệt lượng lớn sẽ gây phát nóng cục bộ cuộn
dây và cách điện thay vì kịp thời tỏa nhiệt vào môi trường.
Bảo vệ quá nhiệt theo nguyên lý trên đây phù hợp các các tình huống tăng
nhiệt chậm, không áp dụng với tăng nhiệt cục bộ tại một hoặc một vài điểm.
(b) Xét trường hợp thiết bị quá tải khi đang mang tải (hot state)

Hình 3.31. Diễn biến của mức độ tăng nhiệt khi thiết bị bị quá tải lúc đang mang tải

Giả thiết thiết bị đang vận hành với dòng định mức In trong khoảng thời gian
dài đủ để nhiệt độ ổn định, khi nhiệt độ ổn định tương ứng với mức độ tăng nhiệt H
= 100% (H = 1). Giả thiết sau đó thiết bị bị quá tải với dòng tải là I ol, cần xác định
mức độ tăng nhiệt tương ứng với dòng Iol này.
Giải phương trình (**) với điều kiện đầu H = 1 ta có:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 123
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hay

Sau khoảng thời gian tương ứng với hằng số thời gian nhiệt τ thì mức độ tăng
nhiệt đạt 63% mức tăng nhiệt cuối cùng.
Nếu đặt mức độ tăng nhiệt cố định thì có thể tính ra thời gian cảnh báo của
chức năng bảo vệ quá tải (49) như sau:

Ví dụ: Có MBA với τ = 45 phút, H = 100% trước khi quá tải, giả thiết MBA
chịu quá tải 30% và mức độ tăng nhiệt cần cảnh báo là 115% thì sau khoảng thời
gian:

Chức năng bảo vệ chống quá tải trong các rơle nên đặt với ngưỡng cảnh báo
nên đặt cao hơn so với mức độ tăng nhiệt khi tải định mức. Ngoài ra việc cảnh báo
theo mức độ tăng nhiệt, có thể bổ sung thêm cảnh báo bằng dòng điện. Mức cài đặt
dòng điện cảnh báo nên bằng hoặc thấp hơn một chút so với dòng điện cho phép
liên tục.
III.9. Bảo vệ chống quá kích mạch từ (24)
Chức năng bảo vệ chống quá kích từ hay quá từ thông có nhiệm vụ phát hiện
hiện tượng quá từ thông trong lõi từ của máy phát điện hoặc máy biến áp, bảo vệ
này được sử dụng phổ biến với các máy biến áp theo sơ đồ nối bộ máy phát - máy
biến áp. Hiện tượng quá từ thông lõi từ có thể xảy ra khi:
- Điện áp hệ thống bị tăng cao (Ví dụ: Máy phát bị mất tải đột ngột, bộ điều
chỉnh kích từ không vận hành hoặc tốc độ phản ứng chậm dẫn đến quá áp)
- Tần số hệ thống giảm thấp (Ví dụ trong quá trình khởi động tổ máy, tốc độ
máy phát tăng dần dần, bộ kích từ đã hoạt động giữ điện áp đầu cực ở ngưỡng định
mức).
Một tình huống hiếm gặp là khi MBA nối qua đường dây dài từ nhà máy,

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 124
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

trong quá trình cắt tải MBA (Đường dây mang tải nhẹ) có thể bị quá từ thông trong
khi các thiết bị khác trong nhà máy không bị, đây là hệ quả của hiệu ứng Ferranti,
do vậy với các MBA này cần có bảo vệ V/Hz. Hiệu ứng Ferranti là hiện tượng điện
áp cuối đường dây dài bị tăng cao hơn so với đầu đường dây khi tải nhẹ.
Khi hiện tượng quá từ thông xảy ra, lõi từ không thể mang thêm từ thông  từ
thông bắt buộc phải móc vòng, tản qua các kết cấu kim loại lân cận gây phát nóng
quá mức. Do từ thông tỷ lệ với điện áp và tỷ lệ nghịch với tần số nên bảo vệ quá từ
thông lõi từ dựa theo tỷ lệ V/Hz. Để sử dụng chức năng này bắt buộc phải có tín
hiệu điện áp đưa vào rơle, điện áp dây lớn nhất trong ba pha sẽ được sử dụng. Do
các hiện tượng quá từ thông quá độ không gây nguy hiểm nên với hiện tượng này có
thể sử dụng bảo vệ có trễ để bảo vệ. Nhà sản xuất nên cung cấp các thông tin để cài
đặt chức năng bảo vệ này cho các thiết bị.

Hình 3.32. Đặc tính của rơle bảo vệ chống quá kích mạch từ

Bảo vệ quá từ thông lõi từ của các MBA trong nhà máy điện thường không đặt
riêng mà sử dụng chính bảo vệ V/Hz của máy phát, do đó cần đảm bảo phối hợp
giới hạn V/Hz của máy phát và của MBA.
Một tình huống cần chú ý là nếu máy phát vận hành với hệ số công suất vượt
trước (Leading power factor) thì phía cao áp của MBA đầu cực máy phát có V/Hz
cao (Tính trong hệ đơn vị tương đối) sẽ cao hơn so với V/Hz của máy phát, do đó
cần lưu ý khi cài đặt bảo vệ này. Theo thông lệ thì ngoài chức năng bảo vệ V/Hz
tích hợp trong các bộ điều khiển kích thì sẽ vẫn cần đặt thêm bảo vệ V/Hz riêng biệt
cho thiết bị.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 125
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

III.10. Bảo vệ các máy biến áp zig - zag

Hình 3.33.

Máy biến áp zig-zag được sử dụng để cung cấp trung tính nối đất cho các lưới
điện có trung tính cách điện, mục đích để hạn chế quá điện áp quá độ hoặc để đảm
bảo qui phạm về cung cấp điện.
Ở chế độ vận hành bình thường, chỉ có một dòng điện rất nhỏ chạy qua trung
tính MBA xuống đất do từ thông trên các trụ được triệt tiêu. Khi có sự cố chạm đất
trên lưới điện sẽ có dòng điện TTK chạy qua MBA zig-zag.

Hình 3.34.

Phương thức bảo vệ đơn giản nhất cho MBA zig-zag là sử dụng bảo vệ quá

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 126
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dòng điện nối tới các BI nối tam giác. Các BI nối tam giác sẽ loại bỏ dòng điện
TTK khi sự cố chạm đất trên đường dây, nhờ đó bảo vệ quá dòng có thể đặt với
dòng khởi động rất nhỏ.
Một phương thức bảo vệ khác là sử dụng bảo vệ so lệch và bảo vệ dự phòng là
bảo vệ quá dòng điện.

Hình 3.35.

Các thiết bị bảo vệ cho MBA zig-zag phải đảm bảo hệ thống không bị ảnh
hưởng khi MBA zig-zag bị sự cố, đồng thời việc cắt MBA zig-zag ra khỏi lưới phải
đảm bảo không để lưới điện vận hành ở trạng thái trung tính cách điện.

Hình 3.36. Sơ đồ phương thức bảo vệ khi MBA zigzag nối qua máy cắt

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 127
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

MBA bổ trợ thường được nối tới thanh góp hoặc tới MBA chính qua máy cắt
riêng hoặc có thể nối trực tiếp không qua máy cắt. Phương thức phối hợp bảo vệ cần
đảm bảo MBA bổ trợ sẽ cắt ra sau cùng khi có sự cố chạm đất, nếu không tất cả các
bảo vệ chạm đất khác sẽ không có tác dụng khi hệ thống trở này trung tính cách
điện.
- Khi sự cố trên đường dây: Bảo vệ chạm đất của đường dây sẽ tác động cắt
máy cắt C.
- Sự cố trong phạm vi từ phía thứ cấp MBA và máy cắt tổng B: Các rơle chạm
đất 50/51Ncủa máy cắt B sẽ tác động để cắt máy cắt B, loại trừ sự cố. Rơle 50/51N
chỉ các tác dụng với các sự cố chạm đất thuộc phạm vi từ thứ cấp MBA đến máy cắt
tổng, do vậy không cần phối hợp với các bảo vệ khác và có thể đặt thời gian cắt rất
ngắn.
- Bảo vệ 51N phía trung tính MBA zig-zag sẽ khởi động khi có sự cố chạm đất
trên thanh góp và cắt máy cắt A phía cao áp; đồng thời cũng là bảo vệ sự phòng cho
bảo vệ chạm đất của các xuất tuyến đường dây.
- Sự cố trong MBA zig-zag sẽ được loại trừ bằng bảo vệ so lệch hoặc bảo vệ
quá dòng 50 và cắt máy cắt D. Khi đó hệ thống sẽ vận hành ở chế độ trung tính cách
điện và cần nhanh chóng đưa MBA zig-zag trở lại làm việc.

Hình 3.37. Sơ đồ phương thức bảo vệ khi MBA zig-zag không có máy cắt

Trong trường hợp này bất cứ sự cố nào trong MBA zig-zag sẽ cần cắt cả MBA
chính và MBA zig-zag. Phương đấu nối này đảm bảo hệ thống luôn chỉ vận hành ở
chế độ trung tính nối đất. Khi sự cố trên đường dây: Bảo vệ chạm đất của đường
dây sẽ tác động cắt máy cắt C. Bảo vệ quá dòng 50 lấy tín hiệu từ bộ BI đấu tam

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 128
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

giác và có thể đặt giá trị chỉnh định rất nhạy, chức năng không cần phối hợp với các
bảo vệ khác; khi sự cố cố chạm đất ngoài sẽ không có dòng chạy qua rơle này (Do
BI đấu tam giác để loại trừ I0).
III.11. Các bảo vệ khác của máy biến áp

Thùng dầu phụ


Sứ xuyên

Biến dòng chân sứ


Van giảm áp
Chỉ báo mức dầu Hệ thống làm mát

Van ngắt
Quạt làm mát
Rơle hơi

Hệ thống lọc ẩm
của ống thở
Hệ thống lọc
ẩm của ống
thở Thùng
dầu

Tản nhiệt
Chỉ báo nhiệt độ

Bơm dầu

Hình 3.38. Các phần tử chính của máy biến áp

III.11.1. Rơle hơi (Rơle Buchholz) và rơle dòng dầu

Hình 3.39. Rơle hơi của máy biến áp (Rơle Buchholz)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 129
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Rơle được chế tạo và lắp đặt sẵn với máy biến áp (Hình 3.39). Rơle hơi là loại
rơle cơ khí có khả năng chống được hầu hết các sự cố xảy ra trong thùng dầu máy
biến áp (Rơle này còn có tên gọi khác là rơle Buchholz, lấy tên của người phát
minh).
Rơle hơi được lắp đặt trên đường ống nối từ thùng dầu chính máy biến áp lên
thùng dầu phụ. Rơle gồm có hai tổ hợp phao nằm lơ lửng trong dầu, mỗi phao có
kèm theo một bộ tiếp điểm thủy ngân hoặc tiếp điểm từ. Bình thường các tiếp điểm
này đều ở trạng thái hở mạch. Khi phao bị chìm xuống, thủy ngân sẽ tràn vào và nối
tắt tiếp điểm đưa tín hiệu tới các mạch điều khiển tương ứng (Với tiếp điểm từ thì
khi phao chìm xuống sẽ làm tiếp điểm tiến gần lại một nam châm, nam châm sẽ hút
làm tiếp điểm đóng lại).
Hoạt động:
- Khi có hiện tượng quá tải máy biến áp, nhiệt độ dầu tăng lên làm phát sinh
khí trong thùng dầu máy biến áp, khí này tích tụ lên trên bề mặt thùng dầu và theo
ống dẫn dầu lên thùng dầu phụ. Khi đi qua rơle hơi khí sẽ bị bẫy lại và đẩy mức dầu
trong rơle hơi giảm dần. Đến một mức độ nào đó sẽ làm phao thứ nhất chìm xuống,
đóng tiếp điểm, khởi động cảnh báo quá tải để thực hiện quá trình giảm tải cho máy
biến áp.
Khí phát sinh trong thùng dầu máy biến áp có thể do các lý do sau:
+ Phân rã, xuống cấp của cách điện rắn học lỏng trong MBA do quá nhiệt
hoặc hồ quang.
+ Do xâm nhập từ ngoài vào trong trường hợp các van của đường ống dầu
không kín khít.
+ Do bản thân trong dầu vẫn còn khí: Đây có thể là hệ quả của quá trình hút
chân không chưa đúng theo qui định trước khi nạp dầu cho MBA.
- Khi sự cố giữa các vòng dây hoặc giữa các pha sản sinh ra lượng khí lớn, dầu
bay hơi cục bộ. Điều này làm tăng nhanh áp lực cục bộ và có thể đẩy dầu chuyển
động theo đường ống lên thùng dầu phụ, đi qua rơle hơi. Dòng dầu và dòng khí
mạnh chạy qua rơle hơi tác động vào tấm chắn làm phao thứ hai bị chìm xuống,
đóng tiếp điểm và thường đưa tín hiệu đi cắt máy biến áp khỏi vận hành.
Các thí nghiệm cho thấy thời gian tác động của rơle khí thường khoảng từ
50ms÷100ms. Thời gian tác động của rơle này không nên vượt quá 300ms.
Do các khí phát sinh trong quá trình vận hành MBA tích tụ một phần trong
rơle hơi nên trên rơle còn có một van trích khí, cho phép trích khi ra với mục đích
thí nghiệm đánh giá tình trạng của máy biến áp.
Rơle hơi còn phát hiện được hiện tượng mức dầu hạ thấp do có rò rỉ thùng
dầu.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 130
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Với các máy biến áp có bộ chuyển đổi đầu phân áp (OLTC) đặt trong thùng
dầu riêng: Thường được trang bị một rơle hơi khá tương tự để bảo vệ chống các sự
cố trong thùng dầu chứa bộ OLTC này. Rơle hơi trang bị cho bộ OLTC chỉ có một
phao (Tương ứng với phao thứ hai của rơle hơi cho thùng dầu chính); do đó rơle
này chỉ phản ứng với dòng dầu chạy qua và rơle loại này cũng được gọi là rơle dòng
dầu (Oil Surge) để phân biệt với rơle hơi ở trên.
Lý do rơle cho bộ OLTC chỉ có 1 phao là do trong quá trình vận hành bình
thường của bộ OLTC có thể làm sản sinh ra các khí (Do dầu bị bay hơi khi tiếp
điểm chuyển mạch hoặc do phát nóng của các điện trở, kháng điện hạn chế dòng
ngắn mạch), các khí này tích lũy có thể làm rơle tác động nhầm mặc dù không có
bất cứ sự cố nào trong thùng dầu bộ OLTC. Vì vậy rơle dòng dầu chỉ có một phao
để tác động với dòng dầu chuyển động nhanh, là kết quả của sự cố thực.
III.11.2. Rơle áp lực

Hình 3.40. Rơle giảm áp của máy biến áp (Pressure Relief Relay)

Có hai loại rơle áp lực: Rơle áp lực phản ứng theo áp lực trong thùng dầu
MBA (Rơle giảm áp - Oil Pressure Relief Devices) và rơle áp lực phản ứng theo tốc
độ thay đổi áp lực (Rate of Rise of Pressure Relay hoặc Sudden Pressure Relay).
- Rơle giảm áp:
Thường được lắp đặt trên nắp của máy biến áp hoặc trên thành máy biến áp.
Rơle gồm một đĩa bằng inox được ép chặt bằng lò xo để làm kín. Khi có sự cố trầm
trọng xảy ra, dầu bị gia tăng áp lực, tác động làm đĩa bị nâng lên và mở cho dầu
thoát ra ngoài giảm áp cho thùng dầu. Điều này tránh gây nổ thùng dầu và giảm
nguy cơ gây hỏa hoạn. Đồng thời khi đĩa bị nâng lên sẽ tác động đóng các tiếp điểm
để đi cắt MBA. Rơle sẽ hoạt động khi áp lực lớn hơn 10 psi và tự đóng lại khi áp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 131
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

lực giảm thấp hơn ngưỡng này. Rơle giảm áp thường sử dụng cho các máy biến áp
có công suất từ 2MVA trở lên, tuy nhiên cũng có thể trang bị cho các máy biếp áp
phân phối từ 200kVA và lớn hơn. Với các MBA nhỏ, đơn giản thì rơle có thể chỉ là
dạng ống có các điểm yếu dễ vỡ để nổ thoát dầu.
- Rơle áp lực đột biến
Khi áp lực dầu tăng cao quá một mức nào đó, áp lực tác động lên piston lớn
hơn lực nén của lò xo và làm piston chuyển động lên trên, đóng tiếp điểm đưa tín
hiệu tới mạch điều khiển tương ứng
Thiết bị này có khả năng phát hiện việc tăng áp lực nhanh trong thùng dầu
MBA, thiết bị này có khả năng vận hành nhanh hơn rơle giảm áp. Rơle loại này
thường sử dụng đối với máy biến áp kiểu kín hoặc có gối hơi.

Hình 3.41. Rơle áp lực đột biến (Sudden Pressure Relay)

Rơle được lắp đặt ở vị trí đáy của thùng dầu để tiện cho việc kiểm tra, bảo
dưỡng. Khi hoạt động rơle đưa tín hiệu đi cắt máy biến áp.
Trong một số trường hợp sự cố ngoài với dòng ngắn mạch lớn có thể làm rơle
tác động nhầm, do vậy một số sơ đồ chỉ cho phép rơle đưa tín hiệu đi cảnh báo thay
vì cắt máy cắt. Một số sơ đồ khác vẫn cho phép rơle cắt MBA, tuy nhiên chỉ khi
dòng điện ở dưới ngưỡng có thể tác động của bảo vệ so lệch.
III.11.3. Thiết bị chỉ báo mức dầu
Thiết bị chỉ báo mức dầu được lắp đặt tại khu vực thùng dầu phụ. Thiết bị gồm
có một phao nằm trong thùng dầu thông qua cơ cấu tay đòn và cơ cấu liên kết từ để
chỉ thị và đóng tiếp điểm cảnh báo khi mức dầu cao/thấp (Hình 3.42).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 132
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.42. Cấu trúc rơle chỉ báo mức dầu máy biến áp

III.11.4. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây


III.11.4.1. Vai trò và phân loại thiết bị chỉ báo nhiệt độ cho MBA
Thiết bị chỉ báo nhiệt độ của MBA được thiết kế để bảo vệ MBA bên cạnh
chức năng chỉ báo nhiệt độ và điều khiển hệ thống làm mát. Các chức năng chính
của thiết bị này như sau:
- Chỉ báo nhiệt độ tức thời của dầu và cuộn dây MBA.
- Ghi lại nhiệt lớn nhất của dầu và cuộn dây
- Cảnh báo quá nhiệt theo giá trị cài đặt trước
- Cắt MBA khi mức quá nhiệt vượt qui định
- Điều khiển hệ thống làm mát MBA (Đóng/cắt các quạt làm mát)
Có hai loại thiết bị chỉ báo nhiệt độ dùng cho MBA, về mặt nguyên lý vận
hành của hai loại thiết bị này giống nhau, tuy nhiên một thiết bị dùng đo nhiệt độ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 133
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dầu (Oil temperature indicator - OTI) và một thiết bị đo nhiệt độ cuộn dây (Winding
temperature indicator - WTI) (Hình 3.43). Ngoài ra còn có loại chỉ báo nhiệt độ
khác dùng cho các hệ thống đo xa, điều khiển xa (Remote temperature indicator -
RTI).

Hình 3.43. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ lớp dầu lớp trên và nhiệt độ cuộn dây

III.11.4.2. Cấu trúc của thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu

Hình 3.44. Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 134
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Thiết bị nguyên lý vận hành khá giống với các nhiệt kế đo nhiệt độ dùng chất
lỏng thông thường. Phần tử cơ bản là bầu có chứa môi chất (bulk), bầu này được đặt
trong một hõm trên mặt máy biến áp, hõm này được ngâm hoàn toàn trong dầu
(Hình 3.44).
Bầu môi chất nối tới khu vực đồng hồ chỉ thị thông qua hai ống (Capillary
tubes). Một ống nối tới bầu chỉ thị của đồng hồ (Operating bellow) và ống còn lại
nối tới bầu hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường (Compensating bellow). Bầu hiệu
chỉnh có nhiệm vụ bù lại sự ảnh hưởng do việc thay đổi của nhiệt độ môi trường
(Hình 3.45).
Khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm môi chất trong bầu môi chất giãn nở, thay nổi thể
tích và dẫn tới bầu làm việc sẽ giãn dài ra hoặc thu ngắn lại, kéo theo sự chuyển
động của kim chỉ thị của đồng hồ.

Hình 3.45. Cấu trúc chi tiết rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 135
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Kim đồng hồ có gắn kèm một giá đỡ có gắn 4 tiếp điểm thủy ngân (Dùng cho
quạt gió, bơm dầu tuần hoàn, cảnh báo nhiệt độ dầu cao, tác động cắt MBA).
Ngưỡng tác động của các tiếp điểm này có thể điều chỉnh được. Ngoài ra còn có
một kim thụ động, kim này sẽ được kim chính đẩy tới khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt
độ giảm kim chính quay về vị trí cũ nhưng kim thụ động vẫn giữ nguyên vị trí để
chỉ báo mức nhiệt độ lớn nhất đã có trong khoảng thời gian nào đó.
III.11.4.3. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ cuộn dây
Thiết bị này đo nhiệt độ của cuộn dây điện áp cao và điện áp thấp và cung cấp
tín hiệu cảnh báo, bảo vệ.
Nhiệt độ lớp dầu trên cùng thường thấp hơn so với nhiệt độ của cuộn dây, đặc
biệt là giai đoạn quá độ ngay sau khi tăng tải đột ngột; nghĩa là thiết bị chỉ báo nhiệt
độ dầu không phải là công cụ toàn diện để bảo vệ chống quá nhiệt.

Hình 3.46. Ảnh chụp minh họa rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA

Nguyên lý vận hành của thiết bị này tương tự như thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu,
điểm khác biệt là bầu môi chất còn được gia nhiệt bởi cuộn điện trở bao quanh nó.
Cuộn điện trở này được nối tới thứ cấp của biến dòng của cuộn dây đang cần đo
nhiệt độ. Như vậy dòng điện qua cuộn gia nhiệt tỷ lệ với dòng điện trong cuộn dây
(Hình 3.47).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 136
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.47. Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA

Khi tải tăng, dòng điện tăng lên và nhiệt độ cuộn dây tăng theo; bầu môi chất
cảm nhận được sự tăng nhiệt này bởi cuộn gia nhiệt đã có dòng điện lớn hơn chạy
qua làm tăng lượng nhiệt tỏa ra.
III.11.4.4. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ từ xa
Thiết bị đo nhiệt độ từ xa dựa trên một vôn met gắn trong cùng hộp với các
thiết bị chỉ báo nhiệt độ. Tín hiệu điện áp đo được tỷ lệ với nhiệt độ đo được và
dùng cho hệ thống hiển thị từ xa.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 137
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com

You might also like