You are on page 1of 94

HỌC PHẦN NE3015

VẬT LÝ HẠT NHÂN

GV. Trần Kim Tuấn


tuan.trankim@hust.edu.vn

BM. Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý Môi trường


Viện Vật lý Kỹ thuật
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền
• Nội dung: gồm các vấn đề
1. Thành phần cấu tạo
2. Điện tích
3. Kích thước
4. Khối lượng
5. Năng lượng liên kết
6. Spin, Tính chẵn lẻ, Momen lưỡng cực từ, Momen tứ cực điện
7. Spin đồng vị
8. Trạng thái kích thích của hạt nhân
9. Các tính chất của lực hạt nhân

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 2
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân
• Nguyên tử: gồm một hạt nhân mang điện dương và các điện
tử quỹ đạo, được liên kết bằng lực Coulomb (Rutherford, 1911)

✓ Hạt nhân có khối lượng ≈ KL nguyên tử, kích thước rất nhỏ (~ 10–13 cm)
so với nguyên tử (~ 10–8 cm), số điện tích (+) bằng tổng điện tích (–)
của số điện tử quỹ đạo

✓ Các mẫu nguyên tử: mẫu cơ học lượng tử → mây điện tích

• Hạt nhân:
– gồm các notron và proton (gọi chung: nucleon),
– liên kết bằng lực hạt nhân có cường độ rất mạnh (thắng lực đẩy
Coulomb giữa các proton mang điện tích dương)
– tạo thành một hạt nhân bền vững

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 3
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân (tiếp)
• Hạt trong mức độ vật lý hạt nhân
✓ Điện tử ( e ): q = -1e; me = 9,11×10–31 kg

✓ Proton ( p ): q = +1e; mp = 1,673×10–27 kg

✓ Notron ( n ): q = 0 (đo được ~ 2×10–20e)

mn = 1,675×10–27 kg

→ mn > mp; mn và mp ~ 2.000 me

✓ e, p, n: được coi là các hạt cơ bản trong vật lý hạt nhân, không
bị phân chia
(lưu ý: 1e = 1,6×10–19 C)

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 4
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân (tiếp)
Ký hiệu nguyên tử - hạt nhân: Ký hiệu khối lượng:
ZX
A -- XA -- X-A -- (Z,A) • Nguyên tử: M(ZXA)
Với: M(ZXA) ≈ AM(1H1)
✓ X = ký hiệu nguyên tố
• Hạt nhân: m(ZXA)
✓ Z = nguyên tử số (số proton
trong hạt nhân) M(ZXA) ≈ m(ZXA) + Zme
✓ A = số khối (số nucleon m(ZXA) ≠ Zmp + Nmn
trong hạt nhân) = Z + N
✓ N = số notron trong hạt nhân
=A–Z Thực nghiệm cho thấy
Ví dụ: m(ZXA) < Zmp + Nmn
235 -- U235 -- U–235 -- (92,235)
92U

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 5
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân (tiếp)
• Các đồng vị của một nguyên tố: là các nguyên tử/
hạt nhân của cùng một nguyên tố (cùng số Z) nhưng có số khối A
(hay số notron N) khác nhau

❖ Ví dụ: 8O
14,
8O
15,
8O
16,
8O
17,
8O
18,
8O
19,
8O
20

❖ Các đồng vị có cùng tính chất hóa học (trừ các đồng vị của
nguyên tố nhẹ nhất hydro)

1H
1,
1D
2 (D2O đóng băng ở 3,28°C, sôi ở 101,4°C), 1T3

❖ Hạt nhân có độ bền khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ N/Z của hạt
nhân
❖ Đồng vị bền: tồn tại mãi trong tự nhiên
❖ Đồng vị không bền: có thể tự phát biến đổi thành hạt nhân khác
(hiện tượng phân rã phóng xạ)

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 6
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân (tiếp)
• Phân loại hạt nhân theo độ bền vững:
❖ Hạt nhân bền:
❖ Các đặc trưng: số khối A, điện tích Z, khối lượng hạt nhân M, năng
lượng liên kết ΔW, bán kính hạt nhân R, spin , momen từ , momen tứ
cực điện , spin đồng vị T, tính chẵn lẻ của hàm sóng
❖ Hạt nhân không bền (hạt nhân phóng xạ): là hạt nhân tự biến đổi để
trở thành hạt nhân khác, kèm theo phát ra các hạt mang điện hoặc không
mang điện, hoặc phát ra cả hai loại
❖ Những đặc trưng: loại biến đổi phóng xạ (α hay β, n, γ…), chu kỳ rã
nửa (bán rã) T1/2, năng lượng hạt phát ra
➢ Hạt nhân: có trạng thái cơ bản (ứng mức năng lượng thấp nhất) và trạng
thái kích thích (ứng các mức năng lượng cao hơn).
➢ Hạt nhân ở trạng thái kích thích: thường không bền, giải phóng năng
lượng kích thích bằng cách phát bức xạ γ hay n để thành hạt nhân bền.
➢ Đặc trưng của hạt nhân: chỉ rõ trạng thái nào, nếu không thì hiểu là ứng
với trạng thái cơ bản của hạt nhân
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 7
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân (tiếp)
❖ Hiện nay đã biết ~ 3200 đồng vị, trong đó có:
➢ 266 đồng vị bền, tồn tại trong tự nhiên
➢ 65 đồng vị phân rã còn tồn tại trong tự nhiên (sống dài, chu kỳ bán rã lớn)
➢ Còn lại là các đồng vị không bền, sản phẩm của các phân rã hay nhân tạo
➢ Đồng vị nhẹ nhất là 1H1 và nặng nhất là 109Mt269 (Meitnerium)

❖ Độ phổ biến của đồng vị trong tự nhiên: tỷ lệ hạt nhân đồng vị trong
mẫu hỗn hợp đồng vị của nguyên tố trong tự nhiên

VD: độ phổ biến của các đồng vị uran là U234 (0,0058% - 245,5 nghìn năm),
U235(0,711% - 704 triệu năm), U238 (99,284% - 4,47 tỉ năm)

❖ Bảng đồng vị: dữ liệu của các đồng vị đã biết và tương đối phổ biến
✓ Z, A, khối lượng (nguyên tử, hạt nhân), độ phổ biến, tính bền, phân rã,
năng lượng phân rã …

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 8
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân (tiếp)
❖ Ví dụ một bảng đồng vị:

➢ Với hạt nhân bền


✓ Z nhỏ: N = Z
✓ Z càng lớn: tỷ số N/Z tăng lên
➢ Với hạt nhân không bền
✓ Cách xa tỷ lệ N/Z bền

✓ Cách càng xa: chu kỳ bán rã


T1/2 càng nhỏ → càng không
bền, kích thích lớn, dễ phân rã

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 9
II.1: Thành phần cấu tạo hạt nhân (tiếp)
• Phân loại hạt nhân / nguyên tử theo số N / Z
❖ Đồng vị (isotope): cùng số Z, khác số N (A)
VD: 8O14, 8O15, 8O16, 8O17, 8O18
❖ Đồng khối (isobar): cùng số A = Z + N
VD: 5B14, 6C14, 7N14, 8O14
❖ Isotone: cùng số N, khác số Z (A)
VD: 6C14, 7N15, 8O16
❖ Isomer: hạt nhân ở trạng thái kích thích có thời gian sống dài (giả bền)
VD: hạt nhân isomer 27Co60m là hạt nhân Co60 ở trạng thái kích thích
thấp với năng lượng kích thích E = 59 keV và thời gian sống dài τ =
10,5 phút

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 10
II.2: Điện tích của hạt nhân
Hạt nhân (A, Z): điện tích của hạt nhân
Q = Zqp = Z|qe | = Ze

Các phương pháp đo điện tích hạt nhân:


❖ Phương pháp Mozeley (1913)
✓ Bức xạ Rơnghen đặc trưng phát ra trong cùng một dãy K hoặc L,
thoả mãn: ν: là tần số sóng Rơnghen
1 2 = a ( Z − Z0 ) a và Z0: các hằng số phụ thuộc chuyển dời
✓ Đối với dãy K (Liman): Z0 = 1 (thực nghiệm tìm được), a thay đổi rất
ít với chuyển dời Kα (L → K) hay Kβ (M → K) hay Kγ (N → K).
✓ Người ta tính được
12
 3  c: vận tốc ánh sáng,
a K =  CR   = 4,97 107 Hz1 2 7 m–1
 4  R ∞ : hằng số Ridberg, R ∞ = 1,097×10
→ xác định được bước sóng Rơnghen đặc trưng λ (= c/ν): xác định
được điện tích Z.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 11
II.2: Điện tích của hạt nhân (tiếp)
Các phương pháp đo điện tích hạt nhân:
❖ Phương pháp Chadwich
✓ Xác định nguyên tử số Z của kim loại dựa trên hiện tượng tán xạ
Rutherford của hạt α trên màng kim loại mỏng
✓ Chùm hạt α, khối lượng mα và vận tốc v, đến đập vào một tấm kim
loại mỏng dùng làm bia. Do tán xạ đàn hồi của hạt α trên hạt nhân
bia: chùm hạt α sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu góc θ.
✓ Xác suất tán xạ của hạt α theo hướng dΩ (phân bố tán xạ góc) theo

2
n: số hạt nhân bia/cm2 (mặt tấm lá kim loại mỏng)
dN  Ze 2  d N: thông lượng hạt α đến, số hạt α /cm2s
= n 2 
N    sin 4 
m v dN: số hạt α tán xạ theo hướng góc khối dΩ
2 trên 1 đơn vị diện tích lá kim loại trong 1 giây
Ze: điện tích của tấm kim loại (bia)

→ đo phân bố góc tán xạ của hạt α: xác định được điện tích Ze
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 12
II.3: Kích thước của hạt nhân
• Thí nghiệm tán xạ của hạt α trên hạt nhân nặng:
Giả thiết Rutherford (1911): phần lớn khối lượng nguyên tử tập trung
ở phần trung tâm có dạng hình cầu của nguyên tử, gọi là hạt nhân
=> Khái niệm “bán kính hạt nhân”: ý nghĩa trong tính toán, vật lý
• Lý thuyết lượng tử: nuclon là các vi hạt → tuân theo quy luật cơ học
lượng tử: mang lưỡng tính sóng – hạt.
– Không có quỹ đạo xác định của nuclon → không có kích thước xác
định của hạt nhân.
– “Bán kính hạt nhân”: tính tương đối, là phạm vi nuclon có khả năng
hiện diện, chuyển động (vùng phân bố điện tích hạt nhân).
• Thực nghiệm xác định hình dạng hạt nhân :
– Hạt nhân: Z/ N trùng với các số : 2, 8, 20, 28, 50, 82, 126 (số magic)
là có dạng hình cầu với momen quay gần bằng không.
– Số A càng lớn: bán kính R càng tăng,
– Hạt nhân có dạng cầu, gần cầu (ellipsoid) → các mức gần đúng
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 13
II.3: Kích thước hạt nhân α

❖ Là giới hạn của hạt nhân được xác định bằng thực nghiệm
✓ Tán xạ hạt α Rutherford, 1911)

Bán kính hạt nhân ~ 10–13 cm ( = 1 fm)

1 fm (femtomete –đọc là fermi trong hạt nhân)

✓ Tán xạ điện tử có năng lượng cao (650 MeV):


xác định phân bố điện tích (proton) trong hạt nhân → độ chính xác rất cao

❖ Thực nghiệm xác định tính chất, hình dạng của hạt nhân
➢ Thể tích V tỷ lệ với số nucleon A ➔ có thể giả thiết mỗi nucleon chiếm
cùng một thể tích

➢ Hạt nhân có dạng hình cầu hoặc ellipsoid nhẹ (gần đúng bậc nhất –hai)

➢ Có bề mặt khuếch tán


NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 14
II.3: Kích thước của hạt nhân (tiếp)
• Thực nghiệm: tán xạ điện tử năng lượng cao (650 MeV) cho phân bố
điện tích trong hạt nhân = phân bố proton. TN: có độ chính xác cao.
ρ0p r: khoảngcáchđếntâmhạtnhân
ρp = R: k/c từtâmđếnđiểmmậtđộgiảm ½
r−R
1 + exp
a a: độdàybềmặt
proton/fm3 ρ0p : hằngsố, x/đ theo đ/k chuẩnhóađiệntích
• Giả thiết: tỷ lệ mật độ n/p = N/Z
ρ r = ρp r + ρn r
A
= ρp r nucleon/fm3
Z
→Mật độ nucleon trong hạt nhân:
ρ0
ρ r = nucleon/fm3
r−R
1 + exp
a
ρ0 ≈ 0,6×1045 nucleon/m3
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 15
II.3: Kích thước của hạt nhân (tiếp)
• Bán kính hiệu dụng: Nhiều tính toán lý thuyết dựa trên việc nghiên
cứu hạt nhân gương hay tán xạ của e- nhanh trên hạt nhân, tán xạ
của notron nhanh trên hạt nhân: R ~ A1/3, hay có thể viết:
R = r A1/ 3 0
r0 là hằng số = (1,2 ÷ 1,5)×10–13 cm
1 fm = 10–13 cm (femtometer – gọi: fermi) → R ~ (1 ÷ 7) fm
=> Giả thiết: mỗi nuclon chiếm cùng một thể tích → tính không nén
của vật chất hạt nhân (tương tự chất lỏng)
• Thể tích hạt nhân
4 3
Vhat nhân = πR ≈ 7,25 × 10−39 A cm3
3
• Mật độ khối hạt nhân (chất hạt nhân): gần như không đổi
mhat nhân AΤNa 14 3
ρhat nhân = = = 2,4 × 10 gΤcm
Vhat nhân 4Τ3 πR3

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 16
II.4: Khối lượng của hạt nhân
• Đặc trưng quan trọng: thông tin về độ bền hạt nhân, tính
chất lực hạt nhân, chuyển dời – phân rã …
• Đơn vị:
– amu (u: atomic mass unit) bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử
C12 trung hòa ở trạng thái cơ bản
1 amu = 1,6605387×10–27 kg
– eV: động năng mà 1 điện tử thu được khi gia tốc trong điện
trường có hiệu điện thế 1 V = 1 J/C
→ Theo quan hệ khối lượng – năng lượng (công thức Einstein)
E = mc2
1 eV = 1,60217646×10–19 J me = 5,486×10–4 amu = 511 keV
1 amu = 931,502 MeV mn = 1,008665 amu = 939,566 MeV
1 MeV = 106 eV; 1keV = 103 eV mp = 1,007296 amu = 938,272 MeV

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 17
II.4: Khối lượng của hạt nhân (tiếp)
• Lý thuyết tương đối: hạt có khối lượng nghỉ m0 chuyển
động với vận tốc v lớn
m0
– Khối lượng m=
1 − v 2 Τc 2
m0 c 2
– Động năng T= − m0 c 2 = mc 2 − m0 c 2
1 − v 2 Τc 2
– Động lượng p = mv
1
p= T 2 + 2Tm0 c 2
c
– Năng lượng toàn phần
E = mc2 = E0 + T = m0c2 + T
– Năng lượng nghỉ của hạt
E0 = m0c2

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 18
II.4: Khối lượng của hạt nhân (tiếp)
• Đo khối lượng nguyên tử: thực nghiệm → khối phổ kế
(Thomson 1907, Aston và Dempston 1919)
– Nguyên lý: hạt mang điện q đi vào từ trường đều B theo hướng
vuông góc 𝐯 ⊥ 𝐁 sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn có bán kính
r tỷ lệ khối lượng M của hạt
Mv 2 Mv
= qvB ⇒ r =
r qB
Đo bán kính r: xác định tỷ số M/q
→ xác định q: tính M
– Cấu tạo nguyên lý:
➢ Nguồn phát ion
➢ Bộ lọc vận tốc, hướng Detector ghi nhận ion
➢ Detector ghi hạt
➢ Từ trường
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 19
II.4: Khối lượng của hạt nhân (tiếp)
• Khối lượng hạt nhân (đồng vị): đặc trưng quan trọng →
thông tin: độ bền của hạt nhân, tính chất lực hạt nhân …
• Các ký hiệu: lưu ý
– Khối lượng nguyên tử: M(ZXA)
– Khối lượng hạt nhân: m(ZXA)
• Xét nguyên tử
A
Z X = Z ( 11 p ) + N ( 10 n ) + Z ( 10 e )
– Theo định luật bảo toàn năng lượng
( ) ( )
M AZ X c2 = m AZ X c2 + Zmec2 + BE Ze
Với BE: năng lượng liên kết của Z e– quỹ đạo với hạt nhân (năng
lượng cần để tách Z e – khỏi nguyên tử)
– Do BEZe << m (nucleon): BE Ze 1 H = 13,6 eV 931 MeV
1
( )
→ khối lượng hạt nhân bằng m ( AZ X ) = M ( AZ X ) − Zme
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 20
II.5 : Năng lượng liên kết

• Năng lượng liên kết hạt nhân

• Năng lượng liên kết trung bình

• Năng lượng tách nucleon

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 21
II.5 : Năng lượng liên kết
• Xét phản ứng tách hạt nhân: C → A + B
– Theo đ/l bảo toàn năng lượng : năng lượng Q của phản ứng
Q = TA + TB − TC = ( M C − M A − M B ) c 2 = Mc 2
– Ý nghĩa của Q:
• Năng lượng tỏa ra từ phản ứng, từ độ hụt khối của các sản phẩm sau
phản ứng so với hạt nhân trước phản ứng;
• Năng lượng cần thiết để tách C thành A và B;
• Năng lượng cần thiết để tách ra hạt A và/hoặc B từ hạt nhân C → (-Q):
năng lượng liên kết của A/ B trong hạt nhân C

• Xét phản ứng ngược với phản ứng trên: A + B → C


Q' = TC − TA − TB = ( M A + M B − M C ) c 2 = M 'c 2
• Nhận xét: M' = M Q' = −Q

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 22
II.5 : Năng lượng liên kết (tiếp)
• Năng lượng Q của phản ứng: năng lượng tỏa ra từ phản
ứng đó, có nguồn gốc là từ độ hụt khối của các sản
phẩm sau phản ứng so với hạt nhân ban đầu
• Theo nhiệt động học:
– Nếu Q > 0: phản ứng tỏa nhiệt, thuận lợi về mặt năng lượng
→ dễ xảy ra, thậm chí tự phát
– Nếu Q < 0: phản ứng thu nhiệt, không thuận về mặt năng lượng
→ không thể xảy ra tự phát => phải cung cấp năng
lượng để phản ứng xảy ra: phản ứng có ngưỡng

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 23
II.5a : Năng lượng liên kết hạt nhân
• Năng lượng liên kết hạt nhân AZ X : năng lượng cần thiết
để tách hoàn toàn hạt nhân AZ X thành A nucleon tự do
• Ký hiệu : BE ( A
Z X ) (Binding Energy), W ( AZ X )
Phản ứng tách hoàn toàn hạt nhân thành các nucleon
A
Z X → Zp + ( A − Z ) n
→ BE ( AZ X ) = −Q = −Mc 2 BE: gọi là năng lượng liên
 
BE ( AZ X ) = Zm p + ( A − Z ) m n − m ( AZ X ) c 2  kết toàn phần của hạt
nhân (A,Z)
= ZM ( H ) + ( A − Z ) m
1
1 n 
− M ( AZ X ) c 2
Với nguyên tử hydro, năng Với nguyên tử heli, năng
lượng liên kết hạt nhân BE ( 2 He ) = 2M ( 1 H ) + 2m n − M ( 2 He ) c
4 1 4 2
lượng liên kết điện tử e- tại
lớp vỏ K là 13,6 eV. được tính như sau: = 28, 3 MeV

 Năng lượng liên kết hạt nhân lớn hơn năng lượng liên kết điện tử trong nguyên tử  106 lần
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 24
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình
( )
• Năng lượng liên kết trung bình  AZ X : năng lượng liên
kết tính trung bình cho một nucleon
 ( AZ X ) = BE ( AZ X ) A
A
• Ý nghĩa vật lý: biểu thị độ bền của hạt nhân đồng vị X Z
→ ε càng lớn: càng khó tách nucleon => cần nhiều năng
lượng hơn (tính trên một nucleon) để tách thành các
nucleon tự do
• Khảo sát ε: thông tin về cấu trúc hạt nhân, tính chất lực
hạt nhân …
– Mặt năng lượng ε(Z,N) của tất cả các đồng vị đã biết
– Đường cong ε(A) của các đồng vị đã biết tồn tại trong tự nhiên:
đồng vị bền, đồng vị phân rã (sống dài)
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 25
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Đồ thị ε(A) = BE/A của các đồng vị tự nhiên

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 26
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét Đồ thị ε(A)
– Giá trị ε tăng nhanh từ 0 MeV tại 1H (A=1) đến ~ 8 MeV tại 16O
(A=16)
Đạt cực đại (rộng) ε ≈ 8,8 MeV tại A = 60 (Cr, Mn, Fe)
Sau đó giảm dần đến ε ≈ 7,6 MeV tại đồng vị nặng nhất A = 238
(U)
– Đa số các đồng vị có ε ≈ 8 MeV
– Một số hạt nhân nhẹ có cấu trúc là bội số của hạt anpha : ε cao
đặc biệt hơn so với các hạt nhân bên cạnh
4 12 16 8
(VD: 2 He , 6 C , 8 O , trừ 4 Be)
( 94 Be và 52 He bị phân rã trong khoảng thời gian ~ 10–26 s)
→ các nucleon trong hạt nhân có xu hướng tạo thành nhóm dạng
hạt anpha

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 27
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
1. Lực hạt nhân là lực hút, cường độ mạnh hơn lực đẩy Culomb tổng
cộng của các proton trong hạt nhân: các hạt nhân đều có
BE > 0; ε > 0
2. Lực hạt nhân có cường độ rất mạnh trong khoảng cách ≈ 10–12cm,
mạnh hơn nhiều lực Culomb
e2
ε ≈ 8 MeV và VCl = k  0,75MeV
R
3. Lực hạt nhân có tính bão hòa, mỗi nucleon chỉ tương tác với vài
nucleon lân cận:
ε ≈ const ≈ 8 MeV/ nucleon → BE ~ A
(Nếu mỗi nucleon tương tác với tất cả các nucleon còn lại thì cần
có BE ~ A(A – 1) ~ A2)

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 28
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
4. Lực hạt nhân không phụ thuộc điện tích của nucleon:
Fhạt nhân(p-p) = Fhạt nhân(n-n) = Fhạt nhân(p-n)
Xét cặp hạt nhân gương (Z1 = N2; Z2 = N1): BE chỉ khác nhau một
giá trị bằng hiệu năng lượng tương tác Culomb trong hai hạt nhân
Năng lượng tương tác Culomb trong hạt nhân (A, Z) tính theo

3 Z ( Z − 1) e
2
VCl  k
5 R 1H 3
Ví dụ: cặp hạt nhân gương 1H3 và 2He3
ΔBE = BE(H3) - BE(He3) ≈ 0,75 MeV
ΔCl = VCl(H3) - VCl(He3) ≈ 0,75 MeV = ΔBE He 3
2

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 29
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
5. Các nucleon có spin bán nguyên, s = 1/2 (hạt fermion)
Các hạt nhân bền thường có:
N = Z = A/2 với các hạt nhân nhẹ A < 40
N ≈ 1,5Z với các hạt nhân nặng A > 40
Do: VCl ~ Z2 và BE ~ A
nên khi Z tăng: năng lượng tương tác Coulomb tăng
nhanh hơn BE  để hạt nhân bền (lực hạt nhân cân
bằng lực Coulomb): số N cần tăng nhanh hơn số Z.

→ Theo CHLT: chấp nhận nucleon có s = 1/2 khi


xét các mức đơn hạt của nucleon trong giêng thế
hạt nhân (xem Mukhin và Krane).

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 30
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
6. Tồn tại tương tác kết cặp giữa 2 nucleon cùng loại
Nhận thấy:
- Năng lượng liên kết trung bình của các hạt nhân chẵn – chẵn
thường cao hơn các hạt nhân có A lẻ và hạt nhân lẻ – lẻ
ε (Z chẵn, N chẵn) > ε (Z chẵn, N lẻ)
Số hạt nhân
16 12
8O ; 6C > ε (Z lẻ, N chẵn) đồng vị bền
> ε (Z lẻ, N lẻ)
- Các hạt nhân A lẻ kém bền
- Hạt nhân lẻ – lẻ (trừ 1H2; 3Li6; 5B10; 7N14) không
bền, phân rã β– và β+. Hạt nhân lẻ – lẻ có tới 2
nucleon không kết cặp.
- Các hạt nhân đồng vị chứa chẵn hạt anpha
(2p + 2n) đặc biệt bền: có ε lớn.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 31
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
7. Tồn tại các số notron và/hoặc proton đặc biệt làm hạt nhân rất
bền vì có ε rất cao, cao hơn hẳn các hạt nhân xung quanh: số lạ (số
magic)
N/Z = số magic = 2, 8, 20 (28), 50 82, 126 (số cuối cho N)
- Hạt nhân magic: hạt nhân có N hoặc Z là số magic.
- Hạt nhân 2 lần magic: cả N và Z đều là số magic
- Tính bền của các hạt nhân đồng vị phụ thuộc vào số nucleon:
tương tự tính bền hóa học của các nguyên tử có cấu trúc vỏ điện
tử (được lập đầy – gần đầy)
→ Có vẻ: các hạt nhân có cấu trúc nucleon tương tự như cấu trúc
vỏ điện tử của nguyên tử
Cơ sở xây dựng mẫu vỏ hạt nhân.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 32
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
8. Các hạt nhân nặng (Z > 82): thường thuận lợi đối với phân rã
phóng xạ anpha (phát hạt anpha tự phát – phân rã anpha tự phát)
Hạt anpha α: 2He
4

Xét phân rã hạt α: ZX


A → Z-2XA-4 + 2He4
- Năng lượng phản ứng phân rã Q:
Qα = [M(Z,A) – M(Z-2,A-4) – M(2He4)]c2
= BE(Z-2,A-4) + BE(2He4) – BE(Z,A)
= (A – 4)εA–4 + 4εα - AεA


Q = 4 (  −  A −4 ) + A A
A
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 33
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
Ví dụ: xét phân rã anpha của hạt nhân A = 220
Theo đồ thị ε(A) trong khoảng A = 180 ÷ 240 thấy
Δε/ΔA ≈ - 0,33/40 ≈ - 1/120 = - 0,33 MeV
Với: A = 220; εα = 7,7MeV De

ΔA = -4; εA = 216 ≈ εA = 220 ≈ 7,1MeV


Q = 4 (  −  A−4 ) + A A
A
200 220 240 A
Qα = 4(7,7 – 7,1) + 220(-1/120)(–4) ≈ 5MeV
Vì Q > 0: phân rã α thuận lợi về mặt năng lượng → có khả năng
xảy ra tự phát.

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 34
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
9. Có hai phương pháp khai thác năng lượng hạt nhân: tổng hợp
hạt nhân nhẹ; phân hạch hạt nhân nặng
a. Phản ứng tổng hợp hạt nhân nhẹ (phản ứng nhiệt hạch): kết
hợp hai hạt nhân nhẹ (A < 25) tạo thành một hạt nhân nặng hơn có ε
lớn hơn sẽ tỏa ra năng lượng ≈ tích số của số khối A với độ tăng Δε
Xét phản ứng: (Z1, A1) + (Z2, A2) → (Z, A) với A < 25
Ta có: Q = ΔM.c2 = (m1 + m2 – m)c2
Vì có BE(Z,A) = [Zmp + Nmn – m(Z,A)]c2
→ Q = BE(Z,A) – BE(Z1, A1) – BE(Z2, A2)
= Aε – A1ε1 – A2ε2
≈ A(ε – ε1)
vì ε > ε1 nên Q > 0
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 35
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
Ví dụ: Xét phản ứng 1H
2 + 1H2 → 2He4 (Z, A)
Ta có: Q = ΔM.c2 = (m1 + m2 – m)c2
= [2m(1H2) – m(2He4)] c2 × 931,502 (MeV)
≈ [2M(1H2) – M(2He4)] × 931,502 (MeV)
≈ [2×2,014102 – 4,002603] × 931,502
= 23,85 MeV
Hay có Q = A(ε – ε1)
= BE(2He4) – 2BE(1H2)
≈ 28,296 – 2×2,225
= 23,85 MeV
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 36
II.5b : Năng lượng liên kết trung bình (tiếp)
Nhận xét tính chất của lực hạt nhân từ đồ thị ε(A)
b. Phản ứng phân chia hạt nhân nặng (phản ứng phân hạch): quá
trình phá vỡ hạt nhân rất nặng (VD: U-235, U-238) thành hai hạt
nhân nhẹ hơn có A gần bằng nhau và ε lớn hơn sẽ tỏa ra năng
lượng ≈ tích số của số khối A với độ tăng Δε của các hạt nhân đó.
Xét phản ứng: (Z, A) → (Z1, A1) + (Z2, A2) với A rất lớn
Ta có: Q ≈ A(ε1 – ε) ≈ A(ε2 – ε)
Vì có Q = [M(Z,A) – M1 – M2]c2 = A1ε1 + A2ε2 – Aε
→ nếu (A1ε1 + A2ε2)/A > ε thì Q > 0
- Đa số các mảnh phân hạch có khối lượng gần bằng nhau:
A1 ≈ A2 ≈ A/2 → Q ≈ 200 MeV
- Ít xảy ra các mảnh phân hạch có khối lượng cách biệt nhau:
A1 ≈ A2/15 → Q ≈ 30 MeV
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 37
II.5c : Năng lượng tách các nucleon
❖ Là năng lượng cần thiết để tách nucleon ra khỏi hạt nhân mẹ.
▪ Một nucleon : εn(Z, A); εp(Z, A) bằng giá trị tuyệt
đối của năng lượng
▪ Một nhóm nucleon X: εX(Z, A)
liên kết tương ứng
▪ Một hạt nhân con Y: εY(Z, A) trong hạt nhân mẹ
a. Năng lượng tách một notron khỏi hạt nhân ZXA
Phản ứng tách: ZX → ZX
A A–1 +n
εn(ZXA) = năng lượng cần để tách một notron khỏi hạt nhân ZXA
= –Q (Q: NL của phản ứng tách notron khỏi hạt nhân)
εn(ZXA) = [m(ZXA – 1) + mn – m(ZXA)]c2 = BE(ZXA) – BE(ZXA – 1)
b. Năng lượng tách hai notron hay hai proton khỏi hạt nhân ZXA
ε2n(ZXA) = [m(ZXA–2) + 2mn – m(ZXA)]c2 ≈ [M(ZXA–2) + 2mn – M(ZXA)]c2
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 38
II.5c : Năng lượng tách các nucleon (tiếp)
c. Năng lượng tách một proton khỏi hạt nhân ZXA
Phản ứng tách: ZX
A → Z – 1X
A–1 + 1p1
εn(ZXA) = năng lượng cần để tách một proton khỏi hạt nhân ZXA
= –Q (Q: NL của phản ứng tách proton khỏi hạt nhân)
εp(ZXA) = [m(Z–1XA–1) + mp – m(ZXA)]c2 = BE(ZXA) – BE(Z–1XA–1)

d. Năng lượng tách một hạt nhân con (Z1, A1) (một nhóm nucleon)
khỏi hạt nhân ZXA
Xét quá trình tổng hợp 2 hạt nhân con: (Z1, A1) + (Z2, A2) → (Z, A)
với Z1 + Z2 = Z và A1 + A2 = A
 NL của phản ứng trên = NL tách hạt nhân con (Z1, A1) hoặc (Z2, A2)
khỏi hạt nhân (Z, A):
( Z1 ,A1 ) = BE ( Z,A ) − BE ( Z1 ,A1 ) − BE ( Z2 ,A 2 )
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 39
II.5c : Năng lượng tách các nucleon (tiếp)
Chú ý: cần phân biết ý nghĩa giữa năng lượng liên kết trung bình  với
εn và εp
✓  : muốn tách hạt nhân (A, Z) thành A nuclon riêng biệt thì cần phải cung
cấp cho mỗi nuclon năng lượng tối thiểu là  .
✓ εn và εp: để tách 1 notron hay 1 proton thì cần cung cấp cho hạt nhân
(A, Z) năng lượng tương ứng là εn hay εp.
✓  thay đổi rất ít từ hạt nhân này sang hạt nhân khác với các hạt nhân có
A > 20, giá trị trung bình khoảng 8 MeV. Còn εn hay εp thay đổi rất mạnh
theo từng hạt nhân.

Ví dụ:
– Hạt nhân 1H3 có εn = εp = 2,22 MeV
– Hạt nhân 7N14 có εn = 20,3 MeV → là hạt nhân lẻ – lẻ nhưng rất
bền vững.

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 40
II.6 : Spin, momen từ và tính chẵn lẻ

1. Spin
2. Momen từ
3. Tính chẵn lẻ

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 41
II.6a : Spin của hạt nhân
CHLT:
✓ Chuyển động của điện tử nguyên tử trên quỹ đạo: đặc
trưng bởi momen động lượng quỹ đạo l
l = mħ với m = 0, ±1, …, ±l;

✓ Chuyển động riêng: momen động lượng spin s


3
✓ Giá trị riêng của spin: s = s ( s + 1) → khi s = 1/2 thì s =
4
✓ Toán tử hình chiếu spin ŝ z có trị riêng: ŝ z = ms
 ms = ± 1/2 thì số lượng tử từ spin ŝ z = 
2
✓ Tương tác giữa momen từ spin với từ trưòng gây bởi chuyển động
quỹ đạo của e- nguyên tử dẫn đến cấu trúc năng lượng tế vi: tương
tác spin – quỹ đạo l , s ( )
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 42
II.6a : Spin của hạt nhân
CHLT:
✓ Quy tắc cộng 2 vector momen L và S bất kỳ (CHLT):
I = L+S
o Mỗi vector momen thành phần được xác định bởi các số lượng
tử tương ứng:
L: L, m L = − L, − L + 1, , L − 1, L
S: S, mS = − S, − S + 1, , S − 1, S
o Vector momen tổng có các số lượng tử được xác định như sau
I = L −S , ,L + S
I:
m I = − I, − I + 1, , I − 1, I

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 43
II.6a : Spin của hạt nhân
✓ Spin I của hạt nhân: momen góc nội tại trong hạt
nhân khi ở trạng thái nhất định (mức năng lượng).
✓ Spin I của hạt nhân ZXA: bằng tổng vector của spin si
và momen góc quỹ đạo li của các nucleon thành phần.

( )
A A A A
I =  li + si =  ji = L + S Với: ji = li + si , L =  li , S =  si
i =1 i =1 i =1 i =1

 Spin hạt nhân nhận các giá trị rời rạc: số lượng tử spin hạt nhân I và
số lượng tử từ spin hạt nhân Iz

I = I ( I + 1)
2
2
Iz = mI m I = − I, − I + 1, , I − 1, I
→ mI có thể nhận (2I+1) giá trị ứng với một số lượng tử spin I cho
trước: I có (2I+1) định hướng khác nhau trong không gian so với z.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 44
II.6a : Spin của hạt nhân (tiếp)
❖ Các nucleon (giống điện tử): có số lượng tử spin s bán
nguyên  tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli
Theo CHLT, nucleon có:
─ Giá trị: s = s ( s + 1)
─ Hình chiếu theo trục z: s z = ms
─ Số lượng tử spin: s = 1/2

─ Số lượng tử từ spin: ms = ± 1/2

h 6,626069  10−27 erg s 4,135667  10−15 eV s


= = =
2 2 2

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 45
II.6a : Spin của hạt nhân (tiếp)
❖ Momen góc quỹ đạo l của nucleon được xác định bởi số
lượng tử quỹ đạo l và số lượng tử từ ml:
─ Giá trị : l = l ( l + 1)
─ Hình chiếu theo trục z: lz = ml
─ Số lượng tử quỹ đạo: l = 0, 1, 2, 3, …

─ Số lượng tử từ quỹ đạo: ml = 0, ±1, ±2, … ±l;

 Ứng với mỗi giá trị cho trước của số lượng tử quỹ đạo l: có
(2l + 1) giá trị khác nhau của số lượng tử từ động riêng trong
nucleon đặc trưng bằng momen động lượng spin và momen
hình chiếu spin .

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 46
II.6a : Spin của hạt nhân (tiếp)
❖ Thực nghiệm cho:
– Hạt nhân có A lẻ: I mang giá trị bán nguyên
Ví dụ: 1H3 có I = ½; 3Li7 có I = 3/2; 83Bi209 có I = 9/2
– Hạt nhân có A chẵn: I có giá trị nguyên
z
Ví dụ: 1H2 có I = 1; 5B10 có I = 3
+1
I
– Một số hạt nhân chẵn - chẵn ở trạng thái cơ
bản, thường là hạt nhân nhẹ, có I = 0.
Ví dụ: 2He4; 4Be8, 6C12, 8O16, 20Ca40 …
2 = I
✓ Xét riêng hạt nhân 1H2 có I = 1, do vậy giá trị 0
của mI là -1, 0, +1  vector I có trị riêng
I = 2
 có 3 cách định hướng có thể có (hình vẽ). I
−1
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 47
II.6a : Spin của hạt nhân (tiếp)
❖ Thực nghiệm cho: hạt nhân thể hiện như một hạt có
momen góc nội tại (spin) bằng I
– Hiệu ứng Zeeman hạt nhân: khi hạt nhân ở trong từ trường thì
mức I bị tách thành (2I+1) mức con cách đều nhau ứng với (2I+1)
giá trị mI khác nhau
– Không có từ trường “bình thường” nào đủ mạnh để phá vỡ liên
kết của các nucleon trong hạt nhân
 Số lượng tử spin I của hạt nhân là một thông số đặc trưng trạng
thái lượng tử của hạt nhân
– Hạt nhân chẵn - chẵn luôn có spin I nguyên; Hạt nhân có A lẻ
luôn có spin I bán nguyên:
I(A chẵn) = 0, 1, 2, 3, 4, … I(A lẻ) = 1/2, 3/2, 5/2, …

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 48
II.6a : Spin của hạt nhân (tiếp)
❖ Một số quy tắc thực nghiệm xác định spin của hạt nhân
ở trạng thái cơ bản
a. Spin của tất cả các hạt nhân bền ở trạng thái cơ bản không
vượt quá 9/2
b. Các hạt nhân chẵn – chẵn đều có spin I = 0
 Các nucleon cùng loại có xu hướng kết cặp sao cho spin của
chúng triệt tiêu (= 0)
c. Các hạt nhân A lẻ ở trạng thái cơ bản có spin hầu như luôn bằng
momen góc toàn phần j của nucleon lẻ ngoài cùng.
 Dường như: lõi gồm (A – 1) nucleon còn lại, là số chẵn notron
và proton, kết cặp với nhau và tạo thành lõi có spin tổng cộng
bằng 0.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 49
II.6a : Spin của hạt nhân (tiếp)
❖ (tiếp) Một số quy tắc thực nghiệm xác định spin của hạt
nhân ở trạng thái cơ bản
d. Các hạt nhân lẻ - lẻ có spin được xác định bằng sự kết cặp của
2 vector momen góc toàn phần của 2 nucleon lẻ ngoài cùng
I = jn + jp
→ giúp xác định spin của hạt nhân lẻ - lẻ ở trạng thái cơ bản:
“Trạng thái cơ bản của hạt nhân lẻ - lẻ thường là trạng thái kết cặp
của notron và proton lẻ với các vector spin riêng sn và sp cùng
hướng”
(Đúng với nhiều hạt nhân, không phải với tất cả các hạt nhân)

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 50
II.6a : Spin của hạt nhân (tiếp)
❖ Ứng dụng trong tính toán lý thuyết của mẫu vỏ hạt nhân
─ Momen góc toàn phần của nucleon “hóa trị” đơn lẻ (nucleon
ngoài vỏ đầy) thường xác định spin của hạt nhân

I=j
─ Trong một số trường hợp cần xét sự đóng góp của 2 nucleon
hóa trị
I = j1 + j2
─ Trong các trường hợp khác, spin của hạt nhân bằng tổng spin
của lõi hạt nhân đầy và của các nucleon lẻ

I = j nucleon + j core

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 51
II.6b : Tính chẵn lẻ π của hạt nhân
❖ Theo CHLT, nếu thế năng tương tác trong một hệ hạt
nhân cô lập đối xứng đối với phép phản xạ gương thì:
─ Hàm sóng  của hệ (nghiệm phương trình Schrodinger) phải là
hàm chẵn hoặc là hàm lẻ
o Hàm sóng là chẵn: (quy ước) tính chẵn lẻ π = +1
o Hàm sóng là lẻ: (quy ước) tính chẵn lẻ π = –1
─ Tính chẵn lẻ π của hàm sóng  là một hằng số trạng thái, nghĩa
là được bảo toàn (Định luật bảo toàn tính chẵn lẻ)
❖ Phép phản xạ (lấy đối xứng) qua gốc tọa độ: ( r ) → ( −r )
✓ Hệ tọa độ Decart: x → − x; y → − y; z → −z
✓ Hệ tọa độ cầu: r → r;  →  − ;  →  + 

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 52
II.6b : Tính chẵn lẻ π của hạt nhân (tiếp)
❖ Theo CHLT, thì:
─ Nếu hàm sóng  của hệ không đổi đối với toán tử chẵn lẻ thì các
đại lượng quan sát được của hệ cũng không đổi với toán tử đó.
Vì giá trị đo được của các đại lượng quan sát được phụ thuộc vào 
2

nên:
Nếu V ( r ) = V ( − r ) thì  ( r ) =  ( − r )   ( − r ) =  ( r )
2 2
o
o Nếu  ( − r ) = + ( r ) : hệ có tính chẵn lẻ là chẵn π = +1
o Nếu  ( − r ) = − ( r ) : hệ có tính chẵn lẻ là lẻ π = -1
 thế tương tác của hệ bất biến với toán tử chẵn lẻ thì hàm sóng của
các trạng thái tĩnh của hệ sẽ phải có tính chẵn lẻ là chẵn hoặc lẻ.

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 53
II.6b : Tính chẵn lẻ π của hạt nhân (tiếp)
❖ Theo CHLT, thì:
─ Hàm sóng của hệ có thế tương tác đối xứng cầu V(r) có dạng:
 ( r, ,  ) = R ( r ) l,ml (  )  ml (  ) = R ( r ) Yl,ml ( ,  )
thỏa mãn phương trình Schrodinger:
d 2 1 im 
+ m 2
 = 0  (  ) = e l

d 2
2 l m l

l−2
1 d  d   ml2   2l + 1 ( l − ml )!
 
 sin   + l ( l + 1) − 2   = 0 l,ml (  ) =   Plml (  )
sin  d  d   sin   
 2 ( l + m )
l 
! 
h 2  d 2 R 2 dR   l ( l + 1) h 2 
 2 +  + V ( r ) +  R = ER R (r)
2m  dr r dr   2mr 
với các hệ số: ml = 0, ±1, ±2,…, ±l và l = 0, 1, 2, 3, …
và đa thức Legendre Pl
ml
( )
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 54
II.6b : Tính chẵn lẻ π của hạt nhân (tiếp)
❖ Theo CHLT, thì:
─ Toán tử chẵn lẻ tác dụng lên hàm sóng Yl,ml ( ,  ) làm dịch một
pha bằng (-1)l:
Yl,ml (  − ,  +  ) = ( −1) Yl,ml ( ,  )
l

Các thế xuyên tâm V(r) bất biến với phép biến đổi chẵn lẻ hàm sóng có
tính chẵn lẻ xác định: chẵn nếu l chẵn, lẻ nếu l lẻ.
─ Nếu hệ có hàm sóng sao cho  ( r )   ( − r ) thì có thể kết luận
2 2

là V ( r )  V ( − r ) : hệ không bảo toàn với phép biến đổi chẵn lẻ


✓ phân rã β được phát hiện là vi phạm tính đối xứng chẵn lẻ (1957)
✓ vì không có bằng chứng vi phạm tính đối xứng chẵn lẻ của tương tác
hạt nhân mạnh và tương tác điện từ  phát hiện quan trọng của
VLHN: tồn tại “tương tác hạt nhân yếu”

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 55
II.6b : Tính chẵn lẻ π của hạt nhân (tiếp)
❖ Trong hạt nhân:
─ Thực nghiệm xác nhận giữa các nucleon trong hạt nhân có các
tương tác:
➢ Tương tác hạt nhân mạnh, tương tác điện từ: bảo toàn với phép
biến đổi chẵn lẻ (phản xạ gương) → phản ứng hạt nhân, chuyển dời
gamma …
➢ Tương tác hạt nhân yếu (phân rã beta): không bảo toàn với phép
biến đổi chẵn lẻ (Young – Lee: 1956-1957)
─ Tính chẵn lẻ π của hạt nhân cô lập (hệ các nucleon): một đặc
trưng trạng thái của hạt nhân, có thể xác định bằng thực nghiệm
trong các quá trình phân rã phóng xạ và phản ứng hạt nhân

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 56
II.6b : Tính chẵn lẻ π của hạt nhân (tiếp)
❖ Định luật bảo toàn tính chẵn lẻ: thiết lập thêm quy
tắc hạn chế cho các quá trình biến đổi hạt nhân
Xét phản ứng hạt nhân gây bởi tương tác mạnh
A+a →B+b
Theo định luật bảo toàn tính chẵn lẻ có:
A +a = A a ( −1) A ( −1) a = B+b = Bb ( −1) B ( −1) b
l l l l

với : πA, πa, πB, πb = độ chẵn lẻ của các thành phần phản ứng
lA, la, lB, lb = số lượng tử momen góc quỹ đạo của các thành phần

❖ Tính chẵn lẻ nội tại của các nucleon: πn, p = +1

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 57
II.6b : Tính chẵn lẻ π của hạt nhân (tiếp)
❖ Tính chẵn lẻ π: đặc trưng trạng thái của hạt nhân
cũng như của hệ hạt (giống spin I)
✓ Tính chẵn lẻ của một trạng thái hạt nhân thường được ký hiệu
cùng với spin I như sau:

I
I = số lượng tử spin của hạt nhân
với :
π = + hoặc – ; tương ứng π = +1 hay π = – 1

Ví dụ: 3/2+; 5/2+; 5/2–; …

✓ Về LT, không có sự phụ thuộc trực tiếp giữa I và π: ứng với mỗi giá
trị của I thì π có thể có các giá trị khác nhau +1 hay –1

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 58
II.6c : Momen từ μ của hạt nhân
❖ Lý thuyết trường điện từ: hạt mang điện chuyển động
luôn gây ra một momen lưỡng cực từ μ
 Momen lưỡng cực từ μ là đặc trưng cho phân bố dòng điện trong
hệ gây ra một từ trường trong môi trường xung quanh
❖ Luôn luôn có mối quan hệ giữa momen góc và momen
từ của một đơn hạt mang điện hoặc của hệ hạt có phân
bố điện tích
✓ Cả momen góc quỹ đạo và spin của mỗi hạt đều đóng góp vào
momen từ của hệ

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 59
II.6c : Momen từ μ của hạt nhân (tiếp)
❖ Theo điện động học cổ điển: phân bố mật độ dòng
J(r) gây bởi từ trường B(r) được xác định theo
0 J ( r ') dV'
B( r ) =   A ( r ) A( r ) =
4  r − r '
0 1 1 
A( r ) =   ( ) ( )( )
r3 
J r ' dV' + J r ' r  r ' dV' + 
4  r 
l
0   r
= 0 + + pe
4 r 3
với μ là momen lưỡng cực từ của phân bố dòng J:
1
=  r ' J ( r ' ) dV' R
2
Hạt mang điện chuyển động quay: có momen cơ
và sinh ra momen từ → tỷ lệ với nhau 
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 60
II.6c : Momen từ μ của hạt nhân (tiếp)
e
( ) ˆI ( r ' ) dV'
2m 
❖ Theo điện động học LT: có =  * r '

với giá trị đo được của μ là μz theo: (Iz = mIħ)


e e
z =   * ( )z ( )
r ' ˆ
I  r ' dV' = mI
2m 2m
ứng với giá trị lớn nhất có thể có của Iz = l.
e
Do vậy momen từ μ của hạt được xác định bằng = l
2m
✓ Hằng số magneton Bohr khi m = me (electron):
e
B = = 5,78838  10−5 eV / T
2me
✓ Hằng số magneton hạt nhân khi m = mp (nucleon):
e 
N = = B = 3,15245  10−8 eV / T
2m p 1836
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 61
II.6c : Momen từ μ của hạt nhân (tiếp)
❖ Momen từ của mỗi nucleon là tổng của 2 thành phần:
✓ Momen từ quỹ đạo:
I ( p ) =  N ˆI ( p ) I ( n ) = 0
✓ Momen từ spin (xác định bằng thực nghiệm):
s ( p ) = 5,58 N s ( p ) s ( n ) = −3,82 N s ( n )
 Momen từ của mỗi nucleon được xác định như sau:
N B
= ( g l ˆI + g s s ) Với electron tương tự có =− ( g ˆI + g s )
l s

với gl và gs là các thừa số tính đến đóng góp của momen góc quỹ đạo và
spin vào momen từ của hạt.
─ Với proton: gl(p) = 1; gs(p) = +5,5856912
─ Với notron: gl(n) = 0; gs(n) = -3,8260837
─ Với electron: gl(e) = 1; gs(e) = +2,00232

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 62
II.6c : Momen từ μ của hạt nhân (tiếp)
❖ Momen từ của hạt nhân bằng tổng các momen từ
của các nucleon thành phần trong hạt nhân:
N N
 
A A
 =  gl ,i Ii + gs,i si z = gl ,i Iz,i + gs,isz,i 
i =1 i =1
❑ Do hệ số của các số hạng trong tổng là khác nhau nên vector spin và
momen từ của hạt nhân không cùng phương
 Dựa trên các giả thuyết, các mẫu hạt nhân tính toán momen từ của các
trạng thái spin hạt nhân dựa trên biểu thức trên.
 Momen từ hạt nhân được xác định bằng thực nghiệm dựa trên hiệu
ứng tách vạch phổ của nguyên tử và phân tử trong từ trường mạnh:
cấu trúc siêu tinh tế. n -1,9130418 Fe57 +0,09062293
Kết quả đo momen lưỡng cực p +2,7928466 Co57 +4,733
từ của một số hạt nhân ở trạng
H2 (D) +0,8574376 Nb93 +6,1705
thái cơ bản (đơn vị: μN)
O17 -1,89379
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 63
II.6c : Momen từ μ của hạt nhân (tiếp)
❖ Nhận xét kết quả đo momen từ của hạt nhân ở trạng
thái cơ bản:

✓ Các hạt nhân có spin I = 0 thì có momen từ μ = 0.


✓ Các hạt nhân có spin I ≠ 0 thì có momen từ μ ~ μN « μB.
 Chứng tỏ: điện tử không cấu tạo nên hạt nhân
(μN : manheton hat nhân; μB: manheton Bohr)
✓ Không có hạt nhân nào có μ > 6μN; nghĩa là μ ≤ 6μN
✓ Spin và momen từ của các nucleon trong hạt nhân có xu hướng
bù trừ lẫn nhau (kết cặp):
▪ Các hạt nhân chẵn – chẵn có I = 0 và μ = 0
▪ Spin và momen từ của các hạt nhân khác tương đối nhỏ → có
nguồn gốc đơn hạt: I A 2 và  A N

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 64
II.6c : Momen từ μ của hạt nhân (tiếp)
❖ Nhận xét kết quả đo momen từ của hạt nhân ở trạng
thái cơ bản:
✓ Tính không cộng được của vecto momen từ.
 Chứng tỏ: lực hạt nhân không xuyên tâm
Ví dụ : các nucleon của hạt nhân H2 có spin cùng hướng → theo lý
thuyết: μd = μn + μp = 0,88.
Thực nghiệm cho μd = 0,86

✓ Lực hạt nhân phụ thuộc vào spin:


▪ Chỉ tồn tại hạt nhân deuteri H2 có I = 1 mà không tồn tại hạt
nhân tương tự có I = 0

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 65
II.6d : Momen tứ cực điện
❖ Hạt nhân ở trạng thái cơ bản: bao gồm Z proton và (A – Z) notron 
có phân bố điện tích trong hạt nhân
❖ Khi quay: tạo momen điện → lưỡng cực, tứ cực …
✓ Phân bố điện tích trong hạt nhân: Z
➢ Gọi (r): phân bố mật độ điện tích của hạt nhân (A, Z)   ( r ) =  ei ( r )
i =1
i : xác suất tìm được proton thứ (i) tại r.
1  ( r ') dV'
E( r ) =
40 V' r − r '
➢ Điện thế tại r bên ngoài hạt nhân:
➢ Khi r » r’ (phù hợp):
1 1 1
E( r ) =    ( r ' ) dV' + 2  ( )
 r ' r'cos (  ) dV'
40  r V ' r V'

+ 3   ( r ')3r' cos (  ) − r'  dV'
1 2 2 2

2r V ' 
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 66
II.6d : Momen tứ cực điện (tiếp)

1 1 1
E( r ) =    ( r ' ) dV' + 2   ( r ' ) r'cos (  ) dV'
40  r V ' r V'

+ 3   ( r ')3r' cos (  ) − r'  dV' + ...
1 2 2 2

2r V ' 

-Số hạng đầu: điện tích Z


-Số hạng 2: triệt tiêu do lấy tích phân hàm lẻ
-Số hạng 3: momen điện → momen tứ cực

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 67
II.6d : Momen tứ cực điện (tiếp)
✓ Định nghĩa momen tứ cực điện q0:
1
q 0 =   ( r ) 3z 2 − r 2 dr
2V
 
Với z = rcos()

➢ Không mất tính tổng quát: q0 thường được tính theo trục z – trục đối xứng
của hạt nhân  momen tứ cực riêng: momen tứ cực hạt nhân
➢ Trong thực nghiệm: momen tứ cực điện xác định theo hướng z – trùng
với gradient của điện trường ngoài. Trong điện trường ngoài: phân bố lại
điện tích trong hạt nhân tạo nên momen tứ cực điện q  momen tứ cực
điện thực nghiệm (quan sát được). Luôn có:
q  q0 và q  q0
➢ Giá trị của q phụ thuộc vào q0 và sự định hướng của hạt nhân đối với z
(hướng của điện trường ngoài).
➢ Sự định hướng của hạt nhân đối với trục z lại được xác định bởi sự định
hướng của spin I đối với z hay hình chiếu của I trên trục z.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 68
II.6d : Momen tứ cực điện (tiếp)
✓ Ý nghĩa vật lý của momen tứ cực điện q0: z
➢ Khi điện tích trong hạt nhân phân bố đối xứng cầu:
y
3z = r
2 2
Vì r2 = x2 + y2 + z2  q0 = 0
z x
➢ Khi điện tích trong hạt nhân bị kéo dài theo trục z:
y
3z  r
2 2
 q0 > 0
x z

➢ Khi điện tích trong hạt nhân bị nén theo trục z:


y
3z  r 2 2
 q0 < 0
 momen tứ cực điện: - xác định hình dáng của hạt nhân,
x
- cho thông tin về sự sai khác giữa phân bố điện tích
thực của hạt nhân với phân bố cầu.

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 69
II.6d : Momen tứ cực điện (tiếp)
✓ Ý nghĩa vật lý của momen tứ cực điện q0:
➢ Giả sử hạt nhân ellipxoit tròn xoay có ½ trục dài là b và ½ trục ngắn là a.
Coi điện tích phân bố đều trong hạt nhân.
z
Phương trình cho ellipsoid tròn xoay b−a
a+b =
x 2 + y2 z2 đặt R= R
2
+ 2 =1
a b 2 a
 Momen tứ cực điện: q 0 = ( b − a 2 ) Z = R 2 Z
2 2 4
5 5
với thông số biến dạng ε. b
+ Giá trị của ε cỡ từ 0,01 ÷ 0,02 với hạt nhân nhẹ và trung bình.
+ Hạt nhân càng nặng (A càng lớn): ε càng lớn  q0 càng lớn và hạt nhân càng
bị biến dạng nặng.
+ Hạt nhân có A lớn (từ 150 ÷ 190, và > 220): ε cỡ từ 0,1 ÷ 0,2; q0 > 0 và rất lớn.
+ Khi Z hay N tăng: q0 tăng lên. Nhưng khi Z hay N là các số magic (2, 8, 20,
50, 80, 126) thì q0 → 0: hạt nhân magic có dạng hình cầu hoặc gần cầu.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 70
II.6d : Momen tứ cực điện (tiếp)
❖ Nếu điện trường ngoài Vext đối xứng trục
• Momen góc toàn phần I của hạt nhân có thành phần Iz trên trục z
được chọn: Iz mI
cos = =
I I ( I + 1)
 hệ thức xác định momen tứ cực điện của hạt nhân
1 3m 2I − I ( I + 1)   2 Vext 
E Q = eQ  
4 I ( 2I − 1)  r 2  z =0

Khi phân tích cấu trúc siêu tinh tế (siêu vi tế, hyperfine structure) của
nguyên tử, góc θ = góc giữa spin I của hạt nhân và spin J của
nguyên tử

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 71
II.6d : Momen tứ cực điện (tiếp)
• Lưu ý, do tính chất đối xứng gương của tương tác hạt nhân nên ở
trạng thái cơ bản có:
- Momen lưỡng cực điện của hạt nhân = 0
- Momen điện bậc lẻ = 0
- Momen tứ cực điện có thể khác không

• Momen tứ cực điện của hạt nhân có thể đo được bằng thực
nghiệm
- Phân tích phổ siêu tinh tế của nguyên tử trong điện trường ngoài
rất mạnh
H2 (D) +0,00288 Cs133 -0,003
Kết quả đo momen tứ cực
điện Q của một số hạt O17 -0,02578 Dy161 +2,4
nhân ở trạng thái cơ bản Co59 +0,40 Lu176 +8,0
(đơn vị: barn) Cu63 -0,209 Bi209 -0,37
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 72
II.6d : Momen tứ cực điện (tiếp)
❖ Nhận xét:
• Trừ các nguyên tố đất hiếm, hầu hết các hạt nhân có Q ở trong
khoảng 0,06 b ÷ 0,5 b
- Có thể ước tính được Q   r  = r0 A
2 2 23
( )
• Các hạt nhân magic có dạng cầu hoặc gần cầu: Q ≈ 0

• Hạt nhân càng nặng thì độ biến dạng càng tăng: Q tăng theo Z

• Chu kỳ biến dạng của các hạt nhân đồng vị nằm giữa các đồng vị
z z z
magic z z

y y y y y
x x
x x x

• Hạt nhân nặng (A>>) có Q rất lớn: tất cả proton đóng góp tập thể và
momen tứ cực điện gây bởi chuyển động tập thể của nhiều nucleon
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 73
II.7 : Spin đồng vị
✓ Nghiên cứu năng lượng liên kết của 1 cặp hạt nhân gương
3
1 H − 3
2 He 7
3 Li − 7
4 Be
W ( 13 H ) − W ( 32 He ) = 0,72MeV W ( 37 Li ) − W ( 74 Be ) = WCl − m n
 WCl ( 32 He ) = E
WCl: sự khác nhau về năng lượng Culong
mn : sự khác nhau về khối lượng
 tương tác hạt nhân của các cặp n-n, n-p, p-p hoàn toàn giống nhau:
tương tác hạt nhân không phụ thuộc vào điện tích của nuclon →
proton, notron: coi là một loại hạt với 2 loại trạng thái
✓ mô tả sự giống nhau trong tương tác hạt nhân của p và n: sử dụng
đại lượng gọi là vec tơ spin đồng vị T của nuclon
1
T = → số hình chiếu : (2T+1) = 2 bằng số nuclon có tính chất hạt
2
nhân giống nhau
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 74
II.7 : Spin đồng vị (tiếp)
❖ Hình chiếu của T trên phương  nào đó: 2 giá trị
➢ T = + 1/2 ứng với trạng thái nucleon là proton
➢ T = – 1/2 ứng với trạng thái nucleon là notron
 Tξ đặc trưng cho sự khác nhau về điện tích của nuclon: coi proton
và notron là 2 trạng thái khác nhau của cùng 1 hạt nuclon →
2 hình chiếu tương ứng với các trạng thái điện tích của Tξ.
❖ Spin đồng vị là đại lượng bảo toàn trong tương tác hạt nhân
❖ Spin đồng vị của hạt nhân (A, Z)
Z − N 2Z − A 2Z − A
T = = luôn có: T  T =
2 2 2
❖ Nghiên cứu các hạt nhân nhẹ (tương tác điện từ yếu,
bảo toàn spin đồng vị): trạng thái cơ bản của hạt nhân 2Z − A
T=
được đặc trưng bởi giá trị cực tiểu của T  2
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 75
II.7 : Spin đồng vị (tiếp)
Ví dụ: xét hạt nhân 37 Li

23− 7 1 23− 7 1
T= = T = =−
2 2 2 2

 Số hình chiếu của T là (2T+1) = 2 → tồn tại 1 hạt nhân khác có


cùng tính chất và có Tξ = +1/2
 Hạt nhân
7
4 Be
2 4 − 7 1
T = =+
2 2

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 76
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân
❖ Hạt nhân: hệ liên kết của nhiều nucleon, có các trạng thái khác nhau
được đặc trưng bởi các đại lượng
• Kích thước R (bán kính)
• Khối lượng m
• Năng lượng E
• Spin và tính chẵn lẻ: Iπ
• Momen lượng cực từ, momen tứ cực điện ….
❖ Trạng thái cơ bản của hạt nhân: trạng thái có năng lượng thấp
nhất (có năng lượng liên kết lớn nhất)
❖ Các trạng thái kích thích của hạt nhân: trạng thái có năng
lượng cao hơn trạng thái cơ bản (có năng lượng liên kết nhỏ hơn)

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 77
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)
❖ Nghiên cứu trạng thái kích thích của hạt nhân: cho thông tin
về cấu trúc của hạt nhân (tương tự với nguyên tử )
• Các trạng thái kích thích của hạt nhân thường không bền, nhanh
chóng phân rã về trạng thái cơ bản
• Các trạng thái kích thích của hạt nhân có thể tạo thành được bằng
cách truyền thêm năng lượng cho toàn bộ lõi của hạt nhân (bao
gồm các nucleon kết cặp)
• Năng lượng kích thích được truyền cho hạt nhân có thể thấy được
ở dạng chuyển động quay hoặc dao động tập thể của toàn bộ lõi

Năng lượng kích thích được truyền cho hạt nhân cũng có thể thấy ở
hiệu ứng phá vỡ một cặp nucleon và đẩy nó lên mức trên, nghĩa
là bổ sung thêm nucleon hóa trị (ở mức ngoài cùng) cho hạt nhân.

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 78
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)
❖ Đo phổ năng lượng hạt nhân:
• Mục tiêu: phát hiện các trạng thái kích thích có thể có của mỗi
hạt nhân và đo các tính chất của chúng
– Năng lượng hay năng lượng kích thích
– Thời gian sống và phương thức phân rã
– Spin, tính chẵn lẻ, momen lưỡng cực từ, momen tứ cực điện…
• Sử dụng các kỹ thuật thực nghiệm như nghiên cứu quá trình phân
rã phóng xạ, phản ứng hạt nhân …
• Có hơn 1000 đồng vị, mỗi đồng vị có tới hàng trăm trạng thái kích
thích
 khối lượng cực lớn các công tác đo đạc, lập bảng và giải thích
các dữ liệu đó

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 79
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)
Một số sơ đồ mức năng lượng
của các trạng thái kích thích dưới 2 MeV
• Hình vẽ

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 80
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)
❖ Nhận xét sơ đồ mức năng lượng hạt nhân:
• Một số hạt nhân như 83Bi209 có sơ đồ mức khá đơn giản, trong khi
sơ đồ mức của một số hạt nhân như 73Tl182 lại rất phức tạp.
• Có quy luật lặp lại các mức (0+, 2+, 4+, 6+, 8+, …) như của 76Os178
trong tất cả các hạt nhân chẵn – chẵn trong khoảng 150 ≤ A ≤ 190.
• Các cấu trúc mức như của 52Te120 cũng thấy xuất hiện trong nhiều
hạt nhân trong khoảng 50 ≤ A ≤ 150.
❖ Nghiên cứu sơ đồ mức hạt nhân: có thể phân biệt trạng thái
kích thích do kích thích nucleon hóa trị hay kích thích tập thể lõi hạt
nhân.
o Bằng cách so sánh các đặc trưng của mức: giả thuyết nào phù hợp
nhất với kết quả thực nghiệm
o Có thể giải thích chi tiết cấu trúc hạt nhân.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 81
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)

Sơ đồ mức năng
lượng của nucleon
trong hạt nhân

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 82
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)
❖ Chuyển dời giữa các trạng thái của hạt nhân: (CHLT)
• Một trạng thái dừng thực sự của hệ: tồn tại mãi mãi, bền.
– Trong trạng thái dừng: giá trị kỳ vọng các đại lượng đo được từ việc
tính hàm sóng dừng của hệ.  giá trị kỳ vọng của năng lượng hệ là một
hằng số, không đổi theo thời gian
– Năng lượng của trạng thái dừng có giá trị xác định với độ bất định bằng
không, nên theo nguyên lý bất định Heisenberg có
ΔE. Δt  ħ/2; vì ΔE = 0  Δt = ∞
Vậy trạng thái có năng lượng chính xác sẽ tồn tại mãi mãi hay
có thời gian phân rã bằng vô cùng (về trạng thái có năng lượng
thấp hơn)
• Xét hệ có tương tác V: giải phương trình Schrodinger  một tập
hợp các trạng thái dừng Ψn (trạng thái riêng) và giá trị năng lượng
riêng En tương ứng.
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 83
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)
❖ Chuyển dời giữa các trạng thái của hạt nhân: (tiếp)
• Nếu hệ chịu tương tác phụ nhẹ V’: coi Ψn như các trạng thái riêng
gần đúng của hệ với thế tương tác (V + V’).
• Tương tác phụ yếu V’: cho phép hệ chuyển dời giữa những trạng
thái riêng “gần đúng” Ψn.
• Năng lượng phải bảo toàn khi hệ chuyển từ trạng thái ban đầu Ei
đến trạng thái cuối Ef.
Hiệu mức năng lượng E f − E i phải xuất hiện dưới dạng một bức
xạ (lượng tử, photon) phát ra trong phân rã trạng thái này
• Một trạng thái không dừng: có độ bất định năng lượng ΔE ≠ 0, gọi là
độ rộng mức Γ = ΔE
Thời gian sống trung bình  của trạng thái bằng thời gian Δt để có
thể thực hiện phép đo năng lượng của nó
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 84
II.8 : Trạng thái kích thích của hạt nhân (tiếp)
❖ Chuyển dời giữa các trạng thái của hạt nhân: (tiếp)
• Theo hệ thức bất định :
E.t  →  /
• Xác suất phân rã λ của trạng thái (= xác suất chuyển dời) được xác
định theo “quy tắc vàng Fermi”:
1 2 ' 2
= = Vfi  ( E f ) Vfi' =   *f V '  idv'

với ρ(Ef) = mật độ trạng thái cuối = số trạng thái cuối trên một
khoảng đơn vị năng lượng tại Ef.
• Mật độ trạng thái cuối ρ(Ef) phải được tính dựa trên các loại phân rã
xảy ra, như phân rã β, phân rã γ, tán xạ, phản ứng hạt nhân…
• Thời gian điển hình cho phản ứng hạt nhân ~ 10–20 s;
thời gian chuyển dời trạng thái (phân rã γ) ~ 10–12 s ÷ 10–9 s hoặc
vài s ÷ vài giờ (ở trạng thái isomer)
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 85
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân
❖ Các tính chất của lực hạt nhân suy đoán được:
1. Ở khoảng cách ngắn (~ 1 fm): lực hạt nhân là lực hút và mạnh hơn
lực Culomb, vì thắng được lực đẩy giữa các proton trong hạt nhân.
2. Ở khoảng cách dài, cỡ kích thước nguyên tử ~ 1 Aº, lực hạt nhân
nhỏ đến mức có thể bỏ qua: vì tương tác giữa các hạt nhân trong
phân tử có thể giải thích được chỉ dựa trên lực Culomb.
3. Một số hạt không tham gia tương tác hạt nhân: VD không có chứng
cứ nào từ các cấu trúc nguyên tử cho thấy điện tử chịu tác dụng của
lực hạt nhân.
❖ Các tính chất của lực hạt nhân phát hiện qua thực nghiệm:
4. Lực hạt nhân giữa nucleon – nucleon gần như không phụ thuộc vào
loại nucleon (notron/proton): tính độc lập với điện tích
5. Lực giữa nucleon – nucleon phụ thuộc vào định hướng tương đối
của spin các nucleon (song song / phản song song)
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 86
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân (tiếp)
❖ Các tính chất của lực hạt nhân phát hiện qua thực nghiệm:
6. Lực giữa nucleon – nucleon có một thành phần là lực đẩy, giữ cho
các nucleon ở cách nhau khoảng cách trung bình nào đó.
7. Lực giữa nucleon – nucleon có một thành phần không xuyên tâm:
momen góc quỹ đạo của nucleon không bảo toàn. (Momen góc quỹ
đạo bảo toàn chỉ khi chuyển động trong trường thế xuyên tâm)
❖ Hạt nhân deterium 1D2 hay 1H2
➢ Trường hợp lý tưởng để nghiên cứu tương tác nucleon – nucleon
➢ Chỉ có một liên kết yếu và không có trạng thái kích thích:
- Năng lượng liên kết: BE = 2,2246 MeV
- Năng lượng liên kết trung bình: ε = 1,1123 MeV, rất nhỏ so với các
hạt nhân khác (ε ~ 8 MeV)

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 87
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân (tiếp)
❖ Hạt nhân deterium 1D2 hay 1H2
- Spin và tính chẵn lẻ của trạng thái cơ bản đo được là : Iπ = 1+
- Momen góc toàn phần của D2: 𝐼Ԧ = 𝑠Ԧ𝑝 + 𝑠Ԧ𝑛 + 𝑙Ԧ → giải PT Schrodinger
cho D2: trạng thái cơ bản phải có spin của n và p song song, số
lượng tử momen góc quỹ đạo l = 0 (trạng thái s) hoặc l = 2 (trạng
thái d).
- Momen lưỡng cực từ của trạng thái cơ bản đo được:
μ = +0,8574376μN
nhỏ hơn giá trị tính toán từ CHLT là μ = +0,8798004μN
Sự khác biệt nhỏ trên có thể giải thích là do trạng thái cơ bản của
D2 là sự chồng chất của một phần nhỏ (~ 4%) trạng thái d (có I =
2) và phần lớn (~ 96%) là trạng thái s (có I = 0)

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 88
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân (tiếp)
❖ Hạt nhân deterium 1D2 hay 1H2
- Momen tứ cực điện đo được ở trạng thái cơ bản là rất nhỏ so với
momen tứ cực điện của nhiều hạt nhân khác:
Q = 0,00288 barn
Q ≠ 0 (mặc dù rất nhỏ): chứng tỏ có chuyển động quỹ đạo của
nucleon (n, p), nghĩa là số lượng tử momen góc ở trạng thái cơ
bản phải ≠ 0.
Có thể giải thích: trạng thái cơ bản có sự chồng chất của 2 hàm
sóng với I = 0 (tỷ lệ lớn) và I = 2 (tỷ lệ nhỏ) tương tự như với
momen lưỡng cực từ.
 Tương tác nucleon – nucleon là lực hút mạnh, không hoàn
toàn xuyên tâm, phụ thuộc vào spin của nucleon.

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 89
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân (tiếp)
❖ Từ các kết quả thí nghiệm năng lượng cao, có thể suy ra
nhiều tính chất khác của lực hạt nhân:
➢ Các thí nghiệm tán xạ nucleon – nucleon:

- Các kết quả đo tán xạ giữa n – n; n – p; p – p hoand toàn giống


nhau sau khi hiệu chỉnh tương tác Culomb.

➢ Các tương tác giữa proton – proton và giữa notron - notron

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 90
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân (tiếp)
❖ Các tính chất chính của thế tương tác hạt nhân:
1. Thế tương tác hạt nhân giữa 2 nucleon ở gần đúng bậc thấp nhất là
một thế hút xuyên tâm, dạng cụ thể được xác định sao cho phù hợp
tốt nhất với cacs kết quả thực nghiệm.
𝑠Ԧ1 ⋅ 𝑠Ԧ2
2. Tương tác giữa 2 nucleon phụ thuộc mạnh vào spin: 2

Dạng cụ thể phải thỏa mãn tính đối xứng thời gian, đối xứng chẵn lẻ.

3. Thế tương tác giữa các nucleon còn có một thành phần không
xuyên tâm
𝑠Ԧ1 ⋅ 𝑟Ԧ 𝑠Ԧ2 ⋅ 𝑟Ԧ
𝑆12 = 3 − 𝑠Ԧ1 ⋅ 𝑠Ԧ2
𝑟2
4. Thế tương tác giữa các nucleon đối xứng đối với điện tích.

Các tương tác giữa n – n và p – p phải giống nhau.

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 91
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân (tiếp)
❖ Các tính chất chính của thế tương tác hạt nhân (tiếp):
5. Thế tương tác hạt nhân gần như độc lập với điện tích (không phụ
thuộc vào điện tích)
Các tương tác n-n; n-p và p-p phải giống nhau: giải thích bằng mô
hình trao đổi của lực hạt nhân.
6. Lực hạt nhân trở thành lực đẩy khi ở khoảng cách ngắn:
V(r) = +∞ khi r < Rlõi Thực nghiệm:
= -V0 Rlõi ≤ r ≤ R Rlõi ≈ 0,5 fm
=0 r>R
7. Thế tương tác giữa các nucleon có thể phụ thuộc vào vận tốc tương
đối hạy động lượng của các nucleon, nên có thể có thành phần
tương tác spin – quỹ đạo:
𝑉𝑆𝑂 𝑟 𝑟Ԧ × 𝑝Ԧ ⋅ 𝑠Ԧ1 + 𝑠Ԧ2 = 𝑉𝑆𝑂 𝑟 𝑙Ԧ ⋅ 𝑆Ԧ
NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 92
II.9 : Các tính chất của lực hạt nhân (tiếp)
Dạng thế tương tác hạt nhân giữa nucleon – nucleon

NE3015 Vật lý hạt nhân - HUST Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền 93
Chương II: Các tính chất cơ bản của hạt nhân bền

HẾT CHƯƠNG

94

You might also like