You are on page 1of 69

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Họ và tên sinh viên: Ngô Ngọc Lam


MSSV: 2121003818 Lớp: CLC_21DMA01

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH CHIẾN LƯỢC
MARKETING - MIX CỦA NƯỚC GIẢI KHÁT COCA -
COLA VÀ PEPSI

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

TP. Hồ Chí Minh, 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH CHIẾN LƯỢC
MARKETING - MIX CỦA NƯỚC GIẢI KHÁT COCA -
COLA VÀ PEPSI

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Sinh viên thực hiện: Ngô Ngọc Lam


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thoa
MSSV: 2121003818 Lớp: CLC_21DMA01

TP. Hồ Chí Minh, 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên ............................................................................... MSSV ...............................

Điểm bằng số Chữ ký giảng viên

( Điểm bằng chữ) (Họ và tên giảng viên)


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thông tin chung
- Họ và tên sinh viên: Ngô Ngọc Lam Lớp: CLC_21DMA01
- Tên đề tài: Phân tích và so sánh chiến lược Marketing – Mix của nước giải khát Coca
– Cola và Pepsi
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thoa
2. Nhận xét, đánh giá bài báo cáo
Tiêu chí/Điểm tối đa Nhận xét Điểm
Cơ sở lý thuyết của đề tài
(2 điểm)

Phương pháp nghiên cứu (1


điểm)

Phân tích tổng quan doanh


nghiệp và thị trường, đánh
giá hoạt động marketing
được thực hiện (4,0 điểm)

Đề xuất giải pháp (2 điểm)

Hình thức trình bày Tối đa


1 điểm)

Tổng điểm

Điểm làm tròn:……………..(Viết bằng chữ:……………………)


TP. Hồ Chí Minh, ngày..... tháng ..... năm 2023

i
NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
1. Thông tin chung
- Họ và tên sinh viên: Ngô Ngọc Lam Lớp: CLC_21DMA01
- Tên đề tài: : Phân tích và so sánh chiến lược Marketing – Mix của nước giải khát Coca
– Cola và Pepsi
- Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thoa
2. Bảng nhật ký Thực hành nghề nghiệp 1
Mô tả nội dung
Thời gian thực Người phụ
STT Tên công việc cụ thể của công
hiện trách
việc
Đọc các bài
01 tuần (6/7 –
nghiên cứu và 16/7)
1 Chọn đề tài Ngô Ngọc Lam
định hướng đề
tài sẽ làm
Sưu tầm các bài
nghiên cứu
Tìm kiếm, tổng 4 tuần (16/7 –
2 trước có liên Ngô Ngọc Lam
hợp thông tin 16/8)
quan, tham
khảo giáo trình
Hoàn thành nội
Nộp bản thảo, 01 tuần
dung bài nghiên
3 giáo viên hướng Ngô Ngọc Lam
cứu, định dạng (16/8 – 25/8)
dẫn nhận xét
theo yêu cầu
Hoàn thiện nội
Nộp báo cáo dung và trình 1 tuần (25/8 –
4 Ngô Ngọc Lam
chính thức bày được nhận 30/8)
xét
TP. Hồ Chí Minh, ngày..... tháng ..... năm 2023

ii
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Phân tích và so sánh chiến lược Marketing – Mix của nước giải khát
Coca – Cola và Pepsi “ là bài viết các nhân của em dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng
dẫn của cô Nguyễn Thị Thoa. Những nội dung trình bày trong bài báo cáo hoàn toàn trung
thực. Trong quá trình làm bài có tham khảo những tài liệu có nguồn gốc rõ ràng. Em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra ra với bài báo cáo này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Người cam đoan

Ngô Ngọc Lam

iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 đề tài: “ Phân tích và so sánh
chiến lược Marketing – Mix của nước giải khát Coca – Cola và Pepsi” em đã gặp nhiều khó
khăn nhưng với sự giúp đỡ, hướng dẫn và động viên từ nhà trường, khoa Marketing đặc biệt
là giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Thoa, em đã hoàn thành đề tài đúng thời hạn
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành đến giáo viên hướng dẫn – cô Nguyễn
Thị Thoa người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và cho em những lời nhận xét, góp ý quý giá,
để chính sửa, và hoàn thành bài báo cáo
Em xin cảm ơn khoa Marketing Trường đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện để
em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo
Do đây là lần đầu tiên thực hiện, hạn chế về kinh nghiệm và trình độ nên bài báo cáo còn
nhiều thiếu xót, em mong có thể nhận được nhiều hơn những lời nhận xét để đề tài được hoàn
thiện hơn nữa và có ý nghĩa thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Ngô Ngọc Lam

iv
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

v
MỤC LỤC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................................i
NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1.......................................................ii
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iv
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN........................................................................v
CHƯƠNG 1..............................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI......................................................................................3
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................3
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI BÁO CÁO...................................................3
1.3. MỤC TIÊU BÁO CÁO...............................................................................3
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO..............................................3
1.5. BỐ CỤC BÁO CÁO....................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................4
CHƯƠNG 2..............................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ MARKETING – MIX......................5
2.1. KHÁI NIỆM MARKETING VÀ MARKETING – MIX...........................5
2.1.1. Marketing.................................................................................................5
2.1.1.1. Khái niệm Marketing........................................................................5
2.1.1.2. Vai trò và chức năng của Marketing...............................................6
2.1.1.3. Quá trình của Marketing..................................................................7
2.1.2. Marketing – Mix......................................................................................8
2.1.2.1. Khái niệm Marketing – Mix.............................................................8
2.1.2.2. Các nhân tố trong Marketing – Mix................................................9
2.1.2.3. Vai trò của Marketing – Mix..........................................................10
2.2. MÔI TRƯỜNG MARKETING..................................................................11
vi
2.2.1. Môi trường vĩ mô...................................................................................11
2.2.2. Môi trường vi mô...................................................................................12
2.3. MÔ HÌNH 4PS TRONG MARKETING – MIX.......................................13
2.3.1. Chiến lược sản phẩm.............................................................................13
2.3.1.1. Khái niệm.........................................................................................13
2.3.1.2. Vai trò của chiến lược sản phẩm....................................................13
2.3.1.3. Nội dung của chiến lược sản phẩm................................................13
2.3.2. Chiến lược giá.........................................................................................15
2.3.2.1. Khái niệm.........................................................................................15
2.3.2.2. Vai trò...............................................................................................16
2.3.2.3. Một số chiến lược giá.......................................................................16
2.3.3. Chiến lược phân phối............................................................................16
2.3.3.1. Khái niệm.........................................................................................16
2.3.3.2. Vai trò...............................................................................................17
2.3.3.3. Nội dung trong chiến lược phân phối............................................17
2.3.4. Chiến lược chiêu thị...............................................................................18
2.3.4.1. Khái niệm.........................................................................................18
2.5.4.2. Vai trò...............................................................................................18
2.3.4.3. Các công cụ của chiến lược chiêu thị.............................................18
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.....................................................................................20
CHƯƠNG 3............................................................................................................21
SO SÁNH HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA COCA – COLA VÀ
PEPSI......................................................................................................................21
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM 21
3.2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP........................................................23
3.2.1. Công ty TNHH nước giải khát Coca – Cola ở Việt Nam...................23
3.2.2. Công ty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam..............24

vii
3.2.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp..................................................................24
3.3. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ................................................26
3.3.1. Coca – Cola.............................................................................................26
3.3.2. Pepsi........................................................................................................26
3.4. CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC
GIẢI KHÁT.........................................................................................................28
3.4.1. Coca – Cola.............................................................................................28
3.4.1.1. Chiến lược sản phẩm.......................................................................28
3.4.1.2. Chiến lược giá..................................................................................31
3.4.1.3. Chiến lược phân phối......................................................................32
3.4.1.4. Chiến lược chiêu thị.........................................................................33
3.4.2. Pepsi........................................................................................................36
3.4.2.1. Chiến lược sản phẩm.......................................................................36
3.4.2.2. Chiến lược giá..................................................................................39
3.4.2.3. Chiến lược phân phối......................................................................40
3.4.2.4. Chiến lược chiêu thị.........................................................................41
3.5. SO SÁNH......................................................................................................43
3.5.1. Chiến lược sản phẩm.............................................................................43
3.5.2. Chiến lược giá.........................................................................................43
3.5.3. Chiến lược phân phối............................................................................44
3.5.4. Chiến lược chiêu thị...............................................................................44
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.....................................................................................45
CHƯƠNG 4............................................................................................................45
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO
COCA – COLA VÀ PEPSI...................................................................................45
4.1. CƠ SỞ GIẢI PHÁP.....................................................................................45
4.2. MỤC TIÊU GIẢI PHÁP................................................................................45
4.3. NỘI DUNG GIẢI PHÁP.............................................................................45
viii
4.3.1. Coca – Cola.............................................................................................45
4.3.1.1. Điểm mạnh.......................................................................................45
4.3.1.2. Điểm yếu...........................................................................................46
4.3.1.3. Đề xuất..............................................................................................46
4.3.2. Pepsi........................................................................................................47
4.3.2.1. Điểm mạnh.......................................................................................47
4.3.2.2. Điểm yếu...........................................................................................47
4.3.2.3. Đề xuất..............................................................................................47
CHƯƠNG 5............................................................................................................50
LỜI KẾT VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................50
5.1. LỜI KẾT.......................................................................................................50
5.2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................52

ix
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Tập hợp sản phẩm của Coca – Cola......................................................................29
Bảng 3. 2: Bảng giá................................................................................................................31
Bảng 3. 3: Tập hợp sản phẩm Pepsi.......................................................................................37
Bảng 3. 4: Bảng giá................................................................................................................39
Bảng 3. 5: So sánh hàm lượng các chất trong sản phẩm của Coca – Cola và Pepsi...............43
Bảng 3. 6: So sánh giá............................................................................................................44

x
MỤC LỤC HÌNH
Hinh 2. 1: Quy trình Marketing.................................................................................................7
Hinh 2. 2: Các nhân tố trong Marketing – mix..........................................................................9
Hinh 2. 3: Cấu trúc kênh phân phối.........................................................................................17

Hình 3. 1: Doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất và thị phần, 2017 – 2022...........................21
Hình 3. 2: Doanh thu các thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam...........................................22
Hình 3. 3: Coca – Cola............................................................................................................35

xi
TÓM TẮT
Dựa trên những lý thuyết về Marketing và Marketing Mix, kết hợp với quá trình tìm kiếm
thông tin, nguồn dữ liệu. Nghiên cứu tổng quan thị trường nước giải khát phân khúc tầm
trung và xu hướng sắp tới. Nghiên cứu cũng tìm hiểu, so sánh hai thương hiệu nước giải khát
hàng đầu thế giới Coca – Cola và Pepsi. Kết quả cho thấy chiến lược Marketing Mix vô cùng
quan trọng đối với từng sản phẩm của hai thương hiệu. Để từ đó đưa ra đánh giá mức độ quan
trọng của chiến lược Marketing Mix và nêu ra những chiến lược, giải pháp phù hợp cho thị
trường nước giải khát tầm trung ở Việt Nam

1
ABTRACT

Based on the theories of Marketing and Marketing Mix, combined with the process of finding
information and data sources. Research an overview of the mid-range beverage market and
upcoming trends. The study also looked at and compared the world's two leading beverage
brands Coca – Cola and Pepsi. The results show that the marketing mix strategy is extremely
important for each product of the two brands. From there, assess the importance of Marketing
Mix strategy and propose appropriate strategies and solutions for the mid-range beverage
market in Vietnam

2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn hơn dẫn đến nhu cầu về các
sản phẩm đóng hộp, đóng chai hoặc chế biến ngày càng tăng. Một trong số đó là ngành công
nghiệp nước giải khát có nhiều biến động trong thời gian qua. Ngày nay, con người uống
nước không chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải khát cho bản thân mà còn vì nó bổ sung dưỡng chất
cho cơ thể và thỏa mãn các giá trị giác quan của con người. Ngành công nghiệp nước giải
khát vì thế đã trở thành một ngành thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Vì
vậy, ngày càng có nhiều công ty đăng ký tham gia hoặc đầu tư vào ngành nước giải khát, tạo
nên một thị trường đồ uống hấp dẫn nhưng cũng đầy cạnh tranh.
Em chọn “Coca – Cola và Pepsi tại thị trường Việt Nam” cho bài báo cáo thực hành nghề
nghiệp 1 của mình để có thể hiểu hơn về thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như chiến lược
Marketing – Mix mà Coca – Cola và Pepsi đang áp dụng cho các sản phẩm của họ. Đề tài sẽ
tìm hiểu, phân tích và so sánh chiến lược Marketing – Mix của Coca – Cola và Pepsi về dòng
sản phẩm nước giải khát. Từ đó đề ra các giải pháp tối ưu để hoàn thiện hơn cho chiến lược
Marketing – Mix của công ty, cùng với đó là nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược
Marketing – Mix của công ty trên thị trường cạnh tranh như ngày nay
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI BÁO CÁO
 Đối tượng báo cáo: Chiến lược Marketing – Mix của công ty TNHH nước giải khát
Coca – Cola ở Việt Nam và Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico ở Việt
Nam.
 Không gian nghiên cứu: Thị trường Việt Nam
 Phạm vi thời gian: Từ năm 2019 – 2023
1.3. MỤC TIÊU BÁO CÁO
 Mô tả được thực trạng hoạt động Marketing của Coca – Cola thuộc công ty TNHH
nước giải khát Coca – Cola ở Việt Nam
 Mô tả được thực trạng hoạt động Marketing của Pepsi thuộc công ty TNHH nước giải
khát Suntory Pepsico ở Việt Nam
 So sánh đánh giá, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu trong công việc thực hiện các
chiến lược
 Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cho cả hai doanh nghiệp
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO
 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích lý thuyết từ các nguồn tài liệu
(sách, báo chí, báo cáo khoa học , tài liệu dữ trữ thông tin đại chũng ....). Người viết

3
phân tích và chọn lọc những thông tin cần thiết và tổng hợp để hoàn chỉnh bài nghiên
cứu này.
 Nghiên cứu giáo trình của sách Nguyên lí Marketing
1.5. BỐ CỤC BÁO CÁO
 Phần mở đầu
 Phần nội dung:
o Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
o Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ MARKETING – MIX
o Chương 3: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA COCA –
COLA VÀ PEPSI
o Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX
CHO COCA – COLA VÀ PEPSI
o Chương 5: LỜI KẾT VÀ KIẾN NGHỊ
 Phần kết
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này em trình bày những nội dung quan trọng và tìm hiểu về 6 vấn đề
chính bao gồm: lý do chọn đề tài, đối tượng báo cáo, phạm vi báo cáo, mục tiêu báo cáo,
phương pháp thực hiện báo cáo và bố cục bài báo cáo. Những tiền đề này sẽ tạo thành cơ
sở cho các chương tiếp theo của bài viết.

4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ MARKETING – MIX
2.1. KHÁI NIỆM MARKETING VÀ MARKETING – MIX
2.1.1. Marketing
2.1.1.1. Khái niệm Marketing
Khái niệm Marketing: Marketing là một quá trình tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nó liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, phân tích
khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ, xác định giá cả, tạo ra chiến lược quảng cáo và
tiếp thị, và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Định nghĩa về Marketing: Khi mới xuất hiện, một thời kỳ dài người ta quan niệm Marketing
là hoạt động tiêu thụ và bán hàng. Điều này chỉ đúng trong điều kiện nền kinh tế chưa phát
triển, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc sản xuất nhiều sản phẩm và thu nhiều lợi nhuận
thông qua việc bán sản phẩm. Điển hình cho quan điềm truyền thống này là:
 Theo AMA- American Marketing Association (1985) Marketing là tiến trình hoạch
định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, truyền thông và phân phối những ý tưởng,
hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ
chức.
 Theo Philip Kotler và Gary Armstrong (1994) Marketing là tiến trình qua đó các cá
nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao
đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên.
 Theo Peter Drucker mục đích của Marketing không cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ. Mục
đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp
ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ.
Qua những khái niệm trên, để có thể hiểu rõ hơn về Marketing ta có thể đánh giá qua một số
nhận xét sau:
Trước hết, chúng ta phải nhận thức rằng Marketing không chỉ là một quá trình mà còn
là một hệ thống quản lý hoàn chỉnh. Điều này bao gồm nhiều nhiệm vụ như lập kế hoạch,
phân tích, kiểm soát, tổ chức và quản lý nguồn lực vật chất và con người. Nắm bắt và hiểu rõ
mong đợi và nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm tương ứng, là trọng tâm của
hoạt động tiếp thị. Mọi hoạt động Marketing luôn hướng tới khách hàng.
Bằng cách này hay cách khác, các nhà tiếp thị phải đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng nhưng phải hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Có thể hiểu mỗi người có một sở thích và
không ai giống ai, vì vậy người làm Marketing phải luôn biết thích nghi và thay đổi để sử
dụng các nguồn lực của tổ chức, công ty nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách sớm nhất.

5
Trao đổi là khái niệm quyết định chuẩn bị nền tảng cho hoạt động tiếp thị. Hoạt động tiếp thị
kích thích quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi giúp thực hiện mong muốn của
khách hàng. Cuối cùng, hoạt động tiếp thị bao gồm bốn phương pháp nhằm kích thích trao
đổi sản phẩm: sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông..
Tóm lại, từ khái niệm và những đặc điểm của marketing có thể hiểu đơn
giản: “Marketing là hoạt động của con người nhằm đáp ứng hay thoả mãn các nhu cầu và
mong muốn thông qua tiến trình trao đổi hàng hoá
2.1.1.2. Vai trò và chức năng của Marketing
a. Vai trò của Marketing
Theo thời gian và với sự phát triển không ngừng nghỉ của thương mại, vai trò của
marketing ngày một được nhấn mạnh hơn. Nó đang dần biến thành một nguyên tắc mới trong
lĩnh vực kinh doanh. Marketing đóng góp vào các khía cạnh chiến lược trong kinh doanh, từ
việc phát triển ý tưởng, sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá. Các hoạt động khác như quảng cáo,
định giá sản phẩm, xúc tiến và phân phối cũng đều nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ chiến lược
marketing.
Vai trò Marketing đối với doanh nghiệp
Trước hết, Marketing phát sinh từ thị trường, từ nhu cầu, mong muốn của khách hàng
nên marketing hoàn toàn có thể định hướng doanh nghiệp hướng tới nghệ thuật khám phá nhu
cầu và làm hài lòng khách hàng. Marketing đóng vai trò liên kết hoạt động của các chức năng
khác như sản xuất, nhân sự, tài chính theo chiến lược đã định trước để xác định các câu hỏi
trọng tâm như: Sản xuất sản phẩm gì? Dành cho thị trường nào? sản xuất như thế nào? Với số
lượng bao nhiêu? Tuy nhiên, bộ phận marketing muốn hoạt động hiệu quả cũng cần có sự
phối hợp từ các bộ phận khác..
Vai trò Marketing đối với người tiêu dùng
Hữu ích về sản phẩm: Hoạt động marketing đã nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng vì vậy mà sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ khiến họ hài lòng về chất lượng,
kiểu dáng hay mẫu mã của sản phẩm, thỏa mãn được mong muốn.
Hữu ích về địa điểm: Nhờ vào hệ thống phân phối mà người tiêu dùng có thể dễ dàng
mua được sản phẩm mình cần, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.
Hữu ích về thông tin: Người tiêu dùng dễ dàng nhận được các thông điệp, giá cả,
khuyến mãi,... thông qua các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp để khách hàng dễ
dàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm.
Vai trò Marketing đối với xã hội

6
Marketing có thể hiểu là thoả mãn nhu cầu của mọi người, tức là cung cấp một mức
sống tốt hơn giúp con người trở nên thoải mái, vui vẻ và sung túc hơn.
b. Chức năng của Marketing
 Chức năng tiêu thụ sản phẩm
Tìm hiểu, đánh giá những người tiêu thụ và sau đó lựa chọn những người tiêu thụ có khả
năng nhất. Tổ chức phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất
về cả không gian và thời gian. Kiểm soát về giá cả tức là định giá một cách hợp lý thích hợp
với tâm lý của khách hàng. Đề ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng .
 Chức năng nghiên cứu thị trường
Bằng việc xem xét kỹ lưỡng các biến động của thị trường và bản chất hoạt động của các
chiến lược marketing trong công ty. Chức năng này bao gồm ba hoạt động chính là thu thập
thông tin về thị trường, phân tích tiềm năng nhu cầu tiêu dùng và dự đoán triển vọng.
 Chức năng tổ chức quản lý
Thúc đẩy và nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp với những biến động thường
xuyên về nguyên vật liệu, lao động, tài chính và thị trường. Phối hợp và lập kế hoạch: Là sự
kết nối giữa các bộ phận kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh doanh chung. Đáp ứng nhu
cầu và mong muốn ngày càng tăng của thị trường: Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập và
mức sống của người tiêu dùng càng được cải thiện, nhu cầu của họ càng đa dạng và phong
phú hơn. Vì vậy, hoạt động marketing phải tạo ra những sản phẩm mới nhằm tối đa hóa chất
lượng cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tổ chức và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ,
nâng cao trình độ quản lý các kênh phân phối sản phẩm.
 Chức năng hiệu quả kinh tế
Thúc đẩy kinh tế phát triển, hợp lý hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh, vậy nên
marketing được xem là một công cụ cho việc tạo lợi nhuận.

7
2.1.1.3. Quá trình của Marketing
Marketing coi khách hàng là trung tâm, có thể nói bản chất của marketing tức là thỏa mãn tối
đa nhu cầu của khách hàng, để có thể thực hiện được điều này thì quá trình marketing
trong doanh nghiệp phải thực hiện theo năm bước cơ bản sau:

Hinh 2. 1: Quy trình Marketing

Trong đó:
 R (Research) Tìm kiếm: Là bước đầu tiên trong bất kì chiến lược Marketing nào. Ở
giai đoạn này, các nhà tiếp thị sẽ nghiên cứu đối tượng mục tiêu, thị trường, đối thủ
cạnh tranh và các xu hướng tiêu dùng. Hoạt động này giúp các doanh nghiệp hiểu rõ
hơn về khách hàng mục tiêu, hiểu rõ hơn về ngành hàng mà họ đang hoạt động, cũng
như phát hiện những cơ hội và thách thức tiềm ẩn
 STP (Segmentation, Targeting, Positioning) Phân đoạn, mục tiêu và định vị: Sau khi
nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ khám phá ra một thị trường vô cùng rộng lớn và không
có một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ thị trường. Và bước đầu
tiên đó chính là phân khúc thị trường tức là chia nhỏ thị trường rộng lớn thành nhiều
phần nhỏ hơn như chia một chiếc bánh. Sau khi đã phân khúc được thị trường thì
doanh nghiệp sẽ chọn thị trường mục tiêu bằng cách so sánh và đánh giá từng phân
khúc với nhau để chọn ra thị trường thích hợp. Và bước cuối là định vị sản phẩm. Ở
bước này doanh nghiệp sẽ truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng để họ ấn tượng về
doanh nghiệp và thương hiệu. Điều này cũng chính là điểm khác biệt của doanh
nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh.
 MM (Marketing – Mix) Tiếp thị hỗn hợp: Khi đã xác định được thị trường mục tiêu
thì công ty sẽ xây dựng chiến lược marketing mix để định hướng và phát triển thị
trường mục tiêu đó.
 I (Implementation) Thực hiện: Là việc thực hiện và thực hiện chiến lược tiếp thị. Quá
trình biến các chiến lược và kế hoạch tiếp thị thành hành động. Tức là thực hiện tất cả
các khâu từ: thiết kế, cải tiến sản phẩm, định giá, phân phối và thực hiện các chiến
dịch xúc tiến bán hàng. Bước quan trọng này trong quy trình Marketing đòi hỏi sự
phối hợp hành động của tất cả các bộ phận: R&D, nhà máy sản xuất, Phòng
8
Marketing, Phòng Kinh doanh, Nhân sự, v.v. Ở giai đoạn này, cần có sự phối hợp nhịp
nhàng của tất cả các bộ phận trong công ty.
 C (Control) Kiếm soát: Doanh nghiệp cần thu thập thông tin và phản hồi từ thị trường,
đồng thời đánh giá và đo lường kết quả của những nỗ lực tiếp thị của mình để xác
định xem họ có đạt được mục tiêu đặt ra hay không. Ngay cả khi thực hiện cẩn thận
nhất, không có gì đảm bảo rằng sẽ xảy ra lỗi trong quá trình thực hiện. Nói cách khác,
nếu một công ty không đạt được mục tiêu của mình, công ty nên điều tra lý do tại sao
nó không thể hành động kịp thời.
2.1.2. Marketing – Mix
2.1.2.1. Khái niệm Marketing – Mix
Marketing - Mix là sự kết hợp, sắp xếp các yếu tố Marketing theo tình hình kinh
doanh thực tế của từng công ty nhằm củng cố vị thế của công ty trên thị trường. Khi các
thành phần Marketing được điều chỉnh thông suốt, đồng bộ để thích ứng với điều kiện thị
trường thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, rủi ro được hạn chế, mục
tiêu là sự hài lòng và hài lòng của khách hàng. Điều này sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận tối đa.
Phát triển doanh nghiệp bền vững.
2.1.2.2. Các nhân tố trong Marketing – Mix

Hình
Hinh 2.
2. 2.
2:Các
Cácnhân
nhân tố trong Marketing
Marketing –– mix
Mix
Các thành phần cơ bản bên trong Marketing – Mix

9
 Sản phẩm (Product): Là thành phần đầu tiên và cơ bản nhất trong Marketing – Mix.
Sản phẩm có thể là sản phẩm hữu hình của công ty tung ra, bao gồm các yếu tố như
chất lượng của sản phẩm, hình dáng, thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Bên cạnh
đó sản phẩm cũng bao quát cả các khía cạnh vô hình như hình thức dịch vụ giao hàng,
sửa chữa, giải trí,.... Trong bốn giai đoạn phát triển sản phẩm, các nhà Marketing phải
nghiên cứu xu hướng của người tiêu dùng sau đó nghiên cứu chu kỳ sống của sản
phẩm đó. Một sản phẩm đều trải qua bốn giai đoạn tăng trưởng, phát triển, bão hòa và
giai đoạn suy thoái, khi bước vào thời kỳ suy thoái những nhà tiếp thị sẽ làm mới sản
phẩm của họ để kích thích nhu cầu
 Giá (Price): Giá cả phải được cân nhắc để làm sao có thể tương xứng với giá trị nhận
được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Giá được xác định từ nhiều yếu tố
như thị trường cạnh tranh, nguyên liệu, giá trị cảm nhận của khách hàng,... Việc điều
chỉnh, thay đổi và quyết định giá vô cùng quan trọng trong chiến lược marketing vì nó
ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng và nhu cầu sản phẩm.
 Phân phối (Place): Được hiểu là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể dễ dàng
tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ, chọn lọc và liên kết những
nhà trung gian nhằm mục đích cung cấp sản phẩm đến được thị trường mục tiêu một
cách có hiệu quả nhất. Bao gồm cả những cửa hàng hữu hình hay các sàn thương mại
điện tử. Nhiệm vụ của người làm marketing là đưa sản phẩm tới nơi và vào đúng thời
điểm khách hàng có nhu cầu.
 Truyền thông (Promotion): Truyền thông bao gồm những hoạt động có thể truyền tải
thông tin và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Khi đó một công ty cần phải
thiết lập các chương trình như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và
marketing trực tiếp. Để hoạt động truyền thông đạt được tốt nhất công ty phải tuyển
mộ, huấn luyện, động viên đội ngũ bán hàng... Theo quan điểm của bên bán 4P là
những hoạt động marketing có thể tác động đến người mua. Còn theo quan điểm
người mua thì mỗi một công cụ marketing được tạo ra để cung cấp nhiều lợi ích hơn
cho khách hàng. Vậy nên cần phối hợp 4P và 4C để tăng khả năng marketing. Đầu
tiên là sản phẩm ứng với mong muốn nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà tiếp thị
nghiên cứu và đưa ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giá đi cùng với
chi phí, người tiêu dùng bỏ ra một lượng chi phí sao cho tương xứng với giá trị mà nó
mang lại. Phân phối tức là sự tiện lợi, người mua dễ dàng mua được sản phẩm vào lúc
cần thiết. Cuối cùng là truyền thông và truyền đạt, doanh nghiệp lắng nghe sau đó
“nói” cho khách hàng biết rõ sản phẩm sẽ đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của họ.
Người tiêu dùng cũng sẽ có những phản hồi, đánh giá về doanh nghiệp. Một chiến
lược truyền thông được đánh giá là hiệu quả chỉ khi kết quả của sự giao tiếp, tương tác
giữa các yếu tố như sản phẩm, thương hiệu với khách hàng có thể đạt được sự thông
hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm hay thương hiệu.

10
2.1.2.3. Vai trò của Marketing – Mix
 Đối với doanh nghiệp:
Marketing - Mix là sợi dây kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay tổ chức
trong thị trường. Giúp doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, sau đó là định
giá cho sản phẩm có thể cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường. Như vậy là chưa đủ
còn cần phải phân phối hàng hoá, chỉ có lưu thông được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có
thể thu lại lợi nhuận để chi trả cho những chi phí đã bỏ ra trước đó. Truyền thông không đơn
giản là chính sách hỗ trợ cho việc phân phối, giá, sản phẩm mà nó còn là cầu nối giao tiếp
giữa khách hàng và doanh nghiệp tạo ra ưu thế và sự khác biệt trong thị trường.
 Đối với người tiêu dùng:
Marketing - Mix nhìn nhận được sản phẩm mà họ cần để thỏa mãn được nhu cầu, và chi phí
xứng đáng để khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm đó. Bên cạnh đó sản phẩm luôn xuất
hiện mỗi khi cần đến. Marketing mix đã tạo ra điều kiện tốt cho cung và cầu có thể gặp nhau
qua thông tin hai chiều, tức là từ doanh nghiệp đến người dùng và ngược lại từ người tiêu
dùng đến công ty.
 Đối với xã hội:
Ngày nay Marketing không chỉ có vai trò là kinh doanh mà nó còn biết đến với các nhiệm vụ
cần thiết trong xã hội. Có công dụng mang lại hạnh phúc cho mọi người, nâng cao mức sống
của xã hội.
2.2. MÔI TRƯỜNG MARKETING
Tập thể của tất cả các tác nhân và lực lượng bên trong và bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát
của bộ phận ra quyết định tiếp thị của công ty và thường ảnh hưởng (ảnh hưởng) đến mặt tốt
hay mặt xấu trong các quyết định Marketing của công ty.
Sự cần thiết nghiên cứu môi trường Marketing:
 Môi trường biến đổi liên tục, thường không dự đoán được
 Marketer cần chủ động theo dõi và có trách nhiệm:
o Nhận diện những thay đổi
o Giảm thiểu rủi ro
o Nắm thời cơ, hoạch định các chiến lược thích nghi và tấn công

2.2.1. Môi trường vĩ mô


Môi trường vĩ mô là một quá trình nghiên cứu và đánh giá các yếu tố bên ngoài có khả năng
tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các
yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm:

11
 Đặc điểm nhân khẩu học/dân số học: Bao gồm dân số, độ tuổi, giới tính, mật độ
phân bổ dân cư, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, mức
thu nhập hàng tháng, chủng tộc…. Ảnh hưởng đến nhu cầu, mong muốn, thói quen
mua sắm của người tiêu dùng
 Nền kinh tế: Bao gồm các cơ chế của thị trường, sự phát triển của các ngành nghề
kinh doanh, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân tồn
tại trong môi trường đó. Ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và lựa chọn sản phẩm/
dịch vụ của người tiêu dùng
 Môi trường tự nhiên: bao gồm môi trường thể chất (đất đai, không khí, biển,
núi,...) và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết để làm nguyên liệu đầu vào cho quá
trình sản xuất tại các doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí, tính bền
vững của sản phẩm/ dịch vụ
 Công nghệ: Bao gồm những tiến bộ trong công nghệ, nghiên cứu và phát triển
cũng như tác động của công nghệ đối với tổ chức và khách hàng của tổ chức. Ảnh
hưởng đến hiệu suất sản xuất, sự đổi mới sản phẩm/dịch vụ, khả năng tiếp cận thị
trường
 Chính trị: Bao gồm chính sách của chính phủ, sự ổn định chính trị và quy định.
Ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh, rủi ro pháp lý, sự hỗ trợ hay can thiệp của
nhà nước
 Văn hóa: Bao gồm giá trị, thái độ, lối sống, niềm tin và thói quen của người dân
trong một xã hội. Ảnh hưởng đến sở thích, mong muốn, hành vi mua hàng của
người tiêu dùng
2.2.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô là một quá trình nghiên cứu và đánh giá các nhântố nằm bên ngoài doanh
nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả marketing của doanh nghiệp. Các nhân
tố thuộc môi trường vi mô bao gồm:
 Bản thân doanh nghiệp: Là nhân tố gần gũi nhất, ảnh hưởng đến ngân sách, đội
ngũ nhân sự, hiệu suất sản xuất, cơ chế quản lý của doanh nghiệp.
 Nhà cung ứng: Là những người cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ, tài chính cho
doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí, tiếnđộ sản xuất của doanh
nghiệp.
 Trung gian Marketing: Là những tổ chức hay cá nhân thay mặt, hỗ trợ doanh
nghiệp trong quá trình mang sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Ảnh
hưởng đến khả năng phân phối, tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu của
doanh nghiệp.
 Đối thủ cạnh tranh: Là những công ty, doanh nghiệp kinh doanh các sản
phẩm/dịch vụ tương đồng hoặc thay thế cho hàng hóa và dịch vụ của doanh
12
nghiệp. Ảnh hưởng đến vị thế thị trường, lợi thế cạnh tranh, chiến lược marketing
của doanh nghiệp.
 Khách hàng: Là các cá nhân, hộ gia đình, công ty, doanh nghiệp là người tiêu dùng
cuối cùng. Ảnh hưởng đến nhu cầu, mong muốn, hành vi mua hàng, sự hài lòng,
trung thành của người tiêu dùng.
 Công chúng: Là các tổ chức xã hội, chính phủ, phương tiện truyền thông, các
nhóm lợi ích có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng
đến uy tín, trách nhiệm xã hội, sự chấp thuận của xã hội đối với doanh nghiệp.
2.3. MÔ HÌNH 4PS TRONG MARKETING – MIX
2.3.1. Chiến lược sản phẩm
2.3.1.1. Khái niệm
Chiến lược sản phẩm đề cập đến định hướng và quyết định liên quan đến việc sản xuất và bán
sản phẩm dựa trên việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi giai đoạn hoạt động
của công ty và đạt được các mục tiêu tiếp thị của công ty. Nói cách khác, chiến lược sản
phẩm là quyết định “bán cái thị trường cần” thông qua quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty.
2.3.1.2. Vai trò của chiến lược sản phẩm
 Chiến lược sản phẩm luôn có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi tổ
chức. Là nền tảng, là xương sống cho một chiến lược chung Marketing.
 Chiến lược sản phẩm còn là vũ khí cho sự cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Mỗi
một công ty sẽ có chiến lược sản phẩm khác nhau, một chiến lược tốt mới giúp công
ty đứng vững vì sản phẩm sẽ đáp ứng tốt nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
 Chỉ khi nào thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối và
truyền thông với triển khai và phối hợp một cách hiệu quả. Là chiến lược đầu tiên
trong Marketing - Mix chính vì vậy mà chiến lược sản phẩm sẽ quyết định đến thành
công của các chiến lược về sau. Chỉ khi chiến lược sản phẩm thành công thì mới có thị
trường và khách hàng để tiêu thụ.
 Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh
nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu Marketing được đặt ra trong từng giai đoạn.
2.3.1.3. Nội dung của chiến lược sản phẩm
 Tập hợp sản phẩm
Bao gồm tất cả những dòng sản phẩm và các món hàng mà người bán cụ thể đưa ra để bán
cho người mua. Tập hợp sản phẩm có những kích thước riêng bao gồm chiều dài, chiều rộng
và chiều sâu của tập hợp sản phẩm:

13
o Chiều rộng của tập hợp sản phẩm là số lượng của dòng sản phẩm hay còn
nói là số lượng các loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho thị
trường. Hay chính là danh mục sản phẩm của doanh nghiệp đó.
o Chiều dài của tập hợp sản phẩm: Tập hợp tất cả món hàng hay các loại sản
phẩm khác nhau của doanh nghiệp.
o Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Biểu thị số lượng của những mẫu mã khác
nhau gắn với từng dòng sản phẩm.
 Nhãn hiệu sản phẩm
Là tên, biểu tượng,... dùng để xác nhận sản phẩm đó là của một người bán hay doanh nghiệp
và cũng là dấu hiệu để người tiêu dùng phân biệt các nhãn hàng với nhau. Bao gồm hai bộ
phận cơ bản:
o Tên hiệu: Phần đọc được của nhãn hiệu thường là chữ hoặc số.
o Biểu tượng của nhãn hiệu: Thường là các biểu tượng, hình vẽ, ký hiệu đặc
biệt,... nhằm tạo ý nghĩa, mang tính biểu tượng cho doanh nghiệp
 Đặc tính và chất lượng của sản phẩm
Mỗi một sản phẩm mang một đặc tính riêng, đặc tính sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quyết
định mua sản phẩm của người tiêu dùng đối với những sản phẩm cạnh tranh khác. Một số sản
phẩm được mô tả theo những đặc tính như: Đặc tính tâm lý, sử dụng, kết hợp,... Chất lượng
sản phẩm bao gồm các yếu tố như đặc điểm, tính chất của sản phẩm, được đo bằng giá trị
riêng quyết định khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chỉ khi nào chất lượng đảm bảo
thì mới có thể có được lòng tin từ khách hàng. Chính vì vậy mà mỗi một sản phẩm đều cần
phải được kiểm tra qua quy trình nghiêm ngặt kết hợp với công nghệ hiện đại để có thể đưa
đến tay người tiêu dùng một sản phẩm hoàn mỹ nhất.
 Bao bì sản phẩm
Bao bì gồm có 3 lớp, lớp đầu là phần chứa trực tiếp sản phẩm, sau đó là lớp nhì bảo vệ lớp
đầu và cuối cùng là lớp vận chuyển nhằm bảo vệ sản phẩm khi lưu kho hay vận chuyển. Bao
bì cũng có một số chức năng như: Bảo vệ sản phẩm, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, dễ
bảo quản,... Việc thiết kế bao bì sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, nhãn và thông tin được
gắn trên bao bì hoặc sản phẩm là chức năng cơ bản trong hoạt động marketing. Cung cấp cho
khách hàng thông tin cần thiết về sản phẩm như nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng,...
Bao bì có thể bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản
phẩm tốt hơn, giúp sản phẩm tới tay người tiêu dùng luôn mới nhất. Bên cạnh đó còn thể hiện
được hình ảnh, nhãn hiệu của công ty và ý tưởng định vị của sản phẩm. Không chỉ vậy, bao
bì còn kích thích hành vi mua hàng của khách hàng thông qua màu sắc, hình thức và thông tin
của sản phẩm trên bao bì. Ngoài ra, nguyên vật liệu của bao bì sản phẩm cũng vô cùng nhạy

14
cảm khi các vấn đề môi trường đang ngày càng được quan tâm. Thiết kế nhãn trên bao bì còn
phải tuân thủ theo quy định của chính phủ và nhu cầu của khách hàng.
 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Một số dịch vụ hỗ trợ mà các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng như là: Bảo hành, sửa
chữa miễn phí; dùng thử miễn phí; lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm; … Tuy nhiên các doanh
nghiệp có thể cung cấp trực tiếp dịch vụ hoặc chuyển cho các nhà phân phối và bán hàng sao
cho dịch vụ hỗ trợ có thể tới tay người tiêu dùng nhanh nhất.
 Chu kỳ sống của sản phẩm
Là thuật ngữ mô tả trạng thái vận động của doanh số tiêu thụ sản phẩm từ khi nó ra đời đến
khi bị quên lãng trên thị trường. Nó còn là một quá trình biến đổi chi phí sản xuất, lợi nhuận
và những đặc trưng trên thị trường. Chu kỳ sống của một sản phẩm thường sẽ trải qua bốn
giai đoạn:
o Giai đoạn đầu tiên là giới thiệu hay triển khai sản phẩm trên thị trường: Ở
giai đoạn này doanh nghiệp cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí để sản
phẩm có thể thâm nhập được vào trong thị trường. Khi đó, mức tiêu thụ
thường tăng chậm và lợi nhuận còn rất ít thậm chí phải chịu lỗ.
o Giai đoạn phát triển hay tăng cường: Sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh do thị
trường đã chấp nhận sản phẩm mới và trên thị trường cũng xuất hiện nhiều
đối thủ cạnh tranh mới hơn. Trong giai đoạn này doanh nghiệp có khả năng
sẽ gia tăng lợi nhuận bằng cách xem xét lại giá bán sản phẩm.
o Giai đoạn bão hoà: Khi ở giai đoạn này quá trình kinh doanh trở nên ổn
định hơn, sản lượng và doanh thu chạm mức tối đa, đổi lại mức tăng trưởng
sẽ chậm hơn do nhu cầu rơi vào mức bão hòa, mức độ cạnh tranh diễn ra
mạnh mẽ và khốc liệt hơn, hàng hoá sẽ tràn ngập trên các kênh lưu thông.
o Giai đoạn suy thoái: Là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ sống sản phẩm, khi
đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận sẽ giảm sút một cách nghiêm
trọng. Việc giảm sút tuỳ vào thị trường mà có thể diễn ra nhanh chóng,
chậm hoặc về con số không
 Phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm mới là sản phẩm mà khách hàng tiềm năng nhận thấy có thể đáp ứng được nhu cầu
và mong muốn của họ. Phát triển sản phẩm mới là một nội dung rất quan trọng và luôn được
ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản phẩm của công ty. Để duy trì và phát triển hoạt động
kinh doanh của mình, chúng tôi phải liên tục thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển
các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Việc phát triển sản phẩm mới
không chỉ thành công mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và trong một số trường hợp là thất bại.

15
2.3.2. Chiến lược giá
2.3.2.1. Khái niệm
Giá là một đơn vị tiền tệ mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sản phẩm phù hợp với
mong muốn, nhu cầu tại thời điểm và vị trí cố định. Vậy nên có thể hiểu đơn giản chiến lược
giá là những định hướng dài hạn về giá để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của một
doanh nghiệp.
2.3.2.2. Vai trò
Một chiến lược giá hiệu quả có thể giúp cho doanh nghiệp đó gia tăng doanh số và nâng cao
lợi nhuận. Không chỉ vậy, chiến lược giá còn giúp thu hút khách hàng và các nhà bán lẻ và
phân phối.
2.3.2.3. Một số chiến lược giá
 Chiến lược định giá tập hợp sản phẩm:
Định giá dòng sản phẩm: Bằng cách sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp triển khai nhiều
sản phẩm đa dạng hơn là những sản phẩm đơn lẻ.
Định giá sản phẩm tùy chọn: Cung cấp những sản phẩm có các đặc tính tự chọn. Định giá sản
phẩm bổ sung: Dồn mức lời cho sản phẩm bổ sung.
 Chiến lược điều chỉnh giá:
Định giá theo chiết khấu và các khoản giảm giá: Bằng cách này các doanh nghiệp sẽ điều
chỉnh giá của sản phẩm ở mức thấp hơn để thưởng cho một số việc làm của khách hàng. Bao
gồm nhiều hình thức nhưng có 4 hình thức chủ yếu là: Chiết khấu tiền mặt, chiết khấu số
lượng, chiết khấu theo mùa và khoản giảm giá thêm.
Định giá phân biệt: Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ thay đổi giá bán căn bản cho những
đối tượng khách hàng phù hợp với từng sản phẩm, vùng miền, khu vực,...
 Chiến lược định giá cho các sản phẩm mới:
Định giá hớt váng sữa: Ngay khi tham gia vào thị trường đánh giá cao sản phẩm để thu lợi
nhuận và thu hồi vốn sau đó giảm dần.
Định giá thâm nhập thị trường: Các doanh nghiệp định giá sản phẩm khá là thấp hy vọng thu
hút một lượng lớn khách hàng và chiếm được thị phần.
 Chiến lược định giá tâm lý
Giá cả thường sẽ phản ánh được thuộc tính sản phẩm, và nhiều khách hàng lấy điều đó làm
thang đo, đánh giá chất lượng sản phẩm qua giá. Vậy nên khi sử dụng chính sách định giá
doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố tâm lý của khách hàng.
16
2.3.3. Chiến lược phân phối
2.3.3.1. Khái niệm
Tập hợp tất cả các nguyên tắc để doanh nghiệp nhờ đó có thể đạt được mục tiêu phân phối
trên thị trường mục tiêu. Một trong số những nguyên tắc đó là thiết lập kênh phân phối, mạng
lưới phân phối, lựa chọn các giải pháp,...
2.3.3.2. Vai trò
Góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Giúp
doanh nghiệp tăng cường mức độ bao phủ thị trường và xâm nhập vào những thị trường mới.
Tạo mối liên kết với khách hàng, trung gian làm tiền đề để triển khai các bước Marketing tiếp
theo. Bên cạnh đó chiến lược phân phối còn là công cụ cạnh tranh cho doanh nghiệp
2.3.3.3. Nội dung trong chiến lược phân phối
Hiện nay có 4 kênh phân phối khá là phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng bao gồm:
kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân, kênh phân phối sản phẩm công nghiệp, kênh
phân phối dọc và kênh phân phối ngang. Tuy nhiên số lượng các cấp có mặt trong kênh đóng
những vai trò riêng biệt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Kênh trực tiếp (chỉ
1 cấp), kênh gián tiếp (nhiều hơn hoặc bằng 2 cấp).

Hinh 2. 3: Cấu trúc kênh phân phối

 Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân: Vì tùy theo từng thị trường, từng loại
sản phẩm và từng doanh nghiệp thì sẽ có số lượng kênh và cấu trúc phân phối
riêng nên kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng thường khá phong phú và phức tạp.

17
Trong đó A là kênh cấp 0, các kênh B ,C lần lượt là kênh 1 cấp và 2 cấp, riêng
kênh D gọi là kênh dài.
 Kênh phân phối sản phẩm công nghiệp: Nhà sử dụng sản phẩm công nghiệp
thường ít về về lượng nhưng đổi lại khách hàng sẽ mua với số lượng lớn. Các kênh
phân phối sản phẩm công nghiệp thường ngắn hơn và ít trung gian phân phối hơn
các kênh phân phối hàng tiêu dùng.
 Kênh phân phối theo chiều dọc: Mọi thành viên trong kênh phân phối này như một
thể thống nhất. Tức là thành viên này ràng buộc các thành viên khác bằng hình
thức hợp đồng hoặc là công ty con.
 Kênh phân phối theo chiều ngang: Ở hình thức này các doanh nghiệp liên kết với
nhau để mở rộng, khai thác tiềm năng ở thị trường. Bằng cách này doanh nghiệp sẽ
hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề như vốn, kỹ năng, năng lực,...
2.3.4. Chiến lược chiêu thị
2.3.4.1. Khái niệm
Chiến lược chiêu thị là tập hợp bao gồm tất cả các hoạt động thông tin, giới thiệu sản phẩm,
thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ để có thể đạt được mục tiêu truyền
thông của doanh nghiệp. Các công cụ của truyền thông bao gồm năm hoạt động chính như:
Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp.
2.5.4.2. Vai trò
 Đối với bản thân doanh nghiệp: Chiến lược chiêu thị là một công cụ cạnh tranh quan
trọng để các công ty thâm nhập thị trường mới, duy trì và nâng cao thị phần. Chiêu thị
cũng có thể giúp bạn tăng doanh số bán hàng, thích ứng với nhu cầu thị trường và thu
hút khách hàng mới. Ngoài ra, các công cụ truyền thông còn có nhiệm vụ giới thiệu
sản phẩm, công ty, hỗ trợ chiến lược định vị. Tạo tiền đề giúp việc bán hàng thuận tiện
hơn, xây dựng mối quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng trung gian.
Nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong tâm trí và nhận thức của
đông đảo công chúng, giải quyết khủng hoảng do tin xấu gây ra, tổ chức các sự kiện,
hoạt động nổi bật...
 Chiến lược chiêu thị: Cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với người tiêu
dùng. Cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm cho người tiêu dùng, giúp tiết
kiệm được thời gian và công sức khi mua sắm. Cung cấp một số lợi ích về kinh tế cho
người tiêu dùng. Ngoài ra hoạt động chiêu thị còn tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh
nghiệp phải cải tiến hoạt động marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng.
 Đối với xã hội: Thì hoạt động chiêu thị có đóng góp không nhỏ khi giúp cho các
phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành và đa dạng
18
hóa sản phẩm để có thể phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn. Tạo ra một khối lượng lớn
công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực liên quan (nghiên
cứu thị trường, quảng cáo, PR...).
2.3.4.3. Các công cụ của chiến lược chiêu thị
 Quảng cáo
Bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tất cả các tin tức về chất lượng
hay ưu điểm của sản phẩm để khách hàng biết đến. Để làm được việc này thì các doanh
nghiệp đều phải chi ra một khoản chi phí nhất định. Mục tiêu của quảng cáo chủ yếu là giới
thiệu sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm ảnh hưởng đến công chúng đặc biệt là những khách
hàng mục tiêu. Quảng cáo có thể chia thành hai mục tiêu là hướng đến số cầu và hướng đến
hình ảnh. Một số phương tiện được sử dụng trong quảng cáo bao gồm các phương tiện truyền
thống như báo, tạp chí, truyền hình,…; và các phương tiện mới như kết quả tìm kiếm, mạng
xã hội, trang web,...
 Quan hệ công chúng
Bao gồm những hoạt động có mục tiêu là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng
thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa thông tin về các hoạt động của
doanh nghiệp và bảo vệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước giới công chúng. Với các đặc
trưng cơ bản như độ tin cậy cao, làm mất sự phòng thủ của khách hàng, kịch tính hoá. Quan
hệ công chúng còn được biết đến với cái tên PR. Một số mục tiêu của PR như kết hợp hoạt
động xã hội với quảng cáo, vươn tới nhiều nhóm thương hiệu,... Để đạt được những mục tiêu
đó PR hoạt động dưới các hình thức như quan hệ báo chí, tuyên truyền sản phẩm, họp báo, tư
vấn, tài trợ,..
 Khuyễn mãi, khuyến mại
Khuyến mãi là bao gồm các kỹ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy khách hàng
hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều sản phẩm và mật độ mua nhiều hơn. Khuyến mãi
hướng đến người tiêu dùng là chính nên chủ yếu có mục tiêu như thôi thúc mua sắm bốc
đồng, khuyến khích mua lại sản phẩm, lôi kéo khách hàng, động viên dùng thử, khuyến khích
mua nhiều sản phẩm và gia tăng nhận biết thương hiệu.
Khuyến mại lại dành cho các trung gian phân phối là chính, là biện pháp khuyến khích hệ
thống trung gian phân phối mua một sản phẩm vật chất hay dịch vụ, mua nhiều và thường
xuyên hơn. Các doanh nghiệp sử dụng khuyến mại chủ yếu gia tăng nhiệt tình bán hàng, tăng
cường phân phối,... Mặc dù khuyến mãi và khuyến mại có nhiều công cụ nhưng có ba đặc
trưng chính là truyền thông, kích thích, chào mời.
 Bán hàng cá nhân

19
Hình thức này có yêu cầu cao đối với người nhân viên thực hiện bán hàng cá nhân cần phải
có sự hiểu biết rõ về sản phẩm, đặc điểm, tính năng, công dụng, chất lượng, về bản thân
doanh nghiệp, cũng như khách hàng và thị trường, từ đó sử dụng các kỹ năng của mình để
thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm cụ thể.
 Marketing trực tiếp
Mục tiêu chính của Marketing trực tiếp là thu hút khách hàng tiềm năng mua hàng ngay lập
tức. Các hình thức Marketing trực tiếp bao gồm catalog, e-mail trực tiếp, điện thoại, thư tín,
truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí và Internet. Ngoài ra, các công ty còn sử dụng chiến
lược đẩy, tức là nhà sản xuất giao tiếp mạnh mẽ với các trung gian bán hàng, các trung gian
bán hàng mua sản phẩm và tiếp tục truyền thông đến người tiêu dùng để người tiêu dùng biết
đến sản phẩm của nhà sản xuất.
Mục tiêu chính của Marketing trực tiếp là làm khách hàng tiềm năng mua ngay. Các hình
thức của marketing trực tiếp có thể kể đến như qua catalog, thư điện tử trực tiếp, từ xa qua
điện thoại, thư, qua các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và tạp chí và qua Internet.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược đẩy, tức là nhà sản xuất truyền thông
mạnh đến các trung gian phân phối để họ mua sản phẩm và tiếp tục truyền thông đến người
tiêu dùng, và chiến lược kéo, các hoạt động truyền thông hướng đến người tiêu dùng để
khách hàng biết đến sản phẩm của nhà sản xuất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về cơ sở lí luận của chiến lược Marketing – Mix. Từ khái
niệm, vai trò đến nội dung của từng chiến lược trong Marketing – Mix. Đây sẽ là nền tảng
cho việc phân tích càng chi tiết hơn cho nội dung: “Phân tích và so sánh chiến lược
Marketing – Mix của nước giải khát Coca – Cola và Pepsi” ở chương 3.

20
CHƯƠNG 3
SO SÁNH HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA COCA – COLA VÀ
PEPSI
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM
3.1.1. Tổng quan về ngành hàng nước giải khát tại thị trường Việt Nam
Tình hình tiêu thụ nước giải khát Việt Nam:
Tại Việt Nam, ngành nước giải khát có những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trung bình
người Việt tiêu thụ các mặt hàng nước giải khát tới hơn 23 lít/ người/ năm. Các doanh nghiệp
nước giải khát giữ 85% tỷ lệ sản xuất.
Sau đại dịch Covid – 19, nhu cầu tiêu thụ nước giải khát ổn định tăng trưởng khi các hoạt
động được mở cửa trở lại. Doanh số bán lẻ nước giải khát dự kiến đạt khoảng 4,5 nghìn lít
vào năm 2022, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ 2021. Thị trường nước giải khát tại Việt Nam
tập trung vào 5 doanh nghiệp lớn nhất, chiếm khoảng 57% tổng thị phần năm 2022.

Hình 3. 1: Doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất và thị phần, 2017 – 2022
( Nguồn: VIRAC tổng hợp)

3.1.2. Nhu cầu tiêu thụ nước giải khát có ga trên thị trường Việt Nam
Theo khảo sát thị trường, nguyên nhân khiến ngành nước giải khát ở Việt Nam phát triển
nhanh chóng là do điều kiện khí hậu nóng ẩm, văn hóa ẩm thực đa dạng với sự phát triển
nhanh của dịch vụ ăn uống ngoài hàng đã đẩy nhu cầu về nước giải khát có tăng trưởng vượt
bậc qua các năm. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, với độ tuổi trong nhóm 15 –

21
54 tuổi chiếm gần hơn 62,2% (Dân số Việt Nam, 2021); trong đó độ tuổi 15 – 40 được coi là
có nhu cầu cao nhất về các loại nước giải khát.

Hình 3. 2: Doanh thu các thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam

Nhìn chung, nhu cầu sử dụng nước giải khát ở thị trường Việt Nam là tương đối cao. Nhằm
giải tỏa cơn khát, mang lại cảm giác sảng khoái và làm tăng vị ngon cho thức ăn cũng như da
đang hóa mà việc sử dụng nước giai khát ở thị trường Việt Nam đặc biệt là với giới trẻ Việt
thì luôn có và vẫn đang tăng trưởng theo thời gian.
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – Mix của các doanh nghiệp kinh
doanh nước giải khát tại thị trường Việt Nam
Việt Nam là một thị trường đông dân, văn hóa dân tộc đa dạng phong phú, vì vậy mà các hoạt
động Marketing – Mix của doanh nghiệp sẽ gặp một số bất cập:
 Mức độ phủ sóng và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Tâm lý mua hàng
của người tiêu dùng Việt thường theo sự phổ biến và sự uy tín của nhãn hiệu sản
phẩm mà họ thấy quen thuộc. Với ngành hàng nước giải khát, người tiêu dùng đặc
biệt là người tiêu dùng giới trẻ hiện nay luôn thích theo xu hướng bắt trend thời đại
để chứng tỏ bản thân. Chính vì thế mà độ phủ sóng của thương hiệu nước giải khát
càng lớn thì sẽ càng thu hút được nhiều người mua và sự tín nhiệm cũng từ đó mà
tăng lên. Sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu thông qua sản phẩm
càng lớn thì uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường càng cao
 Tình hình thị trường: Tình hình thị trường sẽ luôn biến đổi theo xã hội kéo theo sự
thay đổi nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, trước từng tình huống
thị trường cụ thể, đòi hỏi các công ty kinh doanh nước giải khát phải luôn linh hoạt
và có những đối sách cũng như chiến lược Marketing – Mix phù hợp với sản phẩm
của mình để vừa đạt được lợi nhuận vừa thoả mãn được nhu cầu khách hàng.
22
 Tính chất của sản phẩm: Căn cứ vào đặc điểm của mỗi loại sản phẩm nước giải
khát khác nhau mà các doanh nghiệp có cách thức tổ chức những hoạt động kinh
doanh khác nhau. Những hoạt động đó phải vừa phù hợp với thị trường nhu cầu
vừa phù hợp với đặc tính, tính chất của sản phẩm. Đương nhiên phải đảm bảo rằng
dòng sản phẩm đó phù hợp với thị trường Việt Nam.
3.2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
3.2.1. Công ty TNHH nước giải khát Coca – Cola ở Việt Nam
Tên công ty: CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA – COLA VIỆT NAM
Tên công ty (tiếng anh): COCA – COLA BEVERAGE VIETNAM LTD
Tên viết tắt: Coca – Cola
Trụ sở chính: Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
Các chi nhánh:
 81 Nguyễn Du - Phường Bến Nghé – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
 Quốc lộ 1A – Phường Hòa Minh – Quận Liên Chiếu – TP. Đà Nẵng
 Km17 Duyên Thái – Huyện Thường Tín – TP. Hà Nội
Điện thoại: 08.38961000
Fax: 08.38972831
E - mail: feedback@coca-cola.com.vn
Website: http://www.coca-cola.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh nước giải khát
Các mốc lịch sử phát triển của Coca-Cola Việt Nam
 Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
 Tháng 2/1994: Coca-cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình phát triển lâu dài
 Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty
Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
 Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải
Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sựliên kết giữa Coca-Cola và công ty
Chương Dương của Việt Nam.
 Tháng 1/1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung – Coca-Cola Non
Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt
Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.

23
 Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam
lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi
này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
 Tháng 3 đến tháng 8/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình
thức sở hữu tương tự.
 Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát
Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola
Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức-Thành phố Hồ Chí Minh. huyển giao cho
Sabco, một trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
Các dòng sản phẩm
Tại Việt Nam, Coca – Cola cung cấp một số sản phẩm chính như sau: Coca Cola, Coca Cola
Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes,
Dasani và Aquarius.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Coca – Cola
 Tầm nhìn của Coca – Cola: Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người
yêu thích, khơi gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, phát triển một
cách bền vững và hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn,mang lại những ảnh
hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi ngườidân, cộng đồng và toàn thế giới.
 Sứ mệnh của Coca – Cola: Coca – Cola khoác lên mình một sứ mệnh mới, hướng về
một tương lai tươi sáng: Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Coca – Cola đã đặt nền móng
để trở thành một công ty nước giải khát toàn diện (total beverage company) và không
ngừng theo đuổi sứ mệnh “Đổi mới thế giới”. Nhiệm vụ này chính là động lực thúc
đẩy doanh nghiệp kể từ khi được thành lập vào năm 1886, nó không chỉ mang ý nghĩa
làm dịu cơn khát về thể chất, mà còn khơi nguồn cảm hứng cho đời sống tinh thần, và
kết nối các cộng đồng bằng niềm vui, sự lạc quan và hạnh phúc.
3.2.2. Công ty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam
3.2.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp
Tên công ty: CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM
Tên công ty (tiếng anh): SUNTORY PEPSICO VIETNAM BEVERAGE COMPANY
Tên viết tắt: PepsiCo
Trụ sở chính: 88 Đồng Khởi – Phường Bến Nghé – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
Các chi nhánh:
 Bạch Đằng – Phường 2 – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh
24
 Tòa nhà Bluesky Office – số 1 Bạch Đằng – Phường 2 – Quận Đống Đa – Hà Nội
 Bạch Đằng – Phường Hải Châu – TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 028.38219437
Fax: 028.38219436
E – mail: recruitment@intl.pepsico.com
Website: https://www.suntorypepsico.vn
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh nước giải khát
Các mốc lịch sử phát triển của PepsiCo Việt Nam
PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Công ty Pepsi-Cola và Frito-Lay,
Inc. PepsiCo đã mở rộng từ sản phẩm cùng tên Pepsi sang một loạt các thương hiệu thực
phẩm và đồ uống rộng lớn hơn, trong đó lớn nhất bao gồm việc mua lại các công ty
Tropicana vào năm 1998 và Quaker Oats Company vào năm 2001.
 Năm 1991: Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập bởi liên doanh giữa
SP.Co và Marcondray - Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% -50%.
 1994: Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
 1998: PI mua 97% cổ phần, SP.Co 3% tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đô la.
 2003: Pepsi-Cola Global Investment mua 3% còn lại và đổi tên thành Công ty Nước
giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Thêm nhãn Nhãn hiệu: Aquafina,Sting, Twister,
Lipton-Ice Tea.
 2005: Chính thức trở thành công ty có thị phần nước giải khát lớn nhất Việt Nam.
 Năm 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên(Snack Poca).
 Năm 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
 Năm 2008 – Khánh thành nhà máy sản xuất thựcphẩm đóng gói tại Bình Dương. Tung
sản phẩm SnackPoca Khoai Tây Cao Cấp, được chế biến cắt lát từ những củ khoai tây
tươi nguyên chất được trồng tại Lâm Đồng
Các dòng sản phẩm
Tại Việt Nam, PepsiCo cung cấp một số sản phẩm chính như sau: Pepsi, Mirinda, 7Up,
Mountain Dew, Sting, Lipton, Olon Tea+, Aquafina, Revive, Goodmood, Tropicana Twister,
All – free
Tầm nhìn và sứ mệnh của PepsiCo
 Tầm nhìn của PepsiCo: “Trở thành nhà dẫn đầu trên thế giới về thực phẩm và đồ uống
tiện lợi bằng những chiến thắng có mục đích ”Chiến thắng có mục đích có nghĩa là
mang lại hiệu suất tốt nhất để thực hiện mục tiêu và mục đích của bạn. Pepsico tin
rằng thành công trong quá khứ là tấm gương phản chiếu tham vọng của công ty, điều
25
này đã dẫn đến sự phát triển của công ty. Để thúc đẩy tầm nhìn này, công ty có kế
hoạch trở nên NHANH HƠN, MẠNH HƠN và TỐT HƠN
 Sứ mệnh của PepsiCo: “Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập
trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng vànước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìm
kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chánh lành mạnh cho các nhàđầu tư, tạo cơ hội phát
triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và
cộngđồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở
trung thực, công bằng vàchính trực trong mọi hành động của mình.”

3.3. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ


3.3.1. Coca – Cola
 Thị trường mục tiêu:
o Đối tượng khách hàng trung gian phân phối: Khách hàng mua với số lượng lớn
để bán lại kiếm lời. Bạn cần sản phẩm giá cả phải chăng, độ tin cậy và ổn định
của nguồn cung. Chúng ta có thể thấy rằng khi xã hội phát triển thì nhu cầu
tiêu dùng sẽ tăng lên. Việc một công ty không có khả năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng có nghĩa là công ty đó đã không giữ được khách hàng trong
nền kinh tế hàng hóa ngày nay và bị mất khả năng cạnh tranh.
o Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng
o Đối tượng khách hàng là hộ gia đình:

 Định vị thị trường


o Coca - Cola là thương hiệu được định vị trong đầu khách hàng như nước ngọt
giải khát có gas số 1 thế giới - một sản phẩm của nhãn hiệu hàng đầu thế giới.
Hiện nay, Coca - Cola vẫn giữ vững ngôi đầu trong bảng danh sách các thương
hiệu hàng đầu với giá trị là 68.734 tỷ USD. Coca - Cola là thương hiệu toàn
cầu, nhãn hiệu Coca - Cola được 98% dân số thế giới biết đến
o Là một sản phẩm giải khát làm cho con người tỉnh táo và khỏe khắn trở lại,
đem lại sự sảng khoái tuyệt vời, Coca - Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự
tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời
o Lời hứa của Coca - Cola “mang lại lợi ích và sự sảng khoái cho tất cả những
aiđược chúng tôi phục vụ”, công ty phấn đấu làm ‘‘tươi mới” thị trường, làm
phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thông công
chúng. Qua quá trình hoạt động từ những bước đầu tiên và phát triển trên
những con đường khác nhau, các nỗ lực về nhân đức của công ty đều tập trung
vào giáo dục và xây dựng ước mơ tuổi trẻ.
26
o Khẩu hiệu : “Khách hàng của chúng tôi trên toàn thế giới là những người đáng
được thưởng thức nước giải khát có chất lượng tốt nhất”.
3.3.2. Pepsi
 Thị trường mục tiêu
Ngày nay dưới sự phát triển kinh tế thì dịch vụ hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng khách
hàng có thể lựa chọn nhiều hàng hóa dịch vụ vì thế nếu họ đã đạt niềm tin vào thương hiệu
mình thì sẽ trở thành trung tâm mọi hoạt động dịch vụ còn nếu không có khách hàng thì
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình thì công ty PepsiCo đã
có những nghiên cưu kỹ lưỡng về khách hàng của mình
o Đối tượng khách hàng trung gian phân phối: Họ là những khách hàng mua với
số lượng lớn để bán lại nhằm mục đích kiếm lời. Họ đòi hỏi sản phẩm có giá
phải chăng, cần độ tin cậy và ổn định về mặt nguồn hàng cung cấp. Có thể thấy
dưới sự phát triển xã hội nhu cầu tiêu dùng càng tăng cao. Nếu như doanh
nghiệp không có khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi khách hàng có nghĩa doanh
nghiệp sẽ không giữ khách hàng trong nền kinh tế tràn ngập hàng hóa như hiện
này và sẽ bị cướp mất từ đối thủ
o Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng: Nhóm khách hàng này mua hàng
hóa để sử dụng cá nhân. Đối tượng là thanh thiếu niên coi trọng sự tiện lợi và
tiết kiệm thời gian khi ăn uống. Khách hàng tiêu dùng thường mua với số
lượng lớn. Nhỏ nhưng chất lượng cao, giá cả hợp lý.
o Đối tượng khách hàng là hộ gia đình: Liên tục hợp tác với khách hàng nhằm
mục đích kinh doanh sử dụng các chuỗi cửa hàng như KFC, Lotteria, Pizza
Domino,.., các nhà hàng, khách sạn, nhà hàng,.. Chuỗi cửa hàng tiện lợi Aeon
Mini Shop, Family Mark, Circle K,.. Cụm rạp chiếu phim CGV, Cinestars,..
 Định vị thị trường:
o Định vị thương hiệu Tập đoàn PepsiCo đã tốt trong việc định vị thương hiệu và
sản phẩm của mình . Pepsi luôn xây dựng cho mình một hình ảnh tươi trẻ. Với
thông điệp truyền tải cũng rất trẻ trung và năng động: “Sống trọn từng giây’.
Mục tiêu khách hàng nhắm đến là đối tượng trẻ vị thành niên từ 18 đến 22.
Luôn thích khám phá những điều mới mẻ với sức tiêu thụ khủng.
o Tiếp thị kỹ thuật số: Pepsi luôn đầu tư mạnh vào các hoạt động tiếp thị. Vào
năm 2019 theo báo cáo thì ngân sách tiếp thị và quảng cáo đã lên 12%. Đầu tư
lượng ngân sách khá,với đó là tinh thần cạnh tranh cao với đối thủ nặng ký như
Coca. Từ ngay khi mạng xã hội bắt đầu hình thành Pepsi có thể kết nối với
hàng triệu người trên thế giới một cách nhanh chóng và tiện lợi. Cùng với chất
lượng phục vụ được Pepsi ngày càng chú trọng.

27
o Quảng cáo đa kênh: Bên cạnh việc tận dụng mạng xã hội thì các chiến dịch
quảng cáo trên TV, việc đặt các banner và billboard quảng cáo ngoài trời cũng
không được pepsi từ chối. Với mục tiêu chính là thu hút khách hàng.Bằng
những nội dung thú vị, lôi cuốn và những hình ảnh bắt mắt, fanpage của Pepsi
đa thu hút hàng triệu lượt thích và theo dõi trang.
o Luôn đổi mới sản phẩm: Pepsi luôn tạo ra những sản phẩm mới hợp với xu
hướng tiêu dùng. Với logo mới nhất chú trọng vào màu sắc màu xanh biển thể
hiện sự hấp dẫn đồ ăn thức uống, màu đỏ kích thích vị giác để phân biệt với
Coca-Cola đã đưa màu trắng vào. Tên thương hiệu Pepsi màu trắng trên nền
xanh làm nổi bật tạo sự riêng biệt
3.4. CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC
GIẢI KHÁT
3.4.1. Coca – Cola
3.4.1.1. Chiến lược sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Coca – Cola cam kết luôn cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Công ty
tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của Bộ Y Tế Việt Nam. Các
nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất Coca – Cola cũng đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng nghiệm ngặt
Hương vị
Hương Cola được tổng hợp những nguồn nguyên liệu đặc trưng, mùi huơng thơm, tròn dầy,
đặc trưng của Cola. Nước giải khát Coca được sản xuất từ những thành phần nguyên liệu đảm
bảo an toàn, không chất tạo màu với phương pháp pha chế độc đáo, đem lại cho người tiêu
dùng trải nghiệm vị giác mới lạ và an toàn .
Tập hợp sản phẩm
Chiều Chiều
Chiều sâu
dài rộng

28
Coca –
COCA –
Cola cổ
COLA
điển

Coca –
Cola Plus

COCA –
COLA

COCA –
Coca –
COLA
Cola Zero
DIET

Coca –
Cola
Light

Bảng 3. 1: Tập hợp sản phẩm của Coca – Cola

29
Đáp ứng những mong đợi, đòi hỏi của người tiêu dùng ăn kiêng, ngoài thêm hương vị thì
Coca – Cola đã cho ra dòng sản phẩm Coca – Cola Zero, Coca – Cola Light để phục vụ đúng
nhu cầu người tiêu dùng. Coca – Cola luôn đa dạng sản phẩm của mình đem đến người tiêu
dùng những trải ghiệm khác nhau và thỏa mãn họ. Thật không ngoa khi nói Coca – Cola
mang đến cảm giác phá cách, sáng tạo cho người tiêu dùng của mình. Hương vị đa dạng của
Coca – Cola hoàn toàn khác biệt với những hương hiệu nước giải khát có ga khác trên thị
trường Việt Nam.
Thiết kế
Thiết kế của Coca - Cola là sự kết hợp giữa màu đỏ tươi và vẻ đẹp cổ điển. Logo được biết
đến với chữ "Coca - Cola" viết bằng font Spencerian, một kiểu chữ cổ điển và đậm chất thành
thị. Màu đỏ là màu chủ đạo của Coca-Cola, tượng trưng cho sự năng động, sức sống và tạo
nên sự nhận diện dễ dàng cho thương hiệu. Về mặt thiết kế, Coca – Cola luôn là thế mạnh,
các sản phẩm của thương hiệu được thiết kế vừa phải, nhỏ gọn, có thể mang đi sử dụng ở
nhiều nơi khác nhau. Đặc biệt thích hợp cho các buổi dã ngoại, nhà hàng,.... Trên bề mặt của
lon thương in logo của Coca – Cola và slogan “Taste the Feeling” hoặc “Open Happiness”.
Lon cũng có các chi tết như vạch ngang và chấm trên nắp lon để tăng tính thẩm mỹ. Thiết kế
đặc trung độc đáo và sáng tạo đã thu hút và chiếm trọn cảm tình của không ít người tiêu dùng
Tính năng
 Nước giải khát Coca – Cola với lượng gas lớn giúp người tiêu dùng xua tan mọi cảm
giác mệt mỏi, căng thẳng, đem lại cảm giác thoải mái, tỉnh táo đặc biệt thích hợp sử
dụng khi hoạt động nhiều ngoài trời.
 Không chỉ giúp giải tỏa cơn khát trong những ngày nóng nực mà còn cung cấp nguồn
nnawg lượng cùng hàm lượng chất khoáng dồi dào, cho bạn khơi lại hứng khởi
 Kích thích vị giác, làm tăng hương vị cho các món ăn, giúp bạn tiêu hóa tốt khi bị đầy
hơi, cho món ăn càng thêm ngon miệng
 Được sử dụng để điều trị tắc nghẽn dạ dày và trị chứng khó tiêu. Các axit trong thức
uống này tương tự như axit dạ dày, giúp tiêu hóa chất xơ và phá hủy các tắc nghẽn
Nhãn hiệu

Hãng vẫn giữ nguyên hình ảnh nhãn hiệu quen thuộc với dòng chữ Coca – Cola viết hoa theo
chiều ngang 45 độ, những đường cong trắng tuyệt diệu trên nền đỏ tươi. Hình ảnh được đánh
giá là dễ nhận biết nhất trên thế giới và tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng.
Ngay từ những ngày khởi nghiệp, màu đỏ đã trở thành màu sắc đại diện cho Coca – Cola.
Màu sắc nổi bật giúp cho khách hàng và công chúng có thể nhận dạng sản phẩm trên kệ giữa
rất nhiều sản phẩm cùng loại.

30
Nhãn hiệu Coca – Cola mang ý nghĩa về sự hạnh phúc, thân thiện và sự kết nối. Nhãn hiệu đã
trở thành biểu tượng văn hóa và gắn bó với niềm vui và cảm xúc tích cực. Coca – Cola xây
dựng một hình ảnh được yêu thích trên toàn thế giới và truyền tải thông điệp về sự tươi mới
và sự tận hưởng của cuộc sống
Cách đặt tên của nhãn hiệu Coca-Cola là kết hợp giữa hai từ "Coca" và "Cola". Tên Coca-
Cola xuất phát từ hai thành phần nguyên bản của đồ uống, đó là "Coca" và "Kola". Người
sáng tạo Coca - Cola, John S. Pemberton, đã thay đổi chữ "K" thành "C" để tạo ra một âm
thanh và hình ảnh hấp dẫn hơn. Cách này tạo ra sự kết hợp phá cách và dễ nhớ cho nhãn hiệu.
Bao bì đóng gói
Coca – Cola có nhiều loại đóng gói bao bì:
 Chai nhựa: Coca – Cola cũng được đóng trong chai nhựa, bao gồm chai PET
(Polyethylene terephthalate) và chai nhựa HDPE (High – density polyethylene), phù
hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể tái sử dụng và có thể vận chuyển dễ dàng. Sử
dụng nhiều loại dung tích khác nhau, đóng gói theo lốc 6 chai hoặc thùng 4 lốc.
 Lon nhôm: Bên trong có phủ một lớp mạ đảm bảo phù hợp an toàn vệ sinh, an toàn
thực phẩm. Coca – Cola cung cấp lon nhôm có dung tích từ 330ml hoặc 355ml và
đóng theo thùng 24 lon. Lon nhôm có lợi thế là nhẹ, dễ tái chế và bảo vệ tốt sản phẩm
khỏi ánh sáng và không khí.
 Chai thủy tinh: Coca – Cola được đóng trong chai thủy tinh truyền thống có dung tích
300ml. Phù hợp ăn toàn vệ sinh thực phẩm, được đóng theo két 24 chai
Coca – Cola luôn tái thiết kế bao bì của thương hiệu và sử dụng đa dạng chất liệu như thủy
tinh, nhựa, nhôm ...... để đóng gói sản phẩm nhằm tối ưu các tiện ích khi sử dụng cho khách
hàng và đồng thời cũng hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường .
Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Dịch vụ khách hàng của Coca – Cola có sẵn trên các nền tảng truyền thông. Nếu khách hàng
có bất kì yêu cầu khiểu nại hay tư vấn đều có thể liên hệ qua dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Nếu khách hàng không có thời gian hoặc không muốn đi ra khỏi nhà thì cũng có thể đặt hàng
qua các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,..... Coca - Cola cũng tạo ra nhiều
chiến dịch quảng cáo và ấn tượng tiêu biểu là chiến dịch “Share a Coke” khuyến khích người
tiêu dùng chia sẻ chai Coca – Cola với tên riêng của họ , tạo ra một trải nghiệm cá nhân và
gắn kết thương hiệu. Coca – Cola cũng thường xuyên tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp
dẫn như “Mua 1 tặng 1” hoặc “Nhận quà miên phí khi mua sản phẩm Coca – Cola”
Nhìn chung, chiến lược sản phẩm của Coca – Cola rất thành công tại thị trường Việt Nam và
giúp cho Coca – Cola trở thành một trong những thức uống giải khát hàng đầu tại đây, nhận
được nhiều sự quan tâm và yêu thích của người tiêu dùng Việt. Đồng thời thì với chiến lược

31
sản phẩm đã tạo ra cho Coca – Cola nhiều cơ hội phát triển, cạnh tranh hơn tại thị trường tiêu
dùng ở Việt Nam

3.4.1.2. Chiến lược giá


Định giá
Chiến lược định giá của Coca – Cola là thâm nhập thị trường: Khác với chiến lược định giá
thấp nhằm chắt lọc thị trường, Coca – Cola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối
thấp nhằm thâm nhập thị trường với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượnglớn khách
hàng và đạt được một thị phần lớn.
Dạng sản phẩm Thể tích Giá cả (VNĐ)
Lon 330 ML 9.000
Chai nhựa PET 390 ML 6.000
Chai nhựa PET 1.500 ML 20.000
Chai thủy tinh 300 ML 80.000/ 1 két/ 24 chai
Bảng 3. 2: Bảng giá

Chiến lược giá


 Chiến lược định giá kết hợp sản phẩm:
o Định giá sản phẩm cố định: Coca – Cola thường bán sản phẩm với một giá cho
sẵn cho các sản phẩm lẻ
o Định giá gói sản phẩm: Coca – Cola bán sản phẩm theo thùn, lốc, két nhằm
cung cấp sản phẩm ở mức giá sỉ
 Chiến lược điều chỉnh giá:
o Giảm giá và trợ cấp: Ở các chuỗi bán lẻ, Coca – Cola cung cấp một hệ thống
giá khác đặc biệt phù hợp với các đặc điểm khác nhau của từng chuỗi riêng lẻ
o ĐỊnh giá theo hình thức sản phẩm: Cùng một dòng sản phẩm là Coca – Cola vị
truyền thống nhưng dạng lon có giá 9.000 VNĐ, còn dạng chai có giá 6.000
VNĐ
So với mặt bằng chung trong ngành hàng nước giải khát có ga nói riêng và thị trường nước
giải khát nói chung thì với mức giá như hiện tại của Coca – Cola là hoàn toàn phù hợp với
người tiêu dùng Việt. Thậm chí nếu so sánh với thương hiệu Pepsi thì nó còn rẻ hơn một
chút. Coca – Cola hoàn toàn chiếm ưu thế trên thị trường cạnh tranh về giá.

32
3.4.1.3. Chiến lược phân phối
Xây dựng lựa chọn kênh phân phối:
 Thông qua các kênh bán hàng trực tiếp:
o Người sản xuất bán trực tiếp bán sản phẩm người tiêu dùng cuối cùng: Sử
dụng lực lượng bán hàng tại nhà hoặc đặt hàng qua các trang thương mại
điện tử, web,...
 Thông qua kênh bán hàng trực tiếp: các trung gian giữa người sản xuất và người
tiêu dùng:
o Nhà sản xuất  Nhà bán lẻ -> Người tiêu dùng
Kênh này được gọi là kênh cấp 1 gồm trung gian và nhà bán lẻ. Nhà bản lẻ mua sản phẩm
trực tiếp từ nhà sản xuất sau đó bán lẻ cho khách hàng của mình. Các sản phẩm của Coca –
Cola được bán tại các chuỗi siêu thị lớn nhỏ khác nhau BigC, Co.opmart, Circle K,....
o Nhà sản xuất  Nhà bán buôn  Người bán lẻ  Người tiêu dùng
Kênh phân phối này chủ yếu nhắm đến các nhà bán lẻ nhập hàng khố lượng lớn
o Nhà sản xuất  Đại lý  Nhà bán buôn/ nhà phân phối  Nhà bán lẻ 
Người tiêu dùng
Sản phẩm sau quá trình sản xuất được gửi đến các chi nhánh đại diện cho công ty tiến hành
giao dịch với khách hàng. Hàng hóa sản xuất tại nhà máy sẽ được phân phối ra các chi nhánh,
sau đó vận chuyển đến các đại lý tại khu vực trong nước
Độ bao phủ
Hiện tại Coca – Cola có chi nhánh ở ba khu vực chính là Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh. Độ bao phủ của Coca – Cola trải dài và rộng khắp cả nước đảm bảocung cấp hàng hóa
một cách nhanh nhất. Đồng thời với độ bao phủ rộng giúp Coca – Cola có được độ nhanh
diện tốt và chiến được không ít thị phần trong ngành hàng nước giải khát có ga trên cả nước
Kho và vận chuyển
Ở mỗi chi nhánh trên cả nước, Coca – Cola có những kho hàng riêng để lưu trữ, vận chuyển
hàng hóa đến các đại lý, chuỗi hệ thống phấn phối và bán lẻ nhắm đảm bảo đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dùng một cách an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Chiến lược phân phối
của Coca – Cola cũng giống với Pepsi đều có sự đa chiều trong các kênh phân phối của
mình., phân phối sản phẩm rộng rãi chiếm lĩnh thị phần lớn tại thị truòng Việt Nam. Coca –
Cola cũng thành công trong việc xây dựng chiến lược phân phối cho mình
3.4.1.4. Chiến lược chiêu thị
Quảng cáo

33
Coca – Cola đã tạo ra nhiều chiến dịch quảng cáo sáng tạo và ấn tượng nhằm kết nối với
khách hàng và tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ cho thương hiệu của mình. Quảng cáo của Coca
Cola Việt Nam thường mang đậm yếu tố cảm xúc và tạo cảm giác tươi vui, hạnh phúc cho
người xem.
Một trong những chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của Coca – Cola là "Chung một niềm vui".
Chiến dịch này đã tạo ra một câu chuyện về niềm vui và sự kết nối giữa các thế hệ, đồng thời
tăng cường ý thức về tình yêu thương và sự đoàn kết trong cộng đồng. Quảng cáo này đã rất
thành công và gây ấn tượng mạnh cho khách hàng
Coca – Cola cũng đã thường xuyên hợp tác với các nghệ sĩ và người nổi tiếng để tạo ra
những chiến dịch quảng cáo độc đáo. Những chiến dịch này không chỉ giúp tăng cường nhận
diện thương hiệu của Coca – Cola mà còn tạo ra sự hứng thú và tương tác tích cực với khách
hàng.
Ngoài ra, Coca – Cola cũng chú trọng đến việc sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến như
mạng xã hội và video trực tuyến để tiếp cận với đối tượng khách hàng trẻ. Chiến dịch quảng
cáo trực tuyến của Coca – Cola thường mang tính sáng tạo và tương tác cao, thu hút được
nhiều sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng mạng.
Tổng quan về quảng cáo của Coca – Cola, có thể thấy rằng công ty này đã thành công trong
việc xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và tạo dựng mối liên kết tốt với khách hàng. Quảng cáo
của Coca – Cola luôn mang đến cảm giác tươi vui và hạnh phúc, góp phần tạo nên một
thương hiệu nổi tiếng và được yêu thích tại Việt Nam
Bán hàng cá nhân
Coca – Cola đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và có kiến thức về
sản phẩm. Nhân viên bán hàng của Coca – Cola được đào tạo để hiểu rõ về các sản phẩm và
giải thích về chất lượng, giá trị và lợi ích của chúng đến khách hàng. Họ cũng có khả năng tư
vấn và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng
Coca – Cola thường triển khai các hoạt động bán hàng cá nhân tại các điểm bán lẻ, như siêu
thị, cửa hàng tiện lợi và nhà hàng. Nhân viên bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tư vấn và thực
hiện các hoạt động khuyến mãi để khuyến khích khách hàng
Bên cạnh đó, Coca – Cola cũng sử dụng kỹ thuật tiếp cận khách hàng cá nhân thông qua các
kênh trực tuyến như mạng xã hội và Email Marketing. Điều này cho phép công ty tiếp cận và
tương tác với khách hàng một cách cá nhân hóa, gửi thông điệp và ưu đãi đặt biệt đến từng
khách hàng cụ thể
Tổng quan về bán hàng cá nhân của Coca – Cola, đó là một phần quan trọng của chiến lược
chiêu thị. Bằng cách tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng, Coca – Cola tạo ra mối

34
quan hệ và tăng cường sự hiểu biết về sản phẩm, từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng và tạo
ra sự hài lòng cho khách hàng
Khuyến mãi
 Chương trình quà tặng: Coca – Cola thường xuyên tổ chức các chương trình quà
tặng hấp dẫn nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của họ. Ví dụ, khách
hàng có thể nhận được các quà tặng áo thun, ly, nón, túi xách hoặc các món đồ phụ
kiện khác khi mua sản phẩm của Coca – Cola
 Giảm giá sản phẩm: Coca – Cola thường áp dụng chính sách giảm giá để thu hút
khách hàng. Điều này có thể bao gồm giá khuyến mãi tại các cửa hàng, siêu thị
hoặc áp dụng mã giảm giá khi đặt hàng trực tuyến
 Chương trình khuyến mãi đặc biệt : Coca – Cola cũng tổ chức các chương trình
khuyến mãi đặc biệt như quay số trúng thưởng, rút thăm may mắn hoặc các họt
động thú vị khác để khách hàng có cơ hội nhận được các phần thưởng giá trị.
 Sự kết hợp với các sự kiện và đối tác: Coca – Cola thường kết hợp với các sự kiện
lớn như festival âm nhạc, trận đấu thể thao hoặc các hoạt động cộng đồng để tạo ra
các gói khuyến mãi đặc biệt. Ví dụ, khách hàng có thể mua combo đồ uống Coca -
Cola với giá ưu đãi khi tham gia sự kiện nào đó.
 Chương trình thưởng cho khách hàng thân thiết: Coca – Cola cũng có các chương
trình thưởng dành cho khách hàng thân thiết như chương trình tích điểm, ưu đãi
đặc biệt hoặc các phần quà độc quyền dành riêng cho khách hàng đã mua sản
phẩm Coca – Cola trong thời gian dài
Về tổng quan, Coca – Cola đã triển khai các chương trình khuyến mãi đa dạng nhằm tạo sự
hứng thú và tăng cường quyết định mua hàng của khách hàng. Các khuyến mãi này không chỉ
tạo ra giá trị cho khách hàng mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài và thúc đẩy sự
phát triển của thương hiệu Coca – Cola.
PR
Coca – Cola luôn ra cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt nhất là giới trẻ bởi sự phổ
biến của nó qua các chiến dịch PR chất lượng mang ý nghĩa vì cộng đồng chung

35
Hình 3. 3: Coca – Cola

Mới đây nhất bên cạnh việc chuyển sang chai nhựa trong suốt, dễ tái chế, Coca – Cola cũng
liên tục triển khai những sáng kiến thúc đẩy quá trình thu gom và tái chế bao bì nhựa tại Việt
Nam. Năm 2019, Coca – Cola đã chính thức bỏ màng co nhựa trên sản phẩm nước đóng chai.
Năm 2020, Coca – Cola là công ty nước giải khát đầu tiên giới thiệu bao bì được làm từ
100% nhựa tái chế.
Sự thay đổi này là một trong những nỗ lựa của Coca – Cola nhằm thực hiện cam kêt “Vì Một
Thế Giới Không Rác Thải” với mục tiêu đến năm 2030, mỗi chai và lon mà Coca – Cola bán
ra sẽ được công ty thu gom và tái chế
Về tổng quan, PR đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chiêu thị của Coca – Cola để tạo
dựng và quản lý hình ảnh tích cực của công ty trong cộng đồng. Các hoạt động PR giúp tăng
cường nhận diện thương hiệu, tạo dựng lòng tin và thiết lập mối quan hệ tốt với công chúng.
Marketing trực tiếp:
Coca – Cola sử dụng các chiến dịch Marketing trực tiếp để tăng cường nhận diện thương hiệu
và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Các chiến dịch này có thể bao gồm, tổ chức sự kiện, gửi thư
trực tiếp, gọi điện thoại, gửi tin nhắn SMS, Email Marketing

36
Ví dụ, Coca Cola Việt Nam có thể tổ chức các sự kiện thú vị như bữa tiệc, buổi hòa nhạc
hoặc các hoạt động tương tác trực tiếp tại các điểm bán hàng hoặc khu vực công cộng. Điều
này giúp tạo sự kết nối và tương tác trực tiếp với khách hàng, đồng thời tạo cảm giác gần gũi
và độc đáo cho thương hiệu Coca Cola.
3.4.2. Pepsi
3.4.2.1. Chiến lược sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Các thành phần nước, tinh chất, đường, khí cacbonic,.... đều được điều chế bằng quy trình
công nghệ hiện đại. Ngoài ra, quy trình sản xuất chuẩn hóa, đáp ứng tiêu chuẩn nghiệm ngặt
về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam
Hương vị
Pepsi có hương vị mạnh mẽ và đậm đà, mang đến cảm giác ngọt ngào và sảng khoái. Hương
vị của Pepsi được pha chế để tạo ra sự cân bằng giữa độ ngọt và cồn. Pepsi có hương vị cola
truyền thống, với hỗn hợp các thành phần như caffein, đường, carbonat, và các hương liệu tự
nhiên và nhân tạo khác.
Tập hợp sản phẩm
Chiều Chiều
Chiều sâu
dài rộng
PEPSI PEPSI Pepsi cổ
điển

37
Pepsi chanh
không calo

Pepsi
DIET

Pepsi không
calo

Bảng 3. 3: Tập hợp sản phẩm Pepsi

Có thể thấy sản phẩm của thương hiệu Pepsi đa dạng và phong phú mang đến cho người tiêu
dùng nhiều trải nghiệm với các hương vị khác nhau. Sản phẩm của Pepsi luôn thay đổi theo
xu thế, không một màu, cũng chính vì sự luôn biến đổi này mà thuơgn hiệu Pepsi đã không ít
lần tạo nên xu hướng tiêu dùng mới cho giớ trẻ nói riêng và cộng đồng người tiêu dùng nói
dung
Thiết kế
Pepsi luôn chú trọng vào thiết kế độc đáo và thu hút để tạo sự ấn tượng với khách hàng. Các
sản phẩm Pepsi thường có một thiết kế đơn giản nhưng hiện đại, thể hiện sự trẻ trung và hấp
dẫn. Logo Pepsi được thiết kế với một hình tròn đỏ đặc trưng, có viền xanh và trắng. Chữ
“Pepsi” được viết bằng chữ cursive màu trắng, tạo nên một cảm giác hiện đại và năng động.
Màu sắc chủ đạo của Pepsi là xanh da trời và nó tượng trung cho sự hòa bình và đáng tin cậy.
Tính năng
 Mang lại cảm giác sảng khoải và tạo nguồn năng lượng dồi dào giúp bạn giải
quyết những khó khăn trong công việc, học tập và cuộc sống. Tinh thần trở nên
phấn chấn hơn, giảm bớt mệt mỏi và cảm giác áp lực nặng nề
 Sản phẩm giúp bù đắp lượng nước do bị mất do vận động khi chơi thể thao, vớ
thương vị đặc trưng, không chỉ giải khát, mà còn giúp bạn lấy lại năng lượng cho

38
hoạt động hằng ngày. Ngoài ra khi sử dụng Pepsi trong ăn uống cũng làm tăng
hương vị cho món ăn thêm thơm ngon
Nhãn hiệu
Đầu tiên Pepsi là cái tên dễ nhớ. Thứ hai là về màu sắc: màu xanh là màu đầy sức sống, thể
hiện niềm tin tưởng vào chiến thắng trước mọi khó khăn. Nửa đỏ phần trên logo thể hiện lòng
khát khao mãnh liệt vào chiến thắng. Sự kết hợp giưa hai màu, tạo sức thu hút thị giác lớn. Sự
đối lập giữa hai màu được làm dịu bởi màu trắng ở giữa. Hình trong trong logo của Pepsi
tượng trưng cho thị phần của Pepsi sẽ xâm chiếm trên toàn trái đất. Kiểu chữ cách tân trẻ
trung năng động. Qua thời gian, thiết kế logo của Pepsi có thay đổi một chút nhằm làm mới
hình ảnh của thương hiệu, đỡ nhàm chán, biến đổi một chút cũng để hiện đại cùng thời gian
Ý nghĩa của thương hiệu Pepsi là mang lại niềm vui, sự tươi mát và thỏa mãn cho người tiêu
dùng, đồng thời liên quan đến các giá trị văn hóa đại chúng và tạo dựng mối quan hệ tích cực
với khách hàng.
Ban đầu, tên ban đầu của thương hiệu là "Brad's Drink" theo tên người sáng lập Caleb
Bradham. Sau đó, nó đã được đổi thành Pepsi, một từ ghép từ "pepsin", một enzyme tiêu hóa.
Ý nghĩa ban đầu của Pepsi liên quan đến khả năng tiêu hóa và cung cấp năng lượng.
Bao bì đóng gói
 Chai nhựa: Pepsi được đóng gói trong chai nhựa PET có nhiều kích thước khác nhau,
từ chai nhỏ 330ml đến chai lớn hơn như 1,5L. Được đóng theo lốc 6 chai hoặc thùng 4
lốc
 Lon nhôm: Pepsi có dạng đóng gói trong lon nhôm, thường có thể tích từ 330ml hoặc
355ml và được đóng theo thùng 24 lon
 Chai thủy tinh: Một số phiên bản đặc biệt của Pepsi có thể được đóng gói trong chai
thủy tinh, thường là các phiên bản giới hạn đặc biệt hoặc là truyền thống. Được đóng
theo két 24 chai
Thiết kế bao bì đóng gói của Pepsi đa dạng và nhiều lựa chọn thỏa mãn mọi nhu cầu cho
người tiêu dùng. Thiết kế hình ảnh vỏ lon phong cách cổ điển cũng gây ấn tượng mạnh cho
các khách hàng của Pepsi đặc biệt là giới trẻ có xu hướng đi theo phong cách vintage (cổ
điển).
Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Dịch vụ khách hàng của Pepsi có sẵn trên các nền tảng truyền thông. Nếu khách hàng có bất
kì yêu cầu khiếu nại hay tư vấn đều có thể liên hệ qua dịch vụ chăm sóc khách hàng. Pepsi
còn cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các đối tác và khách hàng của mình để giúp đảm bảo sản
phẩm Pepsi hoạt động tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lược. Không những thế Pepsi cung

39
cấp các dịch vụ hỗ trợ tiếp thị để giúp các đối tác và khách hàng của mình quảng bá và bán
sản phẩm Pepsi.
3.4.2.2. Chiến lược giá
Định giá
Pepsi đã định giá dựa trên chính sách bám sát giá đối thủ. Trong đó, đối thủ cạnh tranh điển
hình với thương hiệu này chính là Coca – Cola. Chính vì vậy, Pepsi và Coca – Cola thường
cạnh tranh với nhau ở cùng một mức giá
Dạng sản phẩm Thể tích Giá cả (VNĐ)
Lon 330 ML 8.800
Chai nhựa PET 390 ML 9.000
Chai nhựa PET 1.500 ML 20.000
Chai thủy tinh 300 ML 80.000/ 1 két/ 24 chai
Bảng 3. 4: Bảng giá

Chiến lược giá


 Chiến lược điều chỉnh giá:
o Giảm giá và trợ cấp: Đối với các chỗi bán lẻ, Pepsi cung cấp một hệ thống giá
khác để phù hợp với các đặc điểm của từng cửa hàng. Và giá này hoàn toàn
thấp hơn giá thị trường
o Định giá theo hình thức sản phẩm: Cùng một dòng sản phẩm là Pepsi nhưng
dạng lon 330ml có giá 8.800 VNĐ, còn dạng chai nhựac PET 1,5L có giá
20.000 VNĐ
 Chiến lược định giá sản phẩm kết hợp:
o Định giá sản phẩm cố định: Pepsi có một mức giá cụ thể với từng loại với sản
phẩm của mình
o Định giá gói sản phẩm: Pepsi bán sản phẩm của mình theo đơn lẻ, lốc, thùng,
két.
 Chiến lược thay đổi giá
o Giảm giá: Pepsi giảm giá trong trường hợp có đối thủ cạnh tranh mạnh về giá.
Pepsi hướng tới mục tiêu bình ổn giá cho các sản phẩm nên chiến lược giá cũng trở nên rõ
ràng và hợp lý cho từng sản phẩm tại thị trường Việt Nam, giúp Pepsi chiếm ưu thế trên thị
trường cạnh tranh về giá

40
3.4.2.3. Chiến lược phân phối
 Xây dựng lựa chọn kênh phân phối:
 Thứ nhất, thông qua các kênh trực tiếp: từ người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu
dùng cuối cùng. Pepsi sử dụng lực lượng bán hàng tại nhà hoặc đặthàng qua các trang
thương mại điện tử, web,..
 Thứ hai, thông qua các kênh gián tiếp: các trung gian giữa người sản xuất vàngười
tiêu dùng
o Nhà sản xuất  Nhà bán lẻ  Người tiêu dùng
Kênh này được gọi là kênh cấp 1 gồm trung gian là nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ mua sản phẩm trực
tiếp từ nhà sản xuất và sau đó bán lẻ cho khách hàng. Các sản phẩm của Pepsi được bày bán
tại các chuỗi siêu thị bán lẻ như Big C, siêu thị Co.opmart, GS25,...
o Nhà sản xuất  Nhà bán buôn  Người bán lẻ  Người tiêu dùng
Kênh phân phối này chủ yếu nhắm đến các nhà bán lẻ nhập hàng số lượng lớn
o Nhà sản xuất  Đại lý  Nhà bán buôn/ nhà phân phối  Nhà bán lẻ 
Người tiêu dùng
Sau quá trình sản xuất, sản phẩm được gửi đến các đại lý đại diện cho công ty để tiến hành
giao dịch với khách hàng. Hàng hóa sản xuất tại nhà máy sẽ được tập hợp tại kho trung tâm,
sau đó vận chuyển đến các đại lý tại khu vực 3 miền
 Độ bao phủ
Sản phẩm của Pepsi đã có mặt ở hầu hết các nơi trên thị trường Việt Nam, nhà phân phối của
Pepsi có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Tất cả các nhà phân phối đều được hỗ trợ bởi
công ty SuntoryPepsico Việt Nam. Nhìn chung, hướng đi của dòng sản phẩm Pepsi là tập
trung vào người tiêu dùng cuối cùng và không ngừng mở rộng hệ thống kênh phân phối.
Đồng thời sử dụng các biện pháp quản lý nghiệp vụ để nâng cao chất lượng kênh phân phối.
Đưa sản phẩm bao phủ rộng khắp và có chất lượng phục vụ tốt nhất khi đến tay người tiêu
dùng
 Kho và vận chuyển
Pepsi mong muốn mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách an toàn với chi
phí rẻ nhất. Kho lưu trữ và vận chuyền của Pepsi có mặt ở ba miền Bắc Trung Nam nhằm
cung cấp sản phấm nhanh chóng, an toàn với chi phí vận chuyển rẻ cho các nhà phân phối.
Pepsi đã rất thông minh áp dụng đa chiều, đa dạng cho kênh phân phối của mình giúp độ bao
phủ của sản phẩm rộng khắp trải dài từ Bắc đến Nam trên thị trườngViệt Nam. Từ đó độ nhận
diện và sự phổ biến của sản phẩm lớn hơn giành nhiều thị phần cho doanh nghiệp cũng như
41
tăng sản lượng sản phẩm bán ra. Song song với đó thì Pepsi cũng rất chuyện nghiệp trong vấn
đề lưu giữ xây dựng kho hàng hóa đều ở cả ba miền. Điều này giúp Pepsi dễ dàng tiếp cận và
phân phối cho các nhà bán lẻ, lợi thế trong cạnh tranh thị phần.
3.4.2.4. Chiến lược chiêu thị
Quảng cáo
Khi sản phẩm mới được tung ra thị trường Pepsi thực hiện các đợt quảng cáo rầm rộ trên
truyền hình, báo chí, mạng xã hội, các panel được dựng trên các đường phố và các địa điểm
của các nhà phân phối, bán sỉ, lẻ. Với mục tiêu tạo dựng tên tuổitrên thị trường, hình ảnh tốt
đẹp và nhắc nhở người tiêu dùng. Slogan, thiết kế logo độc đáo đã gửi đến người tiêu dùng
những thông điệp mang điểm khác biệt với đốithủ cạnh tranh.Và không những thế Pepsi
thường tạo ra những quảng cáo so sánh với đối thủ, thường là Coca – Cola, nhằm tạo sự
tương phản và khẳng định sự khác biệt của mình. Những quảng cáo này thường mang tính
cạnh trnah và tạo sự chú ý từ khách hàng
6/3/2020 “Khui Pepsi - Khui hè tột đỉnh” sự góp mặt của Sơn Tùng M-TP nổi tiếng hàng đầu,
đã thu hút 8,6 triệu lượt xem trên Youtube cho clip quảng cáo này.Với thiết kế vỏ lon độc đáo
đã gây tò mò cho người tiêu dùng, mong muốn trải nghiệm thử. Khi ướp lạnh lon Pepsi này
một số chi tiết màu bạc trên lon tự động chuyển sang màu vàng
12/9/2020 BlackPink - nhóm nhạc hàng đầu châu Á, chính thức trở thành đại diện phát ngôn
của Pepsi là biểu tượng của thông điệp “Chúng tôi thách thức giới hạn, chúng tôi theo đuổi sự
hoàn hảo”. Thế hệ Pepsi Cola mới, không calo lan tỏa tiếng nói của giới trẻ - “Dám Nói
Không”, khuyến khích “gen Z” vượt qua mọi giới hạn. Chiến dịch dùng KOLs để quảng cáo
cực mạnh của Pepsi. Thu hút đông đảo giớitrẻ sưu tầm, săn đón các bộ sưu tập vỏ lon
BlackPink và nhanh chóng trở thành tràolưu giúp tăng doanh thu đáng kể
Bán hàng cá nhân
Chào hàng cá nhân là hoạt động mà công ty muốn giới thiệu và thuyết phục khách hàng quan
tâm mua sản phẩm. Có những lợi ích mà những công cụ truyền thông khác không có được
như: tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, hiểu được những cảm nghĩ, suy nghĩ cụ thể của
khách hàng,... Mặc dù Pepsi là công ty lâu đời tuy nhiên vẫnchưa chú trọng đến hoạt động
này, hiện nay vẫn chưa thấy xuất hiện trên thị trường.
Khuyến mãi
Vào những dịp lễ Tết, giải bóng đá lớn trong và ngoài nước, vào ngày sinh nhật công ty,... thì
Pepsi có những đợt khuyến mãi lớn với giải thưởng rất giá trị. Những hình thức bốc thăm
trúng thưởng, bật nắp trúng thưởng hay phiếu đăng ký,…thường được áp dụng.

42
Chương trình khuyến mãi “Tặng Long, Trao Lân, Biếu Quy Và Gửi Phụng” khi mua 1
thùng 24 lon sẽ được tặng thêm 4 lon, có in hình Long, Lân, Quy, Phụng như lời đầu xuân
Pepsi gửi đến các khách hàng của mình
Hàng loạt giải thưởng hấp dẫn trong chiến dịch “Uống cực đã, Sảng khoái cuộc sống”, “Đã
quá, Pepsi ơi !” đã thu hút các bạn trẻ tham gia
Chương trình “ Thỏa sức nghe nhạc cùng Pepsi và KFC”. Khi mua một phần ăn combo có thể
đổi ly Pepsi vừa thành ly lớn được nhận phiếu cào may mắn.
PR
Vào đầu tháng 8/2020, Pepsi đã trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình Rap Việt. Với sự
tham gia của nhiều Rapper nổi tiếng như Suboi, Binz, Karik, Wowy trở thành chương trình
hot nhất thời điểm đó, thu hút đông đảo người xem đặc biệt là giới trẻ. Đây là lựa chọn tuyệt
vời để tăng cường độ nhận diện thương hiệu cho dòng sản phẩm mới “Pepsi vị chanh không
calo” với slogan “ Sảng khoái tột đỉnh, bung hết chất mình”. Cách khai thác chất liệu mới
biến Rap trở thành tiếng nói thể hiện“chất riêng” của thương hiệu, một công cụ truyền thông
hiệu quả, thể hiện rõ nét thông điệp mà Pepsi muốn truyền tải đến khách hàng
Đại sứ thương hiệu của Pepsi là những tên tuổi đình đám có sức ảnh hưởng lớn. Pepsi Việt
Nam chọn Mỹ Tâm là đại sứ thương hiệu độc quyền cho mình. Tiếp đó tận dụng sức nóng
của U23 Việt Nam, ngay lập tức hãng đã chọn Lương Xuân Trường làm đại sứ thương hiệu.
Ca sĩ Sơn Tùng M-TP với sức ảnh hưởng lớn cũng trở thành đại sứ thương hiệu. Cho thấy
Pepsi chi mạnh tay cho KOLs giúp hãng nâng tầm hình ảnh của mình lên rất nhiều trong mắt
công chúng. Quảng cáo và truyền thông: Pepsi sử dụng quảng cáo và truyền thông để thông
báo về các chương trình khuyến mãi và tạo sự chú ý của khách hàng. Quảng cáo trên truyền
hình, đài phát thanh, báo chí và mạng xã hội giúp lan tỏa thông điệp và tăng cường nhận diện
thương hiệu Pepsi.
Marketing trực tiếp
Tập trung vào việc thúc đẩy khách hàng đặt hàng qua các kênh trực tiếp như: điện thoại, đơn
hàng Internet mà không cần thông qua các trung gian phân phối. Pepsi sử dụng mạng xã hội
như một kênh để kết nối với khách hàng, quan trọng là dùng sức mạnh đó để chạy các chiến
dịch của mình. Củng cố lòng trung thành của khách hàng
3.5. SO SÁNH
3.5.1. Chiến lược sản phẩm
Cả 2 công ty đều tung ra thị trường nhiều sản phẩm để phù hợp với từng nhu cầu của khách
hàng. Trong số đó có những sản phẩm là sản phẩm mới hoàn toàn nhưng bên cạnh đó cũng có
những sản phẩm được tung ra nhằm mục đích cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ

43
Nhãn hiệu và logo của cả 2 công ty cũng luôn thay đổi theo thời gian để tạo cảm giác mới
mẻ, độc đáo và vui tươi hơn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của họ. Hai công ty cũng
luôn tìm mọi cách để cạnh tranh nhau trong lĩnh vực này
Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm cũng là thứ mà cả 2 công ty cùng quan tâm. Cả 2 đều
hướng tới hình ảnh thương hiệu đồ uống ngon, bổ, rẻ trong mắt khách hàng
Chất dinh dưỡng Coca – Cola Pepsi
Năng lượng 100kcal 97kcal
Carbonhydrate 27g 27g
Đường 27g
Potassium, K 10mg
Sodium, Na 25mg 33g
Phosphorus, P 41mg
Bảng 3. 5: So sánh hàm lượng các chất trong sản phẩm của Coca – Cola và Pepsi

Ta có thể thấy hàm lượng các chất trong 2 sản phẩm gần như là tương đồngnhau, khác nhau ở
chỗ Pepsi hướng tới sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏengười tiêu dùng nên đã cắt giảm
lượng đường và tăng hàm lượng cáckhoáng chất cần thiết trong sản phẩm.
3.5.2. Chiến lược giá
Hiện nay giá của sản phẩm Coca - Cola tại thị trường Việt Nam cao hơn sovới các sản phẩm
cùng loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao. Có thể xem xét thông qua
bảng giá dưới đây của Coca - Cola và Pepsi
Sản phẩm Coca – Cola Pepsi
Lon 330ml 6.800 đồng 6.500 đồng
Chai 1.5L 14.800 đồng 14.600
Thùng (24L/T) 145.000 đồng 140.000 đồng
Bảng 3. 6: So sánh giá

Coca - Cola là công ty thống trị thị trường nước giải khát trước khi Pepsi có mặt nên giá của
sản phẩm Coca - Cola được quyết định dựa trên các khoảnchi phí để làm ra sản phẩm và một
khoản lợi nhuận. Nhưng sau khi các đối thủ cạnh tranh khác xâm lăng vào thị trường này
chẳng hạn như Pepsi, Coca - Cola bắt đầu áp dụng các chiến lược về giá dựa trên nền tảng
của sự cạnh tranh. Ngày nay, các khoản chi phí cho quảng cáo sản phẩm đã lớn hơn so với
chi phí để sản xuất chính sản phẩm đó.

44
Pepsi khi mới bước vào thị trường nước giải khát phải quyết định giá thành sản phẩm trên
nền tảng của sự cạnh tranh do vào thị trường khi Coca-Colađang thống trị. Họ rất giỏi trong
việc điều chỉnh giá thành sản phẩm củamình xuống thấp để tạo nên sự cạnh tranh với đối thủ.
Đã từng có thời điểm Pepsi hạ giá thành sản phẩm của mình xuống dưới một nửa so với giá
trị thực của nó, nhưng công ty cũng đã phải chịu những khoản thua lỗ không hề nhỏ khi thực
hiện chiến lược này. Mặc dù giá sản phẩm thấp giúp Pepsi thu hút thêm nhiều khách hàng
nhưng điều đó không giúp họ bù được khoản chi phí sản xuất sản phẩm và gây ra lỗ. Bây giờ
khi đã là một công ty lớn mạnh trong thị trường nước giải khát, Pepsi đã giải quyết được
những khoản lỗ đó và đang trên đà tăng trưởng mạnh nhưng vẫn giữ mức giá bán thấp hơn
đối thủ Coca - Cola để tạo sự cạnh tranh.
3.5.3. Chiến lược phân phối
Coca - Cola là một công ty đa quốc gia và đã mở rộng thị trường của mình ra toàn thế giới.
Điều này được thể hiện ngay trên trang chủ của công ty Coca-Cola bằng việc yêu cầu người
truy cập chọn khu vực họ đang sinh sống
Pepsi cũng đã mở rộng thị trường của mình ra toàn thế giới. Khi bước vào một thị trường mới
họ tìm kiếm những đối tác và bạn hàng để liên hệ giống như điều mà họ đã làm với KFC ở thị
trường Việt Nam. Bạn khó có thể nào tìm thấy 1 lon Coca-Cola trong các cửa hàng KFC tại
Việt Nam. Cho tới bây giờ Pepsi đã hợp tác với rất nhiều các công ty khác như Quaker Oats,
Frito-lays, Lipton, Starbucks, …
Cả 2 công ty cùng sử dụng hình thức kênh phân phối là qua các trung gian, điều đó làm cho
giảm bớt hệ thống tồn kho, tránh tình trạnh thiếu hàng cung ứng, hệ thống sản xuất không bị
đình trệ và sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tiện lợi và nhanh chóng
3.5.4. Chiến lược chiêu thị
Cả 2 công ty đều nổi tiếng về những chiêu trò quảng cáo của mình. Sự cạnh tranh bắt nguồn
từ trò chơi “Blind taste test” huyền thoại của Pepsi khi mà nhiều khách hàng chọn Pepsi ngon
hơn Coca - Cola. Trò chơi nay được đưa lên truyền hình Mỹ và ngay lập tức nhận được một
làn sóng quan tâm đến từ người tiêu dùng, những người lâu nay vẫn nghĩ Coca - Cola là ông
vua trong ngành đồ uống giải khát. Cho đến tận bây giờ người ta vẫn nhắc đến sự việc này
như một trong những chiêu trò marketing đáng nhớ nhất trong lịch sử.
Các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên TV đều được cả 2 công ty áp dụng. Bên cạnh đó là mời
rất nhiều người nổi tiếng làm đại sứ để quảng bá cho sản phẩm của mình. Những người nổi
tiếng này không chỉ phải đóng quảng cáo mà còn chỉ được sử dụng sản phẩm mà mình đang
quảng cáo, không được sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

45
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Thị trường nước giải khát tại Việt Nam hiện đang trên đà tăng trưởng và phát triển, là một thị
trường có tiềm năng lớn cho Coca – Cola và Pepsi. Hai thương hiệu mặc dù của nước ngoài
nhưng vẫn không ngừng nỗ lực hàng ngày để mang đến cho người tiêu dùng Việt những sản
phẩm tốt nhất

46
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO
COCA – COLA VÀ PEPSI
4.1. CƠ SỞ GIẢI PHÁP
Mặc dù cả Coca – Cola và Pepsi đều đang nằm trong top đầu trong thị trường nước giải khát
ở Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung, nhưng thị trường luôn luôn thay đổi, để giữ vững
vị trí đó thì việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của chiến lược Marketing – Mix cũng trở nên
quan trọng hơn. Trên cơ sở thực trạng hoạt động Marketing của doanh nghiệp Coca – Cola và
PepsiCo cùng với tình hình thực tế của thị trường Việt Nam, kết hợp với việc phân tích thế
mạnh và hạn chế của bản thân doanh nghiệp mà đề xuất ra những giải pháp hoàn thiện chiến
lược Marketing – Mix của cả hai doanh nghiệp

4.2. MỤC TIÊU GIẢI PHÁP


Tìm ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, của thị
trường và cả những điều kiện doanh nghiệp hiện có, khả thi trong việc áp dụng
4.3. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
4.3.1. Coca – Cola
4.3.1.1. Điểm mạnh
 Coca – Cola là thương hiệu nước giải khát nổi tiếng lâu năm, có uy tín hàng đầu trên
thế giới, vì thế sản phẩm của công ty Coca – Cola luôn được người tiêu dùng tin tưởng
 Công ty Coca – Cola có công nghệ sản xuất hiện đại vì thế luôn đảm bảo về chất
lượng sản phẩm cũng như số lượng cung ứng cho các nhà phân phối
 Được sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ của công ty mẹ ở mỹ
 Mẫu mã bao bì thân thiện với môi trường, dễ dàng phân biệt các nhãn hiệu nước đóng
chai khác tạo nên lợi thế cạnh tranh
 có nhiều chương trình, quảng cáo hấp dẫn thu hút người tiêu dùng như: “Xuân diệu kỳ
bắt đầu cùng Coca – Cola “, “Coca – Cola nữa nha”,...
 Nhãn hiệu Coca – Cola có được sự khác biệt so với các nhãn hiệu khác về ý tưởng
cũng như thông điệp
4.3.1.2. Điểm yếu
 Chỉ tập trung Marketing vào sản phẩm nước có gas Coca - Cola khiến cho các sản
phẩm còn lại không được người tiêu dùng biết đến nhiều.
 Đội ngũ công nhân lao động quản lý ở Việt Nam chưa có tay nghề và chuyên môn cao
cần mở thêm các đợt huấn luyện đào tạo chuyên môn.
47
 Có những chiến lược tung ra sản phẩm mới chưa phù hợp với thị trường tiêu dùng ở
Việt Nam gây ra những thất bại đáng tiếc.
4.3.1.3. Đề xuất
Quảng cáo
Phải nói rằng Coca - Cola là một trong những thương hiệu có chi phí quảng cáo đầu tư nhất,
họ sẵn sàng đánh bóng nhãn hiệu của mình ngay từ khi vừa mới ra đời, điều đó tạo ra những
tiếng vang không hề nhỏ cho thương hiệu. Có thể nói Coca - Cola là một cái tên khá là quen
thuộc đối với mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi. Vì thế về khía cạnh quảng cáo thật sự không
có quá nhiều ý tưởng mới cần đóng góp cho họ. Họ chỉ cần cố gắng giữ vững vị trí như hiện
tại đã là một thành công vô cùng lớn rồi. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì Coca - Cola có thể
thay đổi một chút về phong cách mới mẻ hơn, ví dụ như mời thêm các Fluencer hoặc các
nghệ sĩ lớn của Showbiz để làm đại sứ thương hiệu, tạo thêm tiếng vang, tạo thêm sự ảnh
hưởng dành cho thương hiệu của mình, tăng cường tần suất xuất hiện trên poster, banner, đặc
biệt là các trang mạng xã hội,…để thu hút sự chú ý của khách hàng
Khuyến mãi
Coca - Cola có thể hợp tác tài trợ với các thương hiệu khác để tổ chức thêm các hoạt động vui
chơi, các minigame trúng thưởng, mời thêm nhiều nghệ sĩ hay tổ chức ngày hội việc làm để
từ đó lấy đà giới thiệu cho nhiều người biết về lịch sử hình thành, về quá trình hoạt động và
phát triển, từ đó đề ra phương án hoạt động như thế nào, điều này có thể cải thiện và tạo được
ấn tượng rất tốt trong mắt người tiêu dùng cũng như người lao động
Quan hệ công chúng
Có thể tài trợ các chương trình, tổ chứv các hoạt động từ thiện hay các gameshow truyền
hình, tài trợ chương trình thực tế, mở các buổi nhạc hội, buổi gặp gỡ, giao lưu với những
người có sức ảnh hưởng,… để từ đó mở rộng được danh tiếng thương hiệu và sức ảnh hưởng
đối với cộng đồng.
Bán hàng cá nhân
Có thể mở các chương trình bán thử nghiệm sản phẩm mới ở trung tâm thương mại, khu mua
sắm để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tăng cường mức độ nhận biết cho khách hàng,
đặc biệt là thu thập thông tin phản hồi tức thời của khách hàng để có cơ sở phát triển các sản
phẩm, chiến dịch mới, từ đó tăng cường khuyến mãi giới hạn vài ngày đầu mở bán các sản
phẩm mới để thu hút và thúc đẩy động lực mua hàng của người tiêu dùng cũng như duy trì
mức độ quan tâm lâu dài của họ.
Marketing trực tiếp
Về khía cạnh này có vẻ Coca - Cola làm chưa thực sự đầu tư, có thể vì đã quá đầu tư ở mảng
quảng cáo vì thế có sự hơi lơ là về mảng Marketing trực tiếp này. Ngoài ra, vì là nước giải
48
khát vì thế nhu cầu của mọi người cũng khá là nhiều, cũng không khó và không quá cần thiết
để cho ra một số tiền khá lớnd ành cho mảng Marketing trực tiếp này. Nhưng nếu có điều
kiện thể Coca Colacó thể tăng cường bán hàng trên các kênh như VJS Shop, Homeshopping,
…Với sự phát triển của Internet, Coca - Cola nên nắm bắt các thông tin, xu hướng của người
tiêu dùng, nhất là bộ phận giới trẻ thông qua các diễn đàn, trang mạng xã hội như Facebook,
Zalo, Twitter,…để dễ dàng lên kế hoạch cho các chiến lược sau này
4.3.2. Pepsi
4.3.2.1. Điểm mạnh
 Nước ngọt có gas Pepsi là sản phẩm có thương hiệu lâu đời, uy tín và nổi tiếng trên
toàn thế giới
 Pepsi có thị phần và chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường-
 Sản phẩm có chất lượng hoàn hảo, giá cả hợp lí, bao bì đẹp, bắt mắt, đa dạng về chủng
loại và mẫu mã
 Pepsi được khách hàng đánh giá cao về sự tiện lợi, tính năng động
 Pepsi gắn liền với phong cách trẻ trung, luôn bứt phá
 Là sản phẩm dành cho giới trẻ
 Khẩu vị, hương vị phù hợp với phần đông người tiêu dùng Việt
4.3.2.2. Điểm yếu
 Quá vội vàng chạy đua với khác biệt hóa
 Sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng
 Bị lên án bao bì tác động tiêu cực đến môi trường
4.3.2.3. Đề xuất
Quảng cáo
Internet là điều không thể bỏ qua trong hoạt động quảng cáo, Pepsi cần phải chú ý tới cách
mà Internet đang lan tỏa trong giới trẻ Việt Nam để có thể tận dụng khai thác tối đa lợi ích từ
Internet như là: tăng cường các quảng cáo trên internet, tham vào các mạng xã hội như
Facebok, Twitter, Instagram hoặc các diễn đàn nổi tiếng như Vozforum, gamethu, v.v... để
có sự tương tác nhanh chóng giữa Pepsi và giới trẻ. Sử dụng Internet như 1 công cụ truyền tải
thông tin chính cho giới trẻ.
Khuyến mãi
Đối với giới trẻ hiện nay, khuyến mãi là cách tác động khá tốt đến tâm lý hành vi mua của
giới trẻ. Các chương trình khuyến mãi của Pepsi đã được thực hiện rất tốt, chẳng hạn như
Pepsi phối hợp với các nhà phân phối đưa ra các quà tặng kèm như bình giữ nhiệt phiên bản
Rap Việt đã thu hút rất nhiều lượt quan tâm và nâng cao doanh số. Pepsi nên tiếp tục giữ các
chương trình khuyến mãi như vậy và lựa chọn các giải thưởng phù hợp với phong cách sống,
49
tâm lý, cá tính của giới trẻ hiện nay. Ví dụ như các hình thức giảm giá theo phần trăm trong
các ngày phát sóng của Rap Việt. Miễn phí vận chuyển kết hợp cùng các quà tặng theo trend
Rap Việt khi mua số lượng lớn. Ngoài ra Pepsi nên tăng giá trị các giải thưởng đối với các thí
sinh tham gia Rap Việt, kèm theo đó là các phần quà hấp dẫn dành cho khán giả nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả truyền thông
Quan hệ công chúng
Pepsi nên tổ chức hoặc tài trợ cho một số hoạt động thể thao và các chuyến đi mạo hiểm để
nâng cao nhận thức và niềm tin của người dân về tác dụng của sản phẩm. Hình thức này sẽ
hiệu quả hơn rất nhiều so với các bài viết trên vì thông tin sẽ được nhiều người biết hơn và
có vẻ thuyết phục hơn. Đồng thời, tiếp tục tạo nhiều sân chơi năng động để giới trẻ thể hiện
cái tôi, cá tính của mình. Pepsi khi đó sẽ có nhiều khách hàng trung thành hơn.
Marketing trực tiếp
Pepsi nên sử dụng hình thức tiếp thị trực tiếp qua Internet với đặc điểm là chi phí thấp, thời
gian tiếp nhận và phản hồi thông tin nhanh, và một điều nữa là giới trẻ hiện nay đã biết tiếp
cận Internet và ít nhất phải tham gia một mạng xã hội hoặc một diễn đàn nào đó. Hoặc nhiều
hơn . Vì vậy, Pepsi cần tạo một website riêng để tiếp thị trực tiếp nhằm tăng hiệu quả quảng
bá sản phẩm. Các hình thức tiếp thị trực tiếp mà Pepsi nên chú ý:
 Tiếp thị qua email để quảng cáo các chiến dịch thanh niên
 Tham gia các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram để hiểu
giới trẻ muốn gì, cần gì, nắm bắt xu hướng của giới trẻ và phát triển sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của họ.
Bán hàng cá nhân
Trong Marketing sản phẩm FMCG, công cụ này ít được sử dụng vì tốn kém và tốn thời gian.
Tuy nhiên, Pepsi cũng không thể bỏ qua công cụ này mà nên duy trì nó với tần suất nhất định
để tiếp cận nhu cầu mới của khách hàng và thông qua đó phát triển các dòng sản phẩm mới
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Pepsi cần tập trung đào tạo kinh doanh cho nhân viên của
mình để đảm bảo họ có đủ kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng suất làm việc và tăng
doanh thu. Những kỹ năng nhân viên bán hàng cần đào tạo bao gồm
 Kỹ năng chào tạo nên sự thiện cảm:
 Kỹ năng hỏi giúp cho khám phá nhu cầu
 Kỹ năng giới thiệu sản phẩm
 Kỹ năng đặt câu hỏi để điều hướng khách hàng
 Kỹ năng giải quyết xung đột

50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Nhận thấy một số điểm cần phải khắc phục của Coca – Cola và Pepsi, từ đó đưa ra từng giải
pháp cho từng chiến lược cụ thể với hy vọng chiến lược Marketing - Mix của hai thương hiệu
lớn có thể phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dân ở một nước đang phát triển như
Việt Nam.

51
CHƯƠNG 5
LỜI KẾT VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. LỜI KẾT
Thông qua chủ đề này, chúng ta đã nhận thức được vai trò quan trọng của chiến lược
Marketing - Mix, bắt đầu từ nền tảng lý thuyết của Chương 2 về khái niệm, vai trò, chức năng
và quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing và hiệu quả. Trong Chương 3, chiến
lược marketing mix của hai thương hiệu nước giải khát lớn là Coca-Cola và Pepsi đã được
tiết lộ một phần và được đưa ra để so sánh. Đối với các công ty lớn, việc sử dụng chiến lược
marketing mix là rất quan trọng. Hiểu được tâm lý, nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng
luôn dẫn đến việc bán hàng hiệu quả. Ngày nay rất khó cho các công ty tồn tại và phát triển
trong thị trường cạnh tranh vì nó yêu cầu nhiều chiến lược kinh doanh thông minh và chiến
lược tiếp thị độc đáo. Mỗi chiến lược trong tổ hợp tiếp thị của bạn đều cực kỳ quan trọng và
có liên quan với nhau, với mỗi chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối hoặc truyền thông sẽ
quyết định sự thành công của chiến dịch tổng thể của bạn. Hiện nay, Coca-Cola và Pepsi là
những thương hiệu được ưa chuộng không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Để làm được
điều đó, cả hai thương hiệu đều cần rất nhiều chiến lược kinh doanh vững chắc và kế hoạch
tiếp thị của riêng mình. Cuối cùng, Chương 4 đưa ra các gợi ý và giải pháp cho các nhóm tiếp
thị của công ty và các giải pháp chiến lược tiếp thị hỗn hợp, với hy vọng làm cho chiến lược
tiếp thị hỗn hợp toàn diện hơn một chút.
5.2. KIẾN NGHỊ
Trong thị trường đầy biến động, chiến lược Marketing-Mix là một trong những chiến lược
then chốt giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Qua bài nghiên cứu “Phân tích và so
sánh các chiến lược Marketing – Mix nước giải khát Coca – Cola và Pepsi”, có thể thấy, sự
thành công của hai hãng nước giải khát lớn nhất thế giới đã đóng góp rất lớn cho hoạt động
Marketing - Mix. Từ đó, giúp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tạo vị thế mới và tăng tính
cạnh tranh. Có một số khuyến nghị dành cho doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam
 Đối với công ty:
o Cả hai doanh nghiệp cần cẩn trọng trong từng bước đi, nghiên cứ kỹ lưỡng
trước khi tung sản phẩm. Nên đẩy mạnh việc nghiên cứu sản phẩm có thể dễ tái
chế hay có ích cho sức khỏe
o Bên cạnh đó cần đẩy mạng quảng cáo, truyền thông về sản phẩm mới ở những
thị trường tiềm năng như Việt Nam. Nâng cao trình độ chuyên nghiệp, hiểu
biết của nhân viên tư vấn ở đại lý. Tổ chức các chương trình lập quỹ từ thiện
giúp trẻ em ở các quốc gia có hoàn cảnh khó khăn.
 Đối với chính phủ Việt Nam:

52
o Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ như giày
dép, may mặc,,... mang lại nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước, giải
quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân. Vì vậy nhà nước nên
thêm một số chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho các doanh nghiệp nước ngoài và
trong nước đẩy mạng phát triển.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Website của Coca – Cola: https://www.coca-cola.com/vn/vi
 https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/27302-Rap-Viet-va-nhung-dieu-co-
the-ban-chua-biet-ve-Gen-Z
 https://cosmolife.vn/black-pink-tro-thanh-dai-dien-phat-ngon-moi-cua-san-pham-
pepsi-moi-vi-chanh-khong-calo-15522.html
 TẬP ĐOÀN PEPSICO TOÀN CẦU < https://www.laysvietnam.com/ve-chung-
toi/tap-doan-pepsico-toan-cau/>
 Phân tích 5 chiến lược marketing của pepsi hiệu quả tại Việt Nam,Rubic Group khác
biệt tạo nên giá trị< https://rubicmarketing.com/chien-luoc-marketing-cua-pepsi.html>
PHỤ LỤC

You might also like