You are on page 1of 50

Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

CHƯƠNG 5
ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


Nội dung xây dựng dòng tiền của dự án
Xác định dòng tiền thuần đầu tư (dòng tiền ra)
+ Đầu tư mới, bao gồm:
- Đầu tư vốn để hình thành tài sản cố định.
- Đầu tư vốn để hình thành vốn lưu động thường xuyên cho dự án.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành dự án, có thể sẽ có đầu tư bổ sung, thì số vốn đầu tư
bổ sung đó cũng là dòng tiền ra của dự án.
+ Đầu tư thay thế: Khi xác định dòng tiền thuần đầu tư của dự án cần chú ý tới
thu nhập thuần từ việc bán các tài sản hiện có trong trường hợp đầu tư thay thế, và việc
ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh do việc bán các tài sản hiện có.
Xác định dòng tiền thuần hoạt động hay vận hành (dòng tiền vào):

Dòng tiền thuần vận


Lợi nhuận sau thuế Số khấu hao TSCĐ
hành hàng năm của dự = +
hàng năm hàng năm
án đầu tư

1
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

- Dòng tiền sau thuế từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định khi kết thúc
dự án đầu tư, được tính vào dòng tiền năm cuối cùng của dự án.
- Thu hồi số vốn lưu động đã ứng ra: bao gồm cả ban đầu khi dự án bắt đầu hoạt
động và bổ sung thêm trong quá trình vận hành. Số vốn này sẽ thu hồi một phần trong
quá trình vận hành của dự án khi quy mô của dự án thu hẹp lại và nó sẽ được thu hồi
lại toàn bộ ở năm cuối lúc thanh lý dự án.
Xác định dòng tiền thuần hàng năm của dự án:
Số vốn Dòng tiền
Dòng tiền Dòng tiền Khoản đầu
lưu động thuần thu từ
thuần hàng thuần vận hành tư mới
= _ + giảm bớt + thanh lý,
năm của dự hàng năm của tăng thêm
- hoặc tăng nhượng bán
án đầu tư dự án (nếu có)
thêm TSCĐ

2
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Các công thức cần lưu ý


Doanh thu: có thể đề cho sẵn
Hoặc Doanh thu = Số lượng sản phẩm tiêu thụ * giá bán chưa VAT
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh = Tổng định phí + Tổng biến phí
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh = Tổng định phí + (Biến phí đơn vị * Số lượng
sản phẩm sản xuất tiêu thụ)
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh = (Định phí chưa có chi phí khấu hao + Chi phí
khấu hao) + Tổng biến phí
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh = (Định phí chưa có chi phí khấu hao + Chi phí
khấu hao) + (Biến phí đơn vị * Số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ)
EBIT = Doanh thu thuần - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
EBT = EBIT – Chi phí lãi vay I
EAT = EBT – Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp T
= EBT – EBT * thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp t
= EBT *(1 - t)
Dòng tiền thuần thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ = Dòng tiền thu từ thanh lý,
nhượng bán TSCĐ sau thuế = Dòng tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ trước
thuế * (1 - t)
Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
- Công thức:
P
T SV =
V bq
Trong đó:
P : Số lợi nhuận sau thuế bình quân thu được hàng năm do đầu tư mang lại
trong suốt thời gian bỏ vốn đầu tư, được tính theo bình quân số học kể từ lúc bắt đầu
bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc dự án đầu tư
Vbq: Số vốn đầu tư bình quân hàng năm
Vbq = Tổng số vốn đầu tư/ Số năm đầu tư
- Đánh giá và lựa chọn dự án:
+ Dự án độc lập: lựa chọn đầu tư đối với những dự án có tỷ suất lợi nhuận bình quân
vốn đầu tư lớn hơn hay bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư mà doanh nghiệp
yêu cầu và ngược lại.

3
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

+ Dự án loại trừ: lựa chọn đầu tư đối với dự án có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu
tư lớn nhất trong tất cả các dự án và phải lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu
tư mà doanh nghiệp yêu cầu.
Phương pháp thời gian hoàn vốn
+ Phương pháp thời gian hoàn vốn không có chiết khấu
(PP – Payback Period))
Có hai trường hợp để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư:
* Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần đều đặn hàng năm thì thời
gian hoàn vốn đầu tư được xác định theo công thức:
Thời gian hoàn vốn Tổng vốn đầu tư
=
đầu tư Dòng tiền thuần hằng năm

4
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

* Trường hợp 2: Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần không ổn định hàng năm,
thì thời gian hoàn vốn đầu tư được xác định theo phương pháp vốn đầu tư thu hồi
lũy kế sau mỗi năm.
- Đánh giá và lựa chọn dự án:
+ Dự án độc lập: lựa chọn đầu tư đối với những dự án có thời gian hoàn vốn đầu tư
nhỏ hơn hay bằng thời gian hoàn vốn đầu tư mà doanh nghiệp yêu cầu và ngược lại.
+ Dự án loại trừ: lựa chọn đầu tư đối với dự án có thời gian hoàn vốn đầu tư nhỏ nhất
trong tất cả các dự án và nhỏ hơn thời gian hoàn vốn đầu tư mà doanh nghiệp yêu cầu.
+Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu
(DPP - Discounted Payback Period)
Cách xác định tương tự như thời gian hoàn vốn không có chiết khấu nhưng giá trị
dùng để tính toán là hiện giá cùa dòng tiền thuần
Đánh giá và lựa chọn dự án:
+ Dự án độc lập: lựa chọn đầu tư đối với những dự án có thời gian hoàn vốn có
chiết khấu nhỏ hơn hay bằng thời gian hoàn vốn đầu tư mà doanh nghiệp yêu cầu
và ngược lại.
+ Dự án loại trừ: lựa chọn đầu tư đối với dự án có thời gian hoàn vốn có chiết khấu
nhỏ nhất trong tất cả các dự án và nhỏ hơn thời gian hoàn vốn đầu tư mà doanh
nghiệp yêu cầu.
Phương pháp giá trị hiện tại (hiện giá) thuần (NPV – Net Present Value)
Công thức:
n n
CFt
∑ (1+r )t
−CF 0 ∑ CF t (1+ r )−t −CF 0
t=1
= t=1
NPV =
n n n n
CFt ICt
∑ ( 1+ r)t ∑
( 1+ r )t ∑
CF t (1+r )−t ∑ IC t (1+r )−t
Hoặc: NPV = t =0 -t =0 =t=0 -t=0
n
(CFt  ICt ) n
 ∑ (CFt −IC t )(1+ r )−t
NPV =
t 0 (1 r )t =t=0
Trong đó :
NPV: Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư
CFt: Khoản tiền thu từ đầu tư ở năm thứ t.
ICt: Khoản tiền chi về vốn đầu tư năm thứ t.
n: Vòng đời của khoản đầu tư.
5
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa (Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng có
thể là lãi suất thị trường, chi phí sử dụng vốn hoặc tỷ lệ sinh lời cần thiết tối thiểu)
Đánh giá và lựa chọn dự án:
+ Dự án độc lập:
- Khi NPV < 0, thì dự án đầu tư bị từ chối.
- Khi NPV = 0 thì doanh nghiệp để có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.
- Khi NPV > 0, thì dự án được chấp nhận (trong điều kiện không bị giới hạn
về khả năng huy động vốn đầu tư)
+ Dự án loại trừ nhau và có thời gian hoạt động như nhau (cùng tuổi thọ kinh
tế): thì dự án đầu tư nào có NPV lớn nhất là dự án đầu tư được lựa chọn.
Phương pháp tỷ suất sinh lời nội tại (IRR - Internal Rate of Return)
Công thức :
n
CFt
∑ (1+ r )t
=CF 0
Với cách tính (1) : t=1

n n
CFt
∑ (1+ r)t
−CF 0 =0 ∑ CF t (1+ r )−t −CF 0 =0
Hoặc t=1  t=1
Với cách tính (2):
n n
CF t IC t
∑ (1+ IRR)t ∑ (1+ IRR)
=¿ t
¿
t =0 t =0

n n
CF t IC t
Hoặc : NPV =∑ − ∑ =0
t=0 (1+ IRR) t =0 (1+ IRR)t
t

n n
∑ CFt (1+ IRR) −t
−∑ IC t (1+ IRR)−t =0
 t=0 t=0

Trong đó : NPV, CF0, CFt , ICt : như trên.

IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.
Đánh giá và lựa chọn dự án:
+ Dự án độc lập:
- Khi IRR < r (chi phí sử dụng vốn) sẽ loại bỏ dự án.
- Khi IRR = r, thì doanh nghiệp để có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.
- Khi IRR > r các dự án đầu tư đó đều có thể được chọn.

6
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

+ Dự án thuộc loại xung khắc: thì dự án được chọn chính là dự án có tỷ suất


doanh lợi nội bộ lớn nhất và lớn hơn tỷ lệ chiết khấu r. Tuy nhiên quyết định
này có thể bị sai lầm do các khuyết điểm của tiêu chuẩn IRR.
- Theo tiêu chuẩn IRR thì dòng tiền của dự án được giả định tái đầu tư bằng với chính
IRR điều này là khó phù hợp với thực tế, nhất là những dự án có IRR cao. Để khắc
phục hạn chế này người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội tại hiệu chỉnh (MIRR:
Modified Internal Rate of Return) với giả định là dòng tiền của dự án được tái đầu tư
bằng với lãi suất nào đó thường là bằng lãi suất chiết khấu (chi phí sử dụng vốn)
Công thức tính MIRR (Modified Internal Rate of Return):
FV cf
PV đt = n
(1+ MIRR)
Trong đó:
i: lãi suất tái đầu tư (thông thường là lãi suất chiết khấu)
PVđt: Giá trị hiện tại vốn đầu tư
FVcf : Tổng giá trị tương lai của các dòng tiền được đầu tư với lãi suất i
MIRR: Tỷ suất sinh lời nội tại điều chỉnh
Phương pháp chỉ số sinh lời (PI – Profitability Index)
Công thức:
n
∑ CFt
( 1+r )t NPV+ CF 0
t =1
=
CF 0 CF 0
PI =
Trong đó:
- CFt: Dòng tiền thuần hàng năm của dự án đầu tư
- CF0: vốn đầu tư ban đầu
- r: Tỷ suất chiết khấu (chi phí sử dụng vốn)
Đánh giá và lựa chọn:
+ Dự án độc lập: chọn các dự án PI > 1 (NPV > 0)
+ Dự án xung khắc: chọn dự án có PI lớn hơn 1 và lớn nhất.
Một số vấn đề khi đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trong thực tế
Ngân sách đầu tư bị giới hạn
Các bước thực hiện như sau:
- Tính chỉ số PI của các dự án.
- Xếp hạng các dự án theo chỉ số PI từ cao xuống thấp.

7
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

- Tổ hợp dự án có PI từ cao xuống thấp sao cho sử dụng hết vốn đầu tư.
- Lựa chọn tổ hợp có tổng NPV lớn nhất.
Thuê hay mua tài sản cố định
+Dòng tiền của doanh nghiệp khi thuê tài sản cố định
Khi doanh nghiệp thuê tài sản, chi phí thuê được tính vào trước thuế nên ta có:
Chi phí thuê tài sản sau thuế = Chi phí thuê tài sản trước thuế x (1- Thuế suất thuế thu
nhập DN)
Xác định hiện giá của dòng tiền thuê tài sản, theo công thức:
−n
1−(1+r )
PV = A [ ]
r
PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền thuê
A: Giá trị khoản tiền thuê phát sinh cuối mỗi kỳ
r: Chi phí sử dụng nợ vay, thường là lãi suất /kỳ
n: Số kỳ
+Dòng tiền của doanh nghiệp khi mua tài sản cố định
Khi mua tài sản, doanh nghiệp sẽ:
- Chi ra để mua tài sản (gọi là nguyên giá) I0
- Thu thanh lý tài sản ở cuối năm n: S
- Thu khấu hao hàng năm: Di
- Khoản chênh lệch về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản mua và thuê ở năm thứ i
(nếu có)
- WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.
PV: Hiện giá của dòng tiền mua tài sản
PV = I0 - PV tiết kiệm thuế của khấu hao + PV chênh lệch bảo dưỡng sau thuế - PV
thu thanh lý sau thuế
Lưu ý: Các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản sử dụng được chiết khấu
với rủi ro thấp nhất là chi phí sử dụng nợ vay sau thuế, còn thu thanh lý được chiết
khấu theo chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp do nó gắn với hoạt động
của doanh nghiệp
Các dự án không cùng tuổi thọ kinh tế
Cách 1: Đưa các dự án về cùng một khoảng thời gian (tuổi thọ) như nhau là bội
số chung nhỏ nhất tuổi thọ của các dự án. Chọn dự án có NPV lớn nhất.
Cách 2: Chuyển NPV thành chuỗi thu nhập đều hàng năm, sau đó lựa chọn dự
án có thu nhập đều hàng năm lớn nhất.
8
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Mâu thuẫn giữa các tiêu chuẩn lựa chọn


Mâu thuẫn giữa giá trị hiện tại thuần và tỷ suất sinh lời nôi tại:
 Trường hợp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư độc lập: thì cả 2 phương pháp
đều cùng dẫn đến kết luận giống nhau trong việc chấp thuận hay loại bỏ dự án đầu tư.
+ Nếu NPV > 0 thì IRR cũng > r (lãi suất chiết khấu) và dự án đầu tư được
chấp thuận.
+ Nếu NPV < 0 thì IRR cũng < r và dự án đầu tư bị loại bỏ.
+ Nếu NPV = 0 thì IRR cũng = r thì tùy theo tình hình cụ thể của doanh
nghiệp để đi đến kết luận chấp thuận hay loại bỏ dự án đầu tư.
 Trường hợp lựa chọn một trong số các dự án đầu tư loại trừ nhau: Sử dụng
tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để quyết định đầu tư.
Lựa chọn dự án đầu tư khi có rủi ro
+ Phương pháp phân tích tình huống:
Sử dụng hai chỉ tiêu: độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên.
 Độ lệch chuẩn của NPV


n
σ =√ σ = ∑ Pi ( r i −r̄ )2
2

i=1

σ: độ lệch chuẩn của NPV


ri : NPV ở tình huống i
r : NPV trung bình (kỳ vọng)

 Hệ số biến thiên NPV:


Là tỉ số giữa độ lệch chuẩn và NPV kỳ vọng. Nó là một cách nhìn khác để so
sánh độ lệch chuẩn và giá trị NPV trung bình.
σ
V=
r
V: hệ số biến thiên của NPV
σ: độ lệch chuẩn của NPV
r : NPV trung bình (kỳ vọng)
+ Phương pháp điều chỉnh lãi suất chiết khấu theo mức độ rủi ro
 Phương pháp chủ quan:
Do doanh nghiệp tự ấn định dựa vào mức độ rủi ro của dự án do bản thân
doanh nghiệp tự đánh giá (chủ quan)

9
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

 Phương pháp khách quan: dựa vào xác suất xuất hiện rủi ro để điều chỉnh tỷ
suất chiết khấu, theo công thức:

r Trong đó: r (d): Tỷ lệ chiết khấu đầy đủ


r (d) =
1−q
r: tỷ lệ chiết khấu
q: xác suất xuất hiện rủi ro

10
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

B. CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Trình bày nội dung xây dựng dòng tiền của dự án đầu tư?
Câu 2: Trình bày các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư ?
Câu 3: Trình bày một số vấn đề khi đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trong
thực tế?

11
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

C. BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 1: Có 2 dự án A và B, với số vốn đầu tư của mỗi dự án đều là 200 triệu đồng, dòng
tiền thuần của 2 dự án dự kiến:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dòng tiền thuần của dự án
Năm
Dự án A Dự án B
1 100 40
2 80 50
3 60 70
4 40 96
5 20 164

12
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

1. Tính thời gian hoàn vốn của dự án A và B?


2. Nếu 2 dự án A và B xung khắc thì nên lựa chọn dự án nào?
Giải
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dòng tiền thuần dự án A 100 80 60
Vốn đầu tư thu hồi lũy kế dự án A 100 180 240
Dòng tiền thuần dự án B 40 50 70 96
Vốn đầu tư thu hồi lũy kế dự án B 40 90 160 256

13
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

1. Thời gian hoàn vốn của dự án A :


PPA = 2 năm + (200 – 180)/60 = 2 năm 4 tháng
Tương tự , có thể xác định thời gian hoàn vốn của dự án B là:
PPB = 3 năm + (200 – 160 )/96 = 3 năm 5 tháng.
2. Chọn dự án A vì có thời gian hoàn vốn nhỏ hơn B

Bài 2; Hai dự án đầu tư A và B cùng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu là 1.000 triệu đồng.
Thời gian hoạt động của dự án dự kiến kéo dài trong 5 năm.
Theo các tính toán ban đầu, dòng tiền thuần từ 2 dự án này qua các năm như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm Dự án A Dự án B
1 100 800
2 600 700
3 800 500
4 800 500
5 120 200

14
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lời tối thiểu của dự án là 10%/năm và thời gian
thu hồi vốn có chiết khấu tối đa là 2 năm 9 tháng.
Yêu cầu:
1. Tính thời gian hoàn vốn không có chiết khấu của 2 dự án?
2. Dựa vào tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có tính đến chiết khấu, hãy cho biết:
a. Nếu 2 dự án thuộc loại độc lập, dự án nào có thể được chấp nhận đầu tư? Vì sao?
b. Nếu 2 dự án thuộc loại loại trừ nhau, dự án nào có thể được chấp nhận đầu tư?
Vì sao?
Giải
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3
Dòng tiền thuần dự án A 100 600 800
Vốn đầu tư thu hồi lũy kế dự án A 100 700 1.500
Dòng tiền thuần dự án B 800 700
Vốn đầu tư thu hồi lũy kế dự án B 800 1.500

15
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

1. Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu của dự án A:


= 2 năm + (1.000 – 700)/800 = 2 năm 4 tháng 15 ngày
Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu của dự án B:
= 1 năm + (1.000 – 800)/700 = 1 năm 5 tháng 5 ngày
2. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3
Dòng tiền thuần dự án A 100 600 800
Hệ số chiết khấu (1+i)-n 0,90909 0,82644 0,75131
PV dòng tiền thuần dự án A 90,9 495,87 601,05
PV vốn đầu tư thu hồi lũy kế dự án A 90,9 586,77 1.187,82
Dòng tiền thuần dự án B 800 700
PV dòng tiền thuần dự án B 727,27 578,51
PV vốn đầu tư thu hồi lũy kế dự án B 727,27 1.305,78

16
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

DPP dự án A: 2 năm + (1.000 – 586,77)/601,05 = 2 năm 8 tháng 7 ngày


DPP dự án B: 1 năm + (1.000 – 727,27)/578,51 = 1 năm 5 tháng 20 ngày
a. Độc lập: chọn cả 2 vì DPP cả 2 đều nhỏ hơn thời gian hoàn vốn có chiết khấu tiêu
chuẩn là 2 năm 9 tháng
b. Xung khắc (loại trừ): chọn dự án B vì có DPP nhỏ nhất.

Bài 3: Công ty ABC có một phương án kinh doanh với số vốn đầu tư là 4.000 triệu
đồng, đời sống của dự án là 10 năm. Dòng tiền thuần dự kiến trong suốt thời gian này
như sau:
 Trong 4 năm đầu: 800 triệu đồng/năm
 4 năm tiếp theo: 600 triệu đồng/năm
 2 năm cuối: 300 triệu đồng/năm
Yêu cầu: Tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án? Biết rằng, lãi suất chiết khấu
là 10%/năm.
Giải
NPV = 800 (1+10%)-1 + 800 (1+10%)-2 + . . . +600 (1+10%)-5 + 600(1+10%)-6 + . . .
+300 (1+10%)-9 + 300(1+10%)-10 -4.000 = 77,821

Bài 4: Công ty ABC có một dự án đầu tư với số vốn đầu tư là 250 triệu đồng, đời sống
của dự án là 3 năm. Dòng tiền thuần như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dự án đầu tư Năm 1 Năm 2 Năm 3
Dòng tiền thuần 50 100 200
Chi phí sử dụng vốn của dự án là 13%
Yêu cầu:
1.Tính IRR của dự án?
2. Tính MIRR của dự án? Theo tiêu chuẩn này doanh nghiệp có nên đầu tư vào dự án
không?

17
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Giải
Đơn vị tính: triệu đồng
1. IRR của dự án là nghiệm của phương trình:
0 = - 250 + 50 (1+IRR)-1 + 100 (1+IRR)-2 + 200 (1+IRR)-3
IRR = 15,12%
2. Tính MIRR :
Dự án đầu tư Năm 1 Năm 2 Năm 3
Dòng tiền thuần 50 100 200
Thừa số tương lai (1+13%)3-n 1,2769 1,13 1
FV dòng tiền thuần 63,845 113 200

18
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Tổng FV dòng tiền thuần : 63,845 + 113 + 200 = 376,845

MIRR=

3 376,845
250
−1 = 14,66%

Doanh nghiệp nên đầu tư vào dự án vì dự án có MIRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn.

Bài 5 : Công ty HK đang xem xét 1 dự án đầu tư với số vốn đầu tư là 150 triệu đồng,
đời sống của dự án là 2 năm. Dòng tiền thuần như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Dự án đầu tư Năm 1 Năm 2
Dòng tiền thuần 375 -234

19
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Chi phí sử dụng vốn của dự án là 10%


Yêu cầu:
1. Tính IRR của dự án?
2. Tính NPV của dự án?
3. Công ty có nên lựa chọn dự án không?
Giải :
1. IRR của dự án là nghiệp phương trình :

[ ]
375 −234
+
1+ IRR ( 1+ IRR )2

-150 = 0
Có 2 nghiệm IRR1 = 20% và IRR2 = 30%

[ ]
375 −234
+
1+10 % (1 +10 % )2

2. NPV của dự án = – 150 = -2,479


3. Công ty không nên đầu tư vào dự án do có NPV <0

Bài 6: Doanh nghiệp Hòa Bình có một dự án đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng
sản xuất có tài liệu sau đây: (ĐVT: triệu đồng)
1. Dự toán vốn đầu tư, toàn bộ vốn đầu tư được bỏ ngay 1 lần:
- Đầu tư vào TSCĐ: 200.
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết dự tính bằng 15% doanh thu
thuần.
2. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm.
3. Doanh thu thuần do phân xưởng mang lại dự kiến hàng năm:
Năm 1: 400, Năm 2: 420, Năm 3: 380, Năm 4: 390
4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng:
- Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần.
- Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 60/năm.
5. Dự kiến các TSCĐ sử dụng với thời gian trung bình là 4 năm và được khấu
hao theo phương pháp đường thẳng. Giá trị thanh lý TSCĐ vào năm cuối
cùng của dự án là 10
6. Số VLĐ ứng ra dự tính thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4.
7. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%.

20
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Yêu cầu:
1. Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án?
2. Xác định tỷ suất doanh lợi (IRR) của dự án? Dựa trên tiêu chuẩn này, cho
biết có nên lựa chọn dự án này không?
Biết rằng: chi phí sử dụng vốn của dự án bằng 12%/năm.
Giải
Các chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Tổng vốn đầu tư -260
Đầu tư TSCĐ -200
Đầu tư TSNH (sai vì -60 -3 6 -1,5 58,5
đề bài ra toàn bộ vốn
bỏ ra 1 lần)
Doanh thu 400 420 380 390
Chi phí biến đổi 240 250 228 234
Chi phí cố định 60 60 60 60
Chi phí KHTSCĐ 50 50 50 50
Lợi nhuận sau thuế 40 48 33,6 36,8
Thu thanh lý TSCĐ - - - - 8
Dòng tiền thuần (NCF) -260 87 104 82,1 153,3
sai do sai số liệu đầu tư
TSNH

21
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư ban đầu: -200 + (– 60) = -260


Lợi nhuận sau thuế năm 1: (400 – 240 – 60 – 50) x (1-20%) = 40
Tương tự lợi nhuận sau thuế của năm 2: 48; của năm 3: 33,6 và của năm 4: 36,8
Thu thanh lý tài sản cố định sau thuế: (10 – 0) x (1 - 20%) = 8
Dòng tiền thuần năm 1: 40 + 50 -3 = 87
Tương tự năm 2: 50 + 48 + 6 = 104
Năm 3: 33,6 + 50 – 1,5 = 82,1
Năm 4: 36,8 + 50 + 8 + 58,5 = 153,3
NPV = - 260 + 87(1+12%)-1 + 104(1+12%)-2 + 82,1(1+12%)-3 + 153,3(1+12%)-4
NPV = 56,449
IRR là nghiệm của phương trình:
0 = - 260 + 87 (1+IRR)-1 + 104 (1+IRR)-2 + 82,1 (1+IRR)-3 + 153,3 (1+IRR)-4
IRR = 21,15%
Sai do dòng tiền sai
Theo tiêu chuẩn IRR công ty nên lựa chọn dự án vì IRR = 21,15% lớn hơn chi phí sử
dụng vốn của dự án là 12%

Bài 7: Công ty Y dự kiến dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư thực hiện một dự án sản xuất
sản phẩm Z, thời gian hoạt động của dự án là 4 năm, có các tài liệu về dự án này như sau:
a. Tổng số vốn đầu tư ban đầu là 1.000 trđ, trong đó đầu tư về TSCĐ là 800 trđ,
đầu tư về vốn lưu động thường xuyên là 200 trđ. Toàn bộ vốn đầu tư được bỏ 1 lần ở
đầu năm thứ nhất.
b. Dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án như sau:
Năm 1 2 3 4
Sản lượng sp 6.500 6.500 7.000 7.000
c. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế gián thu): 500.000 đ/sp
d. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao): 400 trđ
- Chi phí biến đổi bằng 70% doanh thu thuần.
e. Dự kiến các TSCĐ sử dụng với thời gian trung bình là 4 năm và thực hiện
khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Giá trị thu hồi thanh lý không đáng kể.

22
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

g. Dự kiến cuối năm thứ 3 thu hồi một phần vốn lưu động thường xuyên là 50
trđ, số còn lại sẽ thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4.
Yêu cầu:
1. Xây dựng dòng tiền của dự án?
2. Hãy xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án. Dựa theo tiêu chuẩn
NPV của dự án, theo bạn, công ty có nên thực hiện dự án hay không? Vì sao?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn của dự án bằng 10%/năm và công ty phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%.
Giải
Đvt: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Tổng vốn đầu tư -1.000
TSCĐ -800
TSNH -200 +50 +150
Doanh thu 3.250 3.250 3.500 3.500
Chi phí biến đổi 2.275 2.275 2.450 2.450
Chi phí cố định chưa
400 400 400 400
kể khấu hao
Chi phí KH TSCĐ 200 200 200 200
Lợi nhuận sau thuế 300 300 360 360
Dòng tiền thuần -1.000 500 500 610 710
Thừa số chiết khấu
(1+10%)-n 1 0,909091 0,826446 0,751315 0,683013
PV của dòng tiền thuần -1.000 454,5455 413,2231 458,302 484,9396
NPV 811,0102

23
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế năm 1: (3.250 – 2.275 – 400 – 200 ) x (1-20%) = 300
Tính tương tự cho các năm còn lại
Dòng tiền thuần năm 1= Lợi nhuận sau thuế năm 1+KHTSCĐ năm 1=300 + 200 = 500
Tính tương tự cho các năm còn lại, riêng năm 3 và 4 chú ý vốn lưu động thu hồi
PV của dòng tiền thuần năm i = Dòng tiền thuần năm i * Thừa số chiết khấu năm i
NPV = Tổng hiện giá dòng tiền thuần
= -1.000 + 454,5455 + 413,2231 + 458,302 + 484, 9396 = 811, 0102

Bài 8: Có tài liệu về 2 dự án A và B xung khắc nhau, như sau:


- Dự án A: số vốn đầu tư là 500 triệu đồng, thời gian hoạt động là 4 năm, mỗi
năm mang lại dòng tiền thuần là 170 triệu đồng;
- Dự án B: số vốn đầu tư là 700 triệu đồng, thời gian hoạt động là 6 năm, mỗi
năm mang lại dòng tiền thuần là 200 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của cả 2 dự án.
2. Tính chuỗi thu nhập đều hàng năm của 2 dự án, công ty nên lựa chọn thực
hiện dự án đầu tư nào? Vì sao?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn của dự án bằng 10%
Giải
Đvt: Triệu đồng
1. Hiện giá thuần của 2 dự án:
NPV dự án A = 170 x [1 – (1+10%)-4]/10% - 500 = 38,877
NPV dự án B = 200 x [1 – (1+10%)-6]/10% - 700 = 171,052
2. Do 2 dự án khác tuổi thọ kinh tế, nên:
Chuyển NPV thành chuỗi thu nhập đều hàng năm của dự án A: 38,877 x 10%/[1-
(1+10%)-4] = 12,2646
Chuyển NPV thành chuỗi thu nhập đều hàng năm của dự án B: 171,052 x 10%/[1-
(1+10%)-6] = 39,2748
Kết luận: Chọn dự án B do có chuỗi thu nhập đều hàng năm lớn hơn

Bài 9: Có 5 dự án được giới thiệu dưới đây: (ĐVT: 1.000.000đ)


Dự án Vốn đầu tư Chỉ số sinh lời
1 550 1,35

24
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

2 250 1,30
3 120 1,34
4 130 1,27
5 150 1,15

25
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Yêu cầu: Với tổng số vốn đầu tư chỉ có 800, bạn nên chọn dự án nào? Tại sao?
Giải
- Xếp hạng theo PI:
Dự án Vốn đầu tư Chỉ số sinh lời NPV
1 550 1,35 192,5
2 120 1,34 40,8
3 250 1,30 75,0
4 130 1,27 35,1
5 150 1,15 22,5

26
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Tổ hợp 1: Dự án 1, 2 và 4
Tổ hợp 2: Dự án 1 và 3
Tổng NPV của tổ hợp 1: 192,5 + 40,8 + 35,1 = 268,4
Tổng NPV của tổ hợp 2: 192,5 + 75 = 267,5
Kết luận: Chọn tổ hợp 1

Bài 10: Một DN phải lựa chọn 1 trong 2 dự án X và Y có tài liệu như nhau.
Tuổi thọ dự án X là 2 năm, Y là 4 năm. Lãi suất chiết khấu là 10%/năm.
Số VĐT và dòng tiền thuần của mỗi dự án được thể hiện qua bảng sau:
Năm Dòng tiền ở các năm (Đvt: triệu đồng)
Dự án 0 1 2 3 4
Dự án X (100) 90 90 – –
Dự án Y (100) 60 60 60 60
Yêu cầu:
1. Doanh nghiệp nên đầu tư dự án nào theo phương pháp chuỗi thu nhập đều hàng
năm?
2. Doanh nghiệp nên đầu tư máy nào theo phương pháp đưa về cùng thời gian hoạt
động (tuổi thọ kinh tế) tối thiểu là 4 năm?
Giải
Đvt: Triệu đồng
1. Tính NPV của từng dự án:

[ ]
90 90
+
1+10 % (1 +10 % )2
NPV X = – 100 = 56,2

NPV Y =
[ 60
+
60
2+
60
3 +
60
1+10 % (1+10 % ) (1+10 % ) (1+10 %)4 ] –100 = 90,12
Do 2 dự án khác tuổi thọ nên chuyển NPV thành chuỗi thu nhập đều hàng năm,
sau đó lựa chọn dự án có thu nhập đều hàng năm lớn nhất.
NPV của X sau 2 năm là 56,2 và của Y sau 4 năm là 90,12, ta sẽ dàn đều NPV
thành chuỗi thu nhập đều (bằng nhau) hàng năm:
Dự án X: NPVX * 10% / [1-(1+10%)-2] = NPVX /1,7355 = 32,382
Dự án Y: NPVY * 10% / [1-(1+10%)-3] = NPVY / 3,169 = 28,438

27
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Kết luận: Ta thấy 32,328>28,438; do vậy chọn dự án X vì có chuỗi thu nhập đều hàng
năm lớn hơn.
2. Dòng tiền của 2 dự án như sau:
Thực hiện 2 lần dự án X và 1 lần dự án Y
Dòng tiền dự án X năm 2 là: 90-100 = -10
Năm Dòng tiền ở các năm (Đvt: triệu đồng)
Dự án 0 1 2 3 4
2 Dự án X (100) 90 -10 90 90
Dự án Y (100) 60 60 60 60

28
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

[ ]
90 −10 90 90
+ + + −100
1+10 % (1 +10 % )2 ( 1+10 % )3 (1+10 % )4
NPV của dự án X = =102,6433

NPV của dự án Y =
[ 60
+
60
2+
60
3 +
60
1+10 % (1+10 % ) (1+10 % ) (1+10 %)4 ] –100 = 90,12
Lúc này 2 dự án đã cùng tuổi thọ, chọn dự án X vì có NPV lớn hơn

Bài 11: Một Công ty sản xuất đang xem xét xây dựng đầu tư một dây chuyền sản xuất
mới. Vốn đầu tư ban đầu cho dây chuyền là 500 triệu đồng và ở cuối năm thứ nhất là
1.200 triệu đồng. Dây chuyền bắt đầu đi vào hoạt động vào đầu năm thứ hai. Công ty
ước tính dòng tiền thuần trong 3 năm đầu: mỗi năm là 300 triệu đồng, từ năm thứ 5
đến năm thứ 10: mỗi năm thu được 420 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 15% , hãy xác định NPV của dự án và cho biết công
ty nên chấp nhận hay loại bỏ dự án?
2. Hãy xác định tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án?
3. Kết quả câu 1 thay đổi như thế nào nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 10%.
Giải

Bài 12: (Đơn vị tính: triệu đồng)

29
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Công ty A mua 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá là 150 vào 5 năm trước. Thiết bị này
có đời sống là 10 năm kể từ ngày mua và giá trị thu hồi là 10 sau 10 năm. Công ty dự
kiến mua 1 thiết bị mới thay thế thiết bị cũ có nguyên giá là 300, đời sống là 5 năm,
khi thay thế sẽ làm tăng doanh thu thêm 100 và giảm chi phí sản xuất kinh doanh
(chưa kể chi phí khấu hao) đi 40. Máy cũ có thể bán theo giá thị trường hiện tại là 20.
Giá trị thu hồi của thiết bị mới sau 5 năm là 30. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
là 20% và công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
Yêu cầu:
1. Hãy xây dựng dòng tiền thuần của dự án?
2. Nếu máy cũ có thể bán với giá là 75 thì vốn đầu tư thuần là bao nhiêu?
3. Nếu máy cũ có thể bán với giá là 90 thì vốn đầu tư thuần là bao nhiêu?
Giải
1. Giá trị còn lại của máy cũ: 150 – 75 = 75 tr
Khi bán máy cũ doanh nghiệp lỗ: 75 tr – 20 tr = 55 tr
Số lỗ làm giảm thuế TNDN phải nộp: 55 x 20 % = 11 tr
Vốn đầu tư thuần: -300 + 20 +11 = -269

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


VĐT thuần -269
Doanh thu tăng thêm 100 100 100 100 100
Tiết kiệm chi phí 40 40 40 40 40
Thay đổi khấu hao 45 45 45 45 45
Thay đổi LNST 76 76 76 76 76
Thay đổi thu thanh lý 16
Dòng tiền thuần -269 121 121 121 121 137

30
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Thay đổi lợi nhuận sau thuế: (100 +40 – 45 ) x (1-20%) = 76


Thay đổi thu thanh lý tài sản cố định: (30 – 10) x (1-20%) = 16
2. Khi bán máy cũ lợi nhuận: 75 – 75 = 0
Vốn đầu tư thuần: -300 + 75 = -225
3. Khi bán máy cũ lợi nhuận: 90 – 75 = 15
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 15 x 20% = 3
Vốn đầu tư thuần: -300 + 90 – 3 = -213

Bài 13: Công ty PH xem xét hai phương án để có được một máy phát điện chuyên
dùng:
- Nếu mua thì công ty có thể vay nợ 30.000 USD để mua và sau 6 năm sử dụng
chiếc máy này có giá trị thu hồi không đáng kể. Công ty áp dụng phương pháp khấu
hao đường thẳng và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
- Nếu thuê thì công ty phải trả chi phí thuê mỗi năm là 7.000 USD trong vòng 6
năm. Tiền thuê năm đầu trả sau khi ký hợp đồng 1 năm. Công ty có chi phí sử dụng nợ
vay trước thuế là 12%, chi phí sử dụng vốn bình quân là 15%.
Hỏi công ty nên thuê hay mua?
Giải
Đvt: USD
Chi phí thuê sau thuế: 7.000 x (1-20%) = 5.600
Rd sau thuế: 12% (1-20%) = 9,6%
PV thuê = 5.600 x [1-(1+9,6%)-6]/9,6% = 24.678
Khấu hao hàng năm: 30.000/6 = 5.000
Tiết kiệm thuế do khấu hao hàng năm = 5.000 x 20% = 1.000
PV mua = 30.000 – 1.000 x [1-(1+9,6%)-6]/9,6% = 25.593
Kết luận: Nên thuê tài sản

Bài 14: Công ty X sử dụng WACC là 12% để đánh giá dự án có mức độ rủi ro trung
bình và cộng trừ 2% để đánh giá dự án có rủi ro cao hoặc thấp hơn. Hiện tại công ty
đang xem xét 2 dự án loại trừ nhau đều có vốn đầu tư là 200 triệu đồng và tuổi thọ đều
là 4 năm.
- Dự án 1 có rủi ro trung bình tạo ra dòng tiền thuần hàng năm là 71 triệu đồng.

31
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

- Dự án 2 có rủi ro thấp hơn mức trung bình và chỉ tạo ra dòng tiền thuần ở 2 năm 3 và
4 mỗi năm là 146 triệu đồng.
Hỏi công ty X nên chọn dự án nào?
Giải
Đvt: triệu đồng
Do dự án 1 có mức độ rủi ro trung bình nên dùng WACC là 12% để tính NPV
NPV dự án 1: 71 x [1 – (1+12%)-4]/12% – 200 = 15,652
Do dự án 1 có mức độ rủi ro thấp nên dùng WACC là 12% - 2% = 10% để tính NPV
NPV dự án 2: 146(1+10%)-3 + 146(1+10%)-4 – 200 = 9,412
Kết luận: Chọn dự án 1

Bài 15: Công ty cổ phần Phát Tài hiện đang xem xét một dự án đầu tư mở rộng sản
xuất, có tài liệu như sau:
1. Vốn đầu tư là 2.000 triệu đồng (toàn bộ là vốn chủ sở hữu) được bỏ ra một lần
ngay ban đầu, trong đó: vốn đầu tư vào tài sản cố định là 1.800 triệu đồng, đầu tư
vào vốn lưu động thường xuyên là 200 triệu đồng.
2. Thời gian hoạt động của dự án là 6 năm. Dự kiến doanh thu, chi phí hoạt động
kinh doanh hàng năm khi dự án đi vào hoạt động như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Doanh thu thuần 1.100 1.250 1.350 1.400 1.450 1.300
Tổng chi phí kinh doanh (chưa 650 670 690 720 720 600
kể chi phí khấu hao TSCĐ)

32
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

3. Thời gian sử dụng tài sản cố định là 6 năm và khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, giá trị thu hồi khi thanh lý là không đáng kể. Toàn bộ vốn lưu
động thường xuyên ứng ra được thu hồi ở cuối năm thứ 6.
4. Chi phí sử dụng vốn đầu tư là 15%/năm
5. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 20%.
Yêu cầu: Hãy xác định các chỉ tiêu sau đây của dự án:
1. Thời gian hoàn vốn (PP)?
2. Giá trị hiện tại thuần (NPV)?
3. Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR)?
4. Chỉ số sinh lời (PI)?
5. Nếu chi phí sử dụng vốn đầu tư là 20%, hãy xác định lại chỉ tiêu IRR của dự
án? Theo anh (chị) công ty có nên đầu tư vào dự án không?
Giải
Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5 6
Tổng vốn đầu tư -2.000
TSCĐ -1.800
VLĐ -200 200
Doanh thu thuần 1.100 1.250 1.350 1.400 1.450 1.300
Chi phí sản xuất
kinh doanh chưa kể
khấu hao 650 670 690 720 720 600
Chi phí khấu hao 300 300 300 300 300 300
LNTT 150 280 360 380 430 400
LNST 120 224 288 304 344 320
Dòng tiền thuần -2.000 420 524 588 604 644 820
Thừa số PV
(1+15%)-n 1 0,8696 0,7561 0,6575 0,5718 0,4972 0,4323
Hiện giá dòng tiền -2.000 365,2174 396,2193 386,6195 345,339 320,1818 354,5086
VĐT thu hổi lũy kế 420 944 1.532 2.136
1. Thời gian hoàn vốn (PP):
= 3 năm + (2.000 – 1.532)/604 = 3,775 năm = 3 năm 9 tháng 9 ngày

33
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

2. NPV = -2.000 + 358,6957 + 385,6333 + 374,7843 + 334,4757 + 309,4925 + 345, 86


= 168,0658
3. IRR là nghiệm phương trình :

[ 420
+
524
2+
588
3 +
604
4+
644
+
820
1+15 % (1+15 %) (1+15 % ) (1+15 %) (1+15 %)5 (1+15 %)6 ] -2.000 = 0
IRR = 17,77%
4. Chỉ số sinh lời PI = 1 + 168,0658/2.000 = 1,084
5. Nếu chi phí sử dụng vốn của dự án là 20% thì IRR vẫn là 17,77% do IRR không
phụ thuộc vào chi phí sử dụng vốn của dự án, lúc này ta có chi phí sử dụng vốn > IRR,
do vậy không nên đầu tư.

Bài 16: Công ty cổ phần Hưng Phú đang xem xét đầu tư mở rộng kinh doanh bằng vốn
chủ sở hữu, có tài liệu về 2 dư án A và B xung khắc (loại trừ) nhau như sau:
I. Dự án A:
1. Vốn đầu tư bỏ 1 lúc ban đầu là 1.000 triệu đồng, trong đó đầu tư vào tài sản
cố định: 800 triệu đồng, đầu tư vào vốn lưu động thường xuyên là 200 triệu đồng.
2. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm, dự kiến doanh thu và chi phí sản
xuất kinh doanh của dự án như sau:
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Doanh thu thuần 1.500 1.500 1.800 2.000
Chi phí sản xuất kinh doanh (chưa kể khấu hao 1.000 950 1.350 1.500
tài sản cố định)
3. Tài sản cố định được khấu hao trong 4 năm theo phương pháp đường thẳng,
giá trị thanh lý vào năm cuối của dự án là không đáng kể.
4. Số vốn lưu động dự kiến thu hồi toàn bộ một lần vào cuối năm thứ 4.
II. Dự án B :
1. Vốn đầu tư bỏ 1 lúc ban đầu là 1.000 triệu đồng, trong đó đầu tư vào tài sản
cố định: 900 triệu đồng, đầu tư vào vốn lưu động thường xuyên là 100 triệu đồng.
2. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm, dự kiến doanh thu và chi phí sản
xuất kinh doanh của dự án như sau:
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
34
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Doanh thu thuần 1.100 1.100 1.300 1.300 1.400


Chi phí sản xuất kinh doanh 650 600 800 900 900
(chưa kể khấu hao tài sản cố
định)
3. Tài sản cố định được khấu hao trong 5 năm theo phương pháp đường thẳng,
giá trị thanh lý vào năm cuối của dự án là không đáng kể.
4. Số vốn lưu động dự kiến thu hồi toàn bộ một lần vào cuối năm thứ 5.
Yêu cầu:
1. Hãy tính các tiêu chuẩn: hiện giá thuần (NPV), tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) của
từng dự án?
2. Theo anh (chị) công ty nên chọn dự án nào?
Biết rằng: Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%. Chi phí sử
dụng vốn đầu tư là 15%.
Giải
1. Tính NPV và IRR của từng dự án :
Dự án A Đvt: tr đ
Chỉ tiêu 1 2 3 4
Doanh thu 1.500 1.500 1.800 2.000
Chi phí sản xuất kinh
doanh chưa kể khấu
hao 1.000 950 1.350
1.500
Khấu hao TSCĐ 200 200 200200
Lợi nhuận trước thuế 300 350 250300
Lợi nhuận sau thuế 240 280 200240
Thu hồi VLĐ 200
Dòng tiền thuần 440 480 400 640
TSHT (1+15%)^-n 0,869565217 0,756143667 0,657516232 0,571753246
PV dòng tiền thuần 382,6087 362,949 263,0065 365,9221
NPV = 382,6078 + 362,949 + 263,0065 + 365,9221 – 1.000 = 374,4854
IRR là nghiệm phương trình :

[ 440
+
480
2+
400
3 +
640
1+IRR ( 1+IRR % ) (1+IRR) ( 1+IRR)4 ] -1.000 = 0
IRR = 31,62%
Dự án B:

35
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5
Doanh thu 1.100 1.100 1.300 1.300 1.400
Chi phí sản
xuất kinh
doanh chưa kể
khấu hao 650 600 800 900 900
Khấu hao
TSCĐ 180 180 180 180 180
Lợi nhuận
trước thuế 270 320 320 220 320
Lợi nhuận sau
thuế 216 256 256 176 256
Thu hồi VLĐ 100
Dòng tiền
thuần 396 436 436 356 536
TSHT
(1+15%)^-n 0,8695 0,75614 0,65751 0,57175 0,49717
PV dòng tiền
thuần 344,322 329,677 286,674 203,543 266,5
NPV = 344,322 + 329,677 + 286,674 + 203,543+ 266,5 - 1.000 = 430,7
IRR là nghiệm phương trình :

[ 396
+
436
2+
436
3 +
356
4+
536
1+IRR ( 1+IRR % ) (1+IRR) ( 1+IRR) (1+IRR )5 ] -1.000 = 0
IRR = 31,5%
2. Do 2 dự án không cùng tuổi thọ kinh tế nên sử dụng phương pháp chuỗi thu nhập
đều hàng năm để lựa chọn:

Chuỗi thu nhập đều hàng năm của dự án A:


[ 374 , 4854 x 15 %
1−(1+15 %)−4 ] = 131,169

Chuỗi thu nhập đều hàng năm của dự án B:


[ 480 , 416 x 15 %
1−(1+15 %)−5 ] = 128,494
Chọn dự án A do có chuỗi thu nhập đều hàng năm lớn hơn

36
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

D. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN


Bài 1: Doanh nghiệp dự tính đầu tư một hệ thống thiết bị để đưa ra thị trường một loại
sản phẩm mới, có tài liệu như sau: (đvt: triệu đồng)
- Chi phí mua hệ thống thiết bị mới: 400
- Đời sống hữu dụng của thiết bị: 10 năm
- Giá trị thanh lý thu hồi vào năm cuối cùng của thiết bị: 50
- Doanh thu hàng năm do thiết bị mang lại: 300
- Chi phí khác hàng năm chưa kể khấu hao: 165
- Doanh nghiệp áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
- Lãi suất chiết khấu: 14%/năm
Yêu cầu:
1. Tính thời gian hoàn vốn của thiết bị có tính đến chiết khấu?
2. Tính NPV để xem doanh nghiệp có nên đầu tư hệ thống thiết bị này không?
3. Tính IRR của dự án đầu tư hệ thống thiết bị này?
Đáp án:
1. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu DPP = 9 năm 9 tháng 7 ngày
2. NPV = 7,2145 triệu đồng
3. IRR = 14,446%

Bài 2: Công ty XYZ dự định đầu tư mua sắm một TSCĐ có nguyên giá là 360 triệu
đồng, có thời gian sử dụng là 5 năm. Mỗi năm mang lại một khoản lợi nhuận trước
thuế là 30 triệu đồng. Sau 5 năm sử dụng TSCĐ này được thanh lý và giá trị thanh lý
dự tính là 17,5 triệu đồng. Ông Giám đốc Công ty muốn biết nếu dự án này được thực
thi thì tỷ suất doanh lợi nội bộ là bao nhiêu?
Biết rằng: Hiện nay Công ty XYZ tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính
cố định và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Đáp án: IRR = 11,34%

Bài 3: Một công ty đang phân tích các dữ liệu có liên quan để mua 1 thiết bị. Có 3 dự
án đầu tư như sau (ĐVT: 1.000.000đ)

37
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Đời sống kinh tế Dòng tiền thuần


Dự án Vốn đầu tư
của dự án hàng năm
A 2.864 5 1.000
B 4.192 10 1.000
C 5.092 15 1.000

38
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Yêu cầu:
Với lãi suất chiết khấu là 10%/năm, hãy xếp hạng 3 dự án trên theo thứ tự ưu
tiên bằng:
1. Phương pháp hiện giá thuần
2. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội tại
3. Phương pháp chỉ số sinh lời.
4. Nếu các dự án trên xung khắc thì công ty nên chọn dự án nào?
Đáp án: Đvt: triệu đồng
1. NPVA = 926,78; NPVB = 1952,56 ; NPVC = 2514,08
2. IRRA = 22% ; IRRB = 20% ; IRRC = 18%
3. PIA = 1,32 ; PIB = 1,46 ; PIC = 1,49
4. NPV bình quân hàng năm của dự án A: 244,48
NPV bình quân hàng năm của dự án B: 317,77
NPV bình quân hàng năm của dự án C: 330,53
Kết luận: Chọn dự án C

Bài 4: Công ty cổ phần A đang xem xét một dự án đầu tư xây dựng một phân xưởng
mới sản xuất sản phẩm H. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm. Tài liệu liên quan
đến dự án như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ là 1200 triệu đồng (bỏ vốn ngay một
lần), vốn lưu động thường xuyên bằng 20% doanh thu thuần.
2. Dự kiến số lượng sản xuất và tiêu thụ của dự án như sau:
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Sản lượng 1.500 1.550 2.000 1.900

39
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

3. Giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế gián thu là 900.000 đồng/sản phẩm
4. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao TSCĐ): 100 triệu đồng
- Chi phí biến đổi bằng 50% doanh thu thuần
5. TSCĐ đầu tư ban đầu dự kiến khấu hao trong 4 năm theo phương pháp số dư
giảm dần có điều chỉnh (2 năm cuối khấu hao theo phương pháp đường thẳng).
Giá trị thu hồi thanh lý là không đáng kể.
6. Số vốn lưu động dự kiến thu hồi toàn bộ một lần vào cuối năm thứ 4.
Yêu cầu:
Theo tiêu chuẩn NPV hãy cho biết công ty có nên thực hiện dự án đầu tư không?
Giải thích ý nghĩa của kết quả vừa tính được?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn của dự án là 10%/năm,
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Đáp án: NPV = 604,135 triệu đồng

Bài 5: Công ty H đang xem xét một dự án đầu tư có vòng đời của dự án là 5 năm, các
tài liệu liên quan như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ là 1.000 triệu đồng, đầu tư về vốn lưu
động thường xuyên là 200 triệu đồng.
2. Cuối năm thứ 2 sẽ đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, chi phí nâng cấp 300
triệu đồng. Theo đó vốn lưu động thường xuyên bổ sung thêm là 50 triệu đồng.
3. Dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ trong các năm khi thực hiện dự án
như sau:
Năm 1: 8.000 sản phẩm Năm 2: 8.000 sản phẩm
Năm 3: 10.000 sản phẩm Năm 4: 10.500 sản phẩm
Năm 5: 10.500 sản phẩm
Giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế GTGT là: 100.000 đồng/sản phẩm
4. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
- Tổng chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ): 50 triệu
- Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm bằng 50% giá bán chưa có thuế GTGT.
5. TSCĐ đầu tư ban đầu dự kiến khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có
điều chỉnh (hai năm cuối áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng), hệ số điều
chỉnh bằng 2,0. Số vốn đầu tư nâng cấp dây chuyền được thu hồi trong 3 năm với số
tiền cuối mỗi năm là 100 triệu đồng. Giá trị thanh lý TSCĐ ước tính ở năm cuối cùng
khi thực hiện dự án là 30 triệu đồng.

40
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

6. Số vốn lưu động dự kiến sẽ thu hồi vào cuối năm cuối cùng khi thực hiện dự án.
Yêu cầu: Theo tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần, hãy cho biết dự án có được chấp
thuận đầu tư không?
Biết rằng: - Chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%
- Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Đáp án: NPV = 57,50 triệu đồng

Bài 6: Hai dự án A và B có các dữ liệu sau :


Tiêu thức Dự án A Dự án B
VĐT ban đầu 100 triệu 150 triệu
Dòng tiền thuần hằng năm 60 triệu 75 triệu
Tuổi thọ của dự án 4 năm 4 năm

41
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Yêu cầu:
1 . Hãy tính NPV của từng dự án với chi phí sử dụng vốn 18%?
2 . Tính IRR của từng dự án?
3. Giả sử 2 dự án loại trừ, nên chọn dự án nào?
Đáp án:
1. NPVA = 61,40 triệu đồng
NPVB = 51,75 triệu đồng
2. IRRA = 47,23%
IRRB = 34,9%
3. Chọn A do có NPV lớn hơn

Bài 7: Một doanh nghiệp đánh giá để chọn một trong hai dự án sau :
Tiêu thức Dự án C Dự án D
VĐT ban đầu 800 triệu 450 triệu
Dòng tiền thuần hằng năm 240 triệu 150 triệu
Tuổi thọ của dự án 6 năm 6 năm

42
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Yêu cầu:
1. Hãy tính NPV và IRR của từng dự án với chi phí sử dụng vốn là 12%?
2. Tính PI của từng dự án?
3. Nếu C và D xung khắc nhau, công ty nên chọn dự án nào?
Đáp án:
1. NPVC = 186,738 triệu đồng
NPVD = 166,711 triệu đồng
IRRC = 19,91%
IRRD = 24,29%
2. PIC = 1,23
PID = 1,37
3. Chọn C do có NPV lớn hơn

Bài 8: Các số liệu về dòng tiền của 2 dự án A và B xung khắc của công ty X được cho
qua các năm như sau :
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dòng tiền thuần dự án A Dòng tiền thuần dự án B
0 - 1.000 - 1.000
1 500 100
2 400 300
3 300 400
4 100 600

43
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Chi phí sử dụng vốn của công ty là 10%.


Yêu cầu: Công ty nên lựa chọn dự án nào:
1. Theo tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn không chiết khấu?
2. Theo tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có chiết khấu?
Biết rằng: Các dự án có mức rủi ro như nhau và dòng tiền có vào thời điểm cuối mỗi năm.
Đáp án:
1. PPA = 2 năm 4 tháng
PPB = 3 năm 4 tháng
Chọn dự án A
2. DPPA = 2 năm 11 tháng 14 ngày
DPPB = 3 năm 10 tháng 17 ngày
Chọn dự án A

Bài 9: Đơn vị: 1.000 đồng


Một công ty đang có kế hoạch lựa chọn đầu tư vào một trong hai dự án X và Y để đưa
ra thị trường thêm một loại sản phẩm mới. Biết cả hai dự án đều có vòng đời hoạt động
dự tính là 5 năm và vốn đầu tư ban đầu đều là 400.000, dòng tiền thuần hàng năm của
hai dự án như sau:
0981467828.Minh

Dự án Dòng tiền thuần hàng năm


đầu tư 0 1 2 3 4 5
X -400.000 300.000 150.000 100.000 50.000 50.000
Y -400.000 50.000 100.000 100.000 300.000 300.000

44
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Cho biết lãi suất chiết khấu hợp lý của dự án là 15%


Yêu cầu: Tính NPV và IRR của hai dự án? Công ty nên chọn dự án nào? Tại sao?
Đáp án:
1. NPVX = 93,489 ngàn đồng
NPVY = 105,5232 ngàn đồng
2. IRRX = 29,25%
IRRY = 22,834%
3. Chọn Y theo NPV

Bài 10: Đơn vị: 1.000 đồng


Một công ty đang có kế hoạch lựa chọn đầu tư vào một trong hai dự án I và II để đưa
ra thị trường thêm một loại sản phẩm mới. Biết cả hai dự án đều có vòng đời hoạt động
dự tính là 5 năm và có vốn đầu tư ban đầu đều là 900.000, dòng tiền thuần hàng năm
của hai dự án như sau:
Dự án Dòng tiền thuần hàng năm
đầu tư 0 1 2 3 4 5
I -900.000 400.000 550.000 100.000 200.000 38.000
II -900.000 280.000 570.000 25.000 345.000 90.000

45
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Cho biết lãi suất chiết khấu hợp lý của dự án là 14%


Yêu cầu: Tính NPV và IRR của hai dự án? Công ty nên chọn dự án nào? Tại sao?
Đáp án:
1. NPVI = 79,733 ngàn đồng
NPVII = 52,095 ngàn đồng
2. IRRI = 18,97%
IRRII = 16,80%
3. Chọn I theo NPV

Bài 11: (Đơn vị tính: triệu đồng)


Công ty B đang sử dụng 1 thiết bị sản xuất có giá trị còn lại là 500. Thiết bị này vẫn
còn thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm nữa và giá trị thu hồi là không đáng kể. Công
ty dự kiến mua 1 thiết bị mới thay thế thiết bị cũ có nguyên giá là 1.000, đời sống là 5
năm, khi thay thế sẽ làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh (chưa kể chi phí khấu hao)
một khoản là 200. Máy cũ có thể bán theo giá thị trường hiện tại là 520. Giá trị thu hồi
của thiết bị mới sau 5 năm là không đáng kể. Hãy xây dựng dòng tiền thuần của dự án?
Công ty có nên thay thế thiết bị cũ không? Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
20%, chi phí sử dụng vốn của dự án là 20% và công ty sử dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng.
Đáp án:
Khi bán máy cũ doanh nghiệp lãi: 520 tr – 500 tr = 20 triệu đồng
Số lãi làm tăng thuế TNDN phải nộp: 20 x 20% = 4 triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
VĐT thuần -484
Tiết kiệm chi phí 200 200 200 200 200
Thay đổi khấu hao 100 100 100 100 100
Thay đổi LNST 80 80 80 80 80
Dòng tiền thuần -484 180 180 180 180 180
TSCK 1 0,8333 0,6944 0,5787 0,4823 0,4019
PV -484 150 125 104,17 86,806 72,338
NPV 54,31 triệu đồng

46
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Nên thay thế thiết bị

Bài 12: Công ty KM xem xét hai phương án để có được một máy phát điện chuyên
dùng:
- Nếu mua thì công ty phải bỏ ra tổng cộng 45.000 USD từ vay nợ và sau 5 năm sử
dụng chiếc máy này có giá trị thu hồi 5% giá trị ban đầu. Công ty áp dụng phương
pháp khấu hao đường thẳng và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
- Nếu thuê thì hàng năm công ty phải trả chi phí thuê một năm là 10.820 USD trong
vòng 5 năm. Tiền thuê năm đầu trả ngay khi ký hợp đồng. Công ty có chi phí sử dụng
nợ trước thuế là 12%, chi phí sử dụng vốn bình quân là 15%.
Hỏi công ty nên thuê hay mua?
Đáp án:
PV thuê = 10.820 x (1-20%) x [1 – (1+9,6%)-5]/9,6% x ( 1 +9,6%) = 36.333,5 triệu
đồng
PV mua = 45.000 – 45.000/5 x 20% x[1 – (1+9,6%)-5]/9,6% - 45.000 x 5% x (1-20%)
x (1+15%)-5 = 37.211 triệu đồng
Nên thuê tài sản

Bài 13: Công ty XYZ đang xem xét lựa chọn 1 trong 2 dự án có dòng tiền thuần như
sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
Dự án đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
Dự án A -12.000 6.000 8.000 4.000
Dự án B -18.000 8.000 10.000 10.000

47
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Chi phí sử dụng vốn của dự án là 8%


Yêu cầu: Tính MIRR của 2 dự án? Doanh nghiệp nên đầu tư vào dự án nào?
Đáp án:
MIRR của dự án A: 17,84%
MIRR của dự án B: 18,74%
Doanh nghiệp nên chọn dự án B

Bài 14: Công ty X dự kiến thuê 1 thiết bị sản xuất trong 5 năm với chi phí thuê phải
trả hàng năm là 20 tr đồng (trả vào cuối năm). Lãi suất vay là 12%. Công ty nộp thuế
TNDN với thuế suất 20%
Nếu công ty mua thiết bị trên thì phải trả ngay 60 triệu đồng, thiết bị được khấu hao
theo phương pháp đường thẳng, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng mỗi năm là 4 triệu đồng,
thu thanh lý ước tính cuối năm thứ 5 là 7 triệu đồng. WACC của doanh nghiệp là 14%.
Yêu cầu:
1. Tính PV của dòng tiền thuê?
2.Tìm PV dòng tiền mua tài sản?
3. Công ty nên thuê hay mua thiết bị trên?
Đáp án:
1. PV dòng tiền thuê: 61,277 triệu đồng
2. PV dòng tiền mua: 60,156 triệu đồng
3. Công ty nên mua tài sản trên

Bài 15: Doanh nghiệp A đang xem xét một dự án đầu tư, có tài liệu như sau:
1. Dòng tiền hàng năm của dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2
Dòng tiền thuần -1.000 2.500 -1.560
2. Chi phí sử dụng vốn của dự án là 15%/năm
Yêu cầu: Xác định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội tại (IRR) của dự án? Cho biết
công ty có nên đầu tư dự án không?
Đáp án:
IRR1=30%
IRR2 = 20%

48
Chương 5: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Khi IRR có đa nghiệm công ty phải sử dụng chỉ tiêu NPV để ra quyết định. Lúc lày
với chi phí sử dụng vốn là 15% thì NPV = - 5,67 triệu đồng < 0, do vậy công ty không
nên thực hiện dự án.

Bài 16: Công ty Đại Phú đang xem xét dự án đầu tư A có tài liệu như sau:
1. Dòng tiền thuần của dự án:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Dòng tiền thuần -2.000 550 620 800 880 940
2. Chi phí sử dụng vốn là 18%.
Yêu cầu:
1. Xác định các chỉ tiêu của dư án A: Thời gian hoàn vốn (PP)? Giá trị hiện tại
thuần (NPV)? Tỷ suất sinh lời nội tại (IRR)? Chỉ số sinh lời (PI)? Công ty có
nên đầu tư vào dự án A không?
2. Nếu chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên là 20% thì tỷ suất sinh lời
nội tại (IRR) của dư án A thay đ ổi như thế nào?
3. Giả sử có 1 dự án B xung khắc (loại trừ) với dự án A và dòng tiền của dư án B
như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dòng tiền thuần -2.000 700 820 900 980
Với chi phí sử dụng vốn là 18%, hãy xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án
B? Công ty nên đầu tư vào dự án nào?
Đáp án:
1. Thời gian hoàn vốn PP: 2 năm 13 ngày
Hiện giá thuần NPV: 263,057 triệu đồng
Tỷ suất sinh lời nội tại IRR: 23,11%
Chỉ số sinh lời PI: 1,13
Công ty nên đầu tư vào dự án A
2. IRR không thay đổi vẫn là 23,11%
3. NPV của dự án B: 235,372 triệu đồng
Chuỗi thu nhập đều hàng năm của dự án A: 84,12 triệu đồng
Chuỗi thu nhập đều hàng năm của dự án B: 87,49 triệu đồng
Chọn dự án

49
Lưu hành nội bộ

You might also like