You are on page 1of 20

SƠ LƯỢC VỀ QUAY PHIM

• Máy quay phim có tên gọi đầy đủ “Máy quay phim kết hợp”
(Camcorder)
• Thực hiện thu nhận hình ảnh động (24hình/s) và âm thanh

THUẬT NGỮ QUAY PHIM


• Thuật ngữ trong khi quay:
– Longshot (LS): Cảnh rộng
– Medium shot (MS): Trung cảnh
– Close up (CU): Cận cảnh
– Pan right/left (lia máy): Lia qua phải hoặc trái, chân máy giữ
nguyên
– Zoom in/out: thay đổi tiêu cự ống kính để thay đổi cảnh
– Till up/down: quay lên xuống, chân máy giữ nguyên
– Travelling: chuyển động máy quay (sử dụng đường ray hoặc xe
theo chủ thể)
– Dolly in/out: chuyển động trên ray dolly (xa, gần)
– Track right/left: chuyển động trên ray (chuyển động qua phải,
qua trái)
– Boom up/down: máy sử dụng cẩu để di chuyển lên xuống
– Hight angle (Plonge shot): máy quay từ trên cao xuống
• Ghost: xuất hiện bóng ma, sự không đồng bộ giữa máy quay và
ánh sáng
• Halo:vệt sáng
• Pre Production Meeting (PPM): họp trước khi quay
• Lipsync:lồng tiếng
• Chromakey:tách chủ thể phông xanh
• Dimmer: hạ thay đổi ánh sáng 1 cách nhẹ nhàng, ng xem k
phân tâm
• Spot light
• Steadicam: thiết bị ổn định máy quay, tránh rung lắc

MỐI LIÊN HỆ NHIẾP ẢNH & QUAY PHIM


• Chung bố cục: quay phim có những đoạn cố định sử dụng bố
cục để ngta chú ý vào khung ảnh đó
• Ống kính: cùng tính năng zoom in/out, filter
• Thiết bị hỗ trợ: đèn, chân máy, dây kết nối
+, Chân máy Máy ảnh: cố định, ổn định để thực hiện các hiệu ứng
như phơi sáng, không quan tâm việc di chuyển
Quay phim: động, hỗ trợ di chuyển phải mượt mà, linh
hoạt trpng di chuyển
+, Đèn máy ảnh: Không liên tục(flash)
Quay phim: Liên tục để thắp sáng cảnh quay
Flash không dùng dc trong quay phim nhưng đèn quay phim có
thể dùng trong nhiếp ảnh để tạo bóng đổ, tăng sáng kết hợp flash
+, Thẻ nhớ máy ảnh: Thẻ nào cũng đc, trừ khi chụp liên tục
Quay phim: Tốc độ đọc tốt
+, Mic: Đồng bộ mic không ây ở quay phim tốt hơn, nhưng
thường dùng mic có dây để đảm bảo chất lượng tốt, không bị gián
đoạn. Mic điều hướng chỉ thu ở hướng nó hướng tới, tránh tạp âm
• Nguyên tắc quang học:
Khẩu ở máy ảnh là F còn ở Quay phim là IRIS
Độ nhạy sáng ở máy ảnh là ISO còn quay phim là Grain(nhiễu)
• Ánh sáng Nhiếp ảnh: bắt khoảnh khắc, không xử lí quá nhiều
Quay phim: chủ yếu là xử lí ánh sáng
CẤU TẠO MÁY QUAY
Gồm 3 bộ phận chính:
– Bộ phận quang học: gồm các ống kính và thấu kính, điều chỉnh
và thu hình ảnh

– Bộ phận thu hình được ví như con mắt của máy quay
Là cảm biến và nhiều bộ phận nhỏ khác nữa ở thân máy (các linh
kiện nhạy sáng điều chỉnh tín hiệu ánh sáng)

– Bộ phân ghi băng: lưu trữ


Nguyên lý hoạt động: Ánh sáng đi vào bộ phận quang học, ánh
sáng vào liên tục phản chiếu hoạt động của nhân vật, ánh sáng
chuyển liên tục thành tín hiệu điện được ghi vào bộ phận thu hình
rồi mới được lưu vào bộ phận ghi băng.
Cảm biến nhỏ => DOF rộng=> ít out nét

TIÊU CỰ ỐNG KÍNH


• Là khoảng cách từ điểm hội tụ của ống kính đến cảm biến
• Phần chia làm 4 loại tiêu cự:
– Tiêu cự trung bình
– Tiêu cự ngắn
– Tiêu cự dài
– Tiêu cự thay đổi

KHẨU ĐỘ
• Là một lỗ hổng trong ống kính được hình thành bởi những lá
thép chồng lên nhau. Các lá thép này sẽ di động để tạo ra độ mở
lớn hay nhỏ cho khẩu độ
• Công thức tính khẩu độ: – F = OF/D
• Trong đó:
– OF: là độ dài tiêu cự ống kính
– D: là đường kính của vòng tròn khẩu độ

VÙNG ẢNH RÕ - DOF


• Là độ sâu trường ảnh hay khoảng nét trong khung hình.
• Vật hay người được chụp ở trong khoảng này sẽ có độ nét cao,
trong khi những đối tượng nào ngoài khoảng nét này sẽ bị mờ.
• Những yếu tố ảnh hưởng tới DOF:
– Độ dài tiêu cự ( càng lớn => DOF càng mỏng)
– Khẩu độ ống kính ( càng mở khẩu => DOF càng mỏng)
– Độ phóng đại
– Định dạng ( lquan đến cảm biến to, nhỏ)
– Những yếu tố gián tiếp (như khói, sương mù...)

CÁC TRANG THIẾT BỊ PHỤ TRỢ


• Đèn
• Chân máy
• Boom microphone
• Dolly và Steadicam rig
• Cản sáng và lọc màu
• Bộ đọc, ghi dữ liệu
• Phản quang
• Các thiết bị ngoại vi

ĐÈN
• Ánh sáng rất quan trọng, sử dụng ánh sáng liên tục đảm bảo
cảnh quay đủ sáng, đồng bộ ánh sáng giữa máy quay và môi
trường
CHÂN MÁY
• Tripods hỗ trợ camera có thể ghi hình được ổn định, chống bị
rung và cần sử dụng các phương pháp Lia (PAN/Tilt).
• 7 đặc điểm chung cho tất cả các tripods khi mua:
– Kích thước
– Số đoạn chân
– Khả năng chịu tải
– Loại đầu nối
– Chân máy
– Cơ chế khóa chân
– Và chất liệu cấu thành

BOOM MICROPHONE
• Là mic điều hướng, thu âm thanh trong khoảng phạm vi ngắn ở
hướng mà nó hướng vào

DOLLY VÀ STEADICAM RIG


• Dolly là một công cụ hỗ trợ cho việc di chuyển camera mượt mà
nhất.
• Khi sử dụng dolly, camera được gán vào một báng cố định giữa
dolly và camera
• Dolly thông thường được di chuyển theo chiều ngang hoặc dọc
(có gắn bánh xe hoặc đường ray)
CẢN SÁNG VÀ LỌC MÀU
• Một trong những cách kiểm soát ánh sáng khách quan đó là
thay đổi cường độ sáng bằng những tấm cản sáng, thay đổi màu
sắc của ánh sáng bằng lọc màu
BỘ ĐỌC, GHI DỮ LIỆU
• Bộ đọc và ghi dữ liệu của máy quay thông thường đó là thẻ nhớ,
đầu đọc thẻ nhớ và ổ cứng của máy quay
• Những thiết bị này có nhiệm vụ lưu trữ, ghi lại những dữ liệu mà
máy quay ghi lại
CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI
• Thiết bị ngoại vi là những thiết bị nằm ngoài máy quay nhưng
được gắn kết hỗ trợ hoặc mở rộng phạm vi sử dụng cho máy
quay, ví dụ: thẻ nhớ, băng casstte, dây kết nối máy quay với thiết
bị điện tử khác, ống kính, micro, đèn led…

NGHIỆP VỤ QUAY PHIM CĂN BẢN

TẠO HÌNH TRONG QUAY PHIM


• Tạo hình trong Quay phim tương tự như trong Nhiếp ảnh
• Liên quan tới thị giác của mắt người
• Là những ý đồ sắp xếp/sắp đặt của người quay phim/đạo diễn
để thu hút sự chú ý của người xem
• Trong quay phim gồm có 4 tạo hình cơ bản: đường nét, hình
dạng, hình khối và chuyển động

ĐƯỜNG NÉT
• Đường nét có thể là những nét liền, nét đứt…nhưng tất cả chúng
đều chứa đựng ý nghĩa và mục đích nhất định
• Vài đường nét đơn giản có thể tạo ra 1 không gian 2 chiều mà
người xem có thể hình dung
• Đường nét có thể là nhiều loại như:
– Nét cong (nhẹ và mạnh) : Nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng
thoải mái. Nét cong mạnh: tạo cảm giác hoạt động vui tươi
– Nét thẳng: tạo sức mạnh
– Nét thẳng đứng: tạo sức mạnh uy nghi
– Nét đối chéo nhau: tạo sự xung đột, sức lực
– Nét đứt/liền
–Nét đậm/thanh
• Nhiều đường nét kết hợp sẽ tạo ra những đường nét đặc thù
ví dụ: đường nét tam giác
• Đường nét tam giác
+Tạo cảm giác thu hút người xem
+Tạo điểm nhấn cho cảnh quay
+Không bị nhàm chán với cảnh quay dài

** Một số lưu ý: – Không nên:


• Chia đôi cảnh quay bằng 2 nửa bằng nhau đối với nét chính =>
mất khái niệm về bối cảnh không gian
• Chia cắt khung hình từ điểm góc này tới góc kia đối với nét chéo
• Không nên song song với các cạnh của khung hình đối với nét
thẳng (trừ tòa nhà, cột, cây…)
• Lặp lại và sử dụng thường xuyên các đường nét trong phim
HÌNH DẠNG
• Tất cả các đồ vật đều có hình dạng của riêng
• Hình dạng còn được phát hiện ra bởi suy nghĩ và cách nhìn nhận
của thị giác mỗi người
• Chuyển động của mắt người thường được di chuyển theo hình
tam giác, hình tròn…
• Hình dạng trong quay phim được chia làm 2 loại:
– Hình dạng vật lý: có thể nhìn thấy từ chủ thể
– Hình dạng trừu tượng: được hình dung trong suy nghĩ mỗi người
• Một số quy ước về hình dạng:
– Hình tam giác: gợi cho ta sức mạnh, sự ổn định
– Hình tròn: có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý người xem
– Hình chữ thập: gợi sự đồng nhất và sức lực
– Hình dạng “tia tỏa”: tạo nên sự vui vẻ, hân hoan
– Hình dạng chữ L: gợi cho ta cảm giác nghỉ ngơi ở bề ngang, cảm
giác uy nghi ở đường thẳng đứng

HÌNH KHỐI
• Hình khối là cái chất nặng của một vật, một khu vực, một hình
thể hoặc tập hợp của tất cả những thứ trên.
• Ví dụ: khối dạng của ô tô, tầu thủy, máy bay…
• Hình khối thu hút sự chú ý của người xem bằng ánh sáng, sự
tương phản hoặc màu sắc.
• Các yếu tố trên giúp hình khối nổi bật giữa bối cảnh lộn xộn, rối
rắm.
• Những quy ước:
– Một hình khối sẫm mầu sẽ nổi bật trên một nền sáng hoặc
ngược lại. Tạo cảm giác nhấn mạnh hình khối
– Một hình khối lớn kết hợp với các hình khối nhỏ làm tăng sự
tương quan trong khung hình
– Những hình khối được tạo ra bằng những đường viền ánh sáng
sẽ có hiệu quả rất ấn tượng

CHUYỂN ĐỘNG
• Bố cục di động rất đặc biệt trong điện ảnh và truyền hình
• Chuyển động truyền đạt rất nhiều ý và cảm xúc cho người xem
• Chuyển động có thể được tạo ra từ di chuyển mắt của người
xem hoặc từ di chuyển của các vật trong cảnh quay.
• Những quy ước:
– Di động ngang: Từ trái qua phải làm cho khán giả dễ theo dõi.
Bởi mắt người có thói quen đọc từ trái qua phải
– Di động ngược lại gợi sự mạnh bạo hơn vì nó ngược tự nhiên
– Di động thẳng đứng, bay lên: gợi cảm giác ngưỡng mộ, hạnh
phúc
– Di động chéo: gợi cảm giác căng thẳng vì đó là những đường
nét mạnh
• Những quy ước:
– Di động cong: gợi cảm giác sợ hãi như đường nét uốn lượn của
những con rắn, nhưng nếu chuyển động vòng tròn thì gợi cảm
giác vui tươi
– Di động quả lắc: gợi sự đơn điệu nhàm chán
– Di động bị giãn nở: cảm giác nhanh, bất chợt ví dụ như viên đá
được ném trên mặt hồ phẳng lặng
– Di động bất thường: những hướng di động vào khuôn hình hoặc
tạo cảm giác bất ngờ, ví dụ: ô tô lao thẳng vào ống kính…

NGÔN NGỮ HÌNH ẢNH


• Ngôn ngữ hình ảnh được hiểu là:
– Sự diễn đạt hình ảnh cho người xem hiểu được ý nghĩa của nó
mà không cần sử dụng tới âm thanh, giọng nói và những lời giải
thích
• Bố cục và ánh sáng là cách mà những đạo diễn sử dụng trong
ngôn ngữ hình ảnh
• Khuôn hình đều bắt nguồn từ hướng thiết kế 2D nó là cách
chỉ dẫn mắt và định hướng người xem dễ nhất trong các khuôn
hình

• Những nguyên tắc về thiết kế:

– Sự thống nhất: là nguyên tắc sắp xếp thị giác tập trung vào
một khối đồng nhất và hoàn chỉnh. Việc này hợp lý khi được dùng
trong khung hình hỗn loạn hay bố cục hình tự do.

– Sự cân bằng: Tất cả những thành phần trong bố cục thị giác
này đều có một trọng lượng nhất định. Nó có thể được cân đối
trong bố cục cân bằng hoặc thiếu cân bằng. Trọng lượng của các
yếu tố trong khung hình đa phần được miêu tả thông qua kích cỡ
của nó, thêm vào đó còn phụ thuộc vào vị trí, màu sắc, chuyển
động và đặc thù của chính yếu tố đó

– Sự tập trung thị giác : Sự tập trung thị giác được tạo ra khi
có sự kết hợp của sự cân bằng và thiếu cân bằng khi sắp xếp bố
cục. Mục tiêu điều hướng thị giác thông qua việc tận dụng tối đa
các yếu tố tương phản. Và yếu tố này giúp cho những cảnh quay
không bị nhàm chán.

– Nhịp điệu : Nó liên quan tới sự sắp đặt. Nhịp điệu đóng vai trò
chính trong mảng ngôn ngữ hình ảnh, đôi khi nó được thể hiện rất
tinh tế

– Sự tương phản : Người xem biết đến một vật thông qua sự
đối lập của nó. Tương phản là thể hiện của giá trị sáng/tối, màu
sắc và vật liệu của chủ thể trong một khung hình và ánh sáng. Nó
vô cùng quan trọng trong chỉ ra chiều sâu, mối quan hệ đặc biệt,
cảm xúc và hàm ý của người đạo diễn.

– Kết cấu: Là những hình dáng vật lý đặc thù của các thành
phần trong cảnh quay, kết cấu đưa cho chúng ta những gợi ý về
một hình ảnh. Kết cấu của một vật có thể được thể hiện bằng
chính cấu tạo của nó hoặc thông qua ánh sáng, thông thường
hình dáng của vật sẽ được thể hiện thông qua ánh sáng.

• 3 cỡ cảnh thông dụng và cơ bản:


– Toàn cảnh: toàn cảnh cực rộng, toàn cảnh rộng và toàn cảnh –
Trung cảnh: trung cảnh rộng, trung cảnh hẹp và trung cảnh
– Cận cảnh: cận cảnh hẹp, cận cảnh đặc tả và cận cảnh

• Toàn cảnh cực rộng - Cảnh quay cực rộng thường được sử
dụng khi quay ở ngoài trời, miêu tả quang cảnh, không gian lớn
như: khu đô thị, vùng ngoại ô, vùng nông thôn, vùng núi, …

• Toàn cảnh rộng: Đây là một cảnh thường được sử dụng nhiều
khi quay phim. Trong cảnh quay sẽ cho ta biết nhân vật đang ở
đâu, khi nào. Con người xuất hiện nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ
trong khung hình.

• Toàn cảnh: con người thường xuất hiện với đầy đủ từ đầu đến
chân. Đầu sát với mép trên của khung hình còn chân sát với mép
dưới của khung hình. Cảnh quay toàn sẽ cho người xem biết nhân
vật đang ở đâu, khi nào, với ai, nói lên trang phục, giới tính của
nhân vật.

• Trung cảnh rộng thường cắt nhân vật ở phía trên đầu gối
trong khung hình. Trong cảnh quay này sẽ cho người xem biết
nhiều hơn về không gian, bối cảnh, đồ vật mối quan hệ đối với
nhân vật hơn là biết về hoạt động, biểu cảm của nhân vật. Trung
cảnh rộng cho người xem biết về về nhân vật là ai hơn là họ ở
trong không gian và thời gian nào.
• Trung cảnh hay còn gọi là cảnh quay nửa người (“Waist” shot),
vì khung hình thường cắt nhân vật từ thắt lưng (eo) trở lên. Mô tả
một phần tính cách của nhân vật

• Trung cảnh hẹp: Đôi khi còn được gọi là cảnh quay hai nút
(“two-button” shot) vì khung hình sẽ cắt nhân vật ở phía trên của
khuỷu tay, lấy từ cúc áo thứ 2 trở lên trên.

• Cận cảnh: còn được gọi là “Cảnh quay đầu” (head shot) vì
trong khung hình xuất hiện phần chủ yếu của khuôn mặt. Phía
trên khung hình cắt ở phần đỉnh của tóc của nhân vật, phía dưới
khung hình thì có thể cắt ở bất cứ đâu nhưng phải dưới cằm (có
thể lấy một phần cổ hoặc một ít vai).

• Cận cảnh hẹp: khuôn mặt của nhân vật chiếm hầu hết và là
phần chính của khung hình. Người xem sẽ có được cái nhìn chi tiết
đến từng phần về khuôn mặt của nhân vật: mắt màu gì, có kẻ
mày hay không, một mí hay hai mí, …; mũi cao hay thấp, … thậm
chí sẽ cho biết nhân vật có sẹo, mụn hay nốt ruồi, … hay không.

• Cận cảnh đặc tả: là một cảnh dùng để nhấn mạnh một chi tiết
nào đó trên cơ thể người như mắt, miệng, tay, … hoặc một chi tiết
nào đó của các đồ vật như: ngòi bút mực, 1 phím chữ A trên bàn
phím máy tính, logo trên một sản phẩm đóng gói, …Cận cảnh đặc
tả thường xuất hiện trước hoặc sau những cảnh quay rộng hơn
(toàn cảnh, trung cảnh) về một sự vật, con người nào đó

GÓC MÁY
• Góc máy chính là một điểm cụ thể mà tại đó máy quay được đặt
để thực hiện một cảnh quay. Thường thì một cảnh quay thường
chỉ có một góc máy. Tuy nhiên, nhiều cảnh quay lại là kết hợp của
nhiều góc máy nhằm tạo ra những hiệu quả nghệ thuật cụ thể.
• Có 3 loại góc máy: góc máy cao, góc máy thấp và góc máy
ngang
• Góc máy cao là góc máy được tạo ra khi máy quay đặt ở bên
trên tầm mắt của chủ thể. Sử dụng góc máy này đối với một chủ
thể cụ thể (một người nào đó) sẽ có ý nghĩa là bế tắc, bất lực, thể
hiện sự nhỏ bé, cùng cực. Trong xã hội, góc máy cao sử dụng cho
tầng lớp thấp kém, những người có không có địa vị
• Góc máy ngang là góc máy được tạo ra khi máy quay đặt bằng
với tầm mắt của chủ thể. Với tất cả các thể loại trong quay phim
điện ảnh và truyền hình, góc máy ngang được khuyên dùng và
được sử dụng phổ biến nhất.Ý nghĩa của góc máy ngang: thể hiện
sự ngang hàng, gần gũi, thân thiện. Sử dụng góc máy ngang
khiến người xem dễ tiếp thu, dễ nắm bắt
• Góc máy thấp là góc máy được tạo ra khi máy quay được đặt
thấp hơn tầm mắt của chủ thể. Sử dụng góc máy thấp để đề cao,
tôn chủ thể lên với ý nghĩa ca ngợi, sự uy nghi, uy nghiêm, hoành
tráng, …Trong xã hội, góc máy thấp sử dụng cho tầng lớp vua
chúa, những người có quyền thế, bậc tối cao, thần thánh.

TRỤC DIỄN XUẤT


KHÁI NIỆM
• Trục diễn xuất là một đường thẳng tưởng tượng chia không gian
làm hai phần. Thông thường thì tất cả máy quay phải đặt một bên
của trục diễn xuất
• Trong trục diễn xuất còn có những nguyên tắc đi kèm theo mà
chúng ta cần nắm được đó là: nguyên tắc 180 độ
XÁC ĐỊNH TRỤC DIỄN XUẤT
• Cần xác định được những yếu tố:
– Nhân vật diễn
– Không giản cảnh/không gian khuôn hình
– Nội dung/kịch bản quay
VỊ TRÍ MÁY QUAY
– Góc đối trong
– Góc đối ngoài (qua vai)
– Góc trự diện
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH TRỤC CƠ BẢN
• Trục cơ bản chính là một trục sử dụng nguyên tắc 180 độ
• Từ các nhân vật ta có thể nối được các trục giữa gọi là Trục liên
kết
• Nguyên tắc 180°: Nguyên tắc luôn đặt máy quay về một phía
của Trục liên kết giữa các Nhân vật.
• Tác dụng:
– Đảm bảo việc tạo ra cho khán giả khái niệm đúng về không gian
và những gì đang diễn ra trong bối cảnh của Phim.
– Đảm bảo việc thể hiện mối quan hệ dựa trên hướng nhìn của
các Nhân vật cùng xuất hiện trong bối cảnh đó
– Nguyên tắc 180° đảm bảo sự nhất quán về vị trí tương đối trong
khung hình, đảm bảo hướng nhìn, đảm bảo hành động nhất quán
NGUYÊN TẮC QUAY NHIỀU MÁY
• Nguyên tắc cơ bản của sử dụng quay nhiều máy đó là nguyên
tắc thuộc về thị giác con người. Những cảnh quay trên phim là mô
tả lại hành động thực tế ở ngoài đời, do vậy những nguyên tắc về
thị giác cần được các nhà làm phim chú ý, không báo giờ để người
xem cảm giác mình mất phương hướng khi xem một đoạn phim
hoặc cảnh quay nào.
LƯU Ý QUAY NHIỀU MÁY
• Khi cầm máy và quay cần để máy quay dừng một thời gian
ngắn trước và sau khi chuyển động (thời gian khoảng 5 giây - để
phục vụ biên tập sau này, cũng như sự ổn định của cảnh quay)
• Cảnh quay không được nghịch nhau, nghĩa là sau một cảnh
quay từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải
sang trái và ngược lại.
• Trên một bối cảnh bao giờ cũng cần đảm bảo luật đa dạng về cơ
cảnh (nghĩa là cần có đủ các cỡ cảnh như toàn, trung, cận…)
• ĐỘNG TÁC MÁY TRONG QUAY PHIM
– Lia
– Bám sát
– Quay phối hợp
– Định hướng đối tượng trên màn hình
• Sự khách nhau giữa điện ảnh so với các loại hình khác chính là
sự chuyển động.
LIA
• Lia máy là chuyển động của máy quay xoay quanh trục tọa độ
chân máy theo chiều thẳng đứng (tilt) hoặc chiều ngang (pan).
Lia máy là chuyển động được ta ra khi chúng ta gắn máy quay
trên chân máy (tripod head).
• Lia máy đứng (tilt): thường được sử dụng để thể hiện sự cao lớn
(của các công trình kiến trúc) hoặc đi theo một chuyển động theo
chiều đứng (leo núi)
• Lia máy ngang (pan) thường được sử dụng với mục đích miêu tả
không gian rộng lớn (trong quay phim phong cảnh) hoặc đi theo
một vật thể đang chuyển động theo phương ngang (trong quay
phim thể thao).
BÁM SÁT
• Cách quay bám sát này có thể ở đằng trước nhân vật (hướng
máy quay nhìn ngược lại về phía nhân vật) hoặc đằng sau lưng
nhân vật (hướng máy quay nhìn về trước nhân vật), nhưng cách
quay bám bên cạnh nhân vật là gây cảm giác thật với thực tế
nhất.
• Ngoài việc quay bám sát theo bên nhân vật, chúng ta còn
chuyển động máy quay đối diện (counter move) hoặc độc lập với
chủ thể. Nếu máy quay liên tục bám sát cùng chiều nhân vật sẽ
tạo cảm giác nhàm chán cho những cảnh quay, do đó quay đối
diện sẽ tạo ra những cảm giác và hiệu ứng khác.
QUAY PHỐI HỢP
• Quay phối hợp không chỉ là sử dụng nhiều máy quay cùng lúc
mà còn đề cập đến nhiều phương pháp quay như lia, bám sát, hay
sử dụng các công cụ hỗ trợ
• Trong quay phim thường ta chỉ sử dụng đơn thuần 1 trong các
chuyển động như đã đề cập ở trên, nhưng cũng có trường hợp
người quay phim phải kết hợp 2 thậm chí 3 loại chuyển động để
đạt hiệu quả mà đạo diễn yêu cầu.
ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TRÊN MÀN HÌNH
• Định hướng đối tượng trên màn hình được hiểu là hướng nhìn
của nhân vật trên màn hình
• Quy tắc hướng nhìn là luôn để cho hướng nhìn của nhân vật về
phía có khoảng trống hơn (phía trước) trong khuôn hình
• Quy tắc hướng nhìn mở rộng ra một chút còn áp dụng đối với
hướng chuyển động của nhân vật, vật thể.
• Khi quay một người đang đi, một cái xe đang chạy hoặc một
đoàn tàu đang hướng về phía trước… thì bao giờ cũng phải để cho
phía trước họ có nhiều khoảng trống hơn phía sau (ít nhất cũng
phải 2/3 khuôn hình).

ÁNH SÁNG TRONG QUAY PHIM


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ÁNH SÁNG

• Để tạo được ánh sáng tốt:


– Dải màu và cường độ màu tốt
– Kiểm soát và cân bằng màu sắc
– Hiểu về hình dáng và kích thước chủ thể
– Sự tách biệt/Sự phân tách
– Độ sâu và kích thước khung hình
– Kết cấu
– Trạng thái cảm xúc
– Sự phơi sáng
• Thuật ngữ ánh sáng:
– Key light: Ánh sáng chiếm phần lớn trên người hoặc chủ thể, là
ánh sáng chính trong cảnh quay
– Fill light: Ánh sáng hỗ trợ và bù sáng phần bóng đổ mà ánh
sáng key light tạo nên
– Back light: Ánh sáng chiếu tới chủ thể từ phía sau hoặc bên trên
– Kicker: Cũng là ánh sáng chiếu từ đằng sau nhưng tập trung tô
điểm đường nét của gò má, mũi…Còn back light chiếu toàn bộ từ
đằng sau.
– Side light: Ánh sáng được chiếu từ phía mặt bên có liên hệ với
diễn viên
– Topper: Ánh sáng được chiếu trực tiếp từ trên xuống
– Hard light: Ánh sáng mạnh thường là ánh sáng mặt trời hoặc
ánh sáng điểm với cường độ mạnh
– Soft light: Ánh sáng được chiếu từ bề mặt lớn làm mềm cường
độ sáng
– Ambient light: Ánh sáng môi trường
– Practicals: Là những ánh sáng làm việc như: đèn bàn, đèn trần,
đèn cây…
– High key: Là ánh sáng đều có bóng đổ mềm mại vì được sử
dụng nhiều ánh sáng bổ trợ
– Low key: Ngược lại với hight key vì nó tối hơn và ít được bổ trợ
bởi ánh sáng khác
– Bounce light: Là ánh sáng phản chiếu từ vật thể khác lên chủ
thể
– Available light: Là ánh sáng có thể tận dụng tại nơi mình cần
quay (ví dụ: ánh sáng của một cây đèn đường, ánh sáng của mặt
trăng…)
– Motivate light: Là ánh sáng bổ trợ thể hiện cảm xúc nhân vật,
thường được sử dụng bởi ánh sáng từ đèn bàn, nến…
• Chất lượng ánh sáng được chia ra làm 2 loại
– Ánh sáng gắt và ánh sáng mềm
• Các thông số và phương hướng thông thường khi điều chỉnh ánh
sáng đó là: ¾ trước, ¾ sau, ánh sáng nền, cạnh bên…
• Màu sắc cho ánh sáng cần chú ý:
– Màu sắc cho cảnh quay (độ nét, tương phản)
– Ngữ cảnh màu sắc (văn hóa và cảm xúc về màu sắc)
– Cân bằng màu
• Nguyên tắc chiếu sáng cơ bản, chiếu sáng 3 điểm:
– Đầu tiên đặt vị trí của ánh sáng Key (là ánh sáng chính), ánh
sáng Key được coi là ánh sáng chiếu thẳng và trực tiếp vào nhân
vật. Để đảm bảo ánh sáng tốt nhất, ánh sáng từ Key cần nghiêng
so với nhân vật.
– Tiếp theo là ánh sáng Fill (ánh sáng bổ trợ) với mục đích làm
giảm tối đa bóng đổ mà ánh sáng Key tạo ra, mức độ của ánh
sáng Fill bằng 50% của Key
– Cuối cùng đó là ánh sáng Back light (ánh sáng nền), với mục
đích tách chủ thể ra khỏi phông nền, mức độ của ánh sáng Back
bằng 50-100% so với Key.
NGUỒN SÁNG
• Người quay phim cần biết tới khả năng của nguồn sáng, tính
năng của nguồn sáng và hạn chế của nguồn sáng.
• Có 2 loại ánh sáng:
– Cân bằng sáng cho ánh sáng ban ngày
– Cân bằng sáng cho ánh sáng liên tục (tungsten)
• Nguồn sáng ban ngày:
– Ánh sáng ban ngày được tạo ra bằng 3 loại cân bằng sáng sau:
HMI, LED và màu chuẩn huỳnh quang.
– Trong đó HMI là hệ thống ánh sáng dễ cân bằng giống ánh sáng
ban ngày nhất, nhưng chi phí rất đắt
– LED và huỳnh quang cũng có thể cân bằng ánh sáng giống ban
ngày, LED tiêu thụ điện năng và nhiệt năng ít, đèn huỳnh quang
cho ánh sáng mềm mại.
• Nguồn sáng liên tục (tungsten)

– Là ánh sáng được định vị bằng nhiệt độ màu.


– Có các giải nhiệt độ màu như 3200K, 5600K…Thể hiện bằng
nhiệt độ màu Kelvin
– Độ dài của bước sóng mà ta có thể nhìn thấy đó là 400nm –
700nm (1 nanometer = 1 tỷ meter)
MÀU SẮC
• Màu sắc trong quay phim thể hiện các cung bậc cảm xúc
• 3 khía cạnh về màu sắc:
– Lý thuyết căn bản về màu sắc
– Kiểm soát màu sắc với quay phim và ánh sáng
– Màu sắc trong ngôn ngữ hình ảnh
• Màu sắc được chia làm 4 loại chất lượng màu căn bản : Hue,
Value, Chroma và nhiệt độ màu. 3 loại đầu được gọi là không gian
màu và loại cuối cùng được gọi là tâm lý màu.
– Hue : là một dải sóng ánh sáng cụ thể. Nó làm điều chỉnh và
kiểm soát màu như đỏ, vàng, xanh
– Value : điều khiển độ sáng tối của bề mặt màu sắc.
– Chroma : điều khiển cường độ màu sắc.
– Nhiệt độ màu : được tính bằng độ Kelvin, viết tắt K. Nhiệt độ
màu trên 5000K là màu lạnh (trắng xanh), trong khi nhiệt độ màu
dưới khoảng 2700K - 3000K là màu ấm (trắng vàng cho tới đỏ)

You might also like