You are on page 1of 89

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

V1.0070723 1 phenikaa-uni.edu.vn
CHƯƠNG 2
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ
CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

Giảng viên: TS. Đồng Thị Tuyền


Bộ môn Lý luận chính trị - Khoa Khoa học cơ bản

V1.0070723 2 phenikaa-uni.edu.vn
MỤC TIÊU

• Về kiến thức: Nội dung Chương 2 cung cấp hệ thống lý luận giá trị lao động của C.Mác thông
qua các phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa, năng suất lao động,… giúp chủ thể nhận thức một cách cơ bản cơ sở lý luận
của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
• Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng những tri thức đã học để hình thành tư duy và kỹ
năng thực hiện hành vi kinh tế phù hợp với yêu cầu khách quan của công dân khi tham gia các
hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Đồng thời, sinh viên tiếp tục bổ sung, làm sâu sắc hơn lý
luận của C.Mác trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
• Về tư tưởng: Giúp sinh viên củng cố niềm tin vào bản chất khoa học của kinh tế chính trị Mác - Lênin;
từ đó, có thể hiểu biết tri thức lý luận nền tảng cho nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

V1.0070723 3 phenikaa-uni.edu.vn
YÊU CẦU

• Thứ nhất, sinh viên cần hiểu được lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa; tập
trung vào những vấn đề lý luận thuộc học thuyết giá trị của C.Mác, làm sâu sắc hơn quan điểm
của ông về thế giới hàng hóa trong bối cảnh ngày nay.
• Thứ hai, sinh viên phải hiểu được hệ thống tri thức về thị trường, cơ chế thị trường, kinh tế thị
trường và các quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường; biết được vai trò của các chủ thể
tham gia thị trường.
• Thứ ba, qua nghiên cứu nội dung kiến thức của chương 2, sinh viên rút ra ý nghĩa của học
thuyết giá trị: bắt đầu nghiên cứu ở mức độ chung nhất về phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.

V1.0070723 4 phenikaa-uni.edu.vn
YÊU CẦU

• Đọc giáo trình, tóm tắt nội dung và vẽ bản đồ tư duy chương 2.
• Đặt ra những câu hỏi và tìm hiểu phương án trả lời về các vấn đề liên quan nội dung chương 2.
• Chuẩn bị đề cương và những vấn đề cần thảo luận (phần câu hỏi ôn tập cuối chương 2).
Học liệu bắt buộc:
• Một là, slide bài giảng chương 2 của giảng viên đã đăng trên hệ thống LMS Canvas.
• Hai là, giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021. (Tài liệu số
[1], tr.34 - 83, như trong Đề cương chi tiết học phần).

V1.0070723 5 phenikaa-uni.edu.vn
CẤU TRÚC NỘI DUNG

2.1 Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa

2.2 Thị trường và nền kinh tế thị trường

2.3 Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
DẪN NHẬP

QUẦN ÁO

NHÀ Ở

NHU CẦU ĐỜI SỐNG


CỦA CON NGƯỜI
THỨC ĂN TƯ LIỆU
SẢN XUẤT

PHƯƠNG
TIỆN
ĐI LẠI

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
DẪN NHẬP

Để có những thứ đó, con


người cần phải sản xuất.
Vì vậy, sản xuất của cải
vật chất là hoạt động cơ
bản của xã hội loài
người, là cơ sở của sự
tồn tại và phát triển của
xã hội.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
DẪN NHẬP

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
DẪN NHẬP

Các hình thức sản xuất vật chất thời nguyên thủy

Săn bắn
HAI
HÌNH THỨC
SẢN XUẤT
VẬT CHẤT

Hái lượm

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
DẪN NHẬP

NGHỀ SĂN BẮN THỜI NGUYÊN THUỶ

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
DẪN NHẬP

ĐỐI TƯỢNG SĂN BẮT

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
DẪN NHẬP

HÁI LƯỢM THỜI NGUYÊN THUỶ

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ
HÀNG HÓA

2.1.1 Sản xuất hàng hóa 2.1.2 Hàng hóa

2.1.3 Tiền tệ 2.1.4 Dịch vụ và một số yếu tố khác

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Lịch sử phát triển của sản xuất đã trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế - xã hội:
• Kinh tế tự nhiên: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra
sản phẩm là để tiêu dùng (cho chính họ, gia đình, bộ tộc).
• Kinh tế hàng hóa: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người sản xuất ra
sản phẩm là để trao đổi để bán.
→ Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự nhiên. Khi lực
lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển đến một trình độ nhất định kinh tế hàng
hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

a. Khái niệm sản xuất hàng hóa


Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động
kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm nhằm
mục đích trao đổi, mua bán.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI

Phân công lao Tách biệt về


động xã hội mặt kinh tế

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Điều kiện 1: Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi.

Nông dân Thợ thủ công

DO PHÂN
CÔNG
LAO ĐỘNG

Công nhân Ngư dân

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

• Phân công lao động xã hội


▪ Là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau; tạo
nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất, làm cho nền sản xuất xã hội phân thành
nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau.
▪ Là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa vì do phân công lao động nên mỗi người chỉ sản
xuất một hoặc một vài sản phẩm nhưng nhu cầu cần nhiều thứ dẫn đến mâu thuẫn: vừa thừa
vừa thiếu nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm cho nhau.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Các loại phân công lao động

Phân công lao động chung Hình thành ngành kinh tế lớn.

Phân công lao động đặc thù Ngành lớn lại chia thành ngành nhỏ.

Phân công lao động cá biệt Phân công trong nội bộ công xưởng.

V1.0070723 20 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành Giao thông


Ngành Nông nghiệp vận tải

Phân
Ngành Giáo dục
công
Ngành Công nghiệp đào tạo
chung

Ngành Văn hóa


Ngành Thương nghiệp
nghệ thuật

Hình thành các ngành kinh tế lớn

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành Nông nghiệp

Chăn nuôi

Trồng trọt

Nuôi và đánh bắt


thuỷ hải sản

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành Công nghiệp

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành Thương nghiệp

Chợ quê
thời phong kiến

Hệ thống
siêu thị

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành Giao thông vận tải

Hệ thống giao
thông

Các phương
thức vận tải

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành Giáo dục đào tạo

Các cấp học

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành Văn hóa nghệ thuật

Hoạt động
nghệ thuật

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Ngành trồng trọt


Ngành
Nông
nghiệp
Ngành chăn nuôi

Phân công lao động đặc thù

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Phân công đặc thù

Ngành trồng trọt

Ngành chăn nuôi

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Ngành khai khoáng


Ngành
Công
nghiệp
Ngành luyện kim

Phân công lao động đặc thù

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Phân công đặc thù

Ngành khai khoáng

Ngành luyện kim

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Thợ hàn Thợ sơn

Sản xuất
ô tô

Thợ tiện Thợ lắp ráp


Phân công
lao động cá biệt

Là phân công trong nội bộ công xưởng


(không được coi là cơ sở đặc thù của sản xuất hàng hóa)

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Điều kiện 2: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Điều kiện 2: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
• Sự tách biệt về kinh tế làm cho những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập,
do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối.
• Nguyên nhân dẫn đến độc lập về kinh tế:
▪ Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
▪ Có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
▪ Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Điều kiện 2: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
• Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang hình thức là trao đổi hàng hóa.
• Đây là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển.
→ Hai điều kiện trên cần và đủ cho sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại, nếu thiếu một trong hai
điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hoá.
→ Nền sản xuất hàng hoá có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sản xuất hàng hoá xuất hiện dựa vào những điều kiện nào?
A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
C. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
D. Phân công lao động xã hội và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

V1.0070723 36 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Sản xuất hàng hoá giản đơn tồn tại phổ biến trong chế độ Chiếm hữu nô lệ và chế độ Phong kiến.

V1.0070723 37 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Đến Chủ nghĩa tư bản sản xuất


hàng hoá rất phát triển.

V1.0070723 38 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Sau Chủ nghĩa tư bản là Chủ nghĩa xã hội vẫn


tồn tại sản xuất hàng hoá.

V1.0070723 39 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá

Một là: Mục đích của sản Hai là: Sản xuất hàng Ba là: Sản xuất hàng
xuất hàng hoá không hoá tồn tại trong môi hoá tồn tại với tính chất
phải để thoả mãn nhu trường cạnh tranh quyết mở
cầu của bản thân liệt.
như trong kinh tế tự
nhiên, mà để thoả
mãn nhu cầu của người
khác, của thị trường.

V1.0070723 40 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ưu thế của sản xuất


hàng hoá

Khai thác được Tạo điều kiện


những lợi thế thuận lợi cho
về tự nhiên, xã Làm cho giao
việc ứng dụng Buộc những
lưu kinh tế văn
hội, kỹ thuật những thành người sản xuất Xóa bỏ tính bảo
hóa giữa các địa
của từng người, tựu khoa học - hàng hoá phải thủ trì trệ của
phương, các
từng cơ sở kỹ thuật vào luôn luôn năng kinh tế tự nhiên.
ngành ngày
cũng như từng sản xuất..., thúc động, nhạy bén. càng phát triển.
vùng, từng đẩy sản xuất
địa phương. phát triển.

V1.0070723 41 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Đặc trưng của sản xuất hàng hoá là gì?


A. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất tư nhân.
B. Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để người sản xuất ra nó tiêu dùng.
C. Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị sử dụng.
D. Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, mua bán.

V1.0070723 42 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ


nghĩa, C. Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hoá.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

a. Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa


• Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn
nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
• Hàng hóa được phân thành hai loại:
▪ Hàng hóa hữu hình: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất...
▪ Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ vận tải, dịch vụ
chữa bệnh...
• Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

Sản phẩm hàng hoá nông nghiệp

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

Sản phẩm hàng hoá công nghiệp

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

Sản phẩm hàng hoá vật phẩm tiêu dùng

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

a. Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa


• Thuộc tính hàng hóa

Giá trị sử dụng Giá trị

• Công dụng của vật • Lao động kết tinh


phẩm; trong hàng hóa;

• Thuộc tính tự nhiên; • Thuộc tính xã hội;

• Đáp ứng yêu cầu của • Quan hệ xã hội:


người mua. người sản xuất -
người mua - người
bán.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?


A. Vì có thể thỏa mãn nhu cầu của con người.
B. Vì do ý chí chủ quan của người sản xuất.
C. Vì lao động của người sản xuất có tính chất hai mặt.
D. Vì có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

V1.0070723 49 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

b. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá

Tính hai mặt


của lao động

Lao động cụ thể Lao động trừu tượng


Là lao động có ích dưới Là lao động của người
một hình thức cụ thể của sản xuất hàng hóa được
một nghề nghiệp chuyên quy về cái chung đồng
môn nhất định. nhất, là sự tiêu phí sức
lao động.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

c. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá
• Khái niệm: Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
• Những yếu tố cấu thành lượng giá trị hàng hóa:
▪ Lao động quá khứ (c) - giá trị cũ tái hiện
▪ Lao động sống (v+m) - giá trị mới.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá:

Mức năng suất lao động

Tác động của cường độ lao động (c + v + m)

Lao động giản đơn và lao động phức tạp

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

Lao động giản đơn

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.2. HÀNG HÓA

Lao động phức tạp

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi như thế nào?
A. Tỷ lệ thuận với năng suất lao động, không phụ thuộc vào cường độ lao động.
B. Tỷ lệ thuận với cường độ lao động và năng suất lao động.
C. Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động, không phụ thuộc vào cường độ lao động.
D. Tỷ lệ thuận với cường độ lao động, phụ thuộc vào tăng năng suất lao động.

V1.0070723 55 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.3. TIỀN TỆ

a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ


• Khái niệm: Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa.
• Nguồn gốc: Tiền tệ ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi
hàng hóa.
• Bản chất: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung, là sự
thể hiện chung của giá trị và thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất
hàng hóa.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.3. TIỀN TỆ

b. Chức năng của tiền tệ Phương


tiện
lưu thông

Phương
Thước đo
tiện
giá trị
cất trữ

Phương
Tiền tệ
tiện
thế giới
thanh toán

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.3. TIỀN TỆ

b. Chức năng của tiền tệ


Tiền một số quốc gia trên thế giới

Đồng Bảng Anh Đồng Yên Nhật Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc

Đồng Frang Pháp Đồng Bạt Thái Tiền Việt Nam Đồng

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.1.4. DỊCH VỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC HÀNG HÓA
THÔNG THƯỜNG

• Dịch vụ: là hàng hóa vô hình không thể cất trữ.


• Quyền sử dụng đất đai: có đủ 2 thuộc tính nhưng không do lao động hao phí mà có.
• Thương hiệu: là kết quả của sự nỗ lực, của sự hao phí lao động, có giá cao.
• Chứng khoán, chứng quyền: có tính hàng hóa nhưng không phải hàng hóa.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên là gì?
A. Trao đổi mang tính ngẫu nhiên, lấy tiền tệ làm trung gian.
B. Giá trị của một hàng hóa thể hiện ở nhiều hàng hóa khác.
C. Trao đổi trực tiếp một hàng hóa này lấy nhiều hàng hóa khác.
D. Trao đổi trực tiếp hàng hóa này lấy hàng hóa khác.

V1.0070723 60 phenikaa-uni.edu.vn
2.2. THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường

Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế
2.2.2
thị trường

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG

Khái niệm “Thị trường”

• Nghĩa hẹp: Nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng
hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
• Nghĩa rộng: Tổng hòa những quan hệ kinh tế, tương ứng
với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.

V1.0070723 62 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG

Phân loại thị trường

• Về đối tượng trao đổi: Thị trường hàng hóa và dịch vụ.
• Về phạm vi các quan hệ: Thị trường trong nước và thế giới.
• Về vai trò của các yếu tố: Thị trường tư liệu tiêu dùng và tư
liệu sản xuất.
• Về tính chất và cơ chế vận hành: Thị trường tự do, có điều
tiết, cạnh tranh (hoàn hảo, độc quyền);...

V1.0070723 63 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG

Là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển

Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội,
tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền
kinh tế.
Vai trò của
thị trường
Đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của
chủ trương, chính sách, biện pháp kinh

Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể và gắn kết nền
kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

V1.0070723 64 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 6: Thị trường có vai trò gì?


A. Thực hiện giá trị.
B. Kích thích sáng tạo đối với người lao động.
C. Gắn kết nền kinh tế.
D. Phân bổ nguồn lực lao động.

V1.0070723 65 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

a. Nền kinh tế thị trường


Khái niệm

Cơ chế Là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh cân
thị trường đối nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

Là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế
Nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
thị trường được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy
luật thị trường.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Đa dạng về chủ thể và sở hữu

Quyết định việc phân bổ nguồn lực xã hội

Đặc trưng Giá cả hình thành theo nguyên tắc thị trường
của nền thông qua cạnh tranh
kinh tế thị
trường Lợi ích KT – XH là động lực trực tiếp

Nhà nước có chức năng quản lý các quan hệ kinh tế

Là nền kinh tế mở

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường

Ưu thế Khuyến tật


• Luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho • Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng
các chủ thể; hoảng;
• Phát huy tốt mọi tiềm năng của mọi • Không thể tự khắc phục xu hướng
chủ thể, các vùng miền và lợi thế cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi
quốc gia trong quan hệ với thế giới; trường;
• Luôn tạo ra các phương thức để thỏa • Không tự khắc phục được hiện
mãn tối đa nhu cầu của con người, tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

-Do đó, kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của nhà nước

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

b. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường


1. Quy luật giá trị
• Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa.
• Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị là:
▪ Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí
lao động xã hội cần thiết.
▪ Yêu cầu của quy luật giá trị không phụ thuộc vào tính chất xã hội của quan hệ sản xuất.
Nó có tính “Độc lập” không phụ thuộc chế độ xã hội.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Quy luật giá trị

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Tác động của Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất
quy luật giá trị lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu,
người nghèo.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2. Quy luật cung cầu


• Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ cung và cầu hàng hóa trên thị trường.
• Quan hệ cung – cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả.

Cung > Cầu Giá cả < Giá trị

Cung < Cầu Giá cả > Giá trị

Cung = Cầu Giá cả = Giá trị

 GTHH = GCHH

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3. Quy luật lưu thông tiền tệ


• Ở mỗi thời kỳ, số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa được xác định theo quy luật lưu thông
tiền tệ.
• Công thức chung: M =
P.Q
• Nền KTTT phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến: M = [P.Q – (G1 + G2) + G3] : V
V
▪ M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông;
▪ P là mức giá cả;
▪ Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông;
▪ V là số vòng lưu thông của đồng tiền;
▪ G1 là tổng giá cả HH bán chịu; G2 là tổng giá cả HH khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả HH
đến kỳ thanh toán.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Lạm phát
• Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc cần thiết cho
lưu thông mà tiền giấy là đại biểu thì sẽ dẫn tới hiện tượng lạm phát.
• Biểu hiện của lạm phát là mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên và sự giảm giá liên
tục của tiền.
• Cách tính lạm phát bằng chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng:
Gp = [GPI – CPIo]/ CPIo
→ CPI - giá hàng tiêu dùng năm nghiên cứu;
CPIo - giá hàng tiêu dùng năm: trước năm nghiên cứu;
Gp - tỷ lệ lạm phát.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

• Lạm phát vừa phải: lạm phát dưới 10% 1 năm;


Phân loại lạm phát • Lạm phát phi mã: lạm phát 2 con số 1 năm;
• Siêu lạm phát: lạm phát 3(4) con số 1 năm.

• Cầu kéo: cầu tăng nhanh, sản xuất không tăng kịp;
• Chi phí đẩy: do tăng giá các sản phẩm đầu vào và
Nguyên nhân của
các sản phẩm sơ khai;
lạm phát • Lạm phát tiền tệ: khi nền kinh tế bùng nổ lượng tiền
đưa vào lưu thông nhiều gây ra lạm phát...

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

• Tác hại của lạm phát


▪ Đối với lạm phát không dự tính trước: Phân phối lại thu nhập và của cải; Làm cho nền kinh
tế khó hạch toán.
▪ Đối với lạm phát dự tính trước: không ai bị thiệt và không ai được lợi vì tiền lương và giá
cả tăng lên cùng một tốc độ.
• Khắc phục lạm phát
▪ Giảm lượng tiền trong lưu thông, bằng cách giảm chi tiêu, giảm lãi suất...

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

4. Quy luật cạnh tranh


• Là quy luật kinh tế điều tiết khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh vừa phải
hợp tác, vừa phải cạnh tranh, nhằm có được ưu thế để thu được lợi ích tối đa.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh giữa các ngành

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

4. Quy luật cạnh tranh

Tác động tích cực Tác động tiêu cực


• Thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển;
• Thúc đẩy nền kinh tế thị trường • Gây tổn hại đến môi trường
phát triển; kinh doanh;
• Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt • Gây lãng phí nguồn lực xã hội;
việc phân bổ nguồn lực; • Làm tổn hại phúc lợi xã hội.
• Thúc đẩy năng lực thỏa mãn
nhu cầu của xã hội.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.2.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT
KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí
1. Quy luật giá trị
lao động xã hội cần thiết.

2. Quy luật cung cầu Điều tiết quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường.

Ở mỗi thời kỳ, số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa
3. Quy luật lưu thông tiền tệ
được xác định theo quy luật lưu thông tiền tệ (M = P.Q / V).

4. Quy luật cạnh tranh Điều tiết khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các
chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động
bởi các quy luật kinh tế khách quan của thị trường.

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 7: Quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường là quy luật nào?
A. Quy luật cạnh tranh.
B. Quy luật cung cầu.
C. Quy luật giá trị.
D. Quy luật lưu thông tiền tệ.

V1.0070723 79 phenikaa-uni.edu.vn
2.3. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

CÁC CHỦ THỂ CHÍNH THAM GIA THỊ TRƯỜNG

2.3.1 Người sản xuất 2.3.2 Người tiêu dùng

2.3.3 Các chủ thể trung gian 2.3.4 Nhà nước

V1.0070723 phenikaa-uni.edu.vn
2.3.1. NGƯỜI SẢN XUẤT

• Là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội;
• Bao gồm: nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,…;
• Họ sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận.

Người sản xuất phải có trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại
đến sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

V1.0070723 81 phenikaa-uni.edu.vn
2.3.2. NGƯỜI TIÊU DÙNG

• Là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng;
• Là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất;
• Doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa là người mua cũng vừa là người bán.

Người tiêu dùng phải có trách đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

V1.0070723 82 phenikaa-uni.edu.vn
2.3.3. CÁC CHỦ THỂ TRUNG GIAN TRONG THỊ TRƯỜNG

• Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường (bao gồm: thương nhân, người môi giới,..).
• Họ có vai trò quan trọng để kết nối, trao đổi thông tin trong các quan hệ mua, bán.

Nhờ đó, nền kinh tế thị trường (trong nước và quốc tế) trở nên sôi động, linh hoạt hơn.

V1.0070723 83 phenikaa-uni.edu.vn
2.3.4. NHÀ NƯỚC

• Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các biện pháp để khắc phục những khuyết
tật của thị trường.
• Thực hiện thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy
sức sáng tạo của họ; không gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
• Sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho
nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động
của các chủ thể chịu sự tác động bởi các quy luật kinh tế; đồng thời chịu sự điều tiết,
can thiệp của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế.

V1.0070723 84 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 8: Nhà nước có vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường?
A. Ổn định nền kinh tế thị trường.
B. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
C. Định hướng phát triển nền kinh tế.
D. Giảm bớt sự bất bình đẳng trong nền kinh tế.

V1.0070723 85 phenikaa-uni.edu.vn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 9: Sinh viên có vai trò chủ yếu gì trong nền kinh tế thị trường?
A. Là cầu nối giữa người sản xuất với người kinh doanh.
B. Là những người chuyên hoạt động trên lĩnh vực lưu thông.
C. Là người quyết định hành vi mua sắm trên thị trường.
D. Là người quyết định giá cả của hàng hóa trên thị trường.

V1.0070723 86 phenikaa-uni.edu.vn
TỔNG KẾT

• Chương 2 gồm 3 nội dung chính: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.
• Học tập và nghiên cứu nội dung Chương 2, sinh viên có thể vận dụng linh hoạt vào các hoạt
động thực tiễn, nhất là khi tham gia vào nền kinh tế thị trường hiện nay.
• Nội dung lý luận của Chương 2 - Học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin có ý nghĩa to lớn cả về
mặt lý luận và thực tiễn.

V1.0070723 87 phenikaa-uni.edu.vn
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Thảo luận các nội dung đã học trong chương 2


• Sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa; Đặc trưng, ưu thế của nền sản
xuất hàng hóa;
• Hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa; Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
• Đóng vai:
▪ Người sản xuất;
▪ Người tiêu dùng;
▪ Các chủ thể trung gian trong thị trường;
▪ Nhà nước.
→ Làm rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm xã hội của mỗi chủ thể khi tham gia thị trường?
Lưu ý: Thảo luận theo từng nhóm sinh viên

V1.0070723 88 phenikaa-uni.edu.vn
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2

2. Câu hỏi ôn tập


1. Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Hàng hóa? Thuộc tính của hàng hóa? Tính chất
hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền?
2. Thị trường? Vai trò của thị trường? Các chức năng của thị trường? Ưu thế và khuyết tật của nền
kinh tế thị trường? Các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường?
3. Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường?

V1.0070723 89 phenikaa-uni.edu.vn

You might also like