You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN


ĐẾN TRẦM CẢM SAU SINH Ở BÀ MẸ ĐƯA CON ĐI TIÊM
CHỦNG TẠI CÁC TRẠM Y TẾ THUỘC QUÂN SƠN TRÀ

GVHD:

Lớp: NG19A1B
Sinh viên: TRẦN THỊ MỸ DUYÊN
HỒ THỊ KIM CHI
NGUYỄN THỊ CHÂU ANH
TRẦN THỊ DIỆU LY
NGUYỄN THỊ KIM THÙY
ĐỖ THỊ KIM THƯ

Đà Nẵng – Năm 2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................
DANH MỤC BẢN BIỂU ......................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................
1.1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………..
1.2. Mục tiêu……………………………………………
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………….
1.1. Khái niệm trầm cảm sau sinh………………………………………
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm……………………………
1.2.1. Lo âu trong khi mang thai……………………………………..
1.2.2. Giới tính của trẻ…………………………………………….
1.2.3. Yếu tố tâm lý xã hội……………………………………………
1.2.4. Lối sống……………………………………………………….
1.3. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm…………………………………
1.4. Điều trị…………………………………………………….
1.5. Biến chứng………………………………………….
1.6 Tư vấn người nhà và bà mẹ dự phòng trầm cảm sau sinh…….
1.7 Tầm quan trọng của việc xác định các yếu tố
liên quan đến trầm cảm sau sinh cho các bà mẹ. …………
1.8. Thống kê y học về trầm cảm sau sinh
1.8.1. Trên thế giới……………………………………………
1.8.2. Tại Việt Nam…………………………
1.8.3. Tại thành phố Đà Nẵng…………………………..
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………….
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………
2.2. Thiết kế nghiên cứu…………………………………….
2.3. Thời gian nghiên cứu……………….
2.4. Địa điểm nghiên cứu…………………………..
2.5. Cỡ mẫu của nghiên cứu…………………….
2.7.
2.8. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………….
2.9. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học y học…………………..
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ……………………………………………
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………….
3.2. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh của các bà mẹ
đưa con đi tiêm chủng tại các Trạm Y tế thuộc quận Sơn Trà……
3.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ…………..
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………..
Bảng 2: Đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh theo thang điểm EPDS……..
Bảng 3: Yếu tố thuộc quá trình mang thai và chuyển dạ
liên quan đến trầm cảm sau sinh……………………….
Bảng 4: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và đặc điểm của con
Bảng 5: Mối liên quan giữa sức khỏe mẹ sau sinh
với trầm cảm sau sinh của bà mẹ……………..
Bảng 6: Yếu tố gia đình liên quan đến trầm cảm sau sinh bà mẹ….

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Từ nguyên Nghĩa
PPD Trầm cảm sau sinh
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
EPDS Edinburgh Postnatal Depression Scale Thang điểm trầm cảm sau sinh
ở Edinburgh
TCSS Trầm cảm sau sinh

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài:


Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất
hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập
trung [1].
Trầm cảm sau sinh (PPD) hoặc rối loạn tâm trạng khi mang thai ảnh hưởng đến
10% đến 20% phụ nữ trong năm đầu tiên sau khi sinh và 25% sau năm đầu tiên [2].Theo
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 10-20% phụ nữ đang mang
thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là
trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này thường cao hơn nhiều, Nam Phi có tỷ lệ
mắc bệnh cao nhất (39,96%) [3]. Ở Việt Nam tỷ lệ hiện mắc trầm cảm trong dân số là
8,35%[4]. Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh
tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%, còn theo báo cáo mới hơn tại Bệnh
viện Từ Dũ con số này chỉ là 12,5% trong đó 5,3% trầm cảm thực sự [5]. Theo đánh giá
tâm lý trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở bà mẹ đang điều trị tại bệnh viện Nhi
tỉnh Nam Định là 34.2% [6]. Một số nghiên cứu về trầm cảm sau sinh, tập trung chủ yếu
ở Thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Một số khác thực hiện tại Hà Nội nhưng tập trung vào
bối cảnh xã hội, tín ngưỡng văn hóa, bạo lực và rối loạn tâm thần.
Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể
dẫn đến trầm cảm sau sinh nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể xác định
được.Cả hai yếu tố sinh học (giới tính và căng thẳng, hormone tuyến giáp) và các yếu tố
tâm lý xã hội đều tham gia vào sự phát triển của trầm cảm sau sinh. Tiền sử bệnh án cá
nhân về bệnh tâm thần, mức độ hỗ trợ xã hội thấp và bạo lực gia đình khi mang thai hoặc
sau khi sinh là những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh [7]. Rối loạn được quan
sát bao gồm trầm cảm trong khi mang thai trước hoặc thời kỳ sau khi sinh, khởi phát của
các triệu chứng khi mang thai là buồn bã, lo lắng, thường xuyên khóc, thay đổi tâm trạng,
khó chịu, cảm thấy choáng ngợp, thay đổi giấc ngủ, căng thẳng do sự vắng mặt của người
cha trong mang thai, ở lại một mình sau khi sinh con, và thiếu sự hỗ trợ của gia đình [8].
Các tình trạng khác liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như sinh non (trước 34 tuần tuổi)
hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, cũng có thể gây ra trầm cảm. Rối loạn này cũng có thể
xảy ra khi sau khi mang thai có liên quan đến tình trạng bất an, chẳng hạn như mang thai
ngoài ý muốn hoặc đang cân nhắc việc phá thai. Có thể nhận thấy rằng sau khi sinh con,
nội tiết tố (estrogen và progesterone) trong cơ thể bạn sẽ bị suy giảm đáng kể, dẫn đến
chứng trầm cảm sau sinh. Nghiêm trọng hơn, họ có thể có ý định tự tử, hủy hoại bản thân
và con cái. Thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp đau lòng xảy ra khi phụ nữ bị trầm cảm
sau sinh như trường hợp chị B.T.N, sinh năm 1984, ở Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang, từ
Hàn Quốc về để sinh con thứ 2. Sau sinh trở nên ít nói, hay ngồi thẫn thờ, thở dài... Vì
trầm cảm nên chị đã làm cháu gái đầu 6 tuổi đã tử vong, cháu thứ hai trong tình trạng tím
tái nguy kịch và chị đã tự cắt cổ tay trái, máu chảy lênh láng sàn nhà. Rất may đã cứu
được hai mẹ con ở Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
Thông thường, bệnh trầm cảm được chữa khỏi sau khi sinh nếu được điều trị. Trầm
cảm kéo dài có thể gây ra các biến chứng và làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng
của nó .Có bằng chứng cho thấy các biện pháp can thiệp trước và sau khi sinh đóng một
vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý ở phụ nữ mang thai..
Các can thiệp có thể được sử dụng để giảm mức độ nghiêm trọng của chứng lo âu và trầm
cảm sau sinh bao gồm tập thể dục, tư vấn tâm lý, các nhóm hỗ trợ xã hội và can thiệp
hành vi nhận thức khi tỉnh táo. Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng can thiệp hành vi
nhận thức làm giảm đáng kể điểm số của thang điểm trầm cảm sau sinh của bà mẹ và
giảm bớt trầm cảm. Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng tăng cường điều trị chăm
sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân với chứng trầm cảm sau sinh có thể làm giảm thang
điểm tự đánh giá trầm cảm và tự đánh giá lo lắng, cải thiện chất lượng cuộc sống của họ
sau khi sinh [9]
Chính vì những xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở bà mẹ đưa con đi tiêm
chủng tại các Trạm Y tế thuộc quận Sơn Trà”
1.2. Mục tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh của các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng tại
các Trạm Y tế thuộc quận Sơn Trà.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
• Khái niệm trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression) là tình trạng suy nhược cơ thể và suy
nghĩ luôn lo lắng, căng thẳng của các bà mẹ sau khi sinh. Đó là một căn bệnh nguy hiểm ,
nó không những ảnh hưởng đến người mẹ mà con nguy hiểm đến con và ảnh hưởng đến
mối quan hệ trong gia đình. trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ bà mẹ nào có thể
nhẹ , vừa hoặc nặng, có thể diễn ra một khoảng thời gian ngắn [48].
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm trong khi mang thai
bao gồm: Lo âu trong mang thai, giới tính thai nhi, bạo lực gia đình, tiền sử trầm cảm,
mối quan hệ hôn nhân và gia đình, stress trong mang thai và hỗ trợ xã hội,... [49]. Nhưng
mối quan hệ giữa một số yếu tố và PPD vẫn còn gây tranh cãi: Nguy cơ mắc PPD đối với
phụ nữ trên 25 tuổi cao hơn một chút so với phụ nữ dưới 25 tuổi, và có một sự nghiên
cứu theo dõi về bệnh nhân PPD cho thấy mẹ càng trẻ thì nguy cơ mắc PPD trong vòng 6
tháng sau sinh càng cao [50].
1.2.1. Lo âu trong khi mang thai
Mối liên quan giữa lo âu trong thời kỳ mang thai và mức độ trầm cảm đã được khẳng
định ở một số nghiên cứu trên thế giới [51]. Trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau,
với gần 60% số bệnh nhân trầm cảm điển hình có rối loạn lo âu. Theo một nghiên cứu
tổng quan hệ thống của Lancaster và cộng sự năm 2010 cho thấy thai phụ lo âu trong
mang thai thì nguy cơ bị trầm cảm trong khi mang thai cao hơn so với phụ nữ không lo
âu trong mang thai [52]. Khoảng 25% đến 50% phụ nữ mắc một số chứng rối loạn lo âu
cũng có biểu hiện của PPD hai tháng sau khi sinh con. Cứ ba phụ nữ thì có hai người bị
trầm cảm trong 7 tháng sau sinh đầu tiên mắc chứng rối loạn lo âu đi kèm [53].
1.2.2. Giới tính của trẻ
Sự ưa thích con trai được coi là một vấn đề phổ biến tại một số nước châu Á, đặc biệt
là ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nepal và Pakistan. Ở Việt
Nam, bố mẹ thường sống với con trai và gần như con trai phải kiếm tiền và nuôi dưỡng
cha mẹ khi tuổi già và nối dõi tông đường, trong khi đó con gái lớn đi lấy chồng và
thường sống ở nhà chồng. Hơn nữa, nhà nước ra chính sách sinh hai con cũng là yếu tố
gây áp lực lên phụ nữ trong việc sinh con trai và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe tâm thần của phụ nữ trong thời gian mang thai [54].
1.2.3. Yếu tố tâm lý xã hội
Người ta thường tin rằng tiền sử bệnh tâm thần trước khi mang thai, trầm cảm trước
khi sinh và các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống có liên quan chặt chẽ đến PPD, và trầm
cảm trước khi sinh là một yếu tố dự báo chính xác về PPD. Mối quan hệ này đòi hỏi sự
xem xét toàn diện về cường độ và mức độ nghiêm trọng của sự kiện. Khi các sự kiện tiêu
cực trong cuộc sống trở thành tác nhân gây căng thẳng cho phụ nữ mang thai có thể gây
ra PPD, nhưng các sự kiện tiêu cực bình thường hàng ngày sẽ không xảy ra. Những phụ
nữ mang thai trải qua một số biến cố nhất định trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như
áp lực công việc, thất bại trong hôn nhân, thất nghiệp, người thân qua đời hoặc mắc bệnh
hiểm nghèo, sẽ dễ gây ra cảm xúc tiêu cực rõ ràng và lâu dài. Nếu cảm xúc tiêu cực này
không thể giải tỏa kịp thời bệnh trầm cảm có thể xảy ra [55].
Ngoài ra, một hệ thống hỗ trợ xã hội tốt luôn được coi là liều thuốc chống trầm cảm sau
sinh, có thể được sử dụng như một yếu tố bảo vệ để thúc đẩy sự ổn định cảm xúc của
người mẹ. Hỗ trợ xã hội có tác động tích cực rõ ràng. Hỗ trợ xã hội ở mức độ thấp sẽ làm
tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Vì vậy, mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý xã hội và
PPD, cần phải đi sâu vào tâm lý của ba mẹ để từ đó đưa ra các chiến lược can thiệp chính
xác và hiệu quả hơn [56].
1.2.4. Lối sống
Thói quen ăn uống, chu kỳ giấc ngủ, các hoạt động thể chất và tập thể dục có thể ảnh
hưởng đến chứng trầm cảm sau sinh. Vitamin B6 được biết là có liên quan đến chứng
trầm cảm sau sinh thông qua việc chuyển đổi nó thành tryptophan và sau đó là serotonin,
đến lượt nó, ảnh hưởng đến tâm trạng. Chu kỳ giấc ngủ là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Rõ ràng là giảm ngủ có liên quan đến chứng
trầm cảm sau sinh. Hoạt động thể chất và tập thể dục làm giảm các triệu chứng trầm cảm.
Tập thể dục làm giảm lòng tự trọng do trầm cảm gây ra. Tập thể dục làm tăng endorphin
nội sinh và opioid mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe tinh thần. Điều này cũng giúp
cải thiện sự tự tin và tăng khả năng giải quyết vấn đề cũng như giúp họ tập trung vào môi
trường xung quanh [57].

1.3. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm


Công cụ chẩn đoán trầm cảm sau sinh hiện nay có rất nhiều, chủ yếu là phỏng vấn
bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Một số nghiên cứu khuyến cáo đo nồng độ cortisol
nhưng đến nay chưa thấy ứng dụng rộng rãi [58].
– Có ít nhất 5 dấu hiệu sau đây, kéo dài suốt 2 tuần hoặc có sự thay đổi cảm xúc. Được
gọi là “có” khi có dấu hiệu giảm hay mất hứng thú (lưu ý các tình trạng bệnh lý đi kèm để
đánh giá triệu chứng chính xác).
Luôn tự cảm thấy buồn bã, gần như buồn mỗi ngày, biểu hiện như cảm giác trống
rỗng, tuyệt vọng hay người khác nhận thấy như vậy.
Giảm hứng thú với các hoạt động thường nhật, gần như ngày nào cũng vậy (tự nhận
xét hay người khác nhận thấy vậy).
1.4. Điều trị
Để điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả, cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp khác
nhau như: sử dụng thuốc chống trầm cảm, tư vấn tâm tâm lý từ bác sĩ chuyên khoa và sự
hỗ trợ từ gia đình [59].
- Điều trị bằng thuốc:
Để khắc phục và điều trị hiệu quả chứng trầm cảm sau sinh, điều quan trọng là phải
chẩn đoán chính xác dựa trên các triệu chứng của bạn và phương pháp chẩn đoán mà bác
sĩ khuyến nghị. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc an thần, chống trầm cảm để điều trị phù
hợp dựa trên tình trạng bệnh.
Sau một đợt dùng thuốc thường kéo dài từ 3 - 4 tuần, tình trạng trầm cảm sau sinh sẽ
được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô
miệng và buồn ngủ. Hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải trong quá
trình theo dõi [60].
Đối với những bà mẹ điều trị trầm cảm khi cho con bú: cần cân nhắc việc thuốc qua
sữa mẹ và gây ảnh hưởng lên trẻ. Nồng độ thuốc trong sữa, trong huyết thanh của trẻ có
thể không tương đồng với mức độ ảnh hưởng. Vì vậy, nếu bắt đầu chỉ định thuốc chống
trầm cảm cần sử dụng liều thấp, điều chỉnh liều cần phải đánh giá những tác động có thể
có lên trẻ bú mẹ như trẻ tăng cân chậm, cáu gắt, dễ kích thích…Có thể chọn cách cho trẻ
bú cách xa giờ đạt lưu lượng đỉnh của thuốc, giảm liều, đổi thuốc hoặc bú sữa công thức.
Sertraline được xem là lựa chọn đầu tay trong điều trị trầm cảm ở những bà mẹ cho con
bú do ít tác động lên trẻ [61]. Lựa chọn thứ hai là Paroxetine hoặc nortriptyline trong
trường hợp không dung nạp hay không đáp ứng với sertraline [62].
Liệu pháp kết hợp: xoa bóp, tập thể dục, điều trị mất ngủ. Một số nghiên cứu đã kết
luận về vai trò của estrogen trong điều trị trầm cảm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có
khuyến cáo về việc sử dụng nó. So với giả dược, bổ sung Omega 3 không cải thiện hoàn
toàn các triệu chứng, vì vậy nó không được khuyến khích.
1.5. Biến chứng
Trầm cảm kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người mẹ. Trong một số
trường hợp, nó cũng sẽ có những hành vi hung hăng không kiểm soát được đối với những
người xung quanh [63].
Gây mất sữa, tăng nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa và tim mạch.
Không quan tâm đến trẻ em, thậm chí ngược đãi, bỏ mặc, có suy nghĩ, hành vi giết trẻ
em. Trong một số trường hợp, cũng có thể tự tử và giết các thành viên trong gia đình.
Trẻ nhỏ có mẹ bị trầm cảm cũng phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng như
chỉ số thông minh thấp, khả năng học tập giảm sút, khó khăn trong quá trình học tập,
hành vi cảm xúc bất thường, khó khăn trong các hoạt động xã hội, các mối quan hệ xã
hội, nguy cơ tự kỷ, tự ti, thụ động, dễ bị lo lắng và sợ hãi [64].
1.6 Tư vấn người nhà và bà mẹ dự phòng trầm cảm sau sinh.
Có một số giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng ngừa trầm cảm sau sinh như:
- Động viên, gần gũi và chia sẻ với người mẹ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau
sinh.
- Hướng dẫn người mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Trẻ nhỏ có mẹ bị trầm cảm cũng phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng
như chỉ số thông minh thấp, khả năng học tập giảm sút, khó khăn trong quá trình học tập,
hành vi cảm xúc bất thường, khó khăn trong các hoạt động xã hội, các mối quan hệ xã
hội, nguy cơ tự kỷ, tự ti, thụ động, dễ bị lo lắng và sợ hãi [64].
- Dùng progresterone cho sản phụ sau sinh [65].
- Kiểm tra sớm sức khỏe sau sinh nhằm sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm
sau sinh. Việc phát hiện sớm giúp điều trị sớm cho kết quả tốt hơn [72].
- Lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày,
được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu [73].
- Không tự gây áp lực cho bản thân về tất cả mọi thứ, cần suy nghĩ thoải mái, chia sẻ
với gia đình, người thân bạn bè. Cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết
bạn cần sự giúp đỡ. Yêu cầu họ giúp đỡ trong vấn đề chăm trẻ, tâm sự với mẹ chồng hoặc
mẹ để về cách chăm trẻ. Nếu có vấn đề gì cần được giải tỏa bởi bạn bè, người thân [74].
1.7 Tầm quan trọng của việc xác định các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh
cho các bà mẹ.
Việc xác định các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh cho các bà mẹ có vai trò rất
quan trọng. Để có thể phát hiện sớm và điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết
quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp mẹ sau
sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất.

1.8. Thống kê y học về trầm cảm sau sinh


1.8.1. Trên thế giới
Trầm cảm gặp tương đối phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một rối
loạn tâm thần nghiêm trọng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng (cả về mặt lâm sàng và thực
nghiệm) và được chẩn đoán thiếu chặt chẽ [66]. Thang điểm EPDS được sử dụng để đánh
giá chứng trầm cảm. Vào cuối thai kỳ, mức độ trầm cảm cao hơn đáng kể ở nhóm phụ nữ
hoạt động thể chất. Trước dự án, mức độ rối loạn trầm cảm trung bình ở nhóm chứng là
7,7 (± 5,0) và ở nhóm can thiệp là 7,6 (± 5,3). Vào cuối thai kỳ, nhóm đối chứng giảm
mức độ trầm cảm (7,2 ± 5,0) và nhóm phụ nữ năng động tăng 8,0 ± 4,9. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm sau sáu tháng sau khi sinh (Gr: 6,6 ± 4,7;
Exp. Gr: 6,8 ± 4,8) [67]. Aguilar-Cordero và cộng sự đã kiểm tra ảnh hưởng của hoạt
động thể chất trong môi trường nước đối với việc ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.
Phụ nữ mang thai từ 20 đến 37 tuần tham gia tập luyện dưới nước ba lần một tuần theo
phương pháp SWEP. Thang điểm EPDS kiểm tra mức độ trầm cảm trong khoảng thời
gian từ 4 đến 6 tuần của thời kỳ sau sinh. Sau khi kết thúc chu kỳ, mức độ trầm cảm thấp
hơn có ý nghĩa thống kê được quan sát thấy ở nhóm phụ nữ hoạt động thể chất (Exp. Gr.
= 6,41 ± 3,68; Con. Gr. = 10,17 ± 2,38) [68].

1.8.2. Tại Việt Nam


Ở Việt Nam, các nghiên cứu về TCSS được tiến hành chủ yếu tại một số bệnh viện
phụ sản, ít nghiên cứu thực hiện ở cộng đồng. Thang sử dụng để đo trầm cảm là thang
EPDS, với tỷ lệ TCSS dao động từ 11,6% đến 33% và 21 chủ yếu sử dụng thiết kế nghiên
cứu mô tả cắt ngang [69]. Cụ thể: nghiên cứu của Trần Thơ Nhị thực hiện cho tỷ lệ trầm
cảm trong khi mang thai là 5% và trầm cảm sau sinh là 8,2%. Tỷ lệ mới mắc trầm cảm
sau sinh là 6,5%. Các triệu chứng đặc trưng và phổ biến của trầm cảm trong khi mang
thai và sau sinh lần lượt bao gồm: phụ nữ cảm thấy buồn chán/trầm uất, rầu rĩ (18,8% và
19,1%); khó có hứng thú trong các hoạt động hàng ngày (18,4% và 13,0%); thấy dễ dàng
bị mệt mỏi (58,7% và 22,9%); cảm giác trách bản thân không lý do (20,4% và 28,7%);
rối loạn giấc ngủ (32,8% và 38,2%). Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các dấu hiệu trầm
cảm mà phụ nữ đã trải qua bao gồm: suy nhược cơ thể, sự lo lắng thái quá về một sự việc,
hoảng hốt, căng thẳng rối loạn giấc ngủ, suy nghĩ tiêu cực [70]. Một nghiên cứu khác
điều tra trên 1.000 phụ nữ sau sinh đã thu được kết quả: tỷ lệ trầm cảm sau sinh của sản
phụ sau sinh năm 2019 tại Hải Phòng là 14,3%, các yếu tố nguy cơ liên quan dẫn đến
trầm cảm sau sinh là: tình trạng trẻ khóc đêm, giới tính của trẻ không như ý, có bệnh lý
sau sinh, thai nghén lần này có nguy cơ cao, thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp; và một
số các yếu tố được xác định không liên quan đến trầm cảm sau sinh ở đối tượng nhiên
cứu: tuổi của mẹ, số lần sinh, số con, cách sinh và tình trạng con bú [71].
1.8.3. Tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền trung :(tìm tài liệu)
Chưa có thống kê thực trạng trầm cảm sau sinh tại Đà Nẵng.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Chọn ngẫu nhiên các bà mẹ có con dưới 1 tuổi đưa con đến tiêm
chủng tại các Trạm y tế thuộc quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng.
- Tiêu chí lựa chọn: Đã sinh con, các bà mẹ đồng ý tham gia vào nghiên cứu, không
mắc các bệnh về tâm thần.
- Tiêu chí loại trừ:
CÁC BÀ MẸ BỊ TÂM THẦN THÌ SAO?
- Tất cả mọi người đều tham gia nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3. Thời gian nghiên cứu
-Từ 01/2022 đến 05/2022.
2.4. Địa điểm nghiên cứu
- Các Trạm Y tế thuộc quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng.
2.5. Cỡ mẫu của nghiên cứu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính một
tỷ lệ trong quần thể theo công thức sau: [10]
n=

Trong đó:
- n: là cỡ mẫu tối thiểu.
- Z: là hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất là ..
- d: Độ chính xác tuyết đối mong muốn.
- p là tỷ lệ bà mẹ bà mẹ bị trầm cảm sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định trong
nghiên cứu của Đỗ Văn Tâm và các cộng sự năm 2020. Tỷ lệ bà mẹ trầm cảm của nghiên
cứu là xx [11]
Thay các giá trị vào công thức trên ta tính được n=168
2.6. Phương pháp chọn mẫu:
Bước 1: Chọn mẫu:
- Chọn mẫu thuận tiện. Lấy ngẫu nhiên các bà mẹ có con dưới 1 tuổi đưa con đến tiêm
chủng tại các Trạm y tế thuộc quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng.
Bước 2: Quy trình lấy mẫu:
- Sử dụng bộ câu hỏi ……
2.7.Chỉ số và biến nghiên cứu:

Để đạt được biến nghiên cứu 1: xác định tỷ lệ bà mẹ trầm cảm sau sinh
- Biến độc lập là: đặc điểm tuổi, có con đầu lòng lúc nào, số đứa con, học vấn, hôn nhân.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu 2: các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh
- Biến phụ thuộc là: Yếu tố thuộc quá trình mang thai và chuyển dạ, đặc điểm của con,
sức khỏe mẹ sau sinh, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội.
2.7.1. Chỉ số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi: tính theo năm dương lịch năm điều tra

2.7.2. Nhóm chỉ số các yếu tố ảnh hưởng:


- Tăng huyết áp, t
2.8. Phương pháp thu thập số liệu:
- Theo phương pháp thống kê y học: phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi được soạn
sẵn.(tên bộ câu hỏi)
2.9. Phương pháp xử lý số liệu:
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học y học:
- Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc. Khi được sự đồng ý của
đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu mới được đưa đối tượng vào mẫu nghiên cứu.
Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích nâng cao sức
khoẻ, hạn chế sự xuất hiện và tiến triển của bệnh cho cộng đồng.
- Thành thật với kiến thức của bản thân: không nên gian lận trong nghiên cứu, không
làm giả số liệu, không thay đổi dữ liệu,..
- Sự cẩn thận, thận trọng: không làm qua loa, đại khái cho có.
- Suy xét kĩ trước khi thực hiện: có lợi, có hại gì không? Thời gian, thời điểm nào tốt
nhất, tiết kiệm, nếu làm thì được gì và không được gì…
- Trách nhiệm trong việc mình được giao hay đảm nhận.
- Luôn theo sát công việc.
- Tích cực tham gia, hỗ trợ mọi người lẫn nhau.
- Luôn luôn trau dồi, phát triển và sáng tạo.
- Thành thật nhận sai khi có lỗi hay phạm sai lầm; kiên quyến đứng lên chống lại kẻ
xấu, điều không phải hay dám nói lên suy nghĩ của mình.
- Công bằng trong nghiên cứu cũng như trong công việc.
- Hành vi, việc làm phải đúng với nguyên tắc, qui định, pháp lí, pháp luật.

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ


- Mục tiêu 1: Khảo sát tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh của các bà mẹ đưa con đi tiêm
chủng tại các Trạm Y tế thuộc quận Sơn Trà.

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.


Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Tuổi 18 - 30 tuổi
30 – 40 tuổi
>40 tuổi
Có con đầu lòng lúc <30 tuổi
>30 tuổi
Số con 1 đứa con
2 đứa con
>2 đứa con
Giáo dục Mù chữ, cấp 1
Cấp 2, cấp 3
Đại học, sau đại học
Hôn nhân Đã kết hôn
Chưa kết hôn
Góa
Ly dị

3.2. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh của các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng tại các Trạm Y tế
thuộc quận Sơn Trà.

Bảng 2: Đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh theo thang điểm EPDS
Điểm đánh giá theo thang điểm EPDS Tần số Tỷ lệ%
13 điểm
<13 điểm

- Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ
3.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ.
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ%
1. Mang thai theo kế hoạch Theo kế hoạch
hay ngoài ý muốn? Ngoài ý muốn
2. Có gặp các vấn đề lo âu Có
trong thai kì không? Không
3. Sinh con non hay đủ tháng? Sinh non
Sinh đủ tháng
4. Sinh mổ hay sinh thường? Sinh thường
Sinh khó

Bảng 3: Yếu tố thuộc quá trình mang thai và chuyển dạ liên quan đến trầm cảm sau sinh.

Bảng 4: Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và đặc điểm của con.

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %


1. Hài lòng về giới tính của trẻ Hài lòng
hay không? Không hài lòng
2. Trẻ có bú sữa mẹ hay không? Có
Không
3. Trẻ có mắc các bệnh bẩm Có
sinh hay không ? Không
4. Trẻ có thường xuyên bị bệnh Thường xuyên
không? Không thường
xuyên
5. Mức độ trẻ quấy khóc ban Thường xuyên
đêm? Không thường
xuyên

Bảng 5: Mối liên quan giữa sức khỏe mẹ sau sinh với trầm cảm sau sinh của bà mẹ.

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ


1. Có tiền sử trầm cảm trước hay Có
không? Không
2. Mẹ có đủ sữa cho trẻ bú hay Có
không? Không
3. Mẹ có lo lắng vì cân nặng, vòng Có
bụng sau sinh không? Không

4. Tình trạng ăn uống của mẹ sau Ăn rất ít, không


sinh như thế nào? muốn ăn
Ăn nhiều
5. Sức khỏe của mẹ so với trước Tệ hơn trước
khi mang thai, sinh con? Như trước/tốt hơn
6. Các hoạt động sinh hoạt hằng Bị hạn chế hơn
ngày. trước khi sinh
Ít hoặc không bị
hạn chế

Bảng 6: Yếu tố gia đình liên quan đến trầm cảm sau sinh bà mẹ.

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %


1. Mức thu nhập bình quân hàng <5 triệu
tháng của gia đình là bao nhiêu? 5 – 10 triệu
>10 triệu
2. Có làm việc nhà quá mức, không Có
được nghỉ ngơi hợp lý hay không? Không
3. Có chịu những áp lực, căng thẳng, Có
biến cố tâm lý sau sinh không? Không
4. Mức độ quan tâm của chồng đối Quan tâm nhiều
với bà mẹ. Ít/ Không quan tâm
5. Gia đình chồng có quan tâm chăm Có
sóc bà mẹ không? Không
6. Chồng có yêu thương chăm sóc trẻ Có
hay không? Không
7. Gia đình chồng có yêu thương Có
chăm sóc trẻ không? Không

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


STT NỘI DUNG THỜI GIAN
1 THU THẬP TÀI LIỆU 11/2021- 12/2021
2 VIẾT ĐỀ CƯƠNG 12/2022-1/2022
3 THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG 1/2022-2/2022
4 THU THẬP SỐ LIỆU 2/2022-3/2022
5 XỬ LÝ SỐ LIỆU 3/2022-4/2022
6 VIẾT BÁO CÁO 4/2022-5/2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1] Trần Xuân, T. (2018). Nghiên cứu lựa chọn các loài thực vật làm giảm thiểu ô nhiễm
nước tại khu vực Hà Nội.
https://sdh.hmu.edu.vn/images/TRANTHONHI-LAytcc33.pdf
[4] LÂM VĂN, T. H. À. N. H. (2019). ĐặC ĐIểM LÂM SàNG TRầM CảM ở ĐốI
TƯợNG GIáM ĐịNH PHáP Y TÂM THầN (Doctoral dissertation, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y HÀ NỘI).
http://103.254.16.35/handle/hmu/1532
[5] ThS.BS. NGUYỄN TRƯƠNG MINH THẾ, 2019. Điều trị trầm cảm sau sinh.
[online] Suckhoedoisong.vn. Available at: <https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-tram-cam-
sau-sinh-169133671.html> [Accessed 15 December 2021].
[6] Tài liệu miễn phí, 2019. Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở bà mẹ có con
dưới 6 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.pdf. [online]
tailieumienphi.vn. Available at: <https://www.tailieumienphi.vn/doc/tram-cam-sau-sinh-
va-cac-yeu-to-lien-quan-o-ba-me-co-con-duoi-6-thang-tuoi-dang--yfsduq.html>
[Accessed 15 December 2021].
Tài liệu Tiếng Anh
[2] Falana SD, Carrington JM. Postpartum Depression: Are You Listening? Nurs Clin
North Am. 2019 Dec;54(4):561-567. doi: 10.1016/j.cnur.2019.07.006. Epub 2019 Oct 10.
PMID: 31703781.
https://www.sciencedirect.com/sdfe/pdf/download/eid/1-s2.0-S0029646519300520/first-
page-pdf
[3] Wang, Z., Liu, J., Shuai, H. et al. Mapping global prevalence of depression among
postpartum women. Transl Psychiatry 11, 543 (2021). https://doi.org/10.1038/s41398-
021-01663-6
[7]Šebela A, Hanka J, Mohr P. Etiology, risk factors, and methods of postpartum
depression prevention. Ceska Gynekol. 2018 Winter;83(6):468-473. English. PMID:
30848154.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30848154/
[8] Ceriani Cernadas JM. Postpartum depression: Risks and early detection. Arch Argent
Pediatr. 2020 Jun;118(3):154-155. English, Spanish. doi: 10.5546/aap.2020.eng.154.
PMID: 32470247.
https://www.sap.org.ar/docs/publicaciones/archivosarg/2020/v118n3a01e.pdf
[9] Liu H, Yang Y. Effects of a psychological nursing intervention on prevention of
anxiety and depression in the postpartum period: a randomized controlled trial. Ann Gen
Psychiatry. 2021 Jan 4;20(1):2. doi: 10.1186/s12991-020-00320-4. PMID: 33397393;
PMCID: PMC7783989.
https://annals-general-psychiatry.biomedcentral.com/track/pdf/10.1186/s12991-020-
00320-4.pdf

[10] Chủ biên: GS.TS.Hoàng Văn Minh Trường Đại học Y tế công cộng, GS.TS. Lưu
Ngọc Hoạt Trường Đại học Y Hà Nội.
http://cphs.huph.edu.vn/uploads/tintuc/2020/Phuongphapchonmauvatinhtoancomau.pdf?
fbclid=IwAR2pqjbwpH_Knre2gcKqhiSpS4wwkGlfE0ZPVZIY3U-
B5OO7R3tX9ZwvGWw
[11] BSCKII Đỗ Văn Tâm, BSCKI Trương Thái Tân1, CNHS Nguyễn Thị Hoà
Hưng,Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3A_Oz0uloAfIAJ%3Ahttps
%3A%2F%2Fsyt.binhdinh.gov.vn%2Findex.php%2Fvi%2Fnews%2Fnghien-cuu-khoa-
hoc%2Fkhao-sat-ty-le-va-yeu-to-lien-quan-tram-cam-sau-sinh-o-cac-ba-me-den-sinh-tai-
benh-vien-da-khoa-tinh-b
[48] Dược sĩ Lưu Anh (2017), trầm cảm sau sinh, 04/07/2017.
https://daihocduochanoi.com/tram-cam-sau-sinh
[49] ,[51], [59] Luận án Tiến sĩ Y học, 1/12/2020.
https://tailieumienphi.vn/doc/tom-tat-luan-an-tien-si-y-hoc-thuc-trang-tram-cam-va-
hanh-vi-tim-kiem-ho-tro-o-p-zudeuq.html
[53] Acta Clin Croat. 2018 Tháng 3; 57 (1): 39-51. doi: 10.20471 / acc.2017.56.04.05.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6400346/pdf/acc-57-39.pdf
Sandra Nakić Radoš 1, Meri Tadinac 2, Radoslav Herman
[50],[55], [56] Zhong Nan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban. 2020 ngày 28 tháng 4; 45 (4):
456-461. Meili Xiao, Jingqiang Zhang
http://xbyxb.csu.edu.cn/xbwk/fileup/PDF/202004456.pdf
[52], [54], [65] ,[69],[70] Trần Thơ Nhị, giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, 2018.
https://sdh.hmu.edu.vn/images/TRANTHONHI-LAytcc33.pdf
[57] Ghaedrahmati M, Kazemi A, Kheirabadi G, Ebrahimi A, Bahrami M. Các yếu tố
nguy cơ trầm cảm sau sinh: Một đánh giá tường thuật. J Giáo dục Sức khỏe Quảng cáo.
Năm 2017; 6 giờ 60
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5561681/pdf/JEHP-6-60.pdf
[58], [62] Lê Tiểu My, Bệnh viện Mỹ Đức
https://hosrem.org.vn/public/frontend/upload/YHSS_44/12.pdf
[60] Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả với những cách sau |
MedlatecNgày khai thác: 6/12/2021
https://medlatec.vn/tin-tuc/dieu-tri-va-phong-tranh-tram-cam-sau-sinh-hieu-qua-voi-
nhung-cach-sau-s65-n22949
[61] Ảnh hưởng và điều trị trầm cảm sau sinh
http://san43nguyenkhang.vn/anh-huong-va-dieu-tri-tram-cam-sau-sinh.html
[63], [64] Phân biệt bệnh tâm thần và chậm phát triển trí tuệ | Vinmec Ngày khai thác:
4/11/2021
https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/phan-biet-benh-
tam-va-cham-phat-trien-tri-tue/?link_type=related_posts
[66] . Jennifer L. Payne Jamie Maguire . tháng 1 năm 2019 , Trang 165-180.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0091302218300748?via
%3DihubTập 52

[71] http://trungtamytehaian.vn/ttttgdsk/1297/31369/56981/341331/Nghien-cuu-khoa-
hoc/NGHIEM-THU-DE-TAI-NGHIEN-CUU-KHOA-HOC-CAP-THANH-PHO-VE-
TRAM-CAM-SAU-SINH.aspx
Ngày khai thác 6/12/2021
[67] Daley, A. .; Riaz, M.; Lewis, S.; Aveyard, P.; Coleman, T.; Manyonda,; Tây, R.;
Lewis, B.; Marcus, B.; Taylor, A. .; et al. Hoạt động thể chất đối với chứng trầm cảm
trước sinh và sau khi sinh ở phụ nữ cố gắng bỏ hút thuốc: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối
chứng. BMC Mang thai Sinh con 2018 , 18 , 156
https://link.springer.com/content/pdf/10.1186/s12884-018-1784-3.pdf
[68] Aguilar-Cordero, MJ; Sánchez-García, JC; Rodriguez-Blanque, R .; Sánchez-López,
AM; Mur-Villar, N. Hoạt động thể chất vừa phải trong môi trường nước khi mang thai
(nghiên cứu SWEP) và ảnh hưởng của nó trong việc ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Bác
sĩ tâm thần. Điều dưỡng viên PGS.TS. 2019 , 25 , 112–121.
https://www.researchgate.net/profile/Juan-Carlos-Garcia-5/publication/
323481184_Moderate_Physical_Activity_in_an_Aquatic_Environment_During_Pregnan
cy_SWEP_Study_and_Its_Influence_in_Preventing_Postpartum_Depression/links/
5b76e20092851c1e1218c13a/Moderate-Physical-Activity-in-an-Aquatic-Environment-
During-Pregnancy-SWEP-Study-and-Its-Influence-in-Preventing-Postpartum-
Depression.pdf
[72,[73],[74] Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh
viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-
san/co-phong-ngua-tram-cam-sau-sinh/

You might also like