You are on page 1of 6

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Quang Nguyên

Lớp : 20ĐHKL01
MSSV : 2056060031

1. Vùng trời được chỉ định đặc biệt (Special Designated Airspace) & vùng nhận
dạng phòng không (AIDZ) :

Vùng trời được chỉ định đặc biệt (Special Designated Airspace) là vùng trời
mà tất cả các tàu bay ở trong đó phải tuân thủ thêm những quy trình kiểm soát không
lưu khác (additional ATC procedures) được quy định và phải đáp ứng những yêu cầu
về trang thiết bị mang theo (Equipment carrige specifications). Việc áp dụng thực
hiện những yêu cầu và tiêu chuẩn kĩ thuật này phải được bao gồm trong Doc 7030, về
phương thức bổ sưng khu vực (Regional Supplementary Procedures).

Trong đó, vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone) –
ADIZ, được định nghĩa trong phụ ước 15 (Annex 15) của công ước Chicago 1944, là
một vùng trời được chỉ định đặc biệt (Special designated airspace) có kích thước
được xác định cụ thể, mà tàu bay hoạt động ở trong vùng trời đó được yêu cầu tuân
thủ các hình thức nhận dạng và báo cáo đặc biệt, ngoài các quy định liên quan đến
dịch vụ không lưu (Air Traffic Services) – ATS.

Cấu trúc của một vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification
Zone), thông thường sẽ được thiết lập nằm trên ranh giới giữa các vùng thông báo
bay (FIR) của các quốc gia, hoặc trong một số trường hợp sẽ nằm ngoài vùng thông
báo bay của quốc quốc gia đó. Về mặt bản chất, vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) khi được thiết lập sẽ giúp các quốc gia có thời gian nhận dạng trước khi các
phương tiện bay này tiến vào không phận của quốc gia đó và chuẩn bị các biện pháp
phòng vệ trong trường hợp cần thiết. Như vậy, tàu bay dân sự nếu không nộp kế
hoạch bay cho quốc gia thiết lập ADIZ mà xuất hiện trong khu vực ADIZ, ngay lập
tức sẽ bị máy bay quân sự của nước lập ra ADIZ yêu cầu nhận dạng và buộc phải rời
khỏi khu vực này. Trong trường hợp không tuân thủ, quốc gia thiết lập ADIZ có thể
sẽ thực biện các biện pháp, chế tài khác để bảo vệ an ninh vùng trời của mình. Những
biện pháp chế tài này cũng được các nước công bố khi thông báo vùng ADIZ.

Hình 1: Cấu trúc vùng nhận dạng phòng không trên biển phía đông của Trung Quốc

Trên cơ sở đó, Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) sẽ được chia thành hai
loại chính :
 ADIZ yêu cầu tất cả các phương tiện bay phải tuân thủ thủ tục nhận dạng phòng
không khi bay vào, bất kể phương tiện đó có ý định bay vào không phận của quốc gia
thiết lập hay không.
 ADIZ chỉ yêu cầu các phương tiện bay có ý định bay vào không phận của quốc gia
thiết lập tuân thủ các quy định nhận dạng phòng không.

Trên thực tế, đã có rất nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật bản,
… đã thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong vùng không phận quốc tế
tiếp giáp với quốc gia khác.

Hình 2: Ranh giới chồng lần của các vùng nhận dạng phòng không

Tuy nhiên, việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là hoàn toàn
đơn phương và không dựa trên căn cứ pháp lý và thương thuyết với nước láng giềng.
Hay thậm chí, phụ lục XV của Công ước Chicago năm 1944 vẫn chỉ dừng lại ở việc
nêu ra định nghĩa về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chứ không quy định về
việc cho phép hay cấm các quốc gia thiết lập các vùng ADIZ. Nói cách khác, không
có một quy định chung nào cho việc xây dựng các quy định về nhận dạng phòng
không, mỗi quốc gia, xuất phát từ tính cấp thiết hoặc mục đích thiết lập ADIZ có thể
ban hành các quy định cũng như mức độ yêu cầu về nhận dạng phòng không khác
nhau đối với các phương tiện bay khi tiến vào ADIZ của mình.

Hiện nay, một số vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc đang được thiết lập trùng với các đường bay mà nhiều hãng hàng
không quốc tế có đường bay từ Việt Nam (từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng...) sang
Nhật Bản, Hàn Quốc và nối chuyến sang Mỹ. Tuy nhiên, các chuyến bay dân dụng
của các hãng hàng không Việt Nam vẫn sẽ được diễn ra bình thường, bởi lẽ trước khi
Trung Quốc công bố vùng nhận dạng phòng không này, chúng ta vẫn làm kế hoạch
bay, thủ tục thông báo bình thường và bây giờ cũng vậy.

2. Conditional routes được thể hiện ở mục nào và kí hiệu ra sao trong kế hoạch
bay ?
Conditional routes (CDR) hay tuyến đường bay có điều kiện, là những đường
bay ATS tạm thời hoặc một phần, được lên kế hoạch để sử dụng cho các điều kiện cụ
thể, trong những khoảng thời gian được công bố trong phần miêu tả về tuyến đường
bay có điều kiện.
Như vậy, dựa vào mức độ có sẵn của những tuyến đường này khi lên kế hoạch
mà các tuyến đường bay có điều kiện này - Conditional routes (CDR) sẽ được chia
thành 3 loại chính :
Đầu tiên là CDR 1 - Những tuyến đường này được thiết lập ở giai đoạn chiến
lược - Strategic Phase (Mức 1). Các tuyến đường này sẽ được lên kế hoạch sử dụng
cố định (Permanent). Các tuyến đường bay có điều kiện ở mức 1 (CDR 1) này sẽ
được ghi kèm trong kế hoạch bay của chuyến bay (Bao gồm RPL và FPL). Trong kế
hoạch bay, tuyến đường CDR 1 sẽ được ghi giống như các đường bay ATS cố định
khác ở mục 15 của kế hoạch bay. Ví dụ : L1 (CDR1). Ngoài ra, những tuyến đường
bay có điều kiện CDR1 để lập sẽ được công bố trong AIP của quốc gia. Trong trường
hợp tuyến đường CDR1 không thể sử dụng, trong mục 15 của kế hoạch bay phải nêu
rõ :” the alternate route for the unavailable CDR1”, hoặc lúc này, chuyến bay sẽ
được đơn bị
kiểm soát
không
lưu cấp chỉ
thị để thực
hiện các
tuyến đường
thay thế
không
theo phương pháp chiến thuật (Tactical Level).

Hình 3: Ví dụ về tuyến đường bay có điều kiện loại 1 (CDR1)

Thứ 2 là CDR 2 – Đây là những tuyến đường được thiết lập ở giai đoàn tiền
chiến thuật - Pre-tactical phase (Mức 2). Chính vì vậy, đây là những tuyến được được
lên kế hoạch nhưng không cố định, thông thường trước một ngày so với ngày dự kiến
hoạt động. Bất cứ khi nào nhà khai thác muốn sử dụng hoặc được yêu cầu thực hiện
hoạt động trên tuyến đường CDR2, kế hoạch bay được nộp phải bao gồm thông tin
về tuyến đường bay CDR2 thực hiện sẽ được ghi ở mục 15 của kế hoạch bay. Trong
trường hợp cơ sở quản lí luồng không lưu tại quốc gia (ATFMC) yêu cầu hạn chế
thực hiện chuyến bay trên tuyến đường CDR2, kế hoạch bay phải thay đổi về một
tuyến đường ATS cố định có sẵn.
Hình 4: Ví dụ về tuyến đường bay có điều kiện loại 2 (CDR2)

Thứ 3 là CDR 3 – Đây là những tuyến đường sẽ được thực hiện trong giai
đoạn chiến thuật – Tactical phase (mức 3). Chính vì vậy, những tuyến đường này sẽ
không xuất hiện trọng kế hoạch bay mà sẽ được cơ sở kiểm soát không lưu thực cấp
huận lệnh trực tiếp sau khi hiệp đồng với các cơ sở quân sự và các bên có liên quan

khác.
Hình 5: Ví dụ về tuyến đường bay có điều kiện loại 3 (CDR3)

You might also like