You are on page 1of 5

Sưu tầm & biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)

SIÊU THỰC CHIẾN 2023


LẦN THỨ: 74
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
NAP 41: Điện phân nóng chảy MgCl2, ở anot thu được chất nào sau đây?
A. HCl. B. Mg(OH)2. C. Cl2. D. Mg.
NAP 42: Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao, khi nóng chảy bị phân hủy?
A. C6H12O6. B. CH3-NH2.
C. H2N-CH2-COOH. D. CH3-COO-C2H5.
NAP 43: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. axit glutamic. B. Anbumin. C. Metyl amin. D. Gly-Ala.
NAP 44: Trong phản ứng của kim loại Fe với khí Cl2, một nguyên tử Fe nhường bao nhiêu
electron?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
NAP 45: Crom (III) hidroxit là chất rắn màu lục xám, có tính lưỡng tính. Công thức của crom (III)
hidroxit là
A. H2CrO4. B. Cr(OH)3. C. Cr(OH)2. D. CrO3.
NAP 46: Thủy phân este nào sau đây trong môi trường kiềm tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ có cùng số
nguyên tử cacbon?
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC6H5. D. HCOOC2H5.
NAP 47: Cho phương trình hóa học: X + CO2 + H2O → Y + NaHCO3. X có thể là chất nào sau đây?
A. KAlO2. B. Na2CO3. C. NaOH. D. NaAlO2.
NAP 48: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
A. nước. B. giấm. C. cồn. D. nước muối.
NAP 49: Cho thanh kim loại Mg vào dung dịch chất nào sau đây chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa
học?
A. Fe(NO3)2. B. AgNO3. C. CuCl2. D. H2SO4.
NAP 50: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở thể khí?
A. Metylamin. B. Anilin. C. Phenol. D. Alanin.
NAP 51: Kali phản ứng với clo sinh ra sản phẩm nào sau đây?
A. KCl. B. KOH. C. KClO. D. KClO3.
NAP 52: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Cu. B. Na. C. W. D. K.
NAP 53: Kim loại Cu phản ứng được với chất nào sau đây?
A. dung dịch MgCl2. B. AgCl.
C. dung dịch Fe(NO3)2. D. dung dịch AgNO3.
NAP 54: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan đuợc Al(OH)3?
A. NaOH. B. HNO3. C. NH3. D. Ba(OH)2.
NAP 55: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng?
A. HCl. B. NaHCO3. C. K3PO4. D. NaNO3.

Thay đổi tư duy 1 Bứt phá thành công


Sưu tầm & biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
NAP 56: Chất nào sau đây không phải là este?
A. C2H3COOC6H5. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOH.
NAP 57: Các mảng “riêu cua” xuất hiện khi nấu canh cua là do xảy ra
A. sự kết tủa tinh bột. B. sự thủy phân tinh bột.
C. sự đông tụ protein. D. sự thủy phân protein.
NAP 58: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
A. Ag. B. Al. C. Cu. D. Fe.
NAP 59: Thủy phân 7,4 gam metyl axetat trong 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn
toàn, cô can dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,1. B. 12,3. C. 8,2. D. 10,2.
NAP 60: Polime nào sau đây dùng để sản xuất tơ, sợi?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poli(metyl metacrylat).
C. Poliacrilonitrin. D. Polietilen.
NAP 61: Phản ứng nhiệt nhôm luôn thu được sản phẩm
A. Al2O3. B. Fe. C. Fe2O3. D. Al.
NAP 62: Cho 14,24 gam một aminoaxit X dạng CnH2n+1O2N tác dụng hết với dung dịch HCl, thu
được 20,08 gam muối. Hỏi số công thức cấu tạo X?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
NAP 63: Nung nóng hỗn hợp rắn gồm: Fe(OH)3, Fe(NO3)2 trong điều kiện không có không khí đến
khối lượng không đổi thu được chất nào sau đây?
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. Fe2O3, FeO. D. FeO.
NAP 64: Cho 4 dung dịch riêng biệt: NaOH, AgNO3, KHSO4 và Na2CO3. Số dung dịch có khả năng
phản ứng được với Fe(NO3)2 là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
NAP 65: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Fe3O4 + 8HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.
B. 2Al + Fe2O3 (t°) → Al2O3 + 2Fe.
C. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
D. FeO + CO (t°) → Fe + CO2.
NAP 66: Trong các polime sau: (1) poli (metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) amilopectin; (4)
polivinylclorua; (5) nilon-6,6; (6) poli (etylenterephtalat), các polime là sản phẩm của phản ứng
trùng hợp là
A. (3), (5), (6). B. (1), (2), (6). C. (1), (2), (4). D. (3), (4), (5).
NAP 67: Cho bột kim loại Cu dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch chứa muối nào sau đây?
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2.
C. Cu(NO3)2. D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2.
NAP 68: Cho 6,75 gam C2H5NH2 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Xác
định m?
A. 12,225. B. 10,4. C. 12,075. D. 12,25.
Thay đổi tư duy 2 Bứt phá thành công
Sưu tầm & biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
NAP 69: Cho các phát biểu sau:
(a) Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim của kim loại là do các electron tự do trong mạng
tinh thể kim loại gây nên.
(b) Độ dẫn điện của kim loại tăng khi nhiệt độ môi trường tăng lên.
(c) Hỗn hợp Al và Ba (tỉ lệ mol 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(d) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ 1 : 2) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(e) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, dung dịch thu được chứa 3 muối.
(f) Cho NH3 vào dung dịch AlCl3 dư, thu được dung dịch chứa 2 muối.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
NAP 70: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH loãng.
(2) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch AgNO3.
(3) Trộn dung dịch NaHCO3 và CaCl2 loãng rồi đun nóng nhẹ.
(4) Cho mẫu Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(5) Cho mẩu Ba vào dung dịch CuSO4 loãng.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
NAP 71: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và FeS (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) vào
lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Lượng khí SO2 thoát ra phản
ứng vừa đủ với 2,28 lít dung dịch KMnO4 0,02M thu được dung dịch trong suốt, không màu. Giá
trị của m là
A. 2,67. B. 1,14. C. 1,76. D. 2,016.
NAP 72: Cho hỗn hợp X gồm một số chất béo và axit béo tự do tác dụng vừa đủ với 850ml dung
dịch NaOH 1M. Toàn bộ muối thu được đem đốt cháy hoàn toàn thu được 14,875 mol CO 2 và
14,275 mol H2O. Thể tích dung dịch Br2 1M cần dùng để tác dụng vừa đủ với hỗn hợp X có giá trị
gần đúng với trường hợp nào sau
A. 610ml. B. 596ml. C. 598ml. D. 605ml.
NAP 73: Một loại gương soi có diện tích bề mặt 10 cm² với độ dày lớp bạc được tráng lên là 10-5
4

cm. Nếu nguyên liệu ban đầu là 129,76 gam saccarozơ đem thủy phân thành dung dịch X, rồi đem
toàn bộ X tráng bạc. Hỏi sẽ tráng được bao nhiêu chiếc gương loại trên? Biết hiệu suất phản ứng
thủy phân là và tráng bạc đều 80% và khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³ ở điều kiện thường.
A. 50. B. 100. C. 150. D. 75.
NAP 74: Cho các nhận xét sau:
(1) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm và có thể nén vào bình cứu hỏa
dạng bột để chữa cháy.
(2) Đem chất rắn xenlulozơ trinitrat màu vàng đốt, có khói trắng xuất hiện
(3) Nhiệt độ là (ủi) vải lụa tơ tằm luôn thấp hơn vải làm từ tơ nitron.
(4) Fructozơ có trong các loại quả rất ngọt khi chín như dứa, xoài, nho…
(5) Phô-mai là thực phẩm giàu protein.
(6) Cồn khô (cồn sáp) dùng để nấu lẩu, nướng mực có thành phần chính là metanol.
Thay đổi tư duy 3 Bứt phá thành công
Sưu tầm & biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)
Số nhận xét đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
NAP 75: Hòa tan hoàn toàn 108,9 gam hỗn hợp X gồm Mg, CuO, Fe3O4 và FeCO3 (nguyên tố oxi
chiếm 22,04% về khối lượng) vào 2,4 lít dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối
và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O, NO và CO2, có tỉ khối so với H2 là 18,5. Cho Y phản ứng
tối đa với 4,425 lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được kết tủa T. Nung T trong không khí
đến khối lượng không đổi, thu được 120 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Fe 3O4 trong X có
giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 44%. B. 50%. C. 47%. D. 48%.
NAP 76: Cho hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z no, mạch hở, không chứa chức -COOH, được
tạo bởi axit cacboxylic và ancol với tỉ lệ mol X : Y : Z = 5 : 6 : 10 (Biết 60 < M X < MY < MZ < 180). Đem
đốt cháy hoàn toàn 58,36 gam A thu được 1,98 mol CO2, 1,46 mol H2O. Nếu cũng đem lượng hỗn
hợp A trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,94 mol NaOH thì thu được 63,52 gam hỗn hợp
muối P và hỗn hợp ancol Q không quá 2 chức, đem Q tác dụng hết với Na thì thu được 11,648 lít
khí H2 (đo ở đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Z trong A có giá trị gần nhất với.
A. 60,3%. B. 24,26%. C. 15,42%. D. 56,68%.
NAP 77: Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X có công thức phân tử C4H8O4; Y và Z đều có công
thức phân tử là C6H8O6 (X và Y đều được tạo bởi axit cacboxylic và ancol). Cho các phản ứng sau
theo đúng tỉ lệ mol sau:
X + NaOH (t°) → A + T
Y + 3 NaOH (t°) → 3A + T
Z + 3 NaOH (t°) → 2A + Q + E
E + HCl → G + NaCl
Cho các nhận định sau
(1) T và Q đều hòa tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam
(2) 2 mol X tác dụng được với Na dư, thu được 1 mol H2
(3) X, Y, Z, A đều có phản ứng tráng được bạc và làm mất màu nước brom
(4) Đem A và E nung với vôi tôi xút đều thu được 1 loại khí
(5) Có thể điều chế Q từ C2H4
(6) A là đồng đẳng của G
Hỏi có bao nhiêu nhận định đúng? Biết các chất dạng ẩn trong bài đều là các hợp chất hữu cơ, E chỉ
chứa 2 nhóm chức trong phân tử
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
NAP 78: Đem 1 lít dung dịch X gồm CuSO4 x mol, HCl y mol, NaCl z mol điện phân với cường độ
dòng điện 5A, các giá trị pH của dung dịch ứng với mỗi thời điểm điện phân (thời gian tính theo
giây) được cho trong đồ thị dưới đây

Thay đổi tư duy 4 Bứt phá thành công


Sưu tầm & biên soạn: Thầy Nguyễn Anh Phong (NAP)

Biết rằng khi hết thời gian điện phân là 11580s thì bắt đầu có nước điện phân ở anot. Hãy tính tổng
x + y + z? Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình điện phân.
A. 0,5. B. 0,9. C. 0,6. D. 0,8.
NAP 79: Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X (t°) → Y + CO2
(2) Y + H2O → Z
(3) Z + Q → T + X + H2O
(4) Z + 2Q → M + X + 2H2O
Biết mỗi kí hiệu X, Y, Z, Q, T, M là các chất vô cơ khác nhau và M X = MQ. Công thức của các chất T,
M lần lượt là
A. KHCO3 và K2CO3. B. NaOH và Na2CO3.
C. KOH và K2CO3. D. NaHCO3 và Na2CO3.
NAP 80: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2%
Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2 – 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 – 4 giọt anbumin, vào ống thứ hai 3 – 4 giọt glixerol, vào
ống thứ ba 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(a) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2.
(b) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch NH3 dư
(c) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ ba: glucozơ đã phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng glucozơ
Cu(C6H10O6)2
(d) Sau buớc 3, trong ống nghiệm thứ 1 có hiện tượng: Kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu tím
(e) Sau bước 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C3H5(OH)2O]2Cu (đồng(II) glixerat) tan thành
dung dịch màu xanh lam
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
----------------- HẾT -----------------

Thay đổi tư duy 5 Bứt phá thành công

You might also like