You are on page 1of 15

Hệ phân tán

I) Hệ keo
1) Định nghĩa
- Hệ phân tán của các tiểu phân rắn có kích thước nhỏ hơn 10-6m trong môi
trường lỏng.
- Có cấu trúc đặc biệt - cấu trúc micell
2) Phân loại
- Keo thân dịch
+) Gồm các tiểu phân các phân tử lớn của các chất hữu cơ, các polyme có
kích thước tiểu phân keo
+) Quá trình phân tán phân tử vào môi trường tự xảy ra, phân tử phân tán
được solvat hóa.
+) Tăng nồng độ tiểu phân sẽ tăng độ nhớt, tới nồng độ cao có thể chuyển
sang hệ gel.
+) Độ bền trạng thái tập hợp cao, không ảnh hưởng bởi chất điện ly.
- Keo sơ dịch (chủ yếu học)
+) Gồm các tiểu phân kết tủa từ chất vô cơ.
+) Quá trình phân tán phân tử vào môi trường không tự xảy ra, phân tử phân
tán không tương tác hoặc bị solvat hóa yếu.
+) Tăng nồng độ, độ nhớt tăng không nhiều.
+) Độ bền trạng thái tập hợp không ổn định khi có 1 lượng nhỏ chất điện ly.
- Keo micell (keo lưỡng thân)
+) Gồm các tiểu phân (micell) do nhiều phân tử chất lưỡng thân kích thước
nhỏ tập hợp thành.
+) Khả năng solvat hóa phụ thuộc vào môi trường phân tán.
+) Quá trình tập hợp các tiểu phân keo tự diễn ra khi vượt quá cmc.
+) Độ nhớt tăng khi tăng nồng độ, số lượng, tính bất đối xứng của micell.
+) Trong môi trường nước, cmc giảm khi có mặt chất điện ly, có thể kết vón
cục.
3) Các tính chất của hệ keo
3.1) Tính chất quang học của hệ keo
- Khuếch tán ánh sáng (đặc trưng của hệ keo).

+) Khi chiếu chùm tia sáng đi qua hệ keo sẽ xuất hiện vùng sáng hình nón
cụt trong hệ keo tương ứng với vị trí chùm tia chiếu qua, do các tiểu phân
keo khuếch tán ánh sáng.
+) Sự khuếch tán ánh sáng là do sự phản xạ, nhiễu xạ và huỳnh quang ánh
sáng của hệ keo.
+) Phương trình Rayleigh:

3.2) Tính chất động học của hệ keo


 - Chuyển động Brown (chuyển động hỗn loạn, chiếm ưu thế so với sự sa lắng)
- Khuếch tán: Định luật Fick: Sự khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có
nồng độ thấp.
- Áp suất thẩm thấu: Nhỏ hơn nhiều so với dung dịch
- Sự sa lắng: Phương trình Stock
v= 2r2d-d0g90

3.3) Tính chất điện học của hệ keo


3.3.1) Tính chất điện động học của hệ keo
- Điện di: Có tác động của điện trường 🡪 tiểu phân tích điện di chuyển.
- Điện thẩm: Tiểu phân phân tán tích điện di chuyển ngược chiều với điện
trường. 
- Điện thế sa lắng: Khi đặt 2 điện cực ở trên và dưới, các tiểu phân tích điện khi
sa lắng sẽ di chuyển từ cực trên xuống cực dưới 🡪 hiệu điện thế.
- Điện thế chảy: Khi cho đi qua màng thẩm tích, tiểu phân phân tán bị giữ lại,
môi trường phân tán đi qua 🡪 Hiệu điện thế đặt ở 2 cực ở 2 đầu dòng.
Hệ keo có cả 4 hiện tượng trên chứng tỏ tiểu phân keo tích điện 🡪 tích điện
micell.

3.3.2) Cấu tạo tiểu phân keo


- Nhân keo
- Lớp ion hấp phụ trên bề mặt (lớp Stern)
- Lớp ion linh động ở ngoài (Lớp khuếch tán)
VD: {[(mAgI, nAg ) (n-x) NO ] xNO }
+
3
-
3
-

{[(mAgI, nI ) (n-x) K ] xK }
- + +

- Nhân keo + lớp Stern = Granul keo


- Nhân keo + lớp Stern + lớp khuếch tán = micell keo
3.3.3) Nguyên nhân bề mặt tiểu phân tích điện – lớp tích điện kép
- Bề mặt tiểu phân keo tích điện tạo ra lớp điện kép trên bề mặt là do:
+) Sự hòa tan các ion từ bề mặt nhờ sự solvat hóa bởi các phân tử dung môi.
+) Sự phân ly các phân tử ở bề mặt rắn.
+) Sự hấp phụ các ion từ dung dịch lên bề mặt rắn do dư thừa năng lượng bề mặt.
- Cấu tạo lớp tích điện kép (chứa các ion đối dấu với nhân keo) gồm:
+) Lớp hấp phụ (lớp Stern): Ở bề mặt rắn, bị giữ khá chặt bởi lực hấp phụ. Di
chuyển theo bề mặt rắn của tiểu phân. Tâm luôn cách bề mặt rắn 1 khoảng cố định
và bằng bán kính ion. Trung hòa 1 phần điện tích bề mặt.
+) Lớp khuếch tán: Là các ion khuếch tán do chuyển động nhiệt tự do, chuyển động
trong 1 bề dày rất lớn d – phụ thuộc vào bản chất, nồng độ ion trong môi trường
khuếch tán. Mật độ phân bố ion giảm dần khi ra xa, trung hòa hoàn toàn điện tích bề
mặt.
+) Bề mặt trượt: Là bề mặt giữa lớp hấp phụ và dung dịch chứa lớp khuếch tán.
- Điện thế trong lớp kép

+) Điện thế lớp bề mặt: 0


+) Điên thế ở tâm lớp hấp phụ: Điện thế Stern: d.
+) Điện thế ở bề mặt trượt: Thế điện động: .
Điện thế giảm dần theo khoảng cách tới bề mặt rắn.
Thường 0 và ζ cùng dấu. thường hơi nhỏ hơn d.
tỉ lệ thuận với bề dày lớp khuếch tán d 🡪 ζ và d quyết định độ bền vững của hệ keo
1 số TH đặc biệt
+) Nếu có các ion đặc biệt (chất điện ly hóa trị cao, chất diện hoạt) bị hấp phụ nằm
giữa bề mặt rắn hoặc lớp Stern làm tăng d. Nếu các ion này cùng dấu với điện tích
bề mặt, d>  0. Nếu các ion này khác dấu với điện tích bề mặt, d và sẽ ngược dấu với
0.
+) Nếu các chất diện hoạt không được ion hóa hấp phụ lên bề mặt tiểu phân keo làm
bề mặt trượt di chuyển rất xa so với bề mặt Stern, khiến cho ζ giảm đi rất nhiều so
với d.
3.4) Độ bền trạng thái tập hợp của hệ keo
- Là khả năng giữ được kích thước và cấu trúc tiểu phân cũng như cách phân bố các
tiểu phân phân tán như trạng thái ban đầu.
+) Đảm bảo độ bền vững về động học của hệ keo, luôn chuyển động, không sa lắng.
+) Giữ nguyên kích thước, không kết tụ các tiểu phân.
+) Phá vỡ độ bền tập hợp 🡪 Keo tụ.
3.4.1) Tương tác giữa các hạt keo – điều kiện bền vững trạng thái tập hợp của hệ
keo. 
- Tương tác giữa các hạt keo gồm: 
+) Lực hút giữa hai tiểu phân: Lực Van der Waals
+) Lực đẩy: Lực tương tác tĩnh điện
+) Lực tương tác giữa các tiểu phân: tổng các lực tương tác của các tiểu phân xung
quanh.
+) Động năng chuyển động Brown, làm giảm khoảng cách.
- Sự keo tụ xảy ra chủ yếu do tương tác giữa 2 tiểu phân khi chuyển động tiến lại gần.

+) Khi 0, đủ lớn 🡪 Lực đẩy > lực hút 🡪 lực F là lực tổng hợp (>0) được coi là
t

hàng rào năng lượng. Nếu động năng các tiểu phân không vượt qua được F => Các
t

tiểu phân không thể đến gần nhau được 🡪 Hệ keo bền vững.
+) Khi kích thước tiểu phân càng nhỏ, động năng của các tiểu phân càng nhỏ 🡪
không đủ khả năng vượt qua hàng rào năng lượng, giảm tốc độ sa lắng.
+) Nếu bề dày lớp khuếch tán lớn, các tiểu phân hệ keo đẩy nhau ở khoảng cách từ
xa, ở đó, lực hút yếu 🡪 các tiểu phân không bị keo tụ.
3.4.2) Các yếu tố khác ảnh hưởng tới độ bền của hệ keo
- Ảnh hưởng của môi trường phân tán (dung môi) 
+) Độ phân cực của dung môi nhỏ làm giảm sự phân ly của các phân tử, giảm φ0,
giảm độ bền hệ keo
+) Độ nhớt của dung môi thấp, các tiểu phân sẽ có động năng lớn dễ gây keo tụ
+) pH có thể ảnh hưởng đến thế zeta và d
+) pH có thể ảnh hưởng gián tiếp qua chất bảo vệ.
- Yếu tố nhiệt độ
+) Nhiệt độ tăng làm tăng quá trình phản hấp phụ, giảm φ0.
+) Nhiệt độ tăng làm giảm độ nhớt môi trường.
+) Nhiệt độ tăng làm tăng động năng của tiểu phân. 
- Ảnh hưởng của chất điện ly trơ
+) Không làm thay đổi φ0 
+) Lượng nhỏ ít tác động tới độ bền của hệ keo
+) Lượng lớn làm d giảm, cân bằng giữa lớp hấp phụ và lớp khuếch tán thay đổi làm
giảm ζ, hệ keo không bền
- Ảnh hưởng của chất điện ly không trơ
+) Tác động vào lớp bề mặt, lớp HP, lớp KT.
+) Thay đổi tính chất điện của hệ keo, ảnh hưởng trực tiếp đến φ0, ζ, d.
+) Ảnh hưởng rõ rệt, chỉ cần một lượng nhỏ.
+) Có thể gây đảo chiều điện tích.
- Sự cản trở không gian
- Sự hydrat hóa
3.4.3) Hiện tượng OSTWALD RIPENING

3.5) Điều chế và tinh chế hệ keo


3.5.1) Các phương pháp điều chế hệ keo
- Phương pháp phân tán: Nghiền cơ học, hồ quang điện, siêu âm, laser, pepti hóa, …
- Phương pháp ngưng tụ: Pứ hóa học, thay đổi dung môi, ngưng tụ hơi, … 
3.5.2) Phương pháp tinh chế hệ keo
- Phương pháp thẩm tích

- Phương pháp siêu lọc


- Phương pháp lọc trên gel

3.6) Đánh giá chất lượng hệ keo 


- Kích thước tiểu phân.
- Thế zeta.
- Tạp ion và phân tử nhỏ.
II) Hỗn dịch
1) Định nghĩa 
- Hệ phân tán của các tiểu phân rắn có kích thước từ 500nm đến vài chục nm trong
môi trường lỏng, có màu đục sữa.
- Đặc điểm:
+) Cấu tạo rất giống hệ keo.
- Khác nhau:
+) Kích thước tiểu phân.
+) Độ bền động học.
2) Thành phần hỗn dịch thuốc
- Pha rắn (dược chất) và pha lỏng (thường là nước và hỗn hợp dung môi thân nước)
- Chất gây thấm
- Chất tăng độ nhớt
- Tạo điện thế
- Chất bảo quản nấm mốc, vi khuẩn
- Chất khác: pH, đẳng trương, mùi vị, màu ...

3) Độ ổn định vật lý của hỗn dịch


3.1) Sự sa lắng các tiểu phân trong hỗn dịch
- Theo thời gian sẽ tách lớp dần
- Sự sa lắng chiếm ưu thế so với chuyển động Brown.
v= 2r2d-d0g90
- Tăng độ nhớt + giảm kích thước tiểu phân sẽ làm chậm tốc độ sa lắng.

3.2) Sự tăng kích thước tiểu phân


- Khi sa lắng, các tiểu phân có 2 trạng thái tập hợp:
+) Trạng thái đóng bánh: Các tiểu phân liên kết chặt chẽ, không có tính thuận
nghịch, các tiểu phân sắp xếp nén chặt trong 1 thể tích nhỏ.
+) Trạng thái tập hợp tơi xốp: Tập hợp trong 1 thể tích lớn, liên kết yếu, dễ dàng
phân tán trở lại các tiểu phân tách riêng (có tính thuận nghịch).
- Ngoài ra còn có sự kết dính tiểu phân vào thành lọ bình, bao bì. Các tiểu phân cũng có
thể kết tinh với nhau làm tăng kích thước.
Giảm thiểu bằng cách: 
- Hạn chế sự sa lắng để giảm chênh lệch tỷ trọng giữa 2 pha, giảm kích thước tiểu
phân, tăng độ nhớt.
- Tránh sự tái kết tinh bằng cách sử dụng polyme hòa tan trong môi trường để tạo lớp
bảo vệ tiểu phân.
- Sử dụng các chất hoạt động bề mặt trong thành phần để làm giảm sức căng bề mặt
tiếp xúc 2 pha rắn lỏng để tránh các tiểu phân kết tụ cũng như kết dính tiểu phân vào
thành lọ, bao bì.

4) Yêu cầu độ bền của hỗn dịch 


- Đối với hỗn dịch, độ bền động học không còn do lớp điện kép quyết định (do lớp điện
kép rất nhỏ so với hỗn dịch).

- Cấu trúc của hỗn dịch gồm:


+) Nhân rắn. 
+) Các phân tử bị hấp phụ lên bề mặt (polymer, chất gây thấm, chất hoạt diện có
HLB 7-10, …).
+) Lớp solvat hóa – động lực giúp các tiểu phân keo có thể ở trạng thái tơi xốp, có
thể phân tán lại thành dạng riêng rẽ.
- Yêu cầu về độ bền động học:
+) Dễ dàng phân tán trở lại
+) Kích thước tiểu phân đủ nhỏ.
+) Đảm bảo đồng nhất khi phân tán lại.
+) Bền trong thời gian ngắn.
5) Ưa, nhược điểm của hỗn dịch
- Ưu điểm
+) Có thể bào chế được dạng thuốc lỏng với các dược chất rắn không hoặc rất
ít tan trong các dung môi thông thường, để có thể đưa thuốc vào cơ thể bằng
nhiều đường dùng như uống, tiêm bắp, tiêm dưới da, nhỏ mắt, nhỏ mũi, khí
dung, hít vào phổi…
+) So với các dạng thuốc viên nén, viên nang giải phóng ngay, hỗn dịch thuốc
thường được hấp thu nhanh hơn, do các tiểu phân dược chất rắn đã được
phân tán đều trong chất dẫn lỏng, sẵn sàng cho quá trình hòa tan và hấp thu
dược chất.
+) Kiểm soát quá trình giải phóng dược chất, để kéo dài tác dụng của thuốc. 
- Nhược điểm
+) Không bền về mặt nhiệt động học hay vật lý. 
+) Hỗn dịch nước là dạng bào chế không thích hợp đối với những dược chất
không không ổn định trong môi trường nước.
+) Kích thước tiểu phân dược chất trong hỗn dịch thuốc thường không ổn
định. 
+) Hỗn dịch thuốc thường có bao gói cồng kềnh nên bệnh nhân có thể gặp
khó khăn khi mang theo.

III) Nhũ tương


1) Định nghĩa 
- Hệ phân tán của các chất lỏng không đồng tan có kích thước từ vài m đến vài
nm (màu đục).
2) Thành phần nhũ tương
- Chất lỏng phân cực chứa các chất tan trong nó – pha nước.

- Chất lỏng không phân cực chứa các chất tan trong nó – pha dầu.
- Chất nhũ hóa: Tạo điều kiện pha dầu pha nước phân tán vào nhau, làm nhũ
tương hình thành và bền vững.
Phân loại gồm có 

+) Nhũ tương đơn: W/O và O/W


+) Nhũ tương kép: O/W/O và O/W/O
Thể tích các pha và chỉ số HLB của chất nhũ hóa có thể quyết định đến kiểu nhũ
tương được tạo thành. 

3) Điều kiện hình thành và bền vững của nhũ tương


- Cần năng lượng:
+ Chia nhỏ pha
+ Phân tán tiểu phân.
- Các dạng năng lượng:
+ Năng lượng cơ học
+ Năng lượng siêu âm
+ Kết hợp với nhiệt
- Năng lượng được dự trữ dưới dạng năng lượng tự do trên bề mặt phân cách
pha:
G = б.S
- G lớn nhũ tương khó hình thành, cần cung cấp nhiều năng lượng và kém bền
vững.
-Tốc độ sa lắng:
v= 2r2d-d0g90
- Để nhũ tương bền vững 🡪 Giảm G, V sl

+) Dùng chất HĐBM làm giảm б.


+) Làm giảm r.
+) Chất nhũ hoá cao phân tử làm tăng η.
+) Giảm chênh tỷ trọng hai pha (Dung môi có tỉ trọng thích hợp).

4) Cơ chế của chất nhũ hóa


- Vai trò của chất nhũ hoá: 
+) Tạo nhũ tương dễ dàng hơn.
+) Ổn định nhũ tương.
+) Quyết định kiểu nhũ tương.
- Cơ chế chung: 
Các chất nhũ hóa tập trung lên bề mặt tiếp xúc 2 pha, tạo lớp bảo vệ tiểu phân
phân tán, có độ bền cơ học cao, thân với môi trường phân tán và có thể tích
điện, làm tiểu phân dễ phân tán vào môi trường và làm bền trạng thái tập hơp.
- Các loại chất nhũ hoá:

Chất nhũ hóa là Chất nhũ hóa là Chất nhũ hóa rắn Chất nhũ hóa không
chất HĐBM cao phân tử dạng bột mịn có sẵn

- Quyết định kiểu - Tăng độ nhớt - Không tan trong - Hình thành khi tạo
nhũ tương hai pha nhũ tương
- Ngăn chặn sự
- Làm giảm sức kết tụ, tập hợp - Thân với cả hai - Chỉ được tạo ra trên
căng bề mặt lại pha bề mặt phân cách
pha,
- Tạo lực đẩy - Thân môi - Tập trung lên bề
giữa các tiểu trường phân tán, mặt phân cách - Tập trung nồng độ
phân cao trên bề mặt,
- Có thể tích - Tạo màng bảo vệ
- Thân môi điện. có độ bền cơ học. - Tạo ra hiệu quả nhũ
trường phân tán hoá cao hơn
- Có thể tích
điện.

5) Điều chế nhũ tương


- Phương pháp phân tán 2 pha dầu nước vào nhau ở nhiệt độ thích hợp
- Phương pháp phân tán pha nội vào pha ngoại
- Phương pháp phân tán pha ngoại vào pha nội
- Phương pháp thêm dần cả 2 pha dầu nước vào chất nhũ hóa
- Phương pháp tách pha từ dung môi đồng tan cả 2 pha dầu nước
* Hệ vi nhũ tương
- Khái niệm: Hệ phân tán của các chất lỏng không đồng tan có kích thước < 1nm

(thường < 100nm)


- Thành phần vi nhũ tương:
+) Pha nước, pha dầu.
+) Chất nhũ hoá.
+) Chất diện hoạt 
+) Chất đồng diện hoạt
- Đặc điểm vi nhũ tương:
+) Gần như trong suốt.
+) Độ bền động học cao.
+) Năng lượng bề mặt thấp.
+) Điều chế dễ dàng và đơn giản.

You might also like