You are on page 1of 29

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


...............o0o...............

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CHẾ ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO QUY


ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Mã môn học: GELA220405


Thực hiện: Nhóm 4B
Lớp: Thứ 4 tiết 1-3
GVHD: Th.S Võ Thị Mỹ Hương

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 3 NĂM HỌC 2020 – 2021
Nhóm: 4B (Lớp thứ 4, tiết 1-3)

Tên đề tài: Chế định về phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam
Lý luận và thực tiễn.

STT Họ và Tên MSSV Tỉ lệ % hoàn thành


2013616
1 Nguyễn Thị Bích Trâm 100%
2
2012523
2 Nguyễn Thị Cẩm Tú 100%
7
2014572
3 Nguyễn Phước Thạnh 100%
2
2013609
4 Đoàn Thị Vân Khánh 100%
4
2012903
5 Trần Thị Huyền Trân 100%
5
2013307
6 Võ Hoàng Nguyên 100%
5

Ghi chú:

 Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
 Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Bích Trâm (SĐT: 0835800308)

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

Tháng 7 năm 2021

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự


TAND: Tòa án Nhân dân
MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................3

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................3

2.Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................4

3.Phương pháp nghiên cứu................................................................................................4

4.Bố cục đề tài...................................................................................................................4

B.NỘI DUNG......................................................................................................................5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG............5

1.1 Lý luận chung về phòng vệ chính đáng..................................................................5

1.1.1 Khái niệm chung về phòng đề chính đáng........................................................5

1.1.2Bản chất và ý nghĩa của phòng vệ chính đáng...................................................5

1.2 Điều kiện của phòng vệ chính đáng........................................................................6

1.3 Các yếu tố tác động đến việc xác định phòng vệ chính đáng.................................7

1.3.1 Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng..............7

1.3.2 Năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của những người áp dụng pháp
luật..............................................................................................................................8

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHÒNG
VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG........................................................9

2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng tại điều 22 Bộ
luật Hình sự năm 2015...................................................................................................9

2.2 Dấu hiệu pháp lí của phòng vệ chính đáng...........................................................10

2.2.1 Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng.....................................................10

2.2.2 Mặt chủ quan của phòng vệ chính đáng..........................................................11

1
2.3 Đối tượng tác động:...............................................................................................12

2.3.1 Về phía nạn nhân (người bị chết hoặc bị thương tích):...................................12

2.3.2 Về phía người phòng vệ:.................................................................................13

2.4 Phân biệt giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng:..............14

CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG..................15

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính
đáng..............................................................................................................................15

3.1.1 Quy định về các trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng..........................15

3.1.2 Áp dụng tình tiết giảm nhẹ vào phòng vệ chính đáng.....................................16

3.2 Những bất cập trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ
chính đáng....................................................................................................................17

3.3 Một số vụ án thực tế..............................................................................................18

3.4 Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ
chính............................................................................................................................21

C. KẾT LUẬN..................................................................................................................22

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24

2
A.PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong thời gian qua, tình trạng chống người thi hành công vụ xảy ra khá phổ biến
ở nhiều nơi, nhất là trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm; nhiều cán bộ, chiến sĩ
làm nhiệm vụ bị người phạm tội tấn công, mặc dù trong tay có súng, có các phương tiện
hỗ trợ nhưng vì “sợ” phạm tội nên đã không chống trả dẫn đến hy sinh hoặc bị thương
tích nặng. Mặt khác, khi có sự việc người thi hành công vụ làm chết người phạm tội,
nhưng do không am hiểu chế định phòng vệ chính đáng nên một số phương tiện thông tin
đại chúng khi đưa tin thường “bênh” người có hành vi trái pháp luật chống lại người thi
hành công vụ làm cho dư luận hiểu không đúng về những người thi hành công vụ. Ngoài
ra, trong cuộc sống không ít trường hợp phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng
hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử do sức ép của dư luận hoặc phía nạn nhân nên các cơ quan tiến hành tố tụng thường
lúng túng khi xác định trường hợp phạm tội có phải là phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng hay không ?

Thực tiễn xét xử có nhiều vụ án Cơ quan điều tra đã khởi tố, Viện kiểm sát đã truy
tố nhưng khi xét xử Toà án đã tuyên bị cáo không phạm tội vì xác định đó là trường hợp
phòng vệ chính đáng; có trường hợp Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã kết
án bị cáo phạm tội nhưng cấp giám đốc thẩm đã tuyên bố bị cáo không phạm tội vì xác
định đó là trường hợp phòng vệ chính đáng; có trường hợp lẽ ra chỉ kết án bị cáo về tội
giết người hoặc cố ý gây thương tích “do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” nhưng
lại kết án bị cáo về phạm tội không có tình tiết “do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng”.v.v...làm cho việc áp dụng không thống nhất; đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến
tâm lý của những người khi cần phải “phòng vệ” đối với hành vi xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nước, của xã hội hoặc lợi ích của chính mình. Do đó, nhóm chúng em đã thống
nhất chọn đề tài: “Chế định về phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự

3
Việt Nam-Lý luận và thực tiễn.” để phân tích rõ hơn về phòng vệ chính đáng được quy
định trong pháp luật, từ đó tránh để các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

2.Mục tiêu nghiên cứu


Nắm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến phòng vệ chính đáng, những giới hạn trong
phòng vệ chính đáng để giúp người dân hiểu rõ và nâng cao hiệu quả của việc phòng vệ.
Tránh trường hợp phòng vệ chính đáng bị coi là phạm tội và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật.

3.Phương pháp nghiên cứu


Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét,
đánh giá.

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng
hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.

4.Bố cục đề tài


Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về phòng vệ chính đáng.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng và thực
tiễn áp dụng.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự
về sự phòng vệ chính đáng.

4
B.NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

1.1 Lý luận chung về phòng vệ chính đáng

1.1.1 Khái niệm chung về phòng đề chính đáng


Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng
vệ chính đáng như sau:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

1.1.2Bản chất và ý nghĩa của phòng vệ chính đáng

Về bản chất của phòng vệ chính đáng


Thứ nhất, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Mặc dù trong phòng vệ
chính đáng có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm, nhưng vì được pháp luật hình
sự cho phép một con người thực hiện khi có những hành vi khác xâm hại đến quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ.

Thứ hai, phòng vệ chính đáng được coi là quyền của mọi công dân chứ không phải
là nghĩa vụ pháp lý ( bắt buộc phải thực hiện khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể), nếu
có thì chỉ là “nghĩa vụ đạo đức” khi thấy người khác bị tấn công thì giúp đỡ.

Thứ ba, chỉ được xem là phòng vệ chính đáng khi hành vi phòng vệ vẫn còn trong
giới hạn cho phép của luật hình sự.

5
Về ý nghĩa của phòng vệ chính đáng
Dựa theo những quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật về
chế định phòng vệ chính đáng :

Một là, thể hiện mặt lập pháp nước ta ngày càng phát triển bắt kịp với xu hướng
pháp luật trên thế giới.

Hai là, giúp cho việc xử lý người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác,
qua đó trừng trị nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật; là điều kiện loại
trừ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi có đầy đủ các dấu hiệu mà
pháp luật quy định, đồng thời góp phần đảm bảo công lý, công bằng trong xã hội.

Ba là, xác định được rõ ràng ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi không
phải là tội phạm, giữa trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự với trường hợp không
phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bốn là, thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

1.2 Điều kiện của phòng vệ chính đáng

Đối với hành vi tấn công là cơ sở làm phát sinh hành vi phòng vệ:

. Về nguồn của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải là của con người (bao gồm
cả hành vi tấn công của trẻ em hoặc người mắc bệnh tâm thần).

. Về tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải
có nguy cơ gây ra một thiệt hại ở mức độ đáng kể cho xã hội cần được bảo vệ.

. Về thời điểm của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải đang hiện tại. Được coi
là hành vi tấn công đang hiện tại có thể thuộc một trong các trường hợp sau: Hành vi tấn
công đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc; Hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng có nguy cơ sẽ
xảy ra ngay tức khắc; Hành vi tấn công đã kết thúc nhưng nếu hành vi phòng vệ đi liền
ngay sau hành vi tấn công và khắc phục được hậu quả của hành vi tấn công gây ra.

6
Nếu hành vi tấn công mới ở mức độ đe doạ mà chưa có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc
mà đã thực hiện hành vi phòng vệ chống trả để gây thiệt hại cho người đe doạ được gọi là
“ phòng vệ quá sớm ”. Người thực hiện hành vi phòng vệ quá sớm phải chịu trách nhiệm
hình sự bình thường. Nếu hành vi tấn công đã kết thúc mà việc thực hiện hành vi phòng
vệ không đi liền sau hành vi tấn công và không khắc phục được hậu quả của hành vi tấn
công mà thực hiện hành vi phòng vệ chống trả để gây thiệt hại cho người đã thực hiện
hành vi tấn công được gọi là “phòng vệ quá muộn”. Người thực hiện hành vi phòng vệ
quá muộn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

Đối với hành vi phòng vệ:

. Về nội dung: Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người có hành vi tấn công
và thiệt hại cũng gây ra cho chính người có hành vi tấn công.

. Về phạm vi: Hành vi phòng vệ phải là “cần thiết”.

1.3 Các yếu tố tác động đến việc xác định phòng vệ chính đáng

1.3.1 Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng
Đối với hình thức, Quy phạm pháp luật về phòng vệ chính đáng phải được xây
dựng đúng thẩm quyền, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ
thực hiện, trình độ kỹ thuật pháp lý cao, có kết cấu chặt chẽ, logic; các thuật ngữ pháp lý
phải được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp
với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân.

Đối với nội dung, quy phạm pháp luật về phòng vệ chính đáng cần phải phù hợp
với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước và quan trọng hơn là nhu
cầu khách quan của sự phát triển xã hội.

Chất lượng của quy phạm pháp luật về phòng vệ chính đáng là rất quan trọng, góp
phần lớn trong việc xác định chính xác quyền của con người, giúp người áp dụng pháp
luật không bị mâu thuẫn trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan đến phòng vệ chính

7
đáng, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và đạt được những nhiệm vụ mà
bộ luật hình sự đưa ra.

1.3.2 Năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của những người áp dụng
pháp luật
Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm còn có nhiều quan điểm nhận
thức chưa đồng nhất về Chế định phòng vệ chính đáng cả lý luận cũng như thực tiễn, vì
vậy mà việc áp dụng Chế định phòng vệ chính đáng trong một số trường hợp cụ thể còn
có những quan điểm vận dụng khác nhau chưa đảm bảo nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội phạm, cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Để áp dụng đúng pháp luật người áp dụng pháp luật cần được trang bị những kiến
thức chuyên môn nhất định và những kỹ năng cần thiết, nhưng quan trọng hơn hết là ý
thức trách nhiệm.

Tiếc rằng hiện nay vẫn còn một số cán bộ áp dụng pháp luật nhận thức chưa đầy
đủ, chưa chính xác về các quy định pháp luật hình sự dẫn đến vận dụng đánh giá chưa
chính xác tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phân biệt được
ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa phòng vệ chính đáng hay vượt
quá phòng vệ chính đáng. Mặc dù hiện nay trình độ của các cán bộ áp dụng pháp luật đã
được nâng cao một cách đáng kể, song, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền,
bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, đòi hỏi người áp
dụng pháp luật tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và lý luận, đáp ứng các tiêu chuẩn
và quy định để có thể xây dựng cơ sở pháp lý, tuyển chọn được đội ngũ cán bộ áp dụng
pháp luật tốt để có thể hoàn thành tốt chức trách của mình và bảo vệ được quyền và nghĩa
vụ hợp pháp của công dân trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói chung và chế định phòng
vệ chính đáng nói riêng.

8
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHÒNG
VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng tại điều 22 Bộ
luật Hình sự năm 2015

Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng
của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan tổ chức mà chống trả
lại một cách cần thiết, người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải có đủ các dấu hiệu sau:

 Hành vi xâm hại các lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có
tính chất nguy hiểm cho xã hội.
 Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự
và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn có thể
tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người bị xâm hại.

Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không, có rõ ràng là quá đáng hay
không thì phải xem xét toàn diện những tình tiết liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi
phòng vệ như: Khách thể cần bảo vệ, mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại đó có thể gây
ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra, vũ khí, phương tiện, phương pháp mà

9
hai bên đã sử dụng, nhân thân của người xâm hại, cường độ của người tấn công và của sự
phòng vệ, hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc…

Như vậy để xem xét một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải: căn cứ
vào sự tấn công.

 Sự tấn công đó phải trái pháp luật: Hành vi xâm hại tới những khách thể được luật
hình sự bảo vệ, hành vi trái pháp luật phải là một hành vi nghiêm trọng.

 Sự tấn công phải đang diễn ra trong thực tế hoặc chưa xảy ra nhưng có sự đe dọa
xảy ra ngay tức khắc. Trường hợp hành vi xảy ra sau sự tấn công đã kết thúc vẫn
được coi là phòng vệ chính đáng nếu sự phòng vệ đó liền ngay sau sự tấn công đã
xảy ra.

2.2 Dấu hiệu pháp lí của phòng vệ chính đáng

2.2.1 Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng

Hành vi khách quan của tội phạm là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng. Có nghĩa là, nạn nhân chính là người có hành vi tấn công, xâm hại lợi ích hợp
pháp và hành vi giết người là hành vi người phạm tội lựa chọn thực hiện để ngăn chặn
hành vi tấn công, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại.

Hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì
phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng
vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính
mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi
phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, v.v…

Khi xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ
ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện,
phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích
nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không

10
tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống
trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.

Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải hội tụ đủ các yếu tố sau:
Thứ nhất: Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

Trước hết nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của
Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba).
Đang có hành vi xâm phạm là hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc. Nếu hành vi chưa bắt
đầu, thì mọi hành vi chống trả không được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Trường
hợp hành vi xâm phạm đã kết thúc thì mọi hành vi chống trả cũng không được coi là hành
vi phòng vệ.

Thứ hai: Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự
và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

Hành vi chống trả phải là biện pháp “cần thiết” để ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn
công. Điều này có nghĩa, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, người phòng vệ trên cơ
sở tự đánh giá tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi tấn công và những yếu tố khác để quyết định biện pháp chống trả mà người đó
cho là “cần thiết” nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi xâm hại đến các khách thể được
Luật Hình sự bảo vệ.

2.2.2 Mặt chủ quan của phòng vệ chính đáng


Gồm lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp:

•Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả của hành vi phòng vệ sẽ dẫn đến
chết người, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
• Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây

11
nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra,
nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

2.3 Đối tượng tác động:

2.3.1 Về phía nạn nhân (người bị chết hoặc bị thương tích):

 Nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba).
 Đang có hành vi xâm phạm là hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc. Ví dụ: A đang
cầm dao đuổi chém B hoặc C đang dí súng vào đầu Đ để buộc Đ phải đưa tài sản
cho mình.

 Nếu hành vi chưa bắt đầu, thì mọi hành vi chống trả không được coi là hành vi
phòng vệ. Ví dụ: Trần Tuấn Anh thấy Nguyễn Văn Hùng đi chơi với người yêu
của mình nên nói với Hùng: “Tao sẽ giết mày!” Mới nghe Tuấn Anh nói vậy,
Hùng đã rút dao trong người ra đâm Tuấn Anh chết.
 Trường hợp hành vi xâm phạm đã kết thúc thì mọi hành vi chống trả cũng không
được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: A đánh B bị thương vào đầu, được mọi người
can ngăn, A đã bỏ đi, nhưng do bực tức B đã lấy dao đuổi theo A, đâm A chết.

Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xét trong
mối tương quan với hành vi chống trả, không phải bất cứ hành vi phạm tội nào xảy ra,
người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi
xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng. Ví dụ: A thò tay vào túi B để trộm cắp, nhưng B
phát hiện được liền rút dao ra đâm A một nhát vào bụng làm A chết. Hành vi của B không
được coi là phòng vệ chính đáng mặc dù hành vi xâm phạm của A là hành vi phạm tội (tội
trộm cắp tài sản). Ngược lại, có những hành vi xâm phạm chưa phải là hành vi phạm tội,
nhưng vì nó xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của công
dân nên hành vi chống trả vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Như vậy, khi xem xét
hành vi của người đang xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ, không nhất thiết chỉ căn cứ
vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm mà phải chú ý đến lợi ích cần bảo vệ,

12
đồng thời phải xét nó trong mối quan hệ với hành vi chống trả để xác định sự chống trả
trong trường hợp cụ thể đó có được coi là phòng vệ chính đáng hay không?
Pháp luật các nước nói chung và nước ta nói riêng không coi hành vi tấn công của
người mắc bệnh tâm thần là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu một người bị người
mắc bệnh tâm thần tấn công, họ vẫn có quyền chống trả để bảo vệ mình, nhưng nếu còn
có thể bỏ chạy mà không chạy lại chống trả gây thiệt hại cho người bị tâm thần thì không
được coi là phòng vệ. Nhưng nếu bị người say rượu tấn công mình hoặc tấn công người
khác thì hành vi gây thiệt hại cho người say rượu lại được coi là hành vi phòng vệ, vì
người say rượu nếu xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ, theo pháp luật nước ta vần bị
coi là hành vi trái pháp luật.

2.3.2 Về phía người phòng vệ:

Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác,
thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc
sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm. Ví dụ: A đi làm về thấy hai tên thanh niên
đang hãm hiếp con gái mình, tiện có chiếc cuốc trên tay, A đã dùng cuốc bổ vào đầu một
tên làm cho tên này bị trọng thương. Hành vi của A được coi là hành vi phòng vệ trong
trường hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác (con gái) đang bị xâm phạm.

Nếu người phòng vệ không gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà
gây thiệt hại cho người khác (thường là người thân của người có hành vi xâm phạm), thì
không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: Q bị B đánh, nhưng Q không đánh B mà lại
đánh H (con của B) bị thương tích nặng. Hành vi của Q không được coi là hành vi phòng
vệ.
Không coi là phòng vệ chính đáng trong trường hợp người có hành vi xâm phạm
gây thiệt hại đến tài sản của người khác, rồi người khác cũng gây thiệt hại lại cũng về tài
sản cho người có hành vi xâm phạm.

13
Ngoài ra, hành vi chống trả phải là cần thiết: Cần thiết không có nghĩa là ngang
bằng theo cách xác định của toán học mà trong hoàn cảnh cụ thể người có hành vi xâm
phạm có thể chỉ mới đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc cho người phòng vệ hoặc cho
người khác nhưng người phòng vệ có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ cho người
xâm hại cũng được coi là cần thiết. Ví dụ: A đang dùng súng uy hiếp những người trên xe
ô tô để cướp tài sản thì bị một chiến sĩ cảnh sát được trang bị vũ khí (Súng K54) là một
trong những hành khách trên xe nổ súng bắn chết tên cướp thì hành vi bắn chết tên cướp
được coi là chống trả cần thiết.

2.4 Phân biệt giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng:

Theo Điều 22 Bộ luật hình sự hiện hành thì phòng vệ chính đáng là hành vi của
người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của
Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi
xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Ví dụ: Anh
B bị nhóm người lạ đánh bằng gậy nên anh đáp trả bằng tay chân.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật này. Ví dụ: Bị đuổi chém, sau quá trình giằng co, bị cáo đã nằm
trên bị hại và cầm dao chém nhiều nhát vào người bị hại.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, nhưng nếu hành vi chống trả rõ ràng
quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi xâm hại thì là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Việc đánh giá một hành vi
chống trả lại sự xâm hại là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng là rất phức tạp trong các vụ án cụ thể vì không có một công thức nào đúng cho mọi
trường hợp.
Tóm lại, việc phân định giới hạn của phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng là rất quan trọng, căn cứ vào đó để có thể truy cứu trách nhiệm hình

14
sự với người có hành vi này. Khi phân biệt ranh giới giữa phòng vệ chính đáng với vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng, trong một vụ án cụ thể, cần xem xét:

 Tính chất quan trọng của lợi ích bị xâm hại, tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ.
 Tương quan sức lực giữa bên xâm hại và bên phòng vệ (bao gồm cả phương tiện,
phương pháp mà hai bên đã dùng) trong một hoàn cảnh cụ thể.

CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính
đáng

3.1.1 Quy định về các trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng
 Thứ nhất, về vấn đề định tội danh:
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mà cụ thể là
Điều 102, khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 (tương ứng là Điều 96 và 106 Bộ
luật hình sự năm 1999), cũng như căn cứ vào các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm của
hai tội phạm cụ thể nêu trên ta sẽ đánh giá và đưa ra kết luật hành vi vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng đó sẽ là tội gì và được quy định tại điều nào của Bộ luật hình sự hiện
hành.

 Thứ hai, về vấn đề quyết định hình phạt:


Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng" (Điều 96) như sau: "Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ
3 tháng đến 2 năm " và "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" (Điều 106) như sau: "Người nào
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ
31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm...".

15
Khi lượng hình cần chú ý vận dụng tổng hợp các tình tiết sau đây:

 Mức độ vượt quá giới hạn phòng vệ nhiều hay ít ? Ví dụ: Nếu hành vi tấn công của
nạn nhân là yếu ớt, ít nguy hiểm như chỉ xô đẩy, tát tai mà bị cáo bắn chết họ thì
mức độ vượt quá là lớn, cần xử phạt nặng hơn. Nếu ngược lại, hành vi tấn công
tương đối nguy hiểm (như dùng gậy đánh... thì mức hình phạt là nhẹ).
 Hành vi là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp làm chết người? Nếu là cố ý trực tiếp
thì cần xử nặng hơn là cố ý gián tiếp làm chết người.
 Mức độ thiệt hại (hậu quả): làm chết người hoặc bị thương nhiều người hay một
người.
 Động cơ của can phạm: Bên cạnh động cơ muốn bảo vệ lợi ích xã hội, muốn thi
hành nhiệm vụ còn có động cơ khác như sỹ diện, tự ái cá nhân, hống hách, mệnh
lệnh... Nếu có động cơ xấu thì cần xử nặng hơn, nếu không có thì có thể xử nhẹ
hơn.
 Con người can phạm tốt hay xấu? (nhân thân bị cáo).

3.1.2 Áp dụng tình tiết giảm nhẹ vào phòng vệ chính đáng
Điều 13 của Bộ luật hình sự quy định: Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe
của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

 Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là
có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
 Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự
và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
 Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có
thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
 Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh
lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành
vi xâm hại.

16
Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải
ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho
người phòng vệ.

Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng
hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và
hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc
gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra
và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng;
nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…);
cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng
người, nơi đông người, đêm khuya). Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của
người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác
phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công
bất ngờ.

3.2 Những bất cập trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ
chính đáng
 Khi xét về hành vi chống trả của người phòng vệ chưa nêu được căn cứ để xác
định thế nào là cần thiết
 Quy định chế định phòng vệ chính đáng nằm trong phần “tội phạm” chưa đảm bảo
đúng bản chất của một hành vi chính đáng được Nhà nước cho phép.
 Chưa quy định rõ hành vi xâm phạm trong trường hợp như thế nào thì hành vi
chống trả được coi là phòng vệ, trường hợp nào thì không được coi là phòng vệ.
 Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp “làm chết nhiều người” và cố ý gây
thương tích tổng tỷ lệ thương tật trên 31% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng chưa được quy định rõ ràng trong khoản 2 Điều 106 BLHS hiện hành.
 Chưa xác định rõ ràng nội dung phòng vệ
 Chưa thể hiện được hết quyền phòng vệ của con người

17
 Khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ với yếu tố giảm nhẹ “vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng" là không cần thiết
 Trường hợp phòng vệ chính đáng có thể nhầm với phạm tội do tinh thần bị kích
động mạnh.
 Khái niệm phòng vệ từ xa (hay là phòng vệ quá sớm) chưa được pháp luật Việt
Nam thừa nhận.

3.3 Một số vụ án thực tế


Vụ án thứ nhất (Hình 1):

Chuyện xảy ra từ tháng 7-2012, Ngô Văn Tình và Trương Minh Trí cùng ấp chơi đánh bài
tại nhà Tình. Trí xin Tình thuốc lá nhưng Tình không cho. Chỉ có vậy mà cả hai cãi cọ rồi
xô xát nhau.

Cắn một phát, thương tích 15%.

Trí về nhà lấy 2 con dao quay lại nhà Tình. Thấy Tình đứng trước sân, Trí ném con dao
về phía Tình nhưng không trúng. Tình bỏ chạy vào nhà. Trí cầm con dao còn lại đuổi theo
Tình vào tận buồng ngủ. Tình bị Trí vật đè xuống dưới đất. Tình dùng tay kéo cổ Trí
xuống rồi cắn vào môi của Trí gây thương tích 15%.

Bản án sơ thẩm của TAND huyện Thạnh Hóa tuyên phạt Tình 9 tháng cải tạo không giam
giữ, bồi thường 5,9 triệu đồng. Tình kháng cáo kêu oan. Trí cũng kháng cáo đề nghị tăng
nặng hình phạt và tăng mức bồi thường lên 10 triệu đồng.

Tháng 6-2014, TAND tỉnh Long An đã bác kháng cáo của Tình, chấp nhận một phần
kháng cáo của Trí, nâng lên mức án 6 tháng tù giam, giữ nguyên mức bồi thường.

Trong phần nhận định để tuyên mức án giam cho Tình, bản án của TAND tỉnh Long An
nêu: “Hành vi của Tình là nguy hiểm cho xã hội, xem thường tính mạng người khác”.

18
Những tình tiết Tình khai rằng Trí cầm dao vào buồng chém mình thì chỉ có vợ Tình nhìn
thấy, vật chứng là chiếc ghế nhựa và con dao cũng không còn, do đó không đủ cơ sở để
xác định Trí tiếp tục cầm dao và tấn công Tình trong buồng ngủ.

Tình đi tù khi con nhỏ mới được vài tháng tuổi. “Con còn nhỏ, chưa gửi ai được, tui làm
đơn xin hoãn thi hành án mà người ta không chịu. 26 tháng chạp, nhằm ngày 14-2-2015,
tui bị bắt đi thi hành án” - Tình kể.

Tình bị oan.

Thi hành án xong, Tình làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng. Và lá đơn mộc mạc của
Tình đã được TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét.

Tháng 6-2016, chánh án Trần Văn Châu đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo
hướng tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Thạnh Hóa và bản án phúc thẩm của
TAND tỉnh Long An, tuyên bố hành vi của Ngô Văn Tình là phòng vệ chính đáng, không
cấu thành tội phạm.

Tại phiên họp giám đốc thẩm mới đây, Hội đồng thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM
xác định Trương Minh Trí có hành vi chuẩn bị hung khí nguy hiểm, chủ động sang nhà
Ngô Văn Tình để tấn công bị cáo.

Hành vi phóng dao của Trí là nguy hiểm, đe dọa xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của
bị cáo, hậu quả chưa xảy ra là nằm ngoài ý thức chủ quan của Trí. Khi Tình bỏ chạy vào
nhà, Trí tiếp tục cầm dao đuổi theo để hành hung, thể hiện sự quyết tâm uy hiếp tính
mạng, sức khỏe của Tình.

“Tại buồng ngủ, Trí đã đè Tình xuống đất, ngồi lên bụng Tình để tiếp tục đánh Tình nên
không thể coi hành động tấn công của Trí đã kết thúc. Tình ở trong tình thế không còn lối
nào khác thoát khỏi sự khống chế của Trí.

19
Do đó việc Tình vít cổ Trí xuống để cắn vào miệng khiến Trí phải buông Tình ra là hành
vi phòng vệ chính đáng, không cấu thành tội phạm. Các cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm kết
án Ngô Văn Tình tội cố ý gây thương tích là làm oan cho bị cáo” - Hội đồng thẩm phán
nhận định.

Hội đồng thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên bố hủy các bản án sơ thẩm, phúc
thẩm và đình chỉ vụ án.

Vụ án thứ hai (Hình 2):

Theo hồ sơ vụ án, do có mâu thuẫn từ trước nên khoảng 18 giờ 30 phút, ngày 03/01/2016,
trước cổng ký túc xá Công ty Cổ phần Dệt Đông Quang (Khu công nghiệp Hải Sơn, ấp
Bình Tiền 2, xã Đức Hoà Hạ, huyện Đức Hoà) xảy ra vụ đánh nhau giữa nhóm Chau
Nươnl và Chau Kha Na (21 tuổi, ngụ tại ấp Mằng Rò, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh
An Giang).
Được biết, nhóm của Chau Kha Na xảy ra mâu thuẫn với Chau Pháp (cháu của Chau
Nươnl). Thấy cháu mình bị chém, Chau Nươnl và Chau Sóc Ny (anh ruột Chau Pháp)
cầm hung khí giải vây.
Khi bị Chau Kha Na chém gây thương tích, Chau Nươnl lấy dao bấm chống trả, đâm liên
tiếp 2 nhát vào vùng ngực Chau Kha Na khiến nạn nhân tử vong.
Chau Nươnl còn giải vây cho Chau Sóc Ny nên dùng dao đâm vào lưng Chau Vanh Ni,
gây thương tích 61% và liệt 2 chân.
Sau khi gây án, Chau Nươnl bỏ trốn. Đến ngày 30/6/2017, được sự động viên của gia
đình, Chau Nươnl đến Công an huyện Đức Hòa đầu thú.
Theo Hội đồng xét xử TAND tỉnh, hành vi phạm tội của Chau Nươnl nhằm bảo vệ tính
mạng, sức khỏe bản thân cũng như của Chau Sóc Ny khi bị tấn công nhưng vượt quá mức
cần thiết, dẫn đến cái chết của Chau Kha Na và gây thương tích cho Chau Vanh Ni.

20
Hội đồng xét xử TAND tỉnh tuyên phạt bị cáo Chau Nươnl 1 năm 6 tháng tù về tội “Giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” và 9 tháng tù về tội “Cố ý gây thương
tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”.
Tổng hợp hình phạt, bị cáo Chau Nươnl chịu mức án 2 năm 3 tháng tù. Bên cạnh đó, bị
cáo Chau Nươnl phải bồi thường cho gia đình các bị hại số tiền 177 triệu đồng. Kiên
Định, 15/05/2018, Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

3.4 Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về phòng
vệ chính
 Nên có thêm văn bản hướng dẫn dưới dạng Nghị định huy Thông tư nêu căn cứ
xác định hành vi chống trả của người phòng vệ được coi là cần thiết
 Nên quy định chế định phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 15 BLHS hiện hành
thành một phần riêng, tách biệt riêng ra với phần quy định trong chương Tội phạm
 Nên có thêm văn bản quy định rõ hành vi xâm phạm trong trường hợp như thế nào
thì hành vi chống trả được coi là phòng vệ, trường hợp nào thì không được coi là
phòng vệ
 Cần thêm quy định “làm chết nhiều người" vào khoản 2 Điều 106 BLHS hiện
hành.
 Nên quy định rõ ràng nội dung phòng vệ
 Nên có thêm hướng dẫn rõ ràng hơn về vấn đề phương tiện và phương pháp của
người phòng vệ và người xâm hại
 Nên bỏ đi tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 46 BLHS
 Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể dưới dụng Nghị định hay Thông tư quy định các
căn cứ để tránh trường hợp nhầm lẫn giữa phòng vệ chính đáng với phạm tôi do
tinh thần bị kích động
 Nên thừa nhận thêm khái niệm phòng vệ từ xa (phòng vệ quá sớm) và tình tiết
giảm nhẹ cho trường hợp này.

21
C. KẾT LUẬN

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định chế định phòng vệ chính đáng
trong luật hình sự. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những quy định riêng về chế định này tuỳ
thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi nước. Luật hình sự nước ta, phòng
vệ chính đáng được quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự với nội dung: “Phòng vệ chính
đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. Luật hình sự của một số nước gọi là
phòng vệ cần thiết (Điều 38 Bộ luật hình sự của liên bang Nga). Bộ luật hình sự năm
1999 đã không dùng thuật ngữ tương xứng mà thay vào đó là thuật ngữ cần thiết tuy
không làm thay đổi bản chất của chế định phòng vệ chính đáng nhưng cũng làm cho việc
vận dụng chế định này trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả hơn.
Như vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm
có thể là quyền nhân thân, quyền sở hữu. Những quyền hoặc lợi ích này có thể bị xâm
phạm qua những hành động của người tấn công những cũng có thể qua không hành động.

22
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Ngô Văn Tình kể về việc mình vừa bị đánh, vừa bị đi tù .

Hình 2. Bị cáo Chau Nươnl tại phiên tòa xét xử

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. QUỐC HỘI, 2017, Bộ luật hình sự hiện hành (bộ luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017).
2. Dương Phan Thùy Dung, 2017, Luận Văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
Link: slideshare.net/trongthuy1/luan-van-phong-ve-chinh-dang-theo-phap-luat-hinh-
su-hay-9d

3. Luật sư Nguyễn Thị Yến,2018, Quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng.
Link: https://hinhsu.luatviet.co/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-phong-ve-chinh-dang/
n20161028120823116.html

4. Luật sư Phạm Tuấn Anh, Thế nào là phòng vệ chính đáng ?


Link: https://luatsuphamtuananh.com/bao-chua--bao-ve-quyen-loi-trong-vu-an-hinh-
su/the-nao-la-phong-ve-chinh-dang-/

5. Công ty Luật TNHH NPT và Cộng Sự, Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng.
Link: https://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/8c8072b6-02f9-410a-aa0a-
bb1ef48cbd27

6. Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Hậu Giang, 2020, Lý luận và Thực tiễn trong việc
áp dụng chế định phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Link: https://vks.haugiang.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-va-thuc-tien-trong-
viec-ap-dung-che-dinh-phong-ve-chinh-dang-va-vuot-qua-gioi-han-phong-ve-chinh-
dang-297.html

7. Luật sư Nguyễn Văn Dương, 2021, Phòng vệ chính đáng là gì ? Vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng là gì ?

24
Link: https://luatduonggia.vn/phong-ve-chinh-dang-la-gi-vuot-qua-gioi-han-phong-ve-
chinh-dang-la-gi/

8. Nguyễn Sơn, 2014, Luận văn Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá
phòng vệ chính đáng theo Luật hình sự Việt Nam
9. Hoàng Hiệp, 04/01/2017, “Phòng vệ chính đáng” vẫn phải đi tù
Link: https://tuoitre.vn/phong-ve-chinh-dang-van-phai-di-tu-1246768.htm

10. Sáng Nguyễn, 29/04/2020, Tổng hợp một số bản án về phòng vệ chính đáng và
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Link: https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/tong-hop-mot-so-ban-an-ve-phong-ve-
chinh-dang-va-vuot-qua-gioi-han-phong-ve-chinh-dang-2620
11. Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Lạng Sơn, 2018, Tìm hiểu về chế định phòng vệ
chính đáng trong Bộ luật hình sự năm 2015

Link: https://vienkiemsatlangson.gov.vn/nghien-cuu-phap-luat/1452/tim-hieu-ve-che-
dinh-phong-ve-chinh-dang-trong-bo-luat-hinh-su-nam-2015.htm#.YQFKWo4zbIU

12. Nguyễn Tiến Đạt, 2021, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Link: https://azlaw.vn/toi-giet-nguoi-do-vuot-qua-gioi-han-phong-ve.htm

13. Luật sư Phạm Tuấn Anh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Link: https://luatsuphamtuananh.com/bao-chua--bao-ve-quyen-loi-trong-vu-an-hinh-
su/toi-giet-nguoi-do-vuot-qua-gioi-han-phong-ve-chinh-dang/

25

You might also like