You are on page 1of 73

TƯ DUY PHÁP LÝ


CÁCH TRÌNH BÀY BÀI
VIẾT PHÁP LÝ

2023 TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 2

NỘI DUNG
1. PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

2. TÓM TẮT ÁN LỆ

3. BẢN TƯ VẤN

4. LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT

2023 TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 3

1. TỪ PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

ĐẾN SOẠN THẢO


BẢN TƯ VẤN

2023 TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 4

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

- “Phân tích pháp lý” là gì?

- Tại sao Luật sư cần phải phân tích các câu hỏi pháp lý?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 5

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

- Phân tích pháp lý không phải một tư duy xa lạ!

- Phân tích pháp lý dựa trên cách suy nghĩ thông


thường sử dụng hàng ngày khi đưa ra quyết định.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 6

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ: Một người bạn trai muốn biết rằng liệu người yêu
của anh ấy có thích món quà sinh nhật là thỏi son môi
hay không.
- Câu hỏi của người bạn trai: Bạn gái của anh ấy có
thích thỏi son môi không?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 7

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ: Người bạn trai muốn biết rằng liệu bạn gái của
anh ấy có thích món quà sinh nhật là thỏi son môi .
Bằng suy nghĩ logic thông thường:
- Bước 1: Xem xét kinh nghiệm ở quá khứ
- Bước 2: Đưa ra những lý do vì sao cô ấy thích món
quà này nhưng không thích món quà khác
- Bước 3: Áp dụng những hiểu biết trên để đánh giá
liệu rằng cô ấy có thích thỏi son môi hay không.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 8

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

Phân tích pháp lý bao gồm các bước sau:


- Bước 1: Tìm những quy định pháp luật và án lệ liên quan
- Bước 2: Phân tích các quy định của pháp luật và án lệ để
tìm ra Quy tắc
- Bước 3: Áp dụng quy tắc này để dự đoán kết quả.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 9

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ: Khách hàng của bạn bị kiện theo quy định có nội dung
như sau:
“Nếu vật nuôi (thú cưng) không bị khiêu khích mà làm bị
thương một người nào đó thì chủ của vật nuôi đó phải chi
trả các chi phí y tế cho người bị thương”
Khách hàng của bạn có một chú chó trưởng thành, đã cào vào
chân Bình sau khi bị cậu bé vô tình giẫm vào đuôi. Mẹ Bình
đưa cậu bé đến bệnh viện và yêu cầu khách hàng bồi thường.
Khách hàng của bạn muốn biết liệu rằng anh ấy/cô ấy có phải
trả chi phí này hay không?
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 10

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ: Khách hàng của bạn bị kiện theo quy định có nội
dung như sau:
“Nếu vật nuôi (thú cưng) không bị khiêu khích mà làm
bị thương một người nào đó thì chủ của vật nuôi đó
phải chi trả các chi phí y tế cho người bị thương”

Câu hỏi đặt ra:


(1) Chú chó cào có làm cho Bình “bị thương” không?
(2) Giẫm vào đuôi con chó có phải là “khiêu khích”?
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 11

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ: Khách hàng của bạn bị kiện

Luật định nghĩa “bị thương” bao gồm:


“bất kì những tổn thương trên cơ thể dù nhỏ nhất gây ra
bởi vết cắn, gặm, cấu, nhai, cắt, quắp, quào hay cào
trên người”

Vết cào của Bình là một “vấn đề pháp lý” được


định nghĩa bởi luật.
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 12

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ: Khách hàng của bạn bị kiện

Tuy nhiên, không có quy định pháp luật nào định nghĩa
thuật ngữ “khiêu khích”.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 13

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ: Khách hàng của bạn bị kiện

Tuy nhiên, không có quy định pháp luật nào định nghĩa
thuật ngữ “khiêu khích”.

- Thuật ngữ này đã được áp dụng như thế nào tại các
Vụ kiện tương tự đã được tòa xử?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 14

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ:
- Vụ kiện Người giao báo: Một cậu bé shipper ném gói hàng
qua hàng rào và vô tình trúng vào con chó đang nằm ngủ ở
phía trong. Con chó chạy theo và cắn cậu bé. Thẩm phán
quyết định rằng con chó đã không bị khiêu khích.
- Vụ kiện Cây gậy: Một cô bé dùng gậy đánh con chó 3 lần.
Sau đó con chó đã cắn cô bé. Thẩm phán quyết định rằng
con chó đã bị khiêu khích.
- Vụ kiện Hòn đá: Một cô bé đã ném hòn đá vào con chó
nhưng trượt. Con chó sau đó đã cắn cô bé. Thẩm phán quyết
định rằng con chó đã bị khiêu khích. TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 15

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Ví dụ:
Áp dụng Quy tắc rút ra từ các phán quyết của Tòa án để
dự đoán cho trường hợp của khách hàng:

Con chó bị khiêu khích nếu người bị cắn cố gắng chọc


giận hoặc kích động con chó.
Thẩm phán gần như chắc chắn sẽ quyết định rằng con
chó không bị khiêu khích bởi hành vi giẫm vào đuôi
Bobby, vì đó là vô ý.
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 16

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Phân tích pháp lý bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tìm những quy định pháp luật và án lệ liên quan
- Bước 2: Phân tích các quy định của pháp luật và án lệ để
tìm ra Quy tắc
- Bước 3: Áp dụng quy tắc này để dự đoán kết quả.

Mục đích của Phân tích pháp lý là để tìm ra Vấn đề


pháp lý.
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 17

PHÂN TÍCH PHÁP LÝ


Phân tích pháp lý là một nghệ thuật, không phải
phương pháp Khoa học hay Toán học.
- Câu trả lời cho mỗi câu hỏi pháp lý hiếm khi chắc chắn
tuyệt đối.
- Sự sáng tạo và kỹ năng phân tích cần được sử dụng để
xác định câu hỏi pháp lý, tìm cơ sở pháp lý và dự đoán
kết quả trong mỗi trường hợp bằng việc áp dụng các quy
định pháp luật vào tình tiết của vụ việc.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 18

2. ĐỌC ÁN LỆ

VIẾT BẢN TÓM TẮT ÁN LỆ

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 19

TÓM TẮT ÁN LỆ

- Án lệ là gì?

- Tại sao Luật sư cần phải tóm tắt án lệ?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 20

TÓM TẮT ÁN LỆ

- Thuật ngữ Án lệ đề cập đến quyết định hoặc quan


điểm của Tòa án.

- Các Luật sư và sinh viên Luật đọc án lệ để hiểu cách


diễn giải các quy định pháp luật, cách áp dụng luật
vào thực tế và giải quyết các câu hỏi pháp lý.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 21

TÓM TẮT ÁN LỆ
Một bản án của Tòa thường bao gồm:
1. Các sự kiện làm phát sinh tranh chấp (bao gồm cả thẩm
quyền xét xử);
2. Vấn đề pháp lý – Câu hỏi về ý nghĩa hoặc cách áp dụng
quy định pháp luật vào các tình tiết của vụ việc;
3. Quy định pháp luật áp dụng cho tranh chấp;
4. Kết luận – Quyết định của Tòa án đối với vấn đề tranh
chấp; và
5. Phân tích - những lập luận của Toà trong việc đưa ra Kết
luận.
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 22

TÓM TẮT ÁN LỆ
Lý do cần phải Tóm tắt án lệ:
• Hiểu được quyết định của Tòa án;
• Dự đoán kết quả của vụ việc tư vấn;
• Đưa ra những lập luận cho khách hàng;
• Nắm vững án lệ trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể;
• Chuẩn bị cơ sở cho các luận điểm thuyết phục Tòa khi
tranh tụng;
• Trả lời một câu hỏi cụ thể nào đó về án lệ.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 23

TÓM TẮT ÁN LỆ
Cấu trúc:
1. Các sự kiện, bao gồm các sự kiện quan trọng về trình tự;
2. Các vấn đề pháp lý;
3. Quy định của pháp luật;
4. Kết luận;
5. Phân tích.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 24

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 25

3. TỪ
TRÌNH BÀY PHÁP LÝ
ĐẾN
BẢN TƯ VẤN

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 26

TRÌNH BÀY PHÁP LÝ & BẢN TƯ VẤN

- Trình bày pháp lý là cách trình bày những phân tích


một cách logic.

- Bản tư vấn được sử dụng để diễn giải câu trả lời cho
câu hỏi pháp lý bằng văn bản.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 27

TRÌNH BÀY PHÁP LÝ


IRAC
- Issue: Vấn đề pháp lý

– Rule: Quy định pháp luật


Rule Support: Các quy định bổ trợ

– Application: Áp dụng

– Conclusion: Kết luận


TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 28

Làm thế nào để giải quyết


một vấn đề pháp lý/trả lời
một câu hỏi trong bài kiểm
tra?
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 29

Sử dụng phương pháp


IRAC!

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 30

Thực hành …
Ngày 08/06/2023, Sam, 22 tuổi đến từ Sydney, đã bị Cảnh sát
yêu cầu dừng lại trong khi đang chạy xe đạp trên vỉa hè cạnh
Đường Main. Sam bị phạt vì vi phạm Luật giao thông đường
bộ 1985, Điều 18.

ĐƯỜNG MAIN

VỈA HÈ

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 31

Sam đã thuê bạn là luật sư tư vấn, và hỏi rằng liệu anh ấy có


nên khởi kiện hay chấp nhận nộp phạt $250.
Bạn hãy tư vấn cho Sam trong trường hợp này.

ĐƯỜNG MAIN

VỈA HÈ

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 32

Bạn sẽ tư vấn
cho Sam như
thế nào?
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 33

Đầu tiên, bạn cần


xác định vấn đề
pháp lý được đặt ra.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 34

Vấn đề pháp lý chính


trong câu hỏi của
khách hàng là gì?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 35

Vấn đề (Issue): Liệu


rằng Sam có vi phạm
Luật Giao thông đường
bộ, 1985, Điều 18 khi
điều khiển xe đạp lên
vỉa hè hay không?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 36

Để giải quyết được


vấn đề pháp lý trên
cần phải biết
những gì?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 37

Cần phải tìm ra những Quy


định pháp luật liên quan.
Thế nào là những quy định
pháp lý có liên quan?
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 38

Luật Giao thông đường bộ 1985, Điều 18


(a) Việc vi phạm quy định của luật này được áp dụng đối với
bất kỳ “người” nào “điều khiển” bất kỳ “phương tiện giao
thông” đi vào “đường dành cho người đi bộ”;
(b) Các từ ngữ trong luật này được định nghĩa như sau:
i. “Người” được hiểu là bất kỳ ai trên 16 tuổi;

ii. “phương tiện giao thông” là bất kỳ máy móc, thiết bị cơ khí nào
dùng để đi lại;

iii. “điều khiển” phương tiện giao thông là hành động điều chỉnh tốc
độ và phương hướng của phương tiện; và

iv. “đường dành cho người đi bộ” là bất kỳ lối đi hoặc vỉa hè nào chủ
yếu dành cho người đi bộ chứ không phải xe cộ;

(c) Bất kỳ hành vi vi phạm quy định này sẽ bị phạt 250USD.


TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 39

Quy tắc (Rule):


Rõ ràng, Điều 18 Luật giao thông đường bộ chỉ bị vi
phạm nếu 4 yếu tố sau được thỏa mãn:
(1) người;
(2) điều khiển;
(3) phương tiện giao thông;
(4) trên làn đường dành cho người đi bộ.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 40

Hãy áp dụng các quy định


pháp luật vào thực tiễn.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 41

Áp dụng (Application):
1. Sam có phải “người” không?

1. Xe đạp của Sam có phải “phương tiện giao


thông” không?

1. Sam có “điều khiển” xe đạp không?

1. Vỉa hè có phải “đường dành cho người đi


bộ” không?
TS. Đào Gia Phúc
1. Sam có phải “người” không?,
Legal reasoning and analysis 42

• Sam 22 tuổi. Thỏa mãn yếu tố người trên 16 tuổi trong


luật.
2. Xe đạp của Sam có phải “phương tiện giao thông”?
• Xe đạp là phương tiện giao thông vì nó là máy móc được
sản xuất dùng để đi lại.
3. Sam đã điều khiển xe đạp hay không?
• Có. Anh ấy đã điều chỉnh phương hướng và tốc độ của
xe để di chuyển.
4. Vỉa hè mà Sam chạy xe đạp lên có phải “đường dành cho
người đi bộ” không?
• Có. Vỉa hè chủ yếu dành cho người đi bộ chứ không phải
xe cộ.
• Ngoài ra, luật cũng chỉ ra cụ thể vỉa hè là đường dành
cho người đi bộ. TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 43

Kết luận (Conclusion):

Sam là người trên 16 tuổi đã điều khiển xe đạp vào làn


đường dành cho người đi bộ. Vì vậy có thể kết luận rằng anh
ấy đã vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị Tòa án
tuyên phạt $250.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 44

I.
R.
A.
C.
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 45

Issue (Vấn đề pháp lý)

Rule(Quy định pháp luật)

Application (Áp dụng)

Conclusion (Kết luận)

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 46

Để trình bày theo phương pháp IRAC, cần:


• Xác định chính xác vấn đề pháp lý cần phải
giải quyết.
• Đưa ra những quy định pháp luật liên quan
một cách rõ ràng.
• Áp dụng một cách thuyết phục các quy định
pháp luật vào thực tế tình huống.
• Đưa ra kết luận.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 47

Ngày 08/06/2023, Nhung, 14 tuổi đến từ Sydney, đã bị Cảnh


sát yêu cầu dừng lại trong khi đang cưỡi ngựa trên vỉa hè
cạnh Đường Main. Nhung bị phạt vì vi phạm Luật giao thông
đường bộ, 1985, Điều 18.

ĐƯỜNG MAIN

VỈA HÈ

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 48

Nhung đã thuê bạn là luật sư cho cô ấy, và yêu cầu bạn tư


vấn liệu rằng cô ấy có nên khởi kiện hay là nộp phạt $250.
Bạn hãy tư vấn cho Nhung trong trường hợp này.

ĐƯỜNG MAIN

VỈA HÈ

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 49

TS. Đào Gia Phúc

Bạn sẽ tư vấn
cho Nhung
như thế nào?
Legal reasoning and analysis 50

*Lưu ý:
Tùy thuộc vào dữ kiện trong mỗi câu hỏi, một số
yếu tố có thể quan trọng hơn các yếu tố còn lại.
• Ví dụ, rõ ràng trong câu hỏi Nhung là người dưới 16
tuổi và vỉa hè là đường dành cho người đi bộ, vì vậy
chúng ta có thể không cần dành nhiều thời gian để
thảo luận những vấn đề này.
• Nhưng liệu rằng ngựa có phải là “phương tiện giao
thông” và Nhung có đang “điều khiển” con ngựa hay
không là những vấn đề chưa rõ ràng. Vì vậy, chúng
ta cần dành nhiều thời gian hơn để xem xét.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 51

Phần nào ít
quan trọng nhất
trong phương
pháp I.R.A.C.?
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 52

Phần nào ít
quan trọng nhất
trong phương
pháp I.R.A.C.?
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 53

Thực tế lại
không phải như
vậy !?!

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 54

Việc xác định chính xác vấn


đề pháp lý, chỉ ra những quy
định pháp luật rõ ràng và áp
dụng chính xác những quy
định này vào tình tiết vụ việc
đều quan trọng hơn việc chỉ ra
một kết luận hợp lý?

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 55

• Thật ra, đưa ra một kết luận chính xác


vẫn quan trọng, tuy nhiên nếu cả bài làm
chỉ đưa đưa ra một kết luận đúng, bạn sẽ
không nhận được điểm cho câu hỏi này!
• Điều quan trọng hơn trong câu trả lời là
xác định được vấn đề pháp lý, chỉ ra quy
định pháp luật và áp dụng chính xác các
quy định đó vào tình tiết vụ việc.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 56

Q: “Trong bài kiểm tra, có cần ghi rõ ràng các


mục “Vấn đề pháp lý”, “Quy định pháp luật”,
“Áp dụng” và “Kết luận” hay không?”

A: “Không”.

I.R.A.C. chỉ là một phương pháp giúp bạn


hình thành tư duy và đưa ra câu trả lời. Bạn
có thể ghi rõ ràng I.R.A.C. trong bài kiểm tra,
nhưng điều này là không bắt buộc.
(Nhưng bạn nên chắc chắn rằng câu trả lời
của mình xác định được vấn đề pháp lý, các
quy định pháp luật, cách áp dụng vào dữ
kiện tình huống và đưa ra được kết luận).
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 57

2 lưu ý quan trọng

1. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những yếu tố không


được chứng minh?

Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu Nhung không phải là


người trên 16 tuổi theo quy định trong luật? Bạn
nên dừng trả lời câu hỏi hay tiếp tục phân tích các
yếu tố khác?

2. Đừng cố gắng đoán kết luận có thể xảy ra và dựa


vào kết luận đó để chứng minh ngược lại.

Bạn nên áp dụng các quy định pháp luật vào


tình tiết vụ việc để đưa ra kết luận, đừng đi
ngược lại! TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 58

Ngày 08/06/2023, Vinh, 19 tuổi đến từ Sydney, đã bị Cảnh sát


yêu cầu dừng lại khi là một hành khách trên chiếc xe moto
đang chạy trên vỉa hè cạnh Đường Main. Vinh bị phạt vì vi
phạm Luật Giao thông đường bộ, 1985, Điều 18.
Vinh đã thuê bạn là luật sư cho anh ấy và yêu cầu bạn tư vấn
liệu rằng anh ấy có nên khởi kiện hay là nộp phạt $250.
Bạn hãy tư vấn cho Vinh trong trường hợp này.

ĐƯỜNG MAIN

Vi
nh

VỈA HÈ

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 59

Ngày 08/06/2023, bà của Toàn,108 tuổi đến từ Sydney, đã bị


Cảnh sát yêu cầu dừng lại trong khi đang điều khiển chiếc xe
lăn cơ giới trên Main Street. Bà của Toàn bị phạt vì vi phạm
Luật Giao thông đường bộ, 1985, Điều 18.
Bà của Toàn đã thuê bạn là luật sư cho bà ấy và yêu cầu bạn
tư vấn liệu rằng bà ấy có nên khởi kiện hay là nộp phạt $250.
Bạn hãy tư vấn cho bà của Toàn trong trường hợp này.

ĐƯỜNG MAIN

VỈA HÈ
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 60

BẢN TƯ VẤN

• Vấn đề pháp lý

• Câu trả lời vắn tắt

• Các dữ kiện

• Phân tích

• Kết luận

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 61

4. LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 62

LIÊM CHÍNH TRONG HỌC THUẬT LÀ


GÌ?
- Đại học là một cộng đồng những người tham gia vào các
hoạt động chung, trong đó bao gồm học tập và sáng tạo
tri thức à các giáo sư, giảng viên, nghiên cứu viên và sinh
viên đều thuộc cộng đồng này!
- Có những quy tắc nhất định để đảm bảo cho công việc
trong cộng đồng này được thực hiện một cách đúng đắn.
à The CODE OF HONESTY = ‘Academic Integrity'.
Sự trung thực đồng nghĩa với Liêm chính trong học thuật.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 63

Liêm chính trong học thuật có dễ dàng được


thực hiện hay không?
- Không hẳn, học tập và nghiên cứu thường gây ra áp
lực và cảm giác quá tải.

- Tuy nhiên, trích dẫn nguồn là điều bắt buộc và đừng


bao giờ lấy tác phẩm của người khác là của mình.

à Dưới đây sẽ đề cập đến Khái niệm Đạo văn


(Concept of Plagiarism) và Cách diễn đạt lại đoạn văn
(Paraphrasing).

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 64

ĐẠO VĂN

- Là một hình thức gian lận và có thể xảy ra dưới nhiều


dạng như bài thuyết trình, bài viết, hình ảnh.
- Bằng việc sử dụng ý tưởng hay sản phẩm của người
khác nhưng không trích dẫn nguồn hoặc trích dẫn
nguồn không đúng quy định và xem đó là sản phẩm
của bản thân mình.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 65

ĐẠO VĂN

1. Đạo văn là gì?

a) Sử dụng ý tưởng của người khác mà không

trích dẫn nguồn phù hợp.

b) Ăn cắp ý tưởng của người khác.

c) Gian lận

d) Tất cả các đáp án trên.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 66

ĐẠO VĂN
Một số biểu hiện của đạo văn:
- Thuê người khác viết hộ luận văn;
- Không trích dẫn nguồn đầy đủ;
- Sao chép và sử dụng bài báo, tài liệu trên mạng mà chưa
xin phép bản quyền
- Làm bài tập cá nhân với người khác (sau đó sử dụng một
phần hoặc toàn bộ bài làm của người đó);
- Cho phép người khác sao chép bài làm của mình.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 67

ĐẠO VĂN

2. Hình thức đạo văn chủ yếu ở sinh viên?

a) Sao chép nội dung từ internet và trình bày lại

như sản phẩm của mình.

b) Kiểm tra lại bài làm của mình với người

khác.

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 68

VÍ DỤ VỀ ĐẠO VĂN
Câu văn sau được trích dẫn từ giáo trình “Study Methods”
của tác giả John Cooke:
Để đạt được kết quả tốt ở trường đại học sinh viên cần
nằm vững phương pháp tự học.

Nếu những từ sau xuất hiện trong bài làm của sinh viên:
Nhằm có được kết quả tốt ở trường đại học sinh viên
cần nắm vững phương pháp tự học, và có những kế
hoạch học tập cụ thể.
à Đạo văn TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 69

VÍ DỤ VỀ ĐẠO VĂN
Để tránh đạo văn:

Nhằm có được “kết quả tốt ở trường đại học sinh viên
cần nắm vững phương pháp tự học,”1 và có những kế
hoạch học tập cụ thể.

1. John Cooke, Study Tips: Avoiding Plagiarism, RMIT


University, Australia, 2012, p.23
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 70

Nguồn tham khảo


Trích dẫn nguồn tham khảo đúng cách là chìa khóa để tránh
đạo văn.
1. In-text citation (Trích dẫn trong bài):
- Paraphrasing (diễn đạt lại đoạn văn): Viết lại ý tưởng
của người khác bằng ngôn từ của mình và trích dẫn chúng,
sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu của bản thân.
- Quoting (trích dẫn nguyên văn): Viết lại chính xác ngôn
từ của tác giả và trích dẫn nguồn.
2. Referencing list (Liệt kê danh sách nguồn tham khảo).
TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 71

ĐẠO VĂN

3. Cách tốt nhất để tránh đạo văn?

a) Sử dụng trích dẫn và liệt kê nguồn tham khảo

b) Sử dụng cách diễn đạt khác

c) Sử dụng ý tưởng của người khác

TS. Đào Gia Phúc


Legal reasoning and analysis 72

ĐẠO VĂN
4. Những phương thức đạo văn của sinh viên?

a) Tóm tắt ý tưởng của người khác mà không trích dẫn nguồn

b) Tình bày lại bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh của người khác
mà không có sự cho phép

c) Diễn đạt lại ý tưởng bằng ngôn từ và câu văn khác mà không
cung cấp nguồn tham khảo

d) Sử dụng chính xác từ ngữ và văn phong của văn bản gốc mà
không trích dẫn

e) Tất cả các đáp án trên.


TS. Đào Gia Phúc
Legal reasoning and analysis 73

ĐẠO VĂN

5. Hai cách để bổ sung thông tin vào bài làm?

a) Diễn đạt khác & Nguồn tham khảo

b) Diễn đạt khác & Liệt kê nguồn tham khảo

c) Diễn đạt khác & Chú thích

TS. Đào Gia Phúc

You might also like