You are on page 1of 15

TÂY TIẾN

Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa
hồn hậu, giản dị lại hết sức khí phách. Qua đây ta cũng thấy được vẻ đẹp bi tráng của
những chiến binh Tây Tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những
con người vì quê hương đất nước. Bài thơ xứng đáng là một tượng đài bằng ngôn ngữ đã
bất tử hóa phẩm chất anh hùng của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp
rất đỗi gian khổ và vui tươi, hào hùng:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và con người ấy, bài thơ ấy
Vẫn sống muôn đời cùng núi sông”.

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài biết vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc. Trước hết ông là
một nhà thơ xuất sắc của thơ ca hiện đại Việt Nam. Nhà thơ trưởng thành trong thời kì
kháng chiến chống Pháp, mang một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tinh tế. Nói như nhà
văn Đỗ Chu: “Quang Dũng là một tay vẽ giỏi lắm” còn GS Nguyễn Đăng Mạnh từng nói:
“Quang Dũng là một người thơ. Có những thi sĩ chân thật như trẻ thơ.”. Thật vậy, bằng sự
chân thật, chọn lọc ngôn từ tinh tế ông đã tạo nên những vần thơ sâu lắng đầy cảm xúc.

Đối với Quang Dũng, Tây Tiến vừa là một miền nhớ, vừa là một miền thương. Ra đời
khi tác giả đã trở về làng Phù Lưu Chanh, “Tây Tiến” là câu từ của nỗi nhớ, là kỉ niệm
cùng anh em chiến sĩ nơi núi rừng miền Tây trong thời kì chống Pháp, chất chứa bao
tình cảm của tác giả với những tháng ngày dài cùng nhau chiến đấu. Cho nên bài thơ
viết năm 1948 chính là sản phẩm của nỗi nhớ, thấm đẫm cảm xúc của nhà thơ chiến sĩ,
là lời ca ngợi vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa của người lính, cái chất lãng mạn của
những thanh niên trai trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường đã anh dung xung phong đi chiến
đấu.

Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn được thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm và nỗi
nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng. Đoạn thơ vừa có thứ ngôn ngữ trang trọng, có màu
sắc cổ kính, lại có lớp từ ngữ thông tục, sinh động của tiếng nói hằng ngày, in đậm trong
phong cách người lính. Và góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây
Tiến còn ở giọng điệu thơ hào sảng với hình ảnh chi tiết có ấn tượng mạnh mẽ. Thiên nhiên
và con người vừa đối lập lại vừa đồng điệu. Sự đối lập trong hệ thống hình ảnh, giữa thực
tế chiến đấu và đời sống tinh thần phong phú, tinh tế, nhạy cảm; giữa những khó khăn gian
khổ với niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Chất nhạc và chất họa kết hợp với nhau
khiến những kỉ niệm về một thời Tây Tiến trở nên sống động, lãng mạn. Tất cả làm nên hình
tượng về người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa sống mãi với thời gian.
Bảy mươi mùa xuân đã đi qua kể từ ngày bài thơ Tây Tiến ra đời vượt qua sức cản phá của
thời gian, những người lính Tây Tiến vẫn mang dư âm của một thời chiến đấu kiên cường,
bất khuất của dân tộc ta. Nhà thơ Quang Dũng với cả tâm hồn mình đã dựng lên bức tượng
đài nghệ thuật bất tử bằng ngôn từ về những người lính vô danh. Dù đã ra đi chiến đấu và
ngã xuống, nhưng các anh vẫn mãi mãi sống trong lòng của mọi người dân đất Việt hôm
qua, hôm nay và mai sau, trở thành là tấm gương để những lớp thanh niên Việt Nam ngày
nay phấn đâú học tập:
"Đâu cần thanh niên có
Đâu khó có thanh niên
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí, chung quân anh hùng" (Tố Hữu)
VIỆT BẮC

Kb:
Lá cờ đầu của thơ ca CM

NT
Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: phong cách trữ tình
chính trị. Câu chuyện chính trị, chuyện chia tay lịch sử giữa nhân dân và
cách mạng đã được lãng mạn hóa thành cuộc chia tay của “ta” và
“mình” tạm xa nhau đi làm nghĩa vụ. Phong cách thơ ấy còn được thể
hiện qua tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Về nội dung,
đoạn thơ để lại vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với đạo lý nghĩa tình
thủy chung. Về nghệ thuật, Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát truyền thống
cùng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị như lười ăn tiếng nói hằng ngày.
Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào; kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca
dao, dân ca trữ tình truyền thống hòa trong nỗi nhớ lưu luyến, bịn rịn
của người cán bộ cách mạng. Việt Bắc giờ đây đã trở thành kỉ niệm
khiến niềm vui hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và
niềm tin ở tương lai
ĐẤT NƯỚC
MB
Đó cũng là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật.

KB
“Ta yêu đất nước vì điều gì?” Ta yêu nước vì đất nước thật đẹp, vì đất nước có truyền
thống văn hóa lâu bền, có lịch sử bất khuất, hiên ngang. Và ta yêu nước vì đó là một tình
yêu tất yếu, bởi mỗi dáng hình của đất nước đều là một phần máu thịt, tâm hồn ta. “Người
ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con
người” là vì lẽ đó. Nhờ vào tài năng của mình mà Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào kho tàng
văn học nước nhà thêm một “Đất Nước” rất bình dị, đời thường nhưng lại thật đáng trân
quý. Qua đây ta càng thêm tự hào hơn về nhân dân, càng vững niềm tin vào sức mạnh của
dân tộc để rồi biết gắn bó và nỗ lực học tập, rèn luyện để có thể “hóa thân” thành đất nước:
Và cứ thế nhân dân thường ít nói
Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời
Và cứ thế nhân dân cao vời vợi
Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời <thanh thảo>
NT
SÓNG

Trải qua

“Sóng” là bài thơ tình hay nhất của tác giả, được viết vào năm 1967 trong chuyến
đi công tác tại vùng biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình sau được in trong tập “Hoa dọc
chiến hào” năm 1968. Đây là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước
đang diễn ra ác liệt và tình yêu đôi lứa thuần túy chưa phải đề tài phổ biến trong
thơ ca, nhất lại là tiếng nói của một cái tôi cá nhân đích thực, khao khát kiếm tìm
bản thể và khẳng định cá tính. Chính vì thế “Sóng” như “bông hoa lạ” ngay lập tức
có được sức sống tự nhiên trong lòng bạn đọc, mang vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam
thời chống Mỹ: tình yêu đôi lứa hòa trong tình yêu Tổ Quốc, cái riêng hòa với cái
chung.

Bài thơ được đươm nhiều những hình ảnh đối lập nghệ thuật hoán dụ, ẩn dụ, liệt
kê, điệp ngữ,… dù vậy “Sóng” vẫn cứ đến với người đọc một cách nhẹ nhàng, dào
dạt. Chỉ với cặp hình tượng “sóng - em” trải dài xuyên suốt bài thơ, khi thì hòa
nhân, khi thi tách riêng để nói ra tiếng lòng mình, rồi khi lại hóa thân để trường
tồn mãi với thời gian. Nhịp thơ 5 chữ nối tiếp nhau trùng điệp như những lớp
sóng gợi liên tưởng thú vị: những lớp sóng biển say sưa dồn về đại dương, những
lớp sóng lòng say mê dồn về biển cả tình yêu. Tình yêu của Xuân Quỳnh mộc mạc,
giản dị như chính những vần thơ của mình vậy. Những tiếng thơ yêu đại diện cho
người phụ nữ, đọc những vần thơ ấy có ai nghĩ, người con gái ấy đã từng trải qua
những đổ vỡ trong tình yêu. Nét táo bạo hiện đại hòa trong sự dịu dàng, thủy
chung truyền thống của tâm hồn người phụ nữ. Nếu đã có một núi VP, hòn TM ….

Bởi lẽ, người phụ nữ ấy sinh ra là để yêu, để thương và để nhớ:


“Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào chẳng đập vì anh”
(Chỉ có sóng và em - Xuân Quỳnh)
NLĐSĐ
Người thợ kim hoàn của chữ tố hữu

đó
ADTTCDS

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có nhiều đóng góp cho nền văn xuôihiện
đại Việt Nam. Là người gắn bó sâu nặng với Huế, ông tự nhận mình là người tình chung
thủy của Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí. Sáng tác của ông có
một diện mạo rất riêng, vừa giàu chất trí tuệ vừa thấm đẫm chất trữ tình, có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức
phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn
hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

Nếu sông Đà của Nguyễn Tuân là con sông tính cách thì sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc
Tường lại ngả hẳn về tâm trạng, đó là tâm trạng của người con gái trong hành trình tìm đến
với tình yêu đích thực của mình. Trong đoạn trích này cũng như cả bài bút kí, sông Hương
được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân hóa thành một người con gái đang yêuvới tâm
hồn phong phú và sâu thẳm.

lịch lãm; những ví von, so


sánh nhân hóa giàu chất thơ,
chất nhạc, chất họa và chất suy
cảm, hướng nội đã
làm nên nét thanh tao rất riêng
trong chất kí Hoàng Phủ Ngọc
Tường; sự quan sát và tưởng
tượng bằng lăng
kính của tình yêu và cái nhìn
lãng mạn; giọng điệu rất Huế,
rất trữ tình và sâu lắng, đầy
suy niệm đã làm nên
chất trữ tình riêng của đoạn
văn và tác phẩm.
Đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” tiêu biểu cho phong cách bút kí vì chất tự do,
phóng túng và hình tượng “cái tôi” trí tuệ, tài hoa, một hồn thơ thực sự trong văn xuôi với trí
tưởng tượng lãng mạn và những xúc cảm sâu lắng. Đó còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chất nghệ thuật và chất trữ tình bởi sự quan sát, liên tưởng bằng lăng kính của tình
yêu và lãng mạn. Cùng với vốn hiểu biết phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý và
tình yêu say đắm với dòng sông quê hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên
những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế,
thấy được bề dày văn hóa của Huế và những nét đằm thắm, duyên dáng riêng của tâm hồn
của con người đất cố đô. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích,mê
đắm và tài hoa.

Sông Hương – Khúc hát tình ca của Huế. Nói đến sông Hương ta hình dung dòng sông êm
ả, thơ mộng nơi cây cầu Trường Tiền hay thành quách, đền đài, chùa miếu cổ kính soi
mình. Đã có biết bao những trang văn, trang thơ của những văn nghệ sĩ vẽ nên cái vẻ đẹp
này của sông Hương. Tuy nhiên, có một nhà văn đã từng nói: “Thế giới được tạo lập không
phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo
lập"(Marcel Proust). Dường như Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là người đã sáng tạo ra cái
thế giới đầy mới mẻ, hấp dẫn ấy về Hương giang trên những trang văn thấm đẫm tình yêu
với xứ Huế của mình qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” gợi bao dư vị thương nhớ
VCAP
“Vợ chồng A Phủ” chủ yếu kể về cuộc đời của nhân vật Mị, cũng là cuộc đời, số phận của
người phụ nữ vùng cao Tây Bắc dưới chế độ phong kiến miền núi. Cuộc đời Mị chia làm
những chặng đường, cho dù có lúc Tô Hoài phải để nhân vật của mình đi qua bóng tối khổ
đau nhưng mỗi chặng là một bước quan trọng đưa nhân vật đến gần với ánh sáng của tự
do, hạnh phúc. Trong chặng đường ấy, đoạn trích về … đã nói lên …

Thông qua việc bóc tách các phần của tác phẩm, ta đã thấy rõ “bức tranh hiện thực về đời
sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc” và cách “nhà văn chỉ ra con đường giải
phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”. Ẩn trong bề sâu của giá
trị hiện thực, giá trị nhân đạo đó là tấm lòng của một người nghệ sĩ biết rung cảm trước đời
sống, biết sử dụng năng lực văn chương của mình để thâu tóm lại toàn bộ những gì mình
cảm nhận vào trang viết. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt nhân vật vào
kịch tính để bộc lộ những tính cách điển hình. Tô Hoài đã xây dựng nhân vật mang tính cá
thể hóa cao độ đan xen nét tính cách ổn định, phong phú, vừa bất ngờ vừa tất yếu. Đặc
biệt, cách miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc, đạt đến “phép biện chứng tâm hồn”. Ngoài ra,
cách kể chuyện linh hoạt với sự dịch chuyển của điểm nhìn trần thuật: bên ngoài và bên
trong, những câu văn giàu cảm xúc, đậm chất miền núi,....... góp phần không nhỏ vào thành
công của truyện ngắn.
bất chấp sự băng hoại của thời gian.

You might also like