You are on page 1of 91

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY

KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ


BỘ MÔN CẤP THOÁT NƯỚC
---------o0o---------

THI CÔNG NGÀNH NƯỚC

Vĩnh Long - 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC ĐẤT ................................................................................................... 1
1.1. Các loại công trình đất và các dạng thi công đất ............................................................... 1
1.1.1. Các loại công trình đất ................................................................................................... 1
1.1.2. Các dạng thi công đất .................................................................................................... 1
1.2. Phân cấp đất ....................................................................................................................... 1
1.3. Những tính chất kỹ thuật của đất có ảnh hưởng đến biện pháp thi công ........................ 3
1.3.1. Trọng lượng riêng.......................................................................................................... 3
1.3.2. Độ ẩm của đất................................................................................................................3
1.3.3. Độ tơi xốp ..................................................................................................................... 3
1.3.4. Khả năng chống xói lở của đất ....................................................................................... 4
1.3.5. Độ dốc của mái đất (i) ................................................................................................... 4
1.4. Tính khối lượng công tác đất ............................................................................................. 5
1.4.1. Tính khối lượng đào hố móng........................................................................................ 5
1.4.2. Tính khối lượng công trình đất chạy dài: (đào hoặc đắp)................................................ 5
1.5. Chuẩn bị mặt bằng thi công ............................................................................................... 6
1.5.1. Giải phóng mặt bằng – biện pháp tiêu nước ................................................................... 6
1.5.2. Giác móng công trình ....................................................................................................... 8
1.5.3. Đào đất và biện pháp chống sạt lở khi đào đất ............................................................... 9
1.5.4. Các sự cố khi đào mương đặt ống: ............................................................................... 15
1.5.5. Yêu cầu kỹ thuật đối với mương đào ........................................................................... 15
1.6. Kỹ thuật đắp và đầm đất .................................................................................................. 16
1.6.1. Chọn đất đắp – phương pháp đắp ................................................................................. 16
1.6.2. Các phương pháp đầm đất ........................................................................................... 17
1.6.3. Kiểm tra chất lượng đắp đất: Tiến hành ở 2 nơi ........................................................... 19
1.7. Những chú ý khi thi công đất ........................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP ............................................ 20
2.1. Tác dụng và phân loại ván khuôn – đà giáo .................................................................... 20
2.1.1. Tác dụng ..................................................................................................................... 20
2.1.2. Phân loại ván khuôn – Đà giáo .................................................................................... 20
2.2. Những yêu cầu chung đối với ván khuôn và đà giáo ....................................................... 21
2.3. Cấu tạo một số ván khuôn ................................................................................................ 21
2.3.1. Ván khuôn móng ......................................................................................................... 21
2.3.2. Ván khuôn cột ............................................................................................................. 22
2.3.3. Ván khuôn dầm ........................................................................................................... 23
2.3.4. Ván khuôn dầm đổ liền sàn.......................................................................................... 23
2.3.5. Ván khuôn đổ cống bêtông cốt thép ............................................................................. 24
2.4. Giàn giáo và sàn công tác trong thi công đổ tại chỗ ........................................................ 24
2.4.1. Cột chống đơn ............................................................................................................. 24
2.5. Lắp dựng ván khuôn và đà giáo ....................................................................................... 25
2.6. Tháo dỡ ván khuôn ........................................................................................................... 25
2.6.1. Nguyên tắc chung ........................................................................................................ 25
2.6.2. Điều kiện tháo dỡ ........................................................................................................ 25
2.7. Kiểm tra nghiệm thu ván khuôn – đà giáo ...................................................................... 26
2.8. Tính toán ván khuôn ........................................................................................................ 27
2.8.2. Các ví dụ tính toán....................................................................................................... 28
2.3. Công tác cốt thép .............................................................................................................. 34
2.3.1. Đặc điểm công nghệ – phân loại cốt thép ..................................................................... 34
2.3.2. Các công đoạn gia công cốt thép.................................................................................. 34
2.3.3. Uốn thép...................................................................................................................... 35
2.3.4. Nối cốt thép ................................................................................................................. 35
2.3.5. Lắp đặt cốt thép ........................................................................................................... 36
2.4. Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép ..................................................................................... 36
2.4. Công tác Bêtông ................................................................................................................ 37
2.4.1. Công tác chuẩn bị ........................................................................................................ 37
2.4.2. Những yêu cầu đối với vữa bêtông .............................................................................. 37
2.4.3.Các phương pháp trộn bêtông ....................................................................................... 37
2.4.4. Vận chuyển bêtông ...................................................................................................... 38
2.5. Đổ bêtông .......................................................................................................................... 39
2.5.1. Những yêu cầu cần chú ý khi đổ bêtông....................................................................... 39
2.5.2. Kỹ thuật đổ bêtông ...................................................................................................... 39
2.5.3. Mạch ngừng thi công ................................................................................................... 40
2.5.6. Đầm bêtông ................................................................................................................. 41
2.5.7. Bảo dưỡng bêtông (TCVN 5592:1991) ........................................................................ 42
2.5.8. Kiểm tra chất lượng bêtông ......................................................................................... 42
2.5.9. Nghiệm thu bê tông .................................................................................................... 42
b. Hiện tượng trắng mặt......................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÂY ................................................................................................ 43
3.1. Vật liệu dùng trong khối xây ............................................................................................ 43
3.1.1 Đá thiên nhiên .............................................................................................................. 43
3.1.2. Gạch nung ................................................................................................................... 43
3.1.3. Vữa xây dựng .............................................................................................................. 44
3.2. Các phương pháp xây ....................................................................................................... 45
3.2.1. Nguyên tắc chung khi xây ........................................................................................... 45
3.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật khi xây ....................................................................................... 46
3.3. Cấu tạo các loại khối xây cơ bản ...................................................................................... 46
3.3.1. Xây một dọc  một ngang............................................................................................ 46
3.3.2. Xây ba dọc - một ngang và xây năm dọc - một ngang .................................................. 46
3.3.3. Tường 200 xây kiểu ba dọc  một ngang ..................................................................... 47
3.3.4. Tường 300 xây kiểu ba dọc  một ngang ..................................................................... 47
3.3.5. Xây một số bộ phận công trình đặc biệt ....................................................................... 47
3.4. Giàn giáo và năng suất xây tường .................................................................................... 49
3.4.1. Giàn giáo ..................................................................................................................... 49
3.5. Tổ chức mặt bằng công tác xây ........................................................................................ 50
3.5.1. Bố trí mặt bằng xây ..................................................................................................... 50
3.5.2. Tổ chức xây................................................................................................................. 50
3.5.4. Sửa chữa khuyết tật khi xây ......................................................................................... 51
3.6. Công tác trát ..................................................................................................................... 51
3.6.1.Yêu cầu đối với vữa trát ............................................................................................... 51
3.6.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với mặt trát ................................................................................. 51
3.6.3. Trát tường bằng mặt trát thường .................................................................................. 51
CHƯƠNG 4: THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC ............................................................. 53
4.1. Phân loại đường ống ......................................................................................................... 53
4.1.1. Đường ống có áp ............................................................................................................ 53
4.1.2. Đường ống không áp hay tự chảy ................................................................................ 53
4.2. Một số quy định khi thi công đường ống ......................................................................... 54
4.3. Các biện pháp bảo vệ ống ................................................................................................. 55
4.4. Các bản vẽ thiết kế thường dùng cho thi công: ............................................................... 55
4.4.1. Bản vẽ mặt bằng tuyến ống: cho ta biết một số vị ....................................................... 55
4.4.2. Cắt dọc tuyến ống ........................................................................................................ 55
4.4.3. Các mặt cắt ngang ....................................................................................................... 56
4.4.4. Bản vẽ chi tiết.............................................................................................................. 56
4.4.5. Bảng thống kê đường ống và thiết bị: .......................................................................... 56
4.5. Công tác cắm tuyến và chuẩn bị mặt bằng ...................................................................... 56
4.5.1. Cắm tuyến ................................................................................................................... 56
4.5. Vận chuyển và dải ống trên mặt bằng lắp đặt ................................................................. 57
4.5.1. Vận chuyển ống........................................................................................................... 57
4.5.2. Rải ống trên mặt bằng chuẩn bị lắp .............................................................................. 58
4.5.3. Kiểm tra ống trước khi lắp đặt ..................................................................................... 58
4.6. Lắp đặt ống và cấu kiện ................................................................................................... 59
4.6.1. Biện pháp lắp ống bằng thủ công ................................................................................. 59
4.6.2. Xuống ống bằng cơ giới .............................................................................................. 60
4.7. Kỹ thuật nối ống ............................................................................................................... 64
4.7.1. Biện pháp vào và ống miệng bát dùng goăng cao su .................................................... 64
4.7.2. Thi công nối các loại ống............................................................................................. 65
4.8. Thử áp lực đường ống cấp................................................................................................ 72
4.8.1. Nguyên tắc thử áp lực .................................................................................................. 72
4.9. Thau rửa ống, hoàn thiện và đưa vào sử dụng ................................................................ 75
4.10. Xây dựng công trình trên hệ thống đường ống ............................................................. 75
4.10.1. Gối kê bục đỡ ống ..................................................................................................... 75
4.10.2. Hố van, giếng thăm.................................................................................................... 76
4.10.3. Thi công đường ống qua các vị trí đặt biệt. ................................................................ 76
4.10.4. Thi công hệ thống cấp thoát nước trong nhà............................................................... 78
4.11. Một số thiết bị dùng cho thi công ống ............................................................................ 80
4.11.1. Dây thừng.................................................................................................................. 80
4.11.2. Dây cáp ..................................................................................................................... 80
4.12. Thất thoát nước và quản lý mạng lưới cấp nước .......................................................... 84
4.12.1. Các nguyên nhân gây thất thoát nước......................................................................... 84
4.12.2. Các biện pháp quản lý giảm thất thoát nước. .............................................................. 85
4.12.3. Quản lý mạng cấp nứơc ............................................................................................. 85
CHƯƠNG 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG........................................................................................ 86
5.1. An toàn lao động khi lập mặt bằng thi công .................................................................... 86
5.1.1. Tiêu chuẩn và biện pháp áp dụng. ................................................................................ 86
5.1.2. Thiết kế mặt bằng thi công .......................................................................................... 86
5.2. An toàn lao động khi đào đất ........................................................................................... 86
5.2.1. Các nguyên nhân gây tai nạn lao động. ........................................................................ 86
5.2.2. Các biện pháp đề phòng khí độc .................................................................................. 87
5.3 An toàn lao động khi lắp đặt đường ống........................................................................... 87
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC ĐẤT
1.1. Các loại công trình đất và các dạng thi công đất
Trong xây dựng bất cứ công trình nào đều có phần công tác đất. Có những công trình
công tác đất chiếm một khối lượng rất lớn, nó quyết định đến tiến độ thi công và ảnh hưởng đến
chất lượng công trình.
1.1.1. Các loại công trình đất
* Phân theo thời gian sử dụng:
- Dạng vỉnh cửu: như đắp nền đường bộ, đập đất, kênh mương, đê điều,...
- Dạng tạm thời: là loại công trình chỉ phục vụ trong thời gian xây dựng như hố móng, rãnh
đường ống, đường tạm,…….
* Phân theo mục đích sử dụng:
- Các công trình bằng đất: đê, đập, nền đường,..
- Công trình phục vụ công trình khác: hố móng, rãnh đặt đường ống,…
* Phân theo hình dạng công trình.
- Công trình chạy dài: đê, đập, nền đường,…
- Công trình tập trung: hố móng, san mặt bằng,…
1.1.2. Các dạng thi công đất
a. Đào: là hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống độ cao thiết kế, thể tích đất đào thường được
qui ước dấu dương (V+).

b. Đắp: là nâng độ cao mặt đất tự nhiên lên độ cao thiết kế như đắp nền, đê, đập đất,... Công tác
đắp đất phải được thực hiện xen kẽ với công tác đầm đất. Thể tích đất đắp thường được qui ước
mang dấu âm (V-).
c. San: là làm phẳng một diện tích mặt đất (gồm cả đào và đắp) như san mặt bằng, san nền đường
san đất đắp,...
d. Bóc: bóc bỏ lớp đất mặt (như đất mùn, đất hữu cơ thực vật bên trên).
e. Lấp: lấp đất hố móng, lấp ao hồ, lấp rãnh.
f. Đầm: đầm nền đất mới đổ cho đặc chắc.
1.2. Phân cấp đất
Phân theo phương pháp thi công thủ công: dựa vào dụng cụ thi công đất được chia
thành 9 nhóm với 4 cấp: (xem bảng1.1 trang 7 giáo trình kỹ thuật thi công)
- Cấp I: đất nhóm 1,2,3
- Cấp II: đất nhóm 4,5
- Cấp III: đất nhóm 6,7
- Cấp IV: đất nhóm 8,9
Cấp càng cao đất càng cứng, chi phí thi công cao.
PHÂN THEO PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG THỦ CÔNG
Cấp Nhóm Dụng cụ TC xác định
Tên đất
đất đất nhóm đất
- Đất phù sa, cát bồi, đất màu, đất đen.
1 Dùng xẻng xúc dễ dàng
I - Đất đồi sụt lở
2 - Đất cát pha sét hoặc sét pha cát - Dùng xẻng ấn nặng khi

1
Cấp Nhóm Dụng cụ TC xác định
Tên đất
đất đất nhóm đất
- Đất ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái đào.
dẻo.
- Đất phù sa cát bồi, đất màu, đất nguyên
thổ, tơi xốp có lẫn rễ cây, sỏi đá, gạch vụng
- Đất cát pha sét hoặc sét pha cát
- Đất sét vàng hay trắng, đất chua, ở trạng
Dùng xẻng cải tiến đạp
3 thái mềm.
bình thường đã ngập xẻng
- Đất đen, đất cát, đất mùn, gốc rễ cấy
chiểm 10-20% thể tích
- Đất đen mùn, ngậm nước
- Đất cát pha sét hoặc sét pha cát ngậm
4 Dùng mai sắn được
nước nhưng chưa thành bùn,
- Đất sét nặng, đất đồi
II
- Đất sét pha màu xám
- Đất sườn đồi có ít sỏi
5 Dùng cuốc bàn cuốc được
- Đất đỏ ở đồi núi
- Đất sét pha sỏi non
- Đất sét nâu rắn chắt
Dùng cuốc bàn cuốc chối
6 - Đất sườn đồi lẫn sỏi đá
tay
- Đất mặt đê, đất vôi phong hóa
III
- Đất lẫn từng lớp sỏi
Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi
7 - Đất mặt đường, đá dăm hoặc gạch vỡ
nằng 2,5kg
- Đất cao lanh, đất sét cứng
- Đất lẫn đá tảng, đá trái >= 20%
Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi
8 - Mặt đường nhựa hỏng
nằng 2,5kg hoặc xà beng
- Đất lẫn đá bọt
IV
- Đất lẫn đá tảng, đá trải >=30%
Dùng xà beng kết hợp với
9 - Đất sỏi đỏ rắn chắc
búa đóng
- Đất lẫn đá vỉa, đá ong
PHÂN THEO PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CƠ GIỚI:
Dựa vào năng suất của máy đào gàu đơn đất được chia thành 4 cấp: (xem bảng1.2
trang 9 giáo trình kỹ thuật thi công)
Cấp Tên loại đất Công cụ TC xác định
đất
- Đất cát, đất phù sa cát bồi, đất mầu, đất mùn,
I đất cát pha sét, đất sét, đất hoàng thổ
- Các loại đất có lẫn đá dăm, ve chai <=20%
- Bao gồm đất cấp I có lẫn sỏi sạn Dùng xẻng, mai cuốc bàn thi
II
- Đất ở nơi khác đổ đến công
- Đất á sét, cao lanh, sét trắng, sét vàng, sét đỏ, Dùng cuốc chim mới cuốc
III
đất đồi núi có lẫn sỏi sạn được
- Các loại đất cấp III có lẫn đá hòn, đá tảng, đá Dùng cuốc chim mới cuốc
IV
ong, đá vôi phong hóa được kết hợp với xà beng

2
PHÂN CẤP ĐẤT THEO CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC
Cấp
Tên các loại đất
đất
- Cát pha lẫn 3-10% sét ở trạng thái dẻo, sét và á sét mềm, đất lẫn thực vật và đất
I
đắp
- Cát đã được đầm chặt, sỏi, đất sét cứng, cát khô, cát bảo hòa nước, Đất cấp I có
II
chứa 10 -30% sỏi đá.
1.3. Những tính chất kỹ thuật của đất có ảnh hưởng đến biện pháp thi công
1.3.1. Trọng lượng riêng
là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái khô.
  VG (kg/cm3, T/m3)
G: Khối lượng của mẫu đất ở trạng thái khô (kg,tấn)
V: Thể tích của mẫu đất ở trạng thái tự nhiên ( cm3, m3)
Trọng lượng riêng thể hiện sự đặc chắc của đất,  lớn tốn công lao động và chi phí
thi công cao.
1.3.2. Độ ẩm của đất
là tỷ lệ tính theo (%) của nước chứa trong đất
G  G0
W   100 (%)
G0
G: Trọng lượng tự nhiên của mẫu đất thí nghiệm
G0: Trọng lượng khô của mẫu đất thí nghiệm
Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến công làm đất (đất ướt quá hoặc khô quá đều thi
công khó khăn).
Khi W%< 5% : đất khô
5%  W%  30% : đất ẩm
W% >30% : đất ướt
Để thuận lợi cho việc thi công ứng với mỗi loại đất đều có một độ ẩm thích hợp như sau:
- Đất cát hạt to:Wtb =7-10%
- Đất cát hạt nhỏ và cát pha sét Wtb =12-15%
- Đất sét pha cát Wtb=15-18%
- Đất sét Wtb = 18-25%
Ghi chú: ở hiện trường ta bốc đất lên tay nắm chặt rồi buông ra: nếu đất rời ra là đất khô,
đất vẫn giữ nguyên hình dạng nhưng tay không ướt là đất ẩm, đất dính bết vào tay hay làm
tay ướt là đất ướt.
1.3.3. Độ tơi xốp
Là tính chất của đất thay đổi thể tích trước và sau khi đào, sau khi đắp trở lại.
Gọi V1: thể tích đất nguyên thổ
V2: thể tích đất sau khi đào lên (đã bị tơi xốp)
V3: thể tích đất lấp đã được đầm chặt
Ta có :V1<V3<V2: gọi là hiện tượng tơi xốp của đất. Đất được phân ra làm hai trạng
thái tơi xốp
- Trạng thái tơi xốp ban đầu: là độ tơi xốp khi đất đào lên chưa đầm nén.
V2  V1
Kp   100%
V1
- Trạng thái tơi xốp cuối cùng: là độ tơi xốp khi đất được đắp trở lại và đầm chặt
V3  V1
K 'p   100%
V1
3
Nhận xét đất càng rắn chắc độ tơi xốp càng lớn, đất xốp có độ tơi xốp nhỏ (cấp đất
càng cao độ tơi xốp càng lớn) có trường hợp âm.
LOẠI ĐẤT KP(%) K/P (%)

Đất rời (cát, sỏi) 8 – 15 1 – 2,5


Đất dính từ cấp I-II 20 – 30 3–4
Đất Đá 35 - 45 10 –30
1.3.4. Khả năng chống xói lở của đất
là khả năng mà những hạt đất trong công trình không bị dòng nước chảy lôi cuốn đi.
Muốn tránh xói lở thì lưu tốc của dòng nước chảy phải nhỏ hơn trị số làm cho các hạt
đất bắt đầu bị cuốn đi.
- Đối với đất cát [v]= 0,15-0,8m/s
- Đất thịt chắc [v]= 0,8-1,8m/s
- Đất đá [v]= 2-3,5m/s
1.3.5. Độ dốc của mái đất (i)
Là góc lớn nhất của mái dốc khi ta đào hay đổ đống đất mà không gây sụt lở cho công trình
đất. Độ dốc tự nhiên của mái đất phụ thuộc vào góc ma sát trong  của đất, độ dính của đất,
tải trọng tác dụng lên mặt đất và chiều sâu hố đào.
B

H

H
Độ dốc, ký hiệu là i: i  tg  ; i: độ dốc tự nhiên của đất
B
Độ dốc ảnh hưởng lớn đến biện pháp thi công. Do đó phải biết được độ dốc ta mới đề
ra phương án thi công cho phù hợp, hiệu quả và an toàn. Khi đào đất các hố đào tạm thời
dựa vào độ dốc cho phép ở bảng sau (chỉ áp dụng khi đào đất trên mực nước ngầm)
Độ dốc cho phép i  tg
Loại đất
H  1,5m H  3m H  5m
Đất đấp 1 : 0,67 1:1 1: 1,25
Đất cát 1 : 0,5 1 :1 1: 1,0
Cát pha sét 1: 0,25 1 :0,67 1: 0,85
Đất thịt 1:0 1: 0,50 1: 0,75
Đất sét 1: 0 1: 0,25 1: 0,50
Đất sét khô 1: 0 1: 0,50 1: 0,50
Đối với công trình vỉnh cửu phải thiết kế (   )
Trong thiết kế người ta thường dùng hệ số mái dốc m thay cho độ dốc i
B
m  cot g   B  m.H
H

4
1.4. Tính khối lượng công tác đất
1.4.1. Tính khối lượng đào hố móng
Hố móng có chiều sâu là h, đáy trên và đáy dưới là hình chữ nhật song song nhau:
a1

b1

h
b2 a2

h
V  [a1b1  a2b2  ( a1  a2 )(b1  b2 ) 
6
1.4.2. Tính khối lượng công trình đất chạy dài: (đào hoặc đắp)

L< 50m
m
50
L<

Những công trình đất chạy dài: như kênh, mương có mặt cắt luôn thay đổi theo địa hình.
Để tính khối lượng ta chia công trình ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn nằm giữa 2 mặt cắt
ngang có diện tích là F1và F2 cách nhau một đoạn L. Rồi tính khối lượng gần đúng công thức.
F1  F2
 L
2
Trong đó diện tích F1 và F2 được tính theo công thức như sau:
* Khi mặt đất nằm ngang và bằng phẳng:

F=h(b+mh), với m=cotg 


* Trường hợp mặt đất bằng phẳng nhưng nghiêng dốc

h1  h2 m  m2
F  b[ ]  mtb h1  h2 ; mtb  1
2 2

5
VÍ DỤ:
Tính khối lượng đất đào và đắp cho mương đào đặt ống có mặt cắt dọc như sau:
Biết rằng ống có đường kính 1m

Tổng khối lượng đất đào tính theo bản trắc dọc là 11760 m3.
Thể tích đất chiếm chỗ bởi ống BTCT
3,14  12
 700  550m 3
4
Khối lượng đất để lại để đắp đất đã kể đến hệ số tơi K = 1,03.
11760  550
 10900m 3
1,03
Khối lượng đất dư thừa là : 11760 – 10900 = 860 m3.
1.5. Chuẩn bị mặt bằng thi công
1.5.1. Giải phóng mặt bằng – biện pháp tiêu nước
a. Giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng bao gồm các công việc sau: đền bù di dân (do chủ đầu tư thực
hiện), chặt cây, đào rễ cây, phá dở công trình cũ nếu có, di chuyển các hệ thống kỹ thuật
(điện, nước, thông tin,..), mồ mả,…..ra khỏi khu vực thi công công trình.
b. Biện pháp tiêu nước
* Thoát nước trên bề mặt
+ Khi mặt đất công trình ngang với mặt đất chung quanh thì bố trí rãnh thoát nước
quanh công trình
Rãnh thoát có độ dốc i=2-3%
- Đối với rãnh chính b=(0,4-0,6)m, h=(0,5-0,6)m
- Đối với rãnh phụ b=(0,2-0,3)m, h=(0,2-0,4)m

6

Khoảng cách từ mép trên hố đào tới bờ mương thoát nước nằm trên sườn đồi ≥ 5m đối
với hố đào vỉnh viễn, ≥ 3m đối với hố đào tạm thời
+ Khi mặt đất công trình thấp hơn mặt đất chung quanh thì kết hợp đào rãnh như trên
và đắp thêm bờ ngăn chung quanh
Raõnh ñaøo

Bôø ñaép xung quanh

Khoảng cách từ rãnh thoát nước tới bờ ngăn nước 1-5m, khoảng cách từ bờ ngăn đến
mép hố đào ≥ 3m
* Hạ thấp mặt nước ngầm
+ Hạ mực nước ngầm bằng rãnh lộ thiên
Đào rãnh chung quanh rãnh sẽ dẫn nước ngầm chảy vào hố tập trung sâu hơn mực
nước ngầm cần hạ thấp từ 0,8-1m và dùng máy bơm hút nước.

m
(0,8-1)m

m

+ Hạ mực nước ngầm bằng ống kim lọc

7
Thiết bị kim lọc là một hệ thống kim lọc có đường kính từ 5cm-6,8cm, dài tới 10m, đặt
xung quanh hố móng hay dọc theo hố đào, khoảng cách giữa các kim lọc từ 1,5m -2m, những
kim lọc được nối liền với những ống hút của máy bơm bằng các ống nối tập trung nước.

45m

1.5m
34m

1.5m

Khaâu noái

Khaâu noái

OÁng huùt


Thaân kim loïc


(ñoaïn oáng
1100
1250

loïc nöôùc)

Ñaàu kim loïc

* Nguyên tắc hoạt động của kim lọc


- Hạ kim lọc: Cấm đầu kim lọc thẳng đứng xuống đất, dùng búa gỏ nhẹ cho đầu kim
cắm sâu vào trong đất.
- Dùng bơm cao áp khi bơm nước vào ống kim lọc, tia nước làm xói lở đất ở đầu kim,
dưới tải trọng bản thân kim lọc được hạ xuống độ sâu cần thiết.
- Ngừng bơm nước- nước ngầm và đất chung quanh sẽ chèn chặt kim lọc.
- Bơm nước ngầm lên.
Ưu điểm: thi công gọn nhẹ, hiệu quả cao, chủ động được tiến độ và giữ được cấu trúc
nguyên dạng của nền.
1.5.2. Giác móng công trình

Baéc

L2

O
L1

L L L

A D

(1.5-2) laàn chieàu saâu ñaøo ñaát

A
A D D

B B C C

B C

8
Căn cứ vào các kích thước, cao độ cho trong bản vẽ mặt bằng tổng thể và các gốc tọa
độ, độ cao trên thực địa, để xác định đường tim trục dọc, trục ngang và cao độ của đáy
móng, công trình phục vụ cho việc thi công móng.
Giác móng có thể thực hiện bằng máy trắc đạc hoặc bằng phương pháp thủ công.
Để tiến hành giác móng ta căn cứ vào góc hướng  và khoảng cách từ cọc mốc chuẩn
O đến điểm A của công trình để xác định điểm A trên thực địa. Từ đó căn cứ vào góc
phương vị  và kích thước của công trình để xác định đường tim trục dọc và trục ngang, rồi
đóng các cọc mốc tại các tâm móng.
Do toàn bộ vị trí các cọc mốc tim móng đều nằm trong phạm vi đào đất, nên ta phải
tịnh tiến hệ cọc mốc ra khỏi phạm vi đào đất. Hệ cọc này gọi làø giá ngưạ (grabari), giá
ngựa phải đóng cách mép hố đào từ (1,5-2) lần chiều sâu đào đất.
Giá ngựa có thể đóng đơn gồm một tấm ván đóng vào 2 cọc chôn sâu xuống đất. Hoặc
giá ngựa chạy suốt công trình là các tấm ván đóng liên tiếp trên các cọc và cách vài chục
mét có chừa lối đi giá ngựa dọc công trình phải được đóng song song với trục dọc và giá
ngựa ngang công trình phải song song với trục ngang nhà.
Mặt trên của tấm ván làm giá ngựa phải song song với mặt phẳng nằm ngang và nên
có cùng một cao độ (thường cách từ mặt đất tự nhiên từ 0,8-1m).
Dụng cụ để giác móng gồm có:
- La bàn, thước, êke, quả dọi, ống nước.
- Cọc gỗ, búa, đinh, sơn
- Dây thép loại 1mm, hay dây mềm loại tốt.
Để xác định độ sâu đào ta phải truyền cao độ từ cọc mốc chuẩn lên các cọc hoặc ván
ngang của hàng rào grabari (dùng ống nước hoặc máy trắc đạc).

1.5.3. Đào đất và biện pháp chống sạt lở khi đào đất
a. Các biện pháp đào đất.
+ ĐÀO ĐẤT BẰNG THỦ CÔNG.
* Phạm vi áp dụng: đào nơi đất khô, đất ẩm ít, nơi hố đào không sâu,
* Chỉ được phép đào đất có thành thẳng đứng nơi đất ẩm ít, có đáy hố đào nằm trên
mực nước ngầm và điều kiện thi công vào mùa khô có thời gian để ngỏ không lâu và xung
quanh không có công trình gây ảnh hưởng.
Nhưng chiều sâu hố đào không vượt quá giới hạn sau:
+ Đối với hố đào có độ sâu lớn hơn 2m phải đào thành vát taluy theo góc nghiêng qui
định ở phần độ dốc mái đất.
Chú ý: Khi đào không chống vách các hoạt tải và tải tạm thời bất kỳ đều phải đặt cách
xa mép trên thành hố đào  1m (đất đào, vật liệu xây dựng, máy thi công, người đi lại)

9
1m

H
Khi đào mương đặt ống ta phải giữ cho thành mương ổn định không bị sạc lở suốt
quá trình thi công lắp đặt. Muốn vậy phải đào đất theo mái dốc phù hợp với từng loại đất.
Có nhiều trường hợp vì điều kiện mặt bằng thi công không cho phép đào mương đúng theo
mái dốc thì ta phải có biện pháp chóng sạc lở mái đất thành mương.
Đất có cấu tạo dạng hạt nên khi đào phải theo một mái dốc nhất định. Độ dốc của máy
đất phụ thuộc vào loại đất và trạng thái của đất và chiều sâu mặt nước ngầm:
- Nếu nền đất xấu hay bị sạc lở và cần làm mương đứng thi ghép cốt pha để chống sạc
lở. Đất đào để cách mép mương tối thiểu là 0.5m .
- Những nơi nền đất thông thường chỉ cần đào trên cốt yêu cầu là 5 cm sau đó dùng
đầm, đầm xuống đến cốt thiết kế.
- Góc nội ma sát của đất; Độ dính của các hạt đất; Độ ẩm của đất.
Xác định đúng độ dốc của mái đất có ý nghĩa rất lớn bảo đảm an toàn trong quá trình
thi công lắp đặt, làm cho khối lượng đào ít nhất. Mương đào càng sâu, đất càng yếu thì mái
dốc càng lớn. Muốn cho thành mương không bị sạc Lở khi đào mương phải đảm bảo gốc
đào nhỏ hơn góc nội ma sát của đất.
Khi đào đất thủ công thường sử dụng lượng công nhân lớn, nếu tổ chức không khéo dễ
bị chồng chéo nhau gây mất an toàn lao động và đất đào dễ bị nham nhở.
- Đối với hố móng hẹp và sâu  1,5m tổ chức đào và hất đất trực tiếp lên miệng hố đào.
- Với hố móng rộng và sâu >1,5m nên tổ chức đào theo kiểu bậc thang, mỗi bậc cao từ
20-30cm, rộng 2-3m. Ưu điểm áp dụng được phương pháp thi công dây chuyền (đào xong
đến đâu thì tiến hành ngay các công tác tiếp sau như đóng cừ, bêtông lót,...)
2-3m
20-30cm

* Đào đất nơi có nước hoặc trong mùa mưa đề phòng nước chảy tràn lan trên mặt bằng cần
phải đào trước một rãnh sâu thu nước về một chỗ rồi bơm đi, luôn thực hiện trước một lớp đào.
* Tuyệt đối không đào khoét vào thành hố đào theo kiểu hàm ếch vì rất nguy hiểm.

* Khi đào còn cách độ sâu thiết kế khoảng 5cm đến 10cm thì dừng lại để khi sửa đáy
mương sẽ đào tới độ sâu thiết kế.
2 1
4
3
5

10
Hố móng rộng

1 2

3
4 5

Hố móng hẹp

cèt mÆt ®Êt

r·nh thu n­íc ngÇm


cèt thiÕt kÕ

+ ĐÀO ĐẤT BẰNG MÁY


Máy đào gầu thuận:(gầu ngửa)

Máy đào gầu ngửa có cánh tay cần ngắn và xúc thuận nên chắc và khoẻ. Khi đào máy
đứng trực tiếp dưới hố đào, nên chỉ làm việc được nơi khô ráo, đào được hố sâu và rộng. Nên
bố trí máy đào dọc theo khoang đào, quá trình đào máy tiến tới dần về phía trước và đổ đất
vào xe ở bên hông và đổ sau. Dung tích gầu phổ biến từ 0,3-0,5m3-1m3. Máy đào được tất
cả các loại đất. Khi đào máy cách mép hố đào ≥ 2m
Máy đào gầu nghịch (gầu xấp)
Máy đào gầu nghịch thường dùng trong xây dựng, dung tích gầu phổ biến 0,15-0,2m 3.
máy chỉ đứng trên cao đào xuống thấp nên chỉ đào được hố đào không sâu và không rộng,
nhưng gặp nước vẫn đào được. Thường dùng để đào mương rãnh, tuyến đường ống, móng
băng. Máy chỉ đào được đất cấp (I-III). Hiện nay máy đào còn được dùng để đóng cọc tràm.
Khi đào máy cách mép hố đào ≥ 2m

11
thi c«ng ®µo ®Êt bÓ chøa

h­íng n­íc ch¶y

h­íng n­íc ch¶y


hè ga thu n­íc ngÇm

« t« vËn chuyÓn ®Êt

m¸y ®µo ®Êt

h­íng n­íc ch¶y


hè ga thu n­íc ngÇm

h­íng n­íc ch¶y

ÑAØO DOÏC ÑAØO NGANG

b. Các biện pháp chống vách hố đào


Phạm vi áp dụng:
- Khi không thỏa điều kiện đào không chống vách.
- Nếu đào không chống vách thì độ vát taluy mở rộng , khối lượng đào lớn tốn nhiều
công, không kinh tế.
- Do địa hình hẹp không thể đào vát taluy, các hình thức đào có chống vách như sau:
i) Chống đỡ bằng ván ngang
Phạm vi áp dụng: nơi hố đào sâu từ 3-5m, rộng B  4m trong nền đất không có nước
ngầm hoặc lượng nước ngầm không đáng kể.

1.Ván thành dày  40 (ứng với đất sét và á sét ít ẩm)


dày  50 (ứng với đất cát và á sét ẩm nhiều)
2. Thanh chống đứng gỗ(50  100), (60  80), (80  80), (100  100) cách khoảng (1,5-2m).
3. Thanh chống ngang gỗ có TD(50  100), (60  80),….
4. Gối đỡ thanh chống ngang
Nếu đất rời rạc hoặc ẩm ước thì khi ghép ván nên để các tấm ván hở 20=30mm
THANH VAÊNG

THANH NEÂM
VAÙN NGANG

Cách thi công:


Các tấm ván dày 4 – 5 cm được ghép lại với nhau thành các tấm có chiều cao 0.5 –
1m. Sau khi đào sâu 0.8 – 1m thì tiến hành đặt các tấm ván gỗ đã ghép ép sát vào hai bên
thành mương, sau đó dùng các thanh chắn ngang (thanh văn bằng gỗ 8 x 10 cm, hoặc cây gỗ
tròn có ø:12 – 18cm) tỳ lên các thanh nẹp đứng 4 x 6cm. Thanh văng phải cắt dài hơn khoản
cách giữa hai nẹp đứng từ 2 – 3cm. Khi văng dùng búa gõ hoàn chỉnh cho thanh văng vuông
12
gốc với nẹp, nếu hụt thì phải nêm thêm cho chắc. Mảnh ván trên cùng đặt cao hơn mặt đất
một ít để đất không rơi xuống mương. Khi gia cố đợt I xong lại tiếp tục đào và chóng đỡ
cho đến khi đạt độ sâu thiết kế.
Khi đã đào đến độ sâu thiết kế thì dùng các nẹp đứng dài từ miệng mương đến đáy
mương đặt bên cạnh các nẹp phụ và lại dùng các thanh văn ngang như trước để các mãng
trên dưới liên kết lại với nhau.
Khi mương đào là đất có độ dính kết tốt như đất sét, mương không sâu quá 3m thì có
thể dùng những ván ngang đặt cách nhau 10 – 15cm để tiết kiệm ván.
Đào sâu xuống từ 0,5-1m thì bắt đầu chống. Tiếp tục đào đến đâu chống đến đó. Gặp
thành đất cát chảy, dễ sụp lở cứ mỗi lần đào sâu bằng bề rộng tấm ván thì chống ngay.
Nếu đất loại ít sạt lở thì nên đặt ván cách khoảng bằng bề rộng ván.
Khi tháo dở phải tháo dần từ dưới lên, tháo đến đâu đắp đất dầm đến đó.
ii) Chống bằng ván dọc
4 1

5
3

1.Ván dọc dày 4-5cm; 2. Nẹp ngang đặt khoảng cách 0,7-1,4m
3.Thanh chống ngang; 4. Mẫu gỗ liên kết; 5.Thanh đứng đỡ nẹp ngang
Nếu đất có chứa nước thì ta chọn biện pháp chống sạc lở thành mương như sau:
THANH VAÊNG

GOÃ ÑÔÕ
NEÏP NGANG

VAÙN DOÏC
MAËT BAÈNG GHEÙP VAÙN DOÏC
Cách thi công:
- Dùng búa gỏ cho các tấm ván dọc xuống đều, rồi đào đất và tiếp tục gỏ cho ván dọc đi
sâu xuống sau đó đặt các cây đứng, nẹp ngang, chống ngang để chống đỡ.
- Khi mương đào là đất có độ dính kết nhỏ hoặc đất rời rạc, trong vùng đất ướt hoặc
đất chảy, chiều mương từ 2 – 3m thì ta dùng ván dọc để chóng sạc lở. Dùng các tấm ván dày
5cm vót nhọn một đầu rồi sau đó đóng xuống cả hai bên thành mương đồng thời đào đất cho
tới độ sâu thiết kế.
Sau khi hạ các thanh ván dọc dùng các thanh nẹp ngang 5 x 25cm để liên kết các tấm
ván dọc lại với nhau rồi dùng các thành văng ngang kết hợp với các gỗ tỳ để tạo thành hệ
thống đỡ vách mương.
Hiện nay để quá trình chóng đỡ được nhanh, với mục đích nhằm cơ giới hoá các công
tác này, người ta dùng các thanh chống dọc để mang lại hiệu quả kinh tế cao, các ván dọc
bằng thép được hạ và lấy lên bằng máy, ván thép luân chuyển dùng nhiều lần. Dùng ván

13
thép còn ngăn và hạn chế không cho nước thấm vào mương nên rất tiện lợi phù hợp với nơi
có mực nước ngầm cao.
Cách chống này áp dụng trong đất ẩm ướt và trong đất chảy, đất rời rạc.
iii) Chống bằng cọc thép hình và ván ngang
Đóng các cọc thép cách nhau khoảng 2m (tuỳ vào chiều dài ván hiện có), sau đó tiến hành
đào đất, đào đến đâu thì cài ván ngang vào cọc thép và dùng nêm, nêm chặt ván vào cọc.

1.Cọc thép hình I 2.Ván ngang 3. Nêm gỗ


iv) Chống bằng ván cừ
Khi đào trong đất có nhiều nước ngầm, trong đất cát chảy, bùn lỏng thì phải đóng ván
cừ để bảo vệ thành hố đào. Ván cừ phải đóng sâu hơn hố đào từ 0,7-1m, ván cừ có thể bằng
gỗ hoặc thép. Gỗ dùng loại ván dày từ 6-12cm.
Dùng cừ thép khi cần đào sâu >4m và khi cần có bức tường chắn đất khỏe, kín khích
không cho hạt đất nhỏ lọt qua được.
Sau khi thi công xong có thể thu hồi lại cừ.
coïc cöø vaùn ngang

coïc cöø vaùn doïc

Lieân keát ñuoâi eùn

vaùn cöø coïc cöø

Cöø theùp
Lieân keát moäng

v) Chống bằng thanh giằng


Khi các hố đào có bề rộng B>4m không nên dùng các thanh chống ngang chống vào
nẹp đứng mà nên dùng thanh chống chéo hoặc thanh giằng.
H
B
tg
Chống bằng thanh giằng khoảng cách giữa các thanh giằng từ 1,5-2m (áp dụng khi bên
trên bờ hố đào còn khoảng đất trống.

14
B

1,5m

H
Khu vöïc ñaát deå saït lôû

2-3m

1m
45

1.5.4. Các sự cố khi đào mương đặt ống:


+ Mực nước ngầm cao hoặc đang đào gặp trời mưa nước trong mương nhiều:
Đấp bờ ngăn không cho nước mưa chảy xuống mương.
Khai thông cho nước chảy ra sông, rạch nếu được
Dùng máy bơm để bơm nước
+ Thành mương bị sạt Lở: dùng các biện pháp chống sạt thành mương như phần trên
đã trình bày.
+ Gặp túi bùn: Vét sạch bùn nằm ở phạm vi ngoài mương tràn vào. Chỗ bùn vét đi
nằm sâu hơn đáy mương thiết kế cần đổ cát hoặc đất trộn đá dăm vào.
+ Gặp cát chảy.
Các chảy vào mương nếu vét đi sẽ làm rỗng đất xung quanh gây nguy hiểm cho các
công trình lân cận, để chống cát chảy có thể dùng các biện pháp sau:
- Đóng cọc, dùng ván ngang phía trong có lót phiên tre (mê bồ) hoặc rơm rạ, chắn chỉ
cho nước chảy qua, không cho các chảy vào mương, sau đó bơm nước đi.
- Nếu biện pháp trên chưa khắc phục được cần kết hợp làm các giếng lọc để hạ thấp
mực nước ngầm trong khu vực thi công.

VAÙN DOÏC
PHEÂN TRE(MEÂ BOÀ)

RÔM RAÏ

+ Gặp các công trình ngầm: Dừng thi công, báo ngay với chủ đầu tư và các đơn vị
liên quan có biện pháp giải quyết.
1.5.5. Yêu cầu kỹ thuật đối với mương đào
+ Độ dốc: Đúng độ dốc theo thiết kế, dùng máy, ống cân mực nước để kiểm tra lại.
+ Độ sâu: Đúng độ sâu theo thiết kế. Nếu đào sâu quá phải dùng cát để lắp lại.
+ Đảm bảo đúng kích thước chiều ngang bên trên và dưới của mương. Độ dốc mái đất
phải ổn định không bị sạt lở trong quá trình lắp đặt ống.
+ Vị trí mương trên mặt bằng phải đúng với vị trí các cọc mốc chuẩn.

15
+ Đất đào đổ về một phía của mương, phía đối diện và vật tư thiết bị nối ống. Đất đổ
cách mép mương ít nhất là 0,5m để không rơi xuống mương và làm sạc lở mương, đồng thời
có lối đi lại khi thi công lắp đặt ống.
1.5.6. Kỹ thuật lấp đất lên mương đặt ống
Sau khi lắp xong một đoạn ống dài từ 15 – 30m ta tiến hành lấp đất lên ống để trả lại
mặt bằng cũng như tránh thành mương sạc lở làm xê dịch ống, tuy nhiên ta chỉ lắp phần
giữa ống, các mối nối chừa lại khi kiểm tra áp lực xong mới lấp đất.
Ống cấp nước là ống có áp, muốn cho ống làm việc được lâu bền, thông thường tuỳ
theo vị trí đặt và đường kính ống, người ta thiết kế ống chôn sâu ≥ 0.7m, đất lấp xung
quanh ống phải được đầm chặc để giữ cho ống được cố định và khi có tác động bên trên mặt
đất không gây ảnh hưởng đến ống. Vì vậy khi lấp đất lên mương đặt ống cần theo quy trình
kỹ thuật:
- Mương đặt ống phải không có nước.
- Đất lấp phải có độ ẩm thích hợp và không lẫn tạp chất làm hư hỏng ống hoặc gây khó
khăn cho quá trình đầm đất.
- Khi mới bắt đầu đưa đất xuống mương phải đổ đều hai bên thành ống với chiều cao
từ 0.2 - 0.3m. Khi đã lấp qua đỉnh ống khoản 0.5 m ta có thể dùng đầm cóc để đầm cho
nhanh. Khi đất đã lấp đầy mương ta có thể dùng xe lu loại nhỏ (loại 2 tấn) để đầm lớp trên
mặt mương cho chắc và phẳng.
- Để quá trình đầm đất hiệu quả, độ ẩm của đất có thể tham khảo theo bảng sau:
0.2-0.3m 0.2-0.3m

Bảng tra độ ẩm của đất


Loại đất Độ ẩm W ( % )
- Cát hạt to 8 – 10
- Đất cát hạt nhỏ 12 – 15
- Đất xét pha cát xốp 15 – 18
- Đất xét pha cát chắc 18 – 25
1.6. Kỹ thuật đắp và đầm đất
1.6.1. Chọn đất đắp – phương pháp đắp
a. Chuẩn bị vị trí cần đắp
- Dọn sạch cỏ cây, gốc rễ và bóc bỏ lớp đất hữu cơ.
- Tát nước và vét sạch bùn (nếu có).
- Khi mặt đất cần đắp là mặt nghiêng có độ dốc nền từ 1:5-1:3 phải dật cấp kiểu bậc
thang. Với cấp dật có b =2-4m, h=2m.
- Nếu mặt đất dốc i< 1: 5 mà nền đất bên dưới là cát hoặc đất lẫn đá thì không cần dật cấp.
- Nếu mặt đất dốc i> 1: 3 thì công tác xử lý nền theo chỉ dẫn của thiết kế.
b. Những yêu cầu đối với đất đắp
- Đất được phép dùng để đắp là những loại đất bảo đảm được cường độ, độ ổn định lâu
dài và ít lún như: đất sét, đất sét pha cát và đất cát pha sét. đá cục, đá dăm, đá sỏi, đất lẫn sỏi
đỏ, sỏi ong. ..v..v…

16
+ Đất phù sa, cát chảy, đất bùn, đất bụi, đất mùn (vì khi gặp ẩm rất dễ mất khả năng
chịu lực và bị chảy tụt)
- Đất có chứa > 5% thạch cao, đất thấm muối mặn (vì dễ hút ẩm và ẩm ướt)
- Đất có chứa nhiều chất dễ hòa tan, đất chứa nhiều rác rưởi.
- Đất sét quá ẩm ướt (vì nó no nước và khó thoát nước không đầm chặt được).
- Đất có độ chặt tự nhiên   800KG/m3;
- Đất có hàm lượng nước W > 100%;
c. Những yêu cầu kỹ thuật khi đắp đất
* Đất phải đổ thành từng lớp ngang với chiều dày theo qui định (tuỳ thuộc loại đầm) đầm
chặc rồi mới đổ lớp khác, chỗ thấp đắp trước chỗ cao đắp sau.
* Trong một công trình tốt nhất nên dùng một loại đất để đắp. Nếu phải dùng nhiều loại thì
mỗi loại phải đắp thành từng lớp riêng biệt (mục đích để tránh lún không đều và dễ thoát
nước) như các hình vẽ sau.

2 1 i = 4

1 2

1 Ñaép sai

2
1 2
1

30 ñoä
ñaát khoù thoaùt nöôùc ñaát deã thoaùt nöôùc

1. đất dễ thoát nước 2. đất khó thoát nước


Ngoài ra có thể đắp bằng loại đất hổn hợp thiên nhiên gồm cát, sỏi sạn và cát thịt.
* Trước khi đắp phải xác định độ ẩm, độ tơi xốp, khả năng chịu lực của loại đất dùng để đắp.
* Đối với đất sét phải đập thành cục nhỏ (từ 4cm-10cm) trước khi đắp.
* Khi đắp đất hố móng phải đắp đều từ 2 bên từng lớp một và đầm kỹ trước khi đắp lớp
khác.
1.6.2. Các phương pháp đầm đất
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầm
* Kích thước viên đất khi đầm.
- Đối với đầm thủ công không lớn hơn 4-6cm.
- Đối với đầm lăn (máy) không lớn hơn 6-10cm.
* Độ ẩm tương đối của đất: đất khô thì lực ma sát giữa các hạt đất lớn khi đầm phải tốn nhiều
công sức. Ngược lại nếu đất quá ẩm ướt thì khi đầm đất sẽ bùng nhũng không chặt được.
Mỗi loại đất có một độ ẩm thích hợp cho việc đầm như sau:
- Đất cát hạt to Wth=7-10%.
- Đất cát nhỏ hạt, cát pha sét 12-15%.
- Đất cát pha sét xốp 15-18%.
17
- Đất sét và sét pha cát chắc 18-25%.
* Ngoài hiện trường có thể phỏng đoán xem đất đã đạt độ ẩm thích hợp cho việc đầm
bằng cách. Đối đất cát và á cát nắm một nắm đất bóp chặt rồi thả ra nếu đất vẫn còn đóng lại
nguyên cục và bàn tay thấy ẩm là đạt độ ẩm thích hợp.
Đối với đất sét và á sét mắm một nắm đất bóp chặt thành cục rồi thả ra thấy đất không
dính vào tay nhưng bàn tay thấy ẩm, đồng thời cục đất có thể cắt thành từng lát là đạt độ ẩm
thích hợp.
b. Các loại đầm thủ công
Đầm gỗ: được làm bằng gỗ tốt, loại 2 người đầm nặng từ 20-25 kg, đường kính đáy từ
25-30 cm, thân đầm cao 40-60cm có 4 chuôi cầm dài 0,6m, hoặc dùng 4 dây kéo buộc đối
xứng vào khoảng giữa thân đầm.

Đầm gang: nặng từ 5-8 kg, sử dụng cho một người đầm, thường để đầm khối lượng
đất nhỏ và ở nơi chật hẹp.
Đầm bêtông: đường kính đầm từ 30-40 cm, cao 40-60 cm. Nặng từ 70-140kg, có 4
cán gỗ ngang để cho 4-8 người khiêng đầm.
Chiều dày mỗi lớp đất rải: để đầm thủ công tùy thuộc vào trọng lượng đầm như sau:
Đầm nặng 5-10 kg chiều dày lớp đất 10 cm
30-40 kg chiều dày lớp đất 15 cm
60-70 kg chiều dày lớp đất 20 cm
75-100 kg chiều dày lớp đất 25 cm
Chiều cao nâng đầm thủ công từ 30 - 50 cm
Chú ý: Khi đầm nhát đầm lần sau phải phủ lên nhát đầm lần trước ½ đường kính của
mặt đáy đầm, và mỗi lớp đất rải đầm  3 lượt.
c. Các loại đầm máy
Đầm lăn: là loại đầm dùng trọng lượng của bộ phận lăn để ép chặt đất. Áp dụng nơi
có mặt bằng công tác rộng lớn, có ba dạng đầm lăn là: Đầm lăn mặt nhẳn; Đầm lăn có vấu;
Đầm lăng bánh hơi.Các loại này có loại nặng 5 tấn, loại nặng 8 tấn và loại nặng > 10 tấn.
Đầm lăn mặt nhẳn (xe lu).
Thường dùng để đầm các loại đất rời, đá vụn, đất ít dính, không nên dùng để đầm đất dính.
Chiều dày mỗi lớp đất rải để đầm từ 15-20 cm. Mỗi vị trí được lăn qua lại từ 8-16 lần,
vết lăn bênh cạnh phải đè lên vết lăn trước từ 15-20 cm.
Đầm lăn có vấu (đầm chân cừu)
Giống như đầm lăn mặt nhẵn nhưng có gắn thêm các vấu đầm. Với diện tích vấu
chiếm 4-5% diện tích mặt nhẳn. Lực chèn ép do trọng lượng bản thân trống lăn chuyền qua
đầu vấu đầm truyền xuống đất, nên có thể đầm được một chiều dày lớn với áp lực lớn. Song
18
do vấu đầm đánh tơi đất khi rút lên sẽ để lại chiều dày từ 4-6 cm đất tơi. Loại này chỉ dùng
đầm các loại đất dính, với chiều dày mỗi lớp đất rải để đầm từ 10-40 cm.
Đầm lăn bánh hơi: là loại xe rơmoóc có một hoặc hai trục bánh xe, mỗi trục mang từ
4-6 bánh. Bánh mang tải trọng thay đổi tùy thuộc yêu cầu của mỗi loại đất đầm. Đầm lăn
bánh hơi dùng để đầm các loại đất dính và đất rời.
Ngoài ra còn dùng đầm cóc và đầm rung để đầm.
Đầm rung: nguyên tắc của đầm này là dùng động cơ điện làm cho bánh xe lệch tâm
quay, gây ra lực li tâm làm cả bàn đầm rung lên, làm cho các hạt đất , hạt cát rung lên, lực
ma sát giữa chúng giảm và chúng sẽ dịch chuyển vào các chỗ rỗng trong khối đất, làm đất
chặt lại.
1.6.3. Kiểm tra chất lượng đắp đất: Tiến hành ở 2 nơi
- Nơi khai thác đất: trước khi khai thác đất phải lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra một số
tính chất cơ lý và các thông số chủ yếu của đất để đối chiếu với yêu cầu thiết kế.
- Ở công trình:
+ Theo dõi quá trình thi công: theo dõi kiểm tra thường xuyên quy trình công
nghệ, trình tự đắp, chiều dày lớp đất đắp,…
+ Kiểm tra độ chặt của đất sau khi đầm: bằng cách lấy mẫu xác định trọng lượng
riêng của đất sau khi đầm so với thiết kế. Ngoài ra còn có thể dùng chuỳ xuyên hay tia  để
xác định độ đặc chắc của đất.
1.7. Những chú ý khi thi công đất
Để bảo đảm kĩ thuật và an toàn trong lao động trong công tác đất cần chú ý các vấn đề sau:
Khi đào hố móng nếu đổ đất lên 2 bên mặt hố đào trong phạm vi 5m thì phải đổ cách mép hố
đào 1m.
Vật liệu hay dụng cụ thi công phải để cách hố đào 1m.
Khi đào đất không nên đào theo kiểu hàm ếch.
Khi đào đất các hố sâu phải chấp hành các qui định về bảo hiểm khi làm việc dưới sâu (dây
an toàn, đồ bảo hộ lao động, chấp hành nghiêm qui định giờ làm việc,...) khi hố đào sâu 3m phải
thiết kế hệ thống chống đỡ thành đất.
Khi đào đất vào mùa mưa, ở những nơi có nước ngầm ta không nên đào đến độ sâu thiết kế
ngay mà nên chừa lại (510) cm khi nào thi công tiếp theo mới đào đến độ sâu qui định.
Chỗ móng sâu phải thi công trước chỗ móng nông thi công sau.
Khi đào đất kề bên công trình hiện hữu phải có biện pháp chống sạt lở đất tránh làm hư hỏng
công trình hiện hữu.
Công nhân không được ngồi nghỉ ở chân mái dốc, không đứng gần mép hố đào tránh hiện
tượng sạt lở bất ngờ, gây mất an toàn.

19
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP

2.1. Tác dụng và phân loại ván khuôn – đà giáo


2.1.1. Tác dụng
- Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời được gia công bằng gỗ hoặc bằng kim loại hoặc bằng
nhựa nhằm tạo hình dáng kết cấu hoặc công trình bằng bêtông, giữ nước và vữa bêtông khi đổ và
đầm bêtông, bảo vệ bêtông khi chưa có cường độ, hạn chế nước bốc hơi nhanh.
- Đà giáo là hệ kết cấu chống đỡ ván khuôn ở một cao độ nhất định theo yêu cầu và đỡ
sàn thao tác.
2.1.2. Phân loại ván khuôn – Đà giáo
a. Phân loại theo vật liệu
Ván khuôn gỗ (TCVN 1075:1971)
Gồm những tấm gỗ ván dày ≥ 20mm ghép lại tạo thành hình của cấu kiện cần đúc, loại
ván khuôn này dễ chế tạo và dễ tạo hình cho cấu kiện, … tuy nhiên loại này cũng dễ bị biến
dạng nếu không được bảo vệ tốt, số lần sử dụng ít. Thường dùng gỗ nhóm 6,7,8.

600-700 600-700
1.Tấm ván; 2. Nẹp; 3. Đinh liên kết

Ván khuôn thép


Được gia công chế tạo sẵn thành những tấm có hình dạng cố định. Loại này có ưu
điểm là bền chắc, có số lần sử dụng nhiều, ít cong vênh, bề mặt bêtông sau khi đổ nhẵn, đẹp,
nhưng giá thành loại ván khuôn này tương đối cao. Hiện nay ván khuôn thép được sử dụng
khá phổ biến.
3
2
1

1. Lỗ liên kết; 2. Tấm ván mặt kim loại; 3. Khung kim loại; 4. Lỗ xuyên thanh .
Thường kết hợp làm bề mặt cho cấu kiện sau khi đúc, hoặc tận dụng các cấu kiện
bêtông sẵn có để làm ván khuôn.Ví dụ như: đúc cọc, trụ cầu, mố cầu.

20
Ván khuôn nhựa

b. Phân loại theo cách sử dụng


Ván khuôn cố định: Là loại ván khuôn được sản xuất và lắp dựng ngay tại vị trí đổ bêtông,
thường được làm bằng gỗ. Do khi thi công phải cắt vụn cho phù hợp với hình dạng và kích thước
của cấu kiện cần đúc, nên khi tháo dỡ ít sử dụng lại cho cấu kiện khác.
Ván khuôn luân lưu: Là loại ván khuôn được chế tạo định hình thành từng bộ, từng tấm tiêu
chuẩn, khi thi công chỉ cần liên kết chúng lại với nhau. Sau khi bêtông đạt cường độ thì tháo dỡ ra
và sử dụng lại cho công trình khác.
Ván khuôn di động: Là loại ván khuôn không phải tháo rời từng bộ phận sau mỗi đợt đổ
bêtông mà để nguyên dịch chuyển sang vị trí khác để đổ bêtông tiếp, gồm có ván khuôn trượt theo
phương ngang có thể đổ được 4-5m hoặc trượt theo phương đứng có thể đổ được 1-2m.
2.2. Những yêu cầu chung đối với ván khuôn và đà giáo
- Ván khuôn và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ
tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bêtông.
- Ván khuôn phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm
bêtông, đồng thời bảo vệ được bêtông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Ván khuôn và đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng
và kích thước của kết cấu theo qui định của thiết kế.
- Ván khuôn và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các
loại ván khuôn và đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo.
- Cột chống gỗ: dùng gỗ nhóm 5-6, có thể dùng tre, tràm,… để làm cột chống. Nhà cao
tầng có thể sử dung gỗ nhóm IV.
- Gỗ làm ván khuôn dùng gỗ nhóm 6 hoặc 7 còn tốt, độ ẩm ≤ 18%, chiều dày ≥ 2cm,.
Ván lát trên đà dáo dùng gỗ nhóm 6-7, dày 3-4cm.Ván khuôn đà giáo gỗ phải dùng được từ
6-7 lần.
- Ván khuôn đà giáo bằng kim loại phải sử dụng được nhiều lần (≥ 50 lần)
- Ván khuôn vòm, dầm có khẩu độ lớn hơn 4m và dầm côn son phải được thiết kế có độ vồng
3L
thi công. f  L: Khẩu độ ( nhịp dầm)
1000
- Các bộ phân chịu lực của đà giáo hạn chế số lượng các thanh nối. Các mối nối không
nên bố trí trên cùng một mặt cắt ngang và ở vị trí chịu lực lớn.
2.3. Cấu tạo một số ván khuôn
2.3.1. Ván khuôn móng
a.Ván khuôn móng băng
Ván khuôn móng băng có chống đứng và ván khuôn móng băng có chống đứng và
chống xiên.

21
Coïc goã Vaùn thaønh Choáng ñöùng

Choáng xieâân

h < 500
Vaùn thaønh

h < 200
Coïc goã

Thanh giaèng

b.Ván khuôn móng đơn


Ñaø ñôû vaùn saøn Vaùn saøn coâng taùc
Coïc goã coâng taùc

Neïp
Vaùn thaønh

Choáng xieâân

Beâ toâng loùt ñaù 40x60

2.3.2. Ván khuôn cột


a. Ván khuôn cột bốn mặt
Áp dụng thiết kế ván khuôn cho loại cột định hình sẳn có tiết diện lớn, ván khuôn gồm có
bốn hay nhiều mảng ghép lại với nhau bằng nẹp gỗ thành bốn mặt, các mặt liên kết với nhau
thành hình dạng của cấu kiện bằng hệ thống gông. Gông có tác dụng chịu áp lực ngang của vữa
bêtông và sức rung khi đầm, khoảng cách giữa các gông từ 0,4-0,7m.
- Chân ván khuôn được cố định nhờ khung định vị, ván khuôn cột được cố định thẳng
đứng bằng các cây chống xiên hoặc cáp neo và hệ giằng ngang, dọc.
- Đầu trên có chừa lỗ để liên kết với ván khuôn dầm. Chân ván khuôn có chừa một lỗ
để làm vệ sinh, trên thân ván khuôn cột cứ cách 1-1,5m có chừa một cửa để đổ và đầm
bêtông ( cửa có kích thước sau cho đổ và đầm bêtông thuận lợi).
Loå chöøa ñaàu coät ñeå lieân
keát vôùi VK daàm
Neïp vieàn lieân keát
VK coät vôùi daàm

Neâm goã
Buloâng
Goâng goã

Neïp lieân keát caùc


taám vaùn

Loå ñoå vaø ñaàm


beâ toâng
Khung ñònh vò
chaân coät

Loå chöøa ñeå veä sinh


tröôùc khi ñoå beâ toâng
Khung ñònh vò
chaân coät Naép ñaäy caùc
loå chöøa

22
b. Ván khuôn cột ba mặt
Áp dụng khi cột có tiết diện vừa và nhỏ, ba mặt của ván khuôn được sản xuất ghép
thành hộp, sau đó lắp dựng vào vị trí chân cột , điều chỉnh cho thẳng đứng, cố định theo hai
phương, mặt thứ tư được đóng theo từng đợt đổ bêtông.
Chú ý: Cố định chân cột với đà kiềng hoặc móng bằng hệ khung định vị chân cột –
gông. Cố định phương thẳng đứng bằng các thanh chống xiên hoặc bằng thanh giằng ngang
và dọc giữa các ván khuôn cột.
Nẹp ngoài tác dụng liên kết các tấm ván khuôn còn có tác dụng chống cong vênh, nứt
nẻ cho ván khuôn.
NEÏP TAÏM GOÃ 30x20

DAÂY DOÏI

NEÏP LIEÂN KEÁT 30x20

VAÙN KHUOÂN D=25

2.3.3. Ván khuôn dầm

2.3.4. Ván khuôn dầm đổ liền sàn

23
2.3.5. Ván khuôn đổ cống bêtông cốt thép
BU LOÂNG HOAËC CHOÁT
TAÁM BAÙN NGUYEÄT NGOAØI

NEÂM GOÅ DOÏC

SÖÔØN DOÏC BEÂN NGOAØI

SÖÔØN DOÏC BEÂN TRONG

SÖÔØN NGANG BEÂN NGOAØI

SÖÔØN NGANG BEÂN TRONG

THANH CÖÏ

- Trình tự ghép ván khuôn


+ Lựa chọn mặt bằng sao cho bằng phẳng để ghép ván khuôn
+ Chống dính thành ván khuôn
+ Ghép các tấm bán nguyệt trong và liên kết với các nên gỗ
+ Ghép các tấm bán nguyệt bên ngoài, điều chỉnh bằng các thanh cự sau đó cố
định bằng liên kết bu lông.
2.4. Giàn giáo và sàn công tác trong thi công đổ tại chỗ
2.4.1. Cột chống đơn
Vật liệu làm cột chống đơn bằng tre, gỗ, kim loại
a. Cột chống bằng tre, gỗ: đỡ ván khuôn ở độ cao ≤ 5,5m
- Tre làm cột chống là tre già có đường kính D  6cm.
- Gỗ làm cột chống có thể là gỗ tròn có đường kính D≥ 8cm hoặc gỗ xẻ có kích thước
từ 8 – 10 cm.

Thân cột chống có chiều dài cố định, điều chỉnh độ cao nhờ nêm gỗ ở chân

24
b. Cột chống bằng kim loại

2.5. Lắp dựng ván khuôn và đà giáo


- Bề mặt của ván khuôn tiếp xúc với bêtông cần được chống dính.
- Trước khi lắp dựng phải xác định, đánh dấu vị trí trên mặt bằng và cao trình tại nơi sẽ
lắp dựng. Kiểm tra lại độ vững chắc ổn định của mặt nền.
- Tiến hành dựng các cây chống và đóng hệ giằng để giữ ổn định các thanh chống ( hệ
giằng ngang và chéo nên tạo thành những mảng tam giác).
- Căn dây tại cao trình các đà đỡ ván khuôn , rồi mới lắp dựng các đà đỡ. Điều chỉnh
độ cao cột chống bằng nêm gỗ ở chân.Sau đó lắp ván khuôn đáy, lắp ván khuôn thành và
các thanh chống ván khuôn thành.
Chú ý: khi lắp dựng ván khuôn và các đà đỡ ván khuôn phải đảm bảo nguyên tắc: đơn giản,
dễ tháo dỡ, bộ phận cần tháo trước không bị phụ thuộc và làm ảnh hưởng đến bộ phận tháo sau.
- Đối với dầm có nhịp ≥ 4m thì phải xét tính đến độ vồng thi công khi lắp dựng.
2.6. Tháo dỡ ván khuôn
2.6.1. Nguyên tắc chung
- Cấu kiện, bộ phận nào lắp trước thì tháo sau, bộ phận nào lắp sau thì tháo trước.
- Đầu tiên cần tháo các bộ phận bao che không chịu lực hoặc chịu lực nhỏ (ván thành) sau
đó mới tháo các bộ phận trực tiếp chịu tải (ván đáy).
- Khi tháo dỡ thì tháo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ bộ phận thứ yếu đến bộ
phận chịu lực chính. Công nhân tháo dỡ ván khuôn phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các qui định
về an toàn lao động.
2.6.2. Điều kiện tháo dỡ
- Đối với ván khuôn thành: phải để bêtông đạt được cường độ 50 daN/ cm2 để bêtông đủ
cứng không bị sứt mẽ góc cạnh
- Đối với ván khuôn chịu lực (ván đáy) thời gian tháo cho theo bảng sau:

25
Cường độ Thời gian bêtông đạt cường
bêtông tối thiểu độ để tháo ván khuôn ở các
Loại kết cấu cần đạt để tháo mùa và dùng khí hậu – bảo
ván khuôn, dưỡng bêtông ( ngày)
%R28
Bản, dầm, vòm có khẩu độ < 2m 50 7
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8 m 70 10
Bản, dầm, vòm có khẩu độ >8 m 90 23

Ghi chú:
Các giá trị trong bảng không xét đến ảnh hưởng của phụ gia.
Bản, dầm, vòm có khẩu độ < 2m, cường độ tối thiểu của bêtông đạt để tháo ván khuôn, là
50%R28 nhưng không được nhỏ hơn 80daN/cm2
- Đối với kết cấu dạng console chỉ tháo dỡ ván khuôn đáy và cây chống khi bêtông đạt
100% cường độ thiết kế và phải đảm bảo chống lật.
- Chỉ được phép chất tải toàn bộ lên kết cấu bêtông cốt thép đã tháo dỡ ván khuôn khi
bêtông đạt được 100% cường độ thiết kế.
- Khi tháo dỡ ván khuôn và đà giáo ở các tấm sàn đổ bêtông toàn khối của nhà nhiều tầng
nên thực hiện như sau:
+ Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bêtông
+ Tháo dỡ từng bộ phận cột chống ván khuôn của tấm sàn phía dưới và giữ lại các
cột chống “ an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
- Đối với công trình xây dựng trong khu vực có động đất và các công trình đặc biệt, trị số
cường độ bêtông cần đạt để tháo dỡ ván khuôn do thiết kế qui định.
2.7. Kiểm tra nghiệm thu ván khuôn – đà giáo
Các yêu cầu cần
Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra
kiểm tra

VÁN KHUÔN ĐÃ LẮP DỰNG

Bằng mắt, thước đo chiều


Hình dáng và kích thước Phù hợp với kết cấu của thiết kế
dài thích hợp

Kết cấu ván khuôn Bằng mắt Hạn chế mối nối

Độ phẳng giữa các tấm Mức độ gồ ghề giữa các tấm ≤


Bằng mắt
ghép nối 3mm

Độ kín, khít giữa các tấm Ván khuôn được ghép kín, khít
ván khuôn, giữa ván khuôn Bằng mắt để không làm mất nước xi măng
và mặt nền khi đổ và đầm bêtông

Xác định kích thước, vị trí và


Chi tiết chôn ngầm và đặt Đảm bảo kích thươc, vị trí và số
số lượng bằng các phương
sẳn lượng theo qui định
tiện thích hợp

Lớp chống dính phủ kín các mặt


Chống dính ván khuôn Bằng mắt
ván khuôn tiếp xúc với bêtông

Vệ sinh bên trong ván Bằng mắt Không còn rác, bùn đất, chất bẩn
26
Các yêu cầu cần
Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra
kiểm tra
khuôn khác bên trong ván khuôn

Độ nghiêng, cao độ, kích Bằng mắt, máy trắc đạc và Không vượt quá trị số trong bảng
thước ván khuôn các thiết bị phù hợp sau

Độ ẩm của ván khuôn gỗ Bằng mắt Tưới nước trước khi đổ bêtông

ĐÀ GIÁO ĐÃ LẮP DỰNG

Bằng mắt, đối chiếu với thiết Đà giáo lắp dựng đảm bảo kích
Kết cấu đà giáo
kế đà giáo thước, số lượng và vị trí

Bằng mắt, dùng tay lắc mạnh


Cột chống được kê, đệm và đặt
Cột chống đà giáo các cột chống, các nêm ở các
lên trên nền cứng đảm bảo ổn định
cột chống

Cột chống được giằng chéo và


Bằng mắt, đối chiếu với thiết
Độ cứng và ổn định giằng ngang đủ số lượng, kích
kế đà giáo
thước, vị trí theo thiết kế

BẢNG SAI LỆCH CHO PHÉP ĐỐI VỚI VÁN KHUÔN, ĐÀ GIÁO
Mức cho phép
Tên sai lệch
(mm)
1.Khoảng cách giữa các cột chống ván khuôn, cấu kiện chịu uốn và khoảng
cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với khoảng cách
thiết kế
a. Trên mỗi mét dài ±25
b. Trên toàn bộ khẩu độ ±75
2. Sai lệch mặt phẳng ván khuôn và các đường giao nhau giữa chúng so
với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế
a.Trên mỗi mét dài 5
b. Trên toàn bộ chiều cao của kết cấu
- Móng 20
- Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao dưới 5m 10
- Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao trên 5m 15
- Cột khung có liên kết bằng dầm 10
- Dầm và vòm 5
3. Sai lệch trục ván khuôn so với thiết kế
a. Móng 15
b. Tường và cột 8
c. Dầm xà và vòm 10
d. Móng dưới các kết cấu thép Theo qui định của
thiết kế
4. Sai lệch trục ván khuôn trượt, ván khuôn leo, ván khuôn di động so với 10
trục công trình
Việc nghiệm thu ván khuôn, đà giáo được thực hiện tại hiện trường.
2.8. Tính toán ván khuôn
27
2.8.1. Các loại tải trọng khi thiết kế ván khuôn
1) Thành phần tải trọng tác dụng thẳng đứng
a. Trọng lượng bản thân ván khuôn gỗ:
Gỗ làm ván khuôn lấy trọng lượng riêng  = 600 kG/m3 , hệ số vượt tải n = 1,1
b. Trọng lượng vữa bêtông mới đổ:  = 2500 kG/m3, n = 1,2
c. Trọng lượng của cốt thép trong bêtông:  = 100 kG/m3, n = 1,2 .
d. Tải trọng do người và dụng cụ thi công
- Khi tính ván lát mặt bêtông sàn: lấy = 250 kG/m2, n = 1,3
- Khi tính nẹp gia cường mặt ván khuôn: lấy = 150 kG/m2, n = 1,3
- Khi tính cột chống để đỡ kết cấu: lấy = 100 kG/m2, n = 1,3
e. Tải trọng do đầm rung tác dụng thẳng đứng vào mặt ván khuôn :
Lấy = 200 kG/m2 bề mặt ván khuôn, n = 1,3 (chỉ xét tính khi không xét tính tải ở mục d )
2) Thành phần tải trọng tác dụng ngang
f. Tải trọng tác dụng vào thành ván khuôn do chấn động khi đổ vữa BT vào khuôn :
Khi dùng thùng đổ trực tiếp có dung tích V < 0.2 m3 : lấy = 200 kG/m2, n = 1,3 .
Khi dùng ống vòi voi , máy bơm BT và khi V = 0.2m3 – 0.8m3 : lấy = 400 kG/m2, n =
1,3 .
g. Áp lực ngang của vữa BT mới đổ còn ở trạng thái dẻo tác dụng vào thành ván
khuôn tạm tính theo công thức: pmax = .H ( kG/m2 ), n = 1,3 .
Với H là chiều cao phần thành ván khuôn bị ảnh hưởng, thường lấy bằng chiều cao
mỗi lớp đổ bêtông (với dầm lấy H = chiều cao ván thành tiếp xúc với vữa bêtông. Với cột
lấy H = 1,5m).
Bảng tổ hợp tải trọng bất lợi nhất khi thiết kế Ván khuôn
Các loại tải trọng xét tính
Tên loại Ván khuôn cần tính
Tính theo Tính theo
cường độ biến dạng
Ván khuôn đỡ Bản, Vòm và kết cấu chống đỡ ván khuôn Bản a+b+c+d a+b+c
Ván khuôn cột có cạnh TD ≤ 30cm và tường dày ≤ 10cm g+f g
Ván khuôn cột có cạnh TD > 30cm và tường dày > 10cm g+f g
Ván khuôn thành của dầm chính, dầm phụ g+f g
Ván khuôn đáy của dầm chính, dầm phụ a+b+c+e a+b+c
Ván khuôn của các kết cấu có khối lớn g+f g

GHI CHÚ :
+ Khi tính theo cường độ và ổn định dùng trị số tính toán của tải trọng
+ Khi tính theo biến dạng dùng trị số tiêu chuẩn của tải trọng
+ Cường độ tính toán của gỗ làm cốppha: lấy Ru = 150 kG/cm2 và Rn = 170 kG/cm2
ql 2 1 q cl 4
+ Dầm liên tục chịu tải phân bố đều lấy: Mmax = và độ võng fmax =
10 128 EJ
1
+ Độ võng cho phép của ván khuôn:  f  = l
400
+ Module đàn hồi của gỗ E = 105kG/cm2
+ Độ mảnh cho phép của thanh chống đứng [] = 120
+ Thanh chống đứng có liên kết một đầu ngàm và một đầu khớp , lấy l 0 = 0,7L

2.8.2. Các ví dụ tính toán


28
VÍ DỤ 1:
Thiết kế ván khuôn gỗ cho dầm chính TD (250 x 600), nhịp dầm l = 7,2m, cột đỡ dầm
có TD (250 x 400), sàn dày 10cm, cao độ mặt sàn + 4m so với cos nền trong lúc thi công và
thiết kế ván khuôn bản sàn. Biết đổ bêtông thủ công có dung tích thùng đổ V < 0,2m3.
Hướng dẫn:
Chọn trước ván thành dầm dày t = 2,5cm, ván đáy dầm dày đ = 3cm, ván đáy sàn
s = 2cm .
Thiết kế ván khuôn dầm chính:
Tính ván khuôn thành dầm: do đã chọn trước t = 2,5cm, nên việc còn lại là xác định
khoảng cách giữa các nẹp đứng sao cho ván khuôn thành bảo đảm được điều kiện cường độ
và biến dạng trong suốt quá trình thi công bêtông
Xác định tải trọng tác dụng vào ván khuôn thành: (tính theo tổ hợp tải: g + f )
Áp lực ngang của vữa bêtông:
pmax = .H.n = 2500 x 0.48 x 1.3 = 1560 kG/m2
pc = .H = 2500 x 0.48 = 1200 kG/m2
(với H = hd – hb - s = 600 – 100 – 20 = 480 = 0.48m )
Áp lực ngang do chấn động khi vữa bêtông đổ vào khuôn (đổ bằng thùng V < 0.2m3 )
pđ = 200 x 1.3 = 260 kG/m2
Tải trọng tính toán tác dụng ngang phân bố đều theo chiều dài ván khuôn thành là:
q = ( pmax + pđ )H = ( 1560 + 260 )x 0.48 = 874 kG/m

ql 2 1 q cl 4
Lấy: Mmax = và độ võng fmax =
10 128 EJ
10W  Ru
+ Từ điều kiện cường độ: Mmax ≤ W.Ru  l2 ≤
q
10ht t2 Ru 10  0.51  0.0252150  10 4
l≤ = = 0.95m
6q 6  874
+ Từ điều kiện biến dạng:
128 EJ 128  10 9  664  10 9
fmax ≤ [ f ]  l3 ≤   0.37 m 3
q  400
c
576  400
 l ≤ 0.71m
h  3 0.51  0.0253
(Với E = 105kG/cm2 = 109kG/m2 , và J = t t   664  10 9 m 4
12 12
qc = pc.H = 1200 x 0.48 = 576 kG/m , và Ru = 150 kG/cm2 = 150.104 kG/m2 )
Để cùng thoả hai điều kiện : chọn l ≤ min(0.95m và 0.71m) = 0.70m
Ls 7,2  0.25
Tính số lượng nẹp đứng: n= 1   1  11 nẹp, chọn nẹp tiết diện (30 x 50)
l 0. 7
29
Tính ván khuôn đáy dầm:
Tải trọng tác dụng phân bố đều trên mặt ván đáy (tính theo tổ hợp : a + b + c + e)
Trọng lượng bản thân gỗ:
gbt = 600 x 0,03 x 1,1 = 19,8 kG/m2
gcbt = 600 x 0,03 = 18 kG/m2
Trọng lượng vữa bêtông và cốt thép:
gv = 2600 x 0,6 x 1,2 = 1872 kG/m2
gcv = 2600 x 0,6 = 1560 kG/m2
Trọng lượng do đầm rung tác dụng: gđ = 200 x 1,3 = 260 kG/m2
Tải trọng tính toán tác dụng phân bố đều trên chiều dài ván khuôn đáy
q = ( 19,8 + 1872 + 260 ) 0.25 # 538 kG/m

Do đã chọn trước chiều dày ván đáy : đ = 3cm, nên ở đây chỉ cần xác định khoảng
cách l giữa hai thanh ngang của chống chữ Tê theo hai điều kiện làm việc của ván đáy:
10W  Ru
+Từ điều kiện cường độ : Mmax ≤ W.Ru  l2 ≤
q
10bd  d2 Ru 10  0.25  0.032  150  104
l≤ = = 1.02 m
6q 6  540
+Từ điều kiện biến dạng: fmax ≤ [f]
128 EJ 128  10 9  562.5  10 9
 l3 ≤   0.455m 3  l ≤ 0.77m
q c  400 395  400
bd  d3 0.25  0.033
(Với qc = ( 18 + 1560 ) 0.25 = 395 kG/m và J =   562.5  10  9 m 4 )
12 12
Chọn khoảng cách thanh chống chữ Tê là : l ≤ min( 1,02m và 0,77m ) = 0.70m
Ls 7,2  0.25
Số lượng thanh chống là : n = 1   1  11 thanh
l 0. 7
Tính thanh chống đứng chữ Tê
Tải trọng tác dụng lên thanh chống đứng gồm :
Trọng lượng ván khuôn dầm: 600[(0.25 x 0.03) + 2( 0.51 x 0.025 )]1,1 = 22 kG/m
Trọng lượng vữa BT & CT: 2600 x 0.25 x 0.6 x 1.2 = 468 kG/m
Tải trọng do người và dụng cụ thi công: 100 x 0.3 x 1.3 = 39 kG/m
Tải trọng tác dụng tập trung lên chống đứng: N = ( 22 + 468 + 39 ) 0.70 = 370 kG.

* Chọn KTTD cho thanh chống đứng


Để an toàn lấy chiều dài thanh chống = cao độ sàn thi công – chiều cao dầm :
30
L = 4 – 0.6 = 3.4 m = 340 cm
Chiều dài tính toán: l0 = 0.7L = 0.7 x 340 = 238 cm .
l 0 kN 238 1  370
Tính diện tích TD: F≥  = 25,1 cm2 . ( giả thiết  > 75 )
16 Rn 16 130
Chọn tiết diện vuông cạnh: b = 8cm  F = 8 x 8 = 64 cm2 .
l0 238
* Kiểm tra lại độ mảnh:  =  = 103 < [  ] = 120 : thoả mãn .
0.289b 0.289  8
Thiết kế ván khuôn sàn:
Thiết kế ván khuôn bản sàn: chọn ván đáy sàn dày s = 2cm và tính khoảng cách giữa
hai đà đỡ ván khuôn sàn
Xác định tải trọng tác dụng diện tích mặt ván khuôn ( tính tổ hợp tải : a + b + c + d)
Trọng lượng bản thân ván khuôn: gbt = 600 x 0.02 x 1,1 = 13,2 kG/m2
Trọng lượng vữa bêtông và cốt thép: gv = 2600 x 0,1 x 1,2 = 312 kG/m2
Trọng lượng người và dụng cụ thi công: p = 250 x 1,3 = 325 kG/m2
Tải trọng tác dụng phân bố đều trên dãy rộng 1m là : q = ( 13,2 + 312 + 325 )1 = 650 kG/m

10W  Ru
+Từ điều kiện cường độ : Mmax ≤ W.Ru  l2 ≤
q
10bs  s2 Ru 10  1  0.02 2  150  10 4
l≤ = = 1.24 m
6q 6  650
+Từ điều kiện biến dạng: fmax ≤ [ f ]
128EJ 128  10 9  666,67  10 9
 l3   0.408m 3  l ≤ 0.74m
q  400
c
522  400
(Với qc = (600 x 0.02 + 2600 x 0.1 + 250) 1 = 522 kG/m
bs  s3 1  0.02 3
và J =   666,67  10 9 m 4 )
12 12
Chọn khoảng cách giữa hai đà đỡ ván khuôn sàn là : l ≤ min( 1,24m và 0,74m ) =
0.70m .
Ls
Tính số lượng đà đỡ: n =  1 ( dựa vào mặt bằng sàn để xác định cụ thể )
l
Thiết kế đà đỡ ván sàn:
Chọn trước KTTD đà đỡ ( 50 x 100 ), tính khoảng cách giữa các thanh chống đứng
theo trình tự sau :
+ Tải trọng tác dụng lên đà :
Trọng lượng bản thân ván khuôn sàn: gbt = 600 x 0.02 x 1,1 = 13,2 kG/m2 .
Trọng lượng vữa BT & CT: gv = 2600 x 0,1 x 1,2 = 312 kG/m2 .
Trọng lượng người & dụng cụ thi công: p = 150 x 1,3 = 195 kG/m2 .
Tải trọng tác dụng phân bố đều trên đà đỡ là:
q = ( 13,2 + 312 + 195 )0.7 +(600 x 0.05 x 0.1 x 1,1) = 368 kG/m

31
10W  Ru
+ Từ điều kiện cường độ : Mmax ≤ W.Ru  l2 ≤
q
10b h 2 Ru 10  0,05  0.12  150  10 4
l≤ = = 1,84m
6q 6  368
+ Từ điều kiện biến dạng: fmax ≤ [ f ]
128 EJ 128  10 9  4166,67  10 9
 l3   4,46m 3  l ≤ 1,64m
q  400
c
299  400
(Với qc = (600 x 0.02 + 2600 x 0.1 + 150) 0,7 + (600 x 0,05 x 0.1) = 299 kG/m
b  3 0,05  0,13
và J = s s   4166,67  10 9 m 4 )
12 12
Chọn khoảng cách giữa 2 thanh chống của đà đỡ là : l ≤ min( 1,84m và 1,64m ) = 1,40m
Ls
Tính số lượng thanh chống : n =  1 ( dựa vào mặt bằng sàn để xác định cụ thể )
l
Tính thanh chống đứng :
Lấy chiều dài thanh chống đứng = cao độ sàn thi công – bề dày sàn – chiều cao tiết
diện đà đỡ :L = 4 – 0,1 – 0,1 = 3,8 m = 380 cm ,  l0 = 0,7L = 0,7 x 380 = 266 cm .

Tải trọng tác dụng lên thanh chống đứng


Trọng lượng bản thân ván khuôn sàn gbt = 600 x 0.02 x 1,1 = 13,2 kG/m2
Trọng lượng vữa BT & CT gv = 2600 x 0,1 x 1,2 = 312 kG/m2
Trọng lượng người & dụng cụ thi công p = 100 x 1,3 = 130 kG/m2
Tải trọng tác dụng tập trung lên thanh chống đứng là :
N = ( 13,2 + 312 + 130 )(0.7 x 1,4 ) +(600 x 0.05 x 0.1 x 1,1)1,4 = 451 kG
l 0 kN 266 1  451
Tính diện tích TD : F ≥  = 30,96 cm2 , ( giả thiết  > 75 )
16 Rn 16 130
Chọn tiết diện vuông cạnh : b = 8cm ,  F = 8 x 8 = 64 cm2
l0 266
+ Kiểm tra lại độ mảnh :  =  = 115 < [  ] = 120 : thoả mãn
0.289b 0.289  8

32
VÍ DỤ 2:
Thiết kế ván khuôn gỗ cho cột cao H = 3,8m, cột có TD (250 x 400). Biết đổ BT bằng
máy bơm Bêtông
Hướng dẫn
Chọn trước ván khuôn cột dày  = 2,5cm, tính khoảng cách giữa các gông theo trình tự
sau
Tải trọng tác dụng ngang phân bố đều trên bề mặt ván khuôn thành của cột (tổ hợp g +
f)
Áp lực ngang của vữa bêtông: pmax = .H.n = 2500 x 1,5 x 1.3 = 4875 kG/m2
pc = .H = 2500 x 1,5 = 3750 kG/m2
Tải trọng do chấn động khi máy bơm vữa BT vào khuôn
pđ = 400 x 1,3 = 520 kG/m2

a. Xét tính cho tấm ván khuôn ở mặt tiết diện có b = 400 của cột
Tải trọng tác dụng ngang phân bố theo chiều dài ( cao ) của tấm ván khuôn :
q = ( 4875 + 520 ) 0,4 = 2158 kG/m .
10W  Ru
+ Từ điều kiện cường độ : Mmax ≤ W.Ru  l2 ≤
q
10bv  2 Ru 10  0,45  0,025 2  150  10 4
l≤ = = 0,57m
6q 6  2158
128 EJ 128  10 9  586  10 9
+ Từ điều kiện biến dạng: fmax ≤ [ f ]  l3   0,125m 3
q c  400 1500  400
 l ≤ 0,50m
(Với qc = pc x b = 3750 x 0,4 = 1500 kG/m và
b  3 0,45  0,025 3
J= v   586  10 9 m 4 )
12 12
b. Xét tính cho tấm ván khuôn ở mặt tiết diện có b = 250 của cột
Tải trọng tác dụng ngang phân bố theo chiều dài ( cao ) của tấm ván khuôn :
q = ( 4875 + 520 ) 0,25 = 1349kG/m .
10W  Ru
+ Từ điều kiện cường độ : Mmax ≤ W.Ru  l2 ≤
q
10  0,25  0,025 2  150  10 4
l≤ += = 0,54m
6  1349
+ Từ điều kiện biến dạng: fmax ≤ [ f ]
128 EJ 128  10 9  325,52  10 9
 l3   0,11m 3  l ≤ 0,48m
q  400
c
938  400
( Với qc = pc x b = 3750 x 0,25= 938 kG/m và
bv 3 0,25  0,025 3
J=   325,52  10 9 m 4 )
12 12
Chọn khoảng cách gông : l ≤ min( 0,54m và 0,48m ) = 0,45m, chọn tiết diện gông (30 x 50 )
33
H  0,2 3,8  0,2
Tính số lượng gông : n= 1   1 # 9 gông .
l 0,45
Nhận xét: qua việc tính toán theo 2 phương : cạnh b = 400 và b = 250 , ta chỉ cần chọn
kiểm tra cho tấm ván khuôn đặt lọt lòng bên trong là đủ (theo hình vẽ là tấm có cạnh
b = 250, ứng với trường hợp b)
2.3. Công tác cốt thép
2.3.1. Đặc điểm công nghệ – phân loại cốt thép
Cốt thép là thành phần quan trọng trong kết cấu bêtông cốt thép, ngoài khả năng chịu lực
cốt thép còn được sử dụng theo yêu cầu cấu tạo và thi công. Cốt thép phải đạt được các yêu cầu
kỹ thuật sau:
- Cốt thép trong kết cấu bêtông cốt thép phải được gia công và lắp đặt theo đúng bản vẽ thi công.
- Nếu có sự thay đổi cốt thép so với thiết kế (nhóm thép, đường kính, số hiệu) phải được
sự đồng ý của đơn vị thiết kế, đồng thời phải tuân thủ các qui tắc sau:
+ Khi thay đổi về nhóm , số hiệu thì phải căn cứ vào cường độ tính toán để qui đổi
ra diện tích cốt thép tương ứng theo công thức sau
Ra.Fa
Fa td 
Ra td
Ra,Fa : cường độ và diện tích cốt thép theo thiết kế
Ratd, Fatd: cường độ và diện tích cốt thép sau khi thay đổi
+ Khi thay đổi đường kính cốt thép thì tổng diện tích thay đổi lớn hơn hoặc bằng
tổng diện tích cốt thép trong thiết kế và phải đảm bảo về qui định cấu tạo cốt thép sau:
Cốt thép có đường kính từ 6-16 được phép thay đổi 2mm
Cốt thép có đường kính lớn hơn 16 được phép thay đổi 4mm
Nếu thay đổi ngoài giới hạn trên thì phải được sự đồng ý của thiết kế
- Cốt thép trước khi gia công phải thoả mãn các điều kiện sau:
+ Bề mặt thép phải sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, sơn, không bị gỉ sét.
+ Cốt thép phải được nắn thẳng trước khi tạo hình.
- Không được phép quét nước xi măng để chống rỉ trước khi đổ bêtông. Các đoạn cốt thép
chờ của khối bêtông trước phải được làm sạch và cạo hết vữa xi măng bám vào cốt thép.
Sản phẩm của công tác cốt thép bao gồm: thép thanh, lưới thép, khung phẳng, khung
không gian. Phân loại cốt thép giống như môn học BTCT.
2.3.2. Các công đoạn gia công cốt thép
a. Làm thẳng cốt thép
- Đối với cốt thép có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 dùng tời để kéo thẳng.
- Đối với cốt thép có đường kính từ 12-25 dùng vam tay (càng cua) hoặc dùng máy làm
thẳng.
- Đối với cốt thép có đường kính lớn hơn 30 dùng kích để nắn thẳng.
b. Làm sạch cốt thép
- Cốt thép bị rỉ ít cho thanh thép xuyên qua đống cát kéo qua , kéo lại nhiều lần.
- Cốt thép bị rỉ tương đối dùng bàn chải cước để đánh sạch rỉ.
- Cốt thép bị dính dầu mỡ, sơn, bùn dùng bàn chải cước, xăng để làm sạch.
c. Cắt thép
- Tuỳ theo loại đường kính, số lượng nhiều hay ít mà dùng đục, kéo, cưa, máy cắt để cắt.
- Trước khi cắt phải xem kỹ bản vẽ thi công, để xác định có bao nhiêu loại cốt thép phải
cắt ( đường kính, chiều dài, số lượng từng loại) rồi tính toán chọn phương án cắt sao cho tiết
kiệm nhất (ít tốn công và ít vụn thép nhất).
- Thép cắt xong phải đánh dấu phân loại và sắp xếp gọn gàng để tránh nhầm lẫn khi lắp dựng.
- Cách tính chiều dài một thanh thép để cắt
L = LHH + LMÓC NEO -LDÃN DÀI
34
LHH: Tổng chiều dài hình học thanh thép theo thiết kế
LMÓC NEO : Tổng chiều dài của các đoạn móc uốn neo
LDÃN DÀI : Tổng chiều dài dãn của thép khi uốn móc
Dãn dài 1,5d khi uốn mốc 1800
Dãn dài 1d khi uốn mốc 900
Dãn dài 2/3d khi uốn mốc 600
Dãn dài 0,5d khi uốn mốc 450

UỐN THỦ CÔNG UỐN MÁY

Ví dụ: tính chiều dài cắt thép để gia công được thanh thép như hình vẽ.

LHH = a+b+c+h
LMÓC NEO = 2x 6,25d = 12,5d
LDÃN DÀI = ( 2x1,5+1+2x0,5)d=5d
L= a+b+c+h+12,5d-5d (mm)
2.3.3. Uốn thép
a. Dùng vam (càng cua) để uốn thép bằng thủ công.

b. Dùng máy để uốn

2.3.4. Nối cốt thép


- Nên dùng phương pháp nối hàn, nếu không có điều kiện nối hàn thì mới nối buộc, nhưng
chỉ cho phép nối buộc đối với cốt thép có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 25.
- Tránh nối ở chỗ chịu lực lớn, chỗ thép uốn cong, tại một mặt cắt không được phép
nối quá 25% diện tích cốt thép chịu kéo và không quá 50% diện tích cốt thép của mặt cắt đó.
Chú ý: Đối với nối bằng phương pháp hàn thì khoảng cách giữa hai mặt cắt có cốt thép nối phải
cách nhau lớn hơn hoặc bằng 50cm. Đối với nối bằng phương pháp buộc thì khoảng cách giữa
hai mặt cắt có cốt thép nối phải lớn hơn hoặc bằng 30d
a. Nối buộc

35
- Trong một mối nối phải có ít nhất 3 mối buộc, dùng dây thép 1mm để buộc.

Chiều dài nối buộc lnối


Vùng chịu kéo Vùng chịu nén
Loại cốt thép
Dầm hoặc Kết cấu Đầu cốt thép có Đầu cốt thép
tường khác móc không có móc
Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d
Cốt thép có gờ cán nóng 40d 30d - 20d
Cốt thép kéo nguội 45d 35d 20d 30d
b. Nối hàn
- Hàn đối đầu chỉ áp dụng đối với cốt thép chịu nén
- Hàn chắp
- Hàn có thanh ốp

2.3.5. Lắp đặt cốt thép


Tuỳ theo tính chất, vị trí mặt bằng xây dựng, khả năng vận chuyển và cẩu lắp của đơn vị
thi công mà ta có thể chọn một trong hai cách lắp đặt sau:
- Buộc thành khung, vỉ tại xưởng rồi vận chuyển đến nơi lắp đặt. Áp dụng khi cấu kiện cốt
thép không cồng kềnh và phù hợp với phương tiện cẩu lắp (thường lắp đặt cốt thép cột, dầm
đơn, đan, móng nhỏ,….).
- Vận chuyển cốt thép đến nơi cần lắp rồi liên kết từng thanh rời để tạo thành khung, vỉ.
Áp dụng cho những kết cấu có hình dạng phức tạp, lớn, vượt quá phương tiện cẩu lắp (lắp đặt
cốt thép sàn, dầm sàn, móng băng, móng bè,…).
* Chú ý:
- Trước khi lắp đặt cốt thép phải kiểm tra lại độ chính xác của ván khuôn để phát hiện và
xử lý kịp thời các hư hỏng nếu có.
- Để bảo đảm khoảng cách lớp bêtông bảo vệ theo thiết kế phải đặt các miếng đệm định vị
bằng vữa xi măng- cát có chiều dày bằng chiều dày lớp bảo vệ, không cho phép dùng đầu cốt
thép hoặc mẫu gỗ kê đệm.
- Cốt thép sau khi lắp đặt xong phải bảo đảm không bị biến dạng, hư hỏng và bị xê dịch vị
trí trong quá trình thi công.
2.4. Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép
Cốt thép là loại công tác khuất sau khi đổ bêtông, cho nên trước khi đổ bêtông phải kiểm
tra và nghiệm thu cốt thép. Khi kiểm tra và nghiệm thu cần chú ý các vấn đề sau:
- Kiểm tra về hình dạng, kích thước, đường kính, nhóm thép, số lượng từng loại.
- Kiểm tra vị trí khoảng cách cốt thép, chiều dày lớp bảo vệ
- Kiểm tra vị trí nối cốt thép, chất lượng mối nối.
- Kiểm tra vị trí chừa thép chờ, điều kiện vệ sinh trước khi đổ bêtông.
36
Công tác kiểm tra và nghiệm thu cốt thép phải được thực hiện tại hiện trường.
Hồ sơ nghiệm thu cốt thép gồm
+ Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và
kèm biên bản về quyết định thay đổi.
+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt
thép.
+ Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép.
+ Nhật ký công trình
2.4. Công tác Bêtông
2.4.1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra lại ván khuôn, dàn dáo, cầu công tác.
- Kiểm tra vị trí đặt cốt thép chờ, nơi phải chừa lỗ.
- Kiểm tra lại cốt thép (vị trí, lớp bảo vệ, điều kiện vệ sinh).
- Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phẩm chất của vật liệu thành phần (cát, đá, xi măng, nước),
dụng cụ cân đong vật liệu phải đúng và chính xác.
- Chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ: dụng cụ trộn bêtông,vận chuyển bêtông và đầm bêtông.
- Chuẩn bị máy móc phục vụ thi công: điện,nước, đường vận chuyển và nhân lực.
2.4.2. Những yêu cầu đối với vữa bêtông
- Vữa bêtông sau khi trộn phải đều, bảo đảm sự đồng nhất về thành phẩm
- Phải bảo đảm được độ sụt và đạt được cường độ theo yêu cầu của thiết kế
- Phải bảo đảm cho việc trộn, vận chuyển và đổ trong một thời gian ngắn (≤ 2 giờ)
2.4.3.Các phương pháp trộn bêtông
Sai lệch cho phép khi cân đong thành phần của bêtông
Loại vật liệu Sai số cho phép, % theo khối lượng
Xi măng và phụ gia dạng bột 1
Cát, đá dăm hoặc sỏi 3
Nước và phụ gia lỏng 1
Cát để dùng cho đổ bêtông áp cho bêtông nặng TCVN 1770:1986
Cát hạt nhỏ có mô đun độ lớn dưới 2 áp dụng TCVN 127:1986
Đá dăm, sỏi TCVN 1771: 1986
Nước áp dụng TCVN 4506:1987
Xi măng pooc lăng TCVN 2682:1985
Xi măng pooc lăng-pufzơlanTCVN 4316:1986
a. Trộn bêtông bằng thủ công.
Sân trộn có diện tích 5-7m2, phẳng, không thấm nước và phải có mái che mưa, nắng.
Cách trộn
- Trộn khô xi măng- cát cho thật đều.
- Đá rửa sạch để ráo nước, rải thành từng lớp dày 10-15cm rồi xúc hỗn hợp ximăng-
cát rải lên trên sau đó dùng xẻng trộn đều, cuối cùng cho nước vào trộn đều đến khi được
hỗn hợp đồng màu sắc và độ sụt như quy định, thời gian trộn ≤ 20 phút (kể từ lúc cho nước
vào).Trộn bêtông bằng thủ công chất lượng kém, năng suất thấp hơn trộn bằng máy.
b. Trộn bêtông bằng máy
Ưu điểm: giảm được sức lao động, chất lượng bêtông tốt hơn, năng xuất cao, tiết kiệm
xi măng từ 5-15%, thời gian trộn giảm 10 lần. Có hai loại máy trộn
Máy trộn cố định: máy có dung tích lớn (từ 300-1200 lít), thùng trộn cố định, khi trộn
cánh quạt quay, sau đó đổ vữa ra ở dưới đáy, thường đặt ở các trạm trộn cho công trình có
khối lượng bêtông lớn.

37
Máy trộn di động: máy được đặt trên các bánh xe, có dung tích nhỏ (từ 90-250 lít).
Khi trộn thùng trộn quay sau đó nghiêng thùng để đổ vữa ra, thường sử dụng cho công trình
có khối lượng bêtông ít.
Cách trộn
- Không được cho vật liệu vào thùng nhiều hơn dung tích qui định 10%.
- Cho máy quay không tải trước khi cho vật liệu vào thùng trộn và không được ngừng
máy trước khi đổ bêtông ra.
- Trình tự đổ vật liệu vào thùng trộn: đầu tiên đổ vào 15-20% lượng nước cần thiết cho
một mẽ trộn, rồi từ từ đổ đá, cát, xi măng vào cùng một lúc. Khi trộn đổ dần lượng nước còn
lại vào.
- Thời gian trộn (tính từ lúc đổ toàn bộ vật liệu vào thùng trộn đến khi đổ vữa bêtông ra.
Dung ích máy trộn ( lít)
Độ sụt bêtông (cm)
 500 500-1000  1000
1 2,0 2,5 3,0
1-5 1,5 2,0 2,5
5 1,0 1,5 2,0
Năng suất của máy trộn
V .n.K1.K 2
N (m3/giờ)
1000
V: dung tích hữu ít của thùng trộn (lít), thường bằng 75% dung tích hình học của thùng trộn.
N: số mẻ trộn trong một giờ
K1: hệ số thành phẩm của vữa bêtông, K1=0,67-0,72
K2: hệ số sử dụng máy trộn theo thời gian, K1=0,9-0,95
3600
n: số mẻ trộn trong một giờ. n 
T
T:thời gian để trộn mọt mẻ
VÍ DỤ: Tính năng suất của máy trộn 250 lít, cho biết thời gian của từng công việc cho một
chu kỳ trộn là:
- Thời gian đổ vật liệu vào máy t1=20 giây
- Thời gian trộn t2=75 giây
- Thời gian nghiêng cối đổ bêtông t3=5 giây
- Thời gian đổ vữa ra khỏi thùng t4=45 giây
- Thời gian quay thùng về vị trí củ t5=5 giây
Tổng thời gian để trộn 1 mẻ T= t1+t2+t3+t4+t5= 20+75+5+45+5=150 giây
3600 3600
Số mẻ trộn trong 1 giờ n    24 mẻ
T 150
V .n.K1.K 2 250 x 24 x0,67 x0,95
Năng suất của máy trộn N    3,8 m3/giờ
1000 1000
2.4.4. Vận chuyển bêtông
a. Những yêu cầu về vận chuyển vữa bêtông
- Phương tiện vận chuyển phải sạch, kín (tránh rơi vãi làm mất nước xi măng)
- Khi vận chuyển tránh làm vữa bêtông bị phân tầng (đường vận chuyển ngắn và bằng
phẳng). Tránh mưa, nắng làm thay đổi tỷ lệ nước/ xi măng (phải che đậy)
- Lực lượng và phương tiện vận chuyển phải bố trí tương xứng với tốc độ trộn, đổ,
đầm bêtông để không bị ứ đọng.
- Thời gian vận chuyển phải ngắn, qui định thời gian từ lúc đổ vữa bêtông ra khỏi
thùng trộn đến lúc đổ vữa bêtông vào khuôn được cho ở bảng sau:

38
Nhiệt độ (0C) Thời gian vận chuyển cho phép (phút)
>30 30
20-30 45
10-20 60
5-10 90
Thời gian cho ở bảng trên chưa kể đến ảnh hưởng của phụ gia
- Khi sử dụng máng hoặc băng chuyền (tốc độ <= 1m/s) để vận chuyển bêtông phải
thỏa mãn các yêu cầu sau:
Khi độ sụt nhỏ hơn 40 thì khi lên cao là <= 15 độ, xuống thấp 12 độ
Khi độ sụt nhỏ hơn 40-80 thì khi lên cao là <= 15 độ, xuống thấp 10 độ
- Khi vận chuyển thủ công thì đường vận chuyển không quá 200m.
b. Phương tiện vận chuyển
Vận chuyển bằng thủ công khi cự ly không quá 200m
- Gánh: áp dụng khi cự ly vận chuyển từ 10-20m, khối lượng vữa bêtông ít.
- Xe cút kích (xe rùa), xe cải tiến: áp dụng khi cự ly vận chuyển ≤ 100m, khối lượng
vận chuyển không lớn, địa hình chật hẹp không thể dùng cơ giới.
- Xe ô tô loại tự đổ, loại có thùng quay trộn lại: áp dụng khi cự ly vận chuyển ≤ 1,5km
- Băng tải: thường áp dụng để vận chuyển đổ bêtông với khối lượng lớn như bêtông
móng, sàn, trụ cầu, đập,….Năng suất cao, nhưng có nhược điểm là vữa bêtông dễ bị phân
tầng và rơi vãi nhiều (3-4%), dễ bị mất nước trong vữa bêtông. Cự ly không quá 200m
- Máy bơm bêtông: áp dụng ở các đô thị lớn, vữa bêtông được đổ liên tục và đúng vị
trí nhờ các ống dẫn có đường kính thông thuỷ từ 150-283mm, năng suất cao đến 40-70
m3/giờ, máy bơm có thể vận chuyển bêtông theo phương nằm ngang từ 200-250m, theo
phương thẳng đứng 30-40m.
+ Máy chỉ có bơm vữa bêtông vào khuôn còn vữa bêtông được trộn sẳn ở các
trạm trộn rồi dùng ô tô chuyển đến đổ vào phiểu.
+ Máy vừa vận chuyển vữa bêtông đến nơi cần đổ và tự bơm vữa bêtông vào khuôn.
2.5. Đổ bêtông
2.5.1. Những yêu cầu cần chú ý khi đổ bêtông
- Nền trước khi đổ bêtông phải được chuẩn bị tốt:
+ Nếu nền là đất phải bóc bỏ lớp đất thực vật, tưới ẩm, đầm kỹ rồi đổ một lớp
bêtông lót.
+ Nếu nền là lớp bêtông cũ thì phải đánh xờn mặt và làm vệ sinh sạch (nếu lớp
bêtông cũ vừa đổ được khoảng 3-4 giờ thì dùng bàn chải sắt đánh xờn mặt sau đó dùng
nước rửa sạch rồi mới đổ bêtông mới lên).
- Đối với ván khuôn gỗ phải được tưới ẩm và chèn kín các khe hở, ván khuôn thép chú
ý chống dính.
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, ván khuôn, chiều dày lớp bêtông bảo vệ cốt thép.
- Không làm sai lệch vị trí ván khuôn, đà giáo.
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh, các phương tiện phục vụ cho đổ bêtông.
- Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bêtông trong ván khuôn.
- Chiều rộng máng đổ bêtông không được nhỏ hơn 3,5 đường kính cốt liệu lớn nhất.
2.5.2. Kỹ thuật đổ bêtông
- Đổ bêtông phải theo đúng trình tự hướng dẫn trong biện pháp kỹ thuật đã đề ra.
- Đổ bêtông từ xa đến gần so với vị trí vận chuyển, sâu trước nông sau, hướng đổ bao
giờ cũng ngược với hướng vận chuyển của vữa bêtông. Đổ bêtông đến đâu thì tiến hành
đầm đến đó.
- Trong suốt quá trình đổ bêtông tuyệt đối không để vữa bêtông bị phân tầng, nếu
trong quá trình đổ bêtông bị phân tầng ta có cách khắc phục sau:
39
- Nếu vữa bêtông vận chuyển đến nơi đổ bị phân tầng phải cho trộn lại.
- Khi đổ phải giữ cho hướng rơi của vữa theo phương thẳng đứng bằng cách đổ úp
dụng cụ chứa vào mặt bêtông và không dùng xẻng hất vữa ra xa.
- Đối với cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m có thể chia ra lam nhiều công đoạn đổ
bêtông.
- Trong trường hợp đổ bêtông dầm liền sàn thì đổ cột xong ngưng 1-2 giờ và sau đó thi
công sàn để bêtông có thời gian co ngót.
- Đối với bêtông đường thì đổ bêtông phải chừa khe nhiệt dày 1-2cm chiều cao bằng
chiều cao cấu kiện.
- Chiều cao rơi tự do của vữa bêtông ≤1,5m, nếu phải đổ bêtông có chiều cao >1,5m
phải đổ vữa vào máng dẫn hoặc ống vòi voi và có độ lệch nghiêng so với phương đứng
không qua 0,25m/1m
Bêtông phải đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu, nếu nghỉ lâu hơn 120 phút
thì sử lý mạch ngừng thi công. Đổ bêtông các khối có chiều dày lớn thì nên đổ theo từng lớp
có chiều dày như sau:
Phương pháp đầm Chiều dày cho phép mỗi lớp đổ bêtông (cm)
1,25 chiều dài phần công tác của đầm
Đầm dùi
( khoảng 20-40cm)
Đầm mặt
- Kết cấu không có cốt thép và kết
cấu có cốt thép đơn 20
- Kết cấu có cốt thép kép 12
Đầm thủ công 20
Đổ bêtông đối với mặt bằng rộng và lớp bêtông dày không được đổ tràn lan mà phải
đổ sau cho đảm bảo nguyên tắc đổ lớp bêtông sau lên lớp bêtông trước chưa khô.
2.5.3. Mạch ngừng thi công
Mạch ngừng thi công có 2 dạng, mạch ngừng kỹ thuật và mạch ngừng thi công
- Mạch ngừng kỹ thuật ngừng 1-2h sau đó thi công lại để bêtông có thời gian co ngót,
khi đầm thì đầm sâu vô lớp bêtông trước 50-100mm.
- Mạch ngừng thi công: Đối với các kết cấu có khối lượng bêtông lớn không thể tổ
chức đổ liên tục thì được phép chừa mạch ngừng. Mạch ngừng phải được xác định trước (tại
vị trí chịu lực nhỏ, ít ảnh hưởng đến việc chống thấm).

Maët treân Maët treân


ñaø kieàng vai coät

Maët döôùi
20-30

ñaø kieàng

Maët treân
moùng Maët döôùi
vai coät

- Đối với dầm liền sàn có kích thước lớn bố trí mạch ngừng cách bản sàn 2-3 cm
- Khi đổ bêtông bản phẳng không có dầm thì mạch ngừng có thể dừng ở bất kỳ vị trí
nào nhưng phải song song với cạnh nhỏ của bản.
- Khi đổ bêtông sàn có sườn (có dầm phụ và dầm chính) thì mạch ngừng như sau:
+ Nếu hướng đổ bêtông song song với dầm phụ thì mạch ngừng bố trí trong
khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm phụ.
+ Nếu hướng đổ bêtông song song với dầm chính thì mạch ngừng bố trí cách gối
tựa 1/4 nhịp dầm chính.
40
L 1/3L
Daàm chính Daàm phuï

Daàm chính

Daàm phuï

* Chú ý:
- Mạch ngừng trong dầm và sàn phải là mạch thẳng đứng, hoặc dật bậc thẳng đứng.
- Trong quá trình đổ bêtông phải theo dõi liên tục ván khuôn và đà giáo, nếu thấy có
hiện tượng biến dạng phải ngừng đổ để xử lý khắc phục.
- Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên độ sụt của bêtông tại nơi đổ để kịp thời điều chỉnh.
- Thường xuyên kiểm tra vị trí cốt thép, lớp bảo vệ, cốt thép chờ.
2.5.6. Đầm bêtông
Đầm bêtông để tăng sự đặc chắc và đồng nhất cho bêtông, không gây hiện tượng rỗng
trong, rỗ ngoài, tạo điều kiện cho bêtông bám chặt vào cốt thép, giúp tăng cường độ và khả
năng chống thấm tốt hơn.
Tuỳ vào khối lượng, tính chất, đặc điểm của kết cấu và năng lực thiết bị thi công mà
chọn phương pháp đầm cho phù hợp.
a. Đầm thủ công
Áp dụng đối với công trình nhỏ và ở các vị trí khó có thể đầm máy.
- Đối với khối bêtông có diện tích rộng, độ sụt vữa ≤ 6cm dùng đầm gang nặng từ 8-10
kg để đầm, chiều cao nâng đầm từ 10-15cm, đầm liên tục, kỹ và đều vết đầm sau đè lên vết
đầm trước 1/3 bán kính đầm.
- Khi đổ bêtông ở nơi chật hẹp, độ sụt vữa > 6cm và chỗ cốt thép đặt dày thì dùng thanh sắt
có đường kính từ 16-20mm để xọc đều, lớp mặt trên cùng dùng bàn xoa gỗ vỗ mặt cho đều.
b. Đầm máy
Đầm bêtông bằng máy có ưu điểm là sử dụng được vữa có độ sụt nhỏ hơn đầm tay nên tiết
kiệm được xi măng từ 10-15%, chất lượng bêtông đảm bảo. Tránh được nhiều khuyết tật trong thi
công bêtông toàn khối, cường độ bêtông tăng, giảm lao động, năng suất cao.
Đầm chấn động trong (đầm dùi)
Dùng để đầm bêtông có khối lượng lớn như móng, cột, dầm, tường,….
Nếu bêtông đổ nhiều lớp thì đầm phải cắm sâu vào lớp bêtông đổ trước 10cm khi
đầm phải đặt đầm vuông góc với mặt bêtông.
Thời gian đầm tại mỗi vị trí trong khoảng 20-40 giây.Bước di chuyển của đầm không vượt
quá 1,5 bán kính tác dụng của dầm.Khi chuyển vị trí thì phải rút đầm lên từ từ, không tắt
máy khi đầm còn nằm trong bêtông.
Không được phép đặt đầm trực tiếp lên cốt thép và để đầm chạm mạnh vào cốt thép.
Đầm mặt (đầm bàn)
Đầm những khối bêtông có diện tích rộng như sàn, nền,… chiều sâu ảnh hưởng của
đầm mặt là ≤ 25cm.Khoảng thời gian đầm một chỗ từ 30-50 giây.
Cách đầm: khi đầm kéo lê bàn đầm trên mặt bêtông, kéo đầm từ từ, vệt đầm sau chùm
lên vệt đầm trước 5-10cm.
Đầm chấn động ngoài (đầm cạnh)
Dùng đầm các cấu kiện có chiều dày mỏng hoặc cốt thép dày như tường cột,.. ,đầm
được gắn trực tiếp vào sườn ván khuôn và truyền chấn động qua ván khuôn, thời gian đầm
từ 50-90 giây.

41
2.5.7. Bảo dưỡng bêtông (TCVN 5592:1991)
Bêtông sau khi đổ xong phải được bảo dưỡng để duy trì độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để
bêtông đông kết và phát triển cường độ. Ngoài ra bảo dưỡng còn ngăn ngừa biến dạng do
nhiệt độ gây ra làm rạng nứt bề mặt bêtông, đề phòng những va chạm, rung động,… làm
ảnh hưởng đến khối bêtông đang đông kết. Công tác bảo dưỡng được thực hiện như sau:
- Mặt của bêtông phải được che phủ, tưới ẩm sau khi đổ bêtông xong từ 10-12 giờ vào
mùa mưa, từ 1-5 giờ khi trời nắng và có gió.
- Đối với bêtông dùng xi măng portland trong 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên
để giữ ẩm (cứ cách 2 giờ tưới 1 lần). Còn những ngày sau phải giữ cho mặt bêtông luôn ẩm
đến khi đạt 100% cường độ.
- Đối với bêtông dùng xi măng puzơland trong 7 ngày đầu phải tưới nước thường
xuyên, từ ngày 8-14 cứ 2 giờ tưới 1 lần, từ ngày 15-28 mỗi ngày đêm tưới ít nhất 3 lần.
- Không được để bêtông thiếu ẩm bị khô trắng mặt. Nước dùng để tưới là nước sạch.
- Đối với kết cấu diện tích bề mặt nằm ngang lớn có thể xây bờ rồi cho nước vào để
bảo dưỡng.
- Chỉ sau khi bêtông đạt được 15 kG/cm2 mới cho phép người đi lại và lắp dựng ván
khuôn lên kết cấu bêtông đó.
- Qúa trình bảo dưỡng bêtông, không được phép va chạm mạnh vào ván khuôn, đà giáo.
2.5.8. Kiểm tra chất lượng bêtông
Công tác kiểm tra chất lượng bêtông phải tiến hành kiểm tra ở tất cả các khâu thi công:
trước lúc đổ, trong lúc đổ bêtông và sau khi tháo dỡ ván khuôn.
- Trước lúc đổ bêtông: kiểm tra chất lượng vật liệu thành phần, ván khuôn, đà giáo, độ
sụt,.. các thiết bị đặt sẵn, vị trí chừa lỗ.
- Trong lúc đổ bêtông: kiểm tra liều lượng cân đong, độ sụt, cấp phối vật liệu, ván khuôn, đà
giáo, vị trí cốt thép, chất lượng bêtông khi vận chuyển đến nơi đổ để kiểm tra cường độ của
bêtông ta tiến hành lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm sau 28 ngày tiến hành kiểm tra.
- Sau khi tháo dỡ ván khuôn: kiểm tra bề mặt của bêtông phát hiện rỗ mặt, vết nứt, bị
bọng, kiểm tra khả năng chống thấm,..
Các kết quả kiểm tra phải được ghi vào nhật ký công trình và có biên bản kèm theo.
2.5.9. Nghiệm thu bê tông
Chỉ nghiệm thu bêtông khi đạt cường độ thiết kế yêu cầu hoặc trước lắp đất hoặc trát
mặt của bêtông, lúc nghiệm thu bêtông cần thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra lại các biên bản nghiệm thu ván khuôn, cốt thép.
- Kiểm tra lại các kết quả thí nghiệm về cường độ, chống thấm,..
- Kiểm tra lại kích thước hình học, vị trí kết cấu, thép chờ, vị trí lỗ chờ,..
- Kiểm tra lại chất lượng mối nối thi công (vị trí mạch ngừng) về khả năng chống thấm.
2.5.10. Sửa chữa một số khuyết tật trong bêtông
a. Hiện tượng rỗ mặt
+ Nguyên nhân
- Do đầm không kỹ, do đổ bêtông quá dày đầm không tới.
- Do cốt thép quá dày ở chỗ giao nhau của các kết cấu.
- Do ván khuôn không khít kín làm mất nước xi măng.
- Do bị phân tầng, trộn bêtông không đều, cốt liệu không đúng qui cách.
+ Cách khắc phục
- Rỗ tổ ong : dùng bàn chải sắt đánh xờn mặt, rửa nước sạch rồi trát phủ vữa xi măng-
cát mác cao hơn mác bêtông.
- Rỗ sâu đến cốt thép: đục lớp bêtông tại vị trí bị rỗ đến lớp bêtông tốt dùng bàn chải sắt
chà sạch, rửa sạch rồi trát lại bằng bêtông sỏi nhỏ mác cao hơn mác bêtông bị rỗ.
- Rỗ sâu và lớn: chà rửa sạch rồi ghép ván khuôn để đổ lại bêtông.
42
b. Hiện tượng trắng mặt
Mặt bêtông không có màu xám xanh của xi măng do quá trình bảo dưỡng bêtông
không giữ được độ ẩm tốt. Khắc phục bằng cách phủ cát hoặc chùm bao tải lên mặt rồi
thường xuyên tưới ẩm trong suốt 1-2 tuần liên tục.

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÂY


3.1. Vật liệu dùng trong khối xây
3.1.1 Đá thiên nhiên
Vật liệu đá thiên nhiên được sản xuất từ đá thiên nhiên là tấm phiến nham thạch đã qua gia
công bằng tay hoặc bằng máy hoặc không gia công mà trực tiếp xây dựng.
Ưu điểm của đá:
Cường độ chịu nén tương đối cao.
Bền vững trong môi trường thiên nhiên.
Đẹp, trang trí tốt, rẻ, có nhiều trong tự nhiên.
3.1.2. Gạch nung
Gạch ống: 100100200; 8080190; 9090190.
Gạch thẻ: 50100200; 4080190.
Gạch rỗng 6 lỗ: 85130200; 100150220; 100135220.
Ưu điểm: Cường độ chịu nén cao, ổn định dưới tác dụng của thời tiết, nguyên liệu để sản
xuất dễ kiếm, dễ tạo hình.
Nhược điểm: nặng 0=(17001900)(kg/cm3), giòn và dễ vỡ.
Yêu cầu đối với gạch xây:
Gạch sử dụng cho khối xây phải đặc chắc, thớ gạch đồng đều, không phân lớp, đạt cường độ
yêu cầu, sai số về kích thước trong phạm vi cho phép.
Gạch non lửa, cong vênh, nứt, vỡ không được phép dùng trong khối xây chịu lực.
Gạch trước khi xây phải nhúng nước kĩ, phải cạo rửa bùn đất, rêu mốc.

43
BẢNG PHÂN LOẠI GẠCH THEO SỐ HIỆU
Cường độ (kG/cm2)
Số
Chịu nén Chịu uốn Độ ngậm
hiệu Ghi chú
Trung Trung nước (%)
gạch Tối thiểu Tối thiểu
bình bình
 5% 
200 200 150 34 17 
150 150 100 28 14  15%  Xây các kết cấu
 20% không trát
100 100 75 22 11
75 75 50 18 9  25%  Xây tường có
50 50 25 16 8 
 25 % trát
3.1.3. Vữa xây dựng
a. Công dụng của vữa
- Tác dụng gắn kết các viên xây thành một khối.
- Truyền đều áp lực từ trên xuống các mặt tựa.
- Lấp kín các khe hở trong khối xây để chống lại thời tiết và môi trường.
- Tạo lớp áo ngoài để bảo vệ cho khối xây, trang trí tạo mỹ quan cho công trình.
b. Phân loại vữa
Vữa vôi: Là hỗn hợp gồm vôi nhuyễn với cát. Có cường độ thấp (mác 2 và 4) dùng để xây
công trình cấp 4 ở nơi khô ráo và để trát bên trong nhà.
Vữa tam hợp: Là hỗn hợp gồm chất kết dính vôi + ximăng với cát. Có cường độ trung bình
(mác 8, 10, 25, 50, 75) dùng để xây và trát, được sử dụng phổ biến ở Miền Bắc. Ưu điểm: vữa có
độ dẻo cao, dùng vôi địa phương giá thành hạ.
Vữa ximăng: Gồm ximăng, cát và nước, có cường độ cao (mác 25, 50, 75, 100, 125, 150)
dùng để xây tô phổ biến ở Miền Nam.
Vữa chống ACID: Gồm thủy tinh lỏng, bột hóa cứng, ximăng chịu acid và cát, dùng để trát
các bộ phận công trình tiếp xúc với acid.
c. Yêu cầu đối với vữa
- Phải đạt được cường độ và độ dẻo theo yêu cầu thiết kế.
- Phải có độ đồng đều về thành phần và màu sắc.
- Phải có độ dính kết tốt, có khả năng giữ nước cao.
- Vữa phải được sử dụng hết trước khi vữa bắt đầu đông kết. Không được phép sử dụng vữa
bắt đầu đông cứng và không đủ lượng nước.
- Thời gian đông kết của vữa: 1 giờ 30 phút (đối với vữa dùng ximăng PC40)
44
2 giờ 00 phút (đối với vữa dùng ximăng PC30)
- Vữa vận chuyển đến nơi nếu bị phân tầng phải trộn lại.
- Thời gian trộn vữa bằng máy 2 phút, trộn thủ công 3 phút (kể từ khi cho nước vào).
- Cát để chế tạo vữa có kích thước cỡ hạt 2,5mm.
3.2. Các phương pháp xây
3.2.1. Nguyên tắc chung khi xây
Mặt chịu lực của viên xây phải đặt vuông góc với phương của lực tác dụng. Qui định
cho phép nghiêng góc   17o.
P
P

Một số trường hợp sai phạm nguyên tắc 1 và cách khắc phục:
Điểm tiếp xúc của vòm cuốn, khắc phục bằng cách tăng mác vữa.

VOØM CUOÁN

Tường chắn đất có áp lực đất tác dụng theo phương ngang, khắc phục bằng cách tăng bề
dày tường và tăng mác vữa.

Các mạch vữa đứng không được trùng nhau (riêng các mạch vữa đứng trong ruột của
tường dày cho phép trùng từ 35 hàng xây)

Các viên xây phải bảo đảm liên kết chặt chẽ với nhau (tức mạch vữa phải no đều),
không được có những viên gạch hình nêm.

45
Khối xây phải ngang bằng, thành xây phải thẳng đứng, mặt xây phải phẳng theo đúng
qui định.
Khối xây phải vuông thành sắc cạnh.
Năm nguyên tắc chung khi xây được tóm tắt như sau: ngang bằng, thẳng đứng, mặt
phẳng, vuông góc, không trùng mạch tạo thành 1 khối đặc chắc.
3.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật khi xây
Ngoài các nguyên tắc chung, khi xây cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Dọn vệ sinh mặt cần xây và xử lý chỗ tiếp giáp.
- Khi xây phải căng dây và dùng thước tầm, nivô để kiểm tra, không được xây tự do.
Trong một đợt xây cao (0,5÷0,6)m phải 2 lần kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng và
mặt phẳng.
- Chiều dày của mạch vữa phải đúng qui định.
Mạch vữa ngang trung bình dày 12mm (Dmax=15mm; Dmin=8mm)
Mạch vữa đứng trung bình dày 10mm (Dmax=15mm; Dmin=8mm)
- Gạch phải nhúng nước kĩ trước khi xây (yêu cầu này cần phải thực hiện tốt vào mùa
hanh khô).
- Khi xây nên xây bảo đảm lên cao đồng đều trên toàn bộ công trình hoặc từng đoạn
công trình (đảm bảo lún đều và giằng giữ nhau). Chênh lệch độ cao giữa các mảng tường
3m, của móng 1,2m. Chiều cao mỗi đợt xây tường dày 100 là 2m. Nếu phải chia thành
nhiều đoạn để xây thì chỗ ngắt đoạn phải dật cấp theo kiểu bậc thang, không được chừa
dạng mỏ nanh, mỏ hốc.

Baäc thang Moû nanh

- Không làm rung động, ngồi, đi lại, vận chuyển, đặt vật liệu, tựa dụng cụ trực tiếp lên
khối mới xây và đang xây.
Trong khối xây dày 200 các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch nguyên.
Trong khối xây tường chịu lực, cột và cạnh các cửa phải dùng gạch nguyên để xây (gạch
không bị nứt). Vào mùa hè tường mới xây phải tưới ẩm thường xuyên.
3.3. Cấu tạo các loại khối xây cơ bản
3.3.1. Xây một dọc  một ngang
Xây một lớp nằm ngang thì đến một lớp nằm dọc sao cho mạch đứng giữa hai lớp không
trùng mạch ( ¼ l và 5cm).
Cường độ khối xây cao nhưng năng suất thấp.

3.3.2. Xây ba dọc - một ngang và xây năm dọc - một ngang
Thao tác xếp gạch thuận tiện cho năng suất xây cao khối xây liên kết không chắc bằng kiểu
cũ. Hiện nay đối với tường  200 thường xây 3 dọc 1 ngang.
Nhược điểm: có 3 hoặc 5 lớp mạch đứng trong ruột trùng nhau nên cường độ giảm yếu từ
610%.
46
3.3.3. Tường 200 xây kiểu ba dọc  một ngang

Lôùp 1 vaø 5

Lôùp 1

Vieân 3/4 L

Lôùp 2 vaø 4 Lôùp 2 vaø 4

Lôùp 3
Lôùp 3

3.3.4. Tường 300 xây kiểu ba dọc  một ngang

Lôùp 1
Lôùp 1 Lôùp 3

Lôùp 2

Lôùp 3

Lôùp 2 Lôùp 3

Lôùp 4

200

ba haøng
200

truøng maïch ñöùng

200
200

3.3.5. Xây một số bộ phận công trình đặc biệt


a. Xây trụ:
Xây trụ liền tường:
Xây trụ gạch có cốt thép:
Cốt thép đặt trong cột nhằm tăng khả năng chịu lực và tăng ổn định cho cột, đồng thời
giảm bớt tiết diện cột. Cốt thép có thể đặt bên trong khối xây hoặc đặt bên ngoài khối xây.
Cốt thép dọc 8, cốt đai 6 khoảng cách đai a25 khi thép dọc đặt trong khối
xây và a15 khi thép dọc đặt ngoài khối xây.

VÖÕA XI MAÊN G TRAÙT BAÛO VEÄ DAØY 20 - 30

47

COÁT THEÙP ÑAËT TRONG KHOÁI XAÂY


b. Xây vòm, cuốn:

VIEÂN KHOAÙ

l/2
l l/2 l/2

l l

Vòm, cuốn được xây trên cửa có l2m, dùng gạch mác 75 để xây, vữa xây là vữa
ximăng mác 75. Khi xây xây từ 2 bên vào giữa từng lớp một đến viên khóa ở đỉnh vòm.
Mạch vữa xây: max=20mm, min=5mm, chỉ được xây lớp trên khi lớp dưới đã xong hẳn.
Xây xong vòm hoặc cuốn phải đợi ít nhất 3 ngày mới xây phần gạch phía trên vòm. Chỉ
được tháo ván khuôn vòm sớm nhất là 10 ngày.
c. Xây đá:
Kỹ thuật xây đá hộc:
Trong khối xây giữa đá và vữa phải dính kết chặt chẽ không có khe hở do không có vữa hoặc
thiếu vữa.
Chiều dày mạch vữa max=20mm, min=10mm, các mạch vữa đứng không trùng (phải so le 
8cm) các mạch ngang và đứng không tập trung thành một điểm nút.
Không được đặt các viên đá tì trực tiếp lên nhau mà không có vữa.
Đá phải được rửa sạch và tưới ẩm trước khi xây.
Cách xây:
Lấy đá ướm thử vào vị trí cần xây rồi lấy búa sửa lại những góc cạnh của đá cho vừa vặn.
Rải vữa vào vị trí xây và đặt viên đá vào, dùng tay lay qua lại và lấy vồ gỗ gõ sửa cho vữa
phơi ra chung quanh.
Cho vữa vào mạch đứng, dùng que sắt 10 xăm kỹ cho vữa chặt và chèn thêm đá dăm nhỏ
vào mạch vữa.
Khi xây nên đóng cọc để căng dây xây, không nên xây các viên lớn một chỗ, viên nhỏ về một
chỗ.
Trong một đợt xây độ cao xây cho phép 1,2m.
Trước khi ngừng xây phải cho vữa vào đầy các mạch vữa trên cùng.

Coïc moác ñeå caêng daây

Vieân caâu xuyeân suoát beà


daøy töôøng hoaëc daøi 40cm
Ñieåm nuùt

48
Kỹ thuật xây đá có qui cách:
Ngoài các qui định như ở phần xây đá hộc, còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Mạch vữa phải no đầy max=15mm, min=10mm.
Khi xây phải lựa chọn viên đá sao cho mặt ngoài của khối xây phải phẳng nhẵn, và các thớ
dọc của viên đá phải tương đối vuông góc với lực tác dụng.
3.4. Giàn giáo và năng suất xây tường
3.4.1. Giàn giáo
a. Giáo ngựa:
Ghế ngựa thường được làm bằng gỗ cao từ (0,8÷1,2)m sử dụng rất cơ động để xây
tường cao 3m. Khi xây đặt ghế ngựa vuông góc với tường, khoảng cách giữa 2 ghế từ
(1,5÷2)m , trên lát ván sàn công tác dày (3÷4)cm.
b. Giáo khung thép:

Vò trí ñaët taûi troïng

Taûi troïng toái ña 10T 9T 7,5T 5T 3T 2,25T

Taûi troïng cho pheùp 5T 3,5T 3T 2T 1,2T 1T

Cấu tạo gồm khung chính làm bằng thép ống 40. Các khung chính được liên kết với nhau
bằng thanh giằng và khung ngang, trên khung ngang là tấm sàn công tác.
Nối chồng các tầng khung chính bằng ống nối. Dưới chân khung chính được gắn bệ kích (để
điều chỉnh độ ngang bằng và cho dễ tháo giáo). Giáo khung được dùng phổ biến để xây, trát trong
và trát ngoài công trình.
Cách xác định số lượng giáo khung khi sử dụng:
Gọi A(m): chiều dài công trình cần bắc giáo.
C(m): chiều cao cần bắt giáo của công trình.
B(m): chiều dài thực tế cần bắt giáo (thường B=A).
C 1
Ta có: số tầng giáo: n (h: chiều cao khung chính)
h
Số nhịp khung: m = A/1,8
Số khung dọc: E = (m+1)n
Số khung ngang: F = mn
49
Số bệ kích: G = 2(m+1)
Số giằng chéo và sàn công tác: N = 2mn
Số ống nối: M = 2E–G
c. Giàn giáo tuýp (giáo ống):
Gồm các thanh thép ống liên kết với nhau bằng khoá nối để tạo thành hệ dàn giáo ống gồm
có: cột đứng, đà ngang, đà dọc, giằng chéo.
Một bộ giáo ống thường có (5÷6) loại chiều dài thép ống (1,5m; 2m; 3m; 4m; 5m và 6m).
Giáo ống thường dùng để trát ngoài công trình.
Giàn giáo không được tì trực tiếp vào khối mới xây mà phải cách  5cm.
3.4.2. Năng suất xây tường
NAÊNG SUAÁT (%)

100

90
80

70

60
50

40

30
20

10
CHIEÀU CAO (m)

0,15 0,2 0,4 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6

Năng suất lao động của người thợ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí và chiều cao của các
đợt xây. Mối quan hệ giữa chiều cao xây và năng suất xây được thể hiện qua đồ thị (trong
đó ở tầm xây cao từ 0,4÷1m thợ đạt năng suất cao nhất).
3.5. Tổ chức mặt bằng công tác xây
3.5.1. Bố trí mặt bằng xây

2000-3000
A
B

250-400
C

Mặt bằng xây phải được bố trí hợp lý bảo đảm cho thợ và phụ xây thao tác được thuận
tiện và an toàn. Nó giúp cho việc xây đạt năng suất cao và đúng kỹ thuật.
A: Khu vực hoạt động của thợ xây phải bằng phẳng, được dọn vệ sinh sạch trước và
sau khi xây. A=(0,6÷0,7)m
B: Khu vực sắp xếp vật liệu và dụng cụ phục vụ xây (dự trữ trong thời gian 2 giờ).
B=(0,6÷1)m
C: Khu vực vận chuyển gạch và vữa xây có bề rộng phụ thuộc phương tiện vận
chuyển. C=(0,8÷1,2)m
A + B + C = (2÷2,5)m
3.5.2. Tổ chức xây
50
- Tùy thuộc bộ phận công trình mà tổ chức xây thành từng nhóm: nhóm 2 người (1 thợ+1
phụ), nhóm 4 người (2 thợ+2 phụ), nhóm 5 người (2 thợ+3 phụ).
- Theo chiều dài được phân thành nhiều đoạn để xây.
- Theo chiều cao được phân thành nhiều đợt để xây mỗi đợt có chiều cao sao cho người thợ
đạt năng suất cao nhất và 2m.
3.5.3. Kiểm tra và nghiệm thu khối xây
Muốn kiểm tra và nghiệm thu khối xây điều kiện cần như sau:
- Bản vẽ thiết kế.
- Chứng chỉ xác nhận mác gạch, mác xi măng, có biên bản xác định độ sạch của cát, nước.
- Kiểm tra kích thước khối xây, lỗ chừa lắp cửa, đường điện, đường nước, thông gió, thông
hơi.
- Tim cốt và các yêu cầu kỹ thuật: ngang bằng, thẳng đứng, không trùng mạch,… (dụng cụ
kiểm tra: Nivô, dọi, thước góc, máy kinh vỉ).
3.5.4. Sửa chữa khuyết tật khi xây
Tường xây xong, sử dụng bị nứt phải theo dõi chờ cho vết nứt hết phát triển mới tiến
hành sửa chữa.
Vết nứt có bề rộng  1cm: 0
-150
Đục lớp vữa ngoài rộng (12÷15)cm làm vệ sinh 1200
sạch, tưới ẩm rồi trát lại.
120
Vết nứt có bề rộng >1cm: 100-
Đục tường rộng từ (10÷12)cm rồi đặt cốt thép, đổ
bêtông vào chỗ nứt (BT đá nhỏ). Nứt ở chỗ giao nhau: 100-
120
Đục gạch, đặt lưới thép, chèn vữa ximăng M50 lèn chặt COÁT THEÙP 
(50÷100)cm.
3.6. Công tác trát
3.6.1.Yêu cầu đối với vữa trát
- Vữa trát phải pha trộn đúng liều lượng thiết kế.
- Vừa phải dẻo, nhuyễn. Độ sụt của vữa khi trát tay từ (7÷8)cm, khi trát vẩy từ (8÷12)cm.
- Cát dùng để trộn vữa trát lớp lót có cỡ hạt <2,5mm, để trát lớp mặt cỡ hạt <1,2mm; cát phải
sạch.
- Nước để trộn vữa lấy từ nguồn nước uống, không bẩn, không lẫn dầu mỡ, lẫn chất gây ăn
mòn.
- Ximăng phải bảo đảm phẩm chất.
- Vữa trộn xong phải dùng ngay không để quá lâu >1,5 giờ.
3.6.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với mặt trát
- Vữa trát phải bám chắc đều vào bề mặt trát.
- Mặt trát phải đẹp, phẳng nhẵn, không gồ ghề, lồi lõm.
- Các cạnh trát phải sắc, góc phải vuông, mặt cong phải lượn đều, ngang bằng, đứng thẳng
không xiên lệch.
- Các đường gờ chỉ phải sắc sảo và đúng hình dáng theo thiết kế.
3.6.3. Trát tường bằng mặt trát thường
51
Chuẩn bị mặt trát:
Kiểm tra độ thẳng và độ phẳng của tường, chỗ lồi phải đục bớt, chỗ lõm ít phải trát vá 1 lớp
trước, chỗ lõm nhiều phải ốp thêm gạch.
Dùng chỗi quét sạch bụi, dùng bàn chải cọ sạch rong rêu.
Lắp dựng giàn giáo, làm vệ sinh dưới chân tường, rồi đặt dụng cụ hứng vữa.
Tưới nước cho ướt mặt trát nên tránh tường hút nước của vữa, không tưới quá ẩm (sờ mát tay
là được).
Đối với mặt trát yêu cầu mỹ quan
cao phải tiến hành dùng vữa làm các

200
mốc trên mặt trát, nên có dạng hình 200
vuông cạnh (8÷10)cm, có chiều dày
bằng chiều dày cần trát. 80 - 100

Khoảng cách giữa các mốc bằng


chiều dài của thước tầm. Sau đó trát các CHIEÀU DAØI THÖÔÙC TAÀM

cột vữa đứng rộng từ (8÷10)cm nối liền


các điểm mốc để tạo thành dãy vữa
chuẩn để trát (thước tầm dài 1,52m).
Tiến hành trát (kỹ thuật trát):
Căn cứ vào các dãy vữa tiến hành
trát từ trên xuống dưới, từ góc tường ra giữa.
Khi lớp trát dày phải trát thành (23) lượt (mỗi lượt dày <1,5cm và không mỏng quá 0,5cm).
Chờ lớp trong khô se mặt mới trát lớp ngoài (1÷2 ngày)
Khi trát lớp lót chỉ dùng thước tầm cán phẳng, không cần xoa nhẵn mặt, nếu lớp này quá nhẵn
thì phải kẻ ô quả trám sâu (2÷3)mm, cạnh ô (8÷10)cm để tạo nhám tăng độ dính bám tốt khi trát lớp
ngoài. Trát lớp ngoài phải dùng bàn xoa xoa nhẵn mặt và phẳng (độ lồi lõm <1÷3mm).
Một số điểm cần chú ý:
Tường mới xây xong không được trát ngay (phải chờ cho vữa xây khô và tường lún sơ bộ,
nếu trát ngay thì tường dễ bị rạn nứt và bong rộp). Đối với mảng tường cao 3m phải chờ từ (1÷2)
tuần (khi vữa xây dùng vữa tam hợp), chờ (3÷5) ngày (khi vữa xây là vữa ximăng). Riêng mặt trát
là mặt bêtông thì trát càng sớm lớp trát càng dính bám tốt.
Mạch ngừng trên mặt trát phải cắt ngang dứt khoát để phần trát sau liên kết chắc với phần trát
trước.

52
CHƯƠNG 4: THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC
4.1. Phân loại đường ống
4.1.1. Đường ống có áp
Sử dụng máy bơm để tạo áp vận chuyển nước đến nơi tiêu thụ
- Dễ quản lý áp lực trong đường ống
- Hệ thống ít bị ảnh hưởng của địa hình
4.1.2. Đường ống không áp hay tự chảy
Dùng địa hình tự nhiên để tạo áp.
- Lợi về mặt kinh tế, quản lý vận hành đơn giản
- Áp dụng cho các khu vực đồi núi
Bảng Đặc tính các loại ống phân phối nước
Ống Ưu điểm Nhược điểm
Sức bền đàn hồi: 290.000 kPa (42.000 Ap lực tối đa = 2400 kPa (350
lb/in2; lb/in2; chi phí cao đặc biệt là đối
E = 166 x106 kPa (24 x 106 lb/in2); dẻo, độ với các sự kéo trên các đoạn
dãn dài  10%, khả năng chống ăn mòn tốt, đường dài, không có đường
Gang dẻo
nhiều loại khớp nối sẵn có, các kích thước kính trên 1350 mm (54 insơ);
(DIP)
sẵn có: 100-1350 mm (5-54 insơ); ID, khó hàn, có thể đòi hỏi bọc hay
nhiều loại độ dày sẵn có, khả năng chống bảo vệ catốt trong những loại
nước va tốt, sức bền cao đối với việc đỡ các đất có khả năng ăn mòn
tải đất.
Sức bền đàn hồi: 207.000-414.000 kPa Khả năng chống ăn mòn kém
(30.000-60.000 lb/in2; E = 207 x 106 kPa trừ khi được cả lót và phủ hay
(30 x 106 lb/in2); dễ uốn, độ giãn dài thay bọc một lớp bên ngoài, có thể
đổi từ 17 tới 35%, áp lực danh định cho tới đòi hỏi bảo vệ catốt trong
17.000 kPa (2.500 lb/in2; đường kính tới những loại đất có khả năng ăn
Thép
3,66 m (12 bộ); có nhiều loại khớp nối mòn, chi phí đơn vị cao hơn đối
nhất, các kớp nối thông thường có thể ghép với các đường kính nhỏ hơn
và hàn, có khả năng chống nước va rất tốt,
chi phí thấp, sức bền cao đối với việc đỡ
các tải đất.
Sức bền căng (cơ sở thiết kế thủy tĩnh) = Ap lực tối đa = 2400 kPa (350
26.400 kPa (4000 lb/in2) lb/in2); nước va không bao gồm
Polyvinil E = 2.600.000 kPa (400.000 lb/in2); trọng trong AWWA C9905; khả năng
Clorua lượng nhẹ, rất bền, rất nhẵn, không đòi hỏi chống có hạn đối với tải có chu
(PVC) lót hay bọc, có thể sử dụng các khớp nối kỳ, không thích hợp cho sử
gang dẻo với ống nối, đường kính từ 100 dụng ngoài trời trên mặt đất
tới 375 mm (4-36 insơ)
Độ bền căng (cơ sở thiết kế thủy tĩnh) =Ap lực tối đa = 1750 kPa (250
11.000 kPa (1600 lb/in2); E = 896.000 kPa
lb/in2); sản phẩm tương đối
(130.000 lb/in2); trọng lượng nhẹ, rất bền,
mới, 750 mm (30 insơ) là kích
Polyetilen
rất nhẵn, không đòi hỏi lót hay bọc, có thể
thước lớn nhất sẵn có cho các
mật độ cao
sử dụng các khớp nối gang dẻo, đường kính
áp lực hệ thống tỉnh/thành phố,
(HDPE)
từ 100 tới 1600 mm (24-144 insơ) các khớp nối nung chảy chỗ nối
bằng nhiệt, đòi hỏi kỹ năng
nhân công cao.
Bêtông CT Một số loại sẵn có để thích hợp với các Bị tác động bởi nước mềm, axít,
53
Ống Ưu điểm Nhược điểm
đúc điều kiện khác nhau, nhiều loại kích cỡ sunfua, sunfat, và clorua,
li tâm dư khác nhau từ 300 tơi 3600 mm (24-144 thường đòi hỏi các lớp bọc bảo
ứng lực insơ) vệ; nước va có thể làm nứt vỏ
(RCPP) ngoài, làm cho xi măng cốt sắt
phơi ra cho ăn mòn và phá hủy
độ bền của nó theo thời gian; áp
lực tối đa = 1380 kPa (200
lb/in2)
Sức bền đàn hồi: không áp dụng được; thiết Bị tác động bởi nước mềm, axít,
kế dựa trên sức bền nghiền đập, xem sunfat; đòi hỏi gối đỡ tại các
ASTM C296 và C500; E=23.500.000kPa khuỷu chữ T, và các ngõ cụt; áp
(3.400.000 lb/in2); cứng, trọng lượng nhẹ lực tối đa = 1380 kPa (200
Xi măng trong những đoạn ống dài, chi phí thấp; lb/in2) cho ống cho tới 400 mm
amiăng các đường kính từ 100 tới 1050 mm (4-42 (16 insơ); những nguy hiểm đối
insơ), tương thích với các khớp nối gang với sức khỏe trong dịch vụ nước
xám, danh định áp lực từ 1600 tới 3100 kPa uống được còn đang gây tranh
(226-450 lb/in2) cho ống lớn 450 mm (18 cãi.
insơ) hay hơn.
4.2. Một số quy định khi thi công đường ống
- Khi thi công phải đảm bảo đúng yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các quy phạm về thi
công đường ống do nhà nước ban hành.
- Lập kế hoạch tiến độ thi công, phân chia công trình thi công thành từng giai đoạn.
- Kiểm tra chất lượng đường ống, phụ tùng, thiết bị và nguyên vật kiệu trước khi lắp
đặt. Nếu cần phải có biện pháp khắc phục ngay như: loại bỏ, gia công sữa chữa, làm vệ sinh
sơ bộ trước khi lắp đặt.
- Tất cả những mối nối ống, các thiết bị phải được bố trí ở nơi dễ dàng thao tác để
thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, sửa chữa thay thế sau này.
- Đối với đường ống dẫn hơi nóng, nước nóng khi đi qua tường, sàn gác phải có ống
lồng hay thiết bị để ống có thể dãn nở tự do.
- Ống cấp nước phải được nối với nhau với góc ≥ 900 theo chiều nước chảy.
- Khi nối ống dở dang phải dùng nút để bịt kín đầu ống để tránh các chất bẩn, côn
trùng chui vào trong ống.
- Đường ống phải được đặt đúng độ dốc thiết kế (xem bản vẽ trắc dịc tuyến ống). Đối
với ống cấp nước, tại vị trí ống thấp nhất phải bố trí van xả cặn, vị trí cao nhất bố trí van xả
khí.
Đối với ống thoát nước, tại vị trí ống giao khác cốt phải xây dựng hệ thống giếng
chuyển bậc, chỗ giao nhau của 3 đầu ống trở lên phải bố trí giếng thăm, chỗ nối của hai đầu
ống phải có góc ≥ 900 theo chiều nước chảy.
- Khi hàn mặt bích vào đầu ống phải đảm bảo vuông góc, goăng đệm tại đầu nối phải
có chiều dài đều nhau và không được thừa vào phía bên trong ống.
- Khi vặn ê cu vào bu lông để xiết chặt hai mặt bích phải vặn hai bu lông đối xứng
nhau từng đôi một. Đầu thừa của bu lông không được nhô ra khỏi ê cu lớn quá ½ kính lỗ ê
cu.
- Khi hàn hoặc cắt ống bằng điện, không được để bả hàn lồi vào phía bên trong của
ống.
- Khi thi công đường ống dẫn nước, hơi nóng qua công trình ngầm (tường chắn, tường
hầm, thành hố van …) phải chừa lỗ rộng ra, xung quanh lỗ chừa được chèn bằng đất sét,
hoặc vật liệu có tính đàn hồi cao bên trong, bên ngoài tám vữa xi măng.
Với ống cấp nước tại các vị trí nước đổi hướng chảy phải có bụt đỡ ống chắc chắn.
54
- Không được dùng tạm các ống chưa thi công để làm các công việc khác như bắc giàn
giáo, cầu tạm…v..v
- Khi lắp đặt, khoảng cách giữa ống cấp nước sạch và ống thoát nước bẩn tối thiểu là
2m (theo mặt phẳng nằm ngang). Nếu đi chéo nhau thì ống cấp nước đặt trên ống thoát nước
với khoản cách ≥ 0.2m.
Đường ống cấp nước phải đặt cách đường dây điện, dây thông tin tối thiểu là 0.7m.
4.3. Các biện pháp bảo vệ ống
1) Ống phải đặt sâu dưới đất theo đúng quy định ,để tránh các va chạm hoặc các tác
động khác làm hư hỏng ống . Nếu vì lý do nào đó ống phải đặt nổi thì có biện pháp che chắn
để tránh va đập vào ống ,ống đi nổi nên dùng loại ống có độ bền cơ học cao như ống thép.
2) Trước khi lắp đặt, ống phải được sơn chống xâm thực như:sơn chống rỉ, sơn bi tum,
hoặc tráng kẽm với ống thép. ống gang sơn bi tum bên ngoài, bên trong tráng xi măng.
3) Khi ống đặt trong các môi trường có tính ăn mòn cao phải dùng loại sơn đặt biệt để
sơn được bảo vệ hoặc bọc bên ngoài ống một lớp chống ăn mòn.
4) Xây hào đặt ống trong trường hợp đặt biệt .
5) Dùng loại ống thích hợp với mục đích sử dụng.
4.4. Các bản vẽ thiết kế thường dùng cho thi công:
4.4.1. Bản vẽ mặt bằng tuyến ống: cho ta biết một số vị
+ Mặt bằng bố trí tuyến ống
+ Vị trí của các tuyến ống so với công trình khác hiện có hoặc sẽ xây dựng
+ Các vị trí đặt biệt: ống qua đường, ống qua sông, họng cứu hoả, nơi bố trí hố van …
+ Chiều dài, đường kính các đoạn ống, góc thay đổi hướng nước chảy trên mặt bằng,
+ Cao độ của mặt đất trong khu vực tuyến ống đi qua.
OÁNG PVC D.90 L= 300M

OÁNG PVC D.90 L= 100M


4

CAÀU
ÑI MANG THÍT ÑÖÔØNG ÑI VÓNH LONG

OÁNG PVC D.90 ,L=400M OÁNG PVC D.60 L= 400M


OÁNG PVC D.90 L= 500M
2

3
1
ÑAØI NÖÔÙC

CUÏM XÖÛ LYÙ

4.4.2. Cắt dọc tuyến ống


+ Cốt mặt đất.
+ Độ sâu chôn ống.
+ Đường kính ống.
+ Chiều dài từng đoạn ống.
+ Độ dốc đặt ống.
+ Vị trí đặt van xả khí và van xả cặn và các thiết bị khác.
55
+ Góc thay đổi hướng nước chảy theo mặt bằng, theo chiều đứng, khoản cách giữa các
cột bố trí trên mặt bằng.
4.4.3. Các mặt cắt ngang
- Vị trí của các tuyến ống so với các công trình khác hiện có hoặc sẽ xây dựng.
- Cao độ của ống so với các công trình xung quanh nó.
- Vị trí các công trình có liên quan.
CHÆ GIÔÙI XAÂY DÖÏNG

CHÆ GIÔÙI XAÂY DÖÏNG


i=2% i=2%

5 5
4 3 2 1 1 2 3 4

MAËT CAÉT NGANG ÑÖÔØNG ROAD SECTION


( KHOÂNG TYÛ LEÄ ) ( DO NOT SCALE )

1 - HOÁ THU NÖÙOC MÖA 1 - SIDE ENTRY PIT

2 - OÁNG THOAÙT NÖÔÙC THAÛI 2 - WASTEWATER PIPE

3 - ÑÖÔØNG OÁNG CAÁP NÖÔÙC ; ÑÖÔØNG KÍNH Þ 3 - WATER SUPPLY PIPE ; Þ

4 - RAÕNH THU NÖÔÙC 4 - BOX DRAIN

5 - ÑÖÔØNG OÁNG CAÁP NÖÔÙC ; ÑÖÔØNG KÍNH Þ 63 5 - WATER SUPPLY PIPE ; Þ 63

4.4.4. Bản vẽ chi tiết


- Các chi tiết cấu tạo và chi tiết kết cấu của một số vị trí như: Hố van, gối kê ống,
- Tấm đan, chi tiết mương đào đặt ống, chi tiết các nút, ..v..v..
4.4.5. Bảng thống kê đường ống và thiết bị:
- Số lượng các loại ống, các loại thiết bị sử dụng để lắp đặt tuyến ống.
- Tên, quy cách, đường kính, kích thước của các loại đường ống và thiết bị và phụ
tùng nối ống
4.5. Công tác cắm tuyến và chuẩn bị mặt bằng
4.5.1. Cắm tuyến
a. Chuẩn bị mặt bằng:
- Lập biên bản giao nhận mặt bằng với chủ đầu tư, đơn vị thiết kế công trình và những
thành phần có liên quan trong khu vực có mặt bằng tuyến ống đi qua: nhà dân, cơ quan quản
lý giao thông, công trình đô thị …
- Liên hệ chặt chẽ với chủ đầu tư và các đơn vị chức năng có liên quan để thực hiện di
dời càc công trình, các vật cản, cây cối, phát quan và dọn sạch mặy bằng trên tuyến ống đi
qua.
b. Các dụng cụ dùng cho cắm tuyến ống:
- Máy trắc đạc: Máy kinh vỉ, máy thuỷ bình, mia, la bàn, ống cân mực nước …
- Cọc mốc: bằng cây, gỗ, thép, BTCT có đủ chiều dài để đóng trên tuyến
- Sơn đỏ hoặc sơn màu, cọ quét sơn.

56
- Nếu công trình trong thành phố, đi qua các đường giao thông, để cắm tuyến người ta
sử dụng các thiết bị đánh dấu bằng đinh cắm.
MAÙY THUÛY BÌNH
MOÁC CHUAÅN

MÖÔNG ÑAËT OÁNG


MIA 1 MIA 2

MAËT BAÈNG THI COÂNG XAÙC ÑÒNH ÑOÄ DOÁC TL : 1/50


MIA 2
MIA 1 MAÙY THUÛY BÌNH

MOÁC CHUAÅN

i = 0.0013

c. Trình tự cắm tuyến ống:


- Căn cứ vào các kích thước đã cho trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật ta tiến hành định vị
mặt bằng tim tuyến ống, cứ cách khoảng 30m ta tiến hành đóng một cột mốc, cọc mốc phải
cắm sâu, chắc chắn phải cắm sâu,chắc chắn xuống đất phía trên sơn màu đỏ để gây sự chú ý
để bảo vệ.
- Tại các vị trí như: Giếng thăm, hố van, ống đổi hướng,thay đổi đường kính ống, tại
các vị trí đặt biệt trên bản ve õnhất thiết phải bố trí cọc mốc. Nếu có điều kiện trên cột mốc
chuẩn thì nên ghi một số thông số như: cao độ mặt đất, cao độ đáy ống để quá trình thi công
thuận lợi.
d. độ sâu đặt ống
-Độ sâu đặt ống dựa một số yếu tố sau:
+ Tải trọng tác động bên trên
+ Đường kính ống
+ Tình địa chất thủy văn
+ Vị trí đặt ống
+ Chủng loại vật liệu
4.5. Vận chuyển và dải ống trên mặt bằng lắp đặt
4.5.1. Vận chuyển ống
-Vận chuyển ống từ kho ra công trường tuỳ theo loại và cỡ ống có thể dùng các
phương tiện sau đây:
Chở bằng xe ôtô tải cho các loại ống
Chở bằng xe ôtô chuyên dùng cho ống lớn
Chở bằng xe cải tiến chuyên dùng cho ống lớn, nặng và có khối lượng ít.
- Dùng các phương tiện chuyên chở thông thường cho khối lượng ống không nhiều và
có đường kính nhỏ.
Khi xếp ống trên xe cần chú ý:
Hết sức tránh va chạm khi bóc lên và xuống
- Ống xếp trên xe phải theo thứ tự từng lớp, giữa các lớp được kê, dùng bằng vật liệu
mềm để tránh va chạm và giảm sức ép từ các lớp trên xuống lớp dưới, đồng thời có khe hở
dễ luồng dây khi cẩu lắp. Có đủ dây chằng, buộc chặc vào thành xe tránh không cho ống bị
rơi trong khi xe chạy, không bị tưng lên rơi xuống khi đường gồ ghề làm hư hỏng.

57
4.5.2. Rải ống trên mặt bằng chuẩn bị lắp
- Sau khi đã định vị xong tuyến ống cần lắp cần lắp đặt, khi vận chuyển ống ra công
trường, ta tiến hành rải ống trên mặt bằng dọc theo tuyến ống. Khi rải ống cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
+ Miệng loe của ống lúc rải đúng chiều với khi lắp đặt
+ Ống rải ở phía đối diện với phía đổ đất đào
+ Rải theo nhóm 3-4 ống một chỗ, ống được kê, chèn chắc chắn
+ Không ảnh hưởng đến giao thông đi lại của con người và các phương tiện giao thông
cũng như các thiết bị cẩu lắp ống khi thi công
+ Mật độ rải sao cho vừa đủ ống khi lắp xuống mương
+ Trong trường hợp phải tập kết ống về bãi của công trường trước khi rải ống, ống
được xếp tập trung, chiều cao xếp xếp ống không được cao quá 2,5 m
ÑAÁT ÑAØO

MÖÔNG ÑAËT OÁNG

mÆt b»ng thi c«ng


rµo ch¾n ,biÓn b¸o. rµo ch¾n ,biÓn b¸o.

®Êt ®Ó san lÊp l¹i


nót bÞt ®Çu èng

èng ®· l¾p ®Æt


rµo ch¾n ,biÓn b¸o.
®Êt ®Ó san lÊp l¹i

m¸y b¬m n­íc

xe vËn chuyÓn ®Êt thõa

rµo ch¾n ,biÓn b¸o.

4.5.3. Kiểm tra ống trước khi lắp đặt


Quan sát bên ngoài ống xem ống có bị nứt, sức mẻ khi vận chuyển, hoặc có các khuyết
tật do khâu chế tạo không. đối với ống gang, ngoài việc quan sát ta có thể dùng búa nhỏ gõ
nhẹ bên ngoài ống qua âm thanh tiếng kêu rè có thể phát hiện được các vết nứt của ống
Quan sát bên trong ống xem có sạch, có vật cản gì không, ống đã được quét lớp chống
xâm thực chưa?
Quan sát bên trong đầu loe của ống xem rãnh đặt goăng có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
không ?
58
Kiểm tra chất lượng và kỹ thuật của goăng cao su xem có đảm bảo không? nếu bị chai
hoặc bị khuyết tật thì thay goăng khác.
Kiểm tra đầu trơn của ống xem có bị sứt, mẻ, có được tiện hoặc cắt vát chưa? Đã vạch
dấu khi vào ống chưa ? nếu chưa có ta dùng sơn để vạch dầu vào ống.
4.6. Lắp đặt ống và cấu kiện
4.6.1. Biện pháp lắp ống bằng thủ công
Đối với ống PVC, ống gang và thép có đường kính <150 mm có thể dùng súc người
khiêng, vác đưa ống xuống mương rất khó khăn, tốn nhiều nhân công và không an toàn cho
công nhân và ống. Để đưa ống xuống mương có thể dùng các biện pháp sau đây:
- Dùng đòn khiêng , đòn bẩy.
VËN CHUYÓN èNG B»NG §ßN BÈY
rµo ch¾n , biÓn b¸o.

èNG §ANG §¦A VµO VÞ TRÝ §ßN BÈY Gç


xµ gå ®ì èng èNG §· §¦A VµO VÞ TRÝ
80x100
2 1

èng ®· l¾p
vËt liÖu lãt

§¸y m­¬ng thiÕt kÕ

pal¨ng xÝch

rµo ch¾n , biÓn b¸o.

èng tËp kÕt

èng ®· l¾p
vËt liÖu lãt

- Hạ ống dùng đòn khiêng


Hình dưới mô tả biện pháp hạ ống xuống mương bằng đòn khiêng (ống loại có đk vừa)
hoặc bằng tó kết hợp với palăng (ống lớn ). biện pháp này thi công tương đối nhanh và thận
lợi đối với ống đặt sâu không quá 1,2 m
Quá trình hạ ống được thao tác như sau:
Dùng 2 thanh gỗ 100 x120mm gác ngang qua thành mương, sau đó lăn ống xuống nằm
trên 2 thanh gỗ. dùng 2 sợi dây thừng hoặc dây cáp buộc ngang qua ống, nếu ống nhỏ thì ta
dùng đòn khiêng luồn qua dây và bố trí người khiêng ống lên, rút đòn kê và từ từ hạ từng
từng ống xuống, nếu ống lớn thì ta dựng tó và dùng palăng kéo hạ xuống mương, nếu không
đủ người và dụng cụ cóthể hạ từng đầu ống một. Khi hạ ống chú ý không có người đứng ở
dưới mương trong khu vực hạ ống

59
ÑOAØN KHIEÂNG

H + 1000
DAÂY THÖØNG

OÁNG D=150MM

H
- Hạ ống xuống mương bằng mặt phẳng nghiêng kết hợp dây thừng
a. Cọc neo: 02 cọc bằng gỗ 50 x 70 mm, dài từ 1,0 -1,5 một dâu vót nhọn, có thể dùngg 02
cây gỗ tròn đường kính từ 80 – 100 mm hoặc 02 thanh thép tròn đường kính từ 28 – 40 mm
để thay cho các thanh gỗ.
b. Dây thừng: 02 sợi có đường kính từ 25 – 32mm, dài từ 15 – 20m
c. Mặt phẳng nghiêng: 02 thanh gỗ 70 x 140 mm hoặc 02 cây gỗ đường kính từ 100 –
150mm có chiều dài bằng độ nghiêng của thành mương
d. Gối kê: bằng các khúc gỗ hoặc cây có chiều dài nhỏ hơn chiều rộng của đáy mương, khi
kê nên chồng từ 2 – 3 cây để khi tháo được thuận lợi.
e. Đòn bẩy: có thể dùng các khúc cây, gỗ hoặc xà beng để bẩy và điều chỉnh khi đưa ống
xuống mương
Thứ tự thao tác như sau:
Điều chỉnh vị trí ống ở trên bờ mương cho tương ứng với vị trí khi lắp ở dưới mương.
Đóng hai cọc neo cách hai đầu ống khoản 0,8 – 1m cho đủ độ chắc sao cho không bị nhổ lên
khi kéo hạ ống (cắm xiên ngược với chiều kéo căng dây thừng). Dây thừng luồn xuống dưới
ống, môt đầu buộc chặt vào cọc neo , đầu kia bố trí từ 2-3 người kéo để từ từ đưa ống xuống
đáy mương . trong quá trình đưa ống xuống phải cho xuống đều 2 đầu và dùng đòn bẩy để
bẩy điều chỉnh cho ống xuống đúng vị trí như ý muốn. Có thể dùng biện pháp này kéo ống
lên khỏi mương, hoặc đưa các loại ống lên xuống xe cũng rất nhẹ nhàng thuận tiện và rất an
toàn.
DAÂY THÖØNG
H THEO TRAÉC DOÏC

mp nghieâng mp nghieâng

4.6.2. Xuống ống bằng cơ giới


a. Chọn cần trục:
Việc chọn cần trục phải dựa vào các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Hình dạng và kích thước công trình.
- Trọng lượng, hình dạng và kích thước cấu kiện.
- Mặt bằng tổ chức lắp dựng cấu kiện (rộng, hẹp,…).
- Khối lượng lắp ghép và thời gian hoàn thành.
- Dựa vào tính năng cơ bản của cần trục là: sức trục, tầm với, chiều cao cẩu lắp.

60
* Sức trục: Q  QT
{Q}: khả năng trục lắp của cần trục (tùy thuộc loại cần trục).
QT : trọng lượng tổng cộng cần phải cẩu lên khi lắp ghép.
QT = Q1 + Q2 + Q3
Q1 : trọng lượng bản thân của cấu kiện cần trục lắp.
Q2 : trọng lượng của các thiết bị gia cố tạm thời khi trục lắp.
Q3 : trọng lượng của các thiết bị treo buộc (dây cẩu, khóa,...)
* Ðộ cao nâng móc cẩu: H   H T
{H} : độ cao nâng móc cẩu tối đa của cần trục (tùy thuộc loại cần trục).
HT : độ cao thực tế ở vị trí cần lắp cấu kiện.
HT = H1 + H2 + H3 + H4
H1 : chiều cao của cấu kiện cần trục lắp.
H2 : chiều cao đoạn dây treo buộc cấu kiện.
H3 : khoảng cách an toàn tối thiểu trước khi lắp cấu kiện vào vị trí
(thường H3 = 0,5m1m )
H4 : độ chênh cao từ vị trí lắp cấu kiện đến mặt đất đặt cần trục.

* Ðộ với xa:
{R} : khả năng với xa của tay cần ( tuỳ thuộc loại cần trục )
RT : độ với xa cần thiết để lắp cấu kiện
RT = R1 + R2
R1 : khoảng cách từ trục quay của cần trục đến mép công trình
R2 : khoảng cách từ tâm cấu kiện cần lắp đến mép công trình
Riêng đối với loại cần trục tự hành khi lắp cần phải tính toán sao cho cấu kiện lắp
không bị va chạm vào tay cần và tay cần không va chạm vào công trình. Cách tính như sau:
Gọi a là khoảng cách an toàn với amin = 0,5m

61
L = L1 + L2
H 0 = H4 + a – h
Ho 
L1 
sin   Ho R
 L   2
R2  sin  cos 
L2 
cos  

Ðể xác định chiều dài tối thiểu của tay cần bảo đảm lắp được cấu kiện mà không bị va
chạm vào công trình ta phải đạo hàm (1) theo góc a và cho đạo hàm bằng không.
dL H . cos  R2 sin 
  o 2  0
d sin  cos 2 
R sin  H o cos  H
 2 2   o  tg 3
cos  sin 
2
R2
Ho
 tg  3   , có  ta thay vào (1)
R2
Ta xác định được chiều dài tối thiểu của tay cần Lmin.
Và tính được: R1 + R2 – r = Lmincos
Suy ra: RT  Lmin  cosα  r
Lắp ghép kết cấu khi không có vật cản phía trước:

h4
L

h3

H
Hm
h2

o
=70-75
h1
hc

r S
R=r+S

Chiều cao nâng móc cẩu Hm tính theo công thức: Hm = h1 + h2 + h3


Trong đó:
h1: đoạn chiều cao nâng cấu kiện hơn cao trình máy đứng
h1 = HL + (0,5÷1) (m)
HL: chiều cao đặt cấu kiện (tính từ cao trình máy đứng đến điểm đặt cấu kiện)
h2: chiều cao của cấu kiện lắp ghép (m);
h3: chiều cao của thiết bị treo buộc tính từ điểm cao nhất của cấu kiện tới móc cẩu (m);
h4: đoạn Puli, ròng rọc, móc cẩu đầu cần h4 = 1,5m.
Chiều cao từ cao trình máy đứng đến Pu-ly đầu cần trục là: H = Hm + h4 (m)

62
Trọng lượng vật cẩu tính bằng công thức: Q = QCK + qtb
Trong đó:
QCK: trọng lượng cấu kiện lắp ghép (tấn);
qtb: trọng lượng các thiết bị và dây treo buộc (tấn).
H  hc
Chiều dài tay cần có thể sơ bộ chọn theo công thức: Lmin 
sinαmax
Trong đó:
hc = (1,51,7)m: khoảng cách từ khớp tay quay cần đến cao trình cần trục đứng;
r = (11,5)m: khoảng cách từ khớp tay quay cần đến trục quay của cần trục;
Với cần trục tự hành ta lấy =(70o75o) là góc nâng lớn nhất mà tay cần có thể thực
hiện, khi đó tầm với của cần trục là: Rmin=Lmincosmax + r
Lắp ghép kết cấu khi có vật cản án ngữ phía trước:

h4
l2
L

h1 h2 h3
I

H
e
l1

Hm
HL

hc

r S
R=r+S

Chiều cao nâng móc cẩu tính theo công thức: Hm = HL + h1 + h2 + h3


Trong đó:
HL: Chiều cao từ cao trình máy đứng đến điểm đặt cấu kiện (m);
h1: Chiều cao nâng cấu kiện hơn vị trí lắp, h1=(0,51)m;
h2: Chiều cao của cấu kiện (m);
h3: Chiều cao của thiết bị treo buộc;
h4: đoạn cáp tính từ móc cẩu đến Puli đầu cần.
Trọng lượng vật cẩu tính theo công thức: Q = QCK + qtb
Chọn tay cần chiều dài nhỏ nhất L của tay cần sao cho khi lắp ghép kết cấu không chạm tay
cần vào điểm I, muốn vậy tâm quay của tay cần phải cách I một đoạn an toàn e = (11,5)m.
Không có mỏ phụ: Chiều dài tay cần tính theo công thức:
H L  hc a  e H L  hc
L  l1  l 2   Với: tgαTW  3
sinα cosα ae
Có mỏ phụ: Chiều dài tay cần tính theo công thức:
H L  h c a  e  l m  cosβ H L  hc
L  Với: tgαTW  3
sinα cosα a  e  lm  cosβ

63
Trong đó:
lm: Chiều dài của mỏ;
: Góc nghiêng của mỏ phụ, lấy  = 30o.
Hiện nay việc hạ ống xuống mương đối với ống gang có đường kính ≥ 200 mm được
thực hiện bằng cơ giới là chính, biện pháp thủ công không thể cho cơ giới vào được hoặc
với khối lương lắp đặt ít và ở xa nếu huy động cơ giới sẽ không hiệu quả kinh tế
Hạ ống xuống mương có thể dùng cẩu bánh hơi hoặc bánh xích có tầm với và sức nâng phù
hợp với khu vực và loại ống được lắp đặt. Với loại ống cỡ trung bình đường kính 200-300
mm có vị trí lắp đặt cho phép thường dùng cần máy đào đất để nâng và hạ ống xuống
mương rất hiệu quả, sau khi đào xong mương thì dùng máy đào hạ ống ngay mà không cần
dùng đến cần cẩu.

Khi hạ ống xuống mương bằng cơ giơí cần chú ý các điểm sau:
Tuỳ theo từng loại ống mà treo, buộc ống cho phù hợp, nếu không ống sẽ bị gãy hoặc
sứt mẻ trong quá trình cẩu lắp.
Không có người đứng dưới mương trong quá trình đang đưa ống xuống mương
Tuyệt đối không cho người đứng bên dưới trong phạm vi cẩu lắp
Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dây thừng dây cáp cẩu lắp
Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dây thừng dây cáp cầu ống buộc dây cáp và
dây thừng phải theo đúng kỹ thuật để không bị đứt , tuột ra trong quá trình cẩu lắp.
4.7. Kỹ thuật nối ống
Chú ý công tác thi công lắp đặt ống nó quyết định chất lượng công trình, độ bền, độ an
toàn, cũng như điều kiện bảo dưỡng công trình.
4.7.1. Biện pháp vào và ống miệng bát dùng goăng cao su
a. dùng đòn bẩy:
Dùng để vào các loại ống có đường kính < 200mm

b. Dùng palăng xích hoặc palăng lắc tay


Dùng để vào các loại ống có đường kính > 200mm,trước khi vào ống cần cần phải.
- Dùng dẻ khô lau sạch bên ngoài đầu trơn và bên trong của đầu loe.
- Kiểm tra goăng cao su xem đã đặt đúng vị trí chưa?
- Dùng chất bôi trơn đều bên ngoài đầu trơn và trong đầu loe.
- Điều chỉnh sao cho 2 đầu ống thẳng hàng bị lệch trước khi đẩy hoặc kéo ống.
64
- Khi điều chỉnh ống 2 ống trùng tim với nhau và đuôi ống có đánh dấu thì ta lắc tay
cần của palăng để ống vào ống.

- Đối với ống có đường kính lớn có thể tăng số lượng balăng lắc tay từ 2 đến 3 cái

4.7.2. Thi công nối các loại ống


1) Nối ống gang miệng bát bằng xảm

ñaát seùt deûo ñaát seùt deûo


vöõa xi maêng vöõa xi maêng

daây ñay taåm daàu daây ñay taåm daàu


daây ñay thoâ

NOÁI XAÛM NOÁI XAÛM

Đầu trơn của sau được đẩy vào đầu loe của ống trước , đầu loe luôn đặt ngược với
chiều nước chày trong ống. Trong chiều sâu của khe hở, thì 2/3 đoạn bên trong được xảm
bằng dây đay tẩm 5% bi tum. Để mối nối được chắc, sợi đay được xé nhỏ quấn thành sợi có
đường kính lớn hơn khe hở củ hai đầu ống một chút , sau đó dùng đục xảm và búa, nên chặt
từng vòng một cho đến khi đủ chiều dài qui định. Phần còn lại của mối nối được trám bằng
vựa xi măng amiăng. Có trường hợp được trám bằng chì mối sẽ mềm và bền hơn
2) Nối ống gang miệng bát bằng goăng cao su
- Có 2 loại ống gang: ống gang dẻo và ống gang xám, chúng không khác nhau về hình
dạng bên ngoài đường ống mà chỉ khác nhau về thành phần cấu tạo của vật liệu làm ống.
- Về cơ bản, vật liệu làm ống gang dẻo có hàm lượng Cacbon thấp hơn, ống gang dẻo
có tính dẻo và một số cơ tính cao hơn ống gang xám.

65
- Một trong những yếu tố quyết định của phương pháp lắp đặt ống gang là kiểu mối
nối. Hiện nay, có rất nhiều loại mối nối nhằm phù hợp với điều kiện địa chất, địa hình của
khu vực lắp đặt.
Các bước tiến hành như sau:
- Vệ sinh miệng bát và đầu trơn
- Kiểm tra goăng cao su nếu đạt yêu cầu không bị lỗi thì tiến hành lắp goăng
- Bôi mỡ đặc dụng vào đầu nối cho đến vạch quy định, tác dụng của mỡ là để lắp đặt
dễ dàng
- Sau khi bôi mỡ ta tiến hành đưa ống vào lắp lúc này hai đoạn ống cần nối phải thẳng
hàng. Ta có thể dùng balăng hoặc tời để ép ống lại với nhau
Khi lắp đến vạch đã làm dấu thì ta tiến hành kiểm tra goăng và dùng thước đo khe hở

3-5mm

Chú ý: phải có thước đo độ hở giữa đuôi của thành ống và miệng bát để đảm bảo ống đúng
tâm.
Vịng ép Bulông
Đầu ống thẳng

Líp lãt v÷a xi m¨ng


giong cao su

3) Nối ống miệng bát bằng goăng cao su (ống PVC)


Bước 1: Làm sạch ống và rãnh lắp gioăng cao su của khớp nối.

66
Bước 2: Giảm đường kính goăng cao su nhỏ lại, sau đó lắp vào rãnh chứa goăng cao su.

Bước 3: Đánh dấu đầu ống để các định chiều dài khi lắp.

Bước 4: Bôi trơn lên mặt trong của goăng cao su và đầu ống đã vát.

Bước 5: Đặt ống cho thẳng hàng, dùng dụng cụ để lắp ống vào đầu nối và ấn đầu ống hết
cỡ.

67
4) Nối ống PVC bằng phương pháp keo dán
Bước 1: Mài vát đầu ống trơn cần dán keo. Bước 2: Làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa ống
Đảm miệng bảo ống phẳng và đầu nong.

Bước 3: Đánh dấu chiều dài cần dán trên đầu ống trơn.

Bước 4: Dùng chỗi bôi nhanh một lớp keo dán PVC lên đầu ống đã đánh dấu và mặt trong
của đầu nong.

Bước 5: Đẩy nhanh, mạnh đầu ống đến vị trí đã đánh dấu, không được xoay.

Bước 6: Dùng giẻ làm sạch keo thừa thật nhanh trên mối dán và để yên cho khớp nối khơ
trong thời gian ít nhất 5 phút.

68
5) Nối ống mặt bích

Sau khi đi kiểm tra và làm vệ sinh đầu ống, goăng cao su ta tiến hành nối ống theo thứ
tự sau:
- Bôi phấn chì đều khắp trên hai mặt trong của mặt bích và goăng cao su
- Căn vị trí goăng và luồn hai đinh ốc trên trước (số 4 và 5, hoặc 3 và 4) và vặn gá êcu
vào bulông
- Tiếp tục luồn các êcu còn lại từ trên xuống và cũng vặn gá êcu vào
- Kiểm tra xem goăng có vừa và trùng với lỗ đinh không? Nếu goăng cắt to chừa vào
bên trong ống thì phải tháo ra và cắt bớt đi
- Sau đó xiết đều các bulông đối xứng nhau, khi đã xiết đều các êcu thì ta tiến hành
xiết chặt các đôi êcu đối xứng nhau.
6) Nối ống thép bằng phương pháp hàn
Về kỹ thuật hàn và yêu cầu chất lượng mối hàn (trong phần thực hành hàn). Khi thi
công lắp đặt ống thép nối bằng phương pháp hàn cần chú ý các điểm sau:
Việc hàn nối ống thực hiện ở dưới mương khó khăn hơn ở trên mặt bằng, vì vậy người
ta thường hàn nối từ 2 – 4 ống ở trên bờ mương thành đoạn ống, sau đó mới đưa xuống
mương và hàn nối các đoạn ống lại với nhau.
Để đảm bảo an toàn, mương phải được vét thật khô nước.
Tại các vị trí thực hiện hàn nối ống, mương đào phải có đủ kích thước thao tác khi
thực hiện hàn nối.
Có đầy đủ các thiết bị kiểm tra mối hàn.
Các mối hàn phải được sơn chóng xâm thực trước khi khi nghiệm thu và lấp đất.
7) Nối ống HDPE bằng phương pháp hàn nhiệt
Bước 1: Kẹp các đoạn ống và kiểm tra độ thẳng hàng.

69
Bước 2: Vệ sinh 2 đầu ống cần hàn.

Bước 3: Cho máy khoả vào để khoả hai bề mặt ống.

Bước 4: Cho bàn gia nhiệt kẹp giữa hai đầu ống.

Bước 5: Duy trì nhiệt độ hàn, áp suất hàn và thời gian ủ nhiệt.

Bước 6: Hàn và làm nguội ống (Chú ý duy trì áp suất và thời gian làm nguội).

70
8) Haøn oáng baèng maùy haøn theo coâng ngheä môùi
Böôùc 1: Tính toaùn ñoïc thoâng soá maùy haøn vaø ñöa oáng vaøo kieàng

Böôùc 2: Kieåm tra löïc keùo nhaäp thoâng soá vaø nhaäp thôøi gian löu nhieät, eùp hai maët laïi vôùi
nhau vaø veä sinh maët oáng haøn

Böôùc 3: baét ñaàu tính thôøi gian löu nhieät, vaø chôø ñeán khi keát thuùc thôøi gian löu nhieät

Böôùc 4: Ñeå cho moái haøn nguoäi (khoâng ñöôïc giaûm aùp löïc trong thôøi gian naøy), sau ñoù môû
oáng khoûi kieàng vaø di chuyeån ra khoûi maùy haøn

71
Kieám tra moái haøn

9) Noái oáng HDPE baèng phöông phaùp goaêng cao su


Bước 1: Mài vát đầu ống cần lắp. Bước 2: Làm sạch đầu ống và phụ tùng cần nối.

Bước 4: Lắp các đầu ống vào phụ tùng cần nối(Chú ý
Bước 3: Đánh dấu chiều dài cần
vòng kẹp hình côn được đặt đúng chiều là phần đầu
lắp ống.
mở rộng hơn đặt về phía phụ tùng ống).

4.8. Thử áp lực đường ống cấp


4.8.1. Nguyên tắc thử áp lực
- Thử từng tuyến hoặc từng đoạn ống một, chiều dài đoạn ống cần thử không nên quá
1000m.
Trong đoạn ống cần thử phải bơm đầy nước, khi bơm nước vào ống chú ý bơm từ đoạn
ống thấp lên cao nhằm đẩy hết không khí trong ông ra bên ngoài ống qua các van xả khí.
- Đoạn ống cần thử áp lực phải được ngâm nước một thời gian nhất định trước khi thử
áp lực, đối với ống gang thời gian ngâm từ 12 – 14 giờ, ống thép từ 48 – 56 giờ

72
Baét ñaàu thöû

Löïa choïn ñoaïn thöû vaø aùp löïc

Chuaån bò hai ñaàu ñoaïn thöû

Kieåm tra hai ñaàu ñoaïn thöû

Laép ñaët maùy bôm nöôùc

Tieán haønh söûa chöõa


Bôm nöôùc vaøo oáng

Xaû nöôùc
Laép ñaët thieát bò thöû

Laép ñaët thieát bò thöû Ñieàu tra hieän tröôøng

Kieåm tra
Thaùo dôõ
Xaû nöôùc thieát bò

QUY TRÌNH THÖÛ AÙP LÖÏC Taåy röûa Keát noái


khöû truøng maïng

- Có thể kết hợp thử cả thiết bị và mối nối, trong quá trình thử áp không được chỉnh lại
mối nối. Nếu có nghi vấn thì phải kiểm tra toàn bộ mối nối.
4.8.2. Áp lực thử
Áp lực thử đựơc ghi rõ trong hồ sơ thiết kế của tuyến ống, nhưng nhìn chung áp lực
thử thường lớn hơn hoặc bằng 1,25 lần áp suất làm việc của tuyến ống. Áp lực thử không
được lớn hơn 1.5 lần áp lực cao nhất khi làm việc của đoạn ống.
Quá trình thử áp lực :

ÑOÀNG
HOÀ
ÑO ÑOÀNG
AÙP CHÖØA
VÒ HOÀ
ÑO
TRÍ
BUÏC BU AÙP
NOÁI
BEÂ THEÙP
BU BUÏC
TOÂNG
BEÂ
TOÂNG
( ñaát
ñaàm
chaët)

- Sau khi chuẩn bị xong thì tiến hành bơm nước vào đường ống và tiến hành kiểm tra
tất cả các mối nối, nếu phát hiện có rò rỉ phải ngừng bơm nước để sửa chữa. Tuyệt đối
không được bơm tăng áp lực khi phát hiện có rò rỉ hoặc đang tiến hành sửa chữa khắc phục.
Không được xiết chặt bu lông hoặc gõ lên mối hàn trong khi đang thử áp lực.
- Khi đã bơm đến áp lực thử quy định thì ngừng bơm, để theo dõi một thời gian theo
quy định. Trong thời gian ấy, kiểm tra toàn đoạn ống xem có trục trặc gì không. Khi đã hết
thời gian theo quy định, đọc trị số trên đồng hồ do áp lực, nếu áp lực giảm xuống trong
73
phạm vi cho phép là được, nếu vượt quá chỉ số cho phép phải tiến hành tìm nguyên nhân và
khắcphục sửa chữa sau đó tiến hành sửa lại khi nào đạt thì mới thôi.
- Trong khoảng thời gian thử áp lực, sự chênh lệch áp lực không vượt quá ± 0,35par
- Áp lực ở cuối đoạn mà có vòi hay bụ đỡ ống thì áp lực không được vượt quá 2 lần
giới hạn chịu đựng của nó.
Yêu cầu chung và ta có thể áp dụng các tiêu chuẩn sau
- Ống truyền dẫn có đường kính từ D>=300mm trở lên áp lực thử có thể là 6 bar
- Ống phân phối (D=100 đến 300) áp lực thử 2-4-2 bar
- Ống phân phối (D=32 đến 75) áp lực thử 2-4-2 bar hoặc nhỏ hơn.
Chuẩn bị điểm cuối của đoạn ống thử
- Phải xem xét đến diện công tác để đảm bảo cho quá trình thử áp cũng như làm việc
của công nhân
- Nếu hố van thì xem có đủ độ rộng để lắp đặt thiết bị và khả năng chịu lực hay không
- Nếu không là hố van thì có biện pháp chuẩn bị gối bêtông và neo giữ ổn định
Bơm nước vào ống
- Thường chọn vị trí thấp để bơm như vậy trong ống sẽ đẩy không khí ra dễ dàng
- Bơm nước một cách từ từ để thoát khí nếu không khí nén trong lòng ống rất nguy
hiểm
- Khi bơm phát hiện rò rỉ thì dừng bơm lập tức và tiến hành sửa chữa.
Các thiết bị để thử
- Máy bơm áp lực, đồng hồ đo áp, vòi hút, van, ống nối và một số thiết bị khác.
Tiến hành thử
Bước 1: Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ống thử áp
Bước 2: Bơm nước vào đoạn ống và ngâm đến 24h và phải thường xuyên xả khí
Bước 3: Bơm nước bù vào phần đã bị ngắm vào các thiết bị và bơm tăng áp và ngưng bơm
để theo dõi trong thời gian 30 phút mà giảm không quá 0,2kG/cm2 thì tiến hành bước 4 nếu
không thì kiểm tra lại
Bước 4: Tăng áp đến áp thiết kế và giữ 30 phút nếu giảm khống quá 0,5kG/cm2 thì đạt nếu
không thì quay về bước 1
Bước 5: Hạ áp xuống ở áp như bước 3 và để yên trong vong 1 giờ nếu áp lực giảm không
quá 0,2 kG/cm2 thì tiến hành hạ áp hoàn toàn, nếu không quay về bước 4
Lưu ý khi thử áp lực:
- Trước khi tiến hành thử ống nước phải treo biển báo tại đầu ống và phải gắn chặt đầu
ống để đề phòng khả năng bích bị bật ra.
- Khi thử đường ống nước bằng phương pháp thủy lực phải dùng bơm tay.
- Để tránh nguy hiểm do sức đẩy thủy lực rất lớn gây nên, cấm dùng bơm ly tâm để
thử ống nước.
- Khi đoạn ống nước đang chịu suất áp cao cấm :
a) Đứng xung quanh đoạn ống thử ở khoảng cách <20m đối với phương pháp thử bằng
khí nén và <5m đối với phương pháp thử bằng thủy lực.
b) Vặn bu lông ở mặt bích bịt ở đầu ống thử, bích nối giữa các ống v.v..
- Trong khi thử, nếu ống nước bị hỏng phải ngừng thử mới tiến hành sửa chữa. Nếu
đường hào bị sụp lở phải ngừng thử.
- Khi thử ống nước bằng khí nén, máy nén khí, áp kế v.v. phải đặt cách xa khu vực thử
ít nhất 20m và phải có các biện pháp an toàn nghiêm ngặt riêng.
- Đường ống dẫn khí từ máy nén khí đến ống thử phải được thử trước bằng phương
pháp thủy lực.
- Khu thử ống nước bằng phương pháp thủy lực chỉ được quan sát ống nước từ khoảng
cách ít nhất là 5m kể từ bờ hào. Bơm pit tông, áp kế và các thiết bị khác cũng phải đặt cách
bờ hào ít nhất 5m.
74
- Để phát hiện không khí lọt ra, trước khi thử bôi bọt xà phòng ở xung quanh mỗi nối
ống. Cấm bôi bọt xà phòng khi ống đang chịu áp suất cao.
- Chỉ đường hào kiểm tra ống nước khi :
a) Đã ngừng bơm nước hoặc bơm nén khí.
b) Được lệnh của cán bộ kĩ thuật, sau khi cán bộ kĩ thuật đã tự kiểm tra áp suất trong
ống bảo đảm không có khả năng gây nguy hiểm.
- Khi thử ống nước, ở hai đầu đoạn ống thử bắt buộc phải lắp áp kế. Cấm dùng loại áp
kế không niêm chi.
- Trước khi tiến hành thử ống nước, công nhân thử ống phải nắm được quy phạm an
toàn và các biện pháp khi xử lý khi xảy ra sự cố.
- Khi thử ống nước cán bộ kỹ thuật phải trực tiếp chỉ huy.
- Trong khu vực dân cư có người qua lại và công nghiệp cấm thử ống nước bằng
phương pháp khí nén. Trong những khu vực này chỉ được thử bằng phương pháp thủy lực
và phải có các biện pháp an toàn thích đáng. Khi thử ống phải đặt rào ngăn và biển cấm
người không có trách nhiệm vào trong khu vực thử.
4.9. Thau rửa ống, hoàn thiện và đưa vào sử dụng
Sau khi thử áp lực xong, trước khi tiến hành bàn giao phải súc rửa tuyến ống.
Nước để súc rửa tuyến ống là nước sạch được bơm với áp suất và tốc độ đủ lớn để đẩy
tất cả cặn bẩn bên trong đường ống ra bên ngoài. Nước rửa có thể được pha thêm chất khử
trùng như clo với liều lượng theo quy định. Nước rửa được xả ra khỏi ống qua các van xả ra
sông rạch hoặc ra cống thoát nước của thành phố
oán g thoaùt röûa oán g caáp khí neùn

oán g ñang röûa

Khi bắt đầu đưa nước vào mạng lưới đường ống thì phải dùng áp kế theo dõi áp lực ở
đầu và cuối mạng lưới đường ống, đồng thời xác lập một chế độ hợp lý cho tuyến ống đó.
4.10. Xây dựng công trình trên hệ thống đường ống
4.10.1. Gối kê bục đỡ ống
Tuỳ theo vị trí đặt gối kê, bục đỡ, tuỳ theo đường kính ống mà người ta thiết kế chúng
cho phù hợp ,đủ khả năng chịu lực ,đảm bảo cho đường ống được ổn định chắc chắn trong
suốt quá trình làm việc. Gối kê, bục đỡ thường xây bằng gạch thẻ, bằng bêtông,bêtông cốt
thép hoặc bằng các khung thép hình liên kết bằng bu lông,hàn,có móng bằng bêtông cốt
thép được chôn gia cố sau khi đã lắp ống

75
4.10.2. Hố van, giếng thăm
Hố van, giếng thăm được xây bằng gạch thẻ, đổ bằng bêtông hoặc bêtông cốt thép,
phía trên có nắp đậy bằng bêtông cốt thép hoặc bằng thép tấm có móc nâng để mở dễ
dàng.đối với giếng thắm trên hệ thống thoát nước được xây dựng cùng với khi lắp ống.hố
van trên hệ thống cấp nước được xây dựng sau khi đã tiến hành thử áp lực tuyến ống.
4.10.3. Thi công đường ống qua các vị trí đặt biệt.
A. Thi công ống qua đường
Dùng phương pháp đào
- Đường phố là nơi có nhiều người và phương tiện giao thông qua lại rất đông và liên
tục trong suốt cả ngày đêm, trừ những trường hợp đặc biệt được cấp thẩm quyền cho phép
thì mới được ngưng giao thông trên đọan đường nào đó trong 1 thời gian ngắn nhất chính vì
vậy khi thi công đường ống qua đường rất là khó khăn vừa thi công, vừ đảm bảo giao thông
qua lại bình thường, để quá trình giao thông ít bị ảnh hưởng ta chọn thời điểm thi công tốt
nhất là vào ban đêm.
- Để quá trình thi công được nhanh chóng và an tòan thì ta phải chuẩn bị tốt các dụng
cụ và phương tiện như : máy cắt bêtông, xà beng, cuốc chiêm, len, máy đào đất, máy bơm,
dèn, dây diện, máy phát điện, biển báo, hàng rào tạm, đèn phát tín hiệu… Trước khi thi
công thì phải xin giấy phép đào đường trong giấy phép có ghi rõ ngày giờ và thời gian thi
công. Khi thực hiện thi công phải có biện pháp sao cho thời gian thi công càng nhanh càng
tốt.
- Khi tiến hành thi công thì ta tiến hành 1 nữa trước, 1 nữa còn lại để cho phương tiện
giao thông qua lại. Khi lắp đặt xong thì ta tiến hành lắp đất ngay, phía trên mặt đừơng thì ta
lắp tạm các tấm tole dài 2 m, rộng 1 m , dày 10mm để cho phương tiện giao thông qua lại
tạm, khi thi công xong nữa đường còn lại thì ta tiến hành thi công lại đọan đường lại như cũ.
Dùng phương pháp kích thuỷ lực:
Trước tiên đào bên ngoài đúng vị trí sau đó đưa ống vào, dùng kích để kích ống vào .
Sau một thời gian ta lắp khối đệm và khi khối đệm đủ dài ta thay một cây ống mới, đầu
trong của ống được cấu tạo đặc biết để đào đất. Có xe chở đất và băng chuyển đất loại nhỏ
trong lòng cống . Đường ống để áp dụng cho phương pháp này có đường kính từ 700mm trở
lên
Caàn truïc

Baõi ñeå khoái ñeäm

Baõi ñeå oáng

Choáng ngang
Töôøng chòu löïc
Bôm thuyû löïc

Kích thuyû löïc Dao caét


Gía ñôõ Khoái ñeäm
BT chòu löïc Baêng taûi

Xe chôû ñaát
Ñaàu khoan
Ñöôøng ray höôùng löïc
Raõnh thoaùt nöôùc

PHÖÔNG PHAÙP ÑAØO DUØNG KÍCH THUYÛ LÖÏC

76
B. Thi công ống qua sông

Phao noåi
giaûm taûi

g
OÁn

Phao noåi
giaûm taûi

g
OÁn

Phao noåi
giaûm taûi

g
OÁn

Phao noåi chòu taûi troïng

Xaø lan

Roøng roïc di chuyeån ñeå giöõ nhòp oån ñònh

SÔ ÑOÀ LAÉP ÑAËT OÁNG DUØNG XAØ LAN NOÅI ÑEÅ NOÁI OÁNG DAØI DAÀN

Phao noåi giaûmtaûi


oáng
Con laên

Roøng roïc coá ñònh


MaÙy keùo

Con laên Phao noåi oáng Phao noåi


giaûmtaûi

Roøng roïc coá ñònh

Xe keùo phuï

Maùy keùo

77
Một số hình ảnh thi công ống qua sông ( ống HDPE)

4.10.4. Thi công hệ thống cấp thoát nước trong nhà


1. Thi công hệ thống cấp nước trong nhà
a) Hồ sơ thiết kế
Thi công đường ống cấp thoát nước trong nhà cần có những hồ sơ thiết kế sau
- Bản vẽ kĩ thuật : bình đồ , mặt bằng công trình và các công trình khác có liên quan
như sơ đồ phối cảnh hệ thống cấp thoát nước ,vị trí các thiết bị vệ sinh ,các mặt cắt chi
tiết(ống qua tường ,sàn,xí ..v..v)
- Bản thuyết minh kỹ thuật tính toán
- Bản dự toán
b) Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế ,lấp biện pháp ,kế hoạch thi công
- Kết hợp với bên xây đề ra biện pháp thi công được chính xác và hợp lý
- Chuyên hcở vật liệu đến vị trí thi công
- Gia công nguyên vật liệu
c) Thi công hệ thống cấp nước trong nhà.
Thi công tại điểm lấy nước vào nhà thường theo các phương pháp sau
Dùng tê đặt sẵn
TEÂ ÑAËT SAÜN OÁNG CAÁP NÖÔÙC

- Đặt điểm của phương pháp này là không phải cắt nước trong quá trình thi công
TEÂ EBU OÁNG CAÁP NÖÔÙC

Dùng tê EBU

78
+ Trình tự thi công lắp đặt là chuẩn bị nguyên vật liệu, ống dây đay và xi măng ,chì
búa, và đục,cưa…v.v.chuẩn bị công tác an toàn lao động đào mương đánh dấu vị trí cần nối
và đóng khoá van hai đầu đoạn ống nước sau đó tiến hành xảm mối nối khi xảm xong tiến
hành đóng khoá van lại thi công đoan ống vào nhà.
Dùng đai khởi thuỷ BU LOÂN G

GOAÊN G CAO SU

EÂ CU

- Dùng đục hoặc khoan ống kích thước lỗ đục hoặc khoan sau cho phù hợp với kích
thước của ống nhánh đường kính lỗ đục không quá 1/3 đường kính ống chính.
- Khi đục gần thủng lắp đai khởi thuỷ và khoá van vào và tiếp tục đục thủng ống sau
đóng khoá van lại và thi công đoạn ống vào nhà.
- Đặt điểm của phương pháp này là không cần phải cắt nước trong quá trình thi công
Thi công mạng lưới cấp nước trong nhà.
Một số điều cần lưu ý
Kết hợp với bên xây chữa lỗ chui qua tường , đặt móc giữ ống tránh đục phá
Có kế hoạch biện pháp thích hợp
Trình tự và phương pháp thi công
- Chuẩn tốt phương tiện thi công nghiên cứu bản vẽ thiết kế
- Dùng phấn màu đánh dấu vị trí tuyến ống đi qua như dọc theo tường , trần, sàn
- Kết hợp giữa kích thước trong bản vẽ và kích thước thực tế đễ tiến hành cắt ống và
ren ống.
- Thi công ống đứng trước ống nhánh sau. Trường hợp ống nhánh dài có thể thi công
từ đầu ống nhánh lại, ống đứng nối với ống nhánh bằng tê hoặc rắc co.
- Trong thi công có thể lắp đặt các chi tiết với ống thành từng cụm sau đó lắp tổng hợp
các cụm lại với nhau.
- Sau khi lắp đặt xong tiến hành thử thuỷ lực, đóng các vòi lấy nước và dùng máy bơm
bơm nước vào đầu mạng lưới hoặc lợi dụng áp lực của đường ống ngoài nhà đễ thử. Khi
bơm đến áp lực thử đễ 10 phút theo dõi đồng hồ giảm không quá 0.5at nhưng không vượt
quá 10at
-Thử áp lực xong tiến hành các thủ tục nghiệm thu và bàn giao công trình
2. Thi công hệ thống thoát nước trong nhà
Thi công ống xả
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế tiến hành thi công tương tự như thi công đường ống ngào
nhà.
Chú ý đảm bảo độ dốc thoát nước ở vị trí ống xả qua tường phải chừa lỗ
Dlỗ = Dống +300
Thi công mạng lứơi thoát nước trong nhà.
Thi công ống đứng trước ống nhánh sau
Chú ý phải đảm bỏ độ dốc thóat nước cho ống nhánh neo giữ ống cho chắc chắn.
Lắp các thiết bị vệ sinh
- Kết hợp với bên xây chừa lỗ gắn thiết bị vệ sinh
- Tiến hành lắp các thiết bị
79
- Chú ý đảm bảo độ thăng bằng và độ kín cuả các thiết bị.
4.11. Một số thiết bị dùng cho thi công ống
4.11.1. Dây thừng
Là dây được chế tạo bằng các loại dây không kim loại bện chặc lại với nhau để cùng
làm việc, các sợi dây có thể là: các sợi lấy từ các cây như dây đay, dây giai, … các sợi tổng
hợp. Dây thừng có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Có độ bền tương đối cao (thông thường vào khoản 50 kg/cm2), cá biệt có loại dây tổng
hợp có cường độ rất cao (vào khoản 1000kg/cm2) .
Có độ dẻo và mếm lớn nên rất dễ quấn và buộc, do mềm nên ít làm hư hại đến vật
buộc.
Nhược điểm:
Thời gian sử dụng ngắn.
Dễ bị hư hỏng do tác dụng của môi trường, do va chạm, do ma sát và do nhiệt độ cao.
Phạm vi sử dụng:
Dùng trong các công tác của cẩu lắp thiết bị lớn. Trong công tác cẩu lắp ống thì dây
thừng bằng sợi tổng hợp có cường độ cao được dùng phổ biến và nó không gây va chạm với
ống, thao tác buộc và tháo dây khi cẩu lắp nhanh.

4.11.2. Dây cáp

1 MC. 1-1

- Dây cáp được bện bằng những sợi dây thép có đường kính từ 0,3 – 0,5 mm, với ứng
suất kéo từ 140 – 190 kg/mm2.
- Trong mỗi dây cáp thường có 6 nhánh dây và ở giữa có một lõi cáp. Lõi cáp làm
bằng dây không kim loại để cho cáp được mềm, các loại dây cáp làm việc ở môi trường có
nhiệt độ cao thì lõi cáp làm bằng sợi amiăng, hoặc bằng sợi kim loại. Lõi cáp có tác dụng
chóng lại sự cọ sát giữa các sợi cáp với nhau. Độ bền của dây cáp phụ thuộc vào đường kính
của dây thép các bon , các dây thép con càng nhỏ thì cáp càng mềm, nhưng cáp càng nhanh
hư và giá thành chế tạo cao. Hiện nay người ta chế tạo nhiều loại dây cáp tổng hợp. Mỗi
nhánh dây cáp của nó gồm nhiều sợi dây thép có đường kính khác nhau, làm như vậy dây
cáp sẽ đặt chắc hơn, khí ẩm và chất bẩn khó thâm nhập vào trong sợi cáp, ít làm cho cáp bị
rỉ, khi quấn người ta để cho các sợi nhỏ ở trong, sợi có đường kính lớn hơn ở ngoài nên tuổi
thọ cáp cao hơn.
- Cáp thường được chế tạo theo các loại sau đây:
Dây cáp 6 x 19 x 1 (6 nhánh dây, mỗi nhánh có 19 sợi và một lõi cáp). Đây là loại cáp
cứng khó uốn nên chỉ dùng làm dây chằng, dây neo …
80
Dây cáp 6 x 37 x 1 (6 dây nhánh, mỗi nhánh có 37 sợi và một lõi cáp). Đây là loại cáp
mềm rất dễ sử dụng, rất thích hợp cho việc chằng buộc nhiều khi cẩu lắp. Dây cáp chế tạo
có đường kính từ 3,7 – 6,5 mm, dài 250m, 500m, 1000m.
- Khi bảo quản dây cáp cần chú ý các điểm sau:
Làm vệ sinh sạch không cho chất bẩn dính vào sợi cáp, có thể bôi một lớp mỡ bên
ngoài sợi cáp.
Dây cáp phải được quấn vào hộp gỗ và để nơi khô ráo có mái che để cáp không bị gỉ
sét.
- Khi sử dụng dây cáp cần chú ý các điểm sau:
Không để cáp chà sát vào vật được nâng hạ, đặc biệt là mép của vật.
Không được để dây cáp bị uốn gãy hoặc dập bẹp do bị kẹp hoặc bị vật nặng rơi đè lên.
Các nhánh dây cáp khi làm việc không được cọ sát vào nhau.
Cách buộc và nối cáp:
Kẹp cáp là thiết bị dùng để nối cáp và buộc cáp, khi nối cáp bằng kẹp không được nối
trực tiếp, có nghĩa là đặt hai sợi cáp cạnh nhau rồi dùng cáp xiết chặc lại. Để nối cáp phải
dùng nút dẹt (cáp mềm) hoặc nút số 8 lòng qua khúc gỗ hình tròn.
Số lượng kẹp và khoản cách các kẹp tuỳ thuộc vào đường kính dây cáp được tra trong bảng
dưới đây:
Bảng tra số lượng và khoản cách kẹp cáp
Đường kính cáp (mm) 8 13 15 17.5 19.5 21.5 24 28 34.5 37
Số kẹp cáp 3 3 3 3 4 4 5 5 7 8
Khoản cách giữa các kẹp cáp
80 100 100 120 120 140 150 180 230 250
(mm)
DAÂY CAÙP

KEÏP CAÙP

Cách nối cáp

V O ØN G D A ÂY C A ÙP

Các cách buột cáp


Dây cẩu có hai loại là dây cẩu kép và dây cẩu đơn

Dây cẩu đơn

81
Cách buột dây cẩu đơn

Dây cẩu kép


Pu li

Quay treo

Thanh keùo

B.loâng kieân keát

Maù pu li

Moùc caåu

Sơ đồ ròng rọc

3
1

1 puli baát ñoäng


2 puli di ñoäng
3 puli höôùng ñoäng
2 4 daây caùp ra tôøi

P 3
4

P
Lực S trong nhánh dây của ròng rọc S  (kG)
n
Trong đó P là trọng lượng vật cẩu ( kG),
n số nhánh dây treo vật

0.5P 0.5P P
P

1P
75

0.5

0.

1P
7

7P
0.5

0.
75
P

60 ñoä 45 ñoä 30 ñoä

P P P P P

82
Pu li là thiết bị treo trục đơn giản nhất, nó gồm có 1 hoặc nhiều bánh xe, dây cáp cuốn
quanh vành bánh xe, trục bánh xe cố định vào hai má pu li và thanh kéo, đầu trên thanh kéo
có quai treo, đầu dưới thanh kéo có móc cẩu. Pu li một bánh dùng cho vật nặng từ 3 – 10
tấn, pu li 2 bánh dùng cho vật nặng từ 10 – 15 tấn, pu li 3 bánh dùng cho vật nặng đến 25
tấn.
Xác định lực căng dây của dây cáp
k .Ptt
S 
m.n. cos 

Ptt = P x1.1
k – hệ số động hay hệ số an toàn kể  
tới lực quán tính
k= (3,5 – 8)
k= 3,5 cho dây neo, chằng.
k=4,5 cho ròng rọc kéo tay
k= 5 cho ròng rọc kéo tay
k=6 khi cẩu vật >=50 tấn.
m – hệ số kể đến sức căng dây không đều (m=0.75)
n – số sợi dây cáp
 góc nghiêng của cáp so với phương thẳng đứng.
k .P 3,5 x 2 x1.1 7,7 7,7
S     7,26T
m.n. cos  0.75 x 2 xCos45 0
0.75 x 2 x0.707 1.0605
Tra bảng chọn dây cáp
Cần cẩu:
Có rất nhiều loại cần cẩu dùng cho cẩu lắp nâng hạ vật nặng, song trong thi công lắp
đặt ống và thiết bị của khu xử lý cũng như thi công ống mạng được dùng phổ biến nhất là
cẩu tự hành bánh hơi và bánh xích, nó có ưu điểm:
Có động cơ cao có thể phục vụ nhiều địa điểm lắp ghép trên công trường.
Tốn ít công và thời gian tháo lắp cần cẩu trước và sau khi sử dụng
Tốc độ di chuyển hnanh
Nhược điểm là độ ổn định kém, nhất là cần trục bánh hơi.
Cần cẩu bánh hơi có sức trục từ 5 – 10 tấn, tay cần dài tới 35m.
Cần cẩu bánh xích có sức trục từ 3 – 5 tấn, tay cần dài tới 40m.

Palăng:
Palăng là loại tời treo ở trên cao dùng để nâng và di chuyển vật nặng. Palăng chế tạo
rất gọn, nhẹ được dùng khá phổ biến. Palăng có 2 loại: là palăng xích và palăng điện

83
Palăng điện:

Được chế tạo có sức nâng từ 0,25 – 5 tấn, có chiều cao nâng đến 6m. ngoài ra hiện nay
đã chế tạo loại palăng điện có sức nâng đến 10 tấn, chiều cao nâng đến 20 m. palăng điện có
thể làm việc độc lập là một bộ phận quan trọng của cần trục
Palăng xích :
Palăng xích với truyền động trục vít –bánh vít có cấu tạo như hình vẽ, sức nâng từ 0,5
– 5 tấn, chiều cao nâng đến 3m.

4.12. Thất thoát nước và quản lý mạng lưới cấp nước


4.12.1. Các nguyên nhân gây thất thoát nước
a. Thất thoát cơ học.
- Khâu sản xuất : ( trạm xử lý ) là bao gồm các việc như : rửa các bể trong khu xử lý
lượng nước thất thoát phụ thuộc vào kỹ thuật rửa và công nghệ trạng thiết bị phục vụ cho
rủa các bể trong dây chuyền công nghệ. Tổng lượng nước thất thoát thường 5 – 10% công
suất trạm.
- Do mạng lưới đường ống: Do mạng lưới đường ống cũ nát do sử dụng quá lâu, chất
lượng của ống giảm theo thời gian nên gây rò rỉ trên mạng lưới.
- Rò rỉ tại các khớp nối : Do trước đây thường sử dụng ống gang xám nên mối nối
thường là xảm nên chất lượng của mối nối không được tốt. Mặt khác do xe cộ tác động gây
rạn nứt ống, ngoài ra còn ảnh hưởng các công trình xây dựng lân cận
- Rò rỉ tại các van điều tiết của mạng lưới :
- Mạng lưới cấp nước được chia làm ba cấp: Mạng cấp I làm nhiệm vụ truyền dẫn,
mạng cấp II làm nhiệm vụ phân phối và mạng cấp III làm nhiệm vụ dẫn nước vào nhà: Theo
nguyên tắc không cho phép đấu các hộ tiêu dùng vào mạng cấp II, I.
Nhưng do cấu tạo mạng lưới không có mạng cấp II, cấp III nên thậm chí đấu nối mạng
cấp I vào hộ gia đình .
Ngoài ra việc đấu nối không được tính toán trước và không thiết kế trước, sử dụng đai
khởi thuỷ không đúng tiêu chuẩn không chuyên dụng mà thường là đai gia công nên rất dễ
thất thoát nước
84
b. Thất thoát do quản lý.
- Do cấu tạo mạng lưới không hoàn chỉnh : ví dụ như việc đấu nối chưa đúng nguyên
tắc kỹ thuật đấu nối không đảm bảo, vật tư thiết bị không đúng chuyên ngành
- Do trang bị đồng hồ đo nước không đầy đủ: việc kiểm định đồng hồ không diễn ra
đúng định kỳ thường từ 2 – 3 năm kiểm định một lần, sai số của đồng hồ lớn ( chi tiết bị
mòn và cặn bám)
- Do áp lực trên mạng: Thường thì trên mạng lưới không có van khống chế đầy đủ nên
áp lực tại các điểm khá lớn nên dễ làm rò rỉ: ví dụ tại Nam Định khi tăng công suất trạm cấp
nước lên, nhưng mạng lưới không cải tạo nên thất thoát càng tăng lên
4.12.2. Các biện pháp quản lý giảm thất thoát nước.
- Kiểm soát thất thoát cần đảm bảo các số liệu thống kê và sử dụng phải chính xác.
Các phương pháp đo sản lượng và công tác ghi chép phải chính xác. Để đảm bảo quy
trình kiểm soát thì nên sử dụng các thiết bị hiện đại để phát hiện rò rỉ
- Phát hiện rò rỉ: Thường xuyên cập nhật bản đồ mạng lưới, nâng cao mối quan hệ với
khách hàng.
- Sử dụng các phần mềm thủy lực để quản lý chống thất thoát nước.
- Sử hệ thống ghi thu hoá đơn bằng máy vi tính, việc ghi thu phải dựa vào khối lượng
thực tế . Các chi nhánh phải có xe và phụ tùng thiết bị để sửa chữa khi cần thiết
- Đồng hồ đo lưu lượng: Cần lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng tổng và đồng hồ đo ở các
khu vực phân phối để kiểm tra và điều chính cho hợp lý.
- Xây dựng mô hình quản lý khách hàng: tức trên đại bàn cần có sự tham gia của chính
quyền địa phương
- Nâng cao dân trí: nâng cao dân trí cũng đem lại hiệu quả cao trong quá trình thu thập
thông tin và giảm thất thoát nước
- Đào tạo: Cần có chương trình đào tạo thích hợp trong lĩnh vực phát hiện, sửa chữa, rò
rỉ, thiết kế, thi công.
4.12.3. Quản lý mạng cấp nứơc
Là quản lý trong nôm sửa chữa những hư hỏng, thay thế các thiết bị hư hỏng.
a. Bảo quản mạng lưới:
- Gồm các công việc sau:
+ Quan sát định kì về tình hình hoạt động của tất cả các thiết bị và công trình nằm trên
mạng lưới để tiến hành sửa chữa hoặc phòng ngừa.
+ Theo dõi chế độ hoạt động của mạng lưối
+ Theo dõi kiểm tra áp lực tại 1 số điểm tiêu biểu.
+ Đảm bảo công việc vệ sinh cho đường ống: tháo rửa mạng lưới đường ống định kì.
+ Khi theo dõi chế độ hoạt động của mạng lưới cần chú ý
+ KT sư phân phối áp lực tự do trên toàn mạng
+ Ảnh hưởng của các đối tượng dùng nước đến áp lực tự do của mạng.
+ Ảnh hưởng dòng chảy
+ Chọn các điểm để đo áp lực
+ Các tuyến đường ống chuyển hướng chính từ trạm bơm đến tuyến phân phối
+ Trên các đường ống phân phối nhánh tại các khu vực xây dựng có các tầng cao khác
nhau.
Ngoài ra trên các tuyến ống cụt ống ngoại vi TP cũng phải kiểm tra áp lực.
+ Định kỳ theo dõi kiểm tra mạng lưới:
+ Quan sát dọc theo mạng lưới và các thiết bị trên mạng lưới (hồ van, van xả khí,…)
tối thiểu 2 tháng 1 lần.
+ Quan sát KT các đoạn ống qua đường sắt, đường quốc lộ, mỗi năm 1,2 lần.
+ Kiểm tra việc phân bố áp lực tự do trên mạng 2-3 tháng 1 lần.

85
+ Quan sát và điều chỉnh sự làm việc của các bộ phận phân phối nước mỗi tháng 1 lần.
+ Tháo rửa mạng lưới tối thiểu 5 năm/lần.
+ KT dự trữ nước trong các bể chứa nước ngầm: thường xuyên.
+ Tháo rửa, sát trùng bể chứa và đài nước: 1 năm/lần, trạm nhỏ: 6tháng/lần.
+ Sửa chữa lớn họng chữa cháy: 3-4 năm/lần.
b. Sửa chữa mạng lưới
- Sửa chữa đột xuất: nhỏ
- Sửa chữa lớn và theo định kì: Sửa chữa lớn là bao gồm: Sửa chữa thay thế phục hồi
từng đoạn ống hoặc các phụ tùng thiết bị thao rửa bảo vệ ống khỏi bị ăn mòn. Ngoài ra sửa
chữa ống qua đường bộ, xe lửa, điuke cũng xếp vào loại sửa chữa lớn.
-Trong điều kiện có thể nên tiến hành thử áp lực toàn mạng lưới ống xác định mạng
lưới nước rò rỉ trong các đoạn ống lớn.

CHƯƠNG 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG


Trong chương này chủ yếu đề cập đến những nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ
sinh môi trường trong hoạt động xây dựng và lắp đặt đường ống.
5.1. An toàn lao động khi lập mặt bằng thi công
Mặt bằng thi công quy định rõ chỗ làm việc của máy móc, kho vật liệu, kho để cấu
kiện .v..v. Khi bố trí không những đảm bảo nguyên tắc thi công mà phải đảm bảo vệ sinh an
toàn lao động.
5.1.1. Tiêu chuẩn và biện pháp áp dụng.
* Khi thiết kế mặt bằng thi công dựa vào địa thế, vị trí các công trình lân cận, đường
vận chuyển, hướng cung cấp điện, nước, phòng chống cháy sau đây:
- Thiết kế phòng sinh hoạt phải lấy theo quy phạm để đảm bảo vệ sinh lao động
- Đường một chiều tối thiểu là 4m, đường hai chiều tối thiểu là 7m.
- Chỗ giao nhau phải nhìn rỏ tối thiểu là 50m.
- Thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo khi thi công và có biện pháp dự phòng khi có sự
cố.
- Phải có hàng rào, biển báo khi thi công.
- Ngoài ra còn phải đảm bảo một số yêu cầu khác.
5.1.2. Thiết kế mặt bằng thi công
5.2. An toàn lao động khi đào đất
5.2.1. Các nguyên nhân gây tai nạn lao động.
- Đào mương thẳng đứng khi qua sâu không đảm độ dốc của mái đất.
- Mái dốc của mương không đúng quy định, hoặc có gia công nhưng không đủ độ ổn
định.
- Không gia công vách hố đào khi đào rộng và sâu.
- Mật độ phân bố công nhân không đúng theo quy định
- Công nhân không đủ tinh thần và sức khỏe khi làm việc.
- Công nhân không tập trung khi làm việc
- Khi thi công không có biển báo đầy đủ.
86
5.2.2. Các biện pháp đề phòng khí độc
- Trước khi công nhân xuống làm việc dưới hố đào sâu ở khu vưc đất bị ô nhiểm hoặc
có khí độc thì nên có biện pháp đề phòng như sử dụng đèn khò để kiểm tra.
- Dùng máy thổi khí khi giếng hoặc khu vực nghi ngờ là có khí độc.
5.3 An toàn lao động khi lắp đặt đường ống.
- Khi cẩu lắp ống và xuống ống.
- Khi xuống ống thì tuyệt đối công nhân không được đứng ở đáy mương.
- Công nhân phải mặc đồ bảo hộ lao động và đeo găng tay tinh thần tỉnh táo khi làm việc.
- Khi ống ở vị trí khuất so với người điều khiến thì khi cẩu ống thì phải có người trung
gian hướng dẫn.
- Khi cẩu ống tuyệt đối công nhân không được đứng ở dưới vật cẩu lắp.
- Công nhân phải được thường xuyên học tập và được tập huấn đúng nghiệp vụ.
- Dùng thiết bị vận chuyển ống, thiết bị chuyên dùng không dùng thiết bị tạm bợ
- Bố trí người phải phù hợp với việc k hông quá thưa hoặc quá dầy.
- Tất cả các thiết bị phải làm vệ sinh khi lắp dặt
- Khi sử dụng thiết bị để cẩu lắp.
- Thiết bị để cẩu lắp phải được kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên
- Dùng thiết bị vận chuyển ống, thiết bị chuyên dùng không dùng thiết bị tạm bợ
- Cống nhân phải kiểm tra tất cả các thiết bị trước khi cẩu lắp.
Sử dụng các thiết bị có chứng nhận về chất lượng.
Công nhân làm việc phải có trình độ và tay nghề phù hợp.
Khi chở vật liệu phải có che chắn bảo vệ.

87

You might also like