You are on page 1of 7

A.

Phạm trù nội dung và hình thức :


1. Khái niệm nội dung và hình thức
-Nội dung là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các
mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện
tượng .
- Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại
và phát triển của sự vật,hiện tượng đó , là hệ thống các
mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
-Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì bất cứ sự vật, hiện tượng
nào cũng có hình thức bên trong và
hình thức bên ngoài nhưng phép biện chứng duy vật chú ý
chủ yếu đến hình thức bên trong của sự
vật (tức là cơ cấu bên trong của nội dung). Trong cặp
phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ
yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội
dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ
nói đến hình thức bề ngoài của sự vật
định.

2, Mối quan hệ biện chứng :


A,Sự thống nhất giữ nội dung và hình thức
-Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với
nhau, không tách rời nhau. Bất kì sự vật nào cũng có nội
dung và hình thức . Không có một hình thức nào lại
không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng như
không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình
thức xác định
-Khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không
tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một
nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất
định và một hình thức chỉ chứa đựng một nội dung nhất
định. Cùng 1 nội dung có thể được thể hiện qua nhiều
hình thức .ngược lại, cùng một hình thức có thể truyền tải
dc nhiều nội dung khác nhau.
B, nội dung quyết định hình thức :
-Nội dung có khuynh hướng biến đổi, còn hình
thức có khuynh hướng ổn định tương đối, biến đổi chậm
hơn nội dung. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật
bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, nội dung biến đổi trước,
hình thức biến đổi sau cho phù hợp với nội dung.

C, Hình thức có tính rác động trở lại với nội dung :
- Hình thức phù hợp với nội dung sẽ thúc đẩy nội
dung phát triển.
– Hình thức không phù hợp với nội dung sẽ làm
kìm hãm sự phát triển của nội dung. Song sự kìm hãm ấy
chỉ mang tính tạm thời, theo tính tất yếu khách quan hình
thức cũ phải được thay thế bằng hình thức mới cho phù
hợp với nội dung.
-Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
D, Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau
3,ý nghĩa
Khi xem xét sự vật cần căn cứ vào nội dung, tuy nhiên
không được tách rời nội dung và hình
thức, xem nhẹ hình thức, hoặc tuyệt đối hóa 1 trong 2 mặt
đó.
+ Trong hoạt động thực tiễn, cần làm cho nội dung và
hình thức phù hợp với nhau, nếu hình thức
không phù hợp với nội dung thì phải thay đổi hình thức.
-> Cần tận dụng sự đa dạng của hình thức trong việc thể
hiện nội dung
-> Không tuyệt đối hóa một trong hai mặt nội dung và
hình thức
->Muốn hoạt động thực tiễn có hiệu quả thì trước hết phải
căn cứ vào nội dung

4, Liên hệ
Vd :Học về biến đổi khí hậu và tác động của nó đến
môi trường.
1. Xác định nội dung cần học:
o Nắm vững về các nguyên nhân và hậu quả của

biến đổi khí hậu trên toàn cầu.


o Hiểu về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường

và tìm hiểu về các biện pháp giảm thiểu tác động


của biến đổi khí hậu.
2. Tạo hình thức phù hợp:
o Dự án nghiên cứu và biểu đồ trình bày: Học

sinh hoặc sinh viên có thể chọn một khía cạnh cụ


thể của biến đổi khí hậu và tạo dự án nghiên cứu
kèm theo biểu đồ trình bày về tác động và giải
pháp.
o Phim ngắn hoặc video giới thiệu: Học sinh

hoặc sinh viên có thể tạo một phim ngắn hoặc


video giới thiệu để trình bày tác động của biến
đổi khí hậu và cách mọi người có thể đóng góp
vào giải quyết vấn đề.
3. Kết hợp nội dung và hình thức:
o Bắt đầu bằng việc nghiên cứu và học về biến đổi

khí hậu, các nguyên nhân và tác động của nó.


o Sau đó, học sinh hoặc sinh viên có thể tạo dự án

nghiên cứu và biểu đồ để minh họa tác động và


giải pháp.
Vd 2: Học về phân tích dữ liệu và máy học trong khoa học
dữ liệu.
1. Xác định nội dung cần học:
o Hiểu về các khái niệm cơ bản trong khoa học dữ

liệu như khai phá dữ liệu, xử lý dữ liệu, và phân


tích dữ liệu.
o Nắm vững về các thuật toán máy học phổ biến

như học máy có giám sát và không giám sát.


o Học cách sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập

trình phổ biến như Python và thư viện Pandas,


Scikit-Learn.
2. Tạo hình thức phù hợp:
o Khóa học trực tuyến và tài liệu: Học sinh hoặc

sinh viên có thể tham gia vào khóa học trực


tuyến về khoa học dữ liệu và máy học, cùng với
việc đọc tài liệu học thêm.
o Dự án máy học: Học sinh hoặc sinh viên được

yêu cầu phát triển một dự án máy học sử dụng


Python và dữ liệu thực tế.
3. Kết hợp nội dung và hình thức:
o Bắt đầu bằng việc tham gia vào khóa học trực

tuyến và học các khái niệm cơ bản về khoa học


dữ liệu và máy học.
o Sau đó, học sinh hoặc sinh viên áp dụng kiến

thức này vào dự án máy học của họ, từ việc thu


thập và xử lý dữ liệu đến việc xây dựng mô hình
máy học.
Vd 3: quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên
Sinh viên là lớp người đang trưởng thành về nhân cách,
tiếp thu tri thức nhằm chuẩn bị hành trang nghề nghiệp
cần thiết để trở thành lực lượng lao động hiện đại trong
tương lai.Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên
không chỉ trao dồi cho bản thân về mặt hình thức mà còn
phải hoàn thiện nội dung. Đừng chỉ xem nặng về mặt hình
thức hay chỉ làm đẹp về mặt hình thức mà lơ là, xem nhẹ
nội dung. Hoặc chỉ
biết cố gắng xây dựng nội dung cho thật hay mà không
quan tâm hình thức. Nội dung và hình thức phải luôn luôn
song hành, không thể tách rời.
+ Sinh viên đừng giành hết thời gian chỉ để học
những lý thuyết xuông mà nên biết vận dụng, áp dụng nó

vào trong cuộc sống. Nếu một sinh viên biết cân bằng,
biết hòa quyện giữa lý thuyết, thực hành và các kỹ năng
mềm cũng chính là “nội dung và hình thức” thì chắc chắn
rằng việc đó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc hoàn
thiện bản than
+ Trong cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay, mỗi
chúng ta mà đặc biệt là sinhviên cần có sự cân bằng giữa
nội dung và hình thức, có như thế thì mỗi chúng ta sẽ
hoàn thiện hơn.

You might also like