You are on page 1of 216

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................................3
4. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
7. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu..............................................................4
8. Đóng góp mới của đề tài.........................................................................................6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG
CÔNG VIỆC KHI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN.....................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng, kỹ năng thích ứng và thực tập tốt nghiệp
của sinh viên............................................................................................................... 7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề kỹ năng và kỹ năng thích ứng..........................7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về thực tập tốt nghiệp ở sinh viên.......................24
1.2. Lý luận về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp
của sinh viên............................................................................................................. 29
1.2.1. Lý luận về vấn đề kỹ năng.............................................................................29
1.2.2. Lý luận về thích ứng......................................................................................36
1.2.3. Lý luận về sự thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp....51
1.2.4. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh
viên....................................................................................................................... 57
1.2.5. Một số đặc điểm cơ bản của sinh viên Đại học năm cuối tham gia thực tập tốt
nghiệp...................................................................................................................69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................72
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG
CÔNG VIỆC KHI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN...................74
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
thực tập tốt nghiệp của sinh viên..............................................................................74
2.1.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................74
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................74
2.1.3. Khái quát về khách thể nghiên cứu chính......................................................80
2.2. Thực trạng những khó khăn trong môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp
của sinh viên............................................................................................................. 82
2.2.1. Những khó khăn trong tâm thế nghề nghiệp ở sinh viên................................82
2.2.2. Những khó khăn trong việc thích ứng với nội dung TTTN...........................85
2.2.3. Những khó khăn trong thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại
môi trường làm việc khi TTTN.............................................................................87
2.2.4. Những khó khăn trong việc thích ứng với các điều kiện, phương tiện tại môi
trường làm việc khi TTTN....................................................................................90
2.2.5. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường và
cơ sở thực tập khi TTTN.......................................................................................91
2.2.6. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường và
cơ sở TTTN...........................................................................................................94
2.3. Thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN..................96
2.3.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN.................................................................................................................... 96
2.3.2. Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN.................................................................................................................. 106
2.3.3. Thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh
viên trên từng phương diện.................................................................................111
2.4. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN.....................134
2.4.1. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN.................134
2.4.2. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong TTTN của
sinh viên trên các phương diện về trường, kinh nghiệm bản thân và học lực......136
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng và ý kiến về biện pháp nâng
cao kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên................140
2.5.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
trong TTTN của sinh viên......................................................................................140
2.5.2. Một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến sinh viên chưa thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN...................................................................147
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................151
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM MỘT VÀI BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC KHI THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN......................................................................152
3.1. Mục đích thực nghiệm.....................................................................................152
3.2. Khách thể thực nghiệm....................................................................................152
3.3. Nội dung thực nghiệm.....................................................................................152
3.4. Cơ sở đề xuất các biện pháp thực nghiệm........................................................157
3.5. Các biện pháp thực nghiệm.............................................................................157
3.6. Kết quả thực nghiệm........................................................................................163
3.6.1. Kết quả so sánh về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ
luật, tổ chức trong TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm.................163
3.6.2. Kết quả so sánh về kỹ năng giải quyết vấn đề thích ứng với môi trường công
việc khi TTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm....................................167
3.6.3. Kết quả so sánh về kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và
người quản lý trong môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau
thực nghiệm........................................................................................................175
3.6.4. Kết quả so sánh về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm......182
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................188
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................190
1. Kết luận..............................................................................................................190
2. Kiến nghị............................................................................................................192
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt


Điểm trung bình ĐTB
Đại học ĐH
Người hướng dẫn NHD
Phần trăm %
Thứ tự TT
Thực tập tốt nghiệp TTTN
Thành phố Hồ Chí Minh Tp. HCM
Sinh viên SV
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1. Bảng phân chia các mức độ kỹ năng theo quan điểm
1 34
của K.K. Platonov và G.G. Golubev
2 Bảng 2.1. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi chính thức 78
Bảng 2.2. Cách quy điểm cho mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công
3 79
việc trong hoạt động TTTN của sinh viên
4 Bảng 2.3. Khái quát về khách thể nghiên cứu chính 81
5 Bảng 2.4. Những khó khăn trong tâm thế nghề nghiệp ở sinh viên 82
6 Bảng 2.5. Những khó khăn trong việc thích ứng với nội dung TTTN 85
Bảng 2.6 . Những khó khăn trong thích ứng với việc rèn luyện kỹ
7 88
năng nghề nghiệp tại môi trường làm việc khi TTTN
Bảng 2.7. Những khó khăn trong việc thích ứng với các điều kiện,
8 91
phương tiện tại môi trường làm việc khi TTTN
Bảng 2.8. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ
9 tại nhà trường 92
và cơ sở thực tập khi TTTN
Bảng 2.9. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ
10 94
tại nhà trường và cơ sở TTTN
Bảng 2.10. Nhận thức về khái niệm thích ứng với môi trường làm việc khi
11 96
TTTN
12 Bảng 2.11. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thích ứng 97
Bảng 2.12. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thích ứng với môi trường
13 99
công việc khi TTTN
Bảng 2.13. Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng
14 100
với môi trường công việc khi TTTN
Bảng 2.14. Nhận thức về tầm quan trọng của các biểu hiện trong kỹ năng
15 101
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
Bảng 2.15. Nhận thức về biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường
16 103
công việc khi TTTN
Bảng 2.16. Tự đánh giá trên bình diện chung về kỹ năng thích ứng với
17 106
môi trường công việc trong hoạt động TTTN
Bảng 2.17. Đánh giá cá nhân khác trên bình diện chung về kỹ năng
18 108
thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động TTTN
Bảng 2.18. Tự đánh giá về những biểu hiện của kỹ năng thích ứng với môi
19 109
trường công việc khi TTTN
20 Bảng 2.19. Tâm thế sẵn sàng khi TTTN 111
Bảng 2.20. Mức độ vượt qua một số khó khăn trong tâm thế nghề
21 112
nghiệp khi TTTN
Bảng 2.21. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
22 116
của sinh viên trên phương diện nội dung TTTN
Bảng 2.22. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
23 120
của sinh viên trên phương diện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
Bảng 2.23. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
24 của sinh viên trên phương diện các điều kiện, phương tiện tại môi 122
trường làm việc
Bảng 2.24. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
25 của sinh viên trên phương diện mối quan hệ với nhà trường và cơ sở 126
thực tập
Bảng 2.25. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của
26 sinh viên trên phương diện các chuẩn mực, quy tắc tại môi trường làm việc 128
khi TTTN
27 Bảng 2.26. Phương án của tình huống giả định 1 130
28 Bảng 2.27. Phương án của tình huống giả định 2 131
29 Bảng 2.28. Phương án của tình huống giả định 3 131
30 Bảng 2.29. Phương án của tình huống giả định 4 132
31 Bảng 2.30. Phương án của tình huống giả định 5 133
Bảng 2.31. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
32 134
TTTN
Bảng 2.32. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công
33 136
việc khi TTTN của sinh viên trên phương diện trường Đại học
Bảng 2.33. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công
34 137
việc khi TTTN của sinh viên trên phương diện kinh nghiệm làm thêm
Bảng 3.34. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
35 140
khi TTTN của sinh viên trên phương diện học lực
Bảng 2.35. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi
36 140
trường công việc trong TTTN của sinh viên
Bảng 2.36 . Một số nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích
37 147
ứng với môi trường công việc khi TTTN
Bảng 2.37. Một số nguyên nhân chủ quan làm sinh viên chưa thích
38 150
ứng với môi trường công việc khi TTTN
39 Bảng 3.1. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi thực nghiệm 157
Bảng 3.2. So sánh về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu
40 cầu kỷ luật, tổ chức khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực 163
nghiệm
Bảng 3.3. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng quản
41 lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên 165
giữa nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm
Bảng 3.4. So sánh về kỹ năng giải quyết vấn đề để thích ứng với môi
42 168
trường công việc khi TTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.5. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng giải
43 quyết vấn đề của sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm TNg sau thực 173
nghiệm
Bảng 3.6. So sánh về kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng
44 nghiệp và người quản lý trong trong môi trường làm việc khi TTTN ở 176
sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.7. So sánh kết quả thực nghiệm tình huống trong kỹ năng làm
việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong trong
45 181
môi trường làm việc khi TTTN của sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm
TNg sau thực nghiệm
Bảng 3.8. So sánh về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích
46 ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau 182
thực nghiệm
Bảng 3.9. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng tổ
47 chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi 185
TTTN ở sinh viên nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
Biểu đồ 2.1. Tự đánh giá trên bình diện chung về kỹ năng thích ứng với
1 107
môi trường công việc trong hoạt động TTTN
2 Biểu đồ 2.2. Tâm thế sẵn sàng với hoạt động TTTN của sinh viên 112
Biểu đồ 2.3. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
3 135
TTTN
Biểu đồ 2.4. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
4 139
TTTN của sinh viên trên phương diện kinh nghiệm làm thêm
Biểu đồ 3.1. So sánh về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với
5 164
yêu cầu kỷ luật, tổ chức ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng
6 quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh 167
viên giữa nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.3. So sánh về kỹ năng giải quyết vấn đề để thích ứng với
7 môi trường công việc khi TTN ở sinh viên giữa trước và sau thực 170
nghiệm
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng
8 giải quyết vấn đề của sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm TNg sau 174
thực nghiệm
Biểu đồ 3.5. So sánh về kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với
9 đồng nghiệp và người quản lý trong môi trường làm việc khi 178
TTTN ở sinh viêngiữa trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả thực nghiệm tình huống trong kỹ năng làm
việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong trong
10 180
môi trường làm việc khi TTTN của sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm
TNg sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.7. So sánh về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích
11 ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau 184
thực nghiệm
Biểu đồ 3.8. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng tổ
12 chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi 186
TTTN ở sinh viên nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ với rất nhiều sự thay đổi diễn ra hàng ngày trên nhiều lĩnh
vực. Đặc biệt, sự phát triển của khoa học đã mang lại cho con người một cuộc sống
hiện đại và đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Tuy
nhiên, xã hội phát triển cũng đặt con người trước hàng loạt những thách thức trong
công việc và cuộc sống. Vì vậy, trong thời kỳ hiện đại hôm nay, kỹ năng mềm trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là lý do rất nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh
vực khác nhau đã tập trung nghiên cứu về kỹ năng mềm trên cả phương diện lý luận và
ứng dụng vào thực tiễn. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020 đã chỉ
rõ: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do vậy cần “giáo dục con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực
của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động,
sáng tạo, trong đó “đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao,
cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…” [181].
Theo kết quả điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011, cả nước có đến
63% sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng
báo động của giáo dục đại học ở nước ta. Sau thời gian dài học cao đẳng, đại học cùng
với sự đầu tư về thời gian, tiền bạc của cá nhân, gia đình và toàn xã hội, lẽ ra sinh viên
sẽ tìm được một việc làm phù hợp với thu nhập tương xứng để góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước thì thực tế lại ngược lại.
Hàng năm, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 60.000 sinh viên cao
đẳng, đại học năm cuối chuẩn bị ra trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có một
số lượng sinh viên tương ứng tham gia thực tập tốt nghiệp tại các công ty, doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, trường học,... Đây vừa là yêu cầu, nhiệm vụ của sinh viên
nhưng cũng là cơ hội quý báu đối với nghề nghiệp sau này nếu sinh viên biết nắm bắt
và tận dụng. Nếu làm đúng thực chất thì thời gian thực tập có ý nghĩa như một quá
trình phỏng vấn tuyển dụng của nhà tuyển dụng đối với ứng viên là sinh viên. Do đó,

1
nếu sinh được được đánh giá cao khi thực tập tức là sinh viên đó đã có được một cơ
hội tốt với tỷ lệ thành công cao cho vấn đề việc làm sau này.
Trong thực tế, một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa xem trọng đúng mức vai
trò của khoảng thời gian thực tập nên chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc
này. Nhiều sinh viên chỉ xem đây là một yêu cầu bắt buộc của quá trình học tập cần
phải đạt để đảm bảo đủ điều kiện ra trường. Một số khác thì có tư tưởng xem nhẹ việc
thực tập, chỉ thực hiện chiếu lệ, miễn sao đạt điểm trung bình là được. Xuất phát từ suy
nghĩ đó, đã có không ít các vấn đề phát sinh xoay quanh việc thực tập của sinh viên.
Đó có thể là nhờ các mối quan hệ để nâng điểm, thậm chí là để xác nhận khống quá
trình thực tập. Phổ biến là tình trạng nhiều sinh viên thụ động và không kịp thời thích
ứng với môi trường công việc khi đi thực tập. Từ đó dẫn đến sinh viên không xác định
được mình cần phải làm gì, nên làm như thế nào, ứng xử ra sao với các “đồng nghiệp”
tại cơ sở thực tập. Tất nhiên, cũng cần phải xem xét toàn diện việc thực tập của sinh
viên từ cả phía cơ sở thực tập lẫn sinh viên. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng vẫn là bản
thân sinh viên. Nếu sinh viên không chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng, không có kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi thực tập có nghĩa là sinh viên đã đánh mất đi
một cơ hội quý báu về việc làm khi ra trường.
Thực tập là quá trình thử nghiệm để hoàn thiện những kỹ năng nghề cơ bản nhằm
thực sự làm việc hiệu quả khi trở thành người lao động chính thức. Việc thích ứng với
môi trường nghề nghiệp khi thực tập là một thách thức mà nếu vượt qua nó nghĩa là cơ
hội làm chủ nghề nghiệp sẽ nhiều hơn vì sự “sẵn sàng” tâm lý cũng như “kỹ năng”
nghề. Thế nhưng trong thực tế, sinh viên vẫn còn gặp những khó khăn về việc thích
ứng với môi trường công việc trong thực tập là điều không thể tránh khỏi.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập
tốt nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng này. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo.

2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh
viên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: Sinh viên ở một số trường Đại học tại Tp. HCM.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ: Giảng viên Đại học hướng dẫn sinh viên TTTN
và người hướng dẫn TTTN tại cơ sở thực tập.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp
của sinh viên ở mức trung bình.
- Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên. Trong đó, yếu tố đến từ
chính bản thân sinh viên là ảnh hưởng nhiều nhất.
- Có thể nâng cao kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp của sinh viên thông qua các biện pháp: tổ chức định hướng nghiên cứu kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp tính hệ thống, tổ chức cho
sinh viên tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
thực tập tốt nghiệp, lồng ghép việc rèn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi thực tập tốt nghiệp thông qua các chương trình hoạt động ngoại khoá,...
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: kỹ năng, thích
ứng, kỹ năng thích ứng, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp, biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp
của sinh viên…
5.2. Tìm hiểu thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực
tập tốt nghiệp của sinh viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng này.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên.

3
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung
- Chỉ nghiên cứu khái niệm kỹ năng thích ứng như một kỹ năng giúp con người
làm việc hiệu quả.
- Kỹ năng thích ứng được tiếp cận dưới quan điểm là sự mau chóng thích nghi
với môi trường, nhanh chóng hòa nhập và thực hiện những nhiệm vụ được phân công
chủ động, đạt kết quả nhất định.
6.2. Phạm vi về địa bàn
- Nghiên cứu chỉ tiến hành tại một số trường Đại học ở khu vực phía Nam trên
sinh viên hệ chính quy:
+ Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
+ Trường Đại học Tài chính Maketting.
+ Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM.
+ Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.
Ngoài ra, việc nghiên cứu về các biện pháp tác động nhìn từ góc độ đào tạo và
rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên là chủ yếu.
Việc nghiên cứu thực tập cũng chỉ được tiến hành ở một vài ngành đào tạo mà
không phải là trên sinh viên toàn trường.
7. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
7.1. Hướng tiếp cận của đề tài
7.1.1. Hướng tiếp cận biện chứng
Kỹ năng thích ứng được phân tích dưới góc độ duy vật biện chứng, từ sự hình
thành - phát triển cho đến biểu hiện của nó đều được xem xét trong mối liên hệ với thế
giới khách quan bên ngoài, đặc biệt là hoạt động và giao tiếp của chủ thể.
7.1.2. Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Kỹ năng thích ứng được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động
thực tập tốt nghiệp, không biệt lập. Bên cạnh đó, kỹ năng thích ứng được nghiên cứu
theo cấu trúc ba mặt nhận thức - thái độ và xu hướng hành vi.
7.1.3. Hướng tiếp cận nhân cách
Kỹ năng thích ứng không chỉ được nghiên cứu dưới góc độ kỹ thuật hành động
đơn thuần mà còn được nghiên cứu như là một dạng năng lực trong nhân cách.

4
7.1.4. Hướng tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn là nguyên nhân cũng như là điều kiện để kỹ năng thích ứng hình thành
và phát triển. Việc nghiên cứu trong đề tài sẽ sử dụng các tình huống thực tiễn để làm
bộc lộ các kỹ năng thích ứng của khách thể.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:
nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phỏng
vấn và phương pháp toán thống kê.
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp
với lý luận riêng, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ cũng
như những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu
cũng như toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn về kỹ năng thích ứng của sinh viên.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ đạo của đề tài. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên hệ
thống câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng thích ứng của sinh viên với môi
trường làm việc khi thực tập tốt nghiệp. Các câu hỏi chi tiết và cụ thể được cấu trúc
thành một bảng câu hỏi điều tra, thông qua việc trả lời các khách thể sẽ bộ lộ nhận
thức - thái độ và xu hướng hành vi của mình trong kỹ năng thích ứng nói chung và
thực trạng kỹ năng thích ứng nói riêng.
Bảng hỏi được xây dựng cho từng nhóm khách thể khác nhau:
+ Nhóm khách thể là sinh viên.
+ Nhóm khách thể là cán bộ quản lý và giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để điều tra sâu một số trường hợp tiêu biểu và
thu thập thông tin một cách trực tiếp. Bên cạnh đó, còn được dùng để đánh giá độ
trung thực trong việc trả lời bản điều tra viết. Ngoài ra, khách thể nghiên cứu sẽ được
đưa và các bài tập và tình huống có thật để ứng xử trong quá trình phỏng vấn, qua đó

5
nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá quá trình cũng như kết quả hành động, từ đó đưa ra kết
luận về các kỹ năng thích ứng bộc lộ trong tình huống đó.
7.2.2.3. Phương pháp tọa đàm - hội thảo
Phương pháp này được sử dụng nhằm lấy ý kiến rộng rãi các từ các đối tượng có
liên quan đến công tác nghiên cứu và giảng dạy về kỹ năng thích ứng, công tác thực
tập của sinh viên như: các nhà giáo dục, lãnh đạo các trường, một số doanh nghiệp -
người hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể của thanh niên, sinh
viên các trường đại học…
7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm một vài biện pháp tác động mang tính định hướng nhằm nâng cao
kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại Tp
Hồ Chí Minh.
Việc thực nghiệm dừng ở việc áp dụng một số hình thức tác động nhẹ nhàng và
phù hợp với đối tượng sinh viên như: định hướng nghiên cứu có hệ thống, tổ chức
huấn luyện chuyên đề - học tập trải nghiệm kỹ năng thích ứng,...
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phần mềm SPSS phiên bản 15.0 sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được,
phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa yêu cầu định lượng và tính
khách quan trong quá trình nghiên cứu.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài chỉ ra bức tranh thực trạng về kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc
khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên
- Phác họa hệ thống biện pháp phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên, làm cơ sở tham khảo cho cán bộ quản lý,
giáo viên và sinh viên chủ động thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng này, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo giáo viên trong tương lai.
- Thử nghiệm và minh chứng mô hình thực nghiệm phát triển kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Trên cơ sở đó, định
hướng ứng dụng cho các cơ sở đào tạo thực hiện biện pháp phát triển kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo tình hình thực
tiễn.

6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG
CÔNG VIỆC KHI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về kỹ năng, kỹ năng thích ứng và thực tập tốt
nghiệp của sinh viên
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề kỹ năng và kỹ năng thích ứng
1.1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề kỹ năng và kỹ năng thích ứng trên thế giới
Vì kỹ năng thích ứng được xem như một kỹ năng của nhóm kỹ năng sống
cũng như kỹ năng mềm nên cần điểm qua cả hai lĩnh vực nghiên cứu này trên thế giới:
* Khái quát về tình hình nghiên cứu về kỹ năng sống, kỹ năng mềm trên thế giới
Việc nghiên cứu chung về kỹ năng sống, kỹ năng mềm bắt đầu được quan tâm
trong những năm gần đây. Cụ thể hơn, khái niệm kỹ năng sống và kỹ năng mềm được
quan tâm trên thế giới từ những năm 1970. Từ những năm 1990, khái niệm kỹ năng
sống và kỹ năng mềm bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam cũng như một số nước trong
khu vực. Có thể điểm qua việc nghiên cứu kỹ năng sống và kỹ năng mềm cả trên bình
diện lý luận và thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới như sau:
- Một số nghiên cứu về kỹ năng sống trên thế giới
Nhìn chung trên bình diện thế giới, việc quan tâm đến con người và phát triển
con người trở thành một trọng điểm nghiên cứu. Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu kỹ
năng sống được nhiều tổ chức con người trên thế giới quan tâm và tìm hiểu. Có thể đề
cập đến những nghiên cứu của UNESCO về khái niệm kỹ năng sống: “Kỹ năng sống
là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc
sống hàng ngày”. Bên cạnh đó, kỹ năng sống còn được UNICEF nhìn nhận về khái
niệm và đặc điểm cũng như con đường hình thành trong nhiều nghiên cứu khác nhau.
Cũng không thể không kể đến tổ chức WHO cũng nghiên cứu về kỹ năng sống như là
một năng lực cá nhân với những tác động có chủ đích đặc sắc về phương pháp [87].

7
- Giáo dục kỹ năng sống tại các nước phương Tây vận dụng một cách tổng hợp
quan điểm của những nghiên cứu của các tổ chức như WHO, UNICEF để giáo dục kỹ
năng sống của học sinh, sinh viên. Nhiều áp dụng chuyên biệt đã định hướng rèn luyện
hệ kỹ năng sống của học sinh dựa trên các nhóm kỹ năng như: kỹ năng thuộc về tâm lý
cá nhân, kỹ năng trong mối quan hệ với người khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ năng
làm việc. Bên cạnh đó, việc huấn luyện hay trang bị kỹ năng sống còn được vận dụng
một cách lồng ghép và tích hợp có kế hoạch trong từng môn học khác nhau.
- Sách “Life Skill Education and Curriculum” của tác giả Gracious Thomas nhấn
mạnh vai trò của giáo viên và các huấn luyện viên nhằm giáo dục kỹ năng sống dựa
vào hệ thống giá trị cho công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Ngoài việc phát
triển một kế hoạch khả thi của hành động, tác giả cũng đã phát triển một chương trình
có thể được điều chỉnh bởi hệ thống giáo dục trong nước [142].
- Sách“The Indispensable Book of Practical Life Skills” của tác giả Nic Compton
cung cấp cách để giải quyết những vấn đề làm bối rối và làm choáng ngợp trước
những thách thức của cuộc sống cho mọi lứa tuổi. Hướng dẫn này hỗ trợ giảng
viên, các bậc phụ huynh xử lý gồm tất cả các tình huống khó xử trong cuộc sống. Sách
được đề cập từng bước hướng dẫn, dễ thực hiện cho mọi lứa tuổi [154].
- Sách “Teaching Your Children Life Skills” của tác giả Deborah Carroll đề cập
đến mười điều quan trọng cần lưu ý khi dạy con em; làm thế nào để công việc, các
chuyến đi mua sắm, các kỳ nghỉ và các tình huống khác trở thành cơ hội học tập những
kỹ năng thực hành quan trọng; chỉ ra cách để giúp các em rèn luyện cách cư xử tốt và
các giá trị tốt đẹp mà không cần giảng dạy dài dòng và hướng dẫn để phát triển lòng tự
trọng và kỹ năng sống lâu dài thông qua công việc hàng ngày [155].
- Sách “The Practical Life Skills Workbook” của Ester A. Leutenberg, John J.
Liptak cho rằng kỹ năng sống thực sự quan trọng hơn chỉ số thông minh. Kỹ năng
sống là những kỹ năng vô giá của người sử dụng hàng ngày, cho phép họ tạo ra cuộc
sống mà họ mong muốn. Chỉ số thông minh của một người có kỹ năng sống gồm cả
thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tình cảm, xã hội, trí thông minh [136].
- Kế đến là sách “Early years play and learning: Developing social skills and
cooperation” của tác giả Pat Broadhead cung cấp cho học sinh bộ công cụ hoàn hảo
cho việc nhận xét và tham gia vào các trò chơi của trẻ. Sách giúp cho các giáo viên,

8
đặc biệt là giáo viên trẻ hiểu được mối quan hệ giữa việc phát triển trí thông minh với
sự phát triển về ngôn ngữ - đạt được trạng thái tốt về cảm xúc [155].
Ở các nước gần với Việt Nam như khu vực Đông Nam Á và cả Châu Á nói
chung thì việc nghiên cứu kỹ năng sống theo hướng áp dụng thử nghiệm rất được quan
tâm. Điển hình như tại Ấn Độ thì kỹ năng sống được xem là khả năng giúp tăng cường
sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người.
Có thể nhận thấy tại Nepal, việc nghiên cứu về kỹ năng sống trên bình diện khái
niệm rất được quan tâm. Kỹ năng sống được xem là một phương thức ứng phó hay là
những kỹ năng cần thiết để tồn tại. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm đến
việc phân loại các kỹ năng sống.
Ở khu vực Đông Nam Á, việc giáo dục kỹ năng được ưu tiên thực hiện một cách
có trọng điểm từ những năm 1998 trở đi. Có thể đề cập đến việc nghiên cứu và thực
hiện giáo dục kỹ năng sống tại Malaysia do Bộ giáo dục sở tại thực hiện. Nhiều nhà
nghiên cứu ở nước này coi kỹ năng sống là môn học của cuộc sống và môn này được
dạy như một môn học ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Ở Thái Lan - việc quan tâm đến kỹ năng sống khá sớm. Việc nghiên cứu về kỹ
năng sống được thực hiện bởi những tổ chức phi chính phủ và cả những tổ chức giáo
dục của Bộ - Ban ngành trong nước. Tại đây, họ quan niệm kỹ năng sống là những
thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống
hàng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống
hạnh phúc.
Cũng tương tự với quan điểm này, tại Philippine kỹ năng sống được xem là năng
lực thích nghi và tính tích cực của hành vi giúp cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu
quả với những yêu cầu, thay đổi, trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày.
Còn tại Indonexia thì kỹ năng sống được tập trung nghiên cứu trên bình diện như
một khoa học giáo dục. Kỹ năng sống được xem như những kiến thức, kỹ năng, thái
độ giúp người học sống một cách độc lập. Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ mang đến
những lợi ích nhất định: nâng cao cơ hội việc làm cho người học, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực từ đó thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phương, tạo ra
chất lượng giáo dục cho người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt.

9
Ở các Quốc gia gần Việt Nam như Lào và Campuchia, việc nghiên cứu kỹ năng
sống cũng phát triển từ những 1997 - 1998 trở đi. Có thể đề cập đến những nghiên cứu
về kỹ năng sống của Lào theo hướng ứng dụng trong quá trình huấn luyện cho học
sinh. Từ những năm 1997 - 2002, lần đầu tiên, giáo dục kỹ năng sống được thực hiện
trong năm trường Trung học cơ sở tại Lào theo dự án tài trợ và sau đó mở rộng ra các
trường Tiểu học và trung học thuộc tám tỉnh của Lào.
Giáo dục kỹ năng sống ở Campuchia cũng có những nghiên cứu thú vị nhưng
vấn đề nổi rõ nhất vẫn là việc xác lập các kỹ năng cần huấn luyện cho từng lứa tuổi
cũng như phương thức huấn luyện hiệu quả. Kỹ năng sống được xem như năng lực mà
con người cần phải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển
quốc gia, kỹ năng tìm việc và kiếm sống bản thân cũng như gia đình.
Như vậy, các nước phương Tây và các nước Châu Á, kỹ năng sống được nghiên
cứu theo hướng tập trung giải quyết cách hiểu về kỹ năng sống (khái niệm), phân loại
kỹ năng sống cũng như hướng huấn luyện kỹ năng sống này cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên các nghiên cứu cụ thể về các kỹ năng sống trong hoạt động nghề nghiệp của
cá nhân chưa được quan tâm nghiên cứu trên bình diện cụ thể.
- Một số nghiên cứu về kỹ năng mềm trên thế giới
Giáo dục kỹ năng mềm tại các nước phương Tây vận dụng một cách tổng hợp
quan điểm của những nghiên cứu của các tổ chức như WHO, UNICEF để giáo dục kỹ
năng mềm của học sinh, sinh viên. Nhiều áp dụng chuyên biệt đã định hướng rèn
luyện hệ kỹ năng mềm của học sinh dựa trên các nhóm kỹ năng như: kỹ năng thuộc về
tâm lý cá nhân, kỹ năng trong mối quan hệ với người khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ
năng làm việc. Bên cạnh đó, việc huấn luyện hay trang bị kỹ năng mềm còn được vận
dụng một cách lồng ghép và tích hợp có kế hoạch trong từng môn học khác nhau trong
chương trình học. Từng môn học và từng kế hoạch bài dạy đều thể hiện rõ yêu cầu
hình thành kỹ năng mềm trong kế hoạch bài giảng một cách cụ thể thông qua những
hoạt động rất chi tiết, cụ thể,...
Tại Mỹ, năm 1989, Bộ lao động Mỹ đã thành lập Uỷ ban thư ký về rèn luyện các
kỹ năng cần thiết (The secretary’s comission on achieving necessary skills - SCANS).
Mục đích của Uỷ ban này nhằm thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao
và công việc thu nhập cao. Họ khẳng định rằng chỉ trang bị những kỹ năng cần thiết

10
cho người lao động mà đặc biệt là những kỹ năng để họ thích ứng thì mới cải thiện
được hiệu quả lao động [87].
Vào những năm 1990 - 2002 thì tại Úc, Hội đồng kinh doanh Úc (The business
Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (The Australian
chambet of comerce an industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ giáo dục - đào tạo và
khoa học Úc (The department of education - scien and training - DEST) và Hội đồng
Giáo dục quốc gia Úc (The Australian national training authority - ANTA) đã xuất bản
quyển tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (2002). Quyển sách đề cập đến
những kỹ năng và kiến thức mà người lao động cần phải có trong đó liên quan đến
nhiều kỹ năng mềm [85].
Tại Canada, có hẳn một Bộ phụ trách về vấn đề phát triển kỹ năng cho người lao
động. Đó là Bộ phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada (Human resources and
skills Development Canada - HRSDC). Bộ này có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực
dồi dào, có năng lực cạnh tranh giúp người lao động ở đất nước này có năng lực nghề
nghiệp thực tiễn trên cơ sở đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, cũng có thể đề
cập đến một tổ chức có liên quan cũng quan tâm khá nhiều về kỹ năng lao động trong
đó có kỹ năng mềm trong nghề nghiệp ở nước này là Conference Board of Canada.
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada chuyên nghiên cứu và phân tích các xu
hướng kinh tế, năng lực hoạt động của các tổ chức, các chính sách công có liên quan.
Trên cơ sở đó, việc chuẩn bị và hỗ trợ cho người tìm việc mà đặc biệt là kỹ năng mềm
lại trở thành nhiệm vụ khá quan trọng. Một trong những thành tựu quan trọng mà tổ
chức này đưa ra là danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 như: giao tiếp, giải
quyết vấn đề, tư duy tích cực, thích ứng,... [85].
Cũng có thể quan tâm đến hướng nghiên cứu này ở Anh với cơ quan chuyên
trách về phát triển kỹ năng cho người lao động. Với sự định hướng thì năm 2009, dựa
trên những Bộ, ngành cũ thì vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, phát
triển kỹ năng nghề nghiệp được một tổ chức mới là Bộ kinh tế, phát triển chịu trách
nhiệm. Trong đó, tổ chức chịu trách nhiệm chương trình và chất lượng cũng đã đưa ra
những kỹ năng quan trọng để con người làm việc hiệu quả như: giao tiếp, tự học, giải
quyết vấn đề, làm việc chuyên biệt với con người,... [84].

11
Ở Xingapo thì lại có Cục phát triển lao động (Workforce Development Agency)
rất quan tâm đến kỹ năng nghề nghiệp trong đó vị trí của kỹ năng mềm được đặt để hết
sức quan trọng. Tổ chức này đã thiết lập hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp hiệu quả ở
Xingapo như: kỹ năng truyền thông, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ
năng sáng tạo và mạo hiểm, kỹ năng tư duy toàn cầu,... [87].
Có thể quan tâm đến tài liệu “Six steps to an emotionally intelligent teenager:
Teaching social skills to your teen” của tác giả James Windell nêu ra đưa ra bài tập và
những ý tưởng thực tế để các bậc cha mẹ có thể nâng cao và điều chỉnh các kỹ năng xã
hội cho thiếu niên một cách vững chắc hướng đến một cuộc sống thành công. Cũng có
thể kể đến hàng loạt những nghiên cứu, những bài viết, những chương trình huấn
luyện về kỹ năng mềm của các nhà nghiên cứu, các tổ chức và các trung tâm khác
nhau. Trong đó, định nghĩa, phân loại, vai trò hay tầm quan trọng của kỹ năng mềm
trong nghề nghiệp được phân tích chi tiết và hệ thống. Bên cạnh đó, nội hàm của một
số kỹ năng mềm, đặc điểm hay những yêu cầu cần rèn luyện và ứng dụng chúng như
thế nào trong nghề nghiệp được đề cập và phân tích khá cụ thể [147].
Như vậy, ở các nước phương Tây và các nước Châu Á, kỹ năng mềm được
nghiên cứu theo hướng tập trung giải quyết cách hiểu về kỹ năng mềm, phân loại kỹ
năng mềm cũng như hướng huấn luyện kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu một cách rõ ràng về khái niệm theo hướng tiếp cận Tâm lý học
chưa thực sự rõ ràng và sâu sắc. Ngoài ra, việc nghiên cứu về kỹ năng thích ứng nói
chung như một kỹ năng sống hoặc kỹ năng thích ứng với nghề nghiệp - một kỹ năng
mềm của cá nhân nói riêng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ
thống.
* Khái quát tình hình nghiên cứu kỹ năng thích ứng trên thế giới
Kỹ năng thích ứng là một bộ phận quan trọng của kỹ năng sống và kỹ năng mềm.
Kỹ năng thích ứng không chỉ giúp cá nhân vượt qua các trở ngại trong cuộc sống nói
chung về thích nghi, phát triển và hoàn thiện bản thân mà nó còn là thành phần hỗ trợ
tích cực trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. Kỹ năng thích ứng có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống cá nhân, vì vậy nó được quan tâm nghiên cứu trên các bình diện
khác nhau trong đó có hướng tiếp cận dưới góc độ Tâm lý học, Giáo dục học.

12
Có thể đề cập đến những vấn đề lý luận hay kinh nghiệm tiếp cận vấn đề thích
ứng như sau:
“Thích ứng” hay “thích nghi” - Những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, đặc
biệt trong các công trình nghiên cứu về sinh vật học, chúng mang ý nghĩa chỉ những sự
thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện và môi
trường sống xung quanh. Đầu thế kỉ 20, thuật ngữ “thích ứng” được sử dụng trong
Tâm lý học và ngày càng được nghiên cứu rộng rãi trong khoa học này và một số
ngành khoa học xã hội khác như khoa học giáo dục, kinh tế học, xã hội học.
Người đầu tiên được coi như người khởi xướng của Tâm lý học thích ứng, đó là
Spencer H. (1820 - 1903) với tác phẩm nổi tiếng “Những nguyên lý Tâm lý học”
(1895). Với tác phẩm này, dựa trên học thuyết tiến hoá, ông đã phân tích quá trình
thích ứng tâm lý ở con người để đưa ra luận điểm: “Cuộc sống là sự thích ứng liên tục
của các mối quan hệ bên trong với mối quan hệ bên ngoài” [65].
Năm 1979, tác giả Golomstooc A. E. cũng đã có những quan điểm riêng về sự
thích ứng nghề nghiệp. Trong công trình nghiên cứu của mình ông không sử dụng
thuật ngữ “thích ứng” mà sử dụng thuật ngữ “thích hợp” để nói lên sự thích nghi của
con người với hoạt động nghề nghiệp. Đặc biệt hơn, ông chú trọng mặt tình cảm của
quá trình “thích hợp nghề nghiệp” và xem đó như một thuộc tính của nhân cách. Ông
còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là quá trình lĩnh
hội, thâm nhập vào các điều kiện mới, đồng thời ông nêu lên lý thuyết về sự thích ứng
nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm Tâm lý học hiện đại. Tuy nhiên,
ông vẫn chưa làm rõ được bản chất của quá trình thích ứng nghề và chưa gắn với một
nghề cụ thể nào [65].
Năm 1980, Janes .W với tác phẩm “The Principles of Psychology” đã tiến hành
phân tích những nguyên lý của sự hình thành và phát triển tâm lý con người dựa trên
cơ sở của sự thích ứng, trong đó cơ chế thích ứng là cơ chế cơ bản của sự hình thành
tâm lý người. Từ đó, ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là:
“Nghiên cứu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài” và ông
khẳng định đó chính là: Bản chất của quá trình thích ứng của cá thể [65].
Tác giả Côvaliep A. G. đã chỉ rõ: Trong xã hội hiện đại, khi mức độ tích cực xã
hội của sinh viên bị sụt giảm, trong điều kiện đó, nhất thiết phải xác định được các cơ

13
chế nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình thích ứng của sinh viên, đưa ra được các
phương tiện phát triển quá trình này, do đó cần biên soạn tài liệu phương pháp khoa
học cho các nhà giáo dục bậc đại học để giáo dục sự thích ứng cho sinh viên… [35].
Về vấn đề này, Ilin E. P. và Nhikitin V. A. cũng khẳng định rằng: Tính hiệu quả
của quá trình giáo dục và việc xây dựng “sức khỏe” đạo đức và tâm lý trong quá trình
giáo dục sẽ phụ thuộc vào vấn đề sinh viên thích ứng với tốc độ như thế nào với các
điều kiện, hoàn cảnh mới [171].
Theo quan điểm của Parơxôn J. thì sự thích ứng được xem như là hành động
tương hỗ mạnh mẽ với môi trường bên ngoài, một trong những chức năng để “thực
hiện” hệ thống xã hội, cùng với việc đạt tới mục đích và lưu giữ được toàn bộ các hình
mẫu (khuôn mẫu) [173].
Tác giả Vunphốp B. D. đã khẳng định quá trình thích ứng như là sự hòa hợp các
mối quan hệ của con người với xung quanh, là sự giảm căng thẳng các mâu thuẫn giữa
con người với xung quanh, là việc con người đạt được sự cân bằng xã hội, là sự khẳng
định bản thân trong cuộc sống - tất cả những điều đó đã đặt ra mục đích và nội dung
của nền giáo dục thực hành. Định nghĩa này không nhằm khám phá khái niệm mà chỉ
đề cập đến sự cân bằng mang tính xã hội và yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào đến
quá trình thích ứng mà thôi [65].
Tác giả Pêtrôpxki A. V. rất quan tâm đến sự thích ứng xã hội. Ông cho rằng, sự
thích ứng xã hội là quá trình thích nghi tích cực của cá nhân hoặc tập thể (lớp, nhóm)
với các điều kiện vật chất, các tiêu chuẩn và giá trị được xác định của môi trường xã
hội. Trong đó cá nhân, tập thể đó phải nắm được các tiêu chuẩn và giá trị của môi
trường trong quá trình xã hội hoá, cũng như trong quá trình thay đổi và cải tạo môi
trường cho phù hợp với điều kiện và mục đích mới của hoạt động [175].
Theo tác giả Duranốp, sự thích ứng trong giáo dục phải được xem xét như là sự
tham gia của cá nhân vào môi trường văn hóa xã hội, như là một “quá trình” mà ở đó
các thông số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân phải diễn ra phù hợp với các
điều kiện mới của giáo dục [176].
Quyển sách “Phát triển kỹ năng thích ứng: Những ảnh hưởng tiến hóa” của tác
giả Eugene S. Gollin xuất bản 1985, bản tái bản mới nhất vào năm 2013, quyển sách
trình bày các vấn đề về mặt sinh học trong sự thích ứng và sự phát triển của kỹ năng

14
thích ứng trong quá trình tiến hóa của sinh vật và con người cũng như vai trò của nó
trong đời sống cá nhân [196].
Có thể nhận thấy, kỹ năng thích ứng được các nhà Tâm lý học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu nhưng chủ yếu trên bình diện Tâm lý học lâm sàng. Việc nghiên cứu
kỹ năng thích ứng dưới góc độ kỹ năng sống, kỹ năng mềm chưa được định hình rõ,
nhất là nghiên cứu kỹ năng thích ứng trong mối quan hệ nghề nghiệp, thực tập nghề
nghiệp của cá nhân.
* Khái quát tình hình nghiên cứu về kỹ năng thích ứng trong hoạt động
nghề nghiệp của sinh viên
Trong Tâm lý học không thể bỏ qua những công trình nổi tiếng Piaget J., nhà
Tâm lý học nhận thức người Thụy Sĩ, các công trình nghiên cứu của ông về sự phát
triển trí tuệ của trẻ cũng đề cập đến vấn đề thích ứng. Ông cho rằng: “Trí thông minh
là một sự thích nghi”, ông khẳng định: “Sự thích nghi là một sự cân bằng giữa đồng
hoá và điều ứng”. Từ đó, Piaget. J đã kết luận: Giáo dục chính là quá trình giúp đứa trẻ
thích ứng với môi trường xã hội của người lớn. Sau đó, hàng loạt những nghiên cứu về
thích ứng cụ thể trong quá trình giáo dục đặc biệt là thích ứng nghề nghiệp được triển
khai.
Savickas M. L. đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghề và thích ứng
nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết “Measuring career
development: Current status and future dereetion” (1994), ông đã đánh giá rất cao vai
trò của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho
rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có
thể dự đoán được,… là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều
chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [165,
166, 167].
Nghiên cứu về sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên đại học, tác giả
Xtôliarenkô L. Đ. cho rằng: Sinh viên là tập hợp nhiều người cùng chung mục đích,
phương hướng, là phải nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bằng sự lao động
trí lực cần cù. Giới sinh viên được coi như một cộng đồng xã hội mang nét đặc trưng
bởi phương hướng nghề nghiệp, bởi sự hình thành các mối quan hệ nghề nghiệp trong
tương lai, chúng phản ánh bản chất đúng đắn trong việc lựa chọn nghề của sinh viên.

15
Theo quan điểm của tác giả Klimốp E. A. thì phần lớn các nghề nghiệp đã không
đưa ra được đòi hỏi tuyệt đối đối với con người. Vấn đề tìm kiếm tài năng chỉ xuất
hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng tạo, nghệ thuật, công tác khoa học, đào tạo
phi công, nhà giải phẫu; đa phần các nghề đều có thể phù hợp với những người có
năng lực bẩm sinh bình thường chỉ cần có thời gian học tập ít hoặc nhiều là có thể
thích nghi được với công việc, “tìm được bản thân” [65].
Theo Tadevoxian E. V., sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề nghiệp là năng
lực của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và chiếm lĩnh đối
tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực nhận thức mà
không có sự rối loạn đáng kể nào,… [65].
Nghiên cứu của tác giả Rôxtunốp A. Kh. về thích ứng nghề của sinh viên nhận
định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của sinh viên đối với các điều
kiện và nhiệm vụ của các trường đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của
họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các
yêu cầu và phẩm chất “mẫu mực” về Tâm lý học của sự thích ứng nghề nghiệp đã
buộc chúng ta phải nêu ra những “kì vọng” sau đây của sự thích ứng giáo dục xã hội:
Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm hai yếu tố liên quan với nhau là: nhu cầu thích
ứng và tình huống thích ứng, Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát
triển và có kết quả, Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng
hoạt động của con người [147].
Năm 1998, Tadevoxian E.V. cho rằng: Sự thích ứng với hoạt động học tập -
nghề nghiệp là năng lực của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả
và chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực
nhận thức mà không có sự rối loạn đáng kể nào,… [14].
Năm 2005, nhóm tác giả Rottinghaus P.J., Day S.X. và Borgen F.H. trong một
công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa
ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình,
đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập đến tiến trình, tầm
quan trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi
cá nhân, nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt,
khả năng xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp,…[56].

16
Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt động nghề
nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác định được
mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp các giá trị
của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp của các nhà chuyên môn lương lai
bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi của nghề nào đó,
cùng các điều kiện hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng, giúp thúc
đẩy quá trình nắm vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc phục được mọi khó khăn
trong nghề nghiệp và công tác thực tiễn.
Các tác giả Peter Creed, Tracy Fallon, Michelle Hood thuộc trường Đại học
Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề và
mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 sinh viên năm
thứ nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về nghề,...
Kết quả nghiên cứu chỉ ra: Thích ứng nghề có mối quan hệ và có thể bị ảnh hưởng bởi
những nhân tố đầu tiên liên quan đến nghề nghiệp (Kế hoạch xây dựng nghề, khám
phá nghề, xu hướng nghề, sự quyết định nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có
mối quan hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [98].
Tác giả Savickas M. L. đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghề và
thích ứng nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết “Measuring
career development: Current status and future dereetion”, ông đã đánh giá rất cao vai
trò của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “Sự trưởng thành về nghề nghiệp”, thậm chí
“Sự thích ứng nghề còn có giá trị hơn cả sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho
rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có
thể dự đoán được,… Là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều
chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [72].
Khái quát các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề thích ứng và thích ứng nghề cho
thấy: Các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung
về thích ứng, thích ứng học tập, thích ứng nghề của sinh viên và người lao động. Vẫn
còn thiếu các công trình nghiên cứu cụ thể về kỹ năng thích ứng nghề trong thực tập
tốt nghiệp ở sinh viên.

17
1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề kỹ năng và kỹ năng thích ứng ở Việt Nam
* Khái quát tình hình nghiên cứu kỹ năng sống, kỹ năng mềm trong nước
- Khái quát tình hình nghiên cứu kỹ năng sống trong nước
Trước những năm 1990, sinh viên và học sinh Việt Nam đã được trang bị những
kỹ năng nhất định để sống, làm việc. Điều đó cho thấy không phải việc nghiên cứu kỹ
năng sống chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng những nghiên cứu ấy vẫn chưa được gọi
chính thức như nghiên cứu về kỹ năng sống.
Tại Việt Nam, sau những năm 1990, một số dự án được thực hiện ở các tỉnh
thành để thử nghiệm việc giáo dục kỹ năng sống cho những đối tượng thiệt thòi. Trên
cơ sở đó, những nghiên cứu về kỹ năng sống cũng bắt đầu được phát triển từ những
năm 1998 - 2000. Dưới sự phát triển của xã hội cũng những thách thức của đời sống,
kỹ năng sống không chỉ là vấn đề cần thiết cho trẻ em mà vị thành niên, thanh niên
cũng là những đối tượng rất cần trang bị những kỹ năng sống.
Đầu những năm 1990, Thủ tướng chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo tại Quyết
định 1363/TTg về việc “đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân”. Văn bản này đề cập việc trang bị những kỹ năng ứng xử với môi trường, thái độ
sống như biểu hiện ban đầu của kỹ năng sống. Tiếp đến là chỉ thị số 10/ GD & ĐT
năm 1995 hay chỉ thị 24/CT & GD năm 1996 của Bộ giáo dục và đào tạo đã có những
chỉ đạo về công tác phòng chống HIV/AIDS hay tăng cường công tác phòng chống ma
tuý tại trường học. Đây cũng là hướng đề cập đến những kỹ năng cần có của học sinh
như: từ chối, bảo vệ bản thân, ứng xử với người có HIV… [84].
Một số tổ chức nước ngoài cũng đã có những nghiên cứu ban đầu về kỹ năng
sống tại Việt Nam dưới dạng huấn luyện và đào tạo thành những dự án. UNICEF là
một tổ chức tiên phong với chương trình “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Sau đó,
khái niệm kỹ năng sống được đề cập với đầy đủ nội hàm sau hội thảo: “Chất lượng
giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ năm 2003. Thuật ngữ kỹ năng sống trở
nên phổ biến và được quan tâm một cách rộng rãi.

18
Có thể đề cập đến những nghiên cứu về kỹ năng sống thông qua một số nghiên
cứu sau đây xuất phát từ những dự án tài trợ tại Việt Nam:
+ Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học
môn Đạo đức ở các trường Tiểu học khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2001.
+ Nghiên cứu mô hình giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh Trường nội
trú tình thương Khai Trí tỉnh An Giang vào năm 2002.
+ Giáo dục kỹ năng sống cho nữ học sinh, sinh viên thành phố Long Xuyên vào
năm 2004.
Tiếp đến, có thể đề cập đến quyển giáo trình “Giáo trình giáo dục kỹ năng sống”
của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008, sau khi tác giả Nguyễn Thanh
Bình tham gia dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở. Giáo trình đã tập trung phân
tích về khái niệm kỹ năng sống, các nguyên tắc và phương pháp giáo dục kỹ năng
sống hiệu quả [5].
Bộ sách “Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học,
Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông” thử nghiệm của Bộ Giáo dục và
Đào tạo viết vào năm 2010 do các tác giả Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân (Ngữ
Văn); Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Mai (Giáo dục công dân); Lưu Thu Thủy,
Nguyễn Thị Minh Phương (Địa lý); Lưu Thu Thủy, Trần Quý Thắng (Sinh học),
Nguyễn Trọng Đức nêu lên một số vấn đề chung về KNS và giáo dục KNS cho học
sinh trong trường THPT. Hay tài liệu tập huấn “Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho
học sinh phổ thông” của Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa cũng đề cập đến
những vấn đề khá khái quát và cụ thể về giá trị sống, kỹ năng sống [85].
Trong những năm gần đây, một số giáo trình, một số tài liệu và một số bài báo về
kỹ năng sống bắt đầu được quan tâm. Điển hình như bài báo viết về khái niệm kỹ năng
sống dưới góc nhìn Tâm lý học của tác giả Nguyễn Quang Uẩn, các chương trình huấn
luyện kỹ năng sống được thử nghiệm thực hiện cho sinh viên các Trường Đại học của
tác giả Huỳnh Văn Sơn dưới sự tài trợ hai năm liền của bảo hiểm DAIICHI LIFE.
Cũng có thể quan tâm đến một vài tài liệu đề cập đến khái niệm kỹ năng sống, phân
loại và nội dung cơ bản của các kỹ năng sống như quyển Nhập môn kỹ năng sống, Bạn
trẻ và kỹ năng sống, Mô hình kỹ năng sống hiện đại của tác giả Huỳnh Văn Sơn.

19
Như vậy, có thể nhận thấy, vấn đề về kỹ năng sống ở Việt Nam đã và đang được
quan tâm nghiên cứu nhưng các công trình nghiên cứu từng kỹ năng sống cụ thể vẫn
chưa được triển khai một cách chuyên biệt, các nghiên cứu chỉ trên bình diện thực
trạng và chưa gắn liền với đặc điểm hoạt động đời sống của cá nhân.
- Khái quát tình hình nghiên cứu về kỹ năng mềm trong nước
Ở Việt Nam, tình hình kỹ năng của người lao động nói chung và đặc biệt là kỹ
năng mềm của người lao động vẫn được đánh giá là có vấn đề. Theo ý kiến của bà
Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội) thì lao động
ở Việt Nam có đến hơn 50% lao động trong tổng số mười triệu lao động chưa qua đào tạo
cơ bản chính quy, chủ yếu chỉ vừa học vừa làm những công việc đơn giản [87].
Cho đến thời điểm này, có thể nói việc nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống
về kỹ năng mềm tại Việt Nam chưa được thực triển khai. Khái niệm kỹ năng mềm,
phân loại hay hệ thống kỹ năng mềm, phân biệt kỹ năng mềm với kỹ năng khác, phân
biệt kỹ năng mềm và kỹ năng sống, cấu trúc kỹ năng của từng kỹ năng mềm, các biện
pháp rèn luyện,... chưa được giải quyết. Thực tế là có quá nhiều ý kiến xoay quanh kỹ
năng mềm và thậm chí là những chương trình huấn luyện hay những lớp học dành cho
sinh viên và cả người đã đi làm nhưng nội dung về mặt khoa học vẫn còn là vấn đề cần
xem xét.
Cũng có thể nói các nghiên cứu về kỹ năng mềm dưới quy mô của một công trình
khoa học, các tài liệu chuyên biệt về kỹ năng mềm cũng chưa được triển khai. Tuy
vậy, có thể đề cập đến một số quyển tài liệu về kỹ năng mềm đã được chuyển ngữ -
dịch thuật tại Việt Nam như sau:
+ Sự thật cứng về kỹ năng mềm - (The Hard Truth About Soft Skills), của tác
giả Peggy Klaus - Dịch giả: Thanh Huyền, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2012 [86].
+ Một số kỹ năng mềm về truyền thông và viết đề xuất dự án tài trợ cho Hiệp hội
doanh nghiệp Việt Nam (Soft skills for Vietnamese business associations
communication and project proposal writing) do tổ chức Eurocham và Mutrap phối
hợp thực hiện năm 2011 [86].
+ Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể của tác giả Max. A.
Eggert được dịch thuật và phát hành bởi Nhà xuất bản Trẻ năm 2012,... [86].

20
Tuy nhiên, có thể nói tính hệ thống và khoa học mang dấu ấn của lý luận vẫn
chưa được đề cập và trở thành một tài liệu chính thống. Lẽ đương nhiên, việc nghiên
cứu về kỹ năng mềm cho sinh viên vẫn còn là điểm tiếp cận nghiên cứu trong tình hình
chung.
Có thể đề cập đến một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề kỹ năng sống
và kỹ năng mềm như sau:
Năm 2011, đề tài Cấp Bộ: Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên một số trường
Đại học tại Tp. HCM hiện nay, mã số B 2010.19.64 được nghiệm thu và được xếp loại tốt.
Năm 2013, đề tài Cấp Bộ: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại
học Sư phạm, mã số B 2012.19.05 được nghiệm thu và xếp loại xuất sắc.
Từ năm 2010 - 2013, một số bài báo khoa học: Một số điểm hạn chế trong kỹ
năng sống của sinh viên một số trường Đại học tại Tp. HCM, Nguyên nhân của những
hạn chế về kỹ năng sống của sinh viên một số trường Đại học tại Tp. HCM, Thực
trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên một số trường Đại học tại Tp. HCM, Kỹ
năng quản lý thời gian của sinh viên một số trường Đại học tại Tp. HCM dưới góc
nhìn thói quen sử dụng thời gian, Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sư
phạm,… của tác giả Huỳnh văn Sơn cũng được đăng trên các tạp chí khoa học khác
nhau làm dày thêm hướng nghiên cứu này.
* Khái quát tình hình nghiên cứu kỹ năng thích ứng trong nước
Kỹ năng sống và kỹ năng mềm là lĩnh vực được các nhà nghiên cứu Tâm lý giáo
dục Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây. Trong đó, một số kỹ năng cụ thể
được quan tâm nghiên cứu trên bình diện chuyên biệt trong đó có kỹ năng thích ứng.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thích ứng nghề và thích ứng nghề sư phạm
chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về vấn đề
này còn chưa có hệ thống.
Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung có đề tài: “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng
nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý - Giáo dục”. Trong đó, tác giả đã đưa ra một số chỉ
số khách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo viên
Tâm lý - Giáo dục [26].

21
Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Thích ứng học đường
của sinh viên sư phạm”. Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng của sinh viên
sư phạm, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng đó. Luận
điểm mà tác giả đưa ra là: Sự thích ứng với trường học và nghề nghiệp của sinh viên là
quá trình thích nghi, hài lòng với các hoạt động học tập nghề nghiệp trong hoàn cảnh
nhất định [9].
Tác giả Vũ Thị Nho cùng nhóm nghiên cứu đã có đề tài cấp bộ: “Sự thích nghi
với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả đã phân tích nội dung:
Sự thích nghi với hoạt động học tập ở học sinh bậc đầu tiểu học. Phân tích đặc điểm
hiện trạng sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh đầu bậc tiểu học, những
yếu tố ảnh hưởng chi phối nó, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ tiểu học nhanh
chóng thích nghi với hoạt động học tập [72].
Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục hướng
nghiệp và thích ứng nghề, đặc biệt với tác phẩm “Thích ứng Sư phạm”, tác giả đã đưa
ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các nội dung về hình
thành khả năng thích ứng về lối sống cho sinh viên sư phạm, hình thành khả năng
thích ứng về tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinh viên sư phạm: thích ứng với quy
trình lên lớp, thích ứng với hoạt động giảng dạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thiết
kế nội dung công tác chủ nhiệm lớp, thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tác
giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả đề ra một số giải pháp giúp sinh viên đại học thích ứng
với nghề Sư phạm,…[50].
Năm 2003, tác giả Trần Thị Ngọc Chúc cũng nghiên cứu về sự thích nghi của trẻ
nhà trẻ khi đến trường và đã góp phần làm cho hướng nghiên cứu về vấn đề thích nghi
- thích ứng thêm phong phú [58].
Ngoài ra, còn khá nhiều các tác giả có các công trình nghiên cứu, các bài báo
khoa học về thích ứng học tập và thích ứng nghề của SV, nhưng chủ yếu dừng lại ở
việc mô tả các biểu hiện tâm lý và thực trạng của thích ứng nghề và thích ứng học tập
của SV.
Đề tài “Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành du lịch tại Đồng bằng Sông Cửu Long” của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi,
Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc, Quách Hồng Ngân thuộc Đại học Cần Thơ

22
nghiệm thu vào năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thích ứng của SV là
khá tốt. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng là trình độ ngoại ngữ, khả
năng thích nghi với môi trường và kiến thức chuyên môn [59].
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các
nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên” vào năm 2011, chủ nhiệm tác giả Phạm Văn Cường, mục tiêu nghiên cứu là
nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc thiểu
số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp giáo
dục phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục đại học ở miền núi [14].
Luận án Tiến sĩ “Phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên sư phạm” của
tác giả Dương Thị Nga năm 2012, kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực thích ứng với
những yêu cầu luôn luôn thay đổi của hoạt động nghề nghiệp, hoạt động giáo dục, có
khả năng đáp ứng những yêu cầu và thay đổi của xã hội ở sinh viên chưa cao. Một số
biểu hiện ở mức độ thấp như “Sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học, các phương tiện kỹ
thuật hiện đại phục vụ hoạt động chuyên môn” có đến 60,7% sinh viên đánh giá bản
thân “Đôi khi năng lực này được thể hiện ở tôi” với ĐTB chỉ có 0,72. Điều này cho
thấy một lỗ hổng lớn của SV hiện nay trong việc sử dụng ngoại ngữ và tin học, đây
cũng là một hạn chế lớn của sinh viên một số tỉnh miền núi phía Bắc [65].
Bài viết “Thích ứng với việc học tập, học nghề của sinh viên đô thị” của tác giả
Vũ Quỳnh Châu đăng trên chuyên trang của Viện Tâm lý học ngày 27 tháng 2 năm
2012. Bài báo cho rằng khả năng sẵn sàng vừa học vừa làm đúng chuyên môn của
thanh niên với sự đồng thuận khá cao (92.8%). Khả năng này được củng cố thêm bởi
nhận định ngoài thời gian học, thanh niên vẫn tranh thủ đi làm thêm (74%). Tuy đã
làm quen với phương pháp học, nhưng thanh niên ngày nay vẫn cảm thấy áp lực với
nội dung và yêu cầu của các môn học, tỉ lệ thanh niên đồng ý với nhận định này chiếm
một phần ba tổng số mẫu (67.7%). Hơn một nửa các sinh viên được hỏi cũng cảm thấy
mệt mỏi vì phải học quá nhiều thứ (57.2%). Đây là một thực tế bởi xã hội ngày càng
yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực [15].
Bài viết “Kỹ năng thích nghi” của tác giả Lê Khanh đăng trên chuyên trang của
Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc Bộ thương binh - xã hội năm 2012, tác giả đưa
ra quan điểm thích nghi là một kỹ năng sống quan trọng vì nếu kỹ năng giao tiếp là

23
bước đầu để tiếp xúc với môi trường bên ngoài cùng với những con người khác với
mình, thì thích nghi chính là bước tiếp theo để có thể hòa nhập hoặc phản ứng lại với
môi trường bên ngoài. Nếu trẻ không có khả năng thích nghi thì cũng khó mà đạt được
những kết quả tốt cho cuộc sống của mình [53].
Bên cạnh đó, có thể để đến một vài tác giả trong những năm gần đây cũng nghiên
cứu mảng đề tài về khó khăn, áp lực, thích ứng, thích nghi… ở những lĩnh vực hay vấn
đề như: rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoạt động học tập… ở Viện Khoa học giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Hà nội, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
(Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Nhung…) [37; 38].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về thực tập tốt nghiệp của sinh viên
1.1.2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về thực tập tốt nghiệp của sinh viên trên thế giới
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cũng như thực hành - thực tập thực tế trong đào
tạo, sinh viên các ngành nghề luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục của các nước
trên thế giới đặt vấn đề và nghiên cứu nghiêm túc. Ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu
trước đây, những nghiên cứu trong lĩnh vực tổ chức cho sinh viên làm công tác thực
hành, thực tập đã trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc với những công
trình của Bondyrev N. V., Kuzmina N. V., Onishyk V. A. Tuy nhiên, công tác thực tập
sư phạm vẫn được quan tâm nhiều hơn so với thực tập các nghề nghiệp khác trên bình
diện chung và cả trên bình diện đào tạo [114].
Đầu tiên, cần đề cập đến một số tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn chuyên biệt về
công tác thực hành, thực tập sư phạm trong các trường Đại học Sư phạm (Liên Xô cũ)
như: Những con đường nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm ở các trường Đại học Sư
phạm Kiev được tổng hợp vào năm 1974, Những vấn đề đào tạo giáo dục học đại
cương cho các giáo viên tương lai được thực hiện vào năm 1976, Hình thành nhân
cách người giáo viên - nhà giáo dục trong thực hành - thực tập sư phạm được hoàn
thành vào năm 1983,...
Kế đến, là công trình của Kixegof X. I. “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm
cho sinh viên trong điều kiện giáo dục đại học” và các phần viết của Abdoullina O. A.
“về kỹ năng sư phạm” và về “nội dung và cấu trúc thực hành sư phạm ở các trường
Đại học Sư phạm trong giai đoạn hiện nay”. (Trong công trình “Những vấn đề đào tạo
giáo viên…” do Piscounôv A. I. chủ biên). Nhiều phân tích lý luận sâu sắc và các kết

24
quả nghiên cứu thực tiễn của các tác giả này đã cho thấy cần nghiêm túc xem xét lại
vấn đề tổ chức và nội dung của công tác thực hành - thực tập sư phạm nói chung và
vấn đề của công tác tập luyện các kỹ năng giảng dạy nói riêng cho sinh viên… trong
các trường Đại học Sư phạm Liên Xô trước đây [114].
Các công trình nghiên cứu của các nhà Giáo dục học, các nhà Sư phạm Liên Xô
đều nói lên những vấn đề rất cơ bản là để làm tốt công tác tổ chức thực hành, thực tập
sư phạm cần phải quan tâm nghiên cứu bản thân chất lượng đào tạo; xác định rõ mục
tiêu và nhiệm vụ tổ chức thực tập sư phạm; những điều kiện để cho sinh viên thực tập
sư phạm đạt hiệu quả tốt; vấn đề đánh giá kết quả thực tập sư phạm sao cho hiệu
quả,...
Hệ thống đào tạo giáo dục ở các nước phương Tây rất chú ý hình thành vững
chắc các kỹ năng cơ bản của các hành động giảng dạy ngay trong khi sinh viên học
từng “đoạn” lý thuyết. Thay vì học thuộc lòng một loạt khái niệm, phạm trù… rồi chờ
đến kỳ thực tập mới “vận dụng”, sinh viên được “tập” (hình thành) các thao tác của kỹ
năng giáo dục cơ bản ngay trong quá trình học lý luận. Đây cũng là một trong những
mô hình ưu việt của công tác đào tạo theo hướng kỹ năng và đào tạo giáo viên cũng
không là ngoại lệ. Trong đó, việc thực tập gắn kết với lý thuyết trực tiếp và đặc biệt là
thực tập sư phạm liên tục, thường xuyên là lựa chọn khá độc đáo và đặc biệt.
Bên cạnh đó, bàn về vấn đề thực tập sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên, tổ
chức Apeid thuộc Unesco đã tổ chức “Hội thảo về canh tân việc đào tạo bồi dưỡng
giáo viên của các nước Châu Á và Thái Bình Dương”, tại Seoul (Hàn quốc 1988). Vấn
đề đặt ra trong hội thảo là mối quan hệ chặt chẽ giữa việc hình thành tri thức nghề
nghiệp với việc hình thành kỹ năng sư phạm, đây là mối quan hệ biện chứng [84].
Nhìn chung, các nghiên cứu về thực tập và kỹ năng thích ứng nghề nghiệp với
môi trường làm việc trong thực tập được quan tâm ở từng mảng vấn đề. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu chuyên biệt về kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc trong thực
tập nghề nghiệp chưa thấy có những nghiên cứu cụ thể, hệ thống.
1.1.2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về thực tập tốt nghiệp ở sinh viên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có thể đề cập đến một vài nghiên cứu về vấn đề thực tập và thực
tập sư phạm

25
Từ nhiều năm qua việc nghiên cứu hoạt động chuyên biệt về công tác tổ chức
thực hành - thực tập sư phạm đã được các trường Đại học Sư phạm trong cả nước
nghiên cứu đặc biệt là từ sau “Giai đoạn đổi mới quy trình đào tạo (sau 1987)”. Từ khi
Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) triển khai
rộng rãi chủ trương đổi mới qui trình đào tạo (các “chương trình hành động của
ngành”, tổ chức việc biên soạn lại các chương trình, giáo trình…), vấn đề giáo dục
nghiệp vụ sư phạm - trong đó có các hoạt động thực hành - thực tập sư phạm được chú
ý nhiều hơn. Thực tế đã có những chủ trương cụ thể như: tăng đáng kể số tiết thực
hành các bộ môn nghiệp vụ; một số trường, khoa đã xác định công tác thực hành -
thực tập sư phạm là một trong các mũi nhọn nghiên cứu khoa học và là “đòn bẩy” chất
lượng đào tạo,... [84].
Xác định thực tập sư phạm là nhiệm vụ trọng tâm cũng như vấn đề nghiên cứu
khá lý thú, hàng loạt những cuộc hội thảo, những đề tài nghiên cứu, những tài liệu cẩm
nang, những tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học,... được thực hiện: Năm 1991,
Trường Đại học Sư phạm Vinh đã ra kỷ yếu “Hội thảo giáo dục nghiệp vụ sư phạm
trong quy trình đào tạo mới” trong hội thảo khoa học cùng tên, Trường Đại học Sư
phạm Việt Bắc đã tổ chức thực nghiệm phương pháp cải tiến đánh giá kết quả thực tập
sư phạm trong năm 1993 - 1994 và cũng đưa ra những kết quả khá thú vị, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 vào năm 1992 đã biên soạn mới tài liệu “Kế hoạch thực tập sư
phạm tập trung và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” với những định hướng
khá rõ ràng và cụ thể về công tác này, Năm 1993 - 1994, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 1 (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay) đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên
đề, chuẩn bị cho việc đổi mới nội dung và tổ chức thực tập sư phạm. Có thể đề cập đến
tài liệu “Thực tập sư phạm” được viết vào năm 1977 của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh.
Các vấn đề cơ bản được đặt ra và giải quyết trong tài liệu như: Xác định các chức năng
cơ bản của thực tập sư phạm: mang tính chất học tập, chức năng giáo dục, chức năng
phát triển, chức năng thăm dò, chẩn đoán, Xác định các nguyên tắc cơ bản của việc tổ
chức thực tập sư phạm, Trong quá trình đào tạo phải hình thành mô hình công tác thực
tập sư phạm cho những giáo viên trong tương lai. Cần xác định mô hình nghề nghiệp
đúng mới xác định được những yêu cầu về năng lực - phẩm chất - kỹ năng cần thiết
của giáo viên với nghề, Nêu thực trạng về kinh nghiệm, năng lực của giáo viên sư

26
phạm trong việc hướng dẫn thực tập sư phạm. Yêu cầu giáo viên sư phạm làm hướng
dẫn cần có kinh nghiệm nghề đủ để phối hợp với giáo viên chỉ đạo thực tập và các cán
bộ quản lý chuyên môn ở tại trường thực tập, Nêu nguyên tắc quan trọng trong tổ chức
thực tập sư phạm là xác định rõ mối quan hệ giữa tri thức lý luận của các môn học nền
(Tâm lý học, Giáo dục học, Giải phẩu sinh lý…) và các môn phương pháp giảng dạy
bộ môn với thực hành thực tập sư phạm [18].
Có thể chú ý đến bài viết của tác giả Phạm Hồng Quang với nhan đề “Vấn đề
đánh giá kết quả thực tập sư phạm hiện nay” đã đặt ra vấn đề đánh giá thực tập sư
phạm nằm trong quy trình đánh giá tổng thể: học lý thuyết, thực tập sư phạm, thực
hành nghề. Tác giả nhấn mạnh cần tìm ra phương pháp đánh giá thực chất khách quan,
để làm tốt việc này cần tính tới chuẩn đầu vào, chuẩn của quá trình đào tạo và rèn
luyện tay nghề [86].
Song song đó, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ từ năm 1991 - 1993 đã hoàn thành đề tài B 91- 30
- 02 và đã thu được một số kết quả rất đáng chú ý về nhiệm vụ, hình thức tổ chức, cách
đánh giá thực tập sư phạm.
Còn ở đề tài: “Hệ đào tạo giáo viên PPTH theo hình thức tự học có hướng dẫn,
kết hợp với thực tập dài hạn tại trường phổ thông” (Chỉ thị 34/CT-1987-Bộ Giáo dục),
do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ trì cũng đã tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Đề tài cũng đã biên soạn một số tài liệu hướng dẫn sinh viên hệ đào tạo đặc thù này
thực hành giảng dạy [86].
Hay với đề tài cấp Bộ: “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của thực tập sư
phạm tập trung” (B91 - 30 - 02) cũng là hướng nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực
tập. Đề tài đã tổ chức Hội thảo vào tháng năm năm 1993 và đã thực hiện được ba tài
liệu có nhiều giá trị thực tiễn về thực tập sư phạm. Trong đó có kiến nghị Bộ Giáo dục
và Đào tạo “Nghiên cứu, sớm ban hành một Quy chế thực tập sư phạm mới, phù hợp
với yêu cầu hiện nay…” kèm theo những điểm đề nghị giải quyết về mục đích yêu cầu
của thực tập sư phạm trong tình hình mới, về nội dung, về địa bàn; về quy trình và tiêu
chuẩn đánh giá thực tập sư phạm, về chế độ chính sách đối với thực tập sư phạm… và
nhiều kiến nghị cụ thể khác có liên quan [86].

27
Đầu năm 2000, đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (mã số QS.97.02.
ĐB) được nghiệm thu. Đề tài tập trung đề cập về vấn đề hình thành kỹ năng giảng dạy
và giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua thâm nhập thực tế tại các trường
phổ thông do tác giả Phạm Viết Vượng làm chủ nhiệm. Đề tài cũng đã chỉ ra các yếu
tố giúp sinh viên thâm nhập thực tế đạt hiệu quả, đưa ra được quy chế thực tập sư
phạm mang tính hệ thống và cụ thể [86].
Cũng có thể quan tâm đến một số đề tài nghiên cứu về thực tập sư phạm trong
công tác đào tạo giáo viên mầm non các hệ 12+2; 12+3 trong thời gian qua. Có thể lưu
ý đến một số đề tài nghiên cứu về thực hành - thực tập sư phạm đã được thực hiện:
+ Đề tài nghiên cứu về thực tập sư phạm của Lê Thị Huyền, Trường Cao đẳng Sư
phạm Mẫu giáo Trung ương 1 thực hiện năm 1996.
+ Năm 1988, đề tài: “Cải tiến phương pháp tổ chức thực hành thực tập trong
trường sư phạm mầm non” của tác giả Lê Xuân Hồng đã được nghiệm thu cũng đã đưa
ra những kết quả và kiến nghị trong công tác thực hành thường xuyên. Đề tài đem đến
những nền tảng cho công tác thực tập sư phạm chuyên cho giáo viên mầm non trong
hệ đào tạo chính quy.
+ Gần đây hơn, vào năm 1999, Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Thị Thu Vân đã
nghiên cứu thực trạng tổ chức thực tập sư phạm hệ cao đẳng chuyên tu ngành giáo dục
mầm non. Tác giả chỉ ra sự cần thiết phải có một mô hình tổ chức thực tập sư phạm
riêng cho hệ đào tạo bồi dưỡng đặc thù này.
+ Năm 2011, tác giả Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy với đề tài nghiên cứu: Kỹ năng
giải quyết vấn đề của sinh viên Trường Đại học Hoa Sen trong thực tập nhận thức
cũng là hướng nghiên cứu khá thú vị có liên quan đến vấn đề này [114].
+ Năm 2012, tác giả Huỳnh Văn Sơn với đề tải nghiên cứu: Kỹ năng giải quyết
vấn đề của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM trong thực tập sư
phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng cũng làm cho mảng nghiên cứu này cụ thể
hơn… [86].
Trong thực tế, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề thực tập và thích
ứng thực tập hay thích ứng với môi trường làm việc của sinh viên trong thực tập sư
phạm. Nói cách khác, việc nghiên cứu kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
thực tập tốt nghiệp của sinh viên vẫn chưa thấy đề cập. Vì vậy, tính cấp thiết nghiên

28
cứu đề tài theo định hướng này lại trở nên cao hơn vì những tính chất mới mẻ và đặc
biệt của vấn đề thực tập nghề nghiệp hiện nay.
Tóm lại, thích ứng nói chung và thích ứng nghề nói riêng là vấn đề được khá
nhiều các tác giả trên thế giới đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam
còn chưa được quan tâm nghiên cứu rộng rãi, các công trình nghiên cứu còn chưa có
hệ thống, còn để nhiều khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn. Những kết quả nghiên
cứu chủ yếu xoay quanh các vấn đề tâm lý của sự thích ứng học tập, thích ứng nghề,
một số biện pháp giúp các bạn trẻ, người lao động thích ứng nghề nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu kỹ năng thích ứng trong thực tập tốt nghiệp. Vì vậy, việc nghiên
cứu về kỹ năng thích ứng đặc biệt là việc nâng cao kỹ năng thích ứng của sinh viên với
môi trường làm việc trong thực tập tốt nghiệp là cần thiết và khả thi.
1.2. Lý luận về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp của sinh viên
1.2.1. Lý luận về vấn đề kỹ năng
1.2.1.1. Định nghĩa về kỹ năng
Theo Việt Nam Tự điển thì “kỹ” có nghĩa là “nghề” trong từ “kỹ nghệ”, có nghĩa
là “khéo, đến nơi đến chốn, mất nhiều công phu” trong từ “kỹ càng, kỹ lưỡng”; “năng”
có nghĩa là “tài giỏi” trong từ “năng thần: bề tôi tài giỏi”, có nghĩa là “có thể làm
được” trong từ “năng lực” [119].
Theo từ điển tiếng Việt, kỹ năng là “thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến
thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập” [121].
Trong tiếng Anh, kỹ năng được dịch thành “skill”. Từ điển Oxford định nghĩa
“skill” là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn luyện
[101].
Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là “khả năng thực hiện đúng hành động,
hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho
dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [120].
Theo từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng biên soạn, kỹ năng là “năng lực
vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh
hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kỹ năng, công việc được hoàn
thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa

29
thuần thục, và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. Kỹ năng được hình thành qua
luyện tập” [27].
Trong từ điển Tâm lý học của Colman A. M., “Kỹ năng là sự thông thạo, hiểu
biết chuyên môn sâu, là khả năng đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nhất
định; cụ thể là một cách thức thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được
thông qua sự huấn luyện và thực hành” [87].
Trên bình diện của Tâm lý học, có hai quan điểm khác nhau về kỹ năng có thể đề
cập:
* Quan niệm thứ nhất xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động,
hoạt động
Từ điển Tâm lý học của Mỹ do tác giả Chaplin J. P. chủ biên (1968) định nghĩa
kỹ năng là “thực hiện một trật tự cao cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách
trôi chảy và đúng đắn”.
Tác giả Trần Trọng Thủy trong quyển “Tâm lý học lao động” cũng cho rằng kỹ
năng mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ
thuật của hành động, có kỹ năng [43].
Các tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh cho rằng:
“Kỹ năng là những hành động được hình thành do sự bắt chước trên cơ sở của tri thức
mà có, chúng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của ý thức, sự tập trung chú ý, cần
tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể”. Các tác giả cũng viết: kỹ năng cũng có những
đặc điểm khác nữa là “hành động chưa được khái quát, do thao tác chưa chính xác
nên vai trò kiểm soát của thị giác là quan trọng” [69].
Thế nhưng, cách hiểu kỹ năng như trên có hai vấn đề cần xem xét. Thứ nhất, đây
là sự mô tả chính xác chỉ đối với những kỹ năng đơn giản mà thao tác có thể quan sát
được. Riêng các kỹ năng phức tạp thì luôn đòi hỏi phải có sự nỗ lực trí tuệ căng thẳng
và khó có thể tự động hóa được. Thứ hai, nếu quan niệm kỹ năng chỉ là các kỹ năng
đơn giản thì khi giải quyết mối quan hệ giữa kỹ năng và năng lực sẽ đưa đến sự không
lý giải được vấn đề cấu trúc năng lực và sự hình thành năng lực. Rõ ràng, kỹ năng đơn
giản chưa thể được xem là năng lực, khi đó kỹ năng chỉ là một điều kiện cần chứ chưa
phải là điều kiện đủ của năng lực.
* Quan niệm thứ hai xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con người

30
Từ điển Tiếng Nga (1968) định nghĩa: “kỹ năng khả năng làm một cái gì đó,
khả năng này được hình thành bởi tri thức, kinh nghiệm” [74]. Hai nhà nghiên cứu
Platonov K. K. và Golubev G. G. (1977) cũng cho rằng kỹ năng là năng lực của một
người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều
kiện mới và trong một khoảng thời gian tương ứng. Đồng thời, “kỹ năng luôn được
nhận thức. Cơ sở tâm lý của nó là sự hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa mục đích
hành động, các điều kiện và phương thức thực hiện hành động”.
Petrovxki A.V. cho rằng “Kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện
hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lượm được, những thói quen
và kinh nghiệm”. Cụ thể hơn, tác giả viết: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức
hay kinh nghiệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản
chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành
xác định, được gọi là kỹ năng” [74].
Từ điển Tâm lý học của Liên Xô cũ (1983) cũng định nghĩa: “Kỹ năng là giai
đoạn giữa của việc nắm vững một phương thức hành động mới - cái dựa thêm một quy
tắc (tri thức) nào đó và trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tương ứng với
tri thức đó, nhưng còn chưa đạt đến mức độ kỹ xảo” [87].
Như vậy, theo những quan điểm trên, kỹ năng đã được nhìn nhận ở cả những kỹ
năng mang tính phức tạp. Kỹ năng cũng được khẳng định là năng lực vận dụng tri thức
thì cũng đồng nghĩa với việc khẳng định kỹ năng là một mức độ của năng lực. Nói một
cách khác, một người có kỹ năng thì người đó đang hình thành một năng lực tương
ứng với kỹ năng đó.
Chúng tôi cho rằng kỹ năng có nhiều dạng, có những kỹ năng khá đơn giản,
nhưng cũng có những kỹ năng rất phức tạp. Kỹ năng thường yêu cầu một hoàn cảnh và
những tác động ngoại cảnh nhất định để đánh giá mức độ kỹ năng được thể hiện và
được sử dụng. Một kỹ năng không bao giờ đứng riêng lẻ mà luôn có sự “tham gia”
của các kỹ năng khác có liên quan.
Từ những quan điểm trên, có thể nhận thấy, kỹ năng không chỉ là thao tác mà
còn là biểu hiện của năng lực. Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó
hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức
đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định. Nói khác đi, một người có kỹ năng

31
hành động là phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm
thực hiện hành động có kết quả. Mặt khác, có thể hiểu kỹ năng là năng lực của người
thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới
và trong những khoảng thời gian tương ứng. Việc hình thành kỹ năng bao hàm cả việc
thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, điều kiện và cách thức hành
động. Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa việc nắm vững cách thức mới thực hiện
hành động, dựa trên cơ sở của tri thức và sự vận dụng đúng những tri thức tương xứng
trong quá trình hoàn thành các bài tập, nhưng chưa đạt tới mức độ kỹ xảo.
Như vậy, cách xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người để thực
hiện các công việc có kết quả đã bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kỹ thuật hành động
trong đó, bởi chỉ khi sự vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách thuần thục thì mới có
được kết quả công việc có chất lượng. Trên cơ sở đó, chúng tôi quan niệm: “Kỹ năng
là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những
tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho
phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu
hiện năng lực của con người”.
1.2.1.2. Đặc điểm của kỹ năng
Khi nhắc đến kỹ năng, người ta thường hay đề cập đến một khái niệm “họ hàng”
của nó là “kỹ xảo”. Nhưng nếu như kỹ xảo có mức độ tham gia của ý thức khá ít, thậm
chí trong nhiều trường hợp có khi không cảm thấy có sự tham gia của ý thức và đôi khi
có thể kiểm tra bằng cảm giác vận động, tầm tri giác được mở rộng thì kỹ năng có
những đặc điểm riêng biệt sau đây:
- Trong kỹ năng, ý thức đóng vai trò tích cực và thường trực. Trong quá trình
thực hiện một hành động, chủ thể thực hiện một kỹ năng nào đó thì chính chủ thể luôn
sử dụng ý thức để nhận biết được các thao tác và hành động cụ thể.
- Khi thực hiện kỹ năng, chủ thể phải sử dụng các loại tri giác khác nhau để kiểm
tra các thao tác thực hiện.
- Trong kỹ năng, tùy vào từng mức độ kỹ năng của mỗi chủ thể mà các thao tác
được thực hiện đầy đủ, chính xác đến mức độ nào. Tuy nhiên, khi thực hiện kỹ năng,
thường những động tác thừa, động tác phụ chưa được loại trừ.

32
- Trong kỹ năng, có sự thống nhất giữa tính ổn định và tính linh hoạt: có nghĩa là
kỹ năng không nhất thiết gắn liền với một đối tượng nhất định, mà trong trường hợp
kỹ năng ở mức độ cao thì chủ thể có khả năng di chuyển linh hoạt và dễ dàng sang
những đối tượng mới.
1.2.1.3. Các mức độ của kỹ năng
Mỗi nhà nghiên cứu có một cách phân chia khác nhau về mức độ của kỹ năng.
Nhưng đa phần các tác giả đều phân chia kỹ năng thành năm mức độ từ những kỹ năng
ban đầu đến kỹ năng đạt ở mức độ hoàn hảo.
Theo quan điểm của Bexpalko V. P., có năm mức độ kỹ năng sau:
- Mức độ một: Kỹ năng ban đầu
Người học đã có kiến thức về nội dung một dạng kỹ năng nào đó, trong những
tình huống cụ thể khi cần thiết, sẽ có thể tái hiện được những thao tác, hành động nhất
định. Tuy nhiên, ở mức độ kỹ năng ban đầu này thì người học thường chỉ thực hiện
được yêu cầu của kỹ năng này dưới sự hướng dẫn của người dạy.
- Mức độ hai: Kỹ năng mức thấp
Khác với mức độ một, ở mức độ kỹ năng mức thấp, người học đã có thể tự thực
hiện được những thao tác, hành động cần thiết theo một trình tự đã biết. Song, ở mức
độ kỹ năng này, người học chỉ thực hiện được những thao tác, hành động trong những
tình huống quen thuộc và chưa di chuyển được sang những tình huống mới.
- Mức độ ba: Kỹ năng trung bình
Người học tự thực hiện thành thạo các thao tác đã biết trong các tình huống quen
thuộc. Tuy vậy, việc di chuyển của các kỹ năng sang tình huống mới còn hạn chế.
- Mức độ bốn: Kỹ năng cao
Một sự khác biệt thể hiện kỹ năng ở mức độ cao là người học đã tự lựa chọn các
hệ thống các thao tác, các hành động cần thiết trong các tình huống khác nhau. Bên
cạnh đó, người học đã biết di chuyển kỹ năng trong phạm vi nhất định.
- Mức độ năm: Kỹ năng hoàn hảo
Đây là mức độ cao nhất của kỹ năng. Người học nắm được đầy đủ hệ thống các
thao tác, hành động khác nhau, biết chọn lựa những thao tác, hành động cần thiết và
ứng dụng chúng một cách thành thạo trong các tình huống khác nhau mà không gặp
khó khăn gì [87].

33
Trong từ điển rút gọn các khái niệm Tâm lý học của Nga và cũng là quan niệm
của tác giả Platonov K. K. và Golubev G. G., có năm mức độ hình thành kỹ năng như sau:
Bảng 1.1: Bảng phân chia các mức độ kỹ năng theo quan điểm
của K.K. Platonov và G.G. Golubev [90]
TT Các mức độ Miêu tả
Có kỹ năng sơ đẳng, hành động được thực hiện theo
1 Mức độ 1
cách thử và sai, dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm.
2 Mức độ 2 Biết cách thực hiện hành động nhưng không đầy đủ.
Có những kỹ năng chung nhưng còn mang tính chất rời
3 Mức độ 3
rạc, riêng lẻ.
4 Mức độ 4 Có những kỹ năng chuyên biệt để hành động.
Vận dụng sáng tạo những kỹ năng trong các tình huống
5 Mức độ 5
khác nhau.
1.2.1.4. Sự hình thành kỹ năng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng
Kỹ năng được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động. Để có thể hoạt
động hiệu quả, con người phải có kỹ năng và kỹ năng chỉ có thể phát triển thông qua
thực tiễn. Robert J. Sternberg (2003) ở Đại học Yale thừa nhận: “Thực chất của sự
hình thành kỹ năng là tạo điều kiện để chủ thể nắm vững một hệ thống phức tạp các
bước, các thao tác và làm sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong các tình huống, các
nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể” [17].
Vì vậy, muốn hình thành kỹ năng, cần thực hiện được các yêu cầu cơ bản sau:
- Giúp chủ thể biết cách tìm tòi và từ đó nhận biết những thông tin đã biết, chưa
biết cần phải thu thập cũng như mối quan hệ giữa chúng.
- Giúp chủ thể hình thành một mô hình khái quát để giải quyết nhiệm vụ. Đồng
thời, trên cơ sở đó, chủ thể có sự liên tưởng đến các đối tượng cùng loại.
- Giúp chủ thể xác lập được mối liên hệ giữa mô hình khái quát và các kiến thức
tương ứng để từ đó có thể tự chọn lựa được những thao tác, hành động đúng đắn và
phù hợp để hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp hơn nảy sinh trong các
trường hợp khác.
Để hình thành được một kỹ năng hay làm cho quá trình hình thành kỹ năng hiệu
quả, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng. Sự hình thành kỹ
năng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:

34
- Nội dung của nhiệm vụ
Nội dung nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hóa sẵn hay bị che phủ bị những yếu
tố phụ nào đó và làm lệch hướng tư duy và ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng.
Chính vì thế, để hình thành kỹ năng hiệu quả, cần thiết lập thao tác xác định nội
dung của nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. Nhất thiết cần trả lời những câu hỏi: nhiệm vụ đó là
nhiệm vụ gì, thực hiện nhiệm vụ đó nghĩa là thực hiện yêu cầu cụ thể nào.
- Tâm thế và thói quen của chủ thể
Một minh chứng rõ nét nhất về sự ảnh hưởng của tâm thế đến sự hình thành kỹ
năng đó là những học sinh đã sẵn sàng tham gia vào việc học tập một môn học thì sẽ
dễ dàng hình thành những kỹ năng liên quan đến môn học này. Vì thế, tạo ra một tâm
thế thuận lợi, tích cực sẽ giúp chủ thể hình thành kỹ năng một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, yếu tố thói quen đôi khi là một yếu tố thuận lợi, nhưng cũng có thể là
một yếu tố bất lợi trong một số trường hợp cần hình thành kỹ năng. Do vậy, khi hình
thành kỹ năng, cần chú ý đến việc phát huy những thói quen sẽ hỗ trợ cho việc hình
thành kỹ năng và tiến hành làm thay đổi một thói quen nào đó nếu nó là yếu tố cản trở
cho quá trình hình thành kỹ năng.
- Khả năng tư duy
Trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ, thông thường chủ thể phải vận dụng
rất nhiều những thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp,… để nhận biết nội dung
nhiệm vụ. Do vậy, khả năng phân tích, khái quát hóa đối tượng,… tốt thì quá trình
hình thành kỹ năng sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Do vậy, khi hình thành kỹ năng, cũng cần phải lưu ý đến nội dung nhiệm vụ, các
yếu tố thuộc về chủ thể như: tâm thế, thói quen, khả năng tư duy. Cũng cần chú ý rằng
những khó khăn trong việc hình thành một kỹ năng nào đó là làm cách nào để chủ thể
nhận dạng được các kiểu nhiệm vụ, tìm kiếm, phát hiện những thuộc tính và những
mối quan hệ vốn có trong từng nhiệm vụ để lựa chọn và sử dụng đúng đắn, phù hợp
những thao tác, hành động thực hiện mục đích nhất định.

35
1.2.2. Lý luận về thích ứng
1.2.2.1. Một số học thuyết về thích ứng
* Thuyết Tâm lý học hành vi và vấn đề thích ứng
Tâm lý học hành vi do Watson J. khởi xướng với luận điểm cơ bản: tâm lý học
đích thực phải lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu chứ không phải là ý thức. Theo
quan điểm của những người theo dòng phái này, về nguyên tắc, các quy luật và cơ chế
thích ứng ở người giống động vật, chỉ có khác là môi trường sống của con người có
thêm một số yếu tố mới như ngôn ngữ và các quy tắc xã hội. Sự thích ứng người có cơ
chế và quy luật phức tạp hơn nhưng không có sự khác biệt về chất so với động vật. Do
đó, khi nghiên cứu sự thích ứng của con người vẫn phải giữ lại những khái niệm cơ
bản của tiến hoá sinh học: thích nghi với môi trường và sống còn, liên kết và phân hoá
các chức năng của chúng, kinh nghiệm loài và cá thể,... Sự thích ứng của con người
chỉ phức tạp hơn của động vật về mặt số lượng. Thừa kế quan điểm của các nhà tâm lý
học động vật, Watson cho rằng để tồn tại, cá nhân có một hệ thống hành vi, ứng xử có
được do học tập. Trong đó từng hành vi cụ thể có cơ sở là các kinh nghiệm, hành vi cũ
và động lực là sự thích ứng. Đó là quá trình cá nhân học được những hành vi mới cho
phép nó giải quyết những yêu cầu, những đòi hỏi của cuộc sống. Sự kém thích ứng là
không học được hoặc hành vi học được không đáp ứng được yêu cầu của môi trường.
Việc học tập được Watson xem xét dưới góc độ hình thành kinh nghiệm và hành vi cá
thể (tập nhiễm,...). Với lý luận hành vi, ông coi con người là một cơ thể sống với một
hệ thống kỹ xảo đã được học, đáp ứng với những đòi hỏi của môi trường xung quanh.
Sau này các tác giả: Tolman E. C., Hull K. đã bổ sung một số khái niệm mới: hành vi
học tập xã hội, hành vi học theo quan sát, và tự thưởng, tự phạt,... để hình thành một
trường phái mới trong nghiên cứu. Chủ nghĩa hành vi mới với đặc trưng là đã đưa các
yếu tố xã hội vào để giải thích sự thích ứng tâm lý ở người. Về bản chất vấn đề cũng
không thay đổi, cả hai đều đồng nhất các quy luật của sự thích ứng ở con người và
động vật [28].
Sau này lý thuyết hành vi còn có một xu hướng phát triển khác là tâm lý học
hành vi nhận thức mà tiêu biểu là Mischel W. Trường phái này chú trọng vai trò của
nhận thức con người trong quá trình thích ứng. Ông đã nhìn nhận hành vi thích
ứng một cách đầy đủ toàn diện hơn. Cùng với việc chú ý đến vai trò của yếu tố bên

36
trong, Mischel đã phát hiện ra tính tích cực của chủ thể thích ứng. Mặc dù chưa vạch
ra được bản chất đích thực của sự thích ứng tâm lý ở người, chủ nghĩa hành vi đã có
những đóng góp nhất định vào việc giải quyết vấn đề.
*Tâm lý học nhân văn và vấn đề thích ứng
Tâm lý học nhân văn đại diện là Maslow A. Ngược lại với chủ nghĩa hành vi,
trường phái này lấy nhân cách là đối tượng nghiên cứu, xem nhân cách là một
hiện tượng chỉ có ở người, là một hệ thống mở nhưng trọn vẹn và tự thể hiện. Đó
là năng lực bộc lộ tiềm năng sáng tạo, tin vào bản thân và tương lai. Động lực thực sự
của hành vi thích ứng là nhu cầu hướng thiện, vị tha, vì xã hội. Thích ứng là những
ứng xử tích cực của cá nhân với tư cách là chủ thể với thế giới xung quanh và với
chính mình. Maslow coi thích ứng là sự thể hiện được những cái vốn có của cá nhân
trong những điều kiện sống nhất định. Sự không thích ứng chính là sự không
được tự thể hiện, sẽ tạo ra xung đột và ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách. Tiền đề
để tạo ra sự thích ứng là một hệ thống nhu cầu của nhân cách, được sắp xếp theo thứ
bậc mà cao nhất là nhu cầu tự thể hiện - một nhu cầu bẩm sinh nhưng có tính
chất nhân văn, chỉ xuất hiện khi các nhu cầu bậc thấp được thoả mãn [36]. Mặc dù
không phủ nhận vai trò của cái vô thức, bản năng (của Phân tâm học) hay quá trình
học tập (của Chủ nghĩa hành vi), nhưng Maslow có quan niệm khác về yếu tố quy
định sự thích ứng. Theo ông, nhu cầu “tự thể hiện” mong muốn phát triển hết
mức khả năng vốn có của bản thân và năng lực lựa chọn một cách có ý thức những
mục tiêu hành động của nhân cách là yếu tố quyết định sự thích ứng của con
người.
Tâm lý học nhân văn đã coi trọng tính tích cực, trọn vẹn và phẩm chất tự đánh
giá của nhân cách trong quan hệ cá nhân - xã hội. Điều này có ý nghĩa quan
trọng trong việc xây dựng biện pháp tác động đến sự thích ứng tâm lý nói chung và
thích ứng với hoạt động học tập nghề nghiệp nói riêng. Đó là tư tưởng tiến bộ của
dòng phái này.
*Tâm lý học phát sinh và vấn đề thích ứng
Đại diện trường phái này là Piaget J. Trong cuộc sống con người, theo
Piaget có hai loại hoạt động gắn liền với nhau: hoạt động tâm lý và hoạt động sinh học.
Trong đó, hoạt động tâm lý có nguồn gốc sinh học. Cá thể chỉ tồn tại và phát triển

37
trong mối tương tác giữa cơ thể và môi trường từ đó tạo ra sự cân bằng giữa cơ thể và
môi trường, và cuối cùng cơ thể thích ứng với môi trường [35]. Theo tác giả, thích ứng
có 3 cấp độ:
+ Thích ứng sinh học (thích ứng vật chất) làm cho cơ thể bằng xương bằng thịt
tồn tại và phát triển có thể nhận thức trực tiếp qua các giác quan.
+ Thích ứng tâm lý (thích ứng chức năng), nó có nguồn gốc sinh học.
+ Thích ứng trí tuệ, theo Piaget, trí tuệ không phải là cái có ngay từ đầu khi đứa
trẻ mới sinh. Nó là kết quả của sự tương tác giữa cơ thể và môi trường. Trí tuệ không
phải là bẩm sinh. Trong quá trình tương tác giữa cơ thể và môi trường, con người tự
tạo ra trí tuệ của mình. Mỗi người tương tác như thế nào thì tạo nên trí tuệ theo hướng
đó. Trí tuệ được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, Piaget luôn khẳng định, trí tuệ có
nguồn gốc sinh học, cái sinh học nó tương tác với môi trường tạo nên sự cân bằng,
thích ứng. Trí tuệ là sản phẩm của quá trình thích nghi của cơ thể với môi trường.
Để giải thích cơ chế hình thành trí tuệ, Piaget đã dùng 4 khái niệm có nguồn gốc
sinh học để mô tả, đó là: đồng hoá, điều ứng, sơ đồ, cân bằng. Piaget đã có những
đóng góp quan trọng vào lý luận về sự thích ứng tâm lý ở con người và cơ chế phát
triển của thích ứng nhận thức, về những yếu tố ảnh hưởng đến nó [35].
Tuy nhiên, Piaget đã nhìn nhận sự phát triển tâm lý dưới góc độ thích nghi sinh
học, ông chú ý chủ yếu tới mặt hình thức của sự thích ứng mà chưa quan tâm đúng
mức đến bản chất, nội dung xã hội - lịch sử của sự thích ứng tâm lý người. Ông đã
đánh giá quá cao yếu tố thành thục trong sự thích ứng và sự thích ứng diễn ra như thế
nào chứ chưa coi trọng vấn đề làm thế nào để phát triển sự thích ứng ở trẻ em cũng
như các giai đoạn lứa tuổi khác.
* Phân tâm học và vấn đề thích ứng
Người khởi xướng là Freud S. xuất phát từ cách nhìn sinh vật học đối với nhân
cách, theo đó, nhân cách là một cấu trúc tổng thể trọn vẹn với 3 thành tố “cái nó” (Id),
“cái tôi” (ego), và cái “siêu tôi” (superego) có vai trò và chức năng khác nhau đối
với đời sống của con người. Theo Freud, hành vi sống của con người có hình
thức căn bản và được thúc đẩy bởi bản năng mà quyết định là bản năng tính
dục và bản năng xâm chiếm,... Tuy nhiên, cái bản năng này luôn bị cấm đoán bởi
cái xã hội (cái siêu tôi). Để tồn tại, con người phải đạt được sự cân bằng, sự hài hoà

38
giữa hai cái đối lập “cái nó” và cái “siêu tôi” - đó chính là sự thích ứng. Sự thích ứng
là sự thoả mãn hợp lý trong những điều kiện xã hội nhất định của các bản năng
tình dục. Sự phát triển “cái tôi” nhân cách là kết quả của sự thích ứng qua các giai
đoạn khác nhau của đời sống cá thể. Lý thuyết phân tâm cổ điển của Freud xuất phát
từ quan điểm sinh vật luận nên không phát hiện được bản chất xã hội - lịch sử của sự
thích ứng ở con người. Sau này, một số những người kế tục Freud đã xây dựng nên
trường phái phân tâm hiện đại như: Jung C., Fromm E. và Erikson E. Các ông cho
rằng lý thuyết Freud quá đề cao “cái nó”, cái bản năng trong hành vi con người. Theo
họ, “cái tôi” có vai trò quan trọng trong sự thích ứng cá nhân, là chủ thể của
hành vi chứ không chỉ là phương thức thoả mãn “cái nó”. Khác với Freud, các nhà
phân tâm học hiện đại đã coi trọng vai trò của quan hệ xã hội đối với các hành vi thích
ứng của cá nhân. Fromm E. cho rằng: “cần phải xem xét hành vi thích ứng của cá nhân
từ tính chất xã hội của môi trường” và Erikson E. thì nhấn mạnh thêm “sự thích ứng
tâm lý là sự thiết lập các quan hệ xã hội của cá nhân với những người xung quanh” [8;
62].
Ứng dụng lý thuyết phân tâm cũ và mới, các nhà tâm thần học theo Freud chú ý
đến việc giải thích bản chất và cơ chế của sự thích ứng tâm lý. Con người không phải
là một ngoại lệ sinh học. Ngay từ khi mới lọt lòng, đứa bé tự nhận ra là nó đối lập với
các đòi hỏi do xã hội đặt ra, đồng thời cũng là sản phẩm của những đòi hỏi đó. Sự lớn
lên của đứa trẻ một mặt vừa là quá trình thích nghi về mặt sinh học và thích ứng về
mặt tâm lý. Ví dụ điển hình được đưa ra là một đứa trẻ đói thoả mãn cơn đói bằng
phương thức bú sữa mẹ. Sau đó người lớn (mẹ) bắt nó phải ăn các thức ăn với phương
thức mà nó chưa có. Đầu tiên nó chống lại vì không phù hợp. Sau đó, sự trưởng thành
về cơ thể cho phép nó ăn được thức ăn đặt, mặt khác, mẹ nó đòi hỏi nó phải ăn những
thức ăn mới này. Với đứa bé, mẹ là hình thái đặc trưng của xã hội đối với nó, ứng xử
mới của trẻ (ăn) là kết quả của sự thích nghi và thích ứng để sống còn và phát triển an
toàn. Theo đó, quá trình thành thục và phát triển của trẻ em là một quá trình xảy ra các
thích ứng và thích nghi để hình thành những ứng xử mới, giúp nó xử lý thích hợp mâu
thuẫn giữa cái đã có với những yêu cầu, đòi hỏi của môi trường và thoả mãn nhu cầu
bản thân. Nhân cách là tổng thể tất cả các ứng xử của một cá nhân. Thích ứng của con
người là khả năng duy trì quan hệ giữa cá nhân với môi trường sống của mình; được

39
xác định bằng mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản và tính có thể chấp nhận được về
mặt xã hội của hệ thống ứng xử của người đó. Vì vậy, thực chất quá trình hình thành
nhân cách là quá trình cá nhân thích ứng với xã hội. Động lực của sự thích ứng là “lo
hãi” bản năng của cá nhân trước các tình huống mới lạ, cái mà con người thường
xuyên gặp phải và “lo hãi” là cái không thể loại trừ. Vấn đề là con người thường xuyên
phải đối phó với “lo hãi” bằng sự thích nghi và thích ứng để có hành vi phù hợp với
tình huống. Để có chúng, bên cạnh sự thích nghi, ở cá nhân phải có sự thích ứng mà
thực chất là sự đối phó với tình huống bằng các phương thức tâm lý khác nhau gồm
có: phóng chiếu, chuyển dịch, huyễn tưởng, thoái lui, cắm chốt, thăng hoa,...
Nhờ các phương thức này, con người làm giảm nhẹ lo hãi, tạo thế cân bằng động với
môi trường và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ giữa bản thân với người khác. Mỗi một
hành vi ứng xử đặc thù của cá nhân trước một tình huống mới là kết quả tổng hoà của
cuộc sống và thoả mãn các nhu cầu của chính mình. Sự không thích ứng sẽ tạo ra
stress và là căn nguyên của đa số các trường hợp bệnh lý tâm căn. Mặc dù chưa giải
thích được bản chất của sự thích ứng của con người, phân tâm học chứa đựng
những điểm hợp lý cần được chú ý về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề. Đó là vai
trò của vô thức, bản năng xung đột tâm lý trong quá trình thích ứng, hậu quả của việc
thích ứng và cách thức giải toả hậu quả này.
*Tâm lý học Mác - xít và vấn đề thích ứng
Cùng với việc phê phán cách tiếp cận sai lầm trên, Tâm lý học Mac - xít giải
quyết vấn đề theo một hướng hoàn toàn khác. Một mặt, thừa nhận con người
phải thích nghi với môi trường sống như là một sinh vật “vì con người là một tồn tại tự
nhiên, nên đương nhiên nó không thể đứng ngoài sự tác động của môi trường”. Mặt
khác, khẳng định con người là một thực thể xã hội nên “phải đặt vấn đề” một cách
khác: khi nói về con người, tức là vấn đề quan hệ “người xã hội” trở thành vấn đề chủ
yếu, thì cái gì là nội dung mới của vấn đề “cơ thể - môi trường” Vygotxki L. X. đã chỉ
rõ “Quá trình một đứa trẻ bình thường ăn nhập nền văn minh thường quyện thống nhất
với các quá trình cơ thể chín muồi. Hai bình diện phát triển - tự nhiên và văn hoá -
nhập vào nhau, tạo nên một sự hình thành thống nhất xã hội - sinh vật của nhân cách
trẻ” [117]. Từ quan niệm về sự thống nhất biện chứng của hai mặt tự nhiên và văn hoá
trong sự phát triển của trẻ em, Vygotxki đã đưa ra một tư tưởng mới về bản chất của

40
sự thích nghi của con người. Ông khẳng định: “Con người có một hình thức thích nghi
mới và đây là cơ chế cân bằng chủ yếu của cơ thể với môi trường, dạng thức hành vi
này nảy sinh trên cơ sở các tiền đề sinh vật nhất định, nhưng đã vượt ra ngoài phạm trù
sinh vật, tạo nên một hệ thống hành vi có chất lượng khác và theo một tổ chức mới”.
Vygotxki gọi dạng thức hành vi chuyên biệt người này là “hành vi cấp cao”
[117]. Hệ thống hành vi cấp cao này khác biệt về chất lượng so với hành vi sinh
vật. Trước hết là ở các kích thích tạo ra chúng. Con người, khác với các động vật khác,
tự tạo ra các kích thích tác động vào bản thân mình. Hơn thế nữa, con người còn dùng
các kích thích tự tạo này để làm chủ hành vi của chính mình: “Con người tự kiểm
soát hành vi của chính mình bằng bằng các kích thích - phương tiện tự tạo” [117]. Các
kích thích - phương tiện được Vygotxki coi là chìa khóa để giải quyết bản chất vấn đề
thích ứng tâm lý ở người; là vấn đề có tính nguyên tắc phân biệt phương thức thích
ứng ở động vật và người. Theo ông, thích ứng theo nguyên tắc tín hiệu (phản xạ có
điều kiện) là loại thích ứng chung cho cả người và động vật. Nhưng ở người, đây
không phải là phương thức thích ứng đóng vai trò chủ đạo. Phương thức thích ứng
đóng vai trò chủ đạo ở người có nguyên tắc khác hẳn, không có ở động vật, đó là
nguyên tắc dấu hiệu. Quá trình tín hiệu hoá phản ánh các mối quan hệ tự nhiên đảm
bảo cho cơ thể đáp ứng kích thích của môi trường. Việc dấu hiệu hóa cho phép con
người có khả năng tạo ra một loại cân bằng mới với môi trường - biến đổi chính môi
trường và biến đổi hành vi của chính mình với tư cách là một chủ thể tích cực. Dấu
hiệu là công cụ tâm lý để chủ thể điều chỉnh hành vi. Dấu hiệu cũng như công cụ vật
chất là khí quan xã hội, được hình thành trong lịch sử loài người. Cùng với dấu hiệu,
“cuộc sống xã hội tạo ra tất yếu buộc hành vi cá thể phải tuân thủ các yêu cầu xã hội”
[117]. Đó là loại hành vi đặc thù được quy định bởi xã hội. Để có chúng, cá nhân cần
phải lĩnh hội từ xã hội. Mặt khác, để điều khiển những hành vi này cần có những
nguyên tắc chuyên biệt người, đó là nguyên tắc tự kích thích và làm chủ bản thân.
Nguyên tắc này có được ở cá nhân cũng nhờ sự chuyển hoá từ tác động xã hội bên
ngoài thành tác động xã hội ở bên trong con người. Vygôtxki viết: “Mọi chức năng
trong phát triển văn hoá của trẻ xuất hiện trên vũ đài hai lần, trong hai bình diện - lúc
đầu trong bình diện xã hội rồi sau đó trong bình diện tâm lý, lúc đầu giữa con người
với con người, rồi sau ở bản thân trẻ, tức là có sự chuyển hoá từ ngoài vào trong, dần

41
dần thay đổi cấu trúc và chức năng” [117]. Với việc phát hiện ra dạng thức cấp cao của
hành vi người, cơ chế của sự hình thành và điều khiển nó ở cá nhân. Vygôtxki đã thấy
sự khác biệt cơ bản của sự thích ứng tâm lý - xã hội ở người và sự thích nghi sinh học
ở động vật. Theo đó, sự thích ứng của trẻ em trong môi trường xã hội một quá trình
kép. Một mặt trẻ hình thành các dạng thức cấp cao của hành vi, mặt khác, hình thành
các chức năng tâm lý cấp cao để trở thành chủ thể của các hành vi đó. Cả hai mặt của
quá trình này đều được thực hiện bằng cơ chế lĩnh hội nền văn hoá - xã hội. Những tư
tưởng đúng đắn, biện chứng của Vygôtxki đã được các nhà tâm lý học Xô viết kế thừa,
phát triển và cụ thể hoá. Quan điểm của ông cũng là kim chỉ nam cho việc giải quyết
các vấn đề lý luận và thực tiễn của luận văn này.Xuất phát từ những luận điểm cơ bản
của tâm lý học Macxit được khởi xưởng bởi Vygôtxki, Leonchiep đã phân tích sự khác
biệt cơ bản giữa phát triển của con người với sự thích nghi của cá thể sinh học về nội
dung và cơ chế. Ông viết “Phải nhấn mạnh riêng về sự khác biệt giữa quá trình ấy (tiếp
thu, lĩnh hội) với quá trình cá thể thích nghi với môi trường tự nhiên, vì gần như mọi
người chấp nhận rằng, có thể đem khái niệm thích nghi, cân bằng với môi trường dùng
nguyên vẹn vào cho sự phát triển cá thể người. Nhưng dùng khái niệm ấy vào cho
người mà không có sự phân tích cần thiết, thì chỉ làm lu mờ sự phát triển thực sự của
người” [17].
Leonchiev chỉ rõ “Sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thích nghi theo đúng
nghĩa của nó và các quá trình lĩnh hội, tiếp thu là ở chỗ quá trình thích nghi sinh vật là
quá trình thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thể và hành vi của cơ thể.
Quá trình lĩnh hội hay tiếp thu thì khác. Đó là quá trình mang lại kết quả: cá thể tái tạo
lại được những năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá trình lịch sử”
[17]. Ông thừa nhận: “Sự phát triển của con người cũng mang tính chất môi trường
(tức là phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài), nhưng khác với tiến hoá động vật,
sự phát triển của con người không phải là quá trình thích nghi hiểu theo nghĩa của từ
này” [17]. Như vậy, bản chất và nội dung của sự thích ứng của người và sự thích nghi
sinh vật có sự khác biệt về chất. Leonchiev cũng vạch ra sự khác biệt về cơ chế của sự
hình thành hành vi động vật và người. Ở động vật, hành vi được hình thành bởi kinh
nghiệm loài và cá thể, trong đó sự hình thành kinh nghiệm cá thể là đem hành vi loài
thích nghi với những yếu tố biến động của môi trường bên ngoài. Còn ở người, hành vi

42
được hình thành bằng cơ chế lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Tất nhiên,
cơ chế lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội quan hệ chặt chẽ với cơ chế kinh nghiệm
cá thể.Với việc vạch ra sự khác biệt về chất giữa thích nghi sinh vật với thích ứng xã
hội - tâm lý của con người, Leonchiev đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu hiện
tượng này về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.Với các phạm trù cơ bản: Hoạt động, ý
thức và nhân cách, tâm lý học Mác xít đã giải quyết lý luận vấn đề lý luận về sự thích
ứng tâm lý một cách khoa học và toàn diện. Quá trình thích ứng tâm lý của con người
gắn liền với quá trình hình thành nhân cách. Sự hình thành nhân cách chính là quá
trình hình thành hai mặt chủ thể của thích ứng tâm lý. Nhờ nhân cách, sự thích ứng
tâm lý trở thành một quá trình tích cực. Trong đó, con người không chỉ đáp ứng tác
động của môi trường mà còn cải tiến nó một cách tích cực. Tuy nhiên, sự thích ứng
không đồng nhất với sự hình thành nhân cách. Đó là quá trình tương tác biện chứng
giữa nhân cách và môi trường xã hội mà cả hai phía đều có sự thay đổi để trở nên phù
hợp với nhau, đặc biệt là phía nhân cách. Vì vậy, sự hình thành nhân cách và mức độ
của nó không tất yếu quyết định mức độ thích ứng của cá nhân. Nhưng sẽ không có sự
thích ứng nếu không có sự hình thành nhân cách ở trình độ nhất định.
Tóm lại, bằng cách tiếp cận khoa học về vấn đề thích ứng, các nhà tâm lý học
Mác - xít đã chỉ ra được bản chất hoạt động, nội dung xã hội - lịch sử, tính tích cực và
các chỉ số của hiện tượng thích ứng ở con người. Theo nghĩa đó, lý luận tâm lý học
Mác - xít về bản chất hoạt động của sự thích ứng tâm lý là cơ sở lý luận và phương
pháp luận cơ bản của chúng tôi khi tiếp cận, nghiên cứu vấn đề thích ứng trong môi
trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên.
1.2.2.2. Khái niệm về thích ứng
Thích ứng là khái niệm được dùng rộng rãi trong cả khoa học và đời sống xã hội,
thường dùng đồng nghĩa với thích nghi. Đầu tiên, cần phân biệt giữa “thích nghi” và
“thích ứng”. “Thích nghi” thường được dùng với ý nghĩa sinh học, còn “thích ứng”
thường được dùng trong hoạt động tâm lý - xã hội. Có thể xem “thích ứng” là quá trình
biến đổi đời sống tâm lý và hệ thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu,
đòi hỏi của những điều kiện sống mới và hoạt động mới. Nhờ sự “thích ứng” chủ thể
hình thành những đặc điểm tâm lý mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có
thể cải biến lại chính môi trường sống.

43
Duy trì trạng thái cân bằng động với môi trường xung quanh là quy luật phổ biến
của mọi hệ thống vật chất. Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, sự cân bằng
cùng phát triển với trình độ ngày càng cao. Với sự xuất hiện của hệ thông vật chất là
cơ thể sinh vật một hình thức cân bằng tương ứng ra đời - sự thích nghi.
Khái niệm “thích ứng” được phát triển ở thế kỉ 19 trong sinh học, lý thuyết tiến
hoá; sau đó được mở rộng, sang lĩnh vực tâm lý học và lĩnh vực xã hội học. Ngày nay,
trên cơ sở phát triển của khoa học tự động hoá, sự thích ứng được phân tích như là sự
ăn khớp với nhau một cách liên tục giữa những mối quan hệ của hai hệ thống. Hai hệ
thống này vẫn có thể được gọi bằng những cái tên cổ điển trước kia đã dùng là “cơ
thể” và “môi trường”. Trong xã hội học, người ta đi tới hai khuynh hướng khác nhau,
theo đó “môi trường” được hiểu là xã hội hoặc nhóm, còn “cơ thể” là cá nhân, hay cá
thể.
Theo khuynh hướng thứ nhất, sự thích ứng của cá nhân với môi trường thường
trải qua giai đoạn không chấp nhận, thậm chí còn có cả tính xung đột, song cũng lại có
những khả năng tác động ngược lại đến môi trường, như các hệ thống giáo dục, hướng
nghiệp, các quan hệ con người,... cho nên, cuối cùng sự thích ứng được thực hiện.
Theo khuynh hướng thứ hai, sự thích ứng của các cơ thể xã hội với môi trường
có thể được nghiên cứu trong truyền thống sinh học của khái niệm, dưới góc độ của
những tập hợp kiểu gen. Nói chung, xã hội học nghiên cứu sự thích ứng này với một
quan điểm ít tĩnh hơn, và quan tâm đến sự tác động qua lại giữa các hệ thống. Sự thích
ứng khi đó có thể được nghiên cứu như một trong những nhân tố chủ yếu của sự tiến
hoá, nhân tố bảo đảm truyền đi sự thay đổi từ một hệ thống hay một phân hệ này sang
một hệ thống hay phân hệ khác trong khuôn khổ của một quan niệm toàn bộ về xã hội.
Khái niệm thích ứng ngày càng phức tạp hơn khi người ta chuyển từ sinh học
sang tâm lý, rồi sang xã hội học vi mô và cuối cùng là xã hội học vĩ mô. Nó trở nên
ngày càng lệ thuộc vào tiêu chuẩn về sự ăn khớp với nhau được chấp nhận. Tuy khái
niệm thích ứng có sự tiến triển, song vẫn còn sắc thái của khuynh hướng sinh học
trong xã hội học, thể hiện ở quan niệm của các nhà chức năng luận.
Theo quan niệm thông thường, thích ứng là ứng biến cho thích hợp. Trong đó,
ứng biến là thay đổi (= biến) cách đối phó (= ứng) khi sự việc xảy ra, thích hợp là vừa
khít (= thích), tương xứng, phù hợp (= hợp) với sự việc hay tình huống xảy ra. Thích

44
ứng là tùy theo từng tình huống cá biệt mà thay đổi cách ứng xử cho phù hợp từng tình
huống một.
Ngoài ra, sự thích ứng - thích nghi được hiểu là các quá trình biến đổi về cấu trúc
và chức năng của cơ thể sinh vật để duy trì sự cân bằng với môi trường xung quanh
[47].
Dù thích ứng và thích nghi được sử dụng gần như tương đồng nhưng vẫn có sự
phân biệt nhất định trong một ranh giới tương đối. Sự thích nghi thuần túy sinh học có
tính vật chất, có ở mọi loài và cá thể sinh vật. Ở các động vật bậc cao nhờ hệ thần kinh
- cơ thể sinh vật có được một trình độ cân bằng mới - sự thích ứng có thể coi là một
trình độ phát triển cao của sự thích nghi. Lẽ đương nhiên, ở một góc độ nào đó sự
thích nghi và thích ứng có mối quan hệ với nhau dù không đồng nhất.
Sự thích ứng được thực hiện bằng cơ chế phản xạ của hệ thần kinh. Mức độ đầu
tiên của thích ứng là thích ứng sinh lý là phản ứng có tính chất tự động của cơ thể
trước các kích thích của môi trường như to, va chạm,… Cơ chế thích ứng sinh lý là
phản xạ không điều kiện. Hệ thần kinh phát triển cho phép hình thức thích ứng tâm lý
xuất hiện. Đó là quá trình cơ thể động vật xác lập sự cân bằng với môi trường thường
xuyên thay đổi bằng cơ chế phản xạ có điều kiện.
Sự thích ứng tâm lý - giúp cơ thể động vật không chỉ với tác động trực tiếp mà
còn với những tác động gián tiếp, có tính “tín hiệu” của môi trường.
Ở người, một hệ thống vật chất có tổ chức cao nhất với một môi trường có tính
chất mới - xã hội. Hình thức cân bằng mới cao hơn xuất hiện - thích ứng tâm lý - xã
hội. Hình thức thích ứng này không chỉ có sự khác biệt về chất so với sự thích ứng tâm
lý ở động vật và còn đóng vai trò trong việc đảm bảo sự cân bằng của con người với
thế giáo xung quanh.
Theo nhà sinh học Canada - Gxelic thì hội chứng thích nghi - thích ứng có các
giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn lo lắng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày gồm thời kỳ sốc và chống sốc,
ở thời điểm cuối có thể thấy các phản ứng tự vệ của cơ thể.
- Giai đoạn chống đỡ yếu - tăng tính tự vệ với bên ngoài.
- Giai đoạn ổn định hoặc là suy tồn, có thể kết thúc bằng cái chết [35].

45
Tác giả Spencer đã mở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích ứng tâm lý,
nhưng việc xây dựng cơ chế thích ứng mới chỉ mang tính chất sinh học và các quá
trình tâm lý, ý thức được coi như là một công cụ của cơ thể nhằm thích ứng với môi
trường. Do đó, đã đánh đồng sự phát triển tâm lý ý thức theo quy luật sinh học, mang
tính di truyền. Hạn chế của Spencer và các tác giả kế thừa ông là không thấy được bản
chất xã hội của các mối quan hệ giữa “quá trình bên trong” và “quá trình bên ngoài”
của sự thích ứng [35].
Theo Badrova cho rằng: “Khi làm quen với những điều kiện mới kéo theo những
sự tiêu tốn sức lực nhất định thì chính lúc đó xuất hiện sự thích nghi”. Vì vậy, thích
ứng tâm lý - xã hội chính là quá trình cá nhân điều chỉnh nội dung - phương thức hoạt
động và giao tiếp để đáp ứng với đòi hỏi của môi trường xã hội nhằm tồn tại và phát
triển. Cá nhân không thể tồn tại mà tách rời với hoạt động và các mối quan hệ xã hội.
Hoạt động và giao tiếp là hai yếu tố quan trọng hàng đầu giúp nhân cách của cá nhân
được hình thành và phát triển. Mỗi nền văn hóa khác nhau, mỗi môi trường khác nhau
đều có cách thức hoạt động và giao tiếp khác nhau. Chính vì vậy, như một yếu tố cần
có để sinh tồn, cá nhân buộc mình phải có năng lực thích ứng với những biến đổi của
những môi trường, để hòa nhập và phát triển [39].
Theo quan điểm của Parơxôn J. thì sự thích ứng được xem như là hành động
tương hỗ mạnh mẽ với môi trường bên ngoài, là một trong những chức năng để thực
hiện hệ thống xã hội, cùng với việc đạt tới mục đích và lưu giữ được toàn bộ các hình
mẫu (khuôn mẫu) [46].
Tác giả Vunphốp B. D. đã khẳng định quá trình thích ứng như là sự hoà hợp các
mối quan hệ của con người với xung quanh, là sự giảm căng thẳng các mâu thuẫn giữa
con người với xung quanh, là việc con người đạt được sự cân bằng xã hội, là sự khẳng
định bản thân trong cuộc sống - tất cả những điều đó đã đặt ra mục đích và nội dung
của nền giáo dục thực hành [58]. Định nghĩa này không nhằm khám phá khái niệm mà
chỉ đề cập đến sự cân bằng mang tính xã hội và yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào
đến quá trình thích ứng mà thôi.
Tác giả Pêtơrốpxky A. V. rất quan tâm đến sự thích ứng xã hội. Ông cho rằng, sự
thích ứng xã hội là quá trình thích nghi tích cực của cá nhân hoặc tập thể (lớp, nhóm)
với các điều kiện vật chất, các tiêu chuẩn và giá trị được xác định của môi trường xã

46
hội. Trong đó cá nhân, tập thể đó phải nắm được các tiêu chuẩn và giá trị của môi
trường trong quá trình xã hội hoá, cũng như trong quá trình thay đổi và cải tạo môi
trường cho phù hợp với điều kiện và mục đích mới của hoạt động [60].
Theo tác giả Duranốp, sự thích ứng trong giáo dục phải được xem xét như là sự
tham gia của cá nhân vào môi trường văn hoá xã hội, như là một “quá trình” mà ở đó
các thông số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân phải diễn ra phù hợp với các
điều kiện mới của giáo dục [60].
Piaget J. cho rằng: “Trí thông minh là một sự thích nghi”, ông khẳng định:
“Sự thích nghi là một sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng”. Từ đó, Piaget đã
kết luận: Giáo dục chính là quá trình giúp đứa trẻ thích ứng với môi trường xã hội
của người lớn [27].
Từ điển Tâm lý học của Viện tâm lý do tác giả Vũ Dũng chủ biên quan niệm:
Thích nghi: Là sự thích nghi về cấu tạo và chức năng của cơ thể, bao gồm cả các
cơ quan và tế bào của nó, đối với điều kiện của môi trường.
Thích nghi xã hội: 1/ Quá trình thích nghi tích cực của cá nhân với các điều kiện
của môi trường xã hội mới. 2/ Kết quả của quá trình trên. Nội dung tâm lý - xã hội của
thích nghi xã hội là gần gũi về mục đích và các định hướng giá trị của nhóm với mỗi
thành viên, ý thức của cá nhân về các tiêu chuẩn, truyền thống và văn hóa tinh thần
trong nhóm, sự hòa nhập của người đó vào cấu trúc, vai trò của nhóm [27].
Trong khi đó, tác giả Lê Ngọc Lan quan niệm: “Sự thích nghi thấp nhất của giới
sinh vật là thích nghi sinh học. Sự thích nghi này đảm bảo cho cá thể sinh vật tồn tại
trong môi trường tương đối ổn định. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh
chóng, có biến động cao… thì động vật bậc cao đã đưa sự thích nghi lên một trình độ
mới cả về nội dung và hình thức. Động vật không chỉ thụ động đáp ứng các kích thích
của môi trường mà còn có các phản ứng đáp lại các kích thích đó một cách kịp thời -
thích ứng. Sự thích ứng này được thực hiện bằng cơ chế phản xạ của hệ thần kinh”
[57].
Tác giả Phùng Đình Mẫn cho rằng: “Thích ứng ở con người là thích ứng với hoạt
động và trong hoạt động. Khi tiến hành bất kì hoạt động nào, con người cũng phải
thích ứng với nó. Đó là điều kiện quyết định hiệu quả lao động” [59].

47
Theo tác giả Lê Thị Minh Loan: “Thích ứng là quá trình cá nhân lĩnh hội một
cách tích cực, chủ động các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, qua đó đạt được các
mục đích, yêu cầu đề ra và sự trưởng thành về mặt tâm lý, nhân cách” [64].
Còn tác giả Dương Thị Nga cho rằng: “Thích ứng là quá trình biến đổi đời sống
tâm lý và hệ thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những
điều kiện sống mới và hoạt động mới” [65].
Hay tác giả Nguyễn Thị Hoa quan niệm: “Thích ứng, dưới góc độ Tâm lý học, là
một quá trình con người luôn tích cực, chủ động hòa nhập, lĩnh hội các điều kiện, các
yêu cầu, phương thức mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề
ra. Thông qua đó, chủ thể của hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân
cách, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội” [39].
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức thì: “Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích
cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý”
[32]. Trong đó tác giả giải thích rõ:
Hòa nhập tích cực: là sự chủ động thay đổi bản thân và cải tạo hoàn cảnh trong
sự hài hòa nhất định. Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ kinh nghiệm
bản thân và tìm cách thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh cho phù hợp với bản thân.\
Hoàn cảnh có vấn đề: Tình huống, sự kiện xuất hiện không nằm trong kinh
nghiệm của cá nhân có ảnh hướng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải huy
động tiềm năng của bản thân để giải quyết chúng.
Sự trưởng thành về mặt tâm lý - xã hội: Là sự thoải mái bên trong của mỗi cá
nhân, sự phát triển hài hòa và làm chủ trong các mối quan hệ xã hội. Trong đề tài này,
thuật ngữ “thích ứng” được sử dụng như một thuật ngữ của Tâm lý học, hiểu theo
nghĩa thích nghi tâm lý - xã hội (thích ứng) mang đặc trưng người. Thích nghi tâm lý
là sự “thích nghi bên trong”, thích nghi xã hội là sự “thích nghi bên ngoài” [32].
Tóm lại, thích ứng của cá nhân được thể hiện ở các trình độ khác nhau. Căn cứ
vào các quan điểm được đề cập ở trên, có thể phân thành ba mức độ:
- Thích ứng sinh lý: là mức độ thấp nhất, đầu tiên của sự thích ứng. Mức độ này
được đặc trưng ở những phản ứng có tính chất tự động của cơ thể trước sự biến đổi của
môi trường sống trực tiếp để tạo ra sự cân bằng. Cơ chế của thích ứng sinh lý là quá
trình hoạt động của hệ thống các phản xạ không điều kiện.

48
- Thích ứng tâm lý: đây là loại hình thích ứng ở trình độ cao hơn, xuất hiện ở
người và các động vật bậc cao. Đặc trưng của thích ứng tâm lý là cơ thể thích ứng
không chỉ với những tác động trực tiếp, mà còn với những kích thích gián tiếp có tính
chất tín hiệu của môi trường. Cơ chế của thích ứng tâm lý là quá trình hình thành các
phản xạ có điều kiện.
- Thích ứng tâm lý - xã hội: thể hiện sự thích ứng ở trình độ cao nhất chỉ có ở con
người. Đặc trưng của hình thức này là con người sống trong môi trường xã hội tiếp
nhận được các giá trị xã hội, hoà nhập vào xã hội và có khả năng đáp ứng được những
yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường ở trình độ này là sự
cân bằng tích cực, tự giác. Cơ chế của sự thích ứng xã hội là quá trình con người làm
quen với môi trường hoạt động và giao tiếp xã hội.
Trong phạm vi của đề tài, thích ứng được hiểu theo nghĩa thích ứng tâm lý - xã
hội. Thích ứng tâm lý - xã hội là hình thức thích ứng cao nhất chỉ có ở con người.
Thích ứng tâm lý xã hội liên quan chặt chẽ đến quá trình lao động xã hội và xã hội
hóa. Trong quá trình này, con người biến các kinh nghiệm lịch sử xã hội thành kinh
nghiệm riêng của cá nhân để hình thành và phát triển tâm lý.
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu về kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên, thích ứng được hiểu là quá trình
cá nhân biến các kinh nghiệm của lịch sử xã hội thành kinh nghiệm của bản thân.
Đó là biểu hiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, đảm bảo cho cá nhân
đáp ứng được yêu cầu của xã hội, là điều kiện cho sự phát triển tâm lý cá nhân.
Đó là quá trình con người tạo nên những biến đổi trong đời sống tâm lý của mình
trước những điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động. Sự biến đổi này là kết
quả của quá trình con người hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo để hình
thành những phương thức hành vi, hoạt động đáp ứng các yêu cầu của môi
trường và hoạt động sống; hình thành những cấu tạo tâm lý mới đảm bảo cho con
người hoạt động có kết quả.
1.2.2.2. Vai trò của thích ứng tâm lý - xã hội
Sự “thích ứng” được bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện sống
mới, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ thống ứng xử phù hợp đảm
bảo cho cá nhân hoạt động và giao tiếp có kết quả. Điều đó có nghĩa: Các ứng xử đặc

49
trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện sống và kết quả hành động cá nhân là chỉ số
khách quan cơ bản để đánh giá trình độ thích ứng của cá nhân. Con người muốn tồn tại
và phát triển thì phải tham gia lao động sản xuất và các mối quan hệ xã hội. Mỗi xã hội
đều có những đặc trưng riêng và luôn biến động không ngừng. Nếu con người không
có khả năng thích ứng, hoặc thích ứng không kịp sẽ bị đào thảo.
Khi con người có khả năng thích ứng sẽ dễ dàng thâm nhập vào các mối quan hệ
xã hội, có ứng xử phù hợp. Con người vui vẻ, lạc quan hơn nếu thích ứng được với
môi trường. Thậm chí con người có thể cải tạo môi trường để thích ứng dễ dàng hơn.
Do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa,... làm cho xã hội phát triển ngày càng nhanh thì vai trò của thích ứng lại càng
quan trọng. Có thích ứng được con người mới giảm bớt sự căng thẳng và hoạt động có
hiệu quả. Sự thích ứng không chỉ giúp con người không chỉ hòa đồng với nhóm, tập
thể xung quanh mà hòa đồng với thế giới rộng lớn. Thích ứng để trở thành người công
nhân toàn cầu là mục đích của nền giáo dục trong thời đại ngày nay.
1.2.2.3. Đặc điểm của sự thích ứng tâm lý xã hội
Thích ứng tâm lý xã hội thể hiện một số đặc điểm như sau:
- Thích ứng tâm lý xã hội là quá trình con người tạo nên những biến đổi trong đời
sống tâm lý của mình trước những điều kiện mới. Nét nổi bật về đặc trưng thích ứng
tâm lý xã hội là tạo ra sự biến đổi về chất, phù hợp với sự phát triển của quy luật khách
quan, thông qua việc con người tiếp nhận những giá trị xã hội, có khả năng đáp ứng
nhanh chóng những yêu cầu của hoạt động xã hội. Hay nói cách khác, cơ chế của sự
thích ứng tâm lý xã hội là hoạt động lao động. Qua hoạt động lao động, con người tiến
hành các mối quan hệ với môi trường sống, một mặt họ tự biến đổi mình để phù hợp
với các điều kiện của xã hội, mặt khác họ cải biến các điều kiện xã hội một cách có ý
thức để phù hợp với bản thân, hoàn thiện các chức năng tâm lý và những ứng xử của
mình.
- Thích ứng tâm lý xã hội là kết quả của quá trình con người tích cực, chủ động,
sáng tạo để hình thành những phương thức hoạt động đáp ứng yêu cầu mới của môi
trường sống. Để hình thành, hoàn thiện và phát triển, con người phải thích ứng nhanh
chóng với những đòi hỏi của xã hội, tham gia vào các hoạt động và quan hệ xã hội một
cách tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo nhằm lĩnh hội nền văn hóa xã hội, điều

50
chỉnh hành vi cũ, hình thành hành vi mới. Vì vậy, con người phải trở thành chủ thể
những cấu tạo tâm lý mới, hiểu và nắm vững những phương tiện tác động theo cơ chế
lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người, diễn ra bằng phương thức
hoạt động trong điều kiện giao tiếp.
Như vậy, thích ứng tâm lý xã hội là một cấu trúc tâm lý gồm hai yếu tố cơ bản [65]:
+ Thứ nhất, hình thành được những phương thức hành vi thích hợp, đáp ứng
được yêu cầu mới của hoạt động trong cuộc sống.
+ Thứ hai, hình thành được những cấu tạo tâm lý mới tạo nên tính chủ thể của
hành vi và hoạt động.
Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau nhờ đó con
người điều chỉnh được hệ thống thái độ và hành vi hiện có; hình thành được hệ thống
thái độ, hành vi mới phù hợp với môi trường sống luôn luôn thay đổi. Thích ứng tâm
lý xã hội là biểu hiện của sự hoàn thiện và phát triển nhân cách, đảm bảo cho cá nhân
đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động. Thích ứng tâm lý xã hội
là điều kiện của việc tiếp thu những phương thức hành vi và hoạt động mới, điều kiện
của sự phát triển tâm lý cá nhân. Thích ứng tâm lý xã hội là thích nghi tích cực bằng
hoạt động và thông qua hoạt động. Vì vậy, mức độ thích ứng tâm lý xã hội của mỗi
người phụ thuộc vào mức độ tích cực hoạt động và hiệu quả hoạt động của họ. Nói
cách khác, mức độ phù hợp của hành vi, ứng xử cá nhân với điều kiện sống và hoạt
động là tiêu chí khách quan để đánh giá mức độ thích ứng của cá nhân.
1.2.3. Lý luận về sự thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp
1.2.3.1. Khái niệm về môi trường công việc, thực tập và thực tập tốt nghiệp
a. Khái niệm về môi trường công việc
* Khái niệm môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình
trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem
xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính
tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt

51
động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và
các thể chế [54].
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này
hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Trong văn học, lịch sử và xã hội
học, môi trường là nền văn hóa mà trong đó các cá nhân sinh sống hay được giáo dục
cũng như là các cá nhân khác và các thiết chế về quan hệ xã hội mà cá nhân đó tiếp
xúc và tương tác. Trong các tổ chức và cơ quan, môi trường được coi là các điều kiện
xã hội và tâm lý mà các thành viên của các tổ chức này cảm nhận được.
* Khái niệm công việc
Việc làm (tiếng Anh là job, career) hay công việc là một hoạt động được thường
xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán, thường là nghề nghiệp của một người. Một
công việc phải có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu, kết quả, có nguồn lực.
Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của công việc ta phải liên hệ đến phạm trù lao động
vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau [99].
Lao động trước hết là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên,
trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào
giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời sống con người, lao
động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt động rất cần
thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Con người không thể sống khi không có
lao động [119].
Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động, sức lao động là
năng lực của con người nó bao gồm cả thể lực và trí lực, nó là yếu tố tích cực đóng vai
trò trung tâm trong suốt quá trình lao động, là yếu tố khởi đầu, quyết định trong quá
trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá có thể được ra đời hay không thì nó phải phụ thuộc
vào quá trình sử dụng sức lao động [119].
Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí
nhất định, mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với
tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ
làm hay việc làm.

52
Như vậy việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,
phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động được coi là có
việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có
việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm
cho xã hội, cho bản thân.
Nhưng với khái niệm việc làm như trên thì chưa được coi là đầy đủ vì con người
chỉ có thể tồn tại trong gia đình và xã hội, do đó việc làm được hiểu theo một cách
hoàn chỉnh đó là ngoài phần người lao động tạo ra cho xã hội còn phải có phần cho
bản thân và gia đình nhưng điều cốt yếu là việc làm đó phải được xã hội thừa
nhận(được pháp luật thừa nhận).
Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: đó là
những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà
người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp
luật thừa nhận. Tuỳ từng cách phân loại mà ta có các hình thức việc làm, ở đây chỉ tiếp
cận hai hình thức sau:
- Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc
có thu nhập cao hơn so với công việc khác.
- Việc làm phụ: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau
công việc chính [120].
Cần lưu ý, việc làm hay công việc khác với làm việc. Làm việc là động từ, chỉ
một hành động nhằm giải quyết một nhiệm vụ lao động nào đó. Nhưng công việc bao
hàm việc tương tác với môi trường, với các phương tiện làm việc, với các mối quan hệ
trong công việc nhằm đạt mục đích đề ra theo một quy trình tùy thuộc vào đặc trưng
nghề nghiệp.
Tóm lại, môi trường công việc được hiểu là nơi diễn qua quá trình hoạt động và
giao tiếp xã hội của một cá nhân nhằm đạt một mục tiêu nhất định.
b. Khái niệm về thực tập, thực tập tốt nghiệp
Từ điển tiếng Việt định nghĩa thực tập như sau: “Tập làm trong thực tế để áp
dụng điều đã học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: Sinh viên đi thực tập ở nhà máy,
công ty. Sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường.” [81].

53
Thực tập nói một cách chính xác hơn là kỳ thực tập trong tiếng Anh được sử
dụng chữ “internship” được ghép từ 2 từ “intern” (người thực tập” và “ship” (kỳ, đợt).
Theo từ điển Wikimedia, “intern”- người thực tập là một cá nhân hay một thành
viên làm việc trong một thời gian ngắn tại cơ sở doanh nghiệp để học hỏi về nghề
nghiệp. Người thực tập thường là sinh viên đại học, cao đẳng nhưng cũng có thể là học
sinh và cũng có thể là những người đã tốt nghiệp đại học muốn tìm kiếm một cơ hội
nghề nghiệp mới. Trong từ điển tiếng Anh, “intern” được định nghĩa là: sinh viên năm
cuối hay sinh viên đã tốt nghiệp tham gia học tập kinh nghiệm thực tế [122].
Và “internship”- kỳ thực tập: là thời gian các thực tập viên làm việc tại các cơ sở
doanh nghiệp để rèn luyện và học hỏi về nghề nghiệp [114].
Như vậy, có thể hiểu “thực tập” là quá trình sinh viên học tập những kinh
nghiệm thực tế tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức…
* Phân loại các hình thức thực tập
Mỗi quốc gia khác nhau có một hình thức thực tập khác nhau. Trên cơ sở thu
thập và nghiên cứu các hình thức thực tập của các nước trên thế giới để khái quát và
phân loại thành các hình thức thực tập sau đây:
+ Theo mục đích của kỳ thực tập: có hai hình thức thực tập là thực tập học hỏi
kinh nghiệm và thực tập nghiên cứu.
- Thực tập học hỏi nghề nghiệp (Work experience internship):
Được áp dụng với sinh viên năm thứ hai hay thứ ba của chương trình đại học (4
năm). Thời gian thực tập ít nhất 2 tháng, một số trường cho phép sinh viên thời gian
thực tập hơn 2 tháng. Trong đợt thực tập này, sinh viên được khuyến khích ứng dụng
những kiến thức và kỹ năng đã được học tại trường vào công việc thực tế tại doanh
nghiệp. Như vậy, bằng cách này, sinh viên học được nhiều kinh nghiệm trong công
việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm này
sẽ hữu ích cho sinh viên trong việc hoàn thành những thời gian trong năm cuối học tại
trường sau khi quay về trường sau đợt thực tập.
- Thực tập nghiên cứu (Research internship) hay thực tập làm luận văn
(dissertation internship):
Kỳ thực tập này chỉ áp dụng đối với sinh viên đang học năm cuối tại các trường
Đại học, Cao đẳng được kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm. Trong kỳ thực tập này, nhiệm

54
vụ chính của sinh viên là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công ty sinh viên
đang thực tập. Công ty, tổ chức có thể chủ động yêu cầu sinh viên nghiên cứu về một
vấn đề nào đó của công ty mà chính công ty muốn cải thiện, hoặc sinh viên cũng có
thể tự lựa chọn một đề tài nào đó liên quan đến công ty để nghiên cứu. Sinh viên sẽ
hoàn thành nghiên cứu này sau khi kết thúc đợt thực tập, viết báo cáo và tiến hành
thuyết trình sau khi quay về trường.
+ Theo thời gian thực tập:
- Thực tập ngắn hạn: kéo dài 1- 3 tháng.
- Thực tập dài hạn: kéo dài từ 4- 12 tháng.
+ Theo thứ tự các đợt thực tập:
- Kỳ thực tập đầu tiên (The first internship): được áp dụng đối với SV ở học
kỳ thứ 3, 4 hoặc thứ 5 của chương trình học.
- Kỳ thực tập cuối (The final internship): được áp dụng đối với SV ở học kỳ
cuối cùng của chương trình học.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tiến hành sự thích ứng với môi trường
công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên, thực tập tốt nghiệp được hiểu là kỳ
thực tập cuối cùng của chương trình học và thường là kỳ thực tập dài hạn.
1.2.3.2. Khái niệm sự thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp
Môi trường công việc là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động nghề
nghiệp. Hay nói cách khác, sự thích ứng với môi trường công việc là một “tập hợp
con” của thích ứng nghề nghiệp. Chính vì vậy, để tìm hiểu nội hàm của sự thích ứng
với môi trường công việc cần liên hệ với nội hàm thích ứng nghề nghiệp. Thích ứng
với nghề nghiệp là sự thích ứng quan trọng của con người. Sự thích ứng này giúp con
người tồn tại và phát triển.
Trong vấn đề nghiên cứu về đặc điểm thích ứng xã hội và nghề nghiệp, tác giả
Ermôlaeve E. A. đã khẳng định: “Thích ứng là một quá trình thích nghi người lao động
với đặc điểm và điều kiện lao động trong một tập thể nhất định” [59].
Theo quan điểm của tác giả Klimốp E. A. thì phần lớn các nghề nghiệp đã
không đưa ra được đòi hỏi tuyệt đối đối với con người. Vấn đề tìm kiếm tài năng chỉ
xuất hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng tạo, nghệ thuật, công tác khoa học,
đào tạo phi công, nhà giải phẫu; đa phần các nghề đều có thể phù hợp với những
người có năng lực bẩm sinh bình thường chỉ cần có thời gian học tập ít hoặc nhiều

55
là có thể thích nghi được với công việc, “tìm được bản thân” [60].
Theo Tadevoxian E. V., sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề nghiệp
là khả năng của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và chiếm
lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực nhận thức
mà không có sự rối loạn đáng kể nào,… [59].
Tác giả Rôxtunốp A. Kh. nhận định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận
phức tạp của sinh viên đối với các điều kiện và nhiệm vụ của các trường đại học,
nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới
của hoạt động. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các yêu cầu và phẩm chất “mẫu mực”
về giáo dục xã hội và tâm lý học của sự thích ứng nghề nghiệp đã buộc chúng ta phải
nêu ra những “kỳ vọng” sau đây của sự thích ứng giáo dục xã hội:
- Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm 2 yếu tố liên quan với nhau là: Nhu
cầu thích ứng và tình huống thích ứng.
- Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát triển và có kết quả.
- Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng hoạt
động của con người [64].
Tác giả Duffy R. D., và Blustein D. L. cũng cho rằng: Khả năng thích ứng nghề
được hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt
được những kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm những trường học nghề phù
hợp với khả năng của mình,…[35].
Từ các quan điểm trên, có thể nhận thấy các yếu tố quan trọng của hoạt động
nghề nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác
định được mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp
các giá trị của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp của các nhà chuyên
môn lương lai bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi
của nghề nào đó, cùng các điều kiện hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự
thích ứng, giúp thúc đẩy quá trình nắm vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc
phục được mọi khó khăn trong công tác [65]. Nói ngược lại, chính trong môi trường
làm việc, cá nhân có thể thể hiện mọi đặc trưng cơ bản của hoạt động nghề nghiệp và
thể hiện được sự thích ứng với nghề của bản thân.
Sự thích ứng của con người là một quá trình gồm hai mặt. Mặt thứ nhất là bên
trong, đó là sự hình thành và phát triển ý thức, nhân cách. Mặt thứ hai là bên ngoài,
chính là các ứng xử đặc trưng, phù hợp với yêu cầu điều kiện của cuộc sống và hoạt
động mới làm cho hành động của cá nhân có kết quả. Để thích ứng được, con người
không chỉ phải hình thành những ứng xử mới mà còn phải hình thành được những cấu

56
tạo tâm lý mới tương ứng nhờ sự lĩnh hội. Thích ứng với môi trường làm việc là một
trong những biểu hiện cụ thể của mặt thứ hai “bên ngoài” của sự thích ứng.
Từ sự phân tích các quan điểm trên, đề tài xác định: Thích ứng với môi trường
công việc là sự nhận thức hiệu quả về môi trường làm việc, sự tích cực, chủ động
và sáng tạo ở cá nhân để hình thành những phương thức hành vi, hoạt động đáp
ứng với những điều kiện của môi trường, làm chủ môi trường và hòa nhập với
môi trường làm việc, hình thành những cấu tạo tâm lý mới để đảm bảo thực hiện
hiệu quả những nhiệm vụ được giao hay nhiệm vụ theo định hướng của bản thân.
Từ khái niệm này có thể hiểu thích ứng với môi trường công việc khi thực tập
tốt nghiệp của sinh viên là sự nhận thức hiệu quả về môi trường làm việc khi thực
tập tốt nghiệp, sự tích cực, chủ động và sáng tạo ở cá nhân để hình thành những
phương thức hành vi, hành động đáp ứng với những điều kiện của môi trường thực
tập tốt nghiệp, làm chủ môi trường và hòa nhập với môi trường thực tập tốt nghiệp,
hình thành những cấu tạo tâm lý mới để đảm bảo thực hiện hiệu quả những nhiệm
vụ thực tập tốt nghiệp. Đây là tiền đề cho việc thích ứng với nghề nghiệp chính thức
trong tương lai.
1.2.4. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của
sinh viên
1.2.4.1. Khái niệm kỹ năng thích ứng, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên
Từ khái niệm kỹ năng và khái niệm thích ứng đã xác lập, trong phạm vi đề tài, kỹ
năng thích ứng được hiểu là khả năng cá nhân tạo nên những biến đổi trong đời sống
tâm lý trước những điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động, khả năng hoạt động
tích cực, chủ động và sáng tạo ở cá nhân để hình thành những phương thức hành vi,
hoạt động đáp ứng các yêu cầu của môi trường và hoạt động sống, khả năng hình
thành những cấu tạo tâm lý mới đảm bảo cho cá nhân hoạt động có kết quả.
Từ khái niệm kỹ năng, khái niệm thích ứng, khái niệm kỹ năng, khái niệm môi
trường công việc, khái niệm thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp đã xác lập, trong phạm vi đề tài, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi thực tập tốt nghiệp của SV được hiểu là khả năng nhận thức hiệu quả về môi
trường làm việc khi thực tập tốt nghiệp, khả năng tích cực, chủ động và sáng tạo ở

57
cá nhân để hình thành những phương thức hành vi, hành động đáp ứng với những
điều kiện của môi trường thực tập tốt nghiệp, khả năng làm chủ môi trường và hòa
nhập với môi trường thực tập tốt nghiệp, khả năng hình thành những cấu tạo tâm
lý mới để đảm bảo thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp.
1.2.4.2. Vai trò của kỹ năng thích ứng và sự phát triển của kỹ năng thích ứng
trong môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên.
Thích ứng là một quá trình lâu dài, diễn ra trong suốt cuộc đời con người.
Theo đó, thích ứng nghề nghiệp cũng sẽ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động nghề
nghiệp. Chính vì vậy, nếu ngay khi thực tập tốt nghiệp sinh viên đã có kỹ năng thích
ứng thì họ sẽ có khả năng thích nghi tốt với nghề nghiệp chính thức trong tương lai.
Trước tiên, kỹ năng thích ứng sẽ giúp họ giúp họ giải quyết những khó khăn trước
mắt, hoàn thiện tri thức lẫn kỹ năng trong thực tập tốt nghiệp. Kỹ năng thích ứng sẽ
giúp sinh viên trở nên chủ động trong bất cứ hoàn cảnh nào, không vấp phải bất kỳ
khó khăn nào.
Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu về các đặc điểm nhân cách đặc trưng.
Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó, sinh viên phải không ngừng học tập, rèn
luyện, Nói cách khác, đó là quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục và hoàn thiện
các phẩm chất đạo đức người làm nghề. Trong quá trình đó, việc phát triển kỹ
năng thích ứng là yếu tố cơ bản giúp cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách
đạt kết quả tốt nhất. Phát triển kỹ năng thích ứng có vai trò quan trọng đối với quá
trình hình thành và rèn luyện những phẩm chất nhân cách của người hoạt động nghề
nghiệp trong tương lai. Kỹ năng thích ứng là yếu tố cơ bản để sinh viên có khả năng
đáp ứng những yêu cầu luôn thay đổi của hoạt động nghề nghiệp; đảm bảo cho sự
phát triển nghề nghiệp.
Ở trường Đại học việc phát triển kỹ năng thích ứng sẽ giúp sinh viên nâng cao
nhận thức hiểu biết về nghề, những yêu cầu của nghề, hình thành và củng cố lòng tin,
yêu nghề, xây dựng tâm thế sẵn sàng tham gia vào nghề nghiệp,... Đồng thời kỹ năng
thích ứng giúp sinh viên nhanh thích nghi với môi trường học tập và rèn luyện ở môi
trường thực tập tốt nghiệp. Từ đó, sinh viên chủ động học tập và rèn luyện những
phẩm chất nhân cách, hoàn thiện tri thức và kỹ năng cho nghề nghiệp tương lai.

58
Việc phát triển kỹ năng thích ứng giúp sinh viên khi thực tập tốt nghiệp sẽ vận
dụng linh hoạt những kiến thức đã được tiếp thu ở trường vào thực tế hoạt động
nghề nghiệp. Đồng thời không ngừng trau dồi các phẩm chất, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối
với nghề nghiệp trong tương lai. Khi giải quyết tốt nhiệm vụ tại môi trường thực tập
tốt nghiệp đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy họ phấn đấu hơn cho nghề nghiệp sau
khi ra trường. Kỹ năng thích ứng giúp họ vượt qua những khó khăn, những bỡ ngỡ
ban đầu dễ dàng hơn và từ nó nuôi dưỡng nhiệt huyết và tinh thần với nghề vững bền
hơn.
Khi phân tích vai trò của kỹ năng thích ứng đối với quá trình hình thành và phát
triển năng lực hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên, đặc biệt chú trọng vai trò của nó
đối với quá trình phát triển nghề nghiệp, phát triển chuyên môn liên tục của một cá
nhân. Phát triển nghề nghiệp được hiểu là sự tăng trưởng cả về số lượng và chất
lượng về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu đặt ra ngày
một nâng cao của hoạt động xã hội. Đó là một quá trình liên quan đến cả quá trình
đào tạo nghề của sinh viên lẫn quá trình lao động nghề nghiệp của họ ở cơ sở thực tập
nhằm phát triển năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp theo vai trò, chức
năng của mỗi ngành nghề.
Trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế, môi trường nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai luôn thay đổi không ngừng
và đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với họ. Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri
thức, những nguồn thông tin khoa học và xã hội rộng lớn phong phú, sự nắm bắt
ngày càng nhanh nhạy và những yêu cầu ngày càng cao của xã hội,... đòi hỏi mỗi
SV phải không ngừng học hỏi, phát triển nghề nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc
họ phải có kỹ năng thích ứng với quá trình đó - quá trình phát triển nghề nghiệp, phát
triển chuyên môn liên tục. Vì thế phát triển kỹ năng thích ứng đảm bảo cho quá trình
phát triển nghề nghiệp liên tục của sinh viên đạt hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu
liên tục thay đổi và ngày càng cao của xã hội đối với mỗi ngành nghề.
Quá trình hình thành kỹ năng thích ứng phải dựa trên những cơ sở tâm lý nhất
định, những đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các chức năng
tâm lý và cấu tạo tâm lý hay nói một cách ngắn gọn phải dựa trên những đặc điểm về

59
ý thức nghề của cá nhân, bao gồm các đặc điểm về nhận thức, tình cảm, ý chí, kỹ
năng, kỹ xảo,… đối với một lĩnh vực nghề. Xét về mặt tâm lý, nếu cá nhân có
những đặc điểm tâm lý thuận lợi thích hợp với một nghề nào đó (về nhận thức,
kỹ xảo, ý chí,…) thì sự thích ứng diễn ra sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với cá nhân
không có những đặc điểm tâm lý đó. Đơn cử như một sinh viên sư phạm rất say mê
nghề day học thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự thích ứng môi trường thực tập
sư phạm diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mặt khác, khi tham gia vào môi
trường nghề, đó là môi trường luôn luôn thay đổi, thì cá nhân đó, để đáp ứng với yêu
cầu của hoạt động nghề nghiệp, luôn phải điều chỉnh hoặc thay đổi những đặc
điểm tâm lý, nhân cách cho phù hợp với sự thay đổi đó. Do vậy, việc phát triển kỹ
năng thích ứng trong thực tập tốt nghiệp cho sinh viên xét về mặt tâm lý cũng chính
là quá trình hình thành những đặc điểm tâm lý, nhân cách cơ bản phù hợp và đáp
ứng những yêu cầu luôn luôn thay đổi của nghề.
1.2.4.3. Biểu hiện của kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp
Trong môi trường thực tập nghề nghiệp, những yêu cầu về nghề, đặc điểm
về nghề sẽ được thể hiện rõ ràng hơn trong hoạt động học tập - rèn luyện nghề
nghiệp của sinh viên khi tham gia thực tập. Sinh viên sẽ bước đầu được thử thách với
các hoạt động thực tập nghề, để qua đó có sự trải nghiệm đầu tiên về nghề, khẳng
định giá trị của nghề, góp phần củng cố hứng thú và lý tưởng nghề cho bản thân. Họ
sẽ rất khó khăn tiếp nhận những công việc mang tính chất mới mẻ mà họ chỉ mới tiếp
nhận trên bình diện lý thuyết. Môi trường nghề nghiệp với nhiều mối quan hệ và trách
nhiệm đan xen, nhiều tình huống ứng xử trong quan hệ cũng như trong công việc.
Công việc đi kèm với trách nhiệm và không tách rời khỏi những chuẩn mực, quy định
tại nơi thực tập. Việc thích ứng với những quy định tại nơi thực tập cũng không phải
là điều đơn giản với sinh viên nhất là với những nơi thực tập năng động hay quá
nghiêm khắc. Đòi hỏi sinh viên một sự nhanh nhẹn, tỉnh táo và khả năng thích ứng
cao. Căn cứ vào những đặc trưng của môi trường công việc có thể phân chia biểu hiện
của kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên
trên các phương diện như sau:

60
* Kỹ năng thích ứng thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
Tâm thế chính là khuynh hướng sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó từ
hiện thực, nó như là một thái độ tiềm tàng, ảnh hưởng tới tính linh hoạt và tính ổn định
của hoạt động, khiến cho hoạt động diễn ra mau lẹ, tự nhiên. Tâm thế được hình thành
trên cơ sở kinh nghiệm, tạo nên cho cá nhân đưa hoạt động của mình vào một hướng
nhất định và nhất quán đối với mọi đối tượng và tình huống có liên quan với hình thức
phản ứng đó. Như vậy, tâm thế xuất hiện sẽ giúp con người ứng phó với các vấn đề
xảy đến một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Tâm thế nghề nghiệp là một điều
kiện khá cần thiết đối với sinh viên trong quá trình thực hành nghề nghiệp nói chung
và quá trình TTTN nói riêng. Nhờ có tâm thế nghề nghiệp, sinh viên sẽ bớt bỡ ngỡ, hồi
hộp khi tham gia hoạt động TTTN - đây là yếu tố quan trọng giúp sinh viên đạt hiệu
quả trong quá trình TTTN.
Biểu hiện của kỹ năng TUNN thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp là:
- Sinh viên thoải mái, sẵn sàng tham gia vào TTTN;
- Vượt qua được một số khó khăn trong tâm thế nghề nghiệp khi TTTN như áp
lực, căng thẳng, mệt mỏi, sợ hãi, mất bình tĩnh trong một số tình huống chuẩn bị cho
TTTN;
- Sinh viên nắm rõ nhiệm vụ TTTN của mình (thời gian, địa điểm, lớp TTSP,…);
- Sinh viên tích cực tìm hiểu về các nội dung TTTN và những thông tin về cơ sở
TTTN mà mình sẽ được phân công;
- Sinh viên chuẩn bị đầy đủ những vấn đề cần thiết cho đợt TTSP (trang phục, kỹ
năng nghề nghiệp, hồ sơ,…).
* Kỹ năng thích ứng với nội dung TTSP
Có thể nói rằng, TTTN là giai đoạn cuối cùng của quá trình giáo dục và rèn luyện
nghề nghiệp ở trường Đại học, do đó về mặt nội dung nó phải thể hiện được tính chất
toàn diện trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo người lao động tương lai. Nội dung
TTTN vừa mang tính chất tiếp nối những nội dung mà sinh viên đã được trang bị ở
trường Đại học nhưng với yêu cầu cao hơn, vừa có nội dung mới cho phù hợp với tình
hình thực tế của doanh nghiệp. Mỗi chuyên ngành khác nhau, có sự khác biệt tương
đối về nội dung TTTN nhưng trên đều dựa trên mục đích chung là tạo điều kiện cho
sinh viên tìm hiểu quy trình lao động hoặc tổ chức sản xuất (bao gồm sản xuất sản

61
phẩm, ứng dụng, khai thác trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh …).
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp này, sinh viên có thể tích lũy kiến thức thực tế để
làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung TTTN cơ bản gồm có:
- Tìm hiểu thực tế quy trình lao động hoặc tổ chức sản xuất của đơn vị.
- Tham gia trực tiếp các công việc được giao theo chuyên ngành đào tạo, làm
quen với công việc thực tiễn, bước đầu vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn xã hội,
trong đó có việc hoàn thành tiểu luận cuối khoá (Báo cáo chuyên đề thực tập).
Biểu hiện của kỹ năng thích ứng với nội dung TTSP là:
- SV nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thích ứng với nội dung
TTSP, có khả năng nắm bắt các nội dung TTTN.
- SV có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu nội dung TTTN, thích ứng với nội
dung TTSP.
- SV có khả năng triển khai và thực hiện có hiệu quả nội dung TTTN bao gồm:
 Nắm đầy đủ nội dung thâm nhập thực tế hoạt động của ngành - nghề, công
việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị trong TTTN.
 Triển khai nhanh chóng thâm nhập thực tế hoạt động của ngành - nghề, công
việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị khi bắt đầu TTTN.
 Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung thâm nhập thực tế hoạt động của
ngành - nghề, công việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị khi TTTN.
 Nắm bắt đầy đủ về nội dung lập kế hoạch thực tập trong hoạt động TTTN.
 Triển khai nhanh chóng nội dung lập kế hoạch thực tập trong hoạt động
TTTN.
 Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung lập kế hoạch thực tập trong hoạt
động TTTN.
 Nắm bắt đầy đủ việc sử dụng - ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế môi
trường công việc khi TTTN.
 Triển khai nhanh việc sử dụng - ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế môi
trường công việc khi TTTN.
 Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung sử dụng - ứng dụng kiến thức đã
học vào thực tế môi trường công việc khi TTTN.

62
 Tham gia trực tiếp vào các nội dung công việc thuộc chuyên môn trong quá
trình TTTN một cách phù hợp (có hiệu quả nhất định).
 Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong TTTN.
 Rèn luyện phẩm chất - đạo đức nghề nghiệp trong quá trình TTTN chủ
động.
 Thực hiện việc viết báo cáo tốt nghiệp một cách đầy đủ, chất lượng theo
đúng yêu cầu.
 Tham gia khá đầy đủ các nội dung ứng với vị trí công việc trong môi trường
làm việc khi TTTN.
* Kỹ năng thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
Trong hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp đóng một vai trò hết sức
quan trọng, thể hiện năng lực chuyên môn của mỗi người. Quá trình TTTN giúp sinh
viên có thêm môi trường để vận dụng những kỹ năng nghề nghiệp ấy vào thực tiễn,
đồng thời qua đó sinh viên có cơ hội học hỏi thêm những kỹ năng nghề nghiệp mới
nhằm hoàn thiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
Biểu hiện của kỹ năng thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp là:
- Sinh viên nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng
nghề nghiệp.
- Sinh viên tự giác, tích cực rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp; luôn tìm cách
khắc phục những khó khăn để có thể tiến hành quá trình rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp có hiệu quả.
- Tích cực rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp cơ bản khi TTTN như:
 Rèn luyện kỹ năng chuyên môn.
 Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch cho công việc.
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng tin học.
 Rèn luyện tác phong làm việc khoa học.
 Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống trong công việc.
 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử với đối tác…
 Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo

63
* Khả năng thích ứng với điều kiện, phương tiện TTSP
Các điều kiện, phương tiện TTTN là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình
TTSP của sinh viên. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ đặt ra không ít
thách thức để sinh viên hòa nhập vào môi trường công việc khi TTTN. Sinh viên thích
ứng được với điều kiện, phương tiện TTTN sẽ là một điều kiện thuận lợi đảm bảo hoạt
động TTTN diễn ra hiệu quả.
Biểu hiện của khả năng thích ứng với điều kiện, phương tiện TTTN là:
- Sinh viên ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thích ứng với điều
kiện, phương tiện TTTN.
- Sinh viên có thái độ tích cực tìm hiểu, học hỏi để thích ứng với điều kiện,
phương tiện TTTN.
- Sinh viên có khả năng khắc phục khó khăn, triển khai và sử dụng có hiệu quả
các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tại đơn vị thực tập như:
 Sử dụng máy vi tính soạn thảo văn bản.
 Sử dụng máy chiếu để thuyết trình, báo cáo…
 Sử dụng các máy in, máy fax, photo và các phương tiện văn phòng khác.
 Sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật liên quan đến lao động sản
xuất chuyên môn.
 Thích ứng với điều kiện lao động: phòng làm việc, ánh sáng, cảnh quan,
tiếng ồn…
* Kỹ năng thích ứng với các mối quan hệ tại cơ sở TTTN
Trong quá trình TTTN, các mối quan hệ tại cơ sở TTTN đóng vai trò quan trọng,
ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thực tập nói chung. Nếu các mối quan hệ diễn
ra thuận lợi, sinh viên xây dựng được quan hệ tốt đẹp với mọi người, thì đây là yếu tố
có lợi, giúp quá trình TTTN của sinh viên diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tốt đẹp.
Ngược lại, nếu sinh viên không thiết lập được mối quan hệ với những người khác tại
cơ sở thực tập, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác TTTN nói chung. Xây
dựng mối quan hệ tại đơn vị thực tập còn tạo điều kiện gián tiếp cho việc phát triển kỹ
năng nghề nghiệp và các cơ hội trong tương laic ho sinh viên.

64
Biểu hiện của kỹ năng thích ứng với các mối quan hệ tại cơ sở TTTN là:
- Sinh viên nhận thức rõ được vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng mối quan hệ tại
cơ sở TTTN.
- Sinh viên tích cực xây dựng mối quan hệ thuận lợi với:
 Mối quan hệ với giáo viên hướng dẫn.
 Mối quan hệ với người hướng dẫn trực tiếp tại nơi thực tập.
 Mối quan hệ cấp trên tại nơi thực tập.
 Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp tại nơi thực tập.
 Mối quan hệ với đối tác, khách hàng tại nơi thực tập.
 Mối quan hệ với các sinh viên thực tập khác.
* Kỹ năng thích ứng với các chuẩn mực, quy tắc tại môi trường làm việc khi
TTTN
Mỗi doanh nghiệp, đơn vị thực tập khác nhau sẽ có những bản tính và bản sắc
khác nhau, có những chuẩn mực - quy tắc khác nhau. Hiểu rõ và thích ứng kịp thời với
các chẩn mực và quy tắc tại môi trường làm việc khi TTTN là một trong những điều
kiện cơ bản và quan trọng để sinh viên hòa nhập nhanh chóng vào môi trường công
việc và thực hiện tốt nhiệm vụ TTTN của bản thân.
Biểu hiện của kỹ năng thích ứng với các mối quan hệ tại cơ sở TTTN là:
 Thực hiện tốt quy định về giờ giấc lao động.
 Thực hiện tốt quy định về trang phục lao động.
 Thực hiện tốt “phương châm” hoặc “giá trị cốt lõi” trong lao động, sản xuất
tại cơ sở thực tập.
 Thực hiện tốt nguyên tắc ứng xử được đặt ra với nhân viên, đối tác và đối
thủ cạnh tranh…
 Thực hiện tốt các cam kết lao động dưới vai trò là một nhân viên của cơ sở
thực tập.
 Thích ứng với quy tắc khen thưởng và kỷ luật tại cơ sở thực tập.
Tóm lại, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên
được biểu hiện trên bảy phương diện: Tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng, thích ứng với nội
dung thực tập tốt nghiệp, thích ứng với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, thích ứng với
các điều kiện, phương tiện TTTN, thích ứng với các mối quan hệ trong đợt TTTN,

65
thích ứng với các chuẩn mực, quy tắc tại cơ quan, xí nghiệp, đơn vị… thực tập. Các
nội dung này có mối quan hệ với nhau, phương diện thích ứng này là điều kiện để thúc
đẩy các phương diện thích ứng khác được thực hiện tốt. Chính vì vậy, đánh giá kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV cần căn cứ vào sự biểu
hiện đồng đều trên tất cả các mặt trên. Cần lưu ý thêm rằng, trong một số phương diện
có khả năng biểu hiện lồng ghép các nội dung của phương diện khác. Điều này thể
hiện sự liên kết giữa các thành phần biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN của SV.
1.2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN của sinh viên
Trong quá trình học tập rèn luyện ở trường Đại học, sinh viên chịu nhiều ảnh
hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan. Qua quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố như sau:
a. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN của sinh viên
 Các yếu tố sinh học, thể chất
Các yếu tố về mặt sinh học, tư chất cũng ảnh hưởng nhất định đến kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên. Các yếu tố về mặt thể chất (sức
khỏe, chiều cao, cân nặng…) tạo nên những điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tạo
được ấn tượng ban đầu với đơn vị thực tập, đặc biệt là yếu tố sức khỏe và ngoại hình.
Sức khỏe giúp sinh viên vượt qua sức ép công việc trong quá trình thực tập tốt nghiệp,
một sức khỏe tốt cũng là tiền đề tạo nên trạng thái tâm lý tích cực hơn. Kế tiếp, ngoại
hình ưa nhìn cũng hỗ trợ cho sinh viên những thuận lợi nhất định khi thực hiện công
việc giao tiếp với đối tác, khách hàng. Yếu tố này cũng tạo nên sự tự tin nhất định cho
họ trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
 Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có của SVSP
Khi vào trường Đại học, mỗi sinh viên đã có những trình độ nhất định về tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập và thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của sinh viên, tạo thuận lợi cho quá trình học tập và rèn
luyện nghề của sinh viên. Những sinh viên có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sẽ thích ứng
nhanh với môi trường mới, biết cách tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện nghề

66
nghiệp có hiệu quả. Ngược lại, những sinh viên thiếu trí thức, kỹ năng, kỹ xảo thường
lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN.
 Tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập và ý chí rèn luyện nghề
Thích ứng với môi trường công việc khi TTTN đòi hỏi khả năng tự giác, tính tích
cực sáng tạo cao trong học tập, ý chí nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn, cải tạo hoàn
cảnh, cải tạo bản thân đáp ứng yêu cầu của hoạt động rèn luyện nghề nghiệp. Càng tích
cực sáng tạo, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN sẽ càng được
nâng cao và thuận lợi cho SVSP trong học tập nghề cũng như hoạt động nghề sau này.
 Động cơ, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp
Việc xác định động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng về nghề, có hứng thú
với nghề cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của sinh viên Đại học. Nếu sinh viên có động cơ tích cực
trong học tập, rèn luyện nghề nghiệp (ví dụ động cơ phục vụ cho xã hội, động cơ thành
đạt,…) thì sẽ là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN. Bên cạnh đó, nếu sinh viên có lý tưởng về nghề, có hứng thú,
yêu thích nghề dạy học,… cũng là những nhân tố thuận lợi giúp SVSP thích ứng nghề.
 Nhu cầu khẳng định bản thân
Nhu cầu khẳng định bản thân sẽ góp phần tích cực vào việc tạo nên động lực bên
trong giúp sinh viên có thể khắc phục những khó khăn bên ngoài lẫn bên ngoài để
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN. Đó là nhu cầu được công nhận, được
thể hiện những thế mạnh của bản thân, được phát huy những sở trường trong quá trình
thực tập tốt nghiệp. Nhu cầu khẳng định bản thân hướng sinh viên vào việc biết xác
lập những mục tiêu nhất định và thực thi thông qua các kế hoạch cá nhân một cách
khoa học. Tuy nhiên, nếu nhu cầu khẳng định bản thân quá cao khi sinh viên không
biết “tiết chế” để phù hợp với hoàn cảnh có thể sẽ làm giảm kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN.

67
b. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN của sinh viên
 Các yếu tố từ trường Đại học
Trường Đại học là nơi đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển
kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV. Có rất nhiều yếu tố
xuất phát từ trường Đại học có thể trang bị cho SV hệ thống những tri thức và kỹ năng
liên quan trước khi chính thức bước vào quá trình TTTN. Nếu trường Đại học chuẩn bị
tốt “hành trang” thực tập tốt nghiệp thì đây sẽ là một điều kiện rất thuận lợi để hình
thành tâm thế nghề nghiệp trước khi thực tập tốt nghiệp. Có thể đơn cử các yếu tố như
các buổi họp chuẩn bị cho đợt TTTN, nội dung, chương trình, hình thức hướng dẫn
TTTN, mức độ quan tâm đến SV trong quá trình TTTN của nhà trường, môi trường,
điều kiện học tập ở nhà trường. Đặc biệt các yếu tố như các hoạt động thực tế nghề
nghiệp và thời lượng thực hành kỹ năng nghề nghiệp hay nội dung thực tập bám sát
thực tiễn TTTN là những yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN của SV. Bên cạnh đó, công tác rèn luyện kỹ năng
mềm cho SV trước khi TTTN cũng là một bước vô cùng quan trọng. Những kỹ năng
cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… sẽ giúp
SV hòa nhập nhanh hơn vào môi trường công việc khi TTTN. Cuối cùng, yếu tố về
giảng viên như phẩm chất hay phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng tạo cho SV
những kinh nghiệm cho giá trị nhất định khi TTTN.
 Các yếu tố từ cơ sở thực tập
Ngoài yếu tố về chính bản thân SV và yếu tố đến từ trường Đại học thì cơ sở
thực tập cũng tạo nên những điều kiện nhất định giúp SV có kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN. Một số yếu tố như địa điểm TTTN, điều kiện,
phương tiện TTTN, nội quy, quy định tại nơi TTTN. Bên cạnh đó, có thể đề cập đến
vai trò của các mối quan hệ tại cơ sở thực tập như phương pháp của người hướng dẫn,
thái độ của người hướng dẫn, phong cách làm việc người hướng dẫn, sự nhiệt tình của
cấp trên và mối quan hệ với cán bộ, nhân viên khác,… Những yếu tố này nếu thuận lợi
thì quá trình hòa nhập vào môi trường công việc của SV sẽ rất tích cực, từ đó họ sẽ
hoàn thiện và phát triển được kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN.

68
 Các yếu tố khác
Trong bất kỳ hoạt động nào, có thể nhận định rằng cá nhân cần có thêm những
nguồn lực từ gia đình và bạn bè, đặc biệt trong TTTN nếu được sự quan tâm, động
viên và giúp đỡ từ mối quan hệ này thì SV có động lực nhiều hơn để phát triển kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN. Sự hỗ trợ kinh tế trong quá trình
TTTN hay các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, truyền hình, phim ảnh,…),
các chế độ bồi dưỡng dành cho SV thực tập của nhà trường và cơ sở thực tập cũng là
những yếu tố tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất định cho SV trong quá trình thực
tập tốt nghiệp.
Tóm lại, có khá nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV. Trong phạm vi đề tài chỉ đề cập
đến những yếu tố ban đầu nhằm làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV một cách phù hợp với tình hình
và yêu cầu của thực tiễn.
1.2.5. Một số đặc điểm cơ bản của sinh viên Đại học năm cuối tham gia thực tập
tốt nghiệp
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng
chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp
sau khi ra trường. Ở phạm vi nghiên cứu, cần quan tâm đến SV, những người có hoạt
động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp một cách
chuyên biệt ở các trường Cao đẳng, Đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan
trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - SV là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát
triển, SV có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều
chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Đối với SV Đại
học, điều này thể hiện ở chỗ họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của
mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ
sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập
hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Dựa trên sự phát
triển tự ý thức, khả năng tự đánh giá của SV năm cuối có những sự chuyển biến và
phát triển. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà SV có thể nhìn nhận, xem xét năng
lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào

69
phương pháp học tập của họ. Đặc biệt, những suy nghĩ và cảm xúc về nghề nghiệp thôi
thúc SV quan tâm và tự đánh giá về năng lực nghề nghiệp của mình mà cụ thể là năng
lực bản thân trong hoạt động kiến tập môn học và thực tập tốt nghiệp. Ở SV đã bước
đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh
hoạt hàng ngày. SV là những trí thức tương lai nên sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng
thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế, SV
rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản
thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với
thử thách để khẳng định mình. Chính vì vậy, với đợt thực tập tốt nghiệp, đa phần SV
rất hào hứng, nôn nao và đều tự hào về việc mình chuẩn bị cho việc hành nghề chính
thức trong tương lai. Bên cạnh đó, sau kinh nghiệm của những lần thực tập trước, SV
luôn có nguyện vọng được làm thật tốt, phát huy hết khả năng của mình qua sự sáng
tạo và đầu tư hết khả năng cho lần thực tập tốt nghiệp này.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của SV, trong
đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách
chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Chính vì
vậy, thực tập tốt nghiệp giúp SV lĩnh hội tri thức một cách tích cực nhất, phát huy
những thế mạnh nổi bật ở mỗi cá nhân SV để hình thành những kỹ năng tương ứng
cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Thông qua đợt thực tập tốt nghiệp, không ít SV đã
thực sự thay đổi quan niệm về nghề nghiệp, thay đổi thái độ học tập và thậm chí thay
đổi cả bản thân mình để hướng đến một khát khao nghề nghiệp, một tình cảm nghề
nghiệp hình thành có cơ sở.
Khi trở thành SV năm cuối, khả năng tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc
lập đã phát triển cao hơn so với những năm đầu. Về bản chất, quá trình học tập của SV
ở bậc Đại học là quá trình nhận thức có tính nghiên cứu. SV có xu hướng học thông
qua giải quyết các vấn đề, họ chủ động xây dựng kiến thức cho bản thân bằng cách tạo
các biểu tượng của chính họ về những điều cần học, lựa chọn thông tin mà họ nhận
thấy là thích hợp và diễn giải thông tin trên cơ sở kiến thức và nhu cầu hiện có của họ.
Thông qua việc thích ứng với môi trường thực tập sẽ khiến kiến thức, năng lực và kinh
nghiệm sống của họ trở nên sâu sắc, phong phú hơn, sống động hơn, hiệu quả hơn
trong thực tiễn.

70
Người học ở Đại học có những đặc điểm đặc trưng: là những người trưởng thành
cả về thể chất, tâm lý và nhận thức. Do đó họ phải được đối xử như người lớn trong
mọi hoạt động. SV là người đã có định hướng về nghề nghiệp gắn với nhu cầu và lợi
ích của họ. Năm cuối, nhiều SV ý thức mình sắp trở thành một người lao động chính
thức trong tương lai và luôn hướng bản thân mình theo hình mẫu nghề nghiệp. Thực
tập tốt nghiệp đối với SV không chỉ là một sự học hỏi mà họ còn trông chờ vào sự đối
xử như người nhân viên - người lao động thực sự. Nhưng thực tế, khi đến các trường
thực tập, SV vẫn còn trong tâm thế là người tập sự - người học việc, mối quan hệ đồng
nghiệp - đồng nghiệp bị mờ nhạt hơn rất nhiều so với mối quan hệ người học việc -
người chỉ việc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ thụ động, lúng
túng, dè dặt mà không mạnh dạn nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.
Tóm lại, SV Đại học năm cuối tham gia thực tập tốt nghiệp bắt đầu đạt được
những thành tựu mới khá vững trong sự hình thành tình cảm đối với nghề nghiệp. Sự
hiểu biết, thái độ rõ ràng hơn với nghề nghiệp và có khả năng đánh giá bản thân để chủ
động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với nghề nghiệp. Chính
điều này có tác dụng kích thích họ năng động hơn, cố gắng thể hiện và khẳng định
được bản thân mình qua kỳ thực tập tốt nghiệp.

71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nhìn chung, các nghiên cứu về thực tập và kỹ năng thích ứng nghề nghiệp với
môi trường làm việc trong thực tập được quan tâm ở từng mảng vấn đề trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên biệt về kỹ năng thích ứng
với môi trường làm việc trong thực tập nghề nghiệp chưa thấy có những nghiên cứu cụ
thể, hệ thống.
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận
dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều
kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn
là biểu hiện năng lực của con người
Thích ứng được hiểu là quá trình cá nhân biến các kinh nghiệm của lịch sử xã hội
thành kinh nghiệm của bản thân. Đó là biểu hiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân
cách, đảm bảo cho cá nhân đáp ứng được yêu cầu của xã hội, là điều kiện cho sự phát
triển tâm lý cá nhân. Đó là quá trình con người tạo nên những biến đổi trong đời sống
tâm lý của mình trước những điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động. Sự biến đổi
này là kết quả của quá trình con người hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo để
hình thành những phương thức hành vi, hành động đáp ứng các yêu cầu của môi
trường và hoạt động sống; hình thành những cấu tạo tâm lý mới đảm bảo cho con
người hoạt động có kết quả.
Thích ứng với môi trường công việc là sự nhận thức hiệu quả về môi trường làm
việc, sự tích cực, chủ động và sáng tạo ở cá nhân để hình thành những phương thức
hành vi, hoạt động đáp ứng với những điều kiện của môi trường, làm chủ môi trường
và hòa nhập với môi trường làm việc, hình thành những cấu tạo tâm lý mới để đảm
bảo thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ được giao hay nhiệm vụ theo định hướng của
bản thân.
Kỹ năng thích ứng được hiểu là khả năng cá nhân tạo nên những biến đổi trong
đời sống tâm lý trước những điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động, khả năng hoạt
động tích cực, chủ động và sáng tạo ở cá nhân để hình thành những phương thức hành
vi, hành động đáp ứng các yêu cầu của môi trường và hoạt động sống, khả năng hình
thành những cấu tạo tâm lý mới đảm bảo cho cá nhân hoạt động có kết quả.

72
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của SV được
hiểu là khả năng nhận thức hiệu quả về môi trường làm việc khi thực tập tốt nghiệp,
khả năng tích cực, chủ động và sáng tạo ở cá nhân để hình thành những phương thức
hành vi, hành động đáp ứng với những điều kiện của môi trường thực tập tốt nghiệp,
khả năng làm chủ môi trường và hòa nhập với môi trường thực tập tốt nghiệp, khả
năng hình thành những cấu tạo tâm lý mới để đảm bảo thực hiện hiệu quả những
nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp.
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV được biểu hiện
trên bảy phương diện: Tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng, thích ứng với nội dung thực tập
tốt nghiệp, thích ứng với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, thích ứng với các điều kiện,
phương tiện TTTN, thích ứng với các mối quan hệ trong đợt TTTN, thích ứng với các
chuẩn mực, quy tắc tại cơ quan, xí nghiệp, đơn vị… thực tập. Các nội dung này có mối
quan hệ với nhau, phương diện thích ứng này là điều kiện để thúc đẩy các phương diện
thích ứng khác được thực hiện tốt. Đánh giá kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN của SV cần căn cứ vào sự biểu hiện đồng đều trên tất cả các mặt trên.

73
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG
CÔNG VIỆC KHI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp của sinh viên. Cụ thể:
- Tìm hiểu biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp của sinh viên.
- Xác định mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp của sinh viên.
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thích ứng với môi trường
công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các
phương pháp bổ trợ.
2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thiết kế bảng hỏi dành cho nhóm khách thể chính là sinh viên và khách thể bổ
trợ là giảng viên hướng dẫn và người hướng dẫn tại nơi TTTN của sinh viên.
a. Nguyên tắc thiết kế
- Đảm bảo giá trị về mặt nội dung.
- Đáng tin cậy về mặt thống kê.
- Sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù
hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu.

74
b. Quy trình thiết kế bảng hỏi
* Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi mở
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xác định thực trạng kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên để từ đó đề xuất các
biện pháp nâng cao kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp của sinh viên. Chính vì vậy cần một bảng hỏi mở thu thập các dữ kiện ban đầu
từ sinh viên. Thông qua bảng hỏi mở, người nghiên cứu tổng hợp, phân tích để tiến
hành giai đoạn 2.
* Giai đoạn 2: Thiết kế và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức
+ Từ kết quả thu được sau khi phát bảng thăm dò mở, kết hợp với những lý luận
của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi thử
+ Bảng hỏi thử được gửi đến các chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục góp ý về
chuyên môn.
+ Sau đó bảng hỏi thử được phát cho 60 sinh viên, 30 giảng viên để góp ý về
hình thức, ngôn ngữ.
+ Bảng hỏi được hoàn thiện sau khi điều chỉnh dựa trên các góp ý của khách thể
khảo sát về các phương diện ngôn ngữ, số lượng, nội dung và hình thức thiết kế. Song
song đó, các câu hỏi chính thức nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên.
* Giai đoạn ba: Tiến hành khảo sát chính thức
Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức trên hai nhóm khách thể là sinh viên và
giảng viên hướng dẫn, người hướng dẫn tại nơi TTTN.
c. Mô tả chung về bảng hỏi
c.1. Mô tả về bảng hỏi mở
Bảng hỏi mở gồm hai phần: phần thông tin khách thể khảo sát và phần câu hỏi
mở gồm hai phần:
- Phần 1: Bao gồm câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 khảo sát về các vấn đề liên quan đến kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của SV.
- Phần 2: Bao gồm câu 7, 8, 9 khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của SV.

75
- Phần 3: Bao gồm câu 10 khảo sát về các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của SV.
c.2. Mô tả về bảng hỏi chính thức
Bảng hỏi chính thức gồm hai bảng hỏi dành cho nhóm khách thể là SV và giảng
viên hướng dẫn, người hướng dẫn tại đơn vị TTTN.
Thứ nhất, bảng hỏi dành cho khách thể là SV với mục đích khảo sát về kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của SV. Bảng hỏi bao gồm:
* Phần thông tin khách thể khảo sát
Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát gồm:
trường Đại học, giới tính, chuyên ngành, kết quả học tập, kinh nghiệm về khóa huấn
luyện kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm thêm.
* Phần nội dung khảo sát: bao gồm hai phần chính:
Phần 1: Từ câu 1 đến câu 6 đề cập đến nhận thức của SV về các vấn đề cơ bản liên
quan kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp.
Câu 1: Tìm hiểu nhận thức của SV về khái niệm thích ứng với môi trường công
việc.
Câu 2: Tìm hiểu nhận thức của SV về khái niệm kỹ năng thích ứng.
Câu 3: Tìm hiểu nhận thức của SV về khái niệm kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi thực tập tốt nghiệp.
Câu 4: Tìm hiểu nhận thức của SV về tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp.
Câu 5: Tìm hiểu nhận thức của SV về tầm quan trọng của các biểu hiện trong kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp.
Câu 6: Nhận thức về những biểu hiện cụ thể trong kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi thực tập tốt nghiệp.
Phần 2: Câu 7 đến câu 11 là tìm hiểu những khó khăn SV gặp phải liên quan đến các
vấn đề trong thích ứng với hoạt động TTTN:
Câu 7: Tìm hiểu khó khăn liên quan đến tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp trong hoạt
động TTTN.
Câu 8: Tìm hiểu khó khăn trong việc thích ứng với nội dung TTTN.

76
Câu 9: Tìm hiểu khó khăn trong việc thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp trong TTTN.
Câu 10: Tìm hiểu khó khăn trong việc thích ứng với các điều kiện, phương tiện
tại môi trường làm việc trong TTTN.
Câu 11: Tìm hiểu khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà
trường và cơ sở thực tập tại môi trường làm việc trong TTTN.
Câu 12: Tìm hiểu khó khăn trong việc thích ứng với các chuẩn mực, quy tắc tại
môi trường làm việc trong TTTN.
Phần 3: Từ câu 13 đến câu 15 là tìm hiểu về tự đánh giá của SV về kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp:
Câu 13: Tự đánh giá của SV về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
trong hoạt động TTTN.
Câu 14: Đánh giá của SV đối với SV khác về kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong hoạt động TTTN.
Câu 15: Tự đánh giá của SV về những biểu hiện cụ thể của kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc trong hoạt động TTTN.
Phần 4: Từ câu 16 đến 22 là tìm hiểu thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong hoạt động TTTN của SV trên các phương diện cụ thể:
Câu 16: Tìm hiểu tâm thế sẵn sàng với hoạt động TTTN của SV.
Câu 17: Tìm hiểu các biểu hiện cụ thể của tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng với hoạt
động TTTN ở SV.
Câu 18: Tìm hiểu về kỹ năng thích ứng đối với nội dung TTTN của SV.
Câu 19: Tìm hiểu về kỹ năng thích ứng đối với việc rèn luyện nghề nghiệp tại
môi trường làm việc trong hoạt động TTTN của SV.
Câu 20: Tìm hiểu về kỹ năng thích ứng đối với các điều kiện, phương tiện tại môi
trường làm việc trong hoạt động TTTN của SV.
Câu 21: Tìm hiểu về kỹ năng thích ứng đối với các mối quan hệ tại nhà trường và
cơ sở thực tập tại môi trường làm việc trong hoạt động TTTN của SV.
Câu 22: Tìm hiểu về kỹ năng thích ứng đối với các mối quan hệ với các chuẩn
mực, quy tắc tại môi trường làm việc trong hoạt động TTTN của SV.

77
Phần 5: Từ câu 23 đến câu 27 nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc trong hoạt động TTTN của SV thông qua tình huống giả định:
Câu 23: SV không biết sử dụng máy photocopy khi được giao việc.
Câu 24: SV được đề cử tham gia vào dự án với một nhiệm vụ khó nhưng có liên
quan đến chuyên môn của SV.
Câu 25: SV làm hư hỏng một phương tiện hoặc công cụ sản xuất nào đó của cơ
sở TTTN.
Câu 26: SV không được cơ sở TTTN chia sẻ thông tin số liệu, dữ liệu cần thiết.
Câu 27: SV mất bình tĩnh trong tình huống giao tiếp.
Phần 6: Câu 28 và 29 là tìm hiểu một số yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động TTTN của SV.
Bảng hỏi dành cho giảng viên hướng dẫn và người hướng dẫn tại cơ sở TTTN
nhưng được lượt bỏ phần 1, 2, 3, 5 và điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp.
d. Cách thức chấm điểm ở bảng hỏi chính thức
Với bảng hỏi dành cho SV, cách thức chấm điểm được quy định như sau:
- Các câu 1, 2, 3, 4, 23, 24, 25, 26, 27 chỉ có thể lựa chọn một đáp án nên lựa
chọn phù hợp nhất được mã hóa là 4 và không chọn mã hóa là 0. Sau đó, các nội dung
được xử lý và thống kê chủ yếu trên tần số và tỷ lệ phần trăm khách thể lựa chọn.
- Câu 6 thuộc dạng câu hỏi có ba mức lựa chọn, lựa chọn “rất đồng ý” được mã
hóa là 3, “đồng ý” được mã hóa 2 và “không đồng ý” được mã hóa là 1.
- Các câu 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 28 thuộc
dạng câu hỏi đánh giá trên 5 mức độ được gợi ý sẵn. Câu trả lời thấp nhất được cho 1
và cao nhất là 5 điểm. Trên cơ sở này, điểm trung bình được quy ra thành các mức độ:
Bảng 2.1. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi chính thức
MỨC ĐỘ
ĐTB Từ câu 16
Câu 4, 5 Từ câu 7 đến 12 Câu 28
đến câu 22

4,51 - 5,0 Rất quan trọng Rất thường xuyên Cao Rất nhiều

3,51 - 4,5 Quan trọng Thường xuyên Khá Nhiều

78
2,51 - 3,5 Bình thường Thỉnh thoảng Trung bình Trung bình
Không quan
1,50 - 2,5 Hiếm khi Thấp Ít
trọng
Hoàn toàn không
1,00 - 1,49 Không bao giờ Rất thấp Rất ít
quan trọng

Các câu hỏi được quy điểm theo số mã hóa, sau đó được tính tổng điểm phần 1,
phần 4 và phần 5. Dựa trên tổng điểm thấp nhất là 97 và tổng điểm cao nhất là 395.
Mức độ hưởng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động TTTN của
SV được quy đổi như sau:
Bảng 2.2. Cách quy điểm cho mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
trong hoạt động TTTN của sinh viên

ĐTB MỨC ĐỘ

97 - 117 Kém
118 - 144 Yếu

145 - 202 Trung bình

203 - 260 Khá

261 - 395 Cao


Với bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, các dạng thức câu hỏi tương ứng cũng
có cách tính điểm tương ứng như trên.
2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành phỏng vấn SV, giảng viên hướng dẫn nhằm:
- Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát
- Kiểm tra độ trung thực của các kết quả trả lời phiếu điều tra ý kiến.
- Tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể điển hình.
b. Cách thức tiến hành
- Liên hệ với 20 SV và 10 giảng viên hướng dẫn được khảo sát để làm rõ số liệu
xử lý được về thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động
TTTN của SV.

79
- Tiến hành phỏng vấn dựa trên bảng phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục
đích nghiên cứu. Có thể sử dụng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo vấn đề nảy
sinh trong nội dung trả lời của khách thể.
2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học
a. Mục đích nghiên cứu
Xử lý các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện
luận kết quả nghiên cứu.
b. Nội dung nghiên cứu
- Thống kê mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm,...
- So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một chỉ
báo nghiên cứu.
c. Cách thức tiến hành
Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 20.0 để xử lý các dữ kiện thu được
phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.
2.1.3. Khái quát về khách thể nghiên cứu chính
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài bao gồm 1180 SV được khảo sát trên bốn
trường Đại học tại Tp. HCM. Trong đó, trường Đại học Sư phạm Tp. HCM với 300
(25,4%) SV, trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM với 312 (26,4%) SV, trường Đại
học Tài chính - Maketing với 342 (29,0%) SV và trường Đại học Công nghệ Tp. HCM
với 226 (19,2%).
Sự phân bố khách thể theo trường là khá phù hợp, không quá chênh lệch số
lượng khách thể giữa các trường. Điều này phù hợp với nguyên tắc chọn mẫu nghiên
cứu và nguyên tắc thống kê toán học.
Về giới tính, do chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên và đặc trưng của trường
Đại học Sư phạm Tp. HCM là nam SV ít hơn nữ SV nên khách thể nghiên cứu hơi
lệch về phía nữ SV. Nhưng lý do này xuất phát từ tính khách quan nên vẫn đảm bảo
đầy đủ nguyên tắc nghiên cứu khoa học. Cụ thể, nữ chiếm 74,6% và nam 21,6%, giới
tính khác là 1,7%, ngoài ra một số SV không điền thông tin về giới tính với tỷ lệ là
2,1%.

80
Về kinh nghiệm làm thêm, có 647 (54,8%) SV đã từng tham gia công việc làm
thêm và 533 (45,2%) chưa từng tham gia công việc làm thêm. Tỷ lệ % này khá cân
bằng nhau.
Về học lực, SV có học lực giỏi chiếm 183 (15,5%), khá là 801 (67,9%), trung
bình là 183 (15,5%) và yếu là 13 (1,1%). Điều này đảm bảo độ tin cậy và khách quan
của mẫu nghiên cứu.
Bảng 2.3. Khái quát về khách thể nghiên cứu chính
Tỷ lệ phần
Yếu tố Tần số
trăm (%)
Sư phạm Tp. HCM 300 25,4
Trường Đại
Ngân hàng Tp. HCM 312 26,4
học
Tài chính - Maketing 342 29,0
Công nghệ Tp. HCM 226 19,2
Nam 255 21,6
Giới tính Nữ 880 74,6
Khác 20 1,7

Kinh nghiệm Có 647 54,8

làm thêm Không 533 45,2

Giỏi 183 15,5


Khá 801 67,9
Học lực
Trung bình 183 15,5
Yếu 13 1,1
Tổng cộng 1180 100
Khách thể nghiên cứu bổ trợ gồm 240 giảng viên của trường Đại học và người
hướng dẫn tại cơ sở thực tập. Trong đó, bao gồm 159 giảng viên đại học (66,3%) và 81
người hướng dẫn thực tập tại cơ sở thực tập (33,8%). Đây là dữ liệu quan trọng góp
phần làm rõ hơn kết quả nghiên cứu.

81
2.2. Thực trạng những khó khăn trong môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp của sinh viên
2.2.1. Những khó khăn trong tâm thế nghề nghiệp ở sinh viên
Kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy trong mười nội dung khó khăn trong tâm
thế nghề nghiệp ở SV thì có duy nhất một trên 10 nội dung có ĐTB trên 2,51, điểm
trung bình chung tìm được là 2,83 rơi vào mức hiếm khi gặp. Điểm trung bình cao
nhất là nội dung “Làm chủ cảm xúc của bản thân” với 3,19 điểm, khó khăn này SV
thường phải đối diện hơn các khó khăn trong trong tâm thế nghề nghiệp. Làm chủ cảm
xúc có nghĩa là kịp thời chế ngự tác động cảm xúc tiêu cực khi vừa xuất hiện dưới tác
động của những việc không mong muốn, biết bình tĩnh lắng nghe để thấu hiểu cảm
xúc của người khác, từ tốn bày tỏ cảm xúc của mình và cách ứng xử hợp lý. Điều đó
đòi hỏi không được phản ứng vội vàng trước khi lý trí kịp lên tiếng. Đây là một kỹ
năng cần chuẩn bị trước khi SV TTTN, đó là yếu tố quan trọng quyết định tới việc làm
chủ các căng thẳng trong công việc và các mối quan hệ tại đơn vị thực tập.
Bảng 2.4. Những khó khăn trong tâm thế nghề nghiệp ở sinh viên
MỨC ĐỘ
TT Khó khăn Rất ĐTB
Thường Thỉnh Hiếm Không
thường
xuyên thoảng khi bao giờ
xuyên
Làm chủ cảm xúc của bản thân. 98 402 521 155 4
1 3,19
8,3 34,1 44,2 13,1 0,3
Run, nói lắp bắp khi giao tiếp với
59 230 573 290 28 3,00
2 cấp trên, người hướng dẫn, đồng
5,0 19,5 48,6 24,6 2,4
nghiệp, khách hàng…
Không nhận được sự hỗ trợ và hợp
48 234 497 364 37 2,91
3 tác từ người hướng dẫn hay đồng
4,1 19,8 42,1 30,8 3,1
nghiệp khi TTTN.
Không nhận được sự tin tưởng từ 48 228 442 390 72 2,82
4
cấp trên, đối tác, khách hàng. 4,1 19,3 37,5 33,1 6.1
Bị quấy rối tình dục tại cơ sở thực 25 39 177 539 400 1,94
5
tập. 2,1 3,3 15,0 45,7 33,9
Bị cấp trên, người hướng dẫn, đồng 79 181 414 418 88 2,78
6
nghiệp bắt nạt, ức hiếp. 6,7 15,3 35,1 35,4 7,5
Bị khách hàng, đối tác phàn nàn
với cơ sở thực tập (hay đồng 40 188 454 414 74 2,73
7
nghiệp phàn nàn với người hướng 3,4 16,8 38,5 35,1 6,3
dẫn) về chất lượng công việc.

82
Không được tạo điều kiện ứng
56 255 542 288 39 3,00
8 dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
4,7 21,6 45,9 24,4 3,3
(ví dụ thường xuyên bị sai vặt).
Mặc cảm mình chỉ là sinh viên thực 70 236 456 340 78
9 2,90
tập. 5,9 20,0 38,6 28,8 6,6
Lúng túng khi sử dụng ngoại ngữ,
80 275 505 244 76 3,03
10 tin học hay kỹ năng mềm để giải
6,8 23,3 42,8 20,7 6,4
quyết tình huống phát sinh.
Điểm trung bình chung 2,83

Tiếp đến có ba nội dung có ĐTB cao hơn các nội dung khác (trên 3.00), đây là
những vấn đề SV có thể gặp trong quá trình TTTN. Cụ thể:
- Nội dung “Lúng túng khi sử dụng ngoại ngữ, tin học hay kỹ năng mềm để giải
quyết tình huống phát sinh” với ĐTB là 3,03, có 6,8% SV rất thường xuyên gặp và
23,3% SV thường xuyên gặp, với tổng hai mức này hơn 30,0% là số liệu đáng lưu ý.
Đây là những kiến thức, kỹ năng cần thiết, quyết định sự thành công trong nghề
nghiệp của SV đáp ứng đúng với nhu cầu và bối cảnh xã hội hiện đại. Kết quả phỏng
vấn SV T.T.L cho biết: “Tụi em học ngoại ngữ để đối phó với yêu cầu của nhà trường
chứ nếu thực hiện giao tiếp trực tiếp hay xử lý các văn bản bằng ngoại ngữ thì rất khó
làm được”.
- Nội dung “Run, nói lắp bắp khi giao tiếp với cấp trên, người hướng dẫn, đồng
nghiệp, khách hàng…” với ĐTB là 3,00, với 19,5% SV thường xuyên và 5,0% rất
thường xuyên gặp khó khăn này. Vấn đề giao tiếp là một trong những nội dung, khác
hơn đó là kỹ năng cơ bản SV cần được rèn luyện trong hệ kỹ năng mềm trước khi
bước vào quá trình TTTN. Có đến 48,6% SV thỉnh thoảng gặp vấn đề này là số liệu
cần xem xét để định hướng lại chất lượng trang bị kỹ năng mềm cho SV tại các trường
Đại học hiện nay.
- Nội dung “Không được tạo điều kiện ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
(ví dụ thường xuyên bị sai vặt)” cũng là một vấn đề SV phải đối diện với ĐTB là 2,87,
với 21,6% thường xuyên và 4,7% rất thường xuyên SV gặp phải. Như vậy, việc ứng
dụng các kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập vào thực tiễn tại nơi thực tập là
một trong những khó khăn SV đối diện nhiều hơn các vấn đề khác. Điều này đặt ra các
giải pháp đào tạo gắn với thực tế tại các trường Đại học.

83
Kế tiếp, có hai nội dung điểm trung trên 2,90 cũng rất đáng lưu ý, đó là “Không
nhận được sự hỗ trợ và hợp tác từ người hướng dẫn hay đồng nghiệp khi TTTN” với
ĐTB là 2,91 và “Mặc cảm mình là SV thực tập” với ĐTB là 2,34, có 20,0% gặp ở mức
thường xuyên và 5.9% mức rất thường xuyên, với tổng hai mức này là 25,9% (chiếm
hơn ¼ khách thể). Sự tự tin rất quan trọng, khiến SV có tinh thần lạc quan, chịu đựng
được áp lực và những căng thẳng để hòa nhập với môi trường công việc.
Những nội dung còn lại tuy có ĐTB thấp hơn nhưng tỷ lệ % cũng rất đáng quan
tâm. Có thể đề cập đến nội dung “Không nhận được sự tin tưởng từ cấp trên, đối tác,
khách hàng” với ĐTB là 2,82, vẫn còn 19,3% gặp ở mức thường xuyên và 4,1% ở mức
rất thường xuyên, với tổng hai mức này là 23,4%. Bên cạnh đó, “Không nhận được sự
hỗ trợ và hợp tác từ người hướng dẫn hay đồng nghiệp khi TTTN” với 19,8% SV
thường xuyên gặp phải cũng là một trong những số liệu cần lưu ý. Có một nguyên tắc
tạo nên sự tin tưởng đó chính là sự tự thể hiện bản thân và thông qua những kết quả
của công việc, những hành vi tích cực được ghi nhận. Nếu SV có những thái độ và tác
phong làm việc phù hợp thì chắc rằng sự tin tưởng và hỗ trợ này có thể đạt được. Kết
quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy SV dường như có xu hướng khó khăn tập trung trong
những tâm thế liên quan trực tiếp với các mối quan hệ xã hội trong TTTN. Đơn cử
thêm nội dung kế tiếp là “Bị cấp trên, người hướng dẫn, đồng nghiệp bắt nạt, ức hiếp”
có tổng hai mức rất thường xuyên và thường xuyên gặp khó khăn là 22,0%). Những
vấn đề này sẽ được làm rõ hơn trong phần khó khăn trong mối quan hệ khi TTTN và
biểu hiện của kỹ năng thích ứng trên phương diện này.
Thấp nhất là “bị quấy rối tình dục tại cơ sở thực tập” ở mức không với ĐTB là
1,94, tuy nhiên vẫn còn 2,1% SV cho rằng rất thường xuyên và 3,3% thường xuyên bị
quấy rối tình dục tại cơ sở thực tập. Thông thường SV bị quấy rối tình dục không
khiếu nại vì họ cảm thấy xấu hổ vì điều đó hoặc nỗi lo sợ mất chỗ thực tập đã khiến rất
nhiều SV bị quấy rối tình dục không dám lên tiếng. Đây cũng là vấn đề cần được quan
tâm khi trang bị cho SV kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN.
Tóm lại, mức độ gặp khó khăn trong tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp của SV ở mức
dưới trung bình. Tỷ lệ % cho thấy những khó khăn lớn nhất cần lưu ý là làm chủ cảm
xúc của bản thân, vấn đề tự tin trong giao tiếp với các mối quan hệ tại nơi thực tập và
vấn đề ứng dụng các kiến thức - kỹ năng nghề nghiệp vào quá trình TTTN.

84
2.2.2. Những khó khăn trong việc thích ứng với nội dung TTTN
Bảng 2.5. Những khó khăn trong việc thích ứng với nội dung TTTN
MỨC ĐỘ
Rất Không
TT Khó khăn Thường Thỉnh Hiếm ĐTB
thường bao
xuyên thoảng khi
xuyên giờ
Không nhận được văn bản hướng dẫn
100 303 515 244 18
1 cụ thể để thực hiện nội dung tìm hiểu 3,19
8,5 25,7 43,6 20,7 1,5
thực tế cơ sở thực tập.
Không nhận được văn bản hướng dẫn
28 276 552 291 33
2 cụ thể để thực hiện nội dung lập kế 2,98
2,4 23,4 46,8 24,7 2,8
hoạch thực tập.
Không nhận được văn bản hướng dẫn
cụ thể để thực hiện việc sử dụng kiến 45 323 481 294 37
3 3,04
thức - kỹ năng đã học để tham gia trực 3,8 27,4 40,8 24,9 3,1
tiếp vào hoạt động tại cơ sở thực tập.
Không nhận được hỗ trợ từ nơi thực
tập để thu thập số liệu, thông tin cho 48 338 442 319 33
4 2,01
nội dung tìm hiểu hoạt động của cơ sở 4,1 28,6 37,5 27,0 2,8
thực tập.
Không có sự thống nhất nội dung 76 309 486 285 24
5 3,11
TTTN giữa trường và cơ sở thực tập. 6,4 26,2 41,2 24,2 2,0
Không nhận được sự hợp tác của
người hướng dẫn hay đồng nghiệp
88 306 458 288 40
6 trong việc sử dụng - ứng dụng kiến 3,10
7,5 25,9 38,8 24,4 3,4
thức tham gia trực tiếp vào hoạt động
tại cơ sở thực tập.
Không nhận được sự hỗ trợ từ giảng
57 177 460 438 48
7 viên trong việc hướng dẫn viết báo 2,79
4,8 15,0 39,0 39,0 4,1
cáo TTTN.
Không nhận được hỗ trợ từ cơ sở thực
tập trong việc thực hiện nội dung rèn 66 273 458 357 26
8 3,00
luyện phẩm chất nghề - kỹ năng liên 5,6 23,1 38,8 30,3 2,2
quan…
Điểm trung bình chung 2,90

85
Kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy điểm trung bình chung trong khó khăn với
nội dung TTTN là 2,90 rơi vào mức hiếm khi. Tuy nhiên, tỷ lệ % ở mức rất thường
xuyên và thường xuyên ở các nội dung đều trên 20% là con số đáng lưu ý.
Trong tám nội dung liên quan đến các khó khăn trong nội dung TTTN thì khó
khăn SV gặp nhiều hơn các khó khăn khác là “Không nhận được văn bản hướng dẫn
cụ thể để thực hiện nội dung tìm hiểu thực tế cơ sở thực tập” với ĐTB là 3,19, có 8,5%
SV rất thường xuyên khó khăn và 25,7% thường xuyên khó khăn, tổng hai mức này
34,2%. Văn bản hướng dẫn thực hiện TTTN là một trong những quy định quan trọng
để SV TTTN tốt, đảm bảo quy chế và tính khách quan. Làm rõ vấn đề này, kết quả
phỏng vấn giảng viên T.L.A cho biết: “Trường có ban hành văn bản TTTN rất cụ thể
và giảng viên hướng dẫn cũng có buổi sinh hoạt riêng với từng nhóm sinh viên nhưng
thực tế không ít trường hợp sinh viên chủ quan, thờ ơ đến các vấn đề này”. Như vậy,
khía cạnh khó khăn này cần có hai định hướng giải quyết, đó là về phía nhà trường và
thứ hai là về phía thái độ chủ động, tích cực tìm hiểu các văn bản hướng dẫn thực hiện
nội dung tìm hiểu thức tế cơ sở thực tập ở SV.
Đứng ở vị trí thứ hai, một trong những khó khăn cần bàn luận đó là “Không có
sự thống nhất nội dung TTTN giữa nhà trường và cơ sở thực tập” với ĐTB là 3,11, có
6,4% SV chọn mức rất thường xuyên và 26,2% thường xuyên gặp khó khăn này, với
tổng hai mức là 32,6%. Kết quả phỏng vấn SV N.T.H cho biết: “Cơ sở thực tập hướng
dẫn một cách khác nhưng khi viết báo cáo thì giảng viên yêu cầu phải đúng quy định
nhà trường nên bản thân cảm thấy lúng túng và rất nhiều áp lực khi phải sửa đi sửa lại
báo cáo TTTN”. Vấn đề đặt ra là nhà trường cần tạo cầu nối tích cực hơn giữa đơn vị
thực tâp để trao đổi và làm rõ hơn các vấn đề TTTN. Nhưng quan trọng không kém là
quá trình đào tạo cần gắn với thực tiễn và cung cấp cho SV những kỹ năng cần thiết để
luôn giải quyết và thích ứng được các vấn đề bất ngờ phát sinh.
Đứng ở vị trí thứ ba, nội dung “Không nhận được sự hợp tác của người hướng
dẫn hay đồng nghiệp trong việc sử dụng - ứng dụng kiến thức tham gia trực tiếp vào
hoạt động tại cơ sở thực tập” với ĐTB là 3,10, có 7,5% SV gặp khó khăn này ở mức
rất thường xuyên và 15,9% là thường xuyên, với tổng hai mức này là 33,4%. Đây cũng
là một trong những khó khăn SV phải đối diện nhiều hơn các khó khăn khác. Hơn 30%
SV phải có sự nỗ lực và kỹ năng thích ứng tốt để có thể vượt qua khó khăn này bởi

86
đây là yếu tố cơ bản SV đạt được sự cân bằng về mặt tinh thần và giá trị của TTTN đối
với việc hành nghề trong tương lai của bản thân.
Những khó khăn trong nội dung TTTN đưa ra khảo sát còn lại đều có ĐTB là
2.00 trở lên nhưng dưới 2,51 vừa vượt qua mức thỉnh thoảng hướng về mức hiếm khi,
nhưng tỷ lệ % cho thấy khoảng từ 20 đến 30% SV đang phải đối diện với các vấn đề
này ở mức rất thường xuyên và thường xuyên, cụ thể:
- Nội dung “Không nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện việc sử
dụng kiến thức - kỹ năng đã học để tham gia trực tiếp vào hoạt động tại cơ sở thực tập”
với 3,8% rất thường xuyên và 27,4% thường xuyên, tổng hai mức này là 31,2%.
- Nội dung “Không nhận được hỗ trợ từ nơi thực tập để thu thập số liệu, thông tin
cho nội dung tìm hiểu hoạt động của cơ sở thực tập” với 4,1% rất thường xuyên và
28,6% thường xuyên, tổng hai mức này là 32,7%.
- Nội dung “Không nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên trong việc hướng dẫn viết
báo cáo TTTN” với 4,8% rất thường xuyên, 15,0% thường xuyên, tổng hai mức là
19,8%.
Tóm lại, vẫn còn khoảng 30% SV gặp các khó khăn trong việc thích ứng với nội
dung TTTN. Trong đó, cần lưu ý nhất là khó khăn về việc không nhận được văn bản
hướng dẫn cụ thể để thực hiện nội dung tìm hiểu thực tế cơ sở thực tập, không nhận
được sự hợp tác của người hướng dẫn hay đồng nghiệp trong việc sử dụng - ứng dụng
kiến thức tham gia trực tiếp vào hoạt động tại cơ sở thực tập và không có sự thống
nhất nội dung TTTN giữa nhà trường và cơ sở thực tập.
2.2.3. Những khó khăn trong thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại
môi trường làm việc khi TTTN
Kết quả thống kê ở bảng 2.6 cho thấy điểm trung bình chung về các khó khăn
thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại môi trường làm việc trong TTTN
là 3.00, rơi vào mức thỉnh thoảng. Nhưng xét trên bình diện cụ thể, tỷ lệ % thể hiện ở
mức rất thường xuyên và thường xuyên hoặc thỉnh thoảng là những số liệu thống kê
rất đáng lưu ý.
Trong tám nội dung được khảo sát, nội dung “Không thể vận dụng kỹ năng
chuyên môn đã học vào thực tiễn” có 34,2% SV thường xuyên và 9,2% rất thường
xuyên, tổng hai mức này là 43,4% với ĐTB cao nhất là 3,43. Số liệu này mang tính
chất báo động vì gần 50% SV không thể vận dụng kỹ năng chuyên môn vào quá trình

87
TTTN. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: nguyên nhân xuất phát từ chất
lượng đào tạo, nguyên nhân xuất phát từ bản thân SV và nguyên nhân xuất phát từ cơ
sở thực tập. Kết quả phỏng vấn của sinh viên T.T.L cho biết: “Trong một tháng TTTN,
em chủ yếu được giao những nhiệm vụ lặt vặt, làm sai vặt nhiều hơn là thực hành
chuyên môn. Cơ sở thực tập vẫn chưa thực sự tạo điều kiện để sinh viên phát huy khả
năng” hay sinh viên N.L.H chia sẻ: “Một vài sinh viên thực hiện nhiệm vụ không đạt
yêu cầu và gây ra sự cố nên đơn vị thực tập không muốn cho các bạn tham gia trực
tiếp vào quy trình sản xuất của công ty mà chỉ để sinh viên quan sát là chủ yếu”.
Bảng 2.6 . Những khó khăn trong thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại
môi trường làm việc khi TTTN
MỨC ĐỘ
Rất Không
TT KHÓ KHĂN Thường Thỉnh Hiếm ĐTB
thường bao
xuyên thoảng khi
xuyên giờ
Không thể vận dụng kỹ năng chuyên 108 404 558 110
1 0
môn đã học vào thực tiễn. 9.2 34.2 47.3 9.3 3.43
Lúng túng khi sử dụng trang thiết bị,
60 295 653 166 6
2 cơ sở vật chất để rèn luyện kỹ năng
5.1 25.0 55.3 14.1 0.5
nghề nghiệp. 3.20
Không thể giao tiếp bằng tiếng Anh
62 329 551 208 30
3 với khách hàng hay đối tác nước
5.3 27.9 46.7 17.6 2.5
ngoài dù đã học tiếng Anh. 3.16
Không được tạo cơ hội rèn luyện kỹ
70 347 507 246 10
4 năng giao tiếp - ứng xử với khách
5.9 29.4 43.0 20.8 0.8
hàng, đối tác. 3.19
Không được học kỹ năng mềm trước
52 311 496 300 21
5 khi TTTN (giải quyết vấn đề, làm việc
4.4 26.4 42.0 25.4 1.8
nhóm, giao tiếp…). 3.06
Không được hướng dẫn việc tham gia
30 309 507 314
6 trực tiếp vào hoạt động của công ty để 0
2.5 26.2 43.0 26.6
rèn luyện kỹ năng nghề. 3.00
Không tích cực trong việc rèn luyện 45 234 529 337 35
7
các kỹ năng nghề nghiệp. 3.8 19.8 44.8 28.6 3.0 2.93
Không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ
42 197 404 63
8 của giảng viên khi rèn luyện kỹ năng 0
3.6 16.7 34.2 5.3
nghề tại nhà trường. 1.98
Điểm trung bình chung 3.00

88
Bên cạnh đó, nội dung “Lúng túng khi sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất để
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp” có ĐTB đứng thứ hai với 3,20, có 25,0% SV thường
xuyên và 5,1% SV rất thường xuyên gặp khó khăn này, với tổng hai mức độ này là
30,1%. Trong một số chuyên ngành, nhất là các ngành về kỹ thuật thì việc sử dụng
thiết bị, cơ sở vật chất là một trong kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để SV thực hành
nghề trong quá trình TTTN. SV thường gặp khó khăn này hơn các nội dung khác cho
thấy cần quan tâm lại công tác rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại trường Đại học chưa
đảm bảo tính thích ứng của SV trong TTTN.
Đứng thứ ba, nội dung “Không được tạo cơ hội thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp -
ứng xử với khách hàng, đối tác” với ĐTB là 3,19, có 29,4% rất thường xuyên và 5,9%
thường xuyên SV gặp phải, với tổng hai mức là 35,3%. Kỹ năng giao tiếp ứng xử với
khách hàng không chỉ hành động bằng lời nói, cử chỉ mà nó còn thể hiện qua phong
cách, thái độ và trang phục,... Mỗi một hành động, một biểu hiện bằng ánh mắt nụ
cười, thái độ tôn trọng khách hàng, luôn biết lắng nghe sẽ làm cho khách hàng cảm
thấy thoải mái và hài lòng. Những yếu tố này cần được rèn luyện tại cơ sở TTTN để
SV hoàn thiện dần đảm bảo sự thích ứng với môi trường công việc khi TTTN.
Trong tám nội dung chỉ có hai khó khăn là SV ít gặp hơn khi ĐTB thấp dưới
3,00, nội dung “Không tích cực trong việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp” với
ĐTB là 2,93, nhưng cũng có 19,8% rất thường xuyên và 3,8% thường xuyên, với tổng
hai mức độ này là 23,6%; nội dung “Không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của giảng
viên khi rèn luyện kỹ năng nghề tại nhà trường” với ĐTB là 1,98, có 16,7% thường
xuyên và 3,6% thường xuyên, với tổng hai mức độ này là 20,3%. Mặc dù có ĐTB thấp
nhưng với 20% SV gặp khó khăn này cũng rất đáng lo ngại. Bởi tính tích cực cá nhân
và sự hỗ trợ của người hướng dẫn là yếu tố quan trọng để SV hoàn thành tốt quá trình
TTTN chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai.
Tóm lại, SV gặp khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại môi
trường làm việc trong TTTN ở mức độ thỉnh thoảng. Trong đó những khó khăn lớn
nhất SV thường xuyên gặp đó là lúng túng khi sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất để
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, không thể vận dụng kỹ năng chuyên môn đã học vào
thực tiễn, không được tạo cơ hội thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử với khách
hàng, đối tác. Đây cũng là những kỹ năng căn bản cần trang bị cho SV để đảm bảo sự
thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN.

89
2.2.4. Những khó khăn trong việc thích ứng với các điều kiện, phương tiện tại môi
trường làm việc khi TTTN
Năm khó khăn trong việc thích ứng với các điều kiện, phương tiện tại môi trường
làm việc trong TTTN có ĐTB chung là 3,25 tương ứng với mức thỉnh thoảng. Trong
đó khó khăn rơi vào mức thường xuyên với ĐTB cao nhất 3,15 là nội dung “Cách sử
dụng các phương tiện, công cụ, máy móc sản xuất để làm việc khi TTTN” với ĐTB là
3,75, có 29,2% thường xuyên và 4,6% rất thường xuyên, với tổng hai mức độ này là
33,8%, gần 1/3 khách thể gặp khó khăn. Nội dung này khá tương đồng với nội dung
“Lúng túng khi sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất để rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp” có ĐTB cao nhất với 3,20 ở bảng 2.7. Số liệu này lần nữa khẳng định khó
khăn của SV khi ứng dụng lý thuyết vào thực hành, tương tác trực tiếp với phương tiện
làm việc để giải quyết nhiệm vụ tại nơi thực tập. Theo dữ liệu cho thấy đa phần các
trường Đại học hiện nay đều có phòng thực hành nghề tuy nhiên hệ thống cơ sở vật
chất còn nhiều hạn chế, nhất là việc cập nhật các mô hình hoặc các phương tiện để SV
tập dượt. Lý do này gây ra sự thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin khi SV sử dụng các
phương tiện, công cụ, máy móc sản xuất để làm việc khi TTTN. Bên cạnh đó, việc
“Cách sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng” với 34% (5,8% rất thường xuyên và
30,9% thường xuyên) với ĐTB là 3,21 cũng là một trong những khó khăn cần lưu ý
nhắc nhở SV tự trau dồi thêm trong khi học tập tại trường Đại học để chuẩn bị TTTN,
đó là phương thức để thích ứng hiệu quả hơn với vấn đề này tại cơ sở thực tập.
Các nội dung còn lại đều có ĐTB dưới 3,00, tổng tỷ lệ % hai mức rất thường
xuyên và thường xuyên cũng cần quan tâm là nội dung “Cách sử dụng hệ thống đánh
giá - giám sát tại cơ sở thực tập” với 34,0% (4,3% rất thường xuyên và 29,7% thường
xuyên). Tiếp theo là nội dung “Tâm lý ỷ lại, ngại đổi mới của bản thân với cơ sở vật
chất của cơ sở thực tập” với 26,7% (8,4% rất thường xuyên và 18,3% thường xuyên).
Đặc điểm này thể hiện tính ỳ tâm lý trong SV là rào cản lớn khiến SV rất khó thích
ứng kịp với môi trường làm việc tại nơi TTTN.
ĐTB thấp nhất là nội dung “Cách sử dụng các phương tiện đi lại, di chuyển tại cơ
sở thực tập” có ĐTB là 2,99. Đây là khó khăn SV ít gặp nhất do những điều kiện nhất
định mà SV có, nên đây không là yếu tố gây khó khăn. Dù vậy, vẫn có 23,1% SV

90
thường xuyên và 4,5% SV rất thường xuyên gặp khó khăn này, với tổng hai mức này
lên đến 27,6%.
Bảng 2.7. Những khó khăn trong việc thích ứng với các điều kiện, phương tiện tại môi
trường làm việc khi TTTN
MỨC ĐỘ
Rất Hoàn
TT Khó khăn Thường Thỉnh ĐTB
thường Không toàn
xuyên thoảng
xuyên không
Tâm lý ỷ lại, ngại đổi mới của
99 216 574 269 22
1 bản thân với cơ sở vật chất 3,08
8,4 18,3 48,6 22,8 1,9
của cơ sở thực tập.
Cách sử dụng máy móc, thiết 69 365 516 204 26
2 3,21
bị văn phòng. 5,8 30,9 43,7 17,3 2,2
Cách sử dụng hệ thống đánh
51 350 606 151 22
3 giá - giám sát tại cơ sở thực 3,22
4,3 29,7 51,4 12,8 1,9
tập.
Cách sử dụng các phương
54 344 564 196 22
4 tiện, công cụ, máy móc sản 3,75
4,6 29,2 47,8 16,6 1,9
xuất để làm việc khi TTTN.
Cách sử dụng các phương tiện
53 272 488 343 24
5 đi lại, di chuyển tại cơ sở thực 2,99
4,5 23,1 41,4 29,1 2,0
tập.
Điểm trung bình chung 3,25
Tóm lại, khó khăn trong việc thích ứng với các điều kiện, phương tiện tại môi
trường làm việc khi TTTN rơi vào mức thỉnh thoảng. Đáng chú ý nhất là khó khăn về
cách sử dụng các phương tiện, công cụ, máy móc sản xuất để làm việc khi TTTN rơi
vào mức thường xuyên.
2.2.5. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường
và cơ sở thực tập khi TTTN
Kết quả thống kê ở bảng 2.8 cho thấy điểm trung bình chung khó khăn trong
việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường và cơ sở thực tập trong TTTN là
2,81 rơi vào mức thỉnh thoảng.
Trong chín nội dung được khảo sát có ba nội dung có ĐTB trên 3,90. Cụ thể:

91
Đầu tiên là nội dung “Cấp trên thiếu thân thiện” với ĐTB là 2,94, có 18,5%
thường xuyên và 5,2% thường xuyên SV gặp khó khăn, với tổng hai mức độ này là
23,7%. Giao tiếp với cấp trên là điều không dễ, yêu cầu SV phải linh hoạt tìm hiểu các
đặc điểm tâm lý đặc trưng của sếp và tự tin tương tác, vượt qua tâm lý e ngại của chính
bản thân. Kết quả phỏng vấn sinh viên T.T.H cho biết: “Trong suốt thời gian thực tập
mình chỉ giao tiếp với đồng nghiệp còn với sếp chỉ chào hỏi thông thường, có nhiều
vấn đề muốn học hỏi kinh nghiệm như bản thân không mạnh bắt chuyện”. Còn bạn
N.L.H cho biết: “Sếp nơi thực tập rất khó tính nên tôi rất sợ và không dám trò chuyện,
mỗi lần có vấn đề cần trao đổi thì bản thân cảm thấy rất hồi hộp”.
Bảng 2.8. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường
và cơ sở thực tập khi TTTN
MỨC ĐỘ
Rất Hoàn
TT Khó khăn Thường Thỉnh ĐTB
thường Không toàn
xuyên thoảng
xuyên không
Người hướng dẫn không
75 248 403 422 32
1 muốn hoặc không sắp xếp gặp 2,92
6,4 21,0 34,2 35,8 2,7
mặt.
Người hướng dẫn có thành 18 182 437 507 36
2 2,69
kiến. 1,5 15,4 37,0 43,0 3,1
Người hướng dẫn thiếu tôn 44 162 323 593 58
3 2,61
trọng. 3,7 13,7 27,4 50,3 4,9
Thiết lập các mối quan hệ tại 25 273 535 294 53
4 2,93
nơi thực tập. 2,1 23,1 45,3 24,9 4,5
Đồng nghiệp (cán bộ, nhân
73 289 366 408
5 viên phòng ban) tại nơi thực 0 2,91
6,2 24,5 31,0 34,6
tập ganh ghét, nói xấu.
Cấp trên thiếu thân thiện. 61 218 527 336 38
6 2,94
5,2 18,5 44,7 28,5 3,2
Đồng nghiệp thiếu tôn trọng. 52 176 453 453 46
7 2,78
4,4 14,9 38,4 38,4 3,9
Đối tác, khách hàng thiếu tin 31 187 467 444 51
8 2,75
tưởng. 2,6 15,8 39,6 37,6 7,0
Các đồng nghiệp (cán bộ,
49 188 468 419 56
9 nhân viên phòng ban) không 2,79
4,2 15,9 39,7 35,5 4,7
tạo điều kiện, gây khó khăn.
Điểm trung bình chung 2,81

92
Song song đó, việc “Thiết lập các mối quan hệ tại nơi thực tập” cũng là một
trong những khó khăn mà SV gặp phải, có 23,1% thường xuyên và 2,1% rất thường
xuyên, thỉnh thoảng cũng có 45,3%. với ĐTB là 2,93. Trong quá trình TTTN, nếu SV
kết nối được ít nhất một người có khả năng trả lời những câu hỏi và hỗ trợ cho quá
trình thực tập thì sẽ thích ứng nhanh hơn với môi trường công việc. SV có thể hỏi về
công việc, về công ty và về mỗi lĩnh vực cụ thể trong công việc. Thiết lập mối quan hệ
tốt có thể hỗ trợ SV trong một thời gian dài kể cả sau khi kết thúc quá trình thực tập tại
đó. SV cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này để tích cực hơn, vượt qua
các khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ tại nơi thực tập.
Đứng vị trí thứ ba là nội dung “Đồng nghiệp (cán bộ, nhân viên phòng ban) tại
nơi thực tập ganh ghét, nói xấu” với ĐTB là 2,91, có 24,5% thường xuyên và 6,2% rất
thường xuyên, tổng hai mức này là 30,7% và 31,0% thỉnh thoảng. Đây là một thực tế
SV cần đối diện và vừa qua khi làm việc trong tập thể có nhiều cá tính. Tiếp đến là các
khó khăn “Các đồng nghiệp (cán bộ, nhân viên phòng ban) không tạo điều kiện, gây
khó khăn” với ĐTB là 2,79; “Đồng nghiệp thiếu tôn trọng” với ĐTB là 2,78 và “Đối
tác, khách hàng thiếu tin tưởng” với ĐTB là 2,75. Không ít SV rơi vào khủng hoảng
khi lần đầu tiên đối diện với vấn đề này. SV cần học cách chấp nhận thực tế để thích
ứng bởi đây không còn là giảng đường đại học nữa. Các mối quan hệ giữa nhân viên
và sếp, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp không còn đơn thuần như các mối quan hệ
trong giảng đường. SV phải sẵn sàng để đối mặt với những mối quan hệ ấy.
Hai nội dung có ĐTB thấp nhất là “Người hướng dẫn có thành kiến” với ĐTB là
2,69 và “Người hướng dẫn thiếu tôn trọng” với ĐTB là 2,61. Phần đông SV nhận được
sự hỗ trợ tích cực của người hướng dẫn nhưng vẫn còn khoảng hơn 30% SV gặp khó
khăn ở mức rất thường xuyên, thường xuyên và thỉnh thoảng. Đây cũng là thực tế cần
tiếp tục quan tâm.
Tóm lại, khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường và cơ
sở thực tập trong TTTN rơi vào mức thỉnh thoảng. Những khó khăn nổi trội nhất SV
gặp phải là cấp trên thiếu thân thiện, thiết lập các mối quan hệ tại nơi thực tập, đồng
nghiệp (cán bộ, nhân viên phòng ban) tại nơi thực tập ganh ghét, nói xấu.

93
2.2.6. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường
và cơ sở TTTN
Bảng 2.9. Những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ
tại nhà trường và cơ sở TTTN
MỨC ĐỘ
Rất
TT Khó khăn Thường Thỉnh Hiếm Không ĐTB
thường
xuyên thoảng khi bao giờ
xuyên
Thực hiện đúng giờ giấc
116 400 278 337 49
1 trong lao động tại cơ sở 3,17
9,8 33,9 23,6 28,6 4,2
thực tập.
Chuẩn bị trang phục đúng
92 376 252 399 61
2 với yêu cầu tại nơi thực 3,03
7,8 31,9 21,4 33,8 5,2
tập.
Không nắm bắt kịp thời
53 230 399 434 64
3 các quy định và nguyên 3,19
4,5 19,5 33,8 36,8 5,4
tắc tại nơi thực tập.
Lúng túng khi bị nhắc
nhở, hay trách phạt do 30 208 506 374 62
4 2,81
không nắm chính xác yêu 2,5 17,6 42,9 31,7 5,3
cầu nơi thực tập.
Không được hướng dẫn về
50 235 458 382 55
5 các chuẩn mực, quy tắc tại 2,87
4,2 19,9 38,8 32,4 4,7
nơi thực tập.
Điểm trung bình chung 3,01
Kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy điểm trung bình chung là 3,01 cho thấy
những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường và cơ sở
TTTN ở mức thỉnh thoảng. Trong đó, khó khăn lớn nhất SV gặp phải là “Không nắm
bắt kịp thời các quy định và nguyên tắc tại nơi thực tập” với ĐTB cao nhất là 3,19, có
19,5% thường xuyên và 4,5% rất thường xuyên và 33,8% thỉnh thoảng SV gặp khó
khăn. Khi thực tập, SV sẽ thấy mọi thứ sẽ khác rất nhiều so với những gì đã được học
ở trường, bởi đây là thế giới thực tế. Mọi thứ SV phải hoàn toàn chủ động. Chủ động
trong việc tìm hiểu tri thức thực tế, chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp nơi mà bạn
đang đi thực tập, chủ động tìm hiểu thêm về công việc mà bạn đang làm và quan trọng
không kém là chủ động nắm bắt kịp thời các quy định và nguyên tắc tại nơi thực tập.
Đây là cơ sở quan trọng để SV nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới. SV cần nỗ
lực để chuẩn bị tốt hơn trong giai đoạn tìm cơ sở thực tập.

94
Tiếp đến là khó khăn “Thực hiện đúng giờ giấc trong lao động tại cơ sở thực tập”
với ĐTB là 3,17, có 33,9% SV thường xuyên và 9,8% rất thường xuyên SV gặp khó
khăn, với tổng hai mức độ này là 43,7%, một tỷ lệ không nhỏ. Kế tiếp là nội dung
“Chuẩn bị trang phục đúng với yêu cầu tại nơi thực tập” với ĐTB là 3,03, có 31,9%
thường xuyên và 7,8% rất thường xuyên, với tổng hai mức độ là 39,7%. Đây đều là
những yêu cầu cơ bản mà SV cần thực hiện, có thể cho rằng so với những khó khăn
khác đây là khó khăn SV có thể dễ dàng thích ứng và vượt qua hơn. Nó xuất phát từ ý
thức, tinh thần trách nhiệm của cá nhân, bộc lộ tính chuyên nghiệp ban đầu trong tác
phong làm việc. SV cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình ngay từ những việc làm
nhỏ nhất, chẳng hạn như cách ăn mặc, đi đứng, tác phong làm việc, chấp hành các nội
quy của cơ quan thực tập… Và điều quan trọng là luôn đúng giờ. Mặc dù một số SV
thực tập có thể không nhất thiết phải làm theo giờ hành chính. Tuy nhiên, đúng giờ để
các thành viên trong cơ quan nơi đang thực tập thấy được sự nghiêm túc của SV khi
thực tập tại công ty. Điều này sẽ giúp họ “ghi điểm” trong mắt mọi người ở cơ quan.
Những điều này là nhân tố cơ bản giúp họ rèn luyện mình từ hành vi nhỏ đến thành
công lớn nhưng rất tiếc vẫn còn một bộ phận SV vẫn còn gặp khó khăn và chưa thể
thích ứng.
Cuối cùng là hai nội dung SV gặp khó khăn ít hơn để thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN, đó là “Không được hướng dẫn về các chuẩn mực, quy tắc tại nơi
thực tập” với ĐTB là 2,87 và “Lúng túng khi bị nhắc nhở, hay trách phạt do không
nắm chính xác yêu cầu nơi thực tập” với ĐTB là 2,81. Những khó khăn này hoàn toàn
SV có thể khắc phục được nếu họ phát huy cao hơn tính chủ động của bản thân trong
quá trình TTTN.
Tóm lại, những khó khăn trong việc thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường
và cơ sở TTTN ở mức thỉnh thoảng. Khó khăn lớn nhất thường gặp hơn các khó khăn
khác ở SV là không nắm bắt kịp thời các quy định và nguyên tắc tại nơi thực tập làm
kỹ năng thích ứng của SV với môi trường công việc khi TTTN còn hạn chế.

95
2.3. Thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt
nghiệp (TTTN) của sinh viên
2.3.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN
2.3.1.1. Nhận thức về các khái niệm liên quan đến kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN
a. Nhận thức về khái niệm thích ứng với môi trường làm việc khi TTTN
Bảng 2.10. Nhận thức về khái niệm thích ứng với môi trường làm việc khi TTTN
Tần Tỷ lệ
TT NỘI DUNG
số (%)
Là sự thích nghi của bản thân với những điều kiện, những yêu cầu khác
1 121 10,3
nhau của đợt thực tập để thực hiện tốt chương trình TTTN.
Là việc cá nhân tích cực vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào quá trình
rèn luyện trong đợt thực tập, thay đổi bản thân phù hợp với môi trường
2 công việc, nhằm đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động rèn luyện 486 41,2
nghề nghiệp, trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của đợt thực
tập.
Là sự nhận thức hiệu quả môi trường làm việc, nắm nhanh chóng những
điều kiện của môi trường, làm chủ môi trường và hòa nhập với môi
3 590 50,0
trường làm việc để tiến hành hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện
những nhiệm vụ được giao hay nhiệm vụ theo định hướng của bản thân.
Là quá trình cá nhân rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp để có khả
4 105 8,9
năng hoạt động nghề nghiệp hiệu quả trong đợt thực tập.
Kết quả thống kê ở bảng 2.10 cho thấy trong bốn cách hiểu về thích ứng với môi
trường làm việc khi TTTN thì đáp án “Là sự nhận thức hiệu quả môi trường làm việc,
nắm nhanh chóng những điều kiện của môi trường, làm chủ môi trường và hòa nhập
với môi trường làm việc để tiến hành hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện những
nhiệm vụ được giao hay nhiệm vụ theo định hướng của bản thân” có 590 với tỷ lệ
50,0% SV chọn lựa. Đây là đáp án chưa phù hợp, thích ứng với môi trường làm việc
khi TTTN không chỉ là sự nhận thức mà quan trọng hơn đó là khả năng có thể vận
dụng kiến thức, kỹ năng và điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với môi trường làm
việc. Với ý nghĩa này thì đáp án phù hợp nhất là “Việc cá nhân tích cực vận dụng các
kiến thức, kỹ năng vào quá trình rèn luyện trong đợt thực tập, thay đổi bản thân phù

96
hợp với môi trường công việc, nhằm đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động rèn
luyện nghề nghiệp, trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của đợt thực tập” là
đáp án phù hợp nhất. Tuy nhiên, đáp án này chỉ có 486 (41,2%) chọn lựa, điều này có
nghĩa có gần 60% SV nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN. Kết quả phỏng vấn cũng cho dữ liệu tương tự.
Từ số liệu thống kê và kết quả phỏng vấn có thể thấy, vấn đề thích ứng với môi
trường làm việc khi TTTN chưa được SV nhận thức đầy đủ. Vấn đề này sẽ được làm
rõ hơn ở các bảng số liệu sau.
b. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thích ứng
Bảng 2.11. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thích ứng
Tỷ lệ
TT NỘI DUNG Tần số
(%)
Là khả năng điều chỉnh bản thân phù hợp với những điều kiện thực
1 518 43,9
tế nhằm thực hiện có kết quả một hành động nào đó.
Là một dạng của kỹ năng mềm cần thiết để sinh viên tiến hành hoạt
2 105 8,9
động lao động cho phù hợp với những yêu cầu và mục đích đề ra.
Là một dạng năng lực giúp cá nhân giải quyết các tình huống trong
3 cuộc sống bằng tri thức và kinh nghiệm nhằm tồn tại và phát triển, 301 25,5
thực hiện công việc hiệu quả và nhanh chóng.
Là khả năng liên quan đến mặt tương tác với người khác bằng cảm
4 xúc, ngôn ngữ, thái độ để thiết lập những mối quan hệ xã hội tích 318 26,9
cực nhằm đạt được hiệu quả cao cho công việc.
Kết quả thống kê ở bảng 2.11 cho thấy, đáp án phù hợp nhất “Là khả năng điều
chỉnh bản thân phù hợp với những điều kiện thực tế nhằm thực hiện có kết quả một
hành động nào đó.” có đến 518 (43,9%) SV lựa chọn, cao nhất trong bốn đáp án được
đưa ra. Tuy nhiên, số liệu này vẫn chưa đạt 50%, có nghĩa hơn 50% SV chưa nhận
thức đầy đủ về kỹ năng thích ứng. Số liệu này khá tương ứng với bảng số liệu trên
(bảng 2.10) làm rõ hơn về sự hiểu biết của SV về kỹ năng thích ứng. Không chỉ trong
giới hạn môi trường công việc khi TTTN, kỹ năng thích ứng là một trong những kỹ
năng mềm cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Kỹ năng thích
ứng quyết định đến trạng thái cân bằng về mặt sức khỏe và tinh thần để cá nhân phát

97
huy được khả năng của bản thân khi có thể tương tác hiệu quả với sự thay đổi không
ngừng của môi trường xã hội.
Điều đáng lưu ý khi có đến 25,5% SV lựa chọn “Là một dạng năng lực giúp cá
nhân giải quyết các tình huống trong cuộc sống bằng tri thức và kinh nghiệm nhằm tồn
tại và phát triển, thực hiện công việc hiệu quả và nhanh chóng”. Ngoài ra, 26,9% SV
lựa chọn “Là khả năng liên quan đến mặt tương tác với người khác bằng cảm xúc,
ngôn ngữ, thái độ để thiết lập những mối quan hệ xã hội tích cực nhằm đạt được hiệu
quả cao cho công việc”. Cả hai đáp án này đều nhấn mạnh đến khả năng vận dụng kiến
thức, kỹ năng và việc thiết lập mối quan hệ xã hội nhằm đạt hiệu quả cao trong công
việc, tuy nhiên bản chất của “thích ứng” thì chưa làm rõ, đó là yếu tố “hòa nhập và
thay đổi”.
Kết quả thống kê cho thấy cần có những định hướng nội dung giảng dạy kỹ năng
mềm cho SV Đại học nói chung và kỹ năng thích ứng khi TTTN nói riêng một cách có
hệ thống hơn, trong đó việc tập trung vào những kỹ năng quan trọng phù hợp cho từng
giai đoạn phát triển nghề nghiệp cho SV là điều cần quan tâm.
c. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
Số liệu thống kê từ hai bảng trên (bảng 2.10 và 2.11) cho thấy nhận thức về các
vấn đề liên quan đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở SV khá
hạn chế. Tương tự, nhận thức về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của SV ở mức rất thấp khi chỉ có 27,8% SV lựa chọn được đáp án đúng “Là
khả năng điều chỉnh bản thân SV khi thực tập phù hợp với những điều kiện thực tế
trong môi trường công việc nhằm thực hiện có kết quả nhiệm vụ được giao”. Ở bảng
số liệu cho thấy SV còn nhầm lẫn khá nhiều kỹ năng thích ứng với một số kỹ năng
khác như kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng thiết lập mối quan hệ hay kỹ năng giải
quyết vấn đề… Như vậy, có đến hơn 70% SV chưa nhận thức đầy đủ khái niệm “kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN”.
Kết quả phỏng vấn cho thấy SV tự nhận rằng bản thân mình cảm thấy khá xa lạ
với “cụm từ” trên và chưa được đề cập nhiều trong các môn học chuyên ngành, sinh
hoạt ngoại khóa hay trong môn kỹ năng mềm được học, sinh viên N.T.A cho biết: “Đã
có rất nhiều chuyên đề được tổ chức tại trường nhưng chưa có bao giờ được tham dự
một chuyên đề về thích ứng trong môi trường công việc”. Cùng quan điểm này sinh

98
viên T.V.T cho biết: “Các Thầy Cô hướng dẫn thường tập trung thông tin về quy chế
thực tập, ít giảng viên nào hướng dẫn cho sinh viên những khó khăn và cách thức hòa
nhập vào môi trường thực tập”.
Bảng 2.12. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN
Tỷ lệ
TT NỘI DUNG Tần số
(%)
Là khả năng điều chỉnh bản thân sinh viên khi thực tập phù hợp với
1 những điều kiện thực tế trong môi trường công việc nhằm thực hiện 328 27,8
có kết quả nhiệm vụ được giao.
Là khả năng liên quan đến mặt tương tác với người khác bằng cảm
2 xúc, ngôn ngữ, thái độ nhằm thiết lập ra những mối quan hệ tích 378 32,0
cực trong môi trường thực tập để đạt được hiệu quả thực tập tốt.
Là khả năng cần thiết để sinh viên tiến hành hoạt động lao động cho
3 phù hợp với những yêu cầu và mục đích đề ra trong môi trường 262 22,2
thực tập.
Là khả năng cá nhân giải quyết tình huống trong cuộc sống bằng tri
4 thức và kinh nghiệm trong quá trình học để thực hiện nhiệm vụ 254 21,5
trong công việc khi thực tập một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Tóm lại, nhận thức về thích ứng với môi trường công việc khi TTTN, kỹ năng
thích ứng và kỹ năng với môi trường công việc khi TTTN ở SV còn nhiều hạn chế, chỉ
đạt ở mức độ thấp. Điều này đặt ra yêu cầu cần nâng cao nhận thức của SV với các vấn
đề này vì đó là nền tảng phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN cho SV.
2.3.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN
Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN được khảo sát dựa trên nhận thức chung về tầm quan trọng của kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN và nhận thức về tầm quan trọng của một
số biểu hiện trong kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN.

99
a. Nhận thức chung về tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN
Bảng 2.13. Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN
Sinh viên GV - NHD
T
NỘI DUNG Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ
T
số (%) số (%)
1 Rất quan trọng 565 47,9 116 48,3
2 Quan trọng 526 44,6 111 46,3
3 Bình thường 68 5,8 11 4,6
4 Không quan trọng 11 0,9 2 0,8

5 Hoàn toàn không quan trọng 0


10 0,8
0
Có đến 47.9% SV cho rằng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN là rất quan trọng và 44,6% là quan trọng, tổng hai mức này là 92,5%, một tỷ lệ
rất cao. Tương tự, giảng viên và người hướng dẫn cũng cho rằng kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN là rất quan trọng với 48,3% và quan trọng với
46,3%, tổng hai mức này lên đến 94,6%. Số liệu thống kê trên SV cho thấy, phần lớn
SV nhận thức rất tích cực về tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN. Có thể nhận ra mâu thuẫn giữa một bên SV nhận thức cao tầm
quan trọng của kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN với một bên
nhận thức rất thấp các vấn đề khái niệm có liên quan. Điều này cho thấy SV hiểu rõ
tầm quan trọng của kỹ năng thích ứng nhưng bản thân họ chưa có sự nỗ lực cá nhân
thực sự để phát triển kiến thức và kỹ năng liên quan đến vấn đề này. Tính bị động là
một trong những biểu hiện về mặt phát triển kỹ năng mềm ở chính bản thân SV cụ thể
trong việc rèn luyện kỹ năng thích ứng. Vai trò của yếu tố tự học, tự trải nghiệm chưa
được SV phát huy để hòa nhập nhanh vào môi trường làm việc khi TTTN. Không ít
SV còn trong tâm thế “làm cho xong” hay “nhắm mắt cho qua”. Kết quả phỏng vấn
sinh viên N.M.T cho thấy: “Tuy giai đoạn ban đầu rất nhiều khó khăn và nhiều lúc
bản thân muốn bỏ cuộc nhưng rồi cũng cố gắng chịu đựng hết các khó khăn, các mâu
thuẫn, các áp lực để có thể tốt nghiệp. Nghĩ lại đó là một khoảng thời gian đầy căng

100
thẳng”. Tương tự, sinh viên T.V.T cho biết: “Một số bạn có người quen thì thực sự đó
là điều may mắn khi TTTN, riêng bản thân phải lận đận suốt một tháng để kiếm chỗ
thực tập. Nếu bản thân biết cách vượt qua những khó khăn và xử lý một số tình huống
phát sinh thì sẽ có nhiều động lực hơn khi TTTN. Còn với tôi, TTTN giống như một
cơn ác mộng”.
b. Nhận thức về tầm quan trọng của một số biểu hiện trong kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN
Bảng 2.14. Nhận thức về tầm quan trọng của các biểu hiện trong kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN
MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG
Hoàn
Rất Không toàn
TT Biểu hiện Quan Bình ĐTB
quan quan không
trọng thường
trọng trọng quan
trọng
Tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng. 330 665 183 2
1 0 4,12
28,0 56,4 15,5 0,2
Thích ứng với nội dung TTTN. 214 649 290 27
2 0 3,89
18,1 55,0 24,6 2,3
Thích ứng với việc rèn luyện 265 614 283 18
3 0 3,95
kỹ năng nghề nghiệp. 22,5 52,0 24,0 1,5
Thích ứng với các điều kiện, 166 552 403 44 15
4 3,69
phương tiện thực tập. 14,1 46,8 34,2 3,7 1,3
Thích ứng với các mối quan hệ
trong đợt thực tập (với cấp 208 562 254 37 19
5 3,51
trên, người hướng dẫn, đồng 26,1 47,6 21,5 3,1 1,6
nghiệp, khách hàng, đối tác).
Thích ứng với chuẩn mực, quy
247 604 300 24 5
6 tắc tại cơ quan, xí nghiệp, đơn 3,90
20,9 51,2 25,4 2,0 0,4
vị… thực tập.
Điểm trung bình chung 3,78
Kết quả thống kê từ bảng 2.14 cho thấy ĐTB tìm được ở năm biểu hiện trong kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN là 3,78 minh chứng nhận thức về
tầm quan trọng của các biểu hiện cụ thể của việc thích ứng với môi trường công việc
trong TTTN ứng với mức quan trọng. Trong đó, tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp được

101
SV đánh giá là quan trọng nhất với ĐTB cao nhất là 4,12, có đến 28,0% SV đánh giá
là rất quan trọng và 56,4% SV đánh giá là quan trọng, tổng hai mức này là 84,4%. SV
có tranh thủ được cơ hội trong quá trình TTTN hay không, phụ thuộc vào sự chuẩn bị
tâm thế: sẵn sàng đón bắt, chủ động, hay thụ động, chờ đợi, thờ ơ, thậm chí lo lắng, bi
quan? Tâm thế nghề nghiệp tốt tạo ra động lực thích ứng nhanh chóng với môi trường
công việc. Bước đầu SV nhận thức tốt điều này cho thấy sự quan tâm của họ đến quá
trình chuẩn bị cho TTTN. Nhưng từ sự quan tâm tới việc thực hiện những hành động
cụ thể để có tâm thế tốt là một khoảng cách không hề gần.
Kế tiếp, SV đánh giá thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp có tầm
quan trọng thứ hai với ĐTB là 3,95, có 22,5% rất thường xuyên và 52,0% thường
xuyên, tổng hai mức độ này là 74,5%. Mỗi người từng làm việc đều nhận thấy, tương
lai nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những kỹ năng mà mình có để thích ứng với
công việc. Những kỹ năng nghề nghiệp nên phát triển sẽ tùy thuộc vào mối quan tâm,
khả năng và mục tiêu nghề nghiệp của SV. Đây là phương tiện để SV thích ứng vào
các nhiệm vụ cụ thể của công việc tại nơi TTTN cũng như trong tương lai. Đó quyết
định phần lớn “tay nghề” và năng lực chuyên môn của SV để họ thành công.
Đứng thứ ba là thích ứng với chuẩn mực, quy tắc tại cơ quan, xí nghiệp, đơn vị…
thực tập với ĐTB là 3,90, với 20,9% rất thường xuyên và 51,2% thường xuyên, với
tổng hai mức độ là 72,1%. Kết quả thống kê từ những khó khăn SV gặp phải trong
TTTN thì những khó khăn liên quan đến chuẩn mực quy tắc là một trong những khó
khăn mà SV có tỷ lệ gặp phải cao hơn các vấn đề khác. Chính vì vậy, ở phần này đã
làm rõ hơn độ tin cậy khi SV tự đánh giá vấn đề, ở nội dung này họ cũng rất xem trọng
và có sự quan tâm khá cao.
Cuối cùng là hai nội dung thích ứng với các điều kiện, phương tiện thực tập với
ĐTB là 3,69 và thích ứng với các mối quan hệ trong đợt thực tập (với cấp trên, người
hướng dẫn, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác) với ĐTB là 3,51. Đây cũng là những
biểu hiện hết sức quan trọng, những nội dung trọng tâm mà SV cần thực hiện cũng như
giải quyết trong suốt quá trình TTTN.
Tóm lại, SV đánh giá về một số biểu hiện cụ thể trong kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN ở mức quan trọng. Trong đó, tâm thế nghề nghiệp là biểu
hiện được SV quan tâm nhiều nhất.

102
2.3.1.3. Nhận thức về biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN
Bảng 2.15. Nhận thức về biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
Rất Đồng Không
TT BIỂU HIỆN
đồng ý ý đồng ý
Ổn định về tâm lý cá nhân để thực hiện hoạt động 259 891 22
1
nghề nghiệp trong TTTN. 21,9 75,5 2,5
Điều chỉnh bản thân để đối mặt với những áp lực 434 726 20
2
nảy sinh trong quá trình TTTN. 36,8 61,5 1,7
Làm chủ về nội dung thâm nhập thực tế, tìm hiểu 320 752 106
3
quy trình hoạt động của đơn vị trong TTTN. 27,1 63,7 9,0
Triển khai nhanh nội dung thâm nhập thực tế, tìm
264 741 175
4 hiểu quy trình hoạt động của đơn vị khi bắt đầu
22,4 62,8 14,8
TTTN.
Thực hiện có hiệu quả nội dung thâm nhập thực tế,
260 797 123
5 tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị khi bắt đầu
22,0 67,5 10,4
TTTN.
Làm chủ nội dung lập kế hoạch thực tập trong 330 748 102
6
TTTN. 28,0 63,4 8,6
Chủ động tiến hành nội dung lập kế hoạch thực tập 312 757 111
7
trong TTTN. 26,4 64,2 9,4
Thực hiện hiệu quả nội dung lập kế hoạch thực tập 360 752 68
8
trong TTTN. 30,5 63,7 5,8
Làm chủ việc sử dụng - ứng dụng các kiến thức đã
394 709 33.4
9 học áp dụng vào thực tế môi trường công việc khi
33,4 60,1 60,1
TTTN.
Triển khai nhanh chóng việc sử dụng - ứng dụng
298 772 110
10 các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế môi
25,3 65,4 9,2
trường công việc khi TTTN.
Thực hiện có hiệu quả yêu cầu sử dụng - ứng dụng
299 775 108
11 các kiến thức đã học vào thực tế môi trường công
25,2 65,7 9,0
việc khi TTTN.
12 Tham gia trực tiếp vào các công việc thuộc ngành 424 664 82

103
chuyên môn trong quá trình TTTN một cách phù
36,8 56,3 6,9
hợp (có hiệu quả nhất định).
Có khả năng đề xuất các ý tưởng mới một cách
328 697 157
13 hiệu quả trong TTTN với cấp trên, người hướng
27,6 59,1 12,2
dẫn hoặc đối tác.
Nỗ lực rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong quá 469 648 63
14
trình TTTN. 39,7 54,9 5,3
Nỗ lực rèn luyện phẩm chất - đạo đức nghề nghiệp 486 608 86
15
trong TTTN. 41,2 51,5 7,3
Điều chỉnh bản thân để đáp ứng yêu cầu về kỹ 468 652 60
16
năng nghề nghiệp trong TTTN. 39,7 55,3 5,1
Điều chỉnh bản thân để đáp ứng yêu cầu về phẩm 418 686 76
17
chất - đạo đức nghề nghiệp khi TTTN. 35,4 58,1 6,4
Nắm bắt kịp thời yêu cầu của người hướng dẫn 369 772 39
18
trong TTTN. 31,3 65,4 3,3
Thích nghi của bản thân với điều kiện cơ sở vật 314 744 122
19
chất tại cơ sở TTTN. 26,6 63,1 10,3
Linh hoạt, chủ động trong thiết lập mối quan hệ tại 470 658 52
20
cơ sở TTTN. 39,8 55,8 4,4
Giải quyết nhanh và có hiệu quả những mâu thuẫn 397 708 75
21
nảy sinh trong các mối quan hệ tại cơ sở TTTN. 33,6 60,0 6,4
Nhanh trí giải quyết các tình huống nảy sinh trong 442 657 81
22
công việc khi TTTN. 37,5 55,7 6,9
Điều chỉnh bản thân một cách tích cực để phù hợp 382 697 101
23
với những chuẩn mực, quy định tại cơ sở TTTN. 32,4 59,1 8,6
Nắm bắt yêu cầu và trình bày thuận lợi các báo cáo 370 706 104
24
công việc và báo cáo kết quả TTTN. 31,4 59,8 8,5
Sử dụng hiệu quả ngoại ngữ - tin học phục vụ công 328 765 79
25
việc khi TTTN. 27,8 64,8 6,7
Sử dụng hiệu quả kỹ năng mềm phục vụ công việc 384 708 88
26
khi TTTN 32,5 60,0 7,5

104
Kết quả thống kê ở bảng 2.15 cho thấy trong 26 nội dung khảo sát về nhận thức
về biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN thì tất cả nội dung
này đều được SV rất đồng ý và đồng ý với tỷ lệ từ 90% trở lên.
Trong đó, có bốn nội dung được SV nhận thức cao nhất với tỷ lệ rất đồng ý và
đồng ý trên 95%, cụ thể:
- Nội dung “Điều chỉnh bản thân để đối mặt với những áp lực nảy sinh trong quá
trình TTTN.” với 36,8% rất đồng ý và 61,5% đồng ý, chỉ có 1,7% là không đồng ý.
Đây là một dung quan trọng và đóng vai trò chủ chốt giúp SV thích ứng nhanh chóng
vào môi trường công việc khi TTTN, đặc biệt với những SV chưa có kinh nghiệm thực
tiễn từ việc làm thêm trước đó. Nảy sinh trong TTTN là áp lực đa chiều xuất phát từ
nhiều nguyên nhân (từ nhà trường, từ cơ sở thực tập, từ bản thân) buộc SV phải có kỹ
năng để vượt qua trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tương tự với nội dung trên, nội dung “Ổn định về tâm lý cá nhân để thực hiện
hoạt động nghề nghiệp trong TTTN.” cũng được SV nhận thức rất cao khi có đến
21,9% rất đồng ý, 75,5% đồng ý và chỉ có 2,5% là không đồng ý. Trước khi bắt đầu
đợt TTTN, SV thường phải đối diện với nhiều sự lo âu vì đây là một hoạt động vô
cùng quan trọng để họ có thể hoàn thành bốn năm học Đại học, là bước đệm cho hoạt
động nghề nghiệp trong tương lai. Tinh thần lạc quan hay ý chí vượt khó đều là những
yếu tố căn bản để họ thực hiện tốt hơn quá trình TTTN của bản thân. Chính vì vậy, SV
lại đánh giá và nhận thức cao về yếu tố “ổn định tâm lý” trong vấn đề kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN hơn các yếu tố khác.
- Nội dung “Nắm bắt kịp thời yêu cầu của người hướng dẫn trong TTTN” với
31,3% rất đồng ý, 65,4% đồng ý, chỉ có 3,3% không đồng ý. Người hướng dẫn có thể
hiểu là giảng viên, cũng có thể là người hướng dẫn tại cơ sở thực tập. Một bên là cầu
nối giữa SV và nhà trường, một bên là cầu nối giữa SV và cơ sở thực tập. TTTN kết
quả kết cùng được đánh giá thông qua nhận xét của người hướng dẫn tại cơ sở thực tập
và báo cáo thực tập tốt nghiệp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Vì vậy, SV
nhận thức cao về nội dung này để hoàn thành tốt TTTN cũng dễ hiểu.
- Nội dung “Linh hoạt, chủ động trong thiết lập mối quan hệ tại cơ sở TTTN.”
cũng là nội dung được SV nhận thức rất cao với 39,8% rất đồng ý và 55,8% đồng ý và
chỉ có 4,4% không đồng ý. Những khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ tại

105
cơ sở thực tập luôn là khó khăn cơ bản mà SV phải đối diện. Điều này xuất phát từ
việc thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng, thiếu sự tự tin trong giao tiếp của SV. Thích
ứng với mối quan hệ tại cơ sở TTTN là một trong những nội dung trọng tâm cần đánh
giá để xác định khả năng thích ứng với môi trường công việc trong TTTN.
Ngược lại, có thể đề cập thêm bốn nội dung có tỷ lệ không đồng ý cao nhất, tuy
tổng hai mức rất đồng ý và đồng ý đều trên 80% (nhưng dưới 90%), cụ thể: Triển khai
nhanh nội dung thâm nhập thực tế, tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị khi bắt đầu
TTTN (14,8% không đồng ý), Có khả năng đề xuất các ý tưởng mới một cách hiệu quả
trong TTTN với cấp trên, người hướng dẫn hoặc đối tác (12,2% không đồng ý), Thực
hiện có hiệu quả nội dung thâm nhập thực tế, tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị
khi bắt đầu TTTN (10,4% không đồng ý), Thích nghi của bản thân với điều kiện cơ sở
vật chất tại cơ sở TTTN (10,3% không đồng ý). Hơn 10% SV chưa nhận thức rõ các
vấn đề này, tuy không phải là một số liệu cao nhưng cũng là những định hướng cần
quan tâm trong quy trình phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong
hoạt động TTTN cho SV.
Tóm lại, nhận thức về biểu hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của SV ở mức độ cao. Đây là những điều kiện thuận lợi nhằm phát triển kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc trong TTTN của SV.
2.3.2. Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
trong hoạt động TTTN
2.3.2.1. Tự đánh giá trên bình diện chung về kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong hoạt động TTTN
Bảng 2.16. Tự đánh giá trên bình diện chung về kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong hoạt động TTTN
Sinh viên GV - NHD
TT NỘI DUNG
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
1 Cao 87 7,4 13 5,4
2 Khá 623 52,8 79 32,9
3 Trung bình 366 31,0 134 55,8
4 Thấp 86 7,3 12 5,0
5 Rất thấp 18 1,5 2 0,8
Điểm trung bình 3,57 3,37

106
SV khá tự tin khi đánh giá về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong
hoạt động TTTN của bản thân khi có đến 52,8% tự đánh giá ở mức khá, trong khi đó
phần lớn giảng viên và người hướng dẫn đánh giá kỹ năng này ở SV chỉ đạt mức
trung bình với 55,8%, mức khá chỉ có 32,9%. Ở mức khá tuy SV còn một số hạn chế
nhất định trong việc thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động TTTN nhưng
về cơ bản họ hòa nhập được tương đối và thay đổi được một số yếu tố nhất định ở bản
thân để hoàn thành trách nhiệm được giao. Một con số khác cũng cho thấy SV rất tự
tin khi nhìn nhận bản thân thể hiện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong
hoạt động TTTN ở mức cao với tỷ lệ là 7,4%, giảng viên và người hướng dẫn cho rằng
chỉ có 5,4% SV đạt mức này. Nếu SV có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt kiến thức và kỹ
năng thì sẽ có những kinh nghiệm ban đầu thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN.
Có đến 39,8% SV tự đánh giá kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong
hoạt động TTTN chỉ ở mức trung bình, thấp và rất thấp, cụ thể: trung bình với 31,0%,
thấp với 7,3% và rất thấp với 1,5%. Một tín hiệu khả quan là tỷ lệ SV đánh giá bản
thân có kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động TTTN ở mức
thấp và rất thấp rất ít (8,8%). Như vậy, xu hướng SV đánh giá kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc trong hoạt động TTTN từ trung bình trở lên là chủ yếu, trong đó
có hơn ½ SV ở mức khá. Cán bộ và giảng viên cũng đánh giá SV ở mức trung bình,
với hơn ½ SV ở mức trung bình.
60 52.8
50
40
31
30
20
10 7.4 7.3
1.5
0
Cao Khá Trung Thấp Rất thấp
bình

Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 2.1. Tự đánh giá trên bình diện chung về kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong hoạt động TTTN

107
Bảng 2.17. Đánh giá về cá nhân khác trên bình diện chung về kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc trong hoạt động TTTN
Tỷ lệ
TT NỘI DUNG Tần số
(%)
1 Cao 64 5,4
2 Khá 669 56,7
3 Trung bình 336 28,5
4 Thấp 89 7,5
5 Rất thấp 22 1,9
Điểm trung bình 3,56
Kết quả đánh giá về cá nhân khác trên bình diện chung về kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc trong hoạt động TTTN làm rõ hơn tính khách quan của việc SV
tự đánh giá. Điểm trung bình SV tự đánh giá là 3,57 cao hơn so với SV đánh giá cá
nhân khác với điểm trung bình là 3,56, sự chênh lệch không đáng kể. Kết quả này
không thể kết luận sự tự đánh giá kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong
hoạt động TTTN là hoàn toàn khách quan. Cần tiến hành kiểm nghiệm lại bằng phép
thống kê tìm hiểu mối tương quan giữa tự đánh giá về kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc trong hoạt động TTTN với kết quả trên toàn bảng hỏi được xác định
bằng tổng điểm để quy thành các mức độ thích ứng cụ thể thông qua ba mặt biểu hiện
của SV: nhận thức, thái độ và các biểu hiện cụ thể.
2.3.2.2. Tự đánh giá về những biểu hiện của kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong hoạt động TTTN
Tự đánh giá về những biểu hiện của kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
trong hoạt động TTTN ở SV có ĐTB chung là 3,64, theo thang đo ứng với mức độ
khá. Nhưng giảng viên và người hướng dẫn chỉ đánh giá biểu hiện kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc trong hoạt động TTTN của SV ở mức trung bình với ĐTB là
2,37. Như vậy, dù SV cho rằng trong quá trình thực tập các khó khăn trong các vấn đề
trên diễn ra theo mức từ thỉnh thoảng đến thường xuyên là chủ yếu nhưng SV cho rằng
bản thân ban đầu đã thích ứng được ở mức độ khá. Kết quả tự đánh giá này có chủ
quan ở SV hay không? Kết quả chung trên toàn thang đo sẽ làm rõ vấn đề này và được
kiểm nghiệm bằng các phép toán tương quan.

108
Bảng 2.18. Tự đánh giá về những biểu hiện của kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong hoạt động TTTN
MỨC ĐỘ ĐTB
TT Biểu hiện Trung Rất GV-
Cao Khá Thấp SV
bình thấp NHD
Tâm thế nghề nghiệp sẵn 107 593 451 23 6
1 3,65 2,39
sàng. 9,1 50,3 38,2 1,9 0,5
Thích ứng với nội dung 87 553 500 33 7
2 3,58 2,42
thực tập tốt nghiệp. 7,4 46,9 42,4 2,8 0,6
Thích ứng với rèn luyện 88 586 445 55 6
3 3,59 2,12
kỹ năng nghề nghiệp. 7,5 49,7 37,7 4,7 0,5
Thích ứng với các điều 94 553 487 46
4 0 3,59 2,37
kiện, phương tiện TTTN. 0,8 46,9 41,2 3,9
Thích ứng với các mối 114 520 468 52 26
5 3,55 2,47
quan hệ trong đợt TTTN. 9,7 44,1 39,7 4,4 2,2
Thích ứng với các chuẩn
mực, quy tắc tại cơ quan, 224 637 293 26
6 0 3,88 2,43
xí nghiệp, đơn vị… thực 19,0 54,0 24,8 2,2
tập.
Điểm trung bình chung 3,64 2,37
Biểu hiện SV tự đánh giá có khả năng thích ứng cao nhất là “Thích ứng với các
chuẩn mực, quy tắc tại cơ quan, xí nghiệp, đơn vị… thực tập” với ĐTB là 3,88, có
54,0% là khá và 19,0% là cao, với tổng hai mức này là 73%, chỉ có 27% là ở mức
trung bình và thấp, không có SV tự đánh giá mức rất thấp. Giảng viên và người hướng
dẫn thực tập cũng cho rằng khả năng thích ứng với các chuẩn mực, quy tắc tại cơ quan,
xí nghiệp, đơn vị… thực tập của SV là cao nhất so với các biểu hiện còn lại với ĐTB
là 2,43. Việc nhanh chóng hòa nhập vào các chuẩn mực, quy tắc tại cơ sở thực tập sẽ
giúp SV thực hiện tốt nhiệm vụ trong quá trình TTTN. Thích ứng với vấn đề này cần
sự tự giác cao, chủ động học hỏi các đồng nghiệp tại nơi TTTN.
Đứng vị trí thứ hai, có ĐTB đồng hạng 3,59 là “Thích ứng với rèn luyện kỹ năng
nghề nghiệp” và “Thích ứng với các điều kiện, phương tiện TTTN”. Tỷ lệ phần trăm ở
mỗi nội dung cho thấy SV đánh giá ở mức trung bình và khá là chủ yếu. Đây là một tín
hiệu tích cực nhưng vẫn cần tiếp tục thúc đẩy kỹ năng này đạt đến mức độ cao, mức độ
giúp SV hòa nhập nhanh chóng và khẳng định bản thân là những cách thức linh hoạt

109
với môi trường công việc. Tuy nhiên, giảng viên và cán bộ quản lý lại cho rằng thích
ứng với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của SV là thấp nhất so với các biểu hiện khác
với ĐTB là 2,12. Dưới góc nhìn khách quan, giảng viên và người hướng dẫn thực tập
đã nhận ra được những yếu kém của SV khi thích ứng với yếu tố này trong TTTN. Kết
quả phỏng vấn người hướng dẫn tại Ngân hàng A (quận 1) cho biết: “SV gặp lúng túng
khi thực hành công việc, các em còn làm việc khá máy móc, chưa bám vào thực tế, chỉ
giải quyết vấn đề một cách lý thuyết mà chưa biết linh hoạt trong từng tình huống cụ
thề. Thậm chí, có SV hoàn toàn không biết bắt đầu công việc ra sao khi giao nhiệm
vụ… tất cả đều phải cầm tay chỉ việc”.
Kế tiếp, là biểu hiện “tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng” có ĐTB là 3,65, có 50,3%
SV đánh giá ở mức khá và chỉ có 9,1% ở mức cao. Ở phần đánh giá về tầm quan trọng
của các biểu hiện thì tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng được SV đánh giá với ĐTB cao
nhất. Điều này cho thấy, tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng được SV đánh giá về mức độ
quan trọng cao bởi vì trong chính bản thân họ nhận ra những hạn chế nhiều hơn ở biểu
hiện này so với các biểu hiện khác. Sự nỗ lực khắc phục những khó khăn về tâm thế
nghề nghiệp sẽ nảy sinh khi họ có nhận thức về vai trò của nó nhưng song, trong thực
tế, bản thân SV lại chưa đồng ý rằng khả năng thích ứng về tâm thế nghề nghiệp của
mình là cao nhất.
Quan trọng không kém nhưng lại có ĐTB xếp vị trí thứ 5, đây là vấn đề trọng
tâm mà SV đã được tạo điều kiện bằng các văn bản và sự hướng dẫn của giảng viên,
đó là nội dung “Thích ứng với nội dung TTTN” với ĐTB là 3,58. Vị trí cuối cùng là
nội dung “Thích ứng với các mối quan hệ trong đợt TTTN” với ĐTB là 3,55. Những
biểu hiện này sẽ được khảo sát một cách cụ thể ở phần sau nhằm làm rõ các nội dung
cơ bản SV thích ứng để hòa nhập vào môi trường công việc trong TTTN.
Đối với SV, thực tập là để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng nghề mình đang theo
học và chuẩn bị làm việc chính thức. Để có được kết quả thực tập tốt theo đúng nghĩa
không hề đơn giản. Tự đánh giá trên bình diện chung về các biểu hiện của kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động TTTN cho thấy SV khá tự tin về
vấn đề. Sự tự tin này cần thiết phải được xem xét và đo lường một cách khách quan.
Nếu kết quả này có mối tương quan thuận thì đây là một động thái tích cực để hoàn thiện
hơn kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV. Tuy nhiên, dưới góc

110
độ khách quan hơn, giảng viên và cán bộ quản lý cho rằng những biểu hiện của kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc trong hoạt động TTTN của SV chỉ ớ mức trung bình
và không có yếu tố nào được đánh giá ở mức khá. Đây cũng là cơ sở quan trọng để định
hướng các biện pháp nâng cao kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN.
2.3.3. Thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh
viên trên từng phương diện
2.3.3.1. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện tâm thế nghề nghiệp
Điểm trung bình chung 3,44 cho thấy tâm thế sẵn sàng với hoạt động TTTN của
SV ở mức bình thường, chưa chạm mức sẵn sàng. Giảng viên và người hướng dẫn
cũng đánh giá SV chưa sẵn sàng với hoạt động TTTN với ĐTB là 3,26. Từ kết quả
thống kê trên SV và giảng viên, người hướng dẫn TTTN cho phép khẳng định phần
đông SV chưa sẵn sàng cho hoạt động TTTN. Cụ thể, tổng ba mức bình thường, không
sẵn sàng và hoàn toàn không sẵn sàng là 42,8%, gần 50%. Đáng lưu ý có đến 307
tương ứng với 26,0% SV cho rằng bản thân không sẵn sàng. Đây là những số liệu
mang tính báo động cho chất lượng của hoạt động TTTN. Bởi tâm lý là một yếu tố
quan trọng để SV thích nghi và phấn đấu trong môi trường thực tập. Tâm lý sẵn sàng
giúp SV mạnh dạn đối diện với những khó khăn trong môi trường TTTN và chủ động
ứng phó trước những tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc, trong các mối quan hệ
liên quan đến nơi thực tập. Kết quả phỏng vấn sinh viên N.T.H cho thấy: “Trước khi
TTTN, bản thân cảm thấy rất hoang mang, không biết mình sẽ làm gì và phải giải
quyết những khó khăn như thế nào. Em rất sợ bị từ chối trong việc tìm cơ sở TTTN”.
Bảng 2.19. Tâm thế sẵn sàng khi TTTN
Sinh viên GV - NHD
TT NỘI DUNG
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
1 Rất sẵn sàng 165 14,0 32 13,3
2 Sẵn sàng 510 43,2 52 21,7
3 Bình thường 192 16,3 104 43,3
4 Không sẵn sàng 307 26,0 50 20,8
5 Hoàn toàn không sẵn sàng 6 0,5 2 0,8
Điểm trung bình 3,44 3,26

111
Tuy có đến 43,2% sinh viên cho rằng bản thân trong tâm thế sẵn sàng và 14,0%
trong tâm thế rất sẵn sàng, với tổng hai mức này là 57,2% nhưng đây không phải là
một số liệu cao đáp ứng được kỳ vọng về tâm thế sẵn sàng với hoạt động TTTN. Điều
này đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong việc nâng cao tâm thế sẵn sàng với hoạt
động TTTN. Vấn đề này đòi hỏi có những kế hoạch tích hợp và những trải nghiệm
thực tế, những bài tập thực hành gắn liền với thực tiễn, với cơ sở thực tập cho SV
trước giai đoạn TTTN từ rất sớm trước đó.

Hoàn toàn
không sẵn 0.5
sàng
26

Bình thường 16.3

43.2

Rất sẵn sàng 14

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 2.2. Tâm thế sẵn sàng khi TTTN của sinh viên
Để làm rõ hơn tâm thế nghề nghiệp khi TTTN của SV, bảng số liệu sau phân
tích mức độ vượt qua một số khó khăn trong tâm thế nghề nghiệp khi TTTN:
Bảng 2.20. Mức độ vượt qua một số khó khăn trong tâm thế nghề nghiệp khi TTTN
MỨC ĐỘ VƯỢT QUA ĐTB
TT Tâm trạng Trung Rất GV-
Tốt Khá Thấp SV
bình thấp NHD
Áp lực khi nghe nhắc đến 72 347 584 154 23
1 3,25 2,58
việc TTTN. 6,1 29,4 49,5 13,1 1,9
Căng thẳng khi chuẩn bị
63 353 440 297 27
2 trang phục, hồ sơ đến đơn 3,11 2,51
5,3 29,9 37,3 25,2 2,3
vị thực tập.
Đau đầu mỗi khi nghĩ đến 62 265 425 383 45
3 2,93 2,07
việc đi TTTN. 5,3 22,5 36,0 32,5 3,8
Mệt mỏi mỗi lần đi thu
75 279 478 312 36
4 thập thông tin thực tế tại 3,04 2,56
6,4 23,6 40,5 26,4 3,1
cơ sở thực tập.

112
Sợ hãi khi nói chuyện với
cấp trên, người hướng 80 221 484 346 49
5 2,95 2,09
dẫn, đồng nghiệp, khách 6,8 18,7 41,0 29,3 4,2
hàng…
Run rẩy mỗi khi sắp thực
hiện những công việc 36 176 416 429 123
6 2,64 2,34
được phân công trong 3,1 14,9 35,3 36,4 10,4
TTTN.
Mất bình tĩnh khi tổ chức
họp phòng ban, công ty 58 188 394 79
7 0 2,02 2,23
hay hẹn gặp đối tác, 4,9 39,1 33,4 6,7
khách hàng.
Điểm trung bình chung 2,85 2,34
Nếu SV tự đánh giá về tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng với ĐTB chung là 3,65
(bảng 2.18) rơi vào mức khá thì ĐTB chung về các biểu hiện cụ thể của tâm thế nghề
nghiệp sẵn sàng chỉ có 2,85 - ứng với mức trung bình. Nhưng cần lưu ý rằng, những
biểu hiện trên là theo nhóm nội dung có hướng tiêu cực. Như vậy, không có sự mâu
thuẫn trong tự đánh giá chung và đánh giá trên bình diện cụ thể liên quan đến tâm thế
nghề nghiệp sẵn sàng. Tuy nhiên, cán bộ quản lý và giáo viên hướng dẫn lại cho ĐTB
là 2.34, họ đánh giá SV vượt qua những khó khăn này chỉ ở mức thấp. Như vậy có thể
thấy SV có xu hướng đánh giá về tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng của bản thân cao hơn
so với cán bộ quản lý và giáo viên hướng dẫn đánh giá về họ.
Trong sáu biểu hiện về tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng thì không có nội dung nào
có ĐTB trên 3,51 rơi vào mức khá. ĐTB cao nhất cũng rơi vào mức trung bình đó là
biểu hiện “Áp lực khi nghe nhắc đến việc TTTN” với ĐTB là 3,25, có đến 49,5% ở
mức trung bình, chiếm gần 50% khách thể. Giảng viên và người hướng dẫn cũng đánh
giá nội dung này cao nhất với ĐTB là 2,58 (rơi vào mức trung bình). Không ít SV cảm
thấy mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực công việc thực tập quá lớn. Số liệu thống kê trên
khách thể SV cho thấy có 29,4% thường xuyên và 6,1% rất thường xuyên SV chưa
thích ứng được với các áp lực khi TTTN (tổng hai mức này lên đến 35,5%). Công việc
trong TTTN không phải quá nhiều nhưng những khó khăn xuất phát từ những quy
định, mối quan hệ và thời gian thực tập là những trăn trở lớn của SV. Kết quả phỏng
vấn sinh viên T.T.L cho thấy: “Nhiều khó khăn xuất phát từ bản thân mình chưa
chuẩn bị kỹ nên khi gặp có tình huống như thường xuyên bị sai vặt hay la mắng do làm
sai quy định thì rất chán nản chỉ muốn nhanh chóng kết thúc TTTN” hay sinh viên

113
N.K.L chia sẻ: “Phải vừa trả nợ học phần vừa đi thực tập nên bản thân không tập
trung được, thường xuyên bị nhắc nhở và có nguy cơ bị nơi TTTN đuổi… suốt hai
tháng bản thân mình rất căng thẳng”. Rõ ràng đây là những vấn đề sinh viên hoàn
toàn có thể làm chủ và giải quyết nhưng kết quả phỏng vấn cho thấy khuynh hướng
thụ động của SV để thích ứng với môi trường công việc. Tuy ĐTB là cao nhất nhưng
biểu hiện này vẫn đưa đạt mức khá. Rõ ràng, căng thẳng nghề nghiệp là một trong
những vần đề phổ biến mà xã hội đã và đang chấp nhận như một thực tế. Nhưng sự
thật, áp lực công việc làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, thậm chí có thể gây nên
những hậu quả nghiêm trọng. SV cần nhận thức và có cách thức vượt qua những căng
thẳng, áp lực này để thích ứng kịp thời khi TTTN cũng như trong hoạt động nghề
nghiệp.
Đáng chú ý, biểu hiện đứng thứ hai cũng với ĐTB ở mức trung bình, đó là “Căng
thẳng khi chuẩn bị trang phục, hồ sơ đến đơn vị thực tập” với ĐTB là 3,11, có đến
37,3% ở mức trung bình và 25,2% ở mức thấp. Nhưng cũng lưu ý rằng vẫn còn 29.9%
thường xuyên và 5,3% rất thường xuyên chưa vượt qua được căng thẳng khi chuẩn bị
trang phục, hồ sơ đến đơn vị thực tập, với tổng hai mức này là 35,2%. Điều này cho
thấy SV không chỉ hạn chế ở những nội dung kỹ năng thích ứng mà ngay cả những
yếu tố cơ bản để thể hiện sự linh hoạt của cá nhân cũng hạn chế.
Những nội dung còn lại có ĐTB dưới 3,00 nhưng tổng tỷ lệ % ở mức thường
xuyên và rất thường xuyên còn biểu hiện chưa có sự thích ứng về tâm thế nghề nghiệp:
- Nội dung “Đau đầu mỗi khi nghĩ đến việc đi TTTN” với 27,8% (22,5% thường
xuyên và 5,3% rất thường xuyên)
- Nội dung “Sợ hãi khi nói chuyện với cấp trên, người hướng dẫn, đồng nghiệp,
khách hàng…” với 25,5% (18,7% thường xuyên và 6,8% thường xuyên).
- Nội dung “Run rẩy mỗi khi sắp thực hiện những công việc được phân công
trong TTTN” với 18,0% (14,9% thường xuyên và 3,1% rất thường xuyên).
- Tuy có ĐTB thấp nhất (2.02) nhưng nội dung “Mất bình tĩnh khi tổ chức họp
phòng ban, công ty hay hẹn gặp đối tác, khách hàng” có tỷ lệ lên đến 44,0% ở mức tốt
và khá. Trong thời buổi kinh doanh hiện nay khách hàng được xem là thượng đế, đối
với tất cả các ngành như kinh doanh dịch vụ, buôn bán sản phẩm,... SV thực tập trong

114
các lĩnh vực này rất cần sự khéo kéo và thái độ giao tiếp tích cực. Đặc biệt là cần thích
ứng với những khách hàng khó tính để thực hiện thành công nhiệm vụ TTTN.
Tóm lại, tuy SV có thể hiện chỉ ở mức trung bình những biểu hiện tiêu cực trong
việc thích ứng với tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng nhưng tỷ lệ % ở mức thường xuyên
và rất thường xuyên dao động từ 18,0% đến 40,0% là những dữ liệu cho thấy một bộ
phận không nhỏ SV còn gặp khó khăn trong việc thích ứng tâm thế nghề nghiệp sẵn
sàng. Nói khác đi, kỹ năng thích ứng ở SV trong tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng chỉ đạt
mức trung bình là chủ yếu.
2.3.3.2. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện nội dung TTTN
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên phương diện
nội dung TTTN với ĐTB chung là 3,43 tương ứng với mức trung bình. Giảng viên và
người hướng dẫn TTTN cũng đánh giá kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN của SV trên phương diện nội dung TTTN ở mức trung bình với 3,2. Trong
mười bốn nội dung chỉ có bốn nội dung có ĐTB trên 3,51 rơi vào mức khá, cụ thể như
sau:
ĐTB cao nhất tìm được ở nội dung “Rèn luyện phẩm chất - đạo đức nghề nghiệp
trong quá trình TTTN chủ động” với ĐTB là 3,58, có 55,3% SV đạt mức khá và 5,7%
đạt mức cao. Giảng viên và người hướng dẫn TTTN chỉ đánh giá yếu tố này được SV
thích ứng ở mức độ trung bình 2,88, vị trí thứ ba. Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố
quan trọng để phát triển sự nghiệp. Đó là điểm tựa giúp mỗi cá nhân đứng vững được
trong môi trường làm việc với nhiều cạnh tranh nơi công sở và tiền đề cho sự thăng
tiến trong sự nghiệp. Mỗi ngành nghề sẽ có những chuẩn mực về phẩm chất - đạo đức
nghề nghiệp khác nhau. TTTN là giai đoạn SV nhận thức và rèn luyện những yếu này
một cách hoàn thiện hơn. Cũng có ĐTB là 3,58 là nội dung “Thực hiện việc viết báo
cáo tốt nghiệp một cách đầy đủ, chất lượng theo đúng yêu cầu” với 45,9% ở mức khá
và 10,6% mức cao. Giảng viên và người hướng dẫn TTTN cũng đồng quan điểm ở vị
trí thứ hai với ĐTB là 2,92 - nhưng chỉ đạt mức trung bình. Đây là một trong những
nội dung quan trọng để kết thúc quá trình TTTN. Công việc này sẽ là quy trình đánh
giá lại những kiến thức và kỹ năng mà SV có được trong suốt thời gian TTTN.

115
Bảng 2.21. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện nội dung TTTN
MỨC ĐỘ ĐTB
TT Nội dung Trung Rất GV-
Cao Khá Thấp SV
bình thấp CBHD
Nắm đầy đủ nội dung
thâm nhập thực tế hoạt
động của ngành - nghề, 62 420 669 29
1 0 3,44 2,58
công việc; tìm hiểu quy 5,3 35,6 56,7 2,5
trình hoạt động của đơn vị
trong TTTN.
Triển khai nhanh chóng
thâm nhập thực tế hoạt
động của ngành - nghề, 42 367 694 77
2 0 3,32 2,73
công việc; tìm hiểu quy 3,6 31,1 58,8 6,5
trình hoạt động của đơn vị
khi bắt đầu TTTN.
Tổ chức thực hiện có hiệu
quả nội dung thâm nhập
thực tế hoạt động của
58 368 646 102 6
3 ngành - nghề, công việc; 3,31 2,71
4,9 31,2 54,7 8,6 0,5
tìm hiểu quy trình hoạt
động của đơn vị khi
TTTN.
Nắm bắt đầy đủ về nội
53 570 487 65 5
4 dung lập kế hoạch thực tập 3,51 2,47
4,5 48,3 41,3 5,5 0,4
trong hoạt động TTTN.
Triển khai nhanh chóng
nội dung lập kế hoạch 47 433 607 85 8
5 3,36 2,62
thực tập trong hoạt động 4,0 36,7 51,4 7,2 0,7
TTTN.
Tổ chức thực hiện có hiệu
quả nội dung lập kế hoạch 48 446 601 61 24
6 3,37 2,60
thực tập trong hoạt động 4,1 37,8 50,9 5,2 2,0
TTTN.
7 Nắm bắt đầy đủ việc sử 58 458 557 81 26 3,37 2,58
dụng - ứng dụng kiến thức 4,9 38,8 47,2 6,9 2,2
đã học vào thực tế môi

116
trường công việc khi
TTTN.
Triển khai nhanh việc sử
dụng - ứng dụng kiến thức
60 382 614 107 17
8 đã học vào thực tế môi 3,31 2,70
5,1 32,4 52,0 9,1 1,4
trường công việc khi
TTTN.
Tổ chức thực hiện có hiệu
quả nội dung sử dụng -
84 409 611 69 7
9 ứng dụng kiến thức đã học 3,42 2,61
7,1 34,7 51,8 5,8 0,6
vào thực tế môi trường
công việc khi TTTN.
Tham gia trực tiếp vào các
nội dung công việc thuộc
chuyên môn trong quá 56 450 582 78 14
10 3,39 2,67
trình TTTN một cách phù 4,7 38,1 49,3 6,6 1,2
hợp (có hiệu quả nhất
định).
Rèn luyện kỹ năng nghề 62 523 500 80 15
11 3,46 2,76
nghiệp trong TTTN. 5,3 44,3 42,4 6,8 1,3
Rèn luyện phẩm chất - đạo
67 652 367 82 12
12 đức nghề nghiệp trong quá 3,58 2,88
5,7 55,3 31,1 6,9 1,0
trình TTTN chủ động.
Thực hiện việc viết báo
cáo tốt nghiệp một cách 125 542 418 88 7
13 3,58 2,92
đầy đủ, chất lượng theo 10,6 45,9 35,4 7,5 0,6
đúng yêu cầu.
Tham gia khá đầy đủ các
nội dung ứng với vị trí
96 576 409 90 9
14 công việc trong môi 3.56 2,95
8,1 48,8 34,7 7,6 0,8
trường làm việc khi
TTTN.
Điểm trung bình chung 3,43 3,2

Đứng ở vị trí thứ ba là nội dung “Tham gia khá đầy đủ các nội dung ứng với vị
trí công việc trong môi trường làm việc khi TTTN” với ĐTB là 3,56, có 48,8% ở mức
khá và 8,1% mức cao. Việc SV thích ứng được với nội dung này ở mức khá là một tín
hiệu khả quan vì điều này cho thấy sự chăm chỉ và thể hiện một phần ý chí trong việc

117
hòa nhập nhanh vào vị trí công việc theo yêu cầu tại đơn vị TTTN. Càng tham gia
nhiều nội dung ở vị trí công việc được phân công thì SV càng có nhiều cơ hội tích lũy
kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân. Giảng viên và người hướng dẫn TTTN cũng
cho rằng nội dung này đứng vị trí cao nhất, với ĐTB là 2,95 - mức trung bình.
Nội dung cuối cùng có ĐTB ở mức khá là “Nắm bắt đầy đủ về nội dung lập kế
hoạch thực tập trong hoạt động TTTN” với ĐTB là 3,51, 48,3% ở mức khá, nhưng
cũng cần lưu ý thêm là có 41,3% ở mức trung bình. Như vậy, có sự phân bố không
đồng đều trong vấn đề thích ứng này ở SV, sự chêch lệch về khả năng thích ứng với
nội dung lập kế hoạch thực tập trong hoạt động TTTN ở SV. Lập kế hoạch là nội dung
quan trọng, thao tác này đảm bảo tiến trình TTTN diễn ra một cách khoa học, đảm bảo
tính chuyên nghiệp và hiệu quả TTTN. Kết quả phỏng vấn sinh viên N.Y.L cho biết:
“Trong lớp, có bạn thực hiện nội dung này, có bạn thì không, không ít bạn chỉ làm cho
có nếu có sự kiểm tra từ giám sát thực tập hoặc yêu cầu từ giảng viên hướng dẫn”.
Điều này cho thấy dù được đánh giá trên bình diện chung là khá nhưng không ít SV
vẫn thờ ơ, dửng dưng với vấn đề này. Sự nhận định được làm rõ khi nội dung “Triển
khai nhanh chóng nội dung lập kế hoạch thực tập trong hoạt động TTTN” với ĐTB là
3,36 và “Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung lập kế hoạch thực tập trong hoạt
động TTTN” với ĐTB là 3,37, đều rơi vào mức trung bình. Rõ ràng có sự mâu thuẫn
giữa “nắm bắt” và “thực hiện”, có nghĩa là SV có những hiểu hiết rõ ràng nhất định về
nội dung lập kế hoạch trong TTTN nhưng khả năng thực hiện trong thực tiễn là hạn
chế. Điều này cho thấy khả năng thích ứng của SV trong thực hiện nội dung TTTN
còn nhiều bất cập.
Những nội dung còn lại đều có ĐTB dưới 3,51 rơi vào mức trung bình và ĐTB
của các nội dung này không có sự chêch lệch nhiều, dao động từ 3,31 đến 3,44. Các
nội dung này được xếp theo thứ tự ĐTB theo nhóm nội dung để làm rõ những khía
cạnh thích ứng chưa tốt trong kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
của SV trên phương diện nội dung TTTN:
* Về phương diện nội dung thâm nhập thực tế hoạt động của ngành - nghề, công
việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị:
- Nắm đầy đủ nội dung thâm nhập thực tế hoạt động của ngành - nghề, công việc;
tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị trong TTTN với ĐTB là 3,44.

118
- Triển khai nhanh chóng thâm nhập thực tế hoạt động của ngành - nghề, công
việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị khi bắt đầu TTTN với ĐTB là 3,32.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung thâm nhập thực tế hoạt động của ngành
- nghề, công việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị khi TTTN với ĐTB là 3,31.
* Về phương diện nội dung sử dụng - ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào
thực tế môi trường công việc:
- Nắm bắt đầy đủ việc sử dụng - ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế môi
trường công việc khi TTTN với ĐTB là 3,37.
- Triển khai nhanh việc sử dụng - ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế môi
trường công việc khi TTTN với ĐTB là 3,31.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung sử dụng - ứng dụng kiến thức đã học
vào thực tế môi trường công việc khi TTTN với ĐTB là 3,42.
- Tham gia trực tiếp vào các nội dung công việc thuộc chuyên môn trong quá
trình TTTN một cách phù hợp (có hiệu quả nhất định) với ĐTB là 3,39.
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong TTTN với ĐTB là 3,46.
Tóm lại, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên
phương diện nội dung TTTN đạt mức trung bình. Hạn chế lớn nhất ở SV khi thích ứng
với nội dung TTTN là vấn đề lập kế hoạch TTTN, thâm nhập thực tế hoạt động của
ngành - nghề, công việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị, sử dụng - ứng dụng
kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế môi trường công việc.
2.3.3.3. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên phương diện
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp với ĐTB là 3,71 rơi vào mức khá. Như vậy, so với việc
thích ứng với nội dung TTTN thì việc thích ứng với kỹ năng nghề nghiệp có sự khác
biệt, dù sự chênh này không quá cao nhưng cũng mang tính tích cực. Điều quan trọng
không chỉ là xem xét đến những kỹ năng liên quan đến công việc, mà còn là khả năng
tự quản lý và sự linh hoạt trong công việc. SV cũng muốn mở rộng phạm vi những kỹ
năng mình thông thạo, vì vậy những kinh nghiệm sống của họ cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều
cho việc tích lũy những kỹ năng của mình. Nói cách khác: kỹ năng nghề nghiệp mà
SV có được phần lớn bắt đầu từ kinh nghiệm làm việc của họ. TTTN là cơ hội để họ

119
tích lũy điều này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý ở nội dung này thì giảng viên và người
hướng dẫn TTTN cho rằng kỹ năng thích ứng của SV chỉ ở mức trung bình với 2.53.
Bảng 2.22. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
MỨC ĐỘ ĐTB
TT Nội dung Rất Trung Rất GV-
Cao Thấp SV
cao bình thấp CBHD
Rèn luyện kỹ năng chuyên 134 682 338 23 3
1 3,78 2,62
môn. 11,4 57,8 28,6 1,9 0,3
Rèn luyện kỹ năng lập kế 96 649 398 37
2 0 2,45
hoạch cho công việc. 8,1 55,0 33,7 3,1 3,68
Rèn luyện kỹ năng sử dụng 148 519 393 118
3 0 2,23
ngoại ngữ. 12,5 44,0 33,3 10,0 3,59
Rèn luyện kỹ năng sử dụng 429 497 109 7
4 0 2,67
tin học. 36,4 42,1 9,2 0,6 3,79
Rèn luyện tác phong làm việc 156 556 361 107
5 0 2,56
khoa học. 13,2 47,1 30,6 9,1 3,64
Rèn luyện kỹ năng xử lý tình 179 608 329 54 10
6 2,62
huống trong công việc. 15,2 51,5 27,9 4,6 0,8 3,76
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp - 218 562 315 85
7 0 2,58
ứng xử với đối tác… 18,5 47,6 26,7 7,2 3,78
Rèn luyện kỹ năng làm việc 183 511 399 65 22
8 2,48
nhóm, lãnh đạo. 15,5 43,3 33,8 5,5 1,9 3,65
Điểm trung bình chung 3,71 2,53
Kết quả thống kê ở bảng 3.22 cho thấy không có nội dung nào về kỹ năng nghề
nghiệp có ĐTB dưới 3,51 - thang điểm trung bình. Tuy nhiên, giảng viên và người
hướng dẫn TTTN lại không đánh giá yếu tố nào trên 3.51, tất cả các yếu tố đều chỉ ở
mức trung bình. Dữ liệu này cho thấy SV khá tự tin khi nhìn nhận kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN của SV trên phương diện rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp. Có thể đơn cử nhóm kỹ năng đều có ĐTB trên 3,70:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tin học với ĐTB cao nhất là 3,79, có đến 42,1% khá
và đến 36,4% là ở mức cao. Đây là kỹ năng được phổ cập phổ biến tại trường Đại học,
nó trở thành kỹ năng cơ bản mà SV cần đáp ứng để hoàn thành điều kiện ra trường.
Chính động lực này thúc đẩy SV thích ứng nhanh chóng của với việc rèn luyện kỹ
năng sử dụng tin học trong TTTN.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử với đối tác,… với ĐTB là 3,78, có đến
47,5% ở mức khá và 18,5% ở mức cao. Từ giảng đường Đại học đến quá trình TTTN

120
giống như từ thế giới kín bước ra thế giới mở. SV có cơ hội tương tác với các mối
quan hệ, được mài dũa nhiều khả năng khác nhau thông qua sự va chạm với thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng chuyên môn với ĐTB là 3,78, có 57,8% ở mức khá và
11,4% ở mức cao. Không thể phủ nhận vai trò của TTTN đến việc rèn luyện kỹ năng
chuyên môn cho SV, đặc biệt là trong bối cảnh chương trình giáo dục Đại học còn
nhiều bất cập, lý thuyết nặng, thực hành ít, chưa gắn lý thuyết với thực tiễn. TTTN là
cơ hội giúp SV gần hơn thực tiễn và là cơ hội quan trọng để họ rèn luyện kỹ năng
chuyên môn.
- Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống trong công việc với ĐTB là 3,76, có 51,5%
ở mức khá và 15,2% ở mức cao. Tính linh hoạt là khả năng thích nghi để giải quyết
công việc gặp phải hàng ngày trong công việc lẫn đời sống riêng. Những người có khả
năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang
càng ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý,
hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. Chắc chắn, SV có khả năng phát
hiện và nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả sẽ được chú ý khi TTTN.
Bốn nội dung còn lại đều có ĐTB dưới 3,70 nhưng khá đều nhau dao động từ
3,59 đến 3,65, cụ thể: Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch cho công việc với ĐTB là 3.68;
Rèn luyện tác phong làm việc khoa học với ĐTB là 3,64; Rèn luyện kỹ năng làm việc
nhóm, lãnh đạo với ĐTB là 3,65. Điểm số thấp nhất là “Rèn luyện kỹ năng sử dụng
ngoại ngữ với ĐTB là 3,59, cho thấy vẫn còn một tỷ lệ khá cao chưa thích ứng tốt với
vấn đề này khi có 33,3% ở mức trung bình và 10,0% ở mức thấp. Biết ngoại ngữ
không những là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy
trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực
cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành
một kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay. Khả
năng ngoại ngữ là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty lớn tuyển nhân viên cũng như
cất nhắc vào những vị trí quản lý. Mặc dù hiện tại chưa có thống kê chính thức về
tương quan giữa trình độ ngoại ngữ và mức lương, nhưng thực tế cho thấy cánh cửa cơ
hội thường mở rộng hơn đối với những ứng viên khá ngoại ngữ. Nắm được ngoại ngữ,
con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp
tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình. Tuy ĐTB chung cho thấy sự

121
thích ứng của SV với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chỉ ở mức khá nhưng
còn đến 43.3% ở mức trung bình và thấp cho thấy SV cần có nhiều sự nỗ lực hơn để
khắc phục các hạn chế để tạo ra cho chính bản thân mình cơ hội nghề nghiệp trong
hiện tại và tương lai.
Tóm lại, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên
phương diện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp với ĐTB là 3,71 tương ứng với mức khá.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê từ giảng viên và người hướng dẫn TTTN góp phần nhìn
nhận một cách khách quan hơn về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của SV trên phương diện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, khi họ chỉ đánh giá
nội dung này SV chỉ đạt mức trung bình. SV cần nhiều nỗ lực hơn để cải thiện thêm về
khả năng thích ứng trong rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch cho công việc, rèn luyện tác
phong làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo và đặc biệt là kỹ
năng sử dụng ngoại ngữ.
2.3.3.4. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc
Bảng 2.23. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc
MỨC ĐỘ ĐTB
TT Nội dung Trung Rất GV -
Cao Khá Thấp SV
bình thấp CBHD
Sử dụng máy vi tính soạn 124 623 387 46
1 0 3,70 3,80
thảo văn bản. 10,5 52,8 32,8 3,9
Sử dụng máy chiếu để 106 496 491 79 8
2 3,52 3,45
thuyết trình, báo cáo… 9,0 42,0 41,6 6,7 0,7
Sử dụng các máy in, máy
fax, máy photo và các 95 398 563 114 10
3 3,46 3,57
phương tiện văn phòng 8,1 33,7 47,7 9,7 0,8
khác.
Sử dụng máy móc, thiết
bị, phương tiện kỹ thuật 93 417 509 139 22
4 3,36 3,26
liên quan đến lao động 7,9 35,3 43,1 11,8 1,9
sản xuất chuyên môn.
Thích ứng với điều kiện
lao động: phòng làm việc, 150 521 428 67 14
5 3,62 3, 77
ánh sáng, cảnh quan, 12,7 44,2 36,3 5,7 1,2
tiếng ồn…
Điểm trung bình chung 3,53 3,57

122
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên phương diện
các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc với ĐTB chung là 3,53 ứng với
mức khá. Ở nội dung này thì giảng viên và người hướng dẫn thực tập cũng cho rằng
SV thích ứng ở mức độ khá với ĐTB là 3.57. Xét ở khía cạnh chủ quan và khách quan
thì so với các phương diện thích ứng khác thì phương diện thích ứng với các điều kiện,
phương tiện tại môi trường làm việc tích cực hơn. Trong năm nội dung được khảo sát,
có ba nội dung có ĐTB trên 3,51 đạt mức khá. Cụ thể:
- Sử dụng máy vi tính soạn thảo văn bản với ĐTB cao nhất là 3,70. Giảng viên và

người hướng dẫn TTTN cũng cho rằng đây là nội dung mà SV thích ứng cao nhất với
ĐTB là 3.80. Đây là kỹ năng cơ bản cần có và SV cũng có nhiều thời gian được rèn
luyện trong quá trình học trung học cũng như Đại học. Thêm vào đó, sự phát triển và
phổ biến của công nghệ thông tin đã giúp SV sử dụng phương tiện máy tính một cách
linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cần lưu thêm rằng vẫn còn đến 32,8% là rơi vào mức thấp và
3.9% rất thấp, với tổng hai mức này là 36,7% SV chưa thích ứng với việc sử dụng
phương tiện máy tính.
- Thích ứng với điều kiện lao động: phòng làm việc, ánh sáng, cảnh quan, tiếng
ồn… với ĐTB đứng thứ hai là 3,62, tương tự giảng viên và người hướng dẫn TTTN
cũng đánh giá nội dung này ở vị trí thứ hai với ĐTB là 3.77. Quá trình lao động của
con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sản xuất nhất định. Mỗi môi
trường khác nhau có các nhân tố khác nhau tác động đến người lao động. Tổng hợp
các nhân tố ấy chính là điều kiện lao động. Điều kiện lao động bao gồm các nhân tố
của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người
lao động. Khi SV có khả năng thích ứng với điều kiện lao động cơ bản thì đó là động
lực giúp họ thích nghi tốt hơn các khó khăn khác xuất phát từ điều kiện lao động. Tuy
nhiên, vẫn còn 36,3% chỉ mới thích ứng ở mức trung bình, 5,7% mức thấp và 1,2%
mức rất thấp, với tổng ba mức này là 43,2% SV chưa thích ứng tốt với các điều kiện
lao động này.
- Sử dụng máy chiếu để thuyết trình, báo cáo… ứng mức khá với ĐTB là 3,52.
Nhưng có đến 41,6% rơi vào mức trung bình, 6,7% mức thấp và 0,7% rất thấp, với
tổng ba mức này là 49,0%. Thuyết trình là yêu cầu SV sẽ có thể thực hiện thường
xuyên với nhiều hình thức khác nhau trong công việc và việc sử dụng máy chiếu để

123
thuyết trình là công tác cần thiết để tăng cường tính hiệu quả. Vẫn còn khoảng 50%
SV chưa thích ứng tốt với điều này. Nguyên nhân cơ bản tập trung vào SV chưa có
nhiều cơ hội rèn luyện. Kết quả phỏng vấn SV T.T.L cho biết: “Trong thời gian học
tập chủ yếu thuyết trình theo nhóm, trong nhóm chỉ có một vài bạn là tích cực thực
hiện nên trở thành thói quen. Bản thân thì lại ít thể hiện nên khi gặp việc phải sử dụng
máy chiếu cũng vấp phải sai sót thành ra ngại…”.
Hai nội dung còn lại khá quan trọng nhưng ĐTB lại chỉ ở mức trung bình cho
thấy dù ĐTB chung của kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của
SV trên phương diện các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc là khá nhưng
có sự phân bố không đồng đều trong biểu hiện cụ thể. Nội dung “Sử dụng các máy in,
máy fax, máy photo và các phương tiện văn phòng khác” với ĐTB là 3,46, có đến
47,7% ở mức trung bình, 9,7% mức thấp và 0,8% mức rất thấp, với tổng ba mức này là
58,2%. Trong thời gian SV TTTN thì các công việc được giao sẽ có sự phụ thuộc rất
lớn vào việc sử dụng các phương tiện này để thực hiện nhiệm vụ. Lẽ đương nhiên, việc
SV chưa thích ứng tích cực với các phương tiện văn phòng - sẽ tạo ra những rào cản
và áp lực nhất định trong thời gian TTTN. Bên cạnh đó, nội dung “Sử dụng máy móc,
thiết bị, phương tiện kỹ thuật liên quan đến lao động sản xuất chuyên môn” với ĐTB
là 3,36, có đến 43,1% ở mức trung bình, 11,8% mức thấp và 1,9% mức rất thấp, với
tổng ba mức này là 56,8% SV chưa thích ứng tốt. Với các chuyên ngành khoa học kỹ
thuật thì việc sử dụng máy móc thiết bị như một kỹ năng nghề nghiệp thực sự rất cần
thiết và vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong quá trình học tập Đại học, thời gian SV trải
nghiệm với các phương tiện này thì rất hạn chế, giai đoạn TTTN sẽ là cơ hội để SV
rèn luyện thêm việc thích ứng với việc sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ
thuật liên quan đến lao động sản xuất chuyên môn. Nhưng số liệu cho thấy đây cũng là
một trong những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của SV.
Tóm lại, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên
phương diện các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc với ĐTB chung là
3,53 rơi vào mức khá. Khách thể bổ trợ cũng đánh giá kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của SV trên phương diện các điều kiện, phương tiện tại
môi trường làm việc ở mức khá. Có hai nội dung ứng với mức trung bình cần cải thiện

124
khả năng thích ứng ở SV, đó là sử dụng các máy in, máy fax, máy photo và các
phương tiện văn phòng khác và sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật liên
quan đến lao động, sản xuất chuyên môn.
2.3.3.5. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện mối quan hệ tại nhà trường và cơ sở thực tập
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên phương
diện mối quan hệ tại nhà trường và cơ sở thực tập với ĐTB chung là 3,65 tương ứng
mức khá. Ngược lại, giảng viên và cán bộ quản lý chỉ đánh giá nội dung thích ứng này
ở mức trung bình với ĐTB là 3.32. Trong sáu nội dung được khảo sát có bốn nội dung
khả năng thích ứng của SV đạt mức khá với ĐTB trên 3,51. Cụ thể:
ĐTB cao nhất là 3,66 ở nội dung “Mối quan hệ với giáo viên hướng dẫn”. Giáo
viên hướng dẫn là người chia sẻ về những yêu cầu hành chính trong TTTN, hướng dẫn
cách thức hoàn thiện báo cáo TTTN và các vấn đề khó khăn trong khả năng hỗ trợ
chuyên môn. Giảng viên và người hướng dẫn TTTN đánh giá nội dung này ở vị trí thứ
ba với ĐTB là 3,35.
Đứng vị trí thứ hai là nội dung “Mối quan hệ với người hướng dẫn trực tiếp tại
nơi thực tập” được SV thích ứng với ĐTB là 3,60. Tương tự, giảng viên và người
hướng dẫn cũng đánh giá nội dung này ở vị trí thứ hai với ĐTB là 3.40. Sự gắn bó và
mối quan hệ tích cực với người hướng dẫn tại nơi thực tập cũng như giảng viên hướng
dẫn là điều kiện giúp SV hòa nhập nhanh hơn vào môi trường công việc. Những chia
sẻ và sự tư vấn của người hướng dẫn là những kinh nghiệm quý báu để SV phát triển
hoàn thiện thêm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Không thể phủ nhận sự đồng hành
của người hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn giúp SV thêm tự tin vào chính bản thân
mình, đó là nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương cần thiết để vươn lên nhu cầu khẳng
định bản thân. Tuy nhiên, tỷ lệ % cho thấy rằng 35,4% SV thích ứng mức trung bình,
4,4% mức thấp và 0,7% mức rất thấp, với tổng ba mức độ này là 40.5% SV chưa thích
ứng tốt với giảng viên hướng dẫn. Song song đó, có 38.5% chỉ thích ứng với mức
trung bình, 5,8% mức thấp và 0,2% mức rất thấp, với tổng ba mức là 44,5% sinh chưa
thích ứng tốt với mối quan hệ với người hướng dẫn trực tiếp tại nơi thực tập. Những
dữ liệu cho thấy vấn đề thích ứng với giảng viên hướng dẫn và người hướng dẫn tại
nơi thực tập vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả phỏng vấn T.T.L cho biết: “Không phải

125
SV nào cũng may mắn gặp người hướng dẫn nhiệt tình. Một số bạn gặp người hướng
dẫn khó tính thì quá trình TTTN cũng rất nhiều khó khăn và áp lực phải đối diện”.
Đứng vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt là thích ứng với “Mối quan hệ giữa các
đồng nghiệp tại nơi thực tập” với ĐTB là 3,59 và thích ứng với “Mối quan hệ với các
SV thực tập khác” với ĐTB là 3,57 cũng ở mức khá nhưng tỷ lệ % cho thấy SV vẫn
chưa phát huy tốt khả năng trong việc thích ứng với các mối quan hệ này. Cụ thể còn
31,7% SV chỉ thích ứng ở mức trung bình với mối quan hệ giữa các đồng nghiệp tại
nơi thực tập và 31,9% chỉ thích ứng ở mức trung bình mối quan hệ với các SV thực tập
khác. Đây là những mối quan hệ cần duy trì và phát huy không chỉ cho công việc
TTTN hiện tại mà nó còn liên quan đến cơ hội tương lai của bản thân SV.
Bảng 2.24. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện mối quan hệ tại nhà trường và cơ sở thực tập
MỨC ĐỘ ĐTB
TT NỘI DUNG Trung Rất GV -
Cao Khá Thấp SV CBHD
bình thấp
Mối quan hệ với giáo viên 143 559 418 52 8
1 3,66 3, 35
hướng dẫn. 12,1 47,4 35,4 4,4 0,7
Mối quan hệ với người hướng 123 532 454 69 2
2 3,60 3,40
dẫn trực tiếp tại nơi thực tập. 10,4 45,1 38,5 5,8 0,2
Mối quan hệ cấp trên tại nơi 91 397 590 102
3 0 3,40 3,20
thực tập. 7,7 33,6 50,0 8,6
Mối quan hệ giữa các đồng 119 575 374 103 9
4 3,59 3,45
nghiệp tại nơi thực tập. 10,1 48,7 31,7 8,7 0,8
Mối quan hệ với đối tác, 110 410 512 124 24
5 3,39 3,18
khách hàng tại nơi thực tập. 9,3 34,7 43,4 10,5 2,0
Mối quan hệ với các sinh viên 119 564 377 105 15
6 3,57 3,32
thực tập khác. 10,1 47,8 31,9 8,9 1,3
Điểm trung bình chung 3,65 3,32
Cuối cùng, hai nội dung thích ứng kém nhất trên phương diện mối quan hệ
trong TTTN là “Mối quan hệ cấp trên tại nơi thực tập” với ĐTB là 3,40, có đến 50,0%
chỉ thích ứng ở mức trung bình và 8.6% thích ứng ở mức thấp, với tổng hai mức này là
58,6%. Nhà lãnh đạo hay còn được gọi là cấp trên, “sếp”- là người liên kết nhân viên
với phần còn lại của doanh nghiệp. Khi mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên diễn ra
tốt đẹp, hành động của nhân viên sẽ “ăn khớp” với mục tiêu của công ty và cơ hội

126
trong nghề nghiệp của SV cũng sẽ lớn hơn. Đã từ lâu, nghệ thuật làm chủ mối quan hệ
giữa nhân viên và cấp trên luôn được quan tâm và chú trọng. Làm cách nào để xây
dựng mối quan hệ này một cách bền vững và lâu dài? Đó là một vấn đề SV cần học,
cần thích ứng. Thích ứng với “Mối quan hệ với đối tác, khách hàng tại nơi thực tập”
cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, ĐTB khả năng thích ứng
với mối quan hệ với đối tác, khách hàng tại nơi thực tập chỉ có 3,39, thấp nhất trong
sáu nội dung được khảo sát. Tỷ lệ % cho thấy có đến 43,4% SV thích ứng ở mức trung
bình, 10,5% thích ứng ở mức thấp và 20,0% ở mức rất thấp, với tổng ba mức này là
73,9%, một tỷ lệ rất cao. Mỗi người khách hàng đến với doanh nghiệp ai cũng mong
muốn có sự niềm nở, ân cần, chu đáo. Không chỉ tiếng tăm và những sản phẩm dịch vụ
của cửa hàng, một phần quan trọng để góp nên uy tín của cửa hàng chính là nhân viên.
Để gây thiện cảm và tạo sức ảnh hưởng đến khách hàng, SV cần chuẩn bị tác phong
giao tiếp chuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi sự rèn luyện và không ngừng cố gắng ở
chính bản thân họ. Công tác phát triển kỹ năng mềm ở trường Đại học chỉ là tiền đề
còn mọi thức có trở thành kỹ năng thực sự thì cần sự tích cực ở bản thân của SV.
Tóm lại, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên
phương diện mối quan hệ tại nhà trường và cơ sở thực tập với ĐTB chung là 3,65 đạt
mức khá. Trong đó, khả năng thích ứng với mối quan hệ cấp trên tại nơi thực tập và
mối quan hệ với đối tác, khách hàng tại nơi thực tập chỉ ở mức trung bình.
2.3.3.6. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện các chuẩn mực, quy tắc tại môi trường làm việc khi TTTN
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên phương
diện các chuẩn mực, quy tắc tại môi trường làm việc khi TTTN với ĐTB chung là 3,68
rơi vào mức khá. Giảng viên và người hướng dẫn TTTN cho rằng SV thích ứng “trung
bình” với ĐTB là 3.39. Trong sáu nội dung được khảo sát, tất cả nội dung đều có ĐTB
trên 3,51 rơi vào mức khá. Cao nhất là nội dung “Quy định về giờ giấc lao động” với
ĐTB là 3,84, có đến 61,0% thích ứng mức khá và 13,1% thích ứng mức cao. Tuy
nhiên, vẫn còn 25,9% chỉ thích ứng ở mức trung bình và thấp. Đi làm và tan sở đúng
giờ hay hoàn thành công việc theo đúng hẹn là những nguyên tắc cơ bản trong quản lý
thời gian mà SV cần có để thể hiện thái độ lao động tích cực và nghiêm túc. Hơn ¼
khách thể (25,9%) SV vẫn chưa thích ứng với nội dung cơ bản này là một điều rất
đáng lo ngại cho thấy sự thiếu nghiêm túc trong TTTN của SV.

127
Có ĐTB cao thứ hai là nội dung “Quy định về trang phục lao động” với ĐTB là
3,77, trong đó có 55,3% thích ứng ở mức khá và 13,0% thích ứng ở mức cao. Cần lưu
ý thêm vẫn còn 31,7% (gần 1/3) khách thể thích ứng với quy định này chỉ ở mức trung
bình và thấp. Điều này đặt ra cần trang bị cho SV về những nguyên tắc giao tiếp cơ
bản về yếu tố phi ngôn ngữ để họ ý thức rõ ràng và sâu sắc hơn việc tạo dựng hình ảnh
cá nhân thông qua những yếu tố bề ngoài. Số liệu gần 1/3 khách thể chưa thích ứng tốt
nội dung trang phục lao động cho thấy họ còn khá chủ quan về vai trò vấn đề này
trong việc phát triển giá trị bản thân.
Bảng 2.25. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên
phương diện các chuẩn mực, quy tắc tại môi trường làm việc khi TTTN
MỨC ĐỘ ĐTB
TT Nội dung Rất Trung Rất GV -
Cao Thấp SV CBHD
cao bình thấp
Quy định về giờ giấc lao động. 154 720 273 33
1 0 3,84 3,75
13,1 61,0 23,1 2,8
Quy định về trang phục lao 153 653 327 47
2 0 3,77 3.66
động. 13,0 55,3 27,7 4,0
“Phương châm” hoặc “giá trị
106 538 432 104
3 cốt lõi” trong lao động, sản xuất 0 3,55 3,43
9,0 45,6 26,6 8,8
tại cơ sở thực tập.
Nguyên tắc ứng xử được đặt ra
143 578 378 68 13
4 với nhân viên, đối tác và đối thủ 3,65 3,58
12,1 49,0 32,0 5,8 1,1
cạnh tranh…
Các cam kết lao động dưới vai
148 579 380 63 10
5 trò là một nhân viên của cơ sở 3,67 3,42
12,5 49,1 32,2 5,3 0,8
thực tập.
Quy tắc khen thưởng và kỷ luật 92 581 440 60 7
6 3,59 2,52
tại cơ sở thực tập. 7,8 49,2 37,3 5,1 0,6
Điểm trung bình chung 3,68 3,39
Những nội dung còn lại đều có ĐTB tương đối ngang nhau. Tuy nhiên, tổng hai
mức thích ứng trung bình và thấp cho thấy bên cạnh những SV thích ứng ở mức khá
và cao thì tỷ lệ % SV thích ứng ở mức trung bình và thấp còn khá nhiều.
- Nội dung “Các cam kết lao động dưới vai trò là một nhân viên của cơ sở thực
tập” với ĐTB là 3,67, vẫn còn đến 32,2% thích ứng mức trung bình, 5,3% mức thấp và
0,5% rất thấp (tổng ba mức này là 38,0%). Khi thích ứng được với các cam kết lao
động SV sẽ thực hiện được các mục tiêu và yêu cầu mà đơn vị TTTN đề ra. Điều này

128
có ý nghĩa trong quá trình học hỏi và tạo dựng cơ hội cho chính bản thân mình tại đơn
vị TTTN.
- Nội dung “Nguyên tắc ứng xử được đặt ra với nhân viên, đối tác và đối thủ
cạnh tranh…” với ĐTB là 3,65, có đến 32,0% thích ứng mức trung bình, 5,8% mức
thấp và 1,1% mức rất thấp (với tổng ba mức này là 38,9%). Những nguyên tắc ứng xử
này tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhưng dù trên bình diện nào
thì những yếu tố riêng đó đều thuân theo những chuẩn mực về giao tiếp ứng xử.
Những điều này SV đã được rèn luyện trong chương trình huấn luyện kỹ năng mềm
đang được tổ chức học tập và sinh hoạt tại một số trường Đại học. Tuy nhiên, tổng tỷ
lệ % ở mức trung bình, thấp và rất thấp cho thấy những kỹ năng này vẫn chưa được tổ
chức một cách có hiệu quả tại các trường và sự chênh lệch khá nhiều trong biểu hiện
của SV về khả năng ứng xử với nhân viên, đối tác và đối thủ cạnh tranh là điều tất yếu.
Hai nội dung có ĐTB thấp nhất cho thấy khả năng thích ứng của SV không linh
hoạt bằng, có đến 35,4% chỉ thích ứng ở mức trung bình và thấp với “Phương châm”
hoặc “giá trị cốt lõi” trong lao động, sản xuất tại cơ sở thực tập” (ĐTB là 3,55). Nội
dung này là một trong những nền tảng của văn hóa doanh nghiệp, là một SV thực tập
tại doanh nghiệp, SV nắm vững và thực hiện những giá trị cốt lõi này là một trong
những biểu hiện tích cực việc hòa nhập, thích nghi vào môi trường công việc tại
TTTN. SV chưa thích ứng kịp thời với những phương châm, giá trị trong lao động sẽ
khiến họ dễ dàng mất những định hướng rõ ràng trong quá trình TTTN. Điều đáng lưu
ý nhất, nội dung “Quy tắc khen thưởng và kỷ luật tại cơ sở thực tập” nên là vấn đề SV
cần quan tâm và hiểu rõ nhất nhưng ĐTB thấp nhất với 3,59, còn đến 43,0% chỉ thích
ứng ở mức trung bình, thấp và rất thấp. Giảng viên và người hướng dẫn cũng cho rằng
SV thích ứng với hai nội dung này là thấp nhất với ĐTB lần lượt là 3,42 và 2,52.
Tóm lại, tuy kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của SV trên
phương diện các chuẩn mực, quy tắc tại môi trường làm việc khi TTTN với ĐTB
chung là 3.68 ứng với mức khá nhưng tỷ lệ % ở mức trung bình, thấp và rất thấp rất
cần quan tâm để có những định hướng trong việc phát triển kỹ năng thích ứng với mội
trường công việc khi TTTN cho SV, khi có dao động trên dưới 30% SV chưa thích
ứng kịp thời với nội dung cơ bản về chuẩn mực, quy tắc tại nơi TTTN.

129
2.3.3.7. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên thể
hiện qua các tình huống giả định
Tình huống 1. Trong một cuộc họp của công ty, sếp nhờ bạn photocopy giúp
một số văn bản để chuẩn bị cho cuộc họp, nhưng bạn lại không biết sử dụng máy
photocopy. Trong trường hợp này, bạn sẽ:
Bảng 2.26. Phương án của tình huống giả định 1
TT PHƯƠNG ÁN Tần số Tỷ lệ (%)
1 Cố gắng mày mò nhanh nhất để hoàn thành công việc. 105 8,9
Nhờ nhân viên khác làm thay và thẳng thắn trình bày mình
2 223 18,9
không biết sử dụng máy photo.
Nhanh chóng tìm ai đó (giáo viên hướng dẫn, các sinh viên
3 thực tập khác, nhân viên thời vụ hoặc đồng nghiệp thân 791 67,0
thiện nhất) để nhờ hướng dẫn cách photo.
4 Nhanh chóng từ chối công việc với sếp hay người giao việc 61 5,2
Kết quả thống kê cho thấy trong tình huống này thì có đến 67.0% SV đã chọn
được phương án xử lý tình huống hợp lý nhất, đó là “Nhanh chóng tìm ai đó (giáo viên
hướng dẫn, các SV thực tập khác, nhân viên thời vụ hoặc đồng nghiệp thân thiện nhất)
để nhờ hướng dẫn cách photo.” Tuy nhiên, vẫn còn đến 33% SV lung túng và chọn lựa
những phương án chưa hợp lý. Đáng lưu ý là có đến 18.9%, gần 20.0% SV “Nhờ nhân
viên khác làm thay và thẳng thắn trình bày mình không biết sử dụng máy photo”, cho
thấy SV chưa thực sự cố gắng khắc phục khó khăn để thích ứng vào môi trường làm
việc. Điều này bộc lộ khuyết điểm ỷ lại, chủ quan và không có sự cầu tiến thay đổi bản
thân để đáp ứng được nhiệm vụ đươc giao. Sự thành công của một cá nhân phải bắt
đầu từ những công việc nhỏ nhất. Nếu SV không nhìn nhận được những kỹ năng nhỏ
sẽ là tiền đề cho những kỹ năng lơn, những bước đi nhỏ là những bước đi bộc lộ được
tính thiện chí, sự nhẫn nại, chăm chỉ là tố chất của một con người thành công thì rất
khó để SV thay đổi bản thân để hòa nhập tích cực vào môi trường công việc khi
TTTN. Đây là những biểu hiện khá rõ của việc chưa thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN ở SV.
Tình huống 2. Trong một dự án mới của công ty, do thiếu nguồn nhân lực nên
bạn được nhất trí đề cử tham gia vào dự án với một nhiệm vụ khó nhưng có liên quan
đến chuyên môn của bạn. Bạn sẽ:

130
Tình huống này là một tình huống có mức độ khó cao, bộc lộ rõ được khuynh
hướng tích ứng của SV trong môi trường công việc khi TTTN. SV cần nhận thức được
rằng mình là một nhân viên tập sự, một nhân viên mới trong một tổ chức chứ không
còn là một SV ngồi ghế giảng đường. Chính vì vậy, có đến 34,0% SV cho rằng cần
“Tham khảo ý kiến của Thầy Cô hoặc bạn bè rồi trả lời sau, không vội vã quyết định
ngay.” là không phù hợp. Những phán ứng như “Nhanh chóng nhận lời và khẳng định
trước tập thể sẽ làm thật tốt công việc đó” với 21,4% SV lựa chọn cho thấy sự phản
ứng thiếu cân nhắc hoặc “Từ chối vì nghĩ mình không làm được hoặc nhận phần việc
đơn giản phụ giúp thêm thôi.” với 9,1% cho thấy SV thiếu tự tin. Phương án phù hợp
nhất trong tình huống này được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là 35,5% “Nhờ anh chị
đồng nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ và chuẩn bị trước những vấn đề có thể nảy sinh.” cho
thấy được sự chủ động, tính thiện chí và tinh thần cầu tiến để thích ứng với môi trường
TTTN của SV. Tuy nhiên, rất tiếc là phương án này chỉ có 35.5% SV lựa chọn, có đến
65.5% SV đã có sự lựa chọn không phù hợp trong tình huống giả định này.
Bảng 2.27. Phương án của tình huống giả định 2
TT PHƯƠNG ÁN Tần số Tỷ lệ (%)
Từ chối vì nghĩ mình không làm được hoặc nhận phần việc
1 107 9,1
đơn giản phụ giúp thêm thôi.
Nhanh chóng nhận lời và khẳng định trước tập thể sẽ làm
2 253 21,4
thật tốt công việc đó
Tham khảo ý kiến của Thầy Cô hoặc bạn bè rồi trả lời sau,
3 401 34,0
không vội vã quyết định ngay.
Nhờ các anh chị đồng nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ và chuẩn
4 419 35,5
bị trước những vấn đề có thể nảy sinh.
Tình huống 3. Trong quá trình thực tập, bạn làm hư một phương tiện hoặc
công cụ sản xuất nào đó của cơ sở thực tập. Bạn sẽ:
Bảng 2.28. Phương án của tình huống giả định 3
TT PHƯƠNG ÁN Tần số Tỷ lệ (%)
1 Nên im lặng để kết thúc đợt thực tập nhẹ nhàng, thành công. 103 8,7
Báo cáo với người phụ trách là phương tiện bị hư nhưng không
2 219 18,6
biết vì sao.
Chia sẻ một cách chân thành với người hướng dẫn tại cơ sở
3 793 67,2
thực tập để được giúp đỡ kịp thời.
Tham khảo ý kiến của bạn bè rồi quyết định có nên tự nhận lỗi
4 65 5,5
hay không.

131
Tình huống này không chỉ kiểm tra tính linh hoạt của SV trong việc thích ứng
với các vấn đề có thể phát sinh một cách đột xuất trong TTTN mà còn bộc lộ tinh thần
trách nhiệm. Kết quả thống kê cho thấy có đến 67,2% SV đã lựa chọn phương án phù
hợp: “Chia sẻ một cách chân thành với người hướng dẫn tại cơ sở thực tập để được
giúp đỡ kịp thời.”. Điều này cho thấy số đông SV có thái độ tích cực đối với những vi
phạm mà bản thân có thể để xảy ra, bộc lộ được khả năng thích ứng tương đối kịp thời
với các vấn đề tương tự trong môi trường công việc khi TTTN. Tuy nhiên, số liệu
thống kê cũng cho thấy có 18,6% SV chọn phương án “Báo cáo với người phụ trách là
phương tiện bị hư nhưng không biết vì sao.”, đây là sự chọn lựa thẳng thắn nhưng
chưa phát huy hết khả năng thích ứng của SV. Đáng buồn là vẫn còn 8,7% chọn
phương án “Nên im lặng để kết thúc đợt thực tập nhẹ nhàng, thành công.” và 5,5% SV
chọn phương án “Tham khảo ý kiến của bạn bè rồi quyết định có nên tự nhận lỗi hay
không.” Như vậy, vẫn còn hơn 30% SV chưa giải quyết tốt tình huống minh chứng
khả năng thích ứng còn hạn chế.
Tình huống 4. Bạn thực tập tại công ty A, công ty này không chịu chia sẻ
thông tin về số liệu, dữ liệu quan trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến báo cáo tổng kết.
Bạn sẽ:
Bảng 2.29. Phương án của tình huống giả định 4
TT PHƯƠNG ÁN Tần số Tỷ lệ (%)
1 Gặp ngay người hướng dẫn để phản ánh tình hình. 325 27,5
2 Liên lạc với cấp trên, nài nỉ để có được thông tin. 167 14,2
3 Liên hệ với một công ty khác để xin thực tập lại. 134 11,4
4 Thuyết phục, giải thích để xin thông tin trong giới hạn. 554 46,9

Kết quả thống kê cho thấy, trong tình huống SV thực tập tại công ty A, nhưng
công ty này không chịu chia sẻ thông tin về số liệu, dữ liệu quan trọng có nguy cơ ảnh
hưởng đến báo cáo tổng kết thì phần lớn SV lại có phương án chọn lựa không phù hợp.
Cụ thể, có đến 27,5% SV cho rằng sẽ “Gặp ngay người hướng dẫn để phản ánh tình
hình.”, 14,2% sẽ “Liên lạc với cấp trên, nài nỉ để có được thông tin.”, 11,4% sẽ “Liên
hệ với một công ty khác để xin thực tập lại.” Đây đều là những phản ứng cho thấy sự
thiếu kinh nghiệm của SV trong việc thích ứng với các vấn đề tại cơ sở thực tập. Đây
là tình huống khá phổ biến có thể nảy sinh khi SV TTTN, nhưng cách phản ứng trong
tình huống giả định này chưa làm bộc lộ được tính sẵn sàng phấn đấu vượt qua những

132
hạn chế của bản thân, của môi trường để phát huy được năng lực cá nhân. Phương án
phù hợp nhất “Thuyết phục, giải thích để xin thông tin trong giới hạn.” với 46,9% SV
chọn lựa. Như vậy, tình huống này cho thấy SV còn hạn chế sự nỗ lực cá nhân để khắc
phục khó khăn do hoàn cảnh gây ra để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong TTTN.
Tình huống 5. Bạn hay căng thẳng và dễ đổ mồ hôi mỗi lần mất bình tĩnh.
Trong một lần giao tiếp với khách hàng, bạn vô tình làm đổ nước lên áo họ. Bạn sẽ:
Bảng 2.30. Phương án của tình huống giả định 5
TT PHƯƠNG ÁN Tần số Tỷ lệ (%)
1 Tự nhiên và tiếp tục giao tiếp như không có vấn đề gì xảy ra. 245 20,8
Xin lỗi khách hàng vì hành động không cố ý đó và tiếp tục trao
2 708 60,0
đổi.
Sau buổi gặp mặt sẽ gửi email xin lỗi chân tình, mong được thông
3 101 8,6
cảm.
Đi ra ngoài rửa mặt để lấy lại bình tĩnh, sau đó vào tiếp tục trao
4 126 10,7
đổi.

Có đến 60,0% SV đã có sự lựa chọn phù hợp trong tình huống này với phương
án “Xin lỗi khách hàng vì hành động không cố ý đó và tiếp tục trao đổi.” Điều này cho
thấy SV khá bình tĩnh và làm chủ được môi trường cũng như trong giao tiếp ứng xử
khi TTTN. Tuy nhiên, số liệu đáng lo ngại khi có đến 20,8% (hơn 1/5 khách thể) cho
rằng sẽ “Tự nhiên và tiếp tục giao tiếp như không có vấn đề gì xảy ra.”, phản ứng này
có thể thấy “sự hồn nhiên” của SV, chưa hiểu rõ những nguyên tắc giao tiếp cơ bản để
thích ứng với các mối quan hệ khi TTTN. Tương tự, có 10,7% SV “Đi ra ngoài rửa
mặt để lấy lại bình tĩnh, sau đó vào tiếp tục trao đổi” cho thấy sự hồi hập, căng thẳng,
không làm chủ được tình huống phát sinh. Cuối cùng, chỉ có 8,6% có một thái độ tính
cực có thể chấp nhận “Sau buổi gặp mặt sẽ gửi một email xin lỗi chân tình và mong
được thông cảm.”. Đây cũng chưa phải là một cách ứng xử mang tính chất phù hợp
thực sự.
Như vậy, từ kết quả thống kê các phương án SV phản ứng trong các tình huống
giả định có thể thấy khoảng 40% SV còn lúng túng và có cách thức xử lý không tích
cực. Điều này bộc lộ những hạn chế nhất định trong kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc trong TTTN.

133
2.4. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên
2.4.1. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh
viên
Kết quả thống kê ở bảng 2.31 cho thấy phần lớn kỹ năng thích ứng khi TTTN của
SV chủ yếu ở mức trung bình với 40,2% SV, một tỷ lệ khá cao trên bình diện chung.
Bảng 2.31. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
TT Mức độ kỹ năng Tần số Tỷ lệ (%)
1 Cao 67 5,7
2 Khá 245 20,8
3 Trung bình 474 40,2
4 Yếu 284 24,1
5 Kém 110 9,3
Ở mức trung bình này, SV có khả năng vượt qua những khó khăn cơ bản để hòa
nhập vào môi trường công việc nhưng quá trình thích ứng này diễn ra chậm, từ đó mức
độ đáp ứng với nhiệm vụ công việc đặt ra không cao. SV cũng có khả năng làm chủ
được một số tình huống quen thuộc từ TTTN nhưng với tình huống mới thì khả năng
ứng xử khá kém. Đứng kế tiếp, tỷ lệ% chủ yếu lại rơi vào mức yếu với 24,1% SV. Ở
mức độ này, SV có thể không hoàn thành được nhiệm vụ TTTN hoặc hoàn thành
TTTN một cách khó khăn do thiếu khả năng làm chủ môi trường công việc với các
mối quan hệ đan xen, với các chuẩn mực và các điều kiện tại cơ sở thực tập, các nội
dung TTTN… SV bộc lộ hạn chế kỹ năng và kiến thức để hòa nhập với môi trường
công việc, gặp thất bại thường xuyên với các nhiệm vụ được yêu cầu. Nhưng ở mức độ
yếu này SV vẫn có thể vượt qua quy trình TTTN do hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Rất đáng lưu ý, vẫn còn 9,3% SV có kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN ở mức kém, mức độ SV không hoàn thành được nhiệm vụ TTTN do không thể
thay đổi bản thân để hòa nhập vào môi trường công việc. Họ có thể hoàn thành được
báo cáo tốt nghiệp song trên thực tế những trải nghiệm bằng những thành quả thực sự
khi TTTN là rất hiếm. Tổng ba mức trung bình, yếu và kém là 73,6%, một tỷ lệ khá
cao. Như vậy có thể thấy rằng trên bình diện chung thì có hơn 70,0% SV chưa có kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN một cách tích cực để phát triển
được chính bản thân và hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp tương lai. Vấn đề này đặt ra nghi
vấn về kết quả của hoạt động TTTN hiện nay chất lượng “thực” là tới đâu và những
báo cáo tốt nghiệp là “thực” tới đâu. Nếu tìm kiếm từ khóa “báo cáo tốt nghiệp” trên

134
trang mạng internet thì dễ dàng bắt gặp các báo cáo có sẵn hay dịch vụ làm thuê. Nếu
vấn đề này thực sự đang diễn ra thì nguy cơ về vấn đề đào tạo nguồn lao động chất
lượng đang gặp những bất cập chưa được giải quyết triệt để, trong đó có vấn đề nâng
cao chất lượng TTTN cho SV. Đương nhiên, một trong những biện pháp được rút ra từ
nghiên cứu này là phát triển kỹ năng thích ứng cho SV là động lực để chính bản thân
họ vượt qua được những khó khăn khi TTTN, để hòa nhập vào môi trường công việc.
Cuối cùng, tổng hai mức khá và cao là 26,5%, trong đó có 20,8% là mức khá và
5,7% là mức cao. Vấn đề đặt ra là tại sao biểu hiện về kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN của SV trên các phương diện thể hiện ở mức khá là chủ
yếu nhưng trên bình diện chung lại có xu hướng giảm xuống. Điều này được lý giải
bởi nhận thức về vấn đề kỹ năng thích ứng với mội trường công việc khi TTTN và
việc xử lý các tình huống giả định của SV còn nhiều hạn chế, từ đó chi phối lên mức
độ chung. Nếu so sánh lại với bảng tự đánh giá về kỹ năng thích ứng với mội trường
công việc khi TTTN (bảng 2.17) thì có thể nhận ra được sự chênh lệch với bảng mức
độ trên bình diện chung (bảng 2.18). Ở bảng 2.31 thì có đến 52,8% tự đánh giá về kỹ
năng thích ứng với mội trường công việc khi TTTN ở mức khá và 7,4% ở mức cao.
Như vậy có thể khẳng định SV còn khá chủ quan khi tự đánh giá về kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN của bản thân. SV chưa có góc nhìn khái quát và
đa chiều về kỹ năng này.
45
40.2
40
35
30
24.1
25 20.8
20
15
9.3
10
5.7
5
0
Cao Khá Trung bình Yếu Kém

Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 2.3. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN

135
2.4.2. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong TTTN
của sinh viên trên các phương diện về trường, kinh nghiệm bản thân và học lực
2.4.2.1. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
của sinh viên trên phương diện trường Đại học
Bảng 2.32. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của sinh viên trên phương diện trường Đại học
MỨC ĐỘ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
TRƯỜNG TỔNG
TT Cao Khá Trung bình Yếu Kém

TS % TS % TS % TS % TS % TS %
ĐH Sư Phạm
1 15 1,27 54 4,58 144 12,2 67 5,68 20 1,69 300 25,42
Tp. HCM
ĐH Ngân Hàng
2 25 2,12 64 5,42 141 11,95 58 4,92 24 2,03 312 27,2
Tp. HCM
ĐH Tài chính -
3 52 4,41 87 7,37 113 9,58 77 6,53 13 1,10 342 28,98
Maketing
ĐH Công nghệ
4 18 1,53 79 6,69 76 6,44 43 3,64 10 0,85 226 19,15
Tp. HCM
Tổng 110 9,32 284 24,07 474 40,12 245 20,76 67 5,68 1180 100

Phân tích phương sai Kết quả kiểm định phương sai Kết quả phân tích ANOVA
một yếu tố (ANOVA) 7,620 0,000

Kết quả kiểm định phương sai với mức ý nghĩa là 7,620 cho thấy kết quả phân
tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát
Sig.=0,000, chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm định này là 95% (mức ý nghĩa = 0,05)
có thể kết luận rằng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mức độ kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc trong TTTN của SV trên các phương diện giữa các trường
Đại học được nghiên cứu.
Tỷ lệ % trên từng mức độ kỹ năng cụ thể cho thấy rõ sự không khác biệt đó, cụ
thể như sau:
- Về mức độ kỹ năng thích ứng cao, trường Đại học Tài chính - Maketing có tỷ lệ
cao nhất là 4,41% và thấp nhất là trường Đại học Sư phạm Tp. HCM với 1,27%.
- Về mức độ kỹ năng thích ứng khá, cao nhất là trường Đại học Tài chính -
Maketing với 7,37% và thấp nhất là trường Đại học Sư phạm Tp. HCM 4,58%.
- Về mức độ kỹ năng thích ứng trung bình, cao nhất là trường Đại học Ngân hàng
Tp. HCM với 11,95% và thấp nhất là trường Đại học Công nghệ Tp. HCM với 6,44%.

136
- Về mức độ kỹ năng thích ứng yếu, trường Đại học Tài chính - Maketing có tỷ lệ
cao nhất 6,53% và trường Đại học Công nghệ Tp. HCM có tỷ lệ là 3,64%.
- Về mức độ kỹ năng thích ứng kém, trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM có tỷ
lệ cao nhất với 2,03% và thấp nhất là trường Đại học Công nghệ Tp. HCM với 0,85%.
Mặc dù có sự chênh lệnh nhất định nhưng sự chênh lệch này không tạo ra ý nghĩa
về mặt thống kê. Căn cứ vào tình hình thực tiễn các trường trên đều có tập huấn cho
SV trước khi TTTN và có giám sát thực tập hoặc giảng viên hướng dẫn theo dõi quá
trình TTTN của họ. Đặc biệt, bốn trường này đều có trang bị cho SV hệ thống kỹ năng
mềm dưới hình thức chính quy hoặc thông qua hình thức không chính quy là sinh hoạt
đội nhóm, chuyên đề về kỹ năng mềm định kỳ. Nhưng kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của SV tại các trường trên vẫn đang gặp nhiều hạn chế, vì
vậy cần tìm hiểu cụ thể nguyên nhân của thực trạng này, để từ các định hướng chung
quy về các định hướng cụ thể ở mỗi trường nhằm cải thiện khả năng thích ứng cho SV
giúp họ nâng cao hiệu quả khi TTTN.
2.4.2.2. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của
SV trên phương diện kinh nghiệm làm việc
Kết quả kiểm định Chi bình phương cho mức ý nghĩa quan sát Sig.=0,00 > 0.163
cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN của SV trên phương diện kinh nghiệm làm thêm với độ tin cậy là
95%.
Bảng 2.33. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của
sinh viên trên phương diện kinh nghiệm làm thêm
MỨC ĐỘ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
Kinh
Trung TỔNG
TT nghiệm Cao Khá Yếu Kém
bình
làm thêm
TS % TS % TS % TS % TS % TS %
1 Có 76 6,5 186 15,8 288 24,5 166 14,1 47 4,0 667 64,9
2 Không 32 2,7 97 8,2 185 15,7 79 18,5 20 1,7 513 35,1
Tổng 108 9,2 283 24,1 473 40,2 245 20,8 67 5,7 1180 100
Kiểm nghiệm Mức ý nghĩa quan sát Giá trị bình phương
Chi bình
0,163 6,531
phương

137
Tỷ lệ phần trăm cho thấy SV từng tham gia các công việc làm thêm thì kỹ năng
thích ứng có xu hướng tập trung vào mức khá và mức cao hơn nhóm SV chưa từng
tham gia bất kỳ một công việc làm thêm nào trước khi TTTN. Đơn cử, ở mức độ kỹ
năng thích ứng cao, SV chưa đi làm thêm thì chỉ có 2,7% đạt mức này trong khi đó SV
đã từng có kinh nghiệm từ việc làm thêm tỷ lệ này lên đến 6,5% (chêch lệch 3,8%).
Tương tự ở mức độ kỹ năng thích ứng khá, nhóm SV chưa đi làm thêm có 8,2% thì
nhóm SV đã tham gia công việc làm thêm có đến 15,8% (chênh lệch 7,6%). Vì thế, có
thể nhận định SV đã có kinh nghiệm làm thêm có biểu hiện thích ứng với môi trường
công việc trong đợt thực tập tốt nghiệp hơn SV chưa có kinh nghiệm làm thêm.
Làm thêm đối với SV không chỉ giúp trang trải một phần cuộc sống, mà còn đem
lại một điều quan trọng hơn mà không một trường học nào có thể dạy, đó là những
kinh nghiệm thực từ cuộc sống, những trải nghiệm rất sâu sắc của cuộc sống và mọi
người xung quanh. Bên cạnh đó, những công việc này cũng giúp hoàn thiện thêm
nhiều kỹ năng: khả năng giao tiếp, tính tự lập, tính kiên nhẫn, cần cù,… đồng thời hiểu
được giá trị của những đồng tiền và sức lao động. Thông qua việc làm thêm, SV có
kinh nghiệm thâm nhập vào thực tế trước khi TTTN, đó là những kinh nghiệm vô cùng
quý báu giúp bản thân họ tự tin nắm bắt nhanh chóng những yêu cầu và tình huống tại
nơi TTTN.
Ngày nay, vấn đề làm thêm của SV cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách, điều
này cũng là rào cản đối với quá trình học tập nói chung và TTTN nói riêng của SV.
Với vấn đề này, rất cần nhiều hơn sự quan tâm định hướng nhận thức từ nhà trường
cũng như tổ chức Đoàn - Hội tại các trường Đại học. SV vẫn còn là những người
trưởng thành trẻ tuổi, trước khi rời khỏi giảng đường Đại học rất cần được định hướng
bằng những giá trị thiết thực và rõ ràng. Đây là vấn đề mà các đường Đại học cần quan
tâm trong việc xây dựng mô hình nhân cách người lao động tương lai: Trí - Đức và
Tài.

138
500
450
400
350
300
250 Không
200 Có

150
100
50
0
1 2 3 4 5

Biểu đồ 2.4. Mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh
viên trên phương diện kinh nghiệm làm thêm
2.4.2.3. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của
sinh viên trên phương diện học lực
Kết quả kiểm định phương sai với mức ý nghĩa là 3,696 cho thấy kết quả phân
tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát
Sig.=0,012, chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm định này là 95% (mức ý nghĩa = 0,05)
có thể kết luận rằng có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mức độ kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN của sinh viên trên phương diện học lực của sinh viên.
Dù có chênh lệnh về tần số trên từng phương diện học lực: sinh viên giỏi với
15,5%, sinh viên khá với 67,9%, sinh viên trung bình với 15,5% và sinh viên có học
lực yếu là 1,1% nhưng tính khách quan của phép so sánh trên là đảm bảo tính tin cậy
theo nguyên tắc về mặt thống kê toán học. Những tỷ lệ này cũng định hướng một phần
khuynh hướng rằng sinh viên có học lực tốt thì có những điều kiện nhất định khi tham
gia vào quá trình TTTN. Điều này được lý giải bởi hệ thống kiến thức và kỹ năng
chuyên môn của họ cao hơn, thái độ nghiêm túc và sự nổ lực ý chí trong học tập được
chuyển di sang trong việc thực tập. Đây là những điều kiện chủ quan cần thiết để sinh
viên thích ứng vào môi trường công việc khi TTTN để đạt hiệu quả cao. Kết quả
phỏng vấn sinh viên cũng cho những kết quả tương tự trong quá trình phân tích số liệu
từ việc khảo sát bảng hỏi như đã đề cập.

139
Bảng 2.34. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của
sinh viên trên phương diện học lực
MỨC ĐỘ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
TT Trung TỔNG
HỌC LỰC Cao Khá Yếu Kém
bình
TS % TS % TS % TS % TS % TS %
1 Giỏi 16 1,4 45 3,8 60 5,1 46 3,9 16 1,4 183 15,5
2 Khá 80 6,8 191 16,2 342 29,0 149 12,6 39 3,3 801 67,9
3 Trung bình 14 1,2 45 3,8 72 6.1 41 3,5 11 0,9 183 15,5
4 Yếu 0 0 3 0,3 0 0 9 0,8 1 0,1 13 1,1
Tổng 110 9,3 284 24,1 474 40,2 245 20,8 67 5,7 1180 100
Phân tích Kết quả kiểm định phương sai Kết quả phân tích ANOVA
phương sai một
3,696 0,012
yếu tố (ANOVA)
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng và ý kiến về biện pháp nâng
cao kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên
2.5.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
trong TTTN của sinh viên
Bảng 2.35. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
trong TTTN của sinh viên
MỨC ĐỘ
TT CÁC YẾU TỐ Rất Vừa ĐTB
Nhiều Ít Rất ít
nhiều phải
BẢN THÂN SINH VIÊN
Các yếu tố về mặt thể chất (sức 186 542 370 78 4
1 3,70
khỏe, chiều cao, cân nặng…). 15,8 45,9 31,4 6,6 0,3
Những kỹ năng sẵn có của bản
277 583 285 35
2 thân (giao tiếp, thuyết trình, giải 3,93
23,5 49,4 24,2 3,0
quyết vấn đề,…).
Tính tích cực, tự giác, sáng tạo 289 521 305 60 5
3 3,87
và ý chí rèn luyện nghề nghiệp. 24,5 44,2 25,8 5,1 0,5
213 533 375 49
4 Động cơ nghề nghiệp. 3,75
18,1 45,2 31,8 4,2
186 510 412 7
5 Xu hướng nghề nghiệp. 3,58
15,8 43,2 34,9 0,6

140
301 543 266 53 17
6 Hứng thú nghề nghiệp. 3.90
25,5 46,0 22,5 4,5 1,4
197 451 421 88 23
7 Nhu cầu khẳng định. 3,60
16,7 38,2 35,7 7,5 1,9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Các buổi họp chuẩn bị cho đợt 127 463 478 110 2
8 3,51
TTTN. 10,8 39,2 40,5 9,3 0,2
Nội dung, chương trình, hình 186 498 402 79 19
9 3,65
thức hướng dẫn TTTN. 15,8 41,9 34,1 6,7 1,6
Mức độ quan tâm đến sinh viên
214 480 401 78 7
10 trong quá trình TTTN của nhà 3,69
18,1 40,7 34,0 6,6 0,6
trường.
Môi trường, điều kiện học tập ở 140 532 421 69 18
11 3,60
nhà trường. 11,9 45,1 35,7 5,8 1,5
Các hoạt động thực tế nghề 268 453 337 99 23
12 3,72
nghiệp. 22,7 38,4 28,6 8,4 2,0
Thời lượng thực hành kỹ năng 206 492 364 102 16
13 3,65
nghề nghiệp. 17,5 41,7 30,8 8,6 14
Nội dung thực tập bám sát thực 280 484 298 106 10
14 3,77
tiễn TTTN. 23,7 41,0 25,3 9,0 0,8
Việc rèn luyện kỹ năng mềm 197 509 369 78 27
15 3,65
cho sinh viên. 16,7 43,1 31,3 6,6 6,8
Phẩm chất (mẫu mực, tinh thần
205 504 389 75 7
16 cầu tiến, ham học hỏi,…) của 3,70
17,4 42,7 33,0 6,4 0,6
giảng viên.
Phương pháp giảng dạy của 205 561 355 52 7
17 3,77
giảng viên. 17,4 47,5 30,1 4,4 0.6
140 410 487 129 14
18 Khen thưởng kịp thời, đúng lúc. 3,45
11,9 34,7 41,3 10,9 1,2
CƠ SỞ THỰC TẬP
224 502 367 80 7
19 Địa điểm TTTN. 3,73
19,0 42,0 31,1 6,8 0,6
216 495 399 70
20 Điều kiện, phương tiện TTTN. 0 3,73
18,3 41,9 33,8 5,9
122 535 443 76 4
21 Nội quy, quy định. 3,59
10,3 45,3 37,5 6,4 0,3
Phương pháp của người hướng 199 546 363 72
22 0 3,74
dẫn. 16,9 46,3 30,8 6,1

141
230 492 348 91 19
23 Thái độ của người hướng dẫn. 3,70
19,5 41,7 29,5 7,7 1,6
Phong cách làm việc người 263 453 368 82 14
24 3,74
hướng dẫn 22,3 38,4 31,2 6,9 1,2
248 499 354 69 10
25 Sự nhiệt tình của cấp trên 3,77
21,0 42,3 30,0 5,8 0,8
Mối quan hệ với cán bộ, nhân 160 569 369 77 5
26 3.68
viên khác… 13,6 48,2 31,3 6,5 0,4
CÁC YẾU TỐ KHÁC

Sự giúp đỡ, động viên của bạn 207 505 379 76 13


27 3,69
bè, người thân. 17,5 42,8 32,1 6,4 1,1

Sự hỗ trợ kinh tế trong quá trình 128 489 432 110 21


28 3,50
TTTN. 10,8 4,.4 36,6 9,3 1,8
Các phương tiện thông tin đại
186 459 408 115 12
29 chúng (sách báo, truyền hình, 3,59
15,8 38,9 34,6 9,7 1,0
phim ảnh,…).
Các chế độ bồi dưỡng dành cho
150 433 453 99 45
30 sinh viên thực tập của nhà 3,46
12,7 36,7 38,4 8,4 3,8
trường và cơ sở thực tập.
Sự nhận thức tích cực về ý
228 567 302 66 17
31 nghĩa của TTTN của nhà trường 3,78
19,3 48,1 25,6 5,6 1,4
và cơ sở thực tập.
Kết quả thống kê cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với
môi trường công việc trong TTTN của sinh viên như sau:
* Về bản thân sinh viên:
Trong bảy yếu tố liên quan đến sinh viên, có ba yếu tố ĐTB trên 3,80 cần lưu ý
nhất đó là yếu tố “Những kỹ năng sẵn có của bản thân (giao tiếp, thuyết trình, giải
quyết vấn đề,…)” với ĐTB cao nhất là 3,93, có đến 23,5% sinh viên cho rằng yếu tố
này ảnh hưởng rất nhiều và 49,5% là nhiều, tổng hai mức này là 73,0%. Rõ ràng trong
quá trình khảo sát về những khó khăn hay đánh giá của sinh viên về kỹ năng thích ứng
thể hiện qua các phương diện vấn đề thì khả năng thích ứng với các mối quan hệ khi
TTTN đặc biệt là với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng và việc xử lý các vấn đề có
liên quan đến các mối quan hệ này luôn là những khó khăn thường xuyên sinh viên
phải đối diện. Việc sinh viên có những nền tảng vững chắc về hệ thống kỹ năng giao

142
tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề… là yếu tố nội lực giúp sinh viên thích ứng nhanh
chóng với môi trường công việc khi TTTN.
Song song đó, “Hứng thú nghề nghiệp” với ĐTB là 3,90, có 25,5% ảnh hưởng rất
nhiều và 46.0% ảnh hưởng nhiều, với tổng hai mức này là 71,5%. Hứng thú nghề
nghiệp tạo ra động lực bên trong thúc đẩy sinh viên vượt qua các khó khăn để thích
ứng tốt hơn với môi trường công việc khi TTTN. Vấn đề đặt ra làm sao sinh viên có
hứng thú nghề nghiệp và duy trì được hứng thú nghề nghiệp này trong suốt tiến trình
TTTN và lao động nghề nghiệp trong lương lai. Thực tế cho thấy quá trình thích ứng
với hoạt động TTTN quá khó khăn đã làm giảm sút hứng thú nghề nghiệp của sinh
viên. Chính vì vậy, khả năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN có giá trị
vô cùng lớn nuôi dưỡng hứng thú nghề nghiệp. Đây là tác động hai chiều của hứng thú
nghề nghiệp và kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN, mối quan hệ
mang tính biện chứng cần các nhà sư phạm quan tâm.
Yếu tố “Tính tích cực, tự giác, sáng tạo và ý chí rèn luyện nghề nghiệp” với ĐTB
là 3,87, có 24,5% ảnh hưởng mức rất nhiều và 44,2% ảnh hưởng nhiều. Điều này rất
phù hợp với quy luật phát triển tâm lý cá nhân, yếu tố tính tích cực cá nhân đóng vai
trò quyết định trong sự phát triển tâm lý con người. Chính yếu tố này tạo nên sự khác
biệt tâm lý giữa cá nhân này với cá nhân khác, quy định chiều hướng phát triển của
mỗi cá nhân.
Các yếu tố về mặt thể chất (sức khỏe, chiều cao, cân nặng…) (ĐTB = 3,70);
động cơ nghề nghiệp (ĐTB = 3,75); xu hướng nghề nghiệp (ĐTB = 3,58), nhu cầu
khẳng định bản thân (ĐTB = 3,60) đều có ĐTB trên 3,51 ở mức ảnh hưởng nhiều đến
kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc khi TTTN của sinh viên.
* Về trường Đại học:
Phương pháp giảng dạy của giảng viên” ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên với ĐTB cao nhất là 3,77. Các
phương pháp giảng dạy hiện đại ở bậc đại học hiện nay, có thể nói, đang được thực
hiện theo các xu hướng: phát huy tính tích cực của quá trình nhận thức; cụ thể hóa và
công nghệ hóa các phương pháp giảng dạy. Các phương pháp này không chỉ đòi hỏi
giảng viên truyền đạt tri thức cho sinh viên mà còn giảng dạy cho sinh viên biết cách
sáng tạo, tự tìm ra tri thức mới. Giảng viên không phải là người cung cấp thông tin đơn

143
thuần mà là người vận dụng các công nghệ, phương pháp hiện đại để hướng dẫn tích
cực cho các sinh viên tự chủ động học tập, nghiên cứu qua sách vở, tài liệu, và các vấn
đề trong cuộc sống. Giảng viên chỉ giữ vai trò như một nhà “cố vấn” khoa học. Ngoài
ra, theo tài liệu của UNESCO, một trường đại học có nền giáo dục đại học hiện đại cần
phải đáp ứng 10 tiêu chí sau: là trung tâm đào tạo có chất lượng cao; trung tâm tập hợp
các sinh viên có năng lực trí tuệ phát triển cao; cộng đồng toàn tâm, toàn ý, sáng tạo
trong nghiên cứu khoa học; trung tâm học tập tích cực, ý chí học tập thường xuyên,
suốt đời; trung tâm bồi dưỡng, cập nhật văn hóa, hoàn thiện tri thức; trung tâm liên
thông hợp tác đào tạo, nghiên cứu, và dịch vụ khoa học có chất lượng, hiệu quả cao;
trung tâm giải quyết các vấn đề khoa học của của địa phướng, dân tộc, khu vực và thế
giới; trung tâm tư vấn về khoa học - công nghệ hiện đại; cộng đồng tích cực tham gia
xây dựng nền văn hóa hòa bình; và thích ứng được nhịp sống của thời đại. Vì vậy,
giảng viên cần phải có các giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng hiện
đại trên để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo ở bậc đại học hiện nay
góp phần giúp sinh viên làm chủ hoạt động học tập và hoạt động nghề nghiệp của bản
thân.
Có ĐTB đồng hạng với nội dung trên là yếu tố “Nội dung thực tập bám sát thực
tiễn TTTN” với ĐTB là 3,77, 23,7% ảnh hưởng rất nhiều và 41.0% ảnh hưởng nhiều,
với tổng hai mức này là 64,7%. Yếu tố này khiến sinh viên không còn cảm thấy quá
trình học tập tại trường Đại học xa thực tiễn và giảm thiểu những rủi ro về việc sinh
viên thực tập không sát với chuyên ngành theo học. Vấn đề này cần giải quyết dựa trên
sự gắn bó giữa nhà trường và doanh nghiệp, các đơn vị thực tập. Cũng cùng quan điểm
này, yếu tố “các hoạt động thực tế nghề nghiệp) cũng có ĐTB khá cao với 3,72, có
22,7% ảnh hưởng rất nhiều và 33.4% ảnh hưởng nhiều, với tổng hai mức này là
56,1%. Những căn cứ này làm rõ hơn vai trò giữa lý thuyết gắn với thực hành, giữa lý
luận gắn với thực tiễn trong việc đào tạo nguồn nhân lực hiện nay tại Việt Nam.
Yếu tố “Phẩm chất (mẫu mực, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi,…) của giảng
viên” với ĐTB là 3,70, được sinh viên đánh giá mức ảnh hưởng rất nhiều là 17,4% và
mức nhiều là 42,7%, với tổng hai mức này là 60,1%. Tấm gương của giảng viên hay
sức ảnh hưởng của giảng viên cũng tạo ra những động lực thúc đẩy sinh viên vượt qua
những khó khăn để thích ứng dần với môi trường làm việc khi TTTN.

144
Những yếu tố còn lại từ phía trường Đại học đều có mức ảnh hưởng nhiều đến kỹ
năng thích ứng với môi trường làm việc khi TTTN của sinh viên: Thời lượng thực
hành kỹ năng nghề nghiệp, việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên và nội dung,
chương trình, hình thức hướng dẫn TTTN đều có ĐTB là 3,65, các buổi họp chuẩn bị
cho đợt TTTN với ĐTB là 3,51, mức độ quan tâm đến sinh viên trong quá trình TTTN
của nhà trường với ĐTB là 3,69, môi trường, điều kiện học tập ở nhà trường với ĐTB
là 3,60. Chỉ duy nhất yếu tố “khen thưởng kịp thời đúng lúc” được sinh viên đánh giá
chỉ ảnh hưởng ở mức trung bình với ĐTB là 3,41. Điều này cho thấy vấn đề đào tạo
của trường, năng lực của giảng viên tác động đến kỹ năng thích ứng của bản thân họ.
* Về phía cơ sở thực tập
So với yếu tố từ bản thân sinh viên và trường Đại học thì ĐTB từ ảnh hưởng của
cơ sở thực tập có xu hướng cao hơn tuy nhiên vẫn nằm trong mức ảnh hưởng trung
bình. Ba nội dung có sự ảnh hưởng nhiều nhất là “Sự nhiệt tình của cấp trên” với ĐTB
là 3,77, có đến 21,0% ảnh hưởng rất nhiều và 42,3% ảnh hưởng nhiều, với tổng hai
mức này là 63,3%. Giao tiếp với cấp trên là một trong những khó khăn với sinh viên ít
kinh nghiệm và năng lực giao tiếp. Sự lúng túng, rụt rè khiến họ không thể hiện được
hết năng lực làm việc mình với cấp trên. Nhưng nếu cấp trên hiểu và tìm cách hỗ trợ
thì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội cải thiện được những khuyết điểm của bản thân và
thích nghi nhanh chóng hơn vào các vấn đề thực tập. Tiếp đến là yếu tố “Phương pháp
của người hướng dẫn” và “Phong cách của người hướng dẫn” với cùng ĐTB là 3,74.
Hai yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến người hướng dẫn tại nơi TTTN. Chế độ và
quyền lợi dành cho người hướng dẫn cũng cần được quan tâm hơn để sinh viên nhận
được sự trợ giúp phù hợp trong TTTN là những vấn đề nhà trường cần quan tâm hỗ
trợ. Thêm vào đó, thái độ của người hướng dẫn cũng được sinh viên cho rằng ảnh
hưởng ở mức nhiều với ĐTB là 3,70.
Những yếu tố còn lại có ĐTB trên 3,51 rơi vào mức ảnh hưởng nhiều: Môi
trường TTTN và Điều kiện, phương tiện TTTN có ĐTB là 3,73, mối quan hệ với nhân
viên khác ĐTB là 3,68 và cuối cùng nội quy, quy định với ĐTB thấp nhất là 3,59.
* Một số yếu tố khác:
Sự nhận thức tích cực về ý nghĩa của TTTN của nhà trường và cơ sở thực tập”
với ĐTB là 3,78 ảnh hưởng nhiều nhất trong số các yếu tố này đến kỹ năng thích ứng

145
với môi trường làm việc khi TTTN của sinh viên, với 19.3% ảnh hưởng rất nhiều và
48,1% ảnh hưởng nhiều, tổng hai mức này là 67,4%. Về phía nhà trường thì chắc chắn
sự nhận thức này phải ở mức độ cao, nhưng cần có thêm nhiều sự cải tiến để nâng cao
vài trò của TTTN. Còn về phía cơ sở TTTN, nhiệm vụ của họ là thực hiện hoạt động
kinh doanh hoặc các chức năng mà đơn vị họ đảm nhận nhằm đảm bảo duy trì hiệu
suất lao động, hiệu suất kinh doanh phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp (hay
đơn vị TTTN). Sự nhận thức về vấn đề này có thể ở mức độ nhất định chỉ khi nhà
trường xây dựng được mối quan hệ vững chắc, làm nhịp cầu nối giữa sinh viên với
doanh nghiệp đừng để sinh viên “bơ vơ”- tự mình chống chọi mọi khó khăn từ việc
tìm được cơ sở đến việc viết báo cáo tốt nghiệp đánh dấu quá trình hoàn thành TTTN.
“Sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, người thân” với ĐTB là 3,69 được sinh viên
quan tâm thứ hai. Nền tảng về mặt tinh thần sẽ nâng cao được sức mạnh ý chí cho sinh
viên trong TTTN. Nhưng nó phải là sự quan tâm đúng mực chứ không phải hiện tượng
“làm thay” “xin thay”… tạo ra tính ỳ tâm lý cho sinh viên, khiến họ không phát triển
được năng lực nghề nghiệp sau khi TTTN. Đó là một điều rất đáng tiếc.
“Các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, truyền hình, phim ảnh,…)” với
ĐTB là 3,59 cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh viên. Thông qua phương tiện thông tin
đại chúng sinh viên có cơ hội hiểu nhiều hơn về các vấn đề thực tiễn của hoạt động
TTTN. Sinh viên tiếp cận được với một số thông tin cơ bản liên quan đến doanh
nghiệp, đơn vị TTTN trước quá trình thực tập chính thức. Bước chuẩn bị này ít nhiều
cũng tạo được tâm thế tích cực cho sinh viên.
Hai yếu tố còn lại đều có ĐTB dưới 3,51 rơi vào mức ảnh hưởng trung bình. Sự
hỗ trợ kinh tế trong quá trình TTTN với ĐTB là 3,50, Các chế độ bồi dưỡng dành cho
sinh viên thực tập của nhà trường và cơ sở thực tập với ĐTB là 3,46.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN của sinh viên, trong đó nổi bật nhất là kỹ năng sẵn có của bản thân
(giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề,…) và hứng thú nghề nghiệp của sinh viên,
phương pháp giảng dạy của giảng viên và nội dung thực tập bám sát thực tiễn TTTN,
hoạt động thực tế nghề nghiệp trong vai trò của trường Đại học, sự nhiệt tình của cấp
trên và phương pháp, thái độ tích cực của người hướng dẫn tại đơn vị thực tập,…

146
2.5.2. Một số nguyên nhân chủ quan và khách quan làm sinh viên chưa thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN
2.5.2.1. Một số nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN
Bảng 2.36 . Một số nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN
TT PHƯƠNG ÁN Tần số Tỷ lệ (%)
Nhà trường chưa có biện pháp giáo dục kỹ năng thích
1 384 32,5
ứng với môi trường công việc cho sinh viên.
Mối liên hệ giữa nhà trường và cơ sở thực tập chưa
2 371 31,4
thường xuyên.
Thời gian dành cho quá trình kiến tập và TTTN tại cơ
3 361 30,6
sở quá ít.
Nội dung học tập ở nhà trường ít chú trọng thực hành
4 581 49,2
mà nặng về lý thuyết
Nhà trường chưa có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo
5 213 18,1
kỹ năng mềm cho sinh viên
Trong một số nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN được chọn lọc khảo sát từ bảng hỏi mở thì không có
nguyên nhân nào chạm mức 50,0%. Cao nhất là nguyên nhân “Nội dung học tập ở nhà
trường ít chú trọng thực hành mà nặng về lý thuyết” với 49,2% sinh viên lựa chọn.
Hầu như năm nào, một số trường đều có sửa đổi, bổ sung từ việc thi cử cho đến nội
dung giảng dạy nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Hiện nay Việt Nam có 420 trường
cao đẳng và Đại học (trên 90 triệu dân). Hàng năm, các trường Đại học đang cho “ra
lò” nguồn nhân lực trình độ cao… nhưng nặng lý thuyết, yếu thực hành. Doanh nghiệp
gặp khó khi tuyển dụng nguồn lao động khi sinh viên tốt nghiệp chưa thực sự chủ
động trong công việc, chưa đạt hiệu quả trong công việc. Chính nguyên nhân này tạo
rào cản trực tiếp khiến sinh viên khó thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
cũng như trong hoạt động nghề nghiệp tương lai.
Tiếp đến là ba nội dung đều có sự lựa chọn trên 30%:
- Nhà trường chưa có biện pháp giáo dục kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc cho sinh viên với 32,5% sinh viên lựa chọn. Đây là một thực tế được làm rõ thông
qua kết quả phỏng vấn đã được trình bày ở phần tìm hiểu về nhận thức về kỹ năng này.
Các vấn đề này bản thân sinh viên nhìn nhận là quan trọng nhưng sự hiểu biết của họ

147
về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc trong TTTN còn hạn chế do chưa có cơ
hội được tiếp cận một cách có hệ thống và khoa học.
- Mối liên hệ giữa nhà trường và cơ sở thực tập chưa thường xuyên với 31,4%
sinh viên lựa chọn. Rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn là yêu cầu cấp
bách giúp sinh viên thích ứng nhanh hơn với công việc. Sự kết nối giữa nhà trường và
doanh nghiệp hiện nay cũng rất hạn chế. Lý do là Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực
sự có nền công nghiệp mạnh, nên không có nhu cầu nhận sinh viên thực tập nhiều.
Sinh viên muốn tìm được một nơi thực tập nhiều khi rất vất vả. Do quy mô nền kinh tế
còn nhỏ, nên các doanh nghiệp cũng nhỏ và chưa đủ mạnh, chưa có nhu cầu đầu tư để
phát triển công nghệ, vì thế không cần gắn kết với nhà trường. Điều này dễ dẫn đến
chuyện mạnh ai nấy làm. Nhà trường thì đào tạo theo chương trình đã được phê duyệt,
cũng do nhà trường xây dựng là chủ yếu. Người duyệt chương trình đó cũng xuất thân
từ nhà trường Đại học là chủ yếu, không có gắn kết với doanh nghiệp. Còn doanh
nghiệp gần như đứng ngoài cuộc, chỉ biết kêu ca và lên chương trình đào tạo lại như
một phương án tối ưu mà chưa thực sự cân nhắc hay có những động thái mang tính
chất tích cực.
- Thời gian dành cho quá trình kiến tập và TTTN tại cơ sở quá ít với 30,6% sinh
viên lựa chọn. Tùy theo ngành nghề đào tạo mà thời gian dành cho sinh viên thực tập
cuối khoá là khác nhau giữa các trường. Chẳng hạn như đối với khối ngành kỹ thuật là
khoảng một tháng hoặc hơn chút ít. Trong thời gian thực tập ngắn ngủi đó thì nhiều
sinh viên cho rằng chỉ đủ thời gian để “cưỡi ngựa xem hoa” thôi chứ không thề nào
tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn được. Thực tế là sinh viên học về kỹ thuật nhưng khi đi
thực tập lại không được tiếp cận với máy móc hiện đại của doanh nghiệp được. Như
vậy cả đợt thực tập một vài tháng thực chất với một số sinh viên chỉ có vài ngày lấy số
liệu về để báo cáo cho xong đợt thực tập. Còn đối với sinh viên khối ngành kinh tế thì
đợt thực tập kéo dài từ 15 đến 16 tuần tuỳ từng trường khác nhau. Khoảng thời gian đó
là quá dài so với khối kỹ thuật. Thế nhưng trong thời gian đó, sinh viên thường làm gì?
Khi được hỏi thì không ít sinh viên cho rằng họ có thể tận dụng thời gian đó để về quê,
tranh thủ đi làm thêm hoặc cũng có thể… ngồi nhà chơi. Một số ít sinh viên may mắn
được doanh nghiệp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo. Bởi các doanh nghiệp muốn tận dụng
cơ hội này để đào tạo nguồn nhân lực sẵn có này khi sinh viên vừa ra trường. Tuy

148
nhiên số trường hợp như vậy thường không nhiều. Về phía các doanh nghiệp thì phần
lớn họ nhận sinh viên đến thực tập chỉ là để giải quyết mối quan hệ xã hội của mình.
Thế nên dẫn đến bê tha trong công tác quản lý sinh viên thực tập. Xét về nguyên nhân
chủ quan của những hành động này là do sự liên hệ lỏng lẻo giữa các trường đại học
và các đơn vị nhận sinh viên thực tập. Còn nguyên nhân khách quan là trong khi các
đơn vị nhận sinh viên thực tập cũng rất bận với công việc của họ và nếu xảy ra hư
hỏng máy móc thiết bị hoặc là lộ các bí mật kinh doanh thì ai sẽ chịu trách nhiệm các
tổn thất này?
Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân khách quan trọng yếu làm sinh viên chưa
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN là nội dung học tập ở nhà trường ít chú
trọng thực hành mà nặng về lý thuyết, chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp và thời gian thực tập chưa phù hợp.
2.5.2.2. Một số nguyên nhân chủ quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN
Trong sáu nguyên nhân chủ quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN thì có ba nội dung có tỷ lệ phần trăm trên 30,0%. Trong đó cao
nhất là nội dung “Sinh viên chưa làm quen với các hoạt động thực hành liên quan đến
môi trường công việc” với 44,7% sinh viên lựa chọn. Điều này làm rõ hơn việc tạo
môi trường cho sinh viên thực hành nghề và đẩy mạnh tính tích cực chủ động học hỏi
ở sinh viên trong việc thực hành. Điều này tạo tâm thế sẵn sàng để sinh viên giải quyết
các khó khăn và tự tin thể hiện kiến thức và kỹ năng trong thực tiễn.
Kế tiếp là nội dung “Sinh viên không có biện pháp cụ thể để hình thành và rèn
luyện kỹ năng thích ứng” với 37.3% và “Sinh viên không nhận thức được tầm quan
trọng, ý nghĩa của kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN” với 36.3%.
Tính tích cực cá nhân là yếu tố quyết định tạo nên năng lực cho mỗi cá nhân, quy định
chiều hướng của cá nhân này nổi trội hơn cá nhân khác ra sao. Như vậy, bên cạnh nhà
trường quan tâm phát triển kỹ năng thích ứng trong môi trường làm việc cho sinh viên
thì vấn đề song hành là sinh viên cần tự thân học hỏi và hoàn thiện.

149
Bảng 2.37. Một số nguyên nhân chủ quan làm sinh viên chưa thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN
Tỷ lệ
TT PHƯƠNG ÁN Tần số
(%)
Sinh viên không nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của kỹ
1 428 36,3
năng thích ứng với môi trường công việc trong TTTN.
Sinh viên không có biện pháp cụ thể để hình thành và rèn luyện kỹ
2 440 37,3
năng thích ứng.
Sinh viên chưa làm quen với các hoạt động thực hành liên quan
3 528 44,7
đến môi trường công việc.
Sinh viên không dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện các kỹ
4 225 21,6
năng nghề nghiệp.
5 Sinh viên không hứng thú với nghề nghiệp, môi trường công việc. 222 18,8
6 Sinh viên thiếu tinh thần vượt khó, thiếu khả năng tự lập. 136 11,5
Cuối cùng, nội dung “Sinh viên không hứng thú với nghề nghiệp, môi trường
công việc” với 18,8% khách thể lựa chọn và nội dung “Sinh viên thiếu tinh thần vượt
khó, thiếu khả năng tự lập” với 11,5% sinh viên lựa chọn. Tuy tỷ lệ chọn thấp nhưng
cũng cần lưu tâm để có những định hướng cụ thể và chi tiết trong việc phát triển kỹ
năng thích ứng trong môi trường làm việc cho sinh viên.
Như vậy, sinh viên chưa làm quen với các hoạt động thực hành liên quan đến
môi trường công việc là nguyên nhân chủ quan trọng yếu làm cản trở sinh viên chưa
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN. Điều này dẫn đến sự hạn chế ở kỹ năng
thích ứng của sinh viên với môi trường công việc khi TTTN.

150
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Mức độ gặp khó khăn trong tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp, khó khăn trong việc
thích ứng với nội dung TTTN, khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp,
thích ứng với các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc, mối quan hệ tại nhà
trường và cơ sở thực tập trong TTTN rơi vào mức thỉnh thoảng là chủ yếu. Nhưng
những tỷ lệ % cho thấy những khó khăn lớn nhất cần lưu ý là làm chủ cảm xúc của bản
thân, vấn đề tự tin trong giao tiếp với các mối quan hệ tại nơi thực tập và vấn đề ứng
dụng các kiến thức - kỹ năng nghề nghiệp vào quá trình thực tập, không thể vận dụng
kỹ năng chuyên môn đã học vào thực tiễn, không được tạo cơ hội thể rèn luyện kỹ
năng giao tiếp - ứng xử với khách hàng, đối tác; khó khăn về cách sử dụng các phương
tiện, công cụ, máy móc sản xuất để làm việc khi TTTN, cấp trên thiếu thân thiện, thiết
lập các mối quan hệ tại nơi thực tập, không nắm bắt kịp thời các quy định và nguyên
tắc tại nơi thực tập.
Nhận thức về thích ứng với môi trường công việc khi TTTN, kỹ năng thích ứng
và kỹ năng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên ở mức độ thấp. Sinh viên
đánh giá tầm quan trọng của các biểu hiện trong kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN ở mức quan trọng. Trong đó, tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp là
biểu hiện được sinh viên quan tâm nhiều nhất.
Mức độ chung kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc của sinh viên có
đến 40,2% là trung bình, tiếp đến là 24,1% là mức yếu, 20,8% là mức khá, 9,3% là
mức kém và chỉ có 5,7% là mức cao. Kết quả kiểm nghiệm thống kê cho thấy không
có sự khác biệt ý nghĩa trên phương diện trường và kết quả học tập trong các mức độ
kỹ năng thích ứng này trên sinh viên nhưng có sự khác biệt giữa sinh viên trên phương
diện kinh nghiệm làm thêm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của sinh viên, những yếu tố cần quan tâm nhất là những kỹ năng sẵn có của bản
thân (giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề,…) và hứng thú nghề nghiệp của sinh
viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên và nội dung thực tập bám sát thực tiễn
TTTN, hoạt động thực tế nghề nghiệp trong vai trò của trường Đại học, sự nhiệt tình
của cấp trên và phương pháp, thái độ tích cực của người hướng dẫn tại đơn vị thực
tập…

151
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM MỘT VÀI BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG THÍCH ỨNG TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC KHI
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của một vài biện pháp phát
triển kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên. Qua đó,
cũng khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra.
3.2. Khách thể thực nghiệm
Khách thể thử nghiệm là 60 sinh viên tham gia lớp học “Phát triển kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ” được tổ chức tại Trường Đại học
Công nghệ Tp. HCM và Trường Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia Tp. HCM.
Các khách thể này được chọn lựa trong các hồ sơ đăng ký gửi về cho Ban chủ
nhiệm đề tài nghiên cứu.
Lớp học ở Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM do Bộ môn Tâm lý học - Khoa
Tâm lý học phối hợp với Đoàn trường Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM tổ chức
miễn phí dành cho sinh viên đăng ký.
Lớp học ở Trường Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia Tp. HCM do Bộ
môn Tâm lý học - Khoa Tâm lý học phối hợp với Ban Công tác sinh viên Đại học
Quốc gia Tp. HCM, tổ chức miễn phí dành cho sinh viên đăng ký.
Đây cũng là lớp học thử nghiệm làm tiền đề cho các lớp học sau này của các cơ
sở nghiên cứu hoặc thực hiện những chương trình giáo dục kỹ năng thích ứng với môi
trường làm việc khi TTTN. Song song đó, lớp học cũng là một sản phẩm nghiên cứu
của đề tài có thể ứng dụng trong thực tiễn.
3.3. Nội dung thực nghiệm
3.3.1. Chọn lựa căn cứ tác động thực nghiệm
Dựa trên kết quả khảo sát của đề tài và những cứ liệu từ thực tế cho thấy sinh
viên có quan tâm đến kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN ở mức
độ cao. Đặc biệt là sinh viên bước đầu có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và những
biểu hiện chung của kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN. Nhưng

152
nhận thức về các khái niệm liên quan đến kỹ năng thích ứng trong môi trường công
việc khi TTTN của sinh viên chưa cao. Đặc biệt là những biểu hiện kỹ năng thích ứng
trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên chỉ dừng ở mức trung bình - khá,
còn bộc lộ khá nhiều hạn chế. Trên cơ sở dữ liệu từ kết quả nghiên cứu thực trạng, cho
thấy, giữa nhận thức - thái độ và hành vi có phần chưa thống nhất nên những yếu tố
sau đây được chú trọng để tác động:
- Nhận thức về các khái niệm có liên quan đến kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN của sinh viên.
- Sự chủ động và tích cực đầu tư về việc tìm hiểu kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN của sinh viên.
- Những kiến thức nền tảng, những thao tác cơ bản hình thành hay tạo nên kỹ
năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên. Đây cũng chính là
phần trọng tâm và được đánh giá hiệu quả thực nghiệm. Trong đó những kiến thức và
những thao tác nền tảng tập trung vào những khó khăn liên quan đến việc thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên như kỹ năng quản lý thời gian để
thích ứng với yêu cầu kỷ luật và tổ chức; kỹ năng giải quyết vấn đề thích ứng với môi
trường làm việc khi TTTN; kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và
người quản lý; kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học trong môi trường công việc khi
TTTN.
3.3.1.2. Giới hạn thực nghiệm
- Thực nghiệm tập trung đánh giá vào những căn cứ đã nêu và chỉ quan tâm
nhiều đến sự thay đổi của sinh viên trên từng phương diện cụ thể thông qua việc tác
động đến các kỹ năng bổ trợ để phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc
đã được đề cập ở trên.
- Ở phần thực nghiệm tác động, không có sự so sánh - đối chiếu với nhóm đối
chứng vì điều kiện của đề tài không cho phép. Số liệu nghiên cứu chỉ so sánh với
nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm cũng như có so sánh với số liệu toàn mẫu
dựa trên số liệu thống kê. Vì đây là nghiên cứu thực nghiệm ban đầu và việc so sánh
kết quả giữa nhóm thực nghiệm với một nhóm không có tác động nào về việc huấn
luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN là không cần thiết nên
nghiên cứu không tiến hành so sánh với nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, nhiệm vụ phụ

153
của đề tài là thực nghiệm một vài biện pháp phát triển kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN nên việc không tiến hành so sánh giữa nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực nghiệm.
- Ở phần thực nghiệm phát hiện, sẽ so sánh giữa nhóm được tác động (nhóm
thực nghiệm) và nhóm không được tác động (nhóm đối chứng) để làm rõ hơn về hiệu
quả của mô hình thực nghiệm.
3.3.1.3. Quy trình thực nghiệm
Thực nghiệm bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khảo sát trước thực nghiệm và chuẩn bị tác động (10/5 -
10/06/2014)
- Sử dụng bảng hỏi để khảo sát mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN ban đầu của sinh viên.
- Trao đổi với các giảng viên của khoá huấn luyện về thực trạng kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên và thống nhất mục đích, nhiệm
vụ thực nghiệm và chuẩn bị tiến hành thực nghiệm.
- Tiến hành xây dựng chương trình huấn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN của sinh viên.
Mô tả chung về chương trình như sau:
KHOA TÂM LÝ HỌC

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CHI TIẾT


KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG VIỆC
(Dành cho sinh viên chuẩn bị thực tập)
Thời lượng: 2h mỗi chuyên đề, mỗi buổi 2 chuyên đề với thời lượng 4h. Buổi học từ
8h đến 12h
Thời gian: Do đơn vị tổ chức đề nghị
STT Kỹ năng Giảng viên Thời gian Ghi chú
Kỹ năng quản lý thời
Khoa Tâm lý học
gian để thích ứng với
1 ThS Mai Mỹ Hạnh Tự chọn Trường ĐH Sư
yêu cầu kỷ luật, tổ
phạm Tp. HCM
chức
Kỹ năng giải quyết
Sở Lao động
vấn đề thích ứng với
2 TS Bùi Hồng Quân Tự chọn Thương binh và Xã
môi trường công việc
hội Tp. HCM
khi TTTN

154
Làm việc nhóm để
Khoa Tâm lý học
3 thích ứng với đồng ThS Nguyễn Thị
Tự chọn Trường ĐH Sư
nghiệp và người quản Diễm My
phạm Tp. HCM

Kỹ năng tổ chức và
Khoa Tâm lý học
làm việc khoa học PGS.TS Huỳnh Văn
4 Tự chọn Trường ĐH Sư
trong môi trường Sơn
phạm Tp. HCM
công việc khi TTTN
- Xây dựng kế hoạch tác động định hướng nghiên cứu có hệ thống về kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên theo giới hạn và phạm vi
thực nghiệm của đề tài.
- Xây dựng chương trình lồng ghép huấn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN của sinh viên mà cụ thể là dựa vào các chương trình rèn luyện kỹ
năng của Khoa, Trường Đại học.
Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (10/06/2014 - 25/7/2014)
- Tổ chức tổng kết các hình thức tác động định hướng nghiên cứu có hệ thống về
kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên
- Tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của sinh viên theo định hướng của khoá huấn luyện và chương trình huấn
luyện. Giao bài tập sau buổi huấn luyện về kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN của sinh viên tương ứng. Trong quá trình tổ chức các buổi huấn luyện,
đều lấy thông tin phản hồi từ phía sinh viên.
- Thường xuyên nhắc nhở lớp học - khoá học thực hiện các bài tập kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên để chuẩn bị cho bài tập cuối
khoá.
Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát sau thực nghiệm (15/12/2014 - 29/12/2014)
Phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
thực tập tốt nghiệp của sinh viên sau khi tham gia khoá học và tự nghiên cứu tích cực -
chủ động - có hệ thống. So sánh mức độ kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên để đánh giá hiệu quả của thực nghiệm. Trên cơ sở
đó, đưa ra kết luận và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.

155
3.3.1.4. Công cụ đánh giá thực nghiệm
Phương pháp chính để đánh giá thực kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN của SV là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp
đánh giá bằng hệ thống bài tập thực nghiệm. Từ các kết quả thu được, tiến hành phân
tích bằng phương pháp thống kê toán học.
a. Nội dung bảng hỏi
Nội dung bảng hỏi trước và sau thực nghiệm tập trung vào các nội dung chính
như sau:
- Đánh giá về kỹ năng giải quyết vấn đề (khái niệm giải quyết vấn đề, hiểu về đặc
điểm kỹ năng này, hiểu về cách thực hiện các bước của kỹ năng, biết các yêu cầu cụ
thể và các hành động tương ứng trong từng giai đoạn giải quyết vấn đề cũng như
những khó khăn gặp phải khi giải quyết vấn đề và thể hiện cụ thể thông qua hành động
xử lý hay giải quyết một số tình huống cụ thể).
- Đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người
quản lý (khái niệm làm việc nhóm, hiểu về đặc điểm kỹ năng này, hiểu về cách thực
hiện các bước của kỹ năng, biết các yêu cầu cụ thể và các hành động tương ứng trong
quá trình làm việc nhóm cũng như giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể của nhóm).
- Đánh giá về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức
(khái niệm kỹ năng quản lý thời gian, đặc điểm của quản lý thời gian, phương pháp
quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức).
- Đánh giá về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với yêu cầu kỷ
luật, tổ chức (khái niệm và phương pháp tổ chức công việc khoa học để thích ứng với
yêu cầu kỷ luật, tổ chức).
Tương ứng với mỗi nội dung sẽ từ 2 đến 3 tình huống thực nghiệm. Hai nhóm
tham gia sắm vai để giải quyết các tình huống được giao bao gồm: nhóm đã tham gia
vào các chuyên đề tập huấn (nhóm thực nghiệm) và nhóm không tham gia các chuyên
đề - nằm trong mẫu nghiên cứu thực trạng (nhóm đối chứng).
b. Tiêu chí đánh giá
Các câu hỏi đều được đánh giá trên thang điểm 5. Với câu hỏi một lựa chọn, lựa
chọn đúng là 5 điểm, lựa chọn sai là 0 điểm. Với câu hỏi có 5 mức độ, được quy điểm

156
từ 1 đến 5 theo chiều từ kém, yếu, trung bình, khá, tốt. Trên cơ sở này, điểm trung bình
được quy ra thành các mức độ:
Bảng 3.1. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi thực nghiệm
ĐTB MỨC ĐỘ
4,51 - 5,0 Tốt
3,51 - 4,5 Khá
2,51 - 3,5 Trung bình
1,50 - 2,5 Yếu
1,00 - 1,49 Kém
3.4. Cơ sở đề xuất các biện pháp thực nghiệm
- Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN của SV thuộc mẫu nghiên cứu.
- Dựa trên những nguyên nhân cũng như những hình thức huấn luyện kỹ năng
thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN mà SV quan tâm, ủng hộ.
- Dựa trên những nguyên tắc của việc hình thành kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN của SV: hình thành bằng con đường trải nghiệm, tự thay
đổi, rèn luyện các thao tác - mô hình kỹ năng, rèn luyện thường xuyên - liên tục…
- Dựa trên khả năng và điều kiện thực hiện các biện pháp thực nghiệm trong đề
tài nghiên cứu.
3.5. Các biện pháp thực nghiệm
- Định hướng nghiên cứu có hệ thống về kỹ năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN của SV.
- Tổ chức huấn luyện chuyên đề - học tập trải nghiệm kỹ năng thích ứng trong
môi trường công việc khi TTTN của SV dưới hình thức lớp học chuyên biệt.
- Lồng ghép huấn luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN
của SV thông qua hoạt động ngoại khoá.
3.5.1. Biện pháp 1: Định hướng nghiên cứu có hệ thống về kỹ năng thích ứng
trong môi trường công việc khi TTTN
a. Mục đích:
Cung cấp cho SV những kiến thức ban đầu về kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN, vai trò của kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc

157
khi TTTN của SV với sự thành công của mỗi người để góp phần kích thích SV tích
cực và chủ động tìm hiểu cũng như đầu tư cho việc tìm hiểu về kỹ năng thích ứng
trong môi trường công việc khi TTTN của SV một cách có hệ thống.
b. Nội dung và yêu cầu:
- SV tiếp cận với thông tin quảng bá thông qua kế hoạch tổ chức huấn luyện kỹ
năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN, tờ rơi và các thông tin của Ban
tổ chức chương trình phát triển kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi
TTTN cho SV.
- SV tìm hiểu thông tin và thực hiện một bài viết với chủ đề “Kỹ năng thích ứng
trong môi trường công việc khi TTTN của SV” trong thông tin mô tả nguyện vọng
tham gia tại cơ sở đào tạo.
- Nghe chuyên đề dưới hình thức trao đổi, thảo luận nhóm - chia sẻ quan niệm và
trò chơi nhận thức “Kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của SV -
Hành trang cho tương lai” tại cơ sở đào tạo.
- Tổ chức cho SV quan sát các đoạn video clip và các thông điệp nén “show
card” để bình luận và đánh giá ở các buổi nói chuyện trước khoá học, khoá huấn luyện.
- Thực hiện bài thu hoạch có sản phẩm sau khi nghe chuyên đề và chuyển về cho
ban tổ chức để xem xét và đánh giá làm cơ sở tuyển chọn.
- Tuyển chọn SV Đại học những điều kiện đã xác lập và biên chế vào lớp học.
Chuẩn bị những những thông tin của từng cá nhân và những mong mỏi, đề nghị của
SV làm dữ liệu cung cấp cho giảng viên và Ban giảng huấn.
3.5.2. Biện pháp 2: Tổ chức khoá huấn luyện về kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN cho sinh viên
a. Mục đích:
- Hình thành những kiến thức cơ bản về kỹ năng mềm bổ trợ cho kỹ năng thích
ứng và những thông tin cần thiết về TTTN cho SV để dần hình thành những kỹ năng
thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của SV một cách bài bản, hệ thống
thông qua quá trình SV trải nghiệm và dần dần tự huấn luyện.
- Tác động đến nhận thức của SV về vai trò của kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN của SV, các bước hay quy trình hoặc biện pháp hình thành

158
từng kỹ năng mềm bổ trợ cho kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc khi TTTN để
SV nhận thức và tự tự rèn luyện.
- Kích thích thái độ tích cực - chủ động tìm hiểu về những kỹ năng mềm cần
thiết để phát triển kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của SV.
- Tiếp cận các tình huống có liên quan, các hoạt động nhằm giúp SV phát hiện ra
“mấu chốt”, “thao tác” hay những “công cụ” của từng kỹ năng, thao tác để thích ứng,
tự thay đổi và rèn luyện kỹ năng tương ứng cho mình ứng với thời gian bốn tháng.
b. Nội dung và yêu cầu:
- SV tham gia khoá học huấn luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường công
việc khi TTTN của SV liên tục với bốn kỹ năng mềm bổ trợ phát triển kỹ năng thích
ứng của nhóm giảng viên chuyên ngành Tâm lý học - Giáo dục học.
- SV tiếp cận từng buổi huấn luyện với không khí mở được tổ chức dưới hình
thức các hoạt động trải nghiệm liên tục trong suốt buổi huấn luyện: nói về bản thân
trước khi TTTN, quan sát videoclip - xem và ngẫm, thực nghiệm tâm lý, trò chơi, trắc
nghiệm ngắn, hoạt động nhóm, thảo luận cặp đôi - thảo luận nhóm nhỏ, giải quyết các
vấn đề có thể phát sinh trong TTTN.
- SV chia sẻ thông tin, viết những cảm nhận của mình và rút ra những gì cần rèn
luyện về kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN được học hay những
kỹ năng có liên quan trong quá trình rèn luyện và phấn đấu.
- SV sẽ làm một bài tập kết thúc khoá học như một bài tập lớn nhằm giải quyết
một vấn đề dưới dạng cá nhân hoặc nhóm có nhiều nhất là ba thành viên. Bài tập chính
là một vấn đề nào đó hay một sự kiện nào đó mà SV cho rằng đó là khó khăn mình gặp
phải trong quá trình TTTN cần phải giải quyết. Sản phẩm được nộp dưới dạng quyển
in và đĩa CD hoặc VCD bằng hình thức thu âm, thu hình hay viết tiểu luận hoặc kịch
bản - chương trình - dự án làm việc.
3.5.3. Biện pháp 3: Lồng ghép huấn luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN của sinh viên thông qua hoạt động ngoại khoá
a. Mục đích:
- Góp phần nâng cao nhận thức về kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc
khi TTTN và tích luỹ những kiến thức cơ sở có liên quan đến kỹ năng mềm và ứng
dụng trong nghề nghiệp tương lai.

159
- Tích luỹ những mô hình hay những những thao tác có liên quan đến các kỹ
năng mềm cụ thể để hình thành kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi
TTTN của SV một cách hiệu quả.
- Kích thích thái độ tích cực - chủ động tìm hiểu về những kỹ năng mềm cần
thiết để nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng cũng như định hướng về khả
năng ứng dụng của chúng trong thực tiễn nghề nghiệp, chuyên môn để từng bước hoàn
thiện kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của SV.
b. Nội dung và yêu cầu:
- Thống kê các hoạt động ngoại khóa cho SV Đại học và chú ý đến những hoạt
động có thể lồng ghép việc huấn luyện kỹ năng mềm.
- Đoàn trường thực hiện bản tin tuyên truyền “kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN” cho SV dưới những hình thức: Bản tin cứng trước văn
phòng, Bản tin về kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của SV
được in giấy,...
- Đoàn trường chủ động tổ chức cuộc thi: “Kỹ năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN - Vững bước cho tương lai” với nội dung là tìm hiểu về các kỹ
năng mềm, thực hiện một số yêu cầu cơ bản để thích ứng trong môi trường công việc
khi TTTN của SV thông qua các bài tập, trò chơi. Đặc biệt chú trọng nhiều đến kỹ
năng: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian và
kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học của SV.
3.5.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp và mô hình thực nghiệm
a. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên không tồn tại độc lập mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Biện pháp “Định hướng nghiên cứu có hệ thống về kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN” có vai trò rất quan trọng và là tiền đề để thực hiện hiệu
quả biện pháp “Tổ chức huấn luyện chuyên đề - học tập trải nghiệm kỹ năng thích ứng
trong môi trường công việc khi TTTN của SV dưới hình thức lớp học chuyên biệt” và
biện pháp “Lồng ghép huấn luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi
TTTN của SV thông qua hoạt động ngoại khoá”. Ngược lại biện pháp “Tổ chức huấn
luyện chuyên đề - học tập trải nghiệm kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc
khi TTTN của SV dưới hình thức lớp học chuyên biệt” và biện pháp “Lồng ghép huấn

160
luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của SV thông qua hoạt
động ngoại khoá” chỉ thực hiện hiệu quả nếu chủ thể tích cực và nỗ lực nghiên cứu về
kỹ năng mềm một cách hết mình khi được quán triệt nghiên cứu về kỹ năng mềm một
cách có hệ thống.
Giữa biện pháp “Tổ chức huấn luyện chuyên đề - học tập trải nghiệm kỹ năng
thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của SV dưới hình thức lớp học
chuyên biệt” và biện pháp “Lồng ghép huấn luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN của SV thông qua hoạt động ngoại khoá” cũng có mối quan hệ
một cách chặt chẽ. Thực chất trong môi trường giáo dục Đại học thì hoạt động giáo
dục ngoại khóa được xem như một hoạt động rất cần thiết. Bản chất hình thức hoạt
động này phù hợp với SV, điều kiện tổ chức và thực tiễn nói chung. Tuy nhiên, nếu
hoạt động ngoại khóa được tổ chức như một biện pháp nâng cao ôn luyện, phát triển
hiệu quả ban đầu đã xác lập từ việc huấn luyện thì hoạt động này càng trở nên có giá
trị. Ở một góc độ khác, hoạt động ngoại khóa nếu được tổ chức nhưng chưa dựa trên
những cơ sở vững chải thì cũng khó đạt được hiệu quả. Việc trang bị những kiến thức
cơ bản, những mô hình kỹ năng, những thao tác căn bản của kỹ năng sẽ giúp chủ thể
tích cực hơn, mạnh dạn hơn và cũng sẽ đạt hiệu quả cao khi tham gia các hoạt động
ngoại khóa bổ sung.
Giữa ba biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này khá
chặt chẽ nhằm hướng đến việc rèn luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường công
việc khi TTTN của SV theo định hướng nắm chắc về mô hình, vững về thao tác và
ứng dụng hiệu quả ở từng tình huống hay hoàn cảnh thực tiễn. Các biện pháp này cùng
tác động một cách đồng bộ đến việc phát triển kỹ năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN của SV trong quá trình giáo dục.

161
b. Mô hình thực nghiệm

ĐỐI CHỨNG

THỰC NGHIỆM ĐO HẬU


NGHIỆM

THỰC NGHIỆM
TÁC ĐỘNG

BP1: Định hướng nghiên cứu có


hệ thống về kỹ năng thích ứng
trong môi trường công việc…
BP2: Lồng ghép huấn luyện kỹ
năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN thông qua
hoạt động ngoại khoá

BP3: Tổ chức huấn luyện


chuyên đề - học tập trải nghiệm
kỹ năng thích ứng trong môi
trường công việc khi TTTN của
sinh viên dưới hình thức lớp học
chuyên biệt

THỰC NGHIỆM
PHÁT HIỆN

162
3.6. Kết quả thực nghiệm
Để có thể khẳng định hiệu quả của những biện pháp thực nghiệm, đề tài tập trung
so sánh số liệu về sự lựa chọn của nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm và sau bốn
tháng thực nghiệm. Ngoài ra, đề tài cũng có sự so sánh nhất định với kết quả nghiên
cứu thực trạng (trên toàn mẫu dân số) để đưa ra những nhận định đa chiều mang tính
khái quát:
3.6.1. Kết quả so sánh về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ
luật, tổ chức trong TTTN của sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy trước thực nghiệm, điểm số đạt được ở kỹ năng quản
lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên chỉ ứng với mức
trung bình khi điểm trung bình là 3.07. Nhưng sau khi thực nghiệm, kỹ năng quản lý
thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên đã lên mức cao với
điểm trung bình là 3.98. Đồng thời giá trị t tìm được khi so sánh điểm trung bình của
quản lý thời gian của sinh viên giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm là 0.00 cho
thấy có sự khác biệt ý nghĩa trên bình diện thống kê. Trên từng nội dung cụ thể đều thể
hiện rõ sự khác biệt về mặt thống kê giữa trước và sau thực nghiệm, có thể nhận thấy
chi tiết qua những phân tích sau:
Bảng 3.2. So sánh về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ
chức khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Điểm trung bình Sự
T- khác
TT Nội dung Trước Sau
Test biệt ý
TNg TNg
nghĩa
Khái niệm về kỹ năng quản lý thời
1 2,48 3,29 0,002 +
gian
Đặc điểm/yêu cầu của việc quản lý
2 2,58 3,69 0,001 +
thời gian
Mức độ thực hiện các thao tác,
3 phương pháp liên quan đến kỹ năng 3,57 4,46 0,000 +
quản lý thời gian
Khó khăn của sinh viên khi thực
4 3,63 4,49 0,000 +
hiện kỹ năng quản lý thời gian
Tổng 3,07 3,98 0,00 +

163
Về khái niệm kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức
của sinh viên, trước thực nghiệm điểm trung bình chỉ ở mức trung bình với điểm trung
bình là 2.48 nhưng sau thực nghiệm điểm trung bình đã có sự chệnh đáng kể với 3.29
rơi vào mức khá cao, giá trị t là 0,003 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa
trước vào sau thực nghiệm về nhận thức khái niệm kỹ năng quản lý thời gian để thích
ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên. Có đến 87,0% sinh viên trả lời đúng
khái niệm “Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người sử dụng thời gian một
cách hiệu quả nhằm đặt được những mục đích của mình thông qua việc lên kế hoạch,
tổ chức và kiểm tra việc sử dụng thời gian một cách tối ưu” so với trước khi thực
nghiệm chỉ có 53,0%. Hay mức độ thực hiện các thao tác, kỹ năng liên quan đến kỹ
năng quản lý thời gian trước thực nghiệm đã đạt đến con số 3,57 nhưng sau thực
nghiệm con số này tăng vọt lên đến 4,46 - rất cao cho thấy có sự thay đổi rất tích cực
về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên
sau khi thực nghiệm.
5
4.564.59
4.5
4
4 3.82
3.67
3.5
3.19
3
2.682.68
2.5

1.5

0.5

0
1 2

Khái niệm Đặc điểm/yêu cầu


Mức độ thực hiện các thao tác, phương pháp Khó khăn

Biểu đồ 3.1. So sánh về kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật,
tổ chức ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Đặc biệt trong các phương pháp quản lý thời gian, việc xác định mục tiêu chỉ có
20,0% đánh giá ở mức thực hiện tốt thì sau khi thực nghiệm con số này lên đến 40% ở

164
mức tốt và 25,0% ở mức khá tốt, hay thao tác “xác định nội dung, yêu cầu công việc
khi quản lý thời gian” cũng có đến 45,0% đánh giá thực hiện tốt so với trước khi thực
nghiệm chỉ có 17,0%.
Để phân tích sự phát triển kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ
luật, tổ chức của sinh viên sau khi thực nghiệm thì đề tài tiếp tục so sánh các tiêu chí
liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức
thông qua việc thực hiện tình huống với sinh viên đã tham dự lớp tập huấn (nhóm
TNg) với sinh viên chưa tham dự lớp tập huấn (nhóm ĐC). Kết quả nghiên cứu này
thể hiện ở bảng 3.3 say đây.
Số liệu ở bảng 3.3cho thấy kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ
luật, tổ chức của sinh viên cũng có sự thay đổi đáng kể sau khi thực nghiệm. Có thể lý
giải thông qua những phân tích sau:
Bảng 3.3. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng quản lý thời gian để
thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức khi TTTN ở sinh viên giữa nhóm ĐC
và nhóm TN sau thực nghiệm
TT Điểm trung bình

Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3


Tiêu chí Nhóm Nhó Nhóm Nhó Nhóm Nhóm
ĐC m ĐC m ĐC TNg
TNg TNg
1 Mức độ xác định mục tiêu
2,58 3,45 2,50 3,56 1,90 3,43
quản lý thời gian phù hợp
2 Thực hiện đúng yêu cầu
1,89 2,45 1,40 2,78 2,00 3,90
khi quản lý thời gian
3 Xác định phương pháp và
thứ tự ưu tiên công việc 2,00 3,33 1,58 2,56 2,50 3,87
cần giải quyết hợp lý
4 Xác định được phương
pháp kiểm soát, kiểm tra 1,60 2,25 1,75 3,12 2,50 3,45
hiệu quả

165
Điểm trung bình chung 2,02 2,87 1,81 3,00 2,23 3,67
Đầu tiên, xét trên điểm số trung bình thì sau thực nghiệm, điểm trung bình sau
thực nghiệm đều có sự tăng tiến đáng kể so với trước khi thực nghiệm. Điều này minh
chứng ban đầu cho hiệu quả tích cực của các biện pháp thực nghiệm trong mô hình
thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu
cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên.
Thứ nữa, xét trên từng tình huống cụ thể thì ở cả ba tình huống, kỹ năng quản lý
thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên đều có sự thay đổi
nhất định. Sau khi thực nghiệm, điểm trung bình của tình huống 1 tăng 0,85 so với
trước thực nghiệm (2,87 - 2.02 = 0,85), điểm trung bình của tình huống 2 tăng 1,19 so
với trước thực nghiệm (3,00 - 1,81 = 1,19), điểm trung bình của tình huống 3 tăng 1,44
so với trước thực nghiệm (3,67 - 2,23 = 0,85). Sự chênh lệch ở điểm trung bình của
từng tình huống là khá đáng kể minh chứng lần nữa cho hiệu quả của các biện pháp tác
động.
Đơn cử trong tình huống 3, sinh viên phải thực hiện việc sắp xếp thời gian để tổ
chức và triển khai hoạt động “Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ” cho khách hàng VIP
của công ty mình. Sinh viên chưa thực nghiệm sẽ gặp rất nhiều sự lúng túng khi xác
định mục tiêu của việc quản lý thời gian chỉ với ĐTB là 1.90, thì sau thực nghiệm
ĐTB lên đến 3,43. Việc thực hiện yêu cầu quản lý thời gian, sinh viên chưa thực
nghiệm vi phạm yêu cầu với tỷ lệ là 60,0% “Quản lý thời gian thực chất là quá trình
lập kế hoạch sử dụng thời gian” khi họ không đưa ra một phương tiện cụ thể hay lên
một thời khóa biểu, thời gian biểu và một kế hoạch chi tiết cho công việc mình đảm
nhận. Sinh viên sau khi tham gia thực nghiệm biết cách sử dụng sơ đồ tư duy, bảng
thời gian biểu và đưa đúng vào một bảng kế hoạch với tiến độ và sự phân công tương
đối rõ ràng với 80% sinh viên thực hiện được điều này. Đáng chú ý, sinh viên chưa
tham gia thực nghiệm không có thao tác kiểm tra hay giám sát quá trình quản lý thời
gian của bản thân với tỷ lệ là 73,0%. Trong khi đó có đến 85,0% sinh viên tham gia
thực nghiệm có việc đề xuất phương án đánh giá và kiểm tra quá trình quản lý thời
gian ở bản thân.

166
Nhóm
Tình huống 3
TNg 3.74

Nhóm
ĐC 2.25

Nhóm
Tình huống 2

TNg 2.98
Nhóm

ĐC 1.59
Nhóm
Tình huống 1

TNg 3.1
Nhóm

ĐC 2.07

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng quản lý thời gian
để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm TN
sau thực nghiệm
Tóm lại, kết quả thực nghiệm tác động và thực nghiệm phát hiện cho thấy sau khi
tham gia thực nghiệm kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ
chức có sự tiến bộ rõ rệt. Sinh viên có khả năng tốt hơn khi xác định mục tiêu, thực
hiện yêu cầu, lựa chọn phương pháp và có sự giám sát, kiểm tra khi quản lý thời gian.
Đây là kỹ năng bổ trợ tích cực góp phần giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp.
3.6.2. Kết quả so sánh về kỹ năng giải quyết vấn đề thích ứng với môi trường
công việc khi TTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Để có cái nhìn chi tiết về sự thay đổi của nghiệm thể thông qua kỹ năng giải
quyết vấn đề thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên, chúng tôi tiến
hành đánh giá thực trạng của kỹ năng này giữa trước và sau thực nghiệm dựa trên các
tiêu chí đã nêu. Dù rằng đây cũng chỉ là sự mô phỏng kỹ năng giải quyết vấn đề trên
bình diện lý thuyết, mô hình hoá và trải nghiệm nhưng trong điều kiện nghiên cứu còn
hạn chế và giới hạn của đề tài nghiên cứu thì số liệu ở bảng 3.4 cho thấy có sự thay đổi
khá lớn và rất khả quan về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên sau thời gian thực
nghiệm.

167
Bảng 3.4. So sánh về kỹ năng giải quyết vấn đề để thích ứng với môi trường công việc
khi TTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Điểm trung bình Sự
T- khác
TT Nội dung Trước Sau
Test biệt ý
TNg TNg
nghĩa
1 Khái niệm giải quyết vấn đề 3,23 4,57 0,00 +
Hiểu về kỹ năng giải quyết vấn đề 2,42 4,15 0,00 +
2
và các vấn đề có liên quan
Thực hiện các bước giải quyết vấn 3,08 4,27 0,00 +
3
đề
4 Yêu cầu khi giải quyết vấn đề 3,79 4,91 0,00 +
Hành động động cụ thể trong từng 2,23 3,87 0,00 +
5
giai đoạn
6 Khó khăn khi giải quyết vấn đề 3,25 4,56 0,00 +
Điểm trung bình chung 3,00 4,25 0,00 +

Đầu tiên, có thể nhận thấy kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường công việc
khi TTN của sinh viên nhóm thực nghiệm có sự tăng tiến khá đáng kể sau thời gian
tham gia thực nghiệm với các biện pháp tác động:
Một là, dựa trên điểm trung bình của kỹ năng này thì nếu như trước khi thực
nghiệm chỉ là 3,00 - ứng với mức trung bình thì sau thực nghiệm con số này đạt đến
4,25 - ứng với mức cao trong thanh đánh giá. Sự chênh lệch điểm trung bình giữa
trước thực nghiệm và sau thực nghiệm là (4,25 - 3,00) hơn 1,0 điểm cho thấy sự
chênh lệch này khá đáng kể.
Hai là giá trị t tìm được khi thực hiện kiểm nghiệm T nhằm so sánh sự khác biệt
về điểm trung bình giữa trước và sau thực nghiệm trong cùng nhóm là 0,00 với mức ý
nghĩa là 0,00 cho thấy đây là sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhận định trên
cho thấy có cơ sở nhất định để khẳng định sau thực nghiệm thì kỹ năng giải quyết vấn
đề thích ứng với môi trường công việc khi TTN của sinh viên nhóm thực nghiệm có sự
tăng lên đáng kể.

168
Kế đến, khi xem xét ở từng biểu hiện ở kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên
sau khi thực nghiệm thì các biểu hiện này đều có sự thay đổi theo hướng tích cực. Có
thể đề cập đến một số nhận xét sau đây khi phân tích số liệu thống kê cũng như kết quả
phỏng vấn khách thể thực nghiệm:
Một là, ở từng biểu hiện cụ thể đều có sự tăng lên rõ rệt về điểm số trung bình.
Cụ thể như sau khi thực nghiệm, sự chênh lệch đáng kể nhất về điểm trung bình là ở
biểu hiện: hiểu về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề và các đặc điểm của nó. Điểm
số chênh lệch là 1,73 - rất cao khi so sánh điểm trung bình ở biểu hiện này trước thực
nghiệm là 2,42 và sau thực nghiệm là 4,15.
Hai là, trong sáu biểu hiện được xem như tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết
vấn đề thích ứng với môi trường công việc khi TTN thì sau thực nghiệm, cả sáu tiêu
chí đều có sự thay đổi đáng kể và sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự
chênh lệch đáng kể nhất theo thứ tự như sau: hiểu về khái niệm kỹ năng giải quyết vấn
đề và các đặc điểm của nó (4,15 - 2,42 = 1,73), các hành động cụ thể trong từng giai
đoạn khi giải quyết vấn đề (3,87 - 2,23 = 1,64), hiểu về khái niệm giải quyết vấn đề
(4,57 - 3,23 = 1,34), các khó khăn khi giải quyết vấn đề (4,56 - 3,25 = 1.31), các yêu
cầu khi giải quyết vấn đề (4,91 - 3,79 = 1,12). Nhìn chung sự chênh lệch này là khá
lớn cho thấy ở sinh viên kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên ở nhóm thực nghiệm
có sự tiến bộ nhất định.
Ba là nếu dựa trên điểm số quy đổi của từng biểu hiện thì trước khi thực nghiệm,
ở cả bảy biểu hiện thì không có biểu hiện nào đạt ở mức khá theo thang điểm chuẩn
khi đánh giá. Thế nhưng sau khi thực nghiệm thì điểm số ở từng biểu hiện đều tăng lên
và đều đạt ở mức khá (điểm trung bình thấp thất là 3,87 - biểu hiện “Hành động động
cụ thể trong từng giai đoạn” và điểm trung bình cao nhất là” Yêu cầu khi giải quyết
vấn đề” với 4,91 và kế đến là “khái niệm giải quyết vấn đề” với 4,57). Biểu hiện này
cũng là một minh chứng khá cụ thể cho sự khác biệt theo hướng phát triển hơn về kỹ
năng giải quyết vấn đề thích ứng với môi trường công việc khi TTTN vấn đề sau khi
thực nghiệm của nhóm thực nghiệm.

169
6

0
1 2 3 4 5 6 ĐTB Chung

Điểm trung bình Trước TNg Điểm trung bình Sau TNg

Biểu đồ 3.3. So sánh về kỹ năng giải quyết vấn đề để thích ứng với môi trường công
việc khi TTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Trong quá trình tác động, sinh viên bộc lộ khá nhiều sự bối rối trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến việc không nhận được sự hợp tác của người hướng dẫn
hay đồng nghiệp trong việc sử dụng, việc làm sao ứng dụng được kiến thức tham gia
trực tiếp vào hoạt động tại cơ sở thực tập. Không ít sinh viên lúng túng và trăn trở khi
không có sự thống nhất nội dung TTTN giữa nhà trường và cơ sở thực tập. Một tỷ lệ
khoảng 30% sinh viên lúng túng khi sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất để rèn luyện
kỹ năng nghề nghiệp, không thể vận dụng kỹ năng chuyên môn đã học vào thực tiễn,
không được tạo cơ hội thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử với khách hàng, đối
tác. Đây cũng là những khó khăn mà đề tài đã tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu thực
trạng. Chính vì vậy, việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường công
việc khi TTTN được xây dựng dựa trên những tình huống cơ bản nhất tương ứng với
các khó khăn mà sinh viên gặp phải. Quá trình tác động thực nghiệm không theo một
chiều lý thuyết về “kỹ năng giải quyết vấn đề” mà được chắt lọc để gắn chặt hơn với
nhu cầu cũng như thực hiện mà người học đối diện. Kết quả phỏng vấn sinh viên
T.T.L cho biết: “Khi tham gia lớp học, em loại bỏ được nhiều băn khoăn và hình dung
được những tình huống mà bản thân có thể đối diện khi TTTN để từ đó tự tin hơn và
sẵn sàng giải quyết. Điều đặc biệt, em được tiếp nhận những thao tác xử lý trên bình
diện chung nhất, từ đó có thể tự linh hoạt khi đối diện với các tình huống khác nhau
trong môi trường TTTN”. Sinh viên N.T.H có chung ý kiến: “Điều đặc biệt khi tham

170
gia lớp học là bản thân em nhận ra những hạn chế của bản thân mình khi đối diện với
một vấn đề, đó là sự vội vã, thiếu sự quản lý cảm xúc hay những phản ứng còn thiếu
chuyên nghiệp chỉ theo cảm tính. Em học cách điềm tĩnh, biết quan sát và chọn lọc
thông tin để giải quyết vấn đề.” [phụ lục]. Thông qua kết quả phỏng vấn cho thấy,
nhiều sinh viên đều khẳng định rằng kỹ năng giải quyết vấn đề để thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của sinh viên đã có sự thay đổi khi được các giảng viên
định hướng cách thức giải quyết một vấn đề cũng như những kiến thức có liên quan
như: phân loại vấn đề, quy trình giải quyết vấn đề, các thao tác cần thực hiện, các yêu
cầu cơ bản khi giải quyết vấn đề như xác định chủ vấn đề, phạm vi vấn đề, mấu chốt
vấn đề…
Tóm lại, kết quả thống kê cho thấy có sự thay đổi khá tích cực về kỹ năng giải
quyết vấn đề thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên sau khi thực
nghiệm, các yếu tố được tác động trong kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên đều từ
mức trung bình lên mức cao. Kết quả thực nghiệm này đồng thời cũng cho thấy, nếu
áp dụng các biện pháp tác động một cách phù hợp, được tổ chức một cách sinh động,
thực tiễn, nhưng khoa học và hệ thống gắn liền với những khó khăn mà sinh viên đối
diện thì hoàn toàn có thể nâng cao mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường
công việc khi TTTN của sinh viên trong những điều kiện tương tự. Đây cũng chính là
việc nâng cao kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên.
Kết quả đánh giá về hai tình huống thực nghiệm phát hiện - hai vấn đề ở trước và
sau thực nghiệm cũng có sự khác biệt lớn. Theo kết quả nghiên cứu thực trạng, sinh
viên không được tập huấn về kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường công việc khi
TTTN thì việc xử lý các tình huống chỉ đạt mức trung bình với 2,20 và 2,08 theo thang
điểm đánh giá thực nghiệm phát hiện. Nhưng sau khi được tác động, sinh viên đã xử lý
các tình huống một cách khá khả quan hơn khi đều đạt ở mức cao với điểm trung bình
lần lượt là 3,77 và 4,10 ở mức cao. Phân tích trên từng tình huống để xem xét sự khác
biệt một cách cụ thể có thể nhận thấy:
Ở tình huống 1, nội dung tình huống giảng viên nêu ra như sau: “Bạn được phân
công làm việc cùng văn phòng với chị B nhưng chị B không thích bạn. Chị B bị mất
một chiếc điện thoại rất đắt tiền mà chia sẻ với mọi người là nghi ngờ bạn đã lấy cắp.
Tin này truyền đến cấp trên, cấp trên mời bạn lên để trao đổi. Trước khi lên phòng

171
gặp Sếp, chị C bảo: “Chắc là bị đuổi không cho thực tập nữa rồi!”. Bạn sẽ đối diện
với chị C và Sếp như thế nào?
Kết quả thống kê cho thấy, điểm trung bình chung của sinh viên được tập huấn
đã vượt lên mức cao với 3,77 so với sinh viên không được tập huấn chỉ ở mức trung
bình với điểm trung bình là 2,20. Kết quả giảng viên chấm điểm khi sinh viên sắm vai
để giải quyết tình huống cho thấy, sinh viên không tham gia tập huấn, đều gặp khó
khăn nhiều nhất ở ba yếu tố: giải thích lý do tại sao lại chọn những đáp án mà mình
đưa ra (ĐTB = 1,65); nêu ra các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề (ĐTB =
1,67); hiểu rõ vấn đề cần giải quyết khi GV đưa ra vấn đề (ĐTB = 1,90). Nhóm sinh
viên được tập huấn về kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường công việc khi
TTTN, thì các yếu tố này đều đạt điểm trung bình trên 3,00 - ở mức cao, có thể đề cập
lần lượt thứ tự các điểm trung bình tương ứng là 3,34; 3,15 và 3,20. Kết quả quan sát
thực nghiệm cũng minh chứng khá rõ sự tự tin và nhanh nhẹn của nhóm được tham gia
tập huấn so với nhóm không được tập huấn. Nhóm sinh viên không được tập huấn đa
phần đều giải quyết vấn đề bằng lý lẽ, nhưng họ chưa vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp
nên đôi lúc lúng túng, bối rối, sự phản hồi từ “đối phương” đôi lúc khiến họ không
kềm chế được sự bực bội thể hiện trên nét mặt và cử chỉ. Đặc biệt khi họ đối diện với
cấp trên thì tỏ ra nhiều bối rối và có phần “đỗ lỗi” cho đồng nghiệp C. Riêng nhóm
sinh viên được tham gia tập huấn, các bạn khá tình bĩnh khi đối diện với những phản
hồi tiêu cực từ đối phương. Đặc biệt hơn, phương án của nhóm này có phần tối ưu
hơn, khi sinh viên nhóm này biết bình tĩnh bỏ qua ngay lúc ấy, họ vẫn tươi cười nhưng
sau đó có viết một lá thư để bày tỏ suy nghĩ một cách tế nhị với người đồng nghiệp của
mình. Phương án này tránh gây những xung đột khi ngay lúc đó cả hai bên khó quản lý
cảm xúc khi đối thoại với nhau, thậm chí nếu không khéo léo trao đổi sẽ làm mâu
thuẫn nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, ở góc độ khác, cũng không thể im lặng bỏ qua, vì
sự ngầm ẩn sẽ dần làm tan rã mối quan hệ, vì thế phương án viết thư bày tỏ quan điểm
có phần ưu trội hơn so với việc trao đổi thẳng thắn ngay lúc đó trong một chừng mực
nào đó. Đối với cấp trên, họ cũng bình tĩnh đưa ra những dẫn chứng xác thực để chứng
minh mình trong sạch, cũng không quên gửi những lời cảm ơn và khen ngợi những
đồng nghiệp cùng làm chung với mình.

172
Đáng chú ý ở tình huống 1, tất cả các nội dung được đưa ra nhằm đánh giá kỹ
năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong thực nghiệm phát hiện thì ở nhóm được tập
huấn, điểm trung bình đều có sự chênh lệch khá cao so với sinh viên không được tập
huấn. Điển hình như nội dung tập trung suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân thật sự của
vấn đề với sự chênh lệch hơn 2 điểm (4,33 - 2,25 = 2,08); tiếp thu ý kiến phản biện của
các thành viên khác với sự chênh lệch hơn 1 điểm (4,10 - 2,57 = 1,53); tranh luận để
bảo vệ biện pháp giải quyết của mình đề xuất (4,50 - 3,10 = 1,40)… Như vậy, trong
tình huống 1, sinh viên được tham gia tập huấn thể hiện sự tự tin, chắc chắn hơn khi
tiến hành các yêu cầu cũng như các thao tác giải quyết tình huống có vấn đề.
Bảng 3.5. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng giải quyết vấn đề của
sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm TNg sau thực nghiệm
Điểm trung bình

Tình huống 1 Tình huống 2


TT Tiêu chí
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
ĐC TNg ĐC Tng

Hiểu rõ vấn đề cần giải quyết khi GV đưa ra 1,90 3,20 1,80 3,97
1
vấn đề
Tập trung suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân thật 2,25 4,33 2,25 4,32
2
sự của vấn đề
Nêu ra các giải pháp khác nhau để giải quyết 1,67 3,15 1,50 3,43
3
vấn đề
Giải thích lý do tại sao lại chọn những đáp án 1,65 3,34 1,45 3,54
4
mà mình đưa ra
Tranh luận để bảo vệ biện pháp giải quyết của 3,15 4,50 2,87 4,46
5
mình đề xuất
Tiếp thu ý kiến phản biện của các thành viên 2,57 4,10 2,63 4,87
6
khác
Điểm trung bình chung 2,20 3,77 2,08 4,10

Ở tình huống 2, nội dung tình huống được giảng viên nêu ra như sau: “Bạn được
giao phụ giúp nhập dữ liệu để các đồng nghiệp khác xử lý nhưng vì dữ liệu quá nhiều

173
bạn không thể nhập kịp đúng tiến độ yêu cầu. Do quá căng thẳng bạn đã lỡ tay xóa
mất file ấy. Trong tình huống này bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Kết quả thống kê cho thấy, điểm trung bình chung của sinh viên được tập huấn
đã vượt lên mức cao với 4,10 so với sinh viên không được tập huấn chỉ ở mức trung
bình với điểm trung bình là 2,08. Cũng tương tự như tình huống 1, các biểu hiện sinh
viên thường gặp khó khăn nhiều nhất khi giải quyết vấn đề là giải thích lý do tại sao lại
chọn những đáp án mà mình đưa ra (ĐTB = 1,45); nêu ra các giải pháp khác nhau để
giải quyết vấn đề (ĐTB = 1,50); hiểu rõ vấn đề cần giải quyết khi GV đưa ra vấn đề
(ĐTB = 1,80). Ở nhóm sinh viên sau khi được tập huấn, các yếu tố này đều có điểm
trung bình ở mức cao, lần lượt là 3,54; 3,43 và 3,97.
Tất cả các nội dung được đưa ra đánh giá thì điểm trung bình của nhóm sinh viên
được tập huấn đều cao hơn khá nhiều so với nhóm sinh viên không được tập huấn.
Đơn cử như nội dung tập trung suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân thật sự của vấn đề có
sự chênh lệch hơn 2 điểm (4,32 - 2,25 = 2,07); tiếp thu ý kiến phản biện của các thành
viên khác có sự chênh lệch hơn 2 điểm (4,87 - 2,63 = 2,24), tranh luận để bảo vệ biện
pháp giải quyết của mình đề xuất có sự chênh lệch hơn 1,5 điểm (4,46 - 2,87 = 1,59).
Con số này khẳng định sự vượt trội về kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường
công việc khi TTTN của nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm khi áp dụng các biện
pháp thực nghiệm đã đề xuất.
Tình huống 2

Nhóm Tng 4.1

Nhóm ĐC 2.08
Tình huống 1

Nhóm TNg 3.77

Nhóm ĐC 2.2

Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng giải quyết vấn đề
của sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm TNg sau thực nghiệm

174
Khi quan sát và so sánh quá trình giải quyết vấn đề trong tình huống 2 giữa hai
nhóm sinh viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhóm SV được tập huấn đã nhanh nhẹn
hơn, trong đó có một cách xử lý như sau: SV đối diện với vấn đề liền nhanh chóng đề
xuất ý kiến là các bạn sẽ ghi ra những phương án xử mà bản thân mình đáp ứng, cũng
như các việc mà các bạn có thể làm để khắc phục sự cố. Sau đó, nhóm trưởng tổng kết,
lựa chọn phương án nhận được sự đồng thuận. Cụ thể là đối mặt với vấn đề, khắc
phục, thẳng thắn, chân thành và choàng việc cho nhau bằng tinh thần đồng đội. Cũng
trong tình huống này, ở nhóm SV không được tham gia tập huấn, các bạn đều lấy ý
kiến cá nhân bằng cách từng thành viên phát biểu, nhóm trưởng từ chối thẳng và nêu
rõ lý do nhanh nên một vài thành viên cảm thấy chán nản, bực bội. Cuối cùng phương
án xử lý chủ vấn đề vẫn không an tâm, bạn bè lại không thoải mái. Đây là phương án
xử lý thẳng thắn nhưng hạn chế là khi lấy ý kiến công khai, các thành viên thường mâu
thuẫn, khó đạt đến sự thống nhất trong khoảng thời gian mà giảng viên giới hạn để giải
quyết vấn đề. Điều này cho thấy, SV sau khi được tác động bởi biện pháp thực
nghiệm, họ làm chủ được bản thân và suy nghĩ một cách tích cực hơn để lựa chọn
phương án hợp lý nhất trong nhiều phương án nghĩ đến. Đây cũng là một yêu cầu quan
trọng, cơ bản của kỹ năng giải quyết vấn đề mà SV đã “chạm đến” hay đạt được.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong kỹ năng giải quyết vấn đề ở nhóm thực
nghiệm đã cho thấy nếu SV được tiếp cận, được hướng dẫn và huấn luyện một cách có
hệ thống thì khả năng giải quyết vấn đề của họ sẽ khá hơn so với SV không được tác
động. Điều này, phần nào minh chứng rõ hơn về hiệu quả của biện pháp tác động trong
mô hình thực nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN cho SV. Đây cũng là những kết quả phù hợp với sự
mong đợi nhưng có những số liệu nghiên cứu định lượng đáng tin cậy cũng như những
cứ liệu định tính khá thuyết phục và đặc biệt là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu.
3.6.3. Kết quả so sánh về kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và
người quản lý trong môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và
sau thực nghiệm
Tương ứng với kết quả nghiên cứu thực trạng, trước thực nghiệm kỹ năng làm
việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong môi trường công việc
khi TTTN của SV chỉ ở mức trung bình với điểm trung bình là 3,01. Nhưng sau khi

175
thực nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý
trong của SV đã lên mức cao với điểm trung bình là 4,07. Đồng thời, giá trị t tìm được
khi so sánh điểm trung bình của kỹ năng làm việc nhóm giữa trước thực nghiệm và sau
thực nghiệm là 0,00 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trên bình diện thống kê. Trên
từng nội dung cụ thể đều thể hiện rõ sự khác biệt về mặt thống kê giữa trước và sau
thực nghiệm, có thể nhận thấy chi tiết qua những phân tích sau:
Bảng 3.6. So sánh về kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người
quản lý trong trong môi trường làm việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực
nghiệm
Điểm trung bình Sự
T- khác
TT Nội dung Trước Sau
Test biệt ý
TNg TNg
nghĩa
Khái niệm về kỹ năng làm việc
1 2,67 3,95 0,003 +
nhóm
2 Những yêu cầu khi làm việc nhóm 2,77 4,00 0,002 +
Mức độ thực hiện các thao tác, kỹ
3 năng liên quan đến kỹ năng làm 3,45 4,32 0,000 +
việc nhóm
Khó khăn của sinh viên khi làm
4 3,16 4,00 0,000 +
việc nhóm
Điểm trung bình chung 3,01 4,07 0,00 +

Về khái niệm kỹ năng làm việc nhóm, trước thực nghiệm điểm trung bình chỉ ở
mức trung bình với 2,67 nhưng sau thực nghiệm điểm trung bình đã có sự chệnh đáng
kể với 3,95 rơi vào mức cao, giá trị t là 0,003 cho phép kết luận có sự khác biệt ý
nghĩa giữa trước vào sau thực nghiệm về nhận thức khái niệm kỹ năng làm việc nhóm
ở SV. Cụ thể, trước thực nghiệm chỉ có 50,50% SV đã có nhận thức đúng đắn về khái
niệm kỹ năng làm việc nhóm thì sau khi thực nghiệm có đến 94,50% SV trả lời đúng
khái niệm kỹ năng làm việc nhóm “Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng hợp tác với
các thành viên khác trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chung của nhóm”,
chỉ có vỏn vẹn 3 SV trả lời sai về khái niệm kỹ năng làm việc nhóm. Rõ ràng, dù đây

176
chỉ là những tín hiệu ban đầu nhưng những tín hiệu tích cực này là những hiệu quả rất
đáng trân trọng.
Về những yêu cầu khi làm việc nhóm, trước thực nghiệm, điểm trung bình ở nội
dung này chỉ ở mức trung bình với 2,77 nhưng sau thực nghiệm điểm trung bình đã đạt
ở mức cao với 4,00, giá trị t là 0,002 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa
trước và sau thực nghiệm trong nội dung này. Nếu như trước thực nghiệm chỉ có
57,0% SV lựa chọn chính xác yêu cầu của kỹ năng làm việc nhóm, số liệu thực trạng
cũng tương ứng với 70,2% thì sau thực nghiệm tỷ lệ này tăng khá đáng kể.
Về mức độ thực hiện các thao tác, kỹ năng liên quan đến kỹ năng làm việc
nhóm, trước thực nghiệm nội dung này chỉ đạt mức khá với điểm trung bình là 3,45
nhưng sau thực nghiệm điểm trung bình đã lên mức cao với 4,32, giá trị t là 0,00 cho
phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa trước và sau khi thực nghiệm. Phân tích cụ
thể các câu trả lời, trước thực nghiệm nhận thấy có 8/15 thao tác hay kỹ năng được SV
đánh giá ở mức “khá” và có 7/15 thao tác hay kỹ năng được SV đánh giá ở mức “trung
bình. Nhưng sau thực nghiệm 9/15 kỹ năng được SV đánh giá ở mức cao và có 6/15
kỹ năng SV đánh giá ở mức khá.
Về khó khăn của SV khi làm việc nhóm, trước thực nghiệm, điểm trung bình
của nội dung này 3,16, rơi vào mức thường xuyên gặp những khó khăn nhưng sau khi
thực nghiệm điểm trung bình lên đến 4,00 rơi vào mức thỉnh thoảng gặp những khó
khăn, giá trị t là 0,00 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa trước và sau khi
thực nghiệm. Trong quá trình tác động, giảng viên có hướng dẫn cũng như dành thời
gian để SV có cơ hội trao đổi ý kiến, giảng viên theo sát để góp ý khi họ tiến hành thảo
luận và trao đổi. Chính sự theo dõi, thực thành ngay trên lớp và chỉnh sửa kịp thời đã
phần nào khắc phục một số khó khăn cũng như hạn chế khi SV khi làm việc nhóm.
Đặc biệt nhất là những khó khăn phát sinh trong khi làm việc với các đồng nghiệp lớn
tuổi hay với cấp trên cũng như cách làm việc với những cá nhân có cá tính mạnh và
“ngược chiều” với bản thân. Đây cũng chính là những khó khăn lớn nhất khi SV phải
làm việc nhóm với một môi trường hoàn toàn mới mà bản thân SV cũng là người mới
trong nhóm. Vấn đề đặt ra là làm sao để hòa nhập nhanh vào nhóm, thể hiện bản thân
một cách phù hợp trong nhóm là những trăn trở mà SV lo lắng nhất. Những nguyên tắc
trong kỹ năng là việc nhóm sẽ hỗ trợ SV thích ứng với các tình huống đặc trưng khi

177
TTTN trong việc tương tác và làm việc cùng cá nhân khác. Sinh viên T.T.M chia sẻ:
“Làm việc nhóm với các bạn trong lớp đã gặp nhiều khó khăn do sự mâu thuẫn về cái
tôi giữa những người trẻ tuổi, thì việc làm việc nhóm chung với những mối quan hệ
chưa thân quen và cách biệt về tuổi tác hay kinh nghiệm lại càng khó khăn hơn. Từ
lớp học, bản thân em đã hiểu thêm về những cách thức và nguyên tắc nhất định khi
làm việc với đặc trưng tâm lý cùa từng cá nhân trong nhóm”.

Điểm trung bình Trước TNg Điểm trung bình Sau TNg

4.32
3.95 4 4 4.07
3.45
3.16 3.01
2.67 2.77

1 2 3 4 ĐTB chung

Biểu đồ 3.5. So sánh về kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và
người quản lý trong môi trường làm việc khi TTTN ở sinh viên
giữa trước và sau thực nghiệm
Như vậy, từ sự phân tích trên có thể kết luận có sự khác biệt trong kỹ năng làm
việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong trong môi trường làm
việc khi TTTN ở SV giữa trước và sau khi thực nghiệm. Nhờ biện pháp tác động mà
kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường công việc khi TTTN của SV được cải thiện
một cách đáng kể, từ mức trung bình (ĐTB = 3,01) lên mức cao (ĐTB = 4,07).
Với mục đích làm rõ hơn hiệu quả của biện pháp tác động trong việc nâng cao kỹ
năng làm việc để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong trong môi trường
làm việc khi TTTN của SV, nhóm nghiên cứu phân tích sự khác biệt trong quá trình
làm việc nhóm của SV không được tham gia tập huấn với SV được tham gia tập huấn.
Kết quả thể hiện ở bảng 3.7.

178
Theo thang đánh giá thực nghiệm phát hiện, thì nhóm SV không tham gia tập
huấn đều đạt điểm từ 2,51 trở lên ở mức khá cao. Trong đó, hoạt động 1 “Phát triển
dự án” có điểm trung bình cao nhất với 2,89, tiếp đến là hoạt động 2 “Giải mã công
việc” có điểm trung bình là 2,68 và cuối cùng hoat động 3 “Ký kết hợp đồng” với
điểm trung bình là 2,65. Nhóm SV được tham gia tập huấn, vận dụng kỹ năng làm việc
nhóm vào các hoạt động này một cách hiệu quả và khá nhuần nhuyễn. Kết quả đánh
giá thực nghiệm phát hiện cho thấy cả ba hoạt động đều đạt mức rất cao. Trong đó,
hoạt động 2 “Giải mã công việc” có điểm trung bình cao nhất với 3,95, tiếp đến là hoạt
động 3 “Ký kết hợp đồng” với điểm trung bình 3,89 và hoạt động 1 “Phát triển dự án”
với điểm trung bình là 3,76. Rõ ràng, có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.
Thêm vào đó, có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm được tập huấn so với nhóm
không được tập huấn về kỹ năng làm việc nhóm như sau: hoạt động 1 có sự chênh lệch
gần 1 điểm (3,76 - 2,89 = 0,87), hoạt động 2 có sự chênh lệch cũng hơn 1 điểm (3,95 -
2,68 = 1,27), hoạt động 3 cũng có sự chênh lệch hơn 1 điểm (3,89 - 2,65 = 1,24). Rõ
ràng, không hẳn là việc thực hiện quen thuộc “vấn đề” hay “bài toán” làm việc nhóm
là khách thể sẽ nâng cao kỹ năng của mình. Nếu như không được tập huấn kỹ, không
có sự quan tâm hệ thống đến kỹ năng hay không có những sự rèn luyện nhất định thì
mô hình kỹ năng cũng khó hình thành và kỹ năng cũng khó được nâng cao.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, nhóm nghiên cứu chỉ phân tích trên bình
diện cụ thể ở hoạt động 1 “Phát triển dự án”:
Trong hoạt động 1 “Phát triển dự án”, SV ở nhóm không được tập huấn hạn chế
nhiều nhất ở nội dung mức độ tích cực tham gia góp ý kiến để bầu chọn nhóm trưởng
với điểm trung bình là 2,18 và mức độ tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ được
phân công với điểm trung bình là 2,35. Trong cùng nội dung này, ở nhóm SV được
tham gia tập huấn đều đạt ở mức độ cao với điểm trung bình lần lượt là 3,45 và 3,68.
Trong hoạt động này, yêu cầu các nhóm phải xây dựng một “chiến lược quảng cáo cho
sản phẩm mới, có hai nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động nhóm này là phải đưa ra
được ý tưởng về một sản phẩm mới và làm cách nào để thu hút được người tiêu dùng.
Để làm tốt nhiệm vụ này, các nhóm phải có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động nhóm.
Nếu như nhóm chưa qua tập huấn chỉ ngồi thảo luận vòng tròn, lấy ý kiến số đông và
thống nhất ý kiến thì đặc trưng của nhóm được tham gia thực nghiệm là sử dụng một

179
số cách thức làm việc nhóm dưới góc độ phương pháp tư duy sáng tạo. Các bạn linh
hoạt triển khai phương pháp công não nhóm, phương pháp sáu chiếc mũ tư duy khi
làm việc nhóm để chọn và xây dựng được một dự án sáng tạo nhất trong khả năng.
Vấn đề cơ bản khi làm việc nhóm không dừng ở lại ở việc làm sao không gây ra mâu
thuẫn để các thành viên giải quyết nhanh chóng, thống nhất vấn đề. Mấu chốt vấn đề là
làm sao từ những mâu thuẫn ấy kích hoạt được sự hợp tác trên tinh thần khám phá ra
những kết quả chất lượng nhất cho nhóm mình. Đó là giá trị của mâu thuẫn khi làm
việc nhóm.
Nhóm
Tình huống 3

TNg 3.74
Nhóm

ĐC 2.25
Nhóm
Tình huống 2

TNg 2.98
Nhóm

ĐC 1.59
Nhóm
Tình huống 1

TNg 3.1
Nhóm

ĐC 2.07

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả thực nghiệm tình huống trong kỹ năng làm việc nhóm
để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong trong môi trường làm việc khi
TTTN của sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm TNg sau thực nghiệm
Thông qua thực nghiệm tác động, SV sẽ hiểu hơn về những phương pháp làm
việc nhóm hiệu quả không chỉ phục vụ cho việc học tập hiện tại hay thực tập tốt
nghiệp mà quan trọng hơn sẽ thúc đẩy và ứng dụng nó trong quá trình làm việc tương
lai. Kết quả phỏng vấn sinh viên N.T.H cho biết: “Em nghĩ khó khăn nhất khi làm việc
nhóm trong quá trình thực tập là làm sao mình nêu được ý tưởng và ý kiến khi thảo
luận và làm sao mình có thể gây được sự tin tưởng với mọi người rằng mình có khả
năng làm được việc và hợp tác được. Thái độ khi tham gia vào việc thảo luận hay làm
việc nhóm sẽ gây dựng được uy tín và năng lực của chính bản thân mình. Những kiến

180
thức hay kỹ năng này không thể tự nhiên mà đến, sinh viên cần được chia sẻ và hướng
dẫn. Bản thân em đã cảm thấy tự tin hơn khi đối diện với các mâu thuẫn hay vấn đề
phát sinh trong quá trình làm việc nhóm, đặc biệt là cho đợt thực tập tốt nghiệp”.

Điểm trung bình


Hoạt động Hoạt động Hoạt động
1 2 3
TT Tiêu chí
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
TNg TNg TNg TNg TNg TNg

Mức độ chăm chú lắng nghe GV triển


1 3,35 4,34 2,80 3,68 2,90 3,68
khai nhiệm vụ cho nhóm
Mức độ tích cực tham gia góp ý kiến
2 2,18 3,45 2,20 3,98 2,10 3,98
để bầu nhóm trưởng
Mức độ chăm chú lắng nghe nhóm
3 3,40 4,56 2,78 3,67 2,78 3,67
trưởng triển khai nhiệm vụ
Mức độ tích cực góp ý, phản hồi khi
4 2,56 4,75 2,50 3,98 2,60 3,98
được hỏi ý kiến
Mức độ chăm chú lắng nghe khi các
5 3,48 4,34 2,82 4,01 2,72 4,01
thành viên khác nói
Mức độ tích cực, chủ động thực hiện
6 2,35 3,68 2,50 3,45 2,40 3,55
nhiệm vụ được phân công
7 Mức độ tích cực, chủ động hỗ trợ các
2,48 3,98 2,23 4,34 2,33 4,24
thành viên khác
8 Mức độ chủ động góp ý với các thành
viên khác trong quá trình làm việc 2,65 3,84 2,68 4,56 2,58 4,66
chung
9 Mức độ cố gắng để hoàn thành nhiệm
3,55 4,57 3,58 3,87 3,68 3,77
vụ được giao
Điểm trung bình chung 2,89 3,76 2,68 3,95 2,65 3,89
Bảng 3.7. So sánh kết quả thực nghiệm tình huống ở kỹ năng làm việc nhóm để thích
ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong trong môi trường làm việc khi TTTN của
sinh viên giữa nhóm ĐC và nhóm TNg sau thực nghiệm

Tóm lại, kết quả thực nghiệm tác động ở kỹ năng làm việc nhóm cho thấy sinh
viên sau thực nghiệm thực hiện các nhiệm vụ có phần thuận lợi hơn so với nhóm sinh
viên không thực nghiệm. Điều này minh chứng phần nào về hiệu quả của biện pháp tác
động đối với việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường công việc khi
TTTN cho sinh viên cũng như kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc khi TTTN.

181
3.6.4. Kết quả so sánh về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.8. So sánh về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Điểm trung bình Sự
T- khác
TT Nội dung Trước Sau
Test biệt ý
TNg TNg
nghĩa
Khái niệm về kỹ năng tổ chức và
1 2,68 4,00 0,00 +
làm việc khoa học
Đặc điểm/yêu cầu của việc tổ chức
2 2,68 3,82 0,002 +
và làm việc khoa học
Mức độ thực hiện các thao tác,
3 phương pháp liên quan đến kỹ năng 3,67 4,56 0,000 +
tổ chức và làm việc khoa học
Khó khăn của sinh viên khi thực
4 3,73 4,59 0,000 +
hiện kỹ năng quản lý thời gian
ĐTB chung 3,19 4,24 0,00 +
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy trước thực nghiệm, điểm số đạt được ở kỹ năng tổ
chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh
viên chỉ ứng với mức trung bình khi điểm trung bình là 3,19. Nhưng sau khi thực
nghiệm, kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN của sinh viên đã lên mức cao với điểm trung bình là 4,24. Đồng thời giá trị t
tìm được khi so sánh điểm trung bình kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm là 0,00 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trên bình diện thống kê. Trên từng nội
dung cụ thể đều thể hiện rõ sự khác biệt về mặt thống kê giữa trước và sau thực
nghiệm, có thể nhận thấy chi tiết qua những phân tích sau:
Về khái niệm kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học, trước thực nghiệm điểm
trung bình chỉ ở mức khá với điểm trung bình là 2,68 nhưng sau thực nghiệm điểm
trung bình đã có sự chệnh đáng kể với 4,00 rơi vào mức cao, giá trị t là 0,00 cho phép

182
kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa trước vào sau thực nghiệm về nhận thức khái
niệm kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học. Có đến 88,0% sinh viên trả lời đúng khái
niệm “Tổ chức công việc và làm việc khoa học là quá trình xác định, sắp xếp và bố trí
các công việc theo một trình tự hợp lý, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong nội bộ công
việc, nhằm đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của công
việc.” So với trước khi thực nghiệm chỉ có 60,0%. Hay mức độ thực hiện các thao tác,
kỹ năng liên quan đến kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học trước thực nghiệm đã đạt
đến con số 3,75 nhưng sau thực nghiệm con số này tăng vọt lên đến 4,56 - rất cao cho
thấy có sự thay đổi rất tích cực về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng
với môi trường công việc sau khi thực nghiệm. Đặc biệt trong các phương pháp tổ
chức và làm việc khoa học, phương pháp “Sắp xếp hồ sơ công việc khoa học” bằng
cách chọn tủ hồ sơ có nhiều ngăn, phân loại hồ sơ theo tính chất công việc, sắp xếp hồ
sơ hợp lý, lập danh mục hồ sơ và lưu trữ hồ sơ cẩn thận với ĐTB sau thực nghiệm cao
nhất với 4,67, trước thực nghiệm chỉ đạt 3,63. Tiếp đến là phương pháp “Sắp xếp nơi
làm việc theo quy tắc 5S”, thực hiện theo các bước: Bước 1 - Sàng lọc; Bước 2 - Sắp
xếp, tổ chức; Bước 3 - Sạch sẽ; Bước 4 - Săn sóc, giữ gìn; Bước 5 - Sẵn sàng, kỷ luật
với ĐTB là 4.45, trước thực nghiệm phương pháp này chỉ đạt 3,54. Đáng ý chú nhất là
bước 3 với quy trình sắp xếp và tổ chức có đến 90% đánh giá là bản thân sẽ làm tốt và
khá tốt đều này trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Trước thực nghiệm thì quy trình
này chỉ có 30% là tự đánh giá là sẽ làm tốt và khá tốt. Kế tiếp, phương pháp “Quản lý
thông tin” qua việc phân loại thông tin, thiết lập bằng chứng thông tin, tuân thủ các
nguyên tắc quản lý thông tin và lập sổ giao việc cụ thể, rõ ràng. Cũng có ĐTB khá cao
với 4,40, có đến 85,0% là tự đánh giá thực hiện tốt và khá tốt. Tỷ lệ này trước thực
nghiệm với phương pháp này chỉ dừng ở 25,0% với ĐTB là 3,52.

183
5
4.56 4.59
4.5
4 3.82
4
3.67
3.5
3.19
3
2.68 2.68
2.5

1.5

0.5

Khái niệm Đặc điểm/yêu cầu


Mức độ thực hiện các thao tác, phương pháp Khó khăn

Biểu đồ 3.7. So sánh về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN ở sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm
Để phân tích sự phát triển kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên sau khi thực nghiệm thì đề tài tiếp tục
so sánh các tiêu chí liên quan đến kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên khi sinh viên thực hiện các tình huống
thực nghiệm phát hiện. Kết quả nghiên cứu này thể hiện ở bảng 3.8 say đây.
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên cũng có sự thay đổi đáng kể sau khi
thực nghiệm. Có thể lý giải thông qua những phân tích sau:
Đầu tiên, xét trên điểm số trung bình thì sau thực nghiệm, điểm trung bình sau
thực nghiệm đều có sự tăng tiến đáng kể so với trước khi thực nghiệm. Điều này minh
chứng ban đầu cho hiệu quả tích cực của các biện pháp thực nghiệm trong mô hình
thực nghiệm tác động nhằm nâng kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên.

184
Bảng 3.9. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa
học để thích ứng với môi trường công việc khi TTTN
ở sinh viên nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm
TT Điểm trung bình

Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3


Tiêu chí
Nhóm Nhó Nhóm Nhó Nhóm Nhóm
ĐC m ĐC m ĐC TNg
TNg TNg
Mức độ xác định mục tiêu
1 tổ chức và làm việc khoa 2,47 3,55 2,55 3,76 1,95 3,43
học
Phân loại công việc tùy
2 theo mục đích sắp xếp và 1,85 2,50 1,45 2,80 2,00 3,70
tổ chức công việc hợp lý.
Xác định ưu tiên giải
3 quyết lần lượt những loại 2,10 3,65 1,56 2,56 2,40 3,87
công việc khoa học.
Lựa chọn và thực hiện
4 phương pháp tổ chức công 2,23 3,45 1,62 2,65 2,43 3,95
việc khoa học hợp lý
Xác định được phương
5 pháp kiểm soát, kiểm tra 1,70 2,35 1,75 3,12 2,50 3,75
hiệu quả
Điểm trung bình chung 2,07 3,10 1,59 2,98 2,25 3,74
Thứ nữa, xét trên từng tình huống cụ thể thì ở cả ba tình huống, kỹ năng tổ chức
và làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở SV đều có sự
thay đổi nhất định. Sau khi thực nghiệm, điểm trung bình của tình huống 1 tăng hơn 1
điểm so với trước thực nghiệm (3,10 - 2,07 = 1,03), điểm trung bình của tình huống 2
tăng 1,39 so với trước thực nghiệm (2,98 - 1,59 = 1,39), điểm trung bình của tình
huống 3 tăng gần 1,5 điểm so với trước thực nghiệm (3,74 - 2,25 = 1,49). Sự chênh
lệch ở điểm trung bình của từng tình huống là khá đáng kể minh chứng lần nữa cho
hiệu quả của các biện pháp tác động.

185
Đơn cử trong tình huống 3, tình huống có điểm chênh lệch cao nhất là 1.49. SV
phải thực hiện kế hoạch tư vấn cho khách hàng về sản phẩm mới của công ty. SV chưa
thực nghiệm sẽ gặp rất nhiều sự lúng túng, đa phần SV chỉ thực hiện theo suy nghĩ mà
chưa tuân theo quy trình của tổ chức và làm việc khoa học. Các bước như phải xây
dựng mục tiêu làm việc, lập danh sách khách hàng, ưu tiên các công việc cần chuẩn bị,
tổ chức và truyền thông tin, kiểm tra và đánh giá hiệu quả đều không được SV thực
hiện cũng như nêu ý tưởng trước giảng viên chấm điểm. SV có tham gia thực nghiệm
thì đều thực hiện các bước và phương pháp một cách hợp lý, họ nắm được thông tin về
sản phẩm và tố chức, phân công, thực hiện công việc khá suôn sẻ. Điều này cho thấy,
SV khi tham gia lớp học về kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN, họ sẽ có cơ hội tiếp thu những phương pháp làm việc
tích cực mà trước khi ít có cơ hội trải nghiệm và tiếp cận. Kết quả phỏng vấn sinh viên
T.N.L cho biết: “Em thực sự học hỏi và ứng dụng được nhiều điều từ lớp học không
chỉ cho thực tập tốt nghiệp mà còn cho cả tương lai. Trước khi, khi làm một việc gì đó
thì em rất hay hời hợt, thiếu tập trung và thường không có những phương pháp tổ
chức hiệu quả. Sau khi tham gia buổi học nhìn nhận những sai lầm mình hay vấp phải
khi làm việc, thay đổi được thái độ với công việc, nghiêm túc hơn với những công việc
mà mình đảm nhận” [phụ lục].
Nhóm Nhóm
Tình huống 3

TNg 3.74

ĐC 2.25
Nhóm Nhóm
Tình huống 2

TNg 2.98

ĐC 1.59
Nhóm Nhóm
Tình huống 1

TNg 3.1

ĐC 2.07

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Biểu đồ 3.8. So sánh kết quả thực nghiệm phát hiện trong kỹ năng tổ chức và
làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi TTTN

186
ở sinh viên nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm
Như vậy, các biện pháp tác động như: tổ chức việc tìm hiểu về kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN cách có hệ thống, huấn luyện kỹ năng thích ứng
với môi trường công việc khi TTTN bằng chương trình tương đối bài bản, lồng ghép
việc phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN thông qua hoạt
động ngoại khóa,... đã đem đến những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao kỹ năng
thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên. Những con số thống kê trên
minh chứng khá rõ nét cho hiệu quả đích thực của các biện pháp tác động đã áp dụng
và triển khai trong thực tế đối với việc phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN cho sinh viên.

187
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Thực nghiệm được tiến hành để đánh giá hiệu quả của một vài biện pháp phát
triển kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên. Thực
nghiệm tập trung vào sự thay đổi của sinh viên trên từng phương diện cụ thể thông qua
việc tác động đến các kỹ năng bổ trợ để phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường
làm việc. Không có sự so sánh - đối chiếu với nhóm đối chứng vì điều kiện của đề tài
không cho phép. Số liệu nghiên cứu chỉ so sánh với nhóm thực nghiệm trước và sau
thực nghiệm cũng như có so sánh với số liệu toàn mẫu dựa trên số liệu thống kê. Riêng
phần thực hiện phát hiện sẽ so sánh giữa nhóm được tác động (nhóm thực nghiệm) và
nhóm không được tác động (nhóm đối chứng) để làm rõ hơn về hiệu quả của mô hình
thực nghiệm. Các biện pháp thực nghiệm bao gồm: Định hướng nghiên cứu có hệ
thống về kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên; tổ
chức huấn luyện chuyên đề - học tập trải nghiệm kỹ năng thích ứng trong môi trường
công việc khi TTTN của sinh viên dưới hình thức lớp học chuyên biệt; lồng ghép huấn
luyện kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên thông
qua hoạt động ngoại khóa.
Kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức của sinh viên
chỉ ứng với mức trung bình khi điểm trung bình là 3.07 trước thực nghiệm. Nhưng sau
khi thực nghiệm, kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức
của sinh viên đã lên mức cao với điểm trung bình là 3.98. Đồng thời giá trị t tìm được
khi so sánh điểm trung bình của quản lý cảm xúc của sinh viên giữa trước thực nghiệm
và sau thực nghiệm là 0.00 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trên bình diện thống kê.
Kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường công việc khi TTN của sinh viên
trước khi thực nghiệm chỉ là 3,00 - ứng với mức trung bình thì sau thực nghiệm con số
này đạt đến 4,25 - ứng với mức cao. Giá trị t tìm được khi thực hiện kiểm nghiệm T
nhằm so sánh sự khác biệt về điểm trung bình giữa trước và sau thực nghiệm trong
cùng nhóm là 0.00 với mức ý nghĩa là 0,00 cho thấy đây là sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê.

188
Kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong
môi trường công việc khi TTTN của sinh viên chỉ ở mức trung bình với điểm trung
bình là 3.01. Nhưng sau khi thực nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm để thích ứng với
đồng nghiệp và người quản lý trong của sinh viên đã lên mức cao với điểm trung bình
là 4.07. Đồng thời, giá trị t tìm được khi so sánh điểm trung bình của kỹ năng làm việc
nhóm giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm là 0,00 cho thấy có sự khác biệt ý
nghĩa trên bình diện thống kê.
Kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của sinh viên chỉ ứng với mức trung bình khi điểm trung bình là 3.19. Nhưng
sau khi thực nghiệm, kỹ năng tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của sinh viên đã lên mức cao với điểm trung bình là 4.24.
Đồng thời giá trị t tìm được khi so sánh điểm trung bình kỹ năng tổ chức và làm việc
khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên trước thực
nghiệm và sau thực nghiệm là 0.00 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trên bình diện
thống kê.
Những con số thống kê trên minh chứng khá rõ nét cho hiệu quả đích thực của
các biện pháp tác động đã áp dụng và triển khai trong thực tế đối với việc phát triển kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN cho sinh viên. Nói cách khác, sau
khi áp dụng các biện pháp thực nghiệm, kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN của sinh viên tăng lên một cách thuyết phục.

189
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh
viên được hiểu là khả năng nhận thức hiệu quả về môi trường làm việc khi thực tập tốt
nghiệp, khả năng tích cực, chủ động và sáng tạo ở cá nhân để hình thành những
phương thức hành vi, hành động đáp ứng với những điều kiện của môi trường thực
tập tốt nghiệp, khả năng làm chủ môi trường và hòa nhập với môi trường thực tập tốt
nghiệp, khả năng hình thành những cấu tạo tâm lý mới để đảm bảo thực hiện hiệu quả
những nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp.
Kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của sinh viên được biểu
hiện trên bảy phương diện: Tâm thế nghề nghiệp sẵn sàng, thích ứng với nội dung thực
tập tốt nghiệp, thích ứng với rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, thích ứng với các điều
kiện, phương tiện TTTN, thích ứng với các mối quan hệ trong đợt TTTN, thích ứng
với các chuẩn mực, quy tắc tại cơ quan, xí nghiệp, đơn vị… thực tập. Các nội dung
này có mối quan hệ với nhau, phương diện thích ứng này là điều kiện để thúc đẩy các
phương diện thích ứng khác được thực hiện tốt. Đánh giá kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN của sinh viên cần căn cứ vào sự biểu hiện đồng đều trên
tất cả các mặt trên.
Mức độ gặp khó khăn trong tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp, khó khăn trong việc
thích ứng với nội dung TTTN, khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp,
thích ứng với các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc, mối quan hệ tại nhà
trường và cơ sở thực tập trong TTTN rơi vào mức thỉnh thoảng là chủ yếu. Những khó
khăn lớn nhất khi thích ứng với môi trường làm việc trong TTTN cần lưu ý là làm chủ
cảm xúc của bản thân, vấn đề tự tin trong giao tiếp với các mối quan hệ tại nơi thực tập
và vấn đề ứng dụng các kiến thức - kỹ năng nghề nghiệp vào quá trình thực tập, không
thể vận dụng kỹ năng chuyên môn đã học vào thực tiễn, không được tạo cơ hội thể rèn
luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử với khách hàng, đối tác; khó khăn về cách sử dụng
các phương tiện, công cụ, máy móc sản xuất để làm việc khi TTTN, cấp trên thiếu thân
thiện, thiết lập các mối quan hệ tại nơi thực tập, không nắm bắt kịp thời các quy định
và nguyên tắc tại nơi thực tập.

190
1.2. Nhận thức về thích ứng với môi trường công việc khi TTTN, kỹ năng thích
ứng và kỹ năng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên còn nhiều hạn chế, ở
mức độ thấp. Sinh viên đánh giá tầm quan trọng của các biểu hiện trong kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN ở mức quan trọng. Trong đó, tâm thế sẵn
sàng nghề nghiệp là biểu hiện được sinh viên quan tâm nhiều nhất.
Mức độ chung kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc của sinh viên ở
mức trung bình là chủ yếu. Kết quả kiểm nghiệm thống kê cho thấy không có sự khác
biệt ý nghĩa trên phương diện trường và kết quả học tập trong các mức độ kỹ năng
thích ứng này trên sinh viên nhưng có sự khác biệt giữa sinh viên trên phương diện
kinh nghiệm làm thêm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi
TTTN của sinh viên, những yếu tố cần quan tâm nhất là những kỹ năng sẵn có của bản
thân (giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề,…) và hứng thú nghề nghiệp của sinh
viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên và nội dung thực tập bám sát thực tiễn
TTTN, hoạt động thực tế nghề nghiệp trong vai trò của trường Đại học, sự nhiệt tình
của cấp trên và phương pháp, thái độ tích cực của người hướng dẫn tại đơn vị thực
tập…
1.3. Các biện pháp thực nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN của sinh viên bao gồm: Định hướng nghiên cứu có hệ thống về kỹ
năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên; tổ chức huấn
luyện chuyên đề - học tập trải nghiệm kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc
khi TTTN của sinh viên dưới hình thức lớp học chuyên biệt; lồng ghép huấn luyện kỹ
năng thích ứng trong môi trường công việc khi TTTN của sinh viên thông qua hoạt
động ngoại khoá.
Kỹ năng quản lý thời gian để thích ứng với yêu cầu kỷ luật, tổ chức; kỹ năng giải
quyết vấn đề trong môi trường công việc khi TTTN; kỹ năng làm việc nhóm để thích
ứng với đồng nghiệp và người quản lý trong môi trường công việc khi TTTN; kỹ năng
tổ chức và làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi TTTN của
sinh viên chỉ ứng với mức trung bình khi điểm trung bình. Nhưng sau khi thực
nghiệm, các kỹ năng này nhằm thích ứng với môi trường công việc khi TTTN đã lên
mức cao. Đồng thời giá trị t tìm được khi so sánh điểm trung bình kỹ năng tổ chức và

191
làm việc khoa học để thích ứng với môi trường công việc khi TTTN ở sinh viên trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trên bình diện thống
kê. Những con số thống kê trên minh chứng khá rõ nét cho hiệu quả đích thực của các
biện pháp tác động đã áp dụng và triển khai trong thực tế đối với việc phát triển kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN cho sinh viên.
2. Kiến nghị
Có thể rút ra những kiến nghị sau từ việc nghiên cứu đề tài:
2.1. Đối với Bộ giáo dục - đào tạo
- Một là, cần xây dựng một mô hình phát triển kỹ năng thích ứng với môi trường
công việc khi TTTN cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của sinh viên ở các
cơ sở đào tạo khác nhau.
- Hai là, cần định hướng các Trường Đại học chú trọng giáo dục và phát triển kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN cho sinh viên trong chương trình
học và lồng ghép trong từng môn học cụ thể.
- Ba là, có thể chỉ đạo triển khai công tác phát triển kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN cho sinh viên để chuẩn bị cho sinh viên những hành trang
cần thiết cho cuộc đời và nghề nghiệp của mình.
- Bốn là, có thể xem xét việc hoàn thành kỹ năng thích ứng với môi trường công
việc khi TTTN trong quá trình đào tạo như một tiêu chí đánh giá ưu tiên đối với sinh
viên Đại học trong quá trình rèn luyện hay tốt nghiệp.
2.2. Đối với các trường Đại học
- Cần quan tâm nhiều hơn đến việc triển khai công tác phát triển kỹ năng thích
ứng với môi trường công việc khi TTTN cho sinh viên trong nhà trường Đại học để
đảm bảo định hướng cho sinh viên thích ứng và phát triển toàn diện.
- Có thể áp dụng những biện pháp tác động trong mô hình thực nghiệm để nâng
kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN cho sinh viên tại trường mình
một cách thích nghi dựa trên những điều kiện thực tế.
- Cần thực hiện công tác giáo dục kỹ năng thích ứng với môi trường công việc
khi TTTN cho sinh viên một cách nhanh chóng và cấp thiết bằng nhiều hình thức đa
dạng, phong phú và hấp dẫn phù hợp với điều kiện của từng trường cũng như từng cơ

192
sở đào tạo nhưng có chú ý đến nhu cầu và sự mong đợi của sinh viên để bổ sung vào
mô hình thực nghiệm.
- Chú trọng trang bị, hướng dẫn những văn bản, thông tin có liên quan đến TTTN
cho sinh viên một cách chủ động và tích cực.
- Cần xây dựng và đảm bảo tính khoa học của nội dung thực tập, tính thực tiễn,
tính thống nhất giữa lý thuyết và thực hành.
- Cần phát triển và gắn kết các mối quan hệ với doanh nghiệp, đơn vị thực tập,
nên lấy ý kiến phản hồi về chất lượng thực tập của sinh viên để có những biện pháp
đồng bộ và phù hợp.
2.3. Đối với các tổ chức khác
- Đoàn thanh niên - Hội sinh viên cần thúc đẩy những phong trào huấn luyện kỹ
năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN bằng những chương trình sâu và
rộng. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư về mặt chuyên môn mà hơn hết là sự hỗ trợ chuyên
môn của các nhà khoa học có chuyên môn sâu.
- Cần tạo ra hiệu ứng lan tỏa để chính sinh viên sẽ tác động lẫn nhau hướng đến
việc rèn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN trở thành quá
trình tự rèn luyện trong quá trình giáo dục và tự giáo dục.
- Tích cực xây dựng, triển khai và quảng bá các cuộc thi, các cuộc nghiên cứu
hay hội thảo - tọa đàm về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN cho
sinh viên tham gia hoạt động và chia sẻ. Cũng cần nghiên cứu thêm để có những biện
pháp quản lý mô hình Câu lạc bộ hay diễn đàn phát triển kỹ năng thích ứng với môi
trường công việc khi TTTN để có thể tận dụng kênh này như biện pháp góp phần rèn
luyện kỹ năng mềm cho sinh viên.
- Các doanh nghiệp cần đề xuất và góp ý cho chương trình rèn luyện nghề nghiệp
tại các trường Đại học. Song song đó, cần tạo điều kiện để sinh viên tham gia vào quá
trình TTTN một cách tích cực và hiệu quả hơn.
4. Bản thân sinh viên
- Chủ động tìm hiểu về kỹ năng thích ứng với môi trường công việc khi TTTN.
Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bản thân trước TTTN để có những kế
hoạch TTTN một cách phù hợp.

193
- Nghiêm túc với hoạt động TTTN để phấn đấu vượt qua những khó khăn ban
đầu trong TTTN. Năng động tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho nghề nghiệp chính
thức trong tương lai.
- Tích cực ứng dụng những kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập tại
trường Đại học. Chủ động học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng, người hướng
dẫn để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp.
- Phát triển một số kỹ năng mềm cho bản thân để hỗ trợ khả năng thích ứng với
môi trường công việc khi TTTN.

194
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng việt:

1. Nguyễn Như An (1990), Phương pháp dạy học giáo dục học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
2. Hoàng Anh (chủ biên) (2007), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thúy Bình (1984), Sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên trẻ (từ 1
đến 5 năm tuổi nghề) dạy môn Toán ở một số trường phổ thông Từ Liêm - Hà
Nội, Đề tài KH, Đại học Sư phạm Hà Nội I.
4. Blair Singer (2007), Xây dựng một nhóm kinh doanh thành công, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Bình (2005), Mối quan hệ giữa giáo dục kỹ năng sống và giáo
dục phát triển bền vững - Cách thức giáo dục, Kỷ yếu hội thảo giáo dục vì sự
phát triển bền vững, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Vũ Khắc Bình - Lê Quốc Anh (2009), Mấy vấn đề về giáo dục kỹ năng sống ở
trường THCS, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
9. Nguyễn Ngọc Bích (1982), Thích ứng học đường của sinh viên sư phạm, Khoa
Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tăng cường giáo dục kỹ năng sống
trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, Hà Nội.

195
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Ban hành
kèm theo quyết định số 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, Hà
Nội.
13. Các Mác - Ph. Ănghen (1993), Các Mác - Ănghen toàn tập, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
14. Phạm Văn Cường (2011), Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học
tập của các nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm -
Đại học Thái Nguyên, Đề tài khoa học cấp Bộ.
15. Vũ Quỳnh Châu (2012), Bài viết “Thích ứng với việc học tập, học nghề của
sinh viên đô thị” , chuyên trang Viện Tâm lý học.
16. Đỗ Thị Châu (1999), Nghiên cứu kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh của học sinh lớp
6, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (2001), Tâm lý học xã hội, Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Trung Thanh (1999), Kiến tập và TTSP (Giáo
trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạm), Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Đình Chỉnh (1989), Thực hành GDH, NXB Giáo dục.
20. Văn Thị Kim Cúc (chủ biên) (2003), Những tổn thương tâm lý của cha mẹ ly
hôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Daniel Goleman (1995), Trí tuệ xúc cảm, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
22. Daniel Goleman (1998), Trí tuệ xúc cảm trong công việc, Nxb Tri thức, Hà
Nội.
23. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm - Làm thế nào để biến những cảm xúc
thành trí tuệ?, Nguyễn Kiến Giang dịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
24. Daniel Goleman (2008), Trí tuệ xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thúy Dung (2010), Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của
học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
26. Bùi Ngọc Dung (1981), Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo
viên Tâm lý - Giáo dục, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

196
27. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
28. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
30. Ngô Thị Đẹp (2007), Những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của sinh viên
tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
31. Chu Văn Đức (2009), Nghiên cứu sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh
hoạt và chế độ lao động tại trại giam, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội.
32. Trần Thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ
nhất - Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học, Đề tài nghiên cứu
khoa học đặc biệt cấp Quốc gia, Hà Nội.
33. Felbman S. Robert (2004), Tâm lý học căn bản (người dịch: Minh Đức và Hồ
Kim Chung), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
34. Fischer.G.N (1992), Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội, NXB Thế
giới, Hà Nội.
35. Golomstoc A. E. (1979), Quan niệm giáo dục và lý thuyết về sự thích ứng nghề
nghiệp, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
36. Hips.H - Phorvec.M (1984), Nhập môn Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Huệ (2013), Thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh
Trung học cơ sở, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 4.
38. Nguyễn Thị Huệ (2013), Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở về các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng xã hội của các em, Tạp chí Tâm lý học,
số 9.
39. Nguyễn Thị Hoa (2009), Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh
viên trường Cao đẳng sư phạm Sơn La, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Hằng (2010), Vấn đề nghề nghiệp và việc làm của lao động trẻ,
Báo cáo khoa học Hội thảo Quốc gia về nghề nghiệp và việc làm, Hà Nội.

197
41. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
42. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề Giáo dục và Khoa học giáo dục, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
43. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lý học, tập 1, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
44. Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn Tâm lý học, Nxb Giáo dục.
45. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục.
46. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2012), Kỹ năng thích ứng của sinh viên năm 1 trong
hoạt động học tập tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
47. Ngô Công Hoàn (Chủ nhiệm) (1996), “Quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh
viên khoa giáo dục mầm non”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ B94-24-
1a-63 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
48. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1999), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Lê Xuân Hồng (1988), Cải tiến phương pháp tổ chức thực hành thực tập
trong trường sư phạm mầm non, Đề tài khoa học cấp Bộ.
50. Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy (2000), Nhập môn khoa học giao tiếp,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Đặng Thành Hưng (2005), “Quan niệm về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo
dục”, Hội thảo Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và
thực tiễn, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.
53. Lê Khanh (2012), Bài viết “Kỹ năng thích nghi”, chuyên trang của Cục bảo
vệ và chăm sóc trẻ em thuộc Bộ thương binh - xã hội.
54. Hoàng Khuê (Chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn
ngữ, Hà Nội.
55. Lawrence Holpp (2008), Quản lý nhóm, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
56. Leonchiev A.N. (1989), Hoạt động - Ý thức - Nhân cách (người dịch: Phạm
Minh Hạc), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

198
57. Lê Ngọc Lan (2002), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên, Tạp
chí Tâm lý học, số 3.
58. Lê Ngọc Lan (1982), Mối quan hệ giữa khả năng tự đánh giá phù hợp của
học sinh với thái độ học tập và động cơ học tập, Luận án Phó tiến sĩ Tâm lý
học.
59. Đặng Thị Lan (2009), Mức độ thích ứng với hoạt động học một số môn học
chung và môn đọc hiểu tiếng nước ngoài của sinh viên trường ĐHNN-ĐHQG
Hà Nội, Luận án tiến sĩ Tâm lý học.
60. Phạm Quốc Lâm (2000), Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp
1, Luận án Tiến sĩ.
61. Phương Liên - Minh Đức (2009), Kỹ năng sống để làm chủ bản thân, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
62. Lomov. B. Ph (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học
(người dịch: Nguyễn Đức Hưởng), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
63. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị và kỹ năng
sống cho học sinh phổ thông, Đại học Quốc gia Hà Nội.
64. Lê Thị Minh Loan, Nguyễn Bá Đạt, Đào Tư Duyên (2008), Mức độ TUNN
của sinh viên sau khi tốt nghiệp, Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường ĐH KHXH &
NV, ĐH Quốc gia Hà Nội.
65. Dương Thị Nga (2012), Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao
đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Thái Nguyên.
66. Vũ Hoàng Ngân, Trương Thị Nam Thắng (2009) Xây dựng và phát triển
nhóm làm việc, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.
67. Đỗ Thị Thanh Mai (2009), Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh
viên hệ Cao đẳng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Tâm lý học, Hà Nội.
68. Phạm Đình Nghiệp (2002), Kỹ năng tổ chức hoạt động công tác thanh thiếu
niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
69. Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh (1994), Tâm lý học
tập một, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM (Lưu hành nội bộ).
70. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

199
71. Vũ Thị Nho (1997), Ảnh hưởng của giáo dục mẫu giáo đến khả năng thích
ứng với hoạt động học tập của học sinh đầu tiểu học, Tạp chí Tâm lý học, số
1 tháng 3.
72. Vũ Thị Nho (1996), Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu
học, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
73. Nhiều tác giả (2010), Cẩm nang những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết
cho sinh viên, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
74. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển về Tâm lý học,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
75. Nguyễn Thị Oanh (2006), 10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành
niên, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
76. Nguyễn Thị Oanh (2006), Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
77. Nguyễn Thị Oanh (2000), Thanh niên - lối sống, Nguyễn Thị Oanh, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
78. Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc theo nhóm, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh.

200
79. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
80. Petrovski A.V. (chủ biên) (1982), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm
(người dịch: Đỗ Văn), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
81. Hoàng Phê (1995), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng.
82. Robert B. Maddux (2008), Xây dựng nhóm làm việc (team building), Nxb
Tổng Hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
83. Roger Fisher & Daniel Shapiro (2005), Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
84. Huỳnh Văn Sơn (2009), Văn hoá và sự phát triển tâm lý, NXB ĐHSP Tp.
HCM.
85. Huỳnh Văn Sơn (2011), Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên một số Trường
Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ năm
2010 mã số B.2010. 19.64, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
86. Huỳnh Văn Sơn (2012), Kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên năm thứ ba
Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM trong thực tập sư phạm đợt một theo hình
thức gửi thẳng, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
87. Huỳnh Văn Sơn (2012), Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư
phạm, Đề tài khoa học cấp Bộ.
88. Huỳnh Văn Sơn (2011), Nhận thức về trí tuệ xã hội và các biện pháp phát
triển trí tuệ xã hội cho trẻ từ 6 - 11 tuổi của phụ huynh trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cơ sở năm 2011 mã số CS.2011.19.01.DA,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
89. Huỳnh Văn Sơn (2009), Sự lựa chọn các giá trị đạo đức - nhân văn trong định
hướng lối sống của sinh viên ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2007 mã số
B.2007.19.27, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
90. Huỳnh Văn Sơn (2011), Tâm lý học đại cương, Nxb Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.

201
91. Huỳnh Văn Sơn (2011) - Chủ biên, Tâm lý học Sư phạm Đại học, Nxb Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
92. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên) (2011), Kỹ năng làm việc nhóm, Nxb Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh.
93. Huỳnh Văn Sơn (2010), Những cơ sở tâm lý của hoạt động dạy và học tích
cực, Nxb Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
94. Huỳnh Văn Sơn (2010), Mô hình kỹ năng sống hiện đại, Trường Đội Lê Duẩn,
Hà Nội.
95. Huỳnh Văn Sơn (2009), Bạn trẻ và kỹ năng sống, Nxb Lao động - Xã hội.
96. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
97. Huỳnh Văn Sơn (2009), Bản lĩnh sống, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
98. Nguyễn Thị Út Sáu (2013), Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín
chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện
khoa học xã hội, Hà Nội.
99. Văn Tân (1991), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
100. Nguyễn Thạc (2003), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 1, Tạp chí Tâm lý học, số 3.
101. Trần Thị Lệ Thu (2004), Nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ chậm phát
triển trí tuệ trong các lớp giáo dục đặc biệt ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý
học, Hà Nội.
102. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
103. Nguyễn Xuân Thức - Nguyễn Minh Huyền (2000), Phát triển khả năng thích
ứng với hình thức hoạt động giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên, Tạp
chí Thông tin khoa học giáo dục, số 8 tháng 2.
104. Nguyễn Xuân Thức (1992), Đánh giá sự thích ứng với các hình thức hoạt
động rèn luyện NVSP của sinh viên, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục (số
31 năm 1992), ĐHSP Hà Nội.
105. Nguyễn Xuân Thức (2003), Biện pháp nâng cao sự thích ứng với hình thức
tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ thông của SVSP, Tạp chí Tâm
lý học.

202
106. Nguyễn Xuân Thức (2004), Sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ
của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, Tạp chí Tâm lý học.
107. Dương Thị Thanh Thanh (2013), Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý
dạy học của hiệu trưởng dạy học, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội.
108. Đỗ Hoàng Toàn (1996), Lý thuyết quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
109. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và
tâm lý, Nxb Khoa học và xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
110. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Viện nghiên cứu giáo
dục (2010), Công tác thực tập ở các Trường Sư phạm - Kỷ yếu hội thảo khoa
học, Thành phố Hồ chí Minh.
111. Trần Anh Tuấn (1995), Xây dựng quy trình tập luyện hình thành các kỹ năng
giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành - thực tập sư phạm, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
112. Đinh Thị Tứ (2003), Tìm hiểu sự tự đánh giá về thái độ đối tập thể của sinh
viên đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và mối liên quan của nó với
bầu không khí tâm lý trong tập thể sinh viên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
113. Đỗ Mạnh Tôn (1996), Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện
của học viên các trường sĩ quan quân đội, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
114. Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy (2011), Kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên
Trường Đại học Hoa Sen trong thực tập nhận thức, Luận văn thạc sỹ Tâm lý
học, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
115. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2009), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
116. Nguyễn Quang Uẩn (2008), “Khái niệm kỹ năng sống xét theo góc độ Tâm lý
học”, Tạp chí Tâm lý học (6), tr.1 - 4.
117. Stephen Worchel và Way Shebilsue (2007), Tâm lý học nguyên lý và ứng
dụng (người dịch: Trần Tiến Đức), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

203
118. Phạm Viết Vượng (2000), Hình thành kỹ năng giảng dạy và giáo dục cho sinh
viên Đại học Sư phạm thông qua thâm nhập thực tế tại các trường phổ thông,
đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội mã số QS. 97. 02.
119. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lý, Nxb Ngoại Văn Hà Nội.
120. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
121. Nguyễn Như Ý (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
122. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thanh (2008), Từ điển Tiếng
Việt thông dụng, Nxb Giáo dục
B. Tiếng Anh

123. Arthur M. Nezu, Christine M. Nezu, Thomas J. D’Zurilla (2006), Solving


life’s problem: a 5-step guide to enhanced well - being, London.
124. Barell, J. (1995), Critical issue: Working toward student self - direction and
personal efficacy as educational goals. Oak Brook, IL: North Central
Regional Educational Laboratory.
125. Barell, J. (2002), Career opportunities News, Ferguson publishing Company.
126. Belker, Lorin B. and Gary S. Topchik (2005). The First-Time Manager.
Amacon, USA.
127. Carnegie, Dale (1998), How to Win Friends & Influence People,
Pocket, ISBN 978-0-671-02703-2.
128. Ciarrochi Joeph, Forgas P.Joseph, Mayer D. John (EDS) (2006), Emotional
Intelligence in Everyday Life, 2nd Edition, Psychology Press, New York.
129. Cook, Marshall J. (1998), Effective Coaching, McGraw - Hill, USA.
130. Corsini, R. (1999), The dictionary of psychology, New York.
131. Creed, P. A., Fallon, T., & Hood, M. (2009), The relationship between career
adaptability, person and situation variables, and career concerns in young
adults, Journal of Vocational Behavior, 74 (2), 219.

204
132. Daniel Goleman (1997), Emotional Intelligence in Context, Published by
Basic Books, A member of the perseus Books Group.
133. Duffy R. D, & Blustein D. L (2005), The relationship between spirituality,
religiousness, and career adaptibility, Jounal of Vocational Behavior, (67),
pp.429-440.
134. David M. Kaplan (2000), Skill in the job, Miblih by the American job
Association.
135. Eugene S. Gollin (2013), Malformations of development: biological and
psychological sources and consequences, Academic Press.
136. Ester A. Leutenberg, John J. Liptak (2009), The Practical Life Skills
Workbook, Whole Person Associates, Inc.
137. Flaherty, James. Coaching (2005), Evoking Excellence in Others. Butterworth
- Heinemann, second edition.
138. Foland, Jeremy (2006), Managing Teams and Technology, UC Davis,
Graduate School of Management.
139. Fournies, Ferdinand F. (1999), Coaching for Improved Work Performance,
Mc Graw Hill, third edition.
140. Giuseppe Giusti (2008), Soft skills for Lawyer, Chelsea publishing.
141. Goeran, Nieragden (2000), The soft skills of Business English, ELT
newsletter, Macmillan Publishing Company.
142. Gracious Thomas (2006), Life Skill Education and Curriculum, Shipra
Publications.
143. Hendrie Weisinger (1998), Emotional Intelligence at work, Jossey Bass Inc,
California.
144. Howard Senter (2003), Super Series - Solving Problem, Institude of Leader
ship and Management.
145. Hudson, Frederic M. (1999), The Handbook of Coaching, Jossey - Bass.
146. James C. Hansen (1998), How to be Success in the job, Allyn and Bacon, ine.
147. James William (1980), The Principles of Psychology, Published in New York.
148. Lesley Kydd, Megen Crawford, Colin Riches (2008), Professional
development for educational management, Buckingham: University.

205
149. Luiss Suarez (2010), Understanding soft skills, Money - Zine.com.
150. Jay Edward Adam (2009), Solving marriage problems: biblical solutions for
Christian counselors, Canada.
151. Michal Pollick (2008), Soft skills for Business man, Boston, American.
152. Megan MacDonald, Catherine Lord, Dale Ulrich (2013), The relationship of
motor skills and adaptive behavior skills in young children with autism
spectrum disorders, Research in Autism Spectrum Disorders, 2013; 7 (11):
1383 DOI: 10.1016/j.rasd.2013.07.020.
153. Nancy J.Patrick (2008), Social skills for teenagers and adults with esperger
syndrome, Jessica Kingsley Publishers.
154. Nic Compton (2009), The Indispensable - Book of practical life skills,
Hammond.
155. Pat Broadhead - London (2004), Early years play and learning: Developing
social skills and cooperation, Rontledge Falmer.
156. Paige Leavitt (2003), Solving problems in school: A guide for Educators,
Houston, American.
157. Peter Salovey & David J. Sluyter (1997), Emotion Development and
Emotional Intelligence, Basic Book, NewYork.
158. Paajanen, George (1992), Employment Inventory Reports, Technology Based
Solutions / Personnel Decisions, Inc.
159. Russell A. Barkley, Kevin R. Murphy (2013), The Nature of Executive
Function (EF) Deficits in Daily Life Activities in Adults with ADHD and Their
Relationship to Performance on EF Tests, Journal of Psychopathology and
Behavioral Assessment, June 2011, Volume 33, Issue 2, pp 137-158
160. Robert K. Scooper, Ph.D & Ayman Sawaf, Emotional Intelligence in
Leadership and Organizations, The Berkley Publishing Group, New York.
161. Rotinghaus P. J., & Day S. X., & Borgen F. H (2005), The Career Futures
Inventory: A measure of career - related adaptability and optimism, Jounal of
career Asssessment, (13,), pp. 3-24.
162. Schulze Ralf, Roberts D. Richard (EDS) (2005), Emotional Intelligence, An
International Handbook, Hogrefe & Huber Publishers, Germany.

206
163. Stephen, E. Condrey. (Ed) (2005), Handbook of Human Resource
Management in Government. 2nd, Ed. Jossey-Bass: John Wiley & Sons, Inc.
164. Steven J. Stein, Ph.D and Howard E.Book, MD (2006), Emotional
Intelligence and your Success, Canada.
165. Savickas M. L. (1994), Measuring career development: Current status and
future dereetion, The career Development Quarterly (43), pp. 54-62.
166. Savickas M. L. (1997), Career adaptability: An intergrative for Life - Span,
Life - Space Theory, The career Development Quarterly (45), pp. 247-259.
167. Savickas M. L. (2005), The Theory and practice of career construction, In
Brown S. D., & Lent R. W (Eds), Career development and counseling:
Putting theory and research to work (pp.42-70), Hoboken, NJ: John wiley
168. Spencer H (1988), The principles of psychology, New York
169. Unesco (2003), Life Skills The bridge to human capabilities, Unesco
education sector position paper.
170. Unesco (2009) - Education, “What are the “skill” referred to in approach”,
Unesco.
171. Whitten, S and Graesser, A.C (2005), Comprehension of text in problem
solving - The Psychology of problem solving, Cambridge University Press.
172. Weelfolkin A.F. (2006), Managing your time, Boston, American.
173. Wiltionary.
174. Wikipedia.
B. Tiếng Nga
175. Вульфов Б.З (1993), "Воспитание и рынок в переходный период",
Педагогика, № 2, С37-40.
176. Дуранов М. Е., Жернов В. И., Лешер О. В. (2000), Педагогика
воспитания и развития личности учащегося, Магнитогорск: МГПИ.
177. Ильин B. C. (1978), О повышении системности в педагогической
подготовке студентов к работе в школе; Современные задачи
общеобразовательной школы и проблем подготовки педагогических
кадров, Сб, научн, тр.: АПН СССР НИИ общ, Педагогики, М., С24-36.

207
178. Никитин В. А. (1999), Начала социальной педагогики: Учебное
пособие, -2-е изд, М.: Московский психолого-социальный институт:
Флинта.
179. Петровского А.В. (1986), Основы педагогики и психологии высшей
школы, Под общ, Ред, М.: МГУ.
180. Климов Е. А. (1996), Психология профессионального самоопределения,
Ростов-на-Дону, Издательство «Феникс
Trang web:

181. http://vanban.chinhphu.vn/ (Hệ thống văn bản chính phủ Việt Nam)

208

You might also like