You are on page 1of 3

1. Quan điểm lịch sử cụ thể là gì ?

Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta
phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể.
Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời
gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm
của sự vật đó.

Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc
điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật.

Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới khách quan trong quá trình
lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của
sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.

Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy vong của mình và quá trình đó thể
hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau trong không gian và thời gian khác nhau

2. Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể

– Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể.
Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và
thời gian nhất định.

Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật
nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện về không gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm
của nó khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó.

– Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:

Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó,
phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của
sự vật, hiện tượng.

Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ,
hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó.

Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.

Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng.
Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn.

3. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể


Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển
trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể.

Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa
qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống
của chính nó.

Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng thông qua lăng kính của những ngẫu nhiên
lịch sử, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian.

Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình
thành sự vật, hiện tượng. Giá trị của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch
sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được
bản chất của nó.

Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn
tại của vật chất.

Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng,
nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy
định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành
sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định.

Như vậy, chỉ khi tìm ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triển
của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích được các đặc trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó,
bản chất thật sự của sự vật đó.

Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể
của chúng.

Thứ năm: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản chất chính là nhận thấy các mối
liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc
trưng của sự vật, hiện tượng;

Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh
hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.

4. Lấy ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể:

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể.
Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời
gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm
của sự vật đó.

Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc
điểm khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật.
Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới khách quan trong quá trình
lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của
sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.

Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy vong của mình và quá trình đó thể
hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau trong không gian và thời gian khác nhau.

Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường đi lên XHCN mà bỏ qua TBCN?

Trong triết học Mác - Lênin, con người cần phải trải qua năm hình thái kinh tế xã hội nhưng do đặc điểm lịch
sử, điều kiện khách quan và chủ quan,... dẫn đến không phải quốc gia nào cũng giống nhau là phải trải qua hết
năm hình thái kinh tế xã hội mà có thể bỏ qua một hoặc một vài hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao.

Việt Nam lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn
phù hợp vì:

Thứ nhất, do sự phát triển một cách nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm cho lực
lượng sản xuất phát triển đạt đến trình độ cao, đã mở đầu giai đoạn mới của quá trình xã hội hóa sản xuất, tạo ra
cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, đây là điều kiện giúp nước ta thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thế giới đang có những tiến bộ, phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất - kỹ thuật và xã hội loài người có mong
muốn phát triển lên một xã hội mới với nền văn minh cao hơn. Vì vậy, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một bước
tiến hợp với quy luật khách quan.

Nước ta giành được độc lập dân tộc, có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Việt Nam có những thắng lợi cùng với những thành tựu to lớn giúp nước ta thoát
khỏi tình trạng là nước nghèo, kém phát triển để chuyển sang là nước đang phát triển có thu nhập trung bình
cũng như đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của chế độ thực dân của nước ta đã chứng
minh được phần nào việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất để nước ta thoát khỏi ách đô hộ
của chế độ thực dân.

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, gây nên tổn thất lớn vềkinh tế, sức khoẻ, tính mạng của
người dân các quốc gia trên thế giới. Để đối phó với đại dịchchưa có trong tiền lệ, các quốc gia trên thế giới
cũng như Việt Nam vừa làm, vừa rút kinhnghiệm và liên tục điều chỉnh các chính sách, chiến lược cho phù hợp.
Nhà nước cũng đãđưa ra những chính sách phù hợp, linh hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo vậndụng
theo quan điểm lịch sử - cụ thể như kim chỉ nam để phù hợp với từng thời điểmdiễn ra trên thực tế. Tùy từng
thời điểm, từng nơi để tập trung cho phát triển kinh tế hoặcchống dịch: các địa phương phải chủ động, linh hoạt
áp dụng các giải pháp để thực hiện chođược mục tiêu kép. Tùy tình hình trong từng thời điểm, từng nơi để dành
ưu tiên, tập trungcho nhiệm vụ phát triển kinh tế hoặc nhiệm vụ chống dịch, có những nơi phải thực hiện
đồngbộ, đồng thời các giải pháp cho cả hai nhiệm vụ này

You might also like