You are on page 1of 18

2.

2 Phân tích chiến lược 7P của ngân hàng Sacombank


2.2.1: sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sacombank (p-product)
Sacombank là một trong mười ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân uy
tín nhất hiện nay. Các sản phẩm tài chính của Sacombank có thể không đứng
đầu về số lượng khách hàng sử dụng nhìn chung
Chiến lược Marketing của Sacombank phát triển đồng đều các sản phẩm
vay, thẻ, gửi tiết kiệm, tài khoản ngân hàng và đều được khách hàng đón nhận
đông đảo.
2.2.1.1: Dịch vụ khách hàng cá nhân – Chiến lược Marketing của Sacombank:
Thẻ tín dụng, thẻ ATM.

Hình 1: Thẻ thanh toán Sacombank


Hình 2: Thẻ trả trước Sacombank
Như mọi người đã biết thì Sacombank đã phát hành những thẻ cứng tín dụng
rất dày dặn, thiết kế đơn giản nhưng có đủ thông tin cần thiết mà khách hàng
cần.
2.2.1.2: Các sản phẩm tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Tiết kiệm Đại Phát
Sản phẩm tiết kiệm Đại Phát áp dụng cho kỳ hạn 24 và 36 tháng, số tiền gửi
tối thiểu từ 10 triệu đồng trở lên. Khách hàng có thể lĩnh lãi hàng quý, 6 tháng,
hàng năm hoặc lĩnh lãi cuối kỳ. Lãi suất cao và tự động tăng 0,1%/năm sau mỗi
12 tháng.
Cho vay tín chấp, vay thế chấp.
Tiết kiệm Trung Niên Phúc Lộc
Sản phẩm được thiết kế dành cho khách hàng từ 40 tuổi trở lên với kỳ hạn
từ 6 đến 36 tháng. Mức tiền gửi tối thiểu từ 10 triệu đồng hoặc 1000 USD trở
lên với lãi suất hấp dẫn. Khách hàng có thể lĩnh lãi theo tháng, quý hoặc cuối
kỳ. Với khách hàng gửi từ 12 tháng trở lên sẽ được tặng lãi suất thưởng và ưu
đãi giảm lãi suất vay thế chấp.
Tiết kiệm Phù Đổng
Nếu bạn muốn mở tài khoản tiết kiệm cho con (dưới 15 tuổi) thì nên tham khảo
sản phẩm này. Bạn có thể mở thẻ tiết kiệm đứng tên bé với kỳ hạn 6 tháng, 1
năm đến 5 năm. Số tiền gửi tối thiểu chỉ từ 100 ngàn đồng hoặc 5 USD không
giới hạn số lần hoặc số tiền nộp.
Ngoài ra, có thể tích điểm đổi quà, nếu bé có kết quả học tập xuất sắc sẽ được
tặng 300 2.4 điểm, kết quả học tập loại giỏi được tặng 200 điểm.
Tiết kiệm Tích Tài
Đây là sản phẩm tiết kiệm khá linh hoạt, khách hàng có thể chọn kỳ hạn 6, 9,
12, 24 tháng và số tiền tối thiểu chỉ từ 1 triệu đồng hoặc 100 USD.
Tiền gửi Tương Lai
Sản phẩm tiết kiệm này thuộc kỳ hạn dài từ 1 đến 5 năm, số tiền tối thiểu và
định kỳ từ 100 ngàn đồng trở lên và lĩnh lãi cuối kỳ. Với sản phẩm tiết kiệm
này, khách hàng có thể coi là hình thức “bỏ lợn” để có một khoản tiền khá tốt
cho tương lai…
2.2.1.3: Các gói bảo hiểm nhân thọ.

Quyền lợi Đặc điểm


Bảo vệ trước các rủi ro trong cuộc Số tiền Bảo hiểm:Tối thiểu: 200
sống triệu đồng.
Đầu tư an toàn và hiệu quả
Gắn bó và duy trì hợp đồng với
thưởng hấp dẫn.
Báo cáo tài chính rõ ràng, minh
bạch.

Quyền lợi Đặc điểm


Đầu tư đa dạng với 5 quỹ đầu tư: quỹ tăng trưởng, Thời hạn hợp đồng
quỹ phát triển, quỹ bảo toàn, quỹ dẫn đầu, quỹ tài từ 0 – 99 tuổi
chính năng động Số tiền bảo
Đầu tư Lớn với số tiền Nhỏ hiểm:Tối thiểu là
Bảo vệ toàn diện trước các rủi ro trong cuộc sống 200 triệu đồng
Quyền lợi Đặc điểm
Được bảo vệ toàn diệnPhí tham gia Số tiền được bảo hiểm tối thiểu
thấp nhưng được hưởng các quyền là 1 tỷ đồng
lợi caoTử vong hoặc thương tật
vĩnh viễn trước 65 tuổi sẽ được
hưởng 100% số tiền bảo hiểm

2.2.1.4: Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking)


Giao dịch 24/7.
Miễn phí tất cả các giao dịch.
Hạn mức cao: giao dịch tối đa lên đến 10 tỷ/giao dịch/ngày.
Tính bảo mật cao: Giao dịch an toàn với công nghệ bảo mật tiên tiến.
Các dịch vụ khác như chuyển tiền, ngoại hối, trái phiếu…
Ngoài ra còn giao dịch hối đoái giao ngay……

2.2.1.5: Các gói tiền gửi tiết kiệm.


Lãi suất tiền gửi ngân hàng Sacombank
Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Sacombank
Giao động ở mức 3,9% đến 7,8%/năm đối với kỳ hạn từ 1- 36 tháng. Theo
khảo sát, mức lãi suất Sacombank cao nhất là 7,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng
với khoản gửi trên 100 tỉ.

Lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy


Bảng lãi suất chi tiết lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Sacombank cập nhật ngày
21/09/2023 cho khách hàng mở tài khoản tại quầy như sau:
Mức lãi suất đối với tiền gửi nội tệ (VND)
Lãi suất gửi tiết kiệm online tại ngân hàng Sacombank:

Giảm thêm lãi suất 0,5-1%/năm kích cầu tín dụng cuối năm
Ngân hàng này tiếp tục hạ mức lãi suất cho vay từ 0,5 - 1%/năm, ưu đãi
nằm trong gói tín dụng hơn 40.000 tỷ đồng mà Sacombank đang triển khai.
Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, Sacombank đã triển khai liên tiếp các
đợt giảm mạnh lãi suất, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp như số hóa hoạt
động, tiết giảm chi phí vận hành qua đó tạo dư địa để giảm sâu lãi suất cho vay,
hỗ trợ khách hàng.
Cụ thể, từ nay đến cuối năm, nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn sẽ hưởng mức lãi suất thấp chỉ từ
7%/năm.
Đối với nhu cầu vay phục vụ đời sống, Sacombank hỗ trợ lãi suất từ
8,5%/năm để người dân vay mua, xây, sửa bất động sản và nhiều mục đích tiêu
dùng khác.

Sản phẩm, các loại dịch vụ ngân hàng Sacombank liên quan đến tài khoản.
eBasic – Combo cơ bản.
eMSME – Combo doanh nghiệp siêu nhỏ.
eSME – Combo doanh nghiệp vừa và nhỏ.
eUSME – Combo doanh nghiệp cận lớn.
eLCORP – Combo doanh nghiệp lớn.

Dịch vụ điện tử gồm Internet Banking, Mobile Banking và Alert.

2.2.1.6: Các sản phẩm tín dụng


Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu.
Bảo lãnh dự thầu.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
Bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh bảo hành.
Bảo lãnh vay vốn.
Bảo lãnh đối ứng.
Các loại bảo lãnh khác.

Dịch vụ tài trợ thương mại và bảo lãnh quốc tế.

Dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn.

Dịch vụ quản lý dòng tiền.


Dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng.

Dịch vụ xuất và nhập khẩu


Dịch vụ nhập khẩu

Dịch vụ xuất khẩu


Cung cấp các giải pháp phòng ngừa rủi ro thị trường.

2.2.2:Chiến lược giá (p-price) của ngân hàng sacombank


Thẻ tín dụng Sacombank là một sản phẩm thẻ được phát hàng bởi Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, với chức năng cho phép người dùng có thể
chi tiêu tiền trả trước và tiền trả sau. Đây là một công cụ thanh toán vô cùng
tiện lợi, giúp thay thế hình thức thanh toán bằng tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất
cắp và còn là một quỹ dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp.
Khi sử dụng thẻ tín dụng Sacombank để rút tiền mặt tại cây ATM, khách
hàng cần trả phí như sau:
Thẻ tín dụng nội địa: Phí rút tiền mặt tại ATM Sacombank (Miễn phí);
ATM ngân hàng khác (1%, tối thiểu 10.000 vnd)
Thẻ tín dụng quốc tế Visa: 4% (tối thiểu 60.000)
Như đã đề cập ở trên, mỗi loại thẻ lại được Sacombank phát hành cho những
đối tượng khách hàng khác nhau nên mức phí thường niên cũng khác nhau. Ví
dụ: Với thẻ chuẩn mức phí chỉ rơi vào khoảng 300,000 VND nhưng với thẻ tín
dụng dành cho khách hàng VIP có phí thường niên lên tới gần 20,000,000
VND.

2.2.3: Phân tích chiến lược kênh phân phối (p-place) của sacombank
Năm 2010, Sacombank là ngân hàng đầu tiên hợp nhất các kênh giao dịch
trực tuyến và phát hành thẻ chip EMV đầu tiên.
Năm 2017, đơn vị phát hành thẻ thanh toán không tiếp xúc và triển khai
phương thức thanh toán QR chuẩn EMV toàn cầu.
Năm 2018, ngân hàng ra mắt ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay
trên điện thoại thông minh.
Năm 2020, Chiến lược Marketing của Sacombank áp dụng quy trình hoàn
toàn tự động khép kín cho phê duyệt nhà bán hàng siêu tốc đến chấp nhận
thanh toán thẻ không tiếp xúc (Tap to phone), bổ sung thêm nhiều tính năng
mới cho Sacombank Pay như xác thực trực tuyến (eKYC), NFC, mở tài khoản
thanh toán trực tuyến siêu tốc…
Song song đó, Chiến lược Marketing của Sacombank với các quy trình tác
nghiệp cũng được chú trọng số hóa như quy trình bán hàng, dịch vụ khách hàng
và marketing (CRM), môi trường làm việc số (Microsoft Team), ứng dụng trí
tuệ nhân tạo (chatbot), công nghệ Robot (RPA),…
Người tiêu dùng có thể thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng chỉ với chiếc
điện thoại cài đặt ứng dụng Sacombank Pay. Không cần tài sản đảm bảo, người
dùng được vay đến 200 triệu đồng với lãi suất cạnh tranh; mở sổ tiết kiệm
online lãi suất cao hơn gửi tại quầy; chuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện,
nước, viễn thông, Internet, truyền hình cáp, bảo hiểm, học phí…

Hình 3: Giao diện internet banking


Chiến lược Marketing của Sacombank giúp khách hàng không cần mang
theo thẻ vẫn dễ dàng rút tiền mặt và chuyển tiền, thanh toán bằng mã QR; đăng
ký mở thẻ trên ứng dụng hoặc website…
2.2.4:Sacombank và chiến lược chiêu thị (p-roumotion).
Chiến lược Marketing của Sacombank không ngừng triển khai nhiều
chương trình khuyến mãi. Đơn cử loạt ưu đãi dịp kỷ niệm 30 năm thành lập:
miễn giảm nhiều loại phí dịch vụ; cơ hội trúng 30 bộ iPad Pro kèm bàn phím và
30 xe máy Honda SH, 30 điện thoại iPhone 13, 30 số tài khoản đẹp cùng 10
triệu đồng trong tài khoản và nhiều giải tiền mặt khác.

Chiến lược Marketing của Sacombank còn ghi dấu cùng các hoạt động xã
hội thiết thực và giàu ý nghĩa như: Chương trình hiến máu nhân đạo
“Sacombank chia sẻ từ trái tim”, chương trình học bổng dành cho các em học
sinh, sinh viên vượt khó học giỏi “Sacombank – Ươm mầm cho những ước
mơ”.
2.2.5: Con người (People)
Vì nhận thức con người là yếu tố quyết định nên ban lãnh đạo Sacombank đã
thực hiện công tác quản trị nhân sự nhằm tạo môi trường làm việc sáng tạo,
chuyên nghiệp, năng động, tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát huy toàn bộ
khả năng. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 89% tổng số cán
bộ, nhân viên, cao đẳng và các trình độ khác là 11%.
Bên cạnh đào tạo nội bộ, ngân hàng đã tổ chức nhiều khóa đào tạo mời các
chuyên gia quốc tế nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, đáp ứng kịp
thời hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập.
Khả năng giao tiếp và tương tác: Nhân viên marketing của Sacombank có
khả năng giao tiếp tốt và xử lý tương tác với khách hàng một cách chuyên
nghiệp. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ và tạo mối
liên kết với khách hàng. Nhân viên marketing của Sacombank có khả năng lắng
nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó xây dựng và cung cấp các giải
pháp marketing phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Sự cam kết và động lực: Nhân viên marketing của Sacombank có mức độ
cam kết và động lực cao để đạt được mục tiêu marketing của Ngân hàng. Họ
luôn nỗ lực và cống hiến để đạt được kết quả cao nhất trong công việc.
Teamwork và cộng tác: Nhân viên marketing của Sacombank hiểu được
tầm quan trọng của công việc nhóm và khả năng cộng tác. Sự cộng tác giữa các
đội ngũ marketing và bộ phận khác như kế toán, phân tích dữ liệu và phát triển
sản phẩm giúp Sacombank tạo ra các chiến dịch marketing toàn diện và hiệu
quả.

2.2.6: Quy trình (Process)


Nghiên cứu và hiểu khách hàng: Sacombank đặt rất nhiều tâm huyết vào
việc nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và thị hiếu của khách hàng.
Yếu tố quan trọng đầu tiên là dòng chảy hoạt động trong Sacombank, ở
Sacombank các chức năng được tách biệt, các quầy riêng biệt có chỉ dẫn rõ
ràng nên khách hàng không mắc sai sót nào, giúp thủ tục đơn giản, khách hàng
không phải mất nhiều thời gian.
Hình 4: Tư vấn giao dịch với khách hàng
Gắn kết với khách hàng: Sacombank đã xây dựng một quy trình marketing
tập trung vào việc tạo sự gắn kết và tương tác với khách hàng. Họ sử dụng các
chiến lược CRM (quản lý quan hệ khách hàng) để duy trì thông tin khách hàng
và đề xuất các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đồng
thời, Sacombank thường xuyên thực hiện các chương trình ưu đãi và sự kiện để
thể hiện lòng tri ân và tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng.
2.2.7: Bằng chứng vật chất (Physical evidance)
Ở Sacombank, bằng chứng vật chất thông thường là vị trí bố trí quầy phục
vụ khách hàng, bàn làm việc của lãnh đạo hoặc vị trí của chiến lược quy trình
sẽ giúp ngân hàng tạo dựng và nâng cao ấn tượng cũng như sự hài lòng của
khách hàng đối với quy trình tổng thể liên quan đến các dịch vụ mà ngân hàng
cung cấp.
Thông thường, vị trí phục vụ khách hàng đặc biệt nổi bật tại văn phòng, thu
hút khách hàng ngay từ lần đầu tiên, những nơi này được thiết kế với màu sắc
dễ chịu cùng với biểu tượng của Sacombank, không những vậy, không gian
rộng rãi với sự bố trí hài hòa các bàn, quầy, ghế, hoa,... cũng là điểm nhấn quan
trọng trong mỗi vị trí phục vụ khách hàng. Ngoài ra, Sacombank còn cố gắng
tạo ra bầu không khí thân thiện.
Bảng hiển thị thông tin: Sacombank sử dụng các bảng hiển thị thông tin
trong chi nhánh để cung cấp các thông tin quan trọng về các sản phẩm, dịch vụ
và ưu đãi mới nhất. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và nắm bắt các
thông tin quan trọng.
Màn hình số: Sacombank cũng sử dụng màn hình số để cung cấp thông tin
và hướng dẫn cho khách hàng. Điều này giúp tăng tính tương tác và cải thiện
trải nghiệm của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng

Đo lường và tiếp tục cải thiện: Sacombank sử dụng các công cụ và phương
pháp để đo lường kết quả, từ số lượng khách hàng mới, doanh thu đến đánh giá
phản hồi của khách hàng. Thông qua việc phân tích dữ liệu và ý kiến khách
hàng, Sacombank liên tục cải thiện và điều chỉnh chiến lược marketing để đáp
ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, trang web của ngân hàng
cũng được chú ý cẩn thận, thông tin luôn được cập nhật và có giao diện dễ truy
cập, ngân hàng tặng bút, tập viết, balo,.. cho khách hàng nội bộ và thậm chí cả
sổ tiết kiệm,… nhằm giảm bớt tính vô hình vốn có của dịch vụ, Sacombank tin
rằng đó là cách tốt để tác động đến ấn tượng của khách hàng.

2.3: Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của chiến lược marketing của ngân
hàng Sacombank:
2.3.1: Ưu điểm:
Đa dạng hóa: Ngân hàng Saigon Thuong Tin (Sacombank) đã phát triển
các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng như vay tiền, gửi tiền, thẻ tín dụng
và các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp. Sự đa dạng này đã giúp họ đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự hấp dẫn. Điều này còn giúp mang lại
sự linh hoạt và tùy chỉnh cho khách hàng, từ khách hàng cá nhân đến doanh
nghiệp
Phát triển hạ tầng kỹ thuật số: Sacombank đầu tư phát triển ứng dụng di
động, trang web chuyên nghiệp và hệ thống thanh toán trực tuyến để mang đến
trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng. Điều này giúp họ thu hút và giữ chân
khách hàng trong thời đại số hóa.
Chiến lược định vị: Sacombank tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ
chất lượng cao cho khách hàng cao cấp và doanh nghiệp. Điều này giúp họ tạo
dựng được lòng tin và định vị vị trí của mình trong thị trường ngân hàng.
Mở rộng mạng lưới chi nhánh: Sacombank đã mở rộng mạng lưới chi
nhánh của mình, không chỉ tại các thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn
và hạ tầng chưa phát triển. Điều này giúp họ tiếp cận được nhiều khách hàng
tiềm năng hơn và mang lại cơ hội tăng trưởng.
2.3.2: Nhược điểm:
Cạnh tranh cao: Thị trường ngân hàng đang chịu sự cạnh tranh cao đối
với nhiều ngân hàng khác. Điều này làm tăng áp lực cạnh tranh và cho phép
khách hàng có nhiều sự lựa chọn, đồng thời làm giảm lợi nhuận và khả năng
tăng trưởng của Sacombank.
Sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng truyền thống: Mặc dù đã phát
triển hạ tầng kỹ thuật số, Sacombank vẫn đang phụ thuộc vào hệ thống ngân
hàng truyền thống. Điều này có thể làm giảm tính linh hoạt và cung cấp dịch vụ
nhanh chóng của ngân hàng trong một số trường hợp.
Quản lý rủi ro tài chính: Môi trường kinh doanh và tài chính không ổn
định có thể gây rủi ro cho Sacombank. Để đảm bảo sự ổn định tài chính, ngân
hàng cần có chiến lược quản lý rủi ro tốt và đáp ứng được các biến động thị
trường.
Thách thức về sự tin tưởng: Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng ở
Việt Nam bị lộ thông tin cá nhân của khách hàng. Điều này tạo ra thách thức
trong việc xây dựng lòng tin và đảm bảo an toàn cho thông tin của khách hàng.
Sacombank cần đưa ra các biện pháp cần thiết để tăng cường sự tin tưởng và
bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.

Kết luận
Tổng thể, chiến lược marketing 7P của Sacombank đã đạt được nhiều thành
công và mang lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, Sacombank cần liên tục
cải tiến và đổi mới để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng khắt khe của thị
trường và khách hàng.

You might also like