You are on page 1of 3

VẬN DỤNG QUAN DIỂM LỊCH SỬ - CỤ

THỂ LÝ GIẢI MỘT VẤN DỀ CỦA THỰC


TIỄN?
Nhóm 3

A. Lý thuyết
1, Quan điểm lịch sử - cụ thể là gì?
Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện
tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách
quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.
2, Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể:
- Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển
trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau. Điều kiện
không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của
sự vật đó.
- Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác
nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi
hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật.
- Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch
sử của thế giới khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh,
phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của
sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và
suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự
thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau
trong không gian và thời gian khác nhau.
3, Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:
- Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối
cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện
không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của
sự vật, hiện tượng.
- Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó
cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ
vậy, đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó, tránh cái nhìn chung
chung, trừu tượng,
- Thứ ba: Khi đánh giá một luận điểm khoa học, cần đặt nó trong những
điều kiện lịch sử - cụ thể. Một luận điểm nào đó có thể đúng trong trường hợp
này nhưng lại sai trong trường hợp khác, không có chân lý trừu tượng, chân lý
bao giờ cũng cụ thể.
4, Ý nghĩa của quan điểm lịch sử cụ thể:
- Khi xem xét sự vật, hiện tượng, cần đặt chúng trong những điều kiện cụ
thể, tránh rơi vào giáo điều, chiết trung, ngụy biện.
- Chống lại thái độ tuyệt đối hóa cái cụ thể, xem nhẹ tiến trình chung,
quy luật chung.
B. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể để lý giải một vấn đề thực tiễn – cơ
chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp ( từ năm 1976-1986)
1.Bối cảnh lịch sử
Trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam kinh tế kế hoạch hoá đã được áp dụng.
Nguyên nhân: Đất nước bị xâm lược, mục tiêu chính là giải phóng dân tộc.
+ Bởi vậy nên trong giai đoạn đó, đất nước ta thực hiện hiện kế hoạch hóa tập
trung sẽ góp phần quan trọng có thể huy động được tối đa sức lực của nhân dân
xây dựng và phát triển kinh tế để nhằm mục đích có thể thực hiện mục tiêu giải
phóng dân tộc.
+ Nhà nước cần phải bao cấp hoàn toàn giúp các chủ thể là người chiến sĩ khi
ra chiến trường yên tâm phục vụ chiến đấu bởi họ không phải lo gia đình vợ
con vì nhà nước ta chu cấp.
+ Khi kinh tế nước ta vẫn còn tăng theo chiều rộng cho phép tập trung tối đa
các nguồn lực kinh tế và mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn, điều kiện cụ
thể, đặc biệt công nghiệp hóa theo xu hướng phát triển công nghiệp nặng.
a) Đất nước có chiến tranh (cơ chế đáp ứng được yêu cầu của thời chiến)
- Tối đa hoá kiểm soát quyền lực và tài nguyên (bao gồm đất đai nước và các
nguồn lực tự nhiên khác).
- Nhanh chóng huy động nguồn lực cho các lĩnh vực thiết yếu (sản xuất vũ khí
lương thực thuốc men…), cắt giảm lĩnh vực không thiết yếu (hàng xa xỉ, mĩ
phẩm..).
- Giảm tình trạng phân hoá giàu nghèo, giảm phát sinh mâu thuẫn xã hội.
- Hạn chế nạn đầu cơ tích trữ tình trạng hỗn loạn về giá cả.
b) Đất nước thời bình (tuy giải quyết được những vấn đề bức thiết thời chiến
nhưng lại để lại hậu quả tiêu cực trong thời bình)
- Thiếu linh hoạt đổi mới.
- Giảm sự cạnh tranh hiệu quả kinh tế, kìm hãm sự tiến bộ khoa học – công
nghệ.
- Gia tăng bất bình đẳng xã hội.
- Nguy cơ thất thoát nguồn nhân lực và tài năng ( người lao động có thể lựa
chọn chuyển hướng đến những quốc gia, khu vực quản lý linh hoạt hơn).
- Việc phân phối lưu thông ách tắc lạm phát ở mức cao.
- Nền văn học sáng tác nước nhà không còn được hưởng đặc quyền của lối
khen chê theo chức vụ khả năng quan liêu hóa, xa rời đời sống nhân dân.
—> Kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
2. Xác định giá trị bài học
- Cần sự linh hoạt và hiệu quả để thích nghi với sự phát triển của thế giới.
- Khuyến khích đổi mới sáng tạo trong sản xuất và quản lý tài nguyên.
- Cần có những chính sách để đảm bảo công bằng với mọi người có thể
tiến xa trong xã hội.
3. Áp dụng bài học vào ngữ cảnh hiện tại
Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những ưu
điểm như:
- Thúc đẩy sản xuất.
- Có được lực lượng sản xuất lớn đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng.
- Tạo động lực cho con người thoả sức sáng tạo.
- Tạo nhiều việc làm cho người lao động
4. Bài học chung
“ kéo dài ưu điểm sẽ trở thành khuyết điểm"
- Cần phải nghiên cứu sự vật hiện tượng trong không gian thời gian xác
định, vạch ra được tính tất yếu các quy luật chi phối sự vật hiện tượng.
- Khi phân tích sự vật, hiện tượng ta phải xem xét bối cảnh bối cảnh nguồn gốc,
hoàn cảnh phát sinh, từ đó đánh giá được tác động của nó đến sự vật, hiện
tượng nhằm rút ra giá trị hay hạn chế của nó.

You might also like