You are on page 1of 58

CHƯƠNG 2: TÀI CHÍNH CÔNG

Public Finance

ThS. NCS. NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN


NỘI DUNG CHƯƠNG 2
• 2.1. Tổng quan về tài chính công

• 2.2. Ngân sách nhà nước

• 2.3. Chính sách tài khóa


2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
KHÁI NIỆM
Tài chính công (Public finance) là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị
giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập và
sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng quản lý kinh tế xã
hội của nhà nước.
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
Về hình thức: Tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước gắn liền với
quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện
chức năng của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội.
Về bản chất: Tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài
chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước với các chủ thể
khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận.
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
ĐẶC ĐIỂM
• Thuộc sở hữu nhà nước.
• Lợi ích chung, lợi ích công cộng, không vì mục tiêu lợi nhuận
• Hoạt động tài chính công là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, trong đó các
khoản thu mang tính bắt buộc, các khoản chi mang tính cấp phát.
• Quản lý TTC phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện, kỷ luật tài chính, linh hoạt, minh
bạch và có sự tham gia của công chúng.
• Phạm vi hoạt động rộng, gắn liền với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NN
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
VAI TRÒ
• Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
• Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền
vững.
• Công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả hàng hoá và kiềm chế lạm phát.
• Thực hiện công bằng xã hội thông qua phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân
cư.
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

Chính sách thuế

ĐIỀU
TIẾT THỊ • Sử dụng công cụ thuế
TRƯỜNG/
XÃ HỘI
Chính sách chi

• Chi trợ cấp, trợ giá, an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo
2.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
KHÁI NIỆM
Ngân sách nhà nước (Government budget) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
2.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐẶC ĐIỂM
• Hoạt động thu chi luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước.
• Các khoản thu mang tính bắt buộc, các khoản chi mang tính cấp phát.
• Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với
việc hình thành và sử dụng quỹ NSNN.
• Quỹ NSNN luôn được phân chia thành các quỹ tiền tệ nhỏ trước khi đưa vào sử
dụng
2.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VAI TRÒ
• Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
• Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế: kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc
làm; điều tiết thị trường, giá cả và chống lạm phát; điều tiết thu nhập của dân cư để
góp phần thực hiện công bằng xã hội.
2.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

THU CHI
TRẠNG
NGÂN NGÂN
THÁI
SÁCH SÁCH
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CÁC GIẢI
CÁC
KHÁI ĐẶC NHÂN PHÁP
KHOẢN
NIỆM ĐIỂM TỐ ẢNH TĂNG
THU
HƯỞNG THU
KHÁI NIỆM
Thu Ngân sách nhà nước (Budget revenue) là một phần của nguồn tài chính quốc gia
được nhà nước tập trung để tạo lập nên quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ cho các
mục tiêu chung của quốc gia.
Thu NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong nền
kinh tế, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động nguồn tài chính để hình thành quỹ
tiền tệ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu
ĐẶC ĐIỂM
• Mang tính pháp luật cao
• Phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng thời kỳ that chac nguon thu -> tang

• Mang tính không hoàn trả trực tiếp.


• Được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ nền kinh tế gắn
với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Động viên mọi nguồn lực tài chính một cách hợp lý
thue: la khoan dong gop bat buoc de nha nuoc thuc hien cac khoan chi tieu
thong thue VN co 9 sac thue
CÁC KHOẢN THU
• Thuế và các khoản thu mang tính chất thuế như phí, lệ phí. Đây được coi là các
khoản thu chính, khoản thu thường xuyên, để đáp ứng chi tiêu của nhà nước
• Các khoản thu không mang tính chất thuế như thu từ hoạt động của nhà nước, thu từ
bán, cho thuê tài sản, tài nguyên thuộc sở hữu của nhà nước và thu từ vay nợ, viện trợ
không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là các khoản thu
mang tính chất không thường xuyên nhằm mục đích chủ yếu để bù đắp thiếu hụt
NSNN.
• Các khoản vay
thue gian thu: nha nuoc thu thue gian tiep thong qua nguoi nop thue
bao go cac sac thue nam trong thue dich vu
thue truc thu: nn thu thue truc tiep tu nguoi chiu thue bao gom thue
thu nhap va thue tai san
thue chiem ty trong lon nhat trong ngan sach nn
SCIC: state apital invement
thu tu tien kham chua benh cua cac bv cong lap, thu tu tien phat
khoan thu thu 1 va khoan thu thu2 se the hien tiem luc cua nen kinh te
ko mang tinh hoan tra
khoan thu thu3 la cac khoan vay chi mang tinh chat hoan tra
phat hanh trai phieu chinh phu
CÁC NHÂN TỐ
IMF: thuc hien cs tien te

Các chính
Tổ chức bộ
sách của
Tiềm năng mày thu
nhà nước
về tài ngân sách
Tỷ suất lợi
nguyên
nhuận bình
Thu nhập quân của quốc gia
bình quân nền kinh tế
đầu người
GIẢI PHÁP TĂNG THU
• Tăng cường tổ chức bộ máy thu nộp thuế: chuyển giá của các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài, trốn thuế, gian lận thuế, nợ thuế.
• Giải pháp vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Tìm kiếm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mới.
• Tăng thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước như thoái vốn tại một số doanh nghiệp
không cần nắm giữ cổ phẩn chi phối, tăng hiệu quả các DNNN
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CÁC CÁC NHÂN


KHÁI
KHOẢN TỐ ẢNH
NIỆM
CHI HƯỞNG
KHÁI NIỆM
Chi ngân sách nhà nước (Budget expenditure) là
việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước
nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước
theo những nguyên tắc nhất định.

Chi NSNN thể hiện quan hệ tiền tệ hình thành trong


quá trình phân phối và sử dung quỹ NSNN trang trải
cho các chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước và
thực hiện các chức năng KTXH mà nhà nước đảm
nhận
CÁC KHOẢN CHI
▪ Chi thường xuyên − Chi sự nghiệp
− Chi quản lý nhà nước
− Chi quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội
− Chi thường xuyên khác
− Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
▪ Chi đầu tư, phát triển hội
− Chi đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước
− Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh
▪ Chi dự trữ nhà nước − Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia
▪ Chi trả nợ gốc tiền vay của chính phủ
▪ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
CÁC KHOẢN CHI
• Chi thường xuyên các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước.

• Chi đầu tư phát triển các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước
và thúc đẩy tang trưởng kinh tế. Là các khoản chi tích lũy, không có tính ổn định

• Chi trả nợ và viện trợ: các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản
đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.

• Chi dự dữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ
tài chính
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
• Sự phát triển của lực lượng sản xuất

• Chế độ xã hội

• Khả năng tích lũy của nền kinh tế

• Bộ máy quản lý nhà nước

• Nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ


2.2.3. TRẠNG THÁI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Trạng thái ngân sách nhà nước thể hiện mối tương quan giữa thu và chi ngân sách nhà

nước trong một năm tài khoá, gồm 3 trạng thái:

Thâm hụt Thặng dư


Trạng thái Cân bằng
(bội chi) (bội thu)

Cán cân thu - chi Thu < Chi Thu = Chi Thu > Chi
NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
BỘI CHI NSNN VIỆT NAM
• Bội chi ngân sách nhà nước gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách
địa phương cấp tỉnh.
• Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi
ngân sách trung ương không gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương.
• Nguồn bù đắp: vay trong nước và vay nước ngoài.
• Bội chi ngân sách đại phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng
địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh
không gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
NỢ CÔNG
• Nợ công ( theo IMF) là nợ của khu vực công, bao gồm chính
quyền trung ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp
nhà nước.
• Nợ công ( Theo luật quản lý nợ công, 2009): bao gồm nợ của
chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương
• Nợ chính phủ: là tổng tích lũy các khoản thâm hụt ngân sách
trong quá khứ. Đây là nợ do chính phủ trực tiếp đi vay hoặc gián
tiếp bảo lãnh cho các chủ thể khác, cả nhà nước và tư nhân
THÂM HỤT NSNN VÀ NGUỒN TÀI TRỢ
Thâm hụt ngân sách (Budget deficit) là trạng thái của ngân sách nhà nước mà tại đó
tổng số thu (không bao gồm các khoản mang tính hoàn trả) nhỏ hơn tổng số chi của
ngân sách nhà nước.

• Để phản ánh mức độ thâm hụt NSNN thường dùng chỉ tiêu tỷ lệ thâm hụt NSNN/GDP
hoặc so với tổng thu NSNN.

• Thâm hụt NSNN có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của nền
kinh tế tuỳ theo tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt.
NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT

Đổi mới chính sách kinh tế, đang trong


tiến trình hội nhập, cắt giảm thuế
Chủ quan

Chính sách kinh tế tác động đến môi


trường kinh doanh của doanh nghiệp
Nguyên nhân

Tác động của kinh tế thế giới


Khách quan
Sự biến động của các yếu tố thiên
nhiên, môi trường
HIỆU ỨNG CHÈN LẤN
NGUỒN TÀI TRỢ

• Vay tiền từ NHTW Mỗi giải pháp đều có ưu, nhược điểm

• Vay tiền từ hệ thống NHTM riêng. Do đó tuỳ bối cảnh cụ thể để lựa
chọn giải pháp cũng như liều lượng
• Vay ngoài ngân hàng
phối hợp giữa các giải pháp một cách
• Vay nước ngoài
thích hợp để lợi ích tổng thể đạt là cao
nhất
BIỆN PHÁP GIẢM BỘI CHI NSNN
• Tăng thu NSNN, đặc biệt thu từ thuế.

• Tiết kiệm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên.


• Tăng thu NSNN, đặc biệt thu từ
• Nâng cao hiệu quả đầu tư công.
thuế
• Cơ cấu lại hoạt
• Tiết kiệmđộng sản xuất
các khoản chikinh
đầu doanh
tư của DN

• Tăng• cường
Nâng cải hiệuthủ
caocách quảtục
đầuhành chính và chống thất thu thuế
tư công

• Cơ cấu lại hoạt động


2.3. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
2.3.1. Khái niệm chính sách tài khóa

2.3.2. Mục tiêu chính sách tài khóa

2.3.3. Công cụ của chính sách tài khoá.

2.3.4. Phân loại chính sách tài khóa

2.3.5. Tác động của chính sách tài khóa


2.3.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
• Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là hệ thống các giải pháp nhằm điều chỉnh thu
nhập và chi tiêu của chính phủ để thực hiện các mục tiêu vĩ mô cho nền kinh tế, hướng
nền kinh tế đạt mức sản lượng và việc làm mong muốn.
• Chính sách tài khóa là những thay đổi chính sách thuế và chi tiêu chính phủ nhằm đạt
được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, hướng nền kinh tế đạt mức sản lượng và việc
làm mong muốn.
• Công cụ thực thi chủ yếu của chính sách tài khóa là: chính sách thu/chi ngân sách nhà
nước và chính sách cân đối ngân sách nhà nước
2.3.2. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
• Ổn định tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền.
• Tăng cường tiềm lực tài chính nhằm tăng trưởng kinh tế.
• Phân phối công bằng, tạo công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, tăng cường an sinh xã
hội
2.3.3. CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
• Chính sách thu ngân sách
• Chính sách chi ngân sách.
• Chính sách cân đối ngân sách.
2.3.4. PHÂN LOẠICHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
CĂN CỨ VÀO TƯƠNG QUAN GIỮA THU VÀ CHI NSNN

• Chính sách tài khóa cân bằng: chính phủ cố gắng duy trì các khoản chi tiêu ở mức độ hợp lý,
vừa phải, nằm trong khả năng tự chủ về tài chính mà không phải đi vay nợ.

• Chính sách tài khóa mở rộng: các khoản chi của chính phủ sẽ có xu hướng lớn hơn các nguồn
thu trong cân đối ngân sách.

• Chính sách tài khóa thắt chặt: các khoản thu có xu hướng cao hơn so với các khoản chi tiêu
CĂN CỨ VÀO MỤC TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ
• Chính sách tài khóa cùng chiều: mục tiêu của chính phủ là luôn đat được ngân sách
cân bằng cho dù sản lượng có thay đổi như thế nào.

• Chính sách tài khóa ngược chiều: mục tiêu của chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn
ở mức sản lượng tiềm năng và mức thất nghiệp thấp.
CĂN CỨ VÀO ĐỘNG THÁI CỦA CHÍNH PHỦ
• Chính sách tài khóa thuận chu kỳ (pro-cyclical) được chính phủ tiến hành chính
sách tài khóa mở rộng vào giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, và chính
sách tài khóa thu hẹp vào giai đoạn nền kinh tế suy thoái.

• Chính sách tài khóa ngược chu kỳ (counter – cyclical) được chính phủ tiến hành
chính sách tài khóa thắt chặt khi nền kinh tế đang ở trạng thái phát triển nóng, và
chính sách tài khóa mở rộng khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy yếu
2.3.4. PHÂN LOẠICHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
CĂN CỨ VÀO ĐỘNG THÁI CỦA CHÍNH PHỦ
2.3.4. PHÂN LOẠICHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
CĂN CỨ VÀO ĐỘNG THÁI CỦA CHÍNH PHỦ
2.3.4. PHÂN LOẠICHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
CĂN CỨ VÀO ĐỘNG THÁI CỦA CHÍNH PHỦ
2.3.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
TÁC ĐỘNG THU NHẬP
• Sự gia tăng trong các nguồn thu nhà nước tất yếu sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong thu
nhập thực của dân chúng và ngược lại.

• Chính sách tài khóa cũng chính là công cụ để nhà nước có thể điều tiết và phân phối
lại thu nhập quốc dân
TÁC ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
• CHính sách thu và chi ngân sách tác động mạnh mẽ đến nguồn vốn đầu tư xã hội.

• Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập thực của nền kinh tế, từ đó tác động
đến tiết kiệm tư nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp.

• Đối với các hoạt động đầu tư quốc tế, chính sách tài khóa sẽ tác động đến dòng chuyển
dịch của các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
2.3.5. TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT
• Một chính sách tài khóa mở rộng, với định hướng gia tăng trong chi tiêu nhằm đáp
ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, trong ngắn hạn tất yếu sẽ dẫn đến sự gia tăng trong
tổng cầu, áp lực lên giá cả và gây ra lạm phát.

• Một chính sách tài khóa thắt chặt, tiết giảm trong chi tiêu, tăng thu ngân sách, trong
ngắn hạn sẽ có tác động kiềmm hãm tổng cầu, kéo giá cả hàng hóa đi xuống, giúp
kiềm chế lạm phát
2.3.5. TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ CÔNG
• Một chính sách tài khóa mở rộng và bành trướng tất yếu dẫn tới bội chi ngân sách nhà
nước. Có thể nói việc sử dụng nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của nhà nước là
hoạt động phổ biến và mang tính chất tất yếu đối với nhu cầu tăng trưởng và phát triển
của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHU KỲ KINH DOANH
• Chính sách tài khóa tác động đến chu kỳ kinh doanh thông qua cơ chế ổn định tự
động. Cơ chế ổn định tự động là cơ chế có tác động tự hạn chế được những dao động
của chu kỳ kinh doanh mà không cần bất kỳ hành động điều chỉnh nào của các nhà
hoạt động chính sách.

• Hai công cụ chủ yếu và quan trọng của chính sách tài khóa tạo ra cơ chế ổn định tự
động đó là thuế lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp

You might also like