You are on page 1of 3

Đỗ Thị Khánh Loan, K72C Khoa Tâm lý giáo dục.

MSSV: 725614050

3.2.3. Cấu trúc xã hội - dân số


-Khái niệm: Cấu trúc xã hội dân số là kết cấu và mối liên hệ xã hội trong thực tại
của tái sản xuất nhân khẩu (mức sinh, mức tử), của tỷ lệ giữa các múc tuổi của chỉ
số giới tính, của mật độ dân số, của biển động dân cư (di dân), của quy mô gia đình
và quan hệ thế hệ (tộc họ).
- Nội dung của cơ cấu xã hội dân số:
Phân tích những vấn đề cơ bản như:
+ Mức sinh, mức tử, quá trình di dân, đô thị hóa, tỷ lệ giới tính, tỷ lệ giữa các
nhóm tuổi, xem xét ảnh hưởng của nó tới xã hội và ngược lại.
+ Thông qua việc đánh giá thực trang cơ cấu xã hội - dẫn số, các nhà xã hội học có
thể đưa ra những dự báo xu hướng về sự vận động và phát triển xa hơn nữa của
vấn đề dân số và những vấn đề có liên quan, vạch ra mức độ ảnh hưởng và sự tác
động của những biến đổi trong cơ cấu xã hội - dân số đến một loạt những vấn đề
kinh tế - xã hội khác gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp đến số lượng và chất lượng
cuộc sống con người trong xã hội.
* Liên hệ Việt Nam:
Tính đến 2019 dân số Việt Nam là 97.338.579 triệu người
+ Phân bố rải rác giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng bằng sông Hồng 22,5
triệu; Tây Nguyên 5,8 triệu. Dân tộc kinh là 82.085.826.
+ Tỉ lệ giới tính có nhiều thay đổi. Tính đến ngày 1/4/2019 là 111, 5 trai/100 gái;
31/12/2019 là 108 trai/100 gái
+ Mức sinh của dân số Việt Nam năm 2017 là 2,04 con 2018 là 2,05 con; 2019 là
2,09 con.
+ Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tính đến 2020 là 73,6; nam giới 71,0,
nữ giới 76.3.
3.2.4. Cấu trúc xã hội - lãnh thổ
Đỗ Thị Khánh Loan, K72C Khoa Tâm lý giáo dục. MSSV: 725614050

 Khái niệm: Cấu trúc xã hội – lãnh thổ là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa
các vùng, miền khác nhau trong xã hội mà ở đó có sự khác biệt về điều kiện
sống, môi trường kinh tế, trình độ sản xuất, đặc trưng văn hoá, mật độ dân
cư, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt,…
 Nội dung cơ bản của cấu trúc xã hội – lãnh thổ:
 Nhận diện qua đường phân ranh giữa xã hội nông thôn và xã hội đô thị,
từ đó xã hội học phân tích xã hội của từng vùng, mối liên hệ cũng như sự
tác động qua lại giữa các vùng xã hội đó.
 Ngoài lát cắt phân tích về đô thị, nông thôn tiếp cận xã hội học về cơ cấu
xã hội – lãnh thổ còn đi vào nghiên cứu cơ cấu vùng: địa lý, kinh tế, văn
hoá đồng bằng, trung du, miền núi. Trong mỗi vùng đó lại chia nhỏ
những phân tích về cơ cấu.
Ví dụ: Việt Nam theo lát cắt lãnh thổ được chia làm 3 miền: Bắc, Trung,
Nam
Còn theo tiêu chí vùng: Có 7 vùng :
 Vùng trung du và miền núi phía Bắc .
 Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
 Vùng Bắc Trung Bộ.
 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
 Vùng Tây Nguyên.
 Vùng Đông Nam Bộ.
 Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2.5. Cấu trúc xã hội – dân tộc
 Khái niệm: Cấu trúc xã hội dân tộc là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các
dân tộc khác nhau trong xã hội.
Đỗ Thị Khánh Loan, K72C Khoa Tâm lý giáo dục. MSSV: 725614050

 Nội dung nghiên cứu của cấu trúc xã hội dân tộc: Phân tích quy mô, tỷ
trọng, phân bố và sự biến đổi về số lượng, chất lượng cũng như những đặc
trưng, xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và
tương quan giữa các dân tộc với nhau trong xã hội.
Những nghiên cứu này sẽ góp phần tạo ra cơ sở khoa học cho những
hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phân bố lại dân cư,
tổ chức lại lực lượng lao động, việc làm theo ngành nghề phù hợp với những
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng, từng dân tộc. Đồng thời, nó
tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển văn hoá dân tộc, tổ chức lực lượng an
ninh, quốc phòng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc, đảm bảo sự thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền cũng như những mục tiêu kinh tế, chính
trị, văn hoá chung đất nước.
3.3 Các yếu tố cơ bản của cấu trúc xã hội
Tập hợp xã hội là một hình thức quan hệ xã hội giữa con người xã hội theo
các nhu cầu, lợi ích và mục đích xã hội nhất định
Các dạng phổ biến của tập hợp xã hội là nhóm xã hội, cộng đồng xã hội, tổ
chức xã hội.
3.3.1. Nhóm xã hội
 Khái niệm : Nhóm xã hội là một tập hợp xã hội, trong đó có các cá nhân
xã hội liên hệ với nhau theo những tính chất nhất định.

You might also like