You are on page 1of 4

TRẮC NGHIỆM + BÀI TẬP CHƯƠNG 6

I. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây có thể thay thế thủ tục chứng kiến kiểm kê
hàng tồn kho vào ngày kết thúc niên độ kế toán
A. Gửi thư xác nhận đối với hàng tồn kho của doanh nghiệp gửi tại kho của
đơn vị khác.
B. Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho vào ngày sau kết thúc niên độ và cộng
(trừ) hàng tồn kho bán (mua) từ ngày kết thúc niên độ đến ngày kiểm kê.
C. Thu thập biên bản kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị tại ngày kết thúc niên
độ kế toán trong trường hợp hàng tồn kho không trọng yếu và hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị là hữu hiệu.
D. Tất cả đều đúng.
2. Thủ tục nào sau đây kiểm toán viên ít sử dụng để phát hiện hàng tồn kho
chậm luân chuyển
A. Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho.
B. Kiểm tra sổ chi tiết hàng tồn kho.
C. Phỏng vấn nhân viên bán hàng.
D. Kiểm tra số vòng quay hàng tồn kho.
3. Kết quả kiểm kê hàng tồn kho cho thấy số lượng kiểm kê thấp hơn so với số
lượng trên sổ sách kế toán. Chênh lệch này có thể là do:
A. Doanh thu bán hàng chưa ghi nhận.
B. Hàng gửi tại kho của khách hàng.
C. Hàng tồn kho mua vào chưa nhập liệu vào sổ sách kế toán.
D. Khoản chiết khấu đối với hàng mua.
4. Thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán viên dự đoán được khả năng sai sót và
xem xét xu hướng biến động của hàng tồn kho. Thủ tục phân tích nào sau đây
không thỏa mãn mục tiêu của kiểm toán viên?
A. Ước tính doanh thu bán hàng của hàng tồn kho.
B. Tính số vòng quay hàng tồn kho.
C. So sánh phần trăm biến động giữa số dư hàng tồn kho với doanh thu bán
hàng.
D. Tất cả các thủ tục trên.
5. Đối chiếu phát sinh tăng số lượng hàng tồn kho trên báo cáo nhận hàng tồn
kho với đơn đặt hàng cung cấp bằng chứng về:

1
A. Tất cả các nghiệp vụ mua hàng đều được ghi nhận đầy đủ.
B. Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận là hàng hoá đã nhận được và đơn đặt
hàng đã được xét duyệt.
C. Tất cả các hoá đơn của nhà cung cấp chấp nhận là đã mua và được thanh
toán.
D. Hàng tồn kho không khai báo đúng.

II. Bài tập


Bài tập 1: Thời điểm ghi nhận tăng/giảm hàng tồn kho

Có một số tình huống sau về hàng tồn kho tại Công ty Thiên Hùng (TPHCM)
vào thời điểm 31.12.X:

a. Một lô hàng trị giá 250 triệu nhận vào ngày 3.1.X+1, hóa đơn ghi ngày
5.1.X+1, hàng được gửi đi ngày 29.12.20X+1, hàng mua theo giá FOB
Singapore.
b. Một số hàng hóa trị giá 1.200 triệu nhận được ngày 28.12.X nhưng chưa
nhận được hóa đơn. Kiểm toán viên thấy trong hồ sơ số hàng này có ghi chú:
hàng ký gửi.
c. Một kiện hàng trị giá 560 triệu tìm thấy ở bộ phận gửi hàng khi kiểm kê.
Kiểm toán viên kiểm tra hồ sơ thấy đơn đặt hàng ngày 18.12.X nhưng hàng
được gửi đi và hóa đơn được lập ngày 10.1.X+1.
d. Một lô hàng nhập khẩu, nhận ngày 6.1.X+1 trị giá 720 triệu được ghi trong
Nhật ký mua hàng ngày 7.1.X+1. Hóa đơn cho thấy hàng được giao tại kho
người bán ngày 31.12.X theo giá EXW. Vào thời điểm kiểm kê (31.12.X) hàng
chưa nhận được nên không nằm trong biên bản kiểm kê.
Yêu cầu:
Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên, số hàng hóa đó có phải là hàng tồn
kho của đơn vị không? Giải thích?
Bài tập 2
Trong quá trình lập Báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31.12.20x7,
kế toán gặp những tình huống liên quan đến việc lập dự phòng sau đây. Bạn
hãy tính mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
a. Các hàng hóa có giá gốc khác biệt với giá trị thuần bao gồm: (đơn vị triệu
đồng)

2
Tên Giá gốc Giá trị thuần Giá thấp
hàng có thể thực hơn
hiện
M-1023 320 280 280
X-1241 580 600 580
X-1354 260 340 260
L-7654 740 660 660
Cộng 1.900 1.880 1780

b. Mặt hàng A-1992, công ty mua ngày 4.11.20x7 với giá gốc 180.000
đồng/kg để cung cấp cho một khách hàng với giá cố định là 200.000 đồng/kg,
hợp đồng không có quyền hủy ngang. Số lượng theo hợp đồng là 100 tấn. Đến
ngày 31.12.20x7, mặt hàng này còn tồn 120 tấn. Giá có thể bán được của mặt
hàng này trên thị trường (sau khi trừ đi các chi phí để bán) là 160.000 đồng/kg.
c. Mặt hàng C-012 có giá gốc là 800 triệu đồng, giá trị thuần có thể thực hiện
vào ngày 31.12.20x7 là 720 triệu đồng. Ngày 3.2.20x8, trong khi doanh nghiệp
chưa hoàn thành Báo cáo tài chính thì lô hàng này được bán với giá 680 triệu
đồng.
d. Nguyên liệu M-032 có giá gốc là 250 triệu, giá trị thuần có thể thực hiện là
180 triệu đồng. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm K, chi phí ước
tính để chế biến là 60 triệu đồng, giá bán của sản phẩm K là 410 triệu đồng.
Bài tập 3:

Trong quá trình kiểm tra về hàng tồn kho và các khoản mục liên quan của
Công ty điện tử Tân Phú, một nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử
dân dụng, kiểm toán viên ghi nhận những tình huống sau:
a. Trong lúc chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên ghi nhận có ba xe tải chứa
đầy sản phẩm đã được bốc xếp xong chuẩn bị chở đi giao hàng. Kiểm toán
viên tìm hiểu và biết số hàng này không được tính vào hàng tồn kho của công
ty.
b. Cũng trong quá trình kiểm kê, kiểm toán viên ghi nhận một số khá lớn sản
phẩm mà bao bì đã cũ và phủ đầy bụi bặm. Khi được phỏng vấn, giám đốc nhà
máy cho biết các sản phẩm này chắc chắn bán được, chỉ cần giảm giá một ít
mà thôi.
c. Qua trao đổi với Giám đốc nhà máy, kiểm toán viên được biết đây là lần
đầu tiên từ khi thành lập, sản lượng sản xuất thấp hơn đáng kể so với mức

3
công suất bình thường. Điều này được giải thích do tình hình cạnh tranh và
bằng chứng là dù đã giảm sản lượng, số sản phẩm sản xuất trong kỳ cũng chỉ
tiêu thụ được khoảng 50%.
d. Số liệu kiểm kê thực tế và số liệu trên sổ chi tiết hàng tồn kho có chênh lệch
đáng kể. Được biết trong năm, đơn vị đã cài đặt một phần mềm theo dõi kế
toán hàng tồn kho mới.
Yêu cầu
Anh/Chị hãy trình bày các thủ tục kiểm toán bổ sung mà kiểm toán viên cần
thực hiện để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp cho mỗi trường hợp trên.

You might also like