You are on page 1of 9

10/11/2023

Chương 10‐phần 1
Công cụ tài chính phái sinh
Công cụ phái sinh mục đích đầu cơ: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn
Công cụ phái sinh mục đích phòng ngừa rủi ro: rủi ro giá trị hợp lý và rủi ro
dòng tiền

Đặc điểm của công cụ phái sinh


• Giá trị ban đầu không có hoặc rất thấp, giá trị của công cụ phái sinh
thay đổi dựa trên giá của một tài sản cơ sở.
• Công cụ được thanh toán TRONG TƯƠNG LAI.
• Ví dụ: Công ty ký hợp đồng quyền chọn để được quyền mua 1 lô hàng
vào 6 tháng sau với giá 30 triệu.
Tại thời điểm hiện tại, công ty không phải trả hoặc trả rất ít phí để có
được quyền chọn đó. Nhưng sau 6 tháng, nếu giá của lô hàng cao hơn
30 triệu, DN sở hữu quyền chọn sẽ có lợi =>“quyền chọn” tăng giá.
Ngược lại, nếu sau 6 tháng, lô hàng có giá trị thấp hơn 30 triệu => DN
sở hữu quyền chọn bị thiệt hại =>“quyền chọn” sẽ giảm giá trị.

1
10/11/2023

Các công cụ phái sinh thường gặp


• Quyền chọn (Option): Tại 1 thời điểm ấn định trong tương lai, DN có quyền
nhưng không bắt buộc thực hiện giao dịch với 1 mức giá cố định. Ban đầu
phải trả phí.
• Quyền chọn mua (call option)
• Quyền chọn bán (put option)
• Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai (Forward & Future): Hợp đồng yêu
cầu bên bán giao một lượng hàng cố định với 1 mức giá cố định trong
tương lai. Hợp đồng tương lai có tính quy chuẩn hơn, hợp đồng kỳ hạn thì
“customize” hơn. “hàng” được giao dịch có thể là hàng hóa vật chất như
dầu, nguyên liệu, có thể là các tài sản tài chính như Ngoại tệ, trái phiếu…
• Hoán đổi (Swaps): Hoán đổi 2 dòng tiền. Một đơn vị đang đi vay với lãi suất
cố định có thể hoán đổi với một đơn vị đi vay lãi suất thả nổi. Đây là công
cụ thường được dùng để phòng ngừa rủi ro về lãi suất

Mục đích của công cụ phái sinh


• Đầu cơ (thu lợi)
• Phòng ngừa rủi ro
• Rủi ro giá trị hợp lý
• Rủi ro dòng tiền

2
10/11/2023

Công cụ phái sinh mục đích đầu cơ


• Nếu sở hữu công cụ phái sinh với mục đích đầu cơ
• FVTPL
• Ghi nhận theo giá trị hợp lý,
• nếu đang tạo lãi => tài sản
• nếu đang tạo lỗ => nợ phải trả

Công cụ tài chính phái sinh


mục đích đầu cơ‐Hợp đồng quyền chọn
Giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn = Giá trị nội tại +Giá trị thời gian
Tại ngày 1/1/X, giá thị trường cổ phiếu công ty A là 175$, Công ty Investor ký
hợp đồng để mua quyền chọn mua 1000 cổ phiếu công ty A với giá 190$ mỗi
cổ phiếu, hợp đồng hết hạn vào ngày 30/4/X. Công ty Investor đã trả 500$ để
có thể sở hữu quyền chọn này.
Bút toán ghi sổ
Ngày 1/1/X:
Nợ Quyền chọn mua: 500$ (giá trị thời gian)
Có Tiền: 500$

3
10/11/2023

Tại ngày 1/1/X, giá thị trường cổ phiếu công ty A là 175$, Công ty Investor ký hợp đồng để
mua quyền chọn mua 1000 cổ phiếu công ty A với giá 190$ mỗi cổ phiếu, hợp đồng hết hạn
vào ngày 30/4/X. Công ty Investor đã trả 500$ để có thể sở hữu quyền chọn này.
Tại ngày cuối kỳ kế toán 31/3/X, giá thị trường cổ phiếu A là 200$, giá trị thời gian của quyền
chọn còn 150$
Bút toán ghi sổ
Ngày 31/3/X: Giá thị trường cao (200$) hơn giá thực hiện hợp đồng (190$) => Đánh giá lại
quyền chọn theo giá thị trường, Chênh lệch lãi 10$ 1 cổ phiếu, số lượng giao dịch: 1000 cổ
phiếu => lãi: 10.000$
Nợ Quyền chọn mua: 10.000$
Có Thu nhập: 10.000$
Ghi nhận giảm giá trị thời gian của quyền chọn mua: 500$ ‐ 150$ = 350
Nợ Thu nhập: 350$
Có Quyền chọn mua: 350$
Báo cáo tình hình tài chính: Quyền chọn mua = Giá trị bỏ ra mua ban đầu 500+Tăng giá
10.000$‐Giá trị giảm đi do thời gian (350) = 10.150$
Báo cáo kết quả hoạt động: Thu nhập: 10.000 – 350 = 9650$

Tại ngày 1/1/X, giá thị trường cổ phiếu công ty A là 175$, Công ty Investor ký hợp đồng để mua quyền
chọn mua 1000 cổ phiếu công ty A với giá 190$ mỗi cổ phiếu, hợp đồng hết hạn vào ngày 30/4/X. Công
ty Investor đã trả 500$ để có thể sở hữu quyền chọn này.
Tại ngày cuối kỳ kế toán 31/3/X, giá thị trường cổ phiếu A là 200$, giá trị thời gian của quyền chọn còn
150$
Tại ngày 15/4/X, giá thị trường cổ phiếu A là 195$, giá trị thời gian của quyền chọn còn 50$. Công ty
quyết định thực hiện quyền chọn
Bút toán ghi sổ
Ngày 15/4/X: Giá thị trường cổ phiếu là 195$, giá thực hiện hợp đồng là 190$ => DN sẽ nhận 5$ cho mỗi
cổ phiếu. Lãi hay lỗ? Cần so sánh với giá trị của quyền chọn mua tại thời điểm thực hiện quyền chọn
Đánh giá lại quyền chọn theo giá thị trường, Chênh lệch lỗ 5$ (195‐200) mỗi cổ phiếu
Nợ Thu nhập: 5.000$
Có Quyền chọn mua: 5.000
Ghi giảm giá trị thời gian của quyền chọn: 150 – 50 = 100
Nợ Thu nhập: 100$
Có Quyền chọn mua: 100$
Giá trị quyền chọn hiện tại: 10.150 – 5000‐100 =5.050
Nợ Tiền 5000
Nợ Lỗ 50
Có Quyền chọn: 5.050

4
10/11/2023

Công cụ tài chính phái sinh mục đích đầu cơ‐


Hợp đồng Kỳ hạn
• Ban đầu: giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn = 0
• Về sau: Giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn = số lượng hàng hóa
được giao dịchx (tỷ giá kỳ hạn trên thị trường hiện tại – tỷ giá kỳ
hạn theo hợp đồng)/(1+r)^t
• Ví dụ: Ngày 1/3/X5, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn mua 1 triệu đơn vị
ngoại tệ, giao vào ngày 30/5/X5. Lãi suất chiết khấu 5%. Tỷ giá như
sau:
Ngày Tỷ giá giao ngay Tỷ giá kỳ hạn
1/3/X5 1.185$ 1.2$
31/3/X5 1.19$ 1.21$
30/4/X5 1.2$ 1.205$
30/5/X5 1.215$ 1.215$

• Ví dụ: Ngày 1/3/X5, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn mua 1 triệu đơn vị
ngoại tệ, giao vào ngày 30/5/X5. Lãi suất chiết khấu 5%/năm => lãi 1
tháng = 0.42%
Ngày Tỷ giá kỳ hạn Giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn
1/3/X5 1.2$ 0
31/3/X5 (còn 2 tháng 1.21$ =1 triệu x (1.21 – 1.2)/(1+0.42%)^2=9.917
đến hạn)
30/4/X5(còn 1 tháng đến 1.205$ =1 triệu x (1.205 – 1.2)/(1+0.42%)^1=4.979
hạn)
30/5/X5 1.215$ =1 triệu x (1.215 – 1.2) =15.000

5
10/11/2023

Ngày Tỷ giá kỳ hạn Giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn
1/3/X5 1.2$ 0
31/3/X5 (còn 2 tháng 1.21$ =1 triệu x (1.21 – 1.2)/(1+0.42%)^2=9.917
đến hạn)
30/4/X5(còn 1 tháng đến 1.205$ =1 triệu x (1.205 – 1.2)/(1+0.42%)^1=4.979
hạn)
30/5/X5 1.215$ =1 triệu x (1.215 – 1.2) =15.000

• Bút toán ghi sổ: Ngày 31/3/X5: Nợ Tài sản (hợp đồng kỳ hạn: 9.917/Có Thu
nhập: 9.917
• Ngày 30/4/X5: Nợ Chi phí/Có Tài sản (hợp đồng kỳ hạn): 4.938
• Ngày 30/5/X5: Nợ Tài sản/Có Thu nhập: 10.021
Xóa bỏ hợp đồng khi đến hạn: Tỷ giá thị trường 1.215$, tỷ giá hợp đồng kỳ
hạn: 1.2 => Công ty thu tiền: 0.015$x1 triệu =15.000$
Nợ Tiền/Có hợp đồng kỳ hạn: 15.000

Chương 10‐phần 2
Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro

6
10/11/2023

Công cụ phái sinh mục đích phòng ngừa rủi ro


Kế toán phòng ngừa rủi ro (optional)
• Nếu công cụ phái sinh có mục đích phòng ngừa rủi ro:
• Bản thân công cụ phái sinh được gọi là “Hedge instrument”
• Đối tượng được phòng ngừa rủi ro gọi là “Hedge Item”: có thể là tài sản, nợ phải trả
hiện hữu, hoặc là một cam kết chắc chắn trong tương lai.
• Nguyên tắc cơ bản khi thiết kế phòng ngừa rủi ro: Hedge instrument và Hedge item phải
có liên hệ về mặt kinh tế, tác động tiêu cực của Hedge item sẽ được bù đắp bằng tác
động tích cực của Hedge instrument.
Có 2 loại rủi ro được phòng ngừa
• Rủi ro về giá trị hợp lý (Fair value hedge): áp dụng Khi Hedge item được đánh giá bằng
giá trị hợp lý, DN không muốn sự biến động giá trị hợp lý của hedge item làm ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động của DN. Biến động của Hedge item ghi vào đâu thì biến động của
hedge instrument ghi nhận vào đó, thông thường là vào P/L.
• Rủi ro dòng tiền (Cash flow hedge): áp dụng khi trong 1 thời điểm nào đó ở tương lai,
DN phải chi 1 dòng tiền, DN không muốn có sự biến động trong dòng tiền phải chi ra
nên sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ. Biến động có hiệu quả trong giá trị của hedge
instrument và hedge item được ghi vào OCI cho đến khi dòng tiền được thực hiện.

Công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro


Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý‐Minh họa
• Ngày 1/7/N, công ty mua 10.000 đơn vị hàng tồn kho với giá 200$
mỗi đơn vị.
• Công ty lo lắng rằng hàng tồn kho có thể bị giảm giá, cho nên đã mua
hợp đồng tương lai để bán 10.000 đơn vị hàng với giá 210$, giao vào
1/7/N+1.
• Tại ngày lập BCTC 31/12/N, giá bán giao ngay của hàng trên thị trường
là 220$, giá bán tương lai là 227$
• Tại ngày 1/7/N+1, giá bán giao ngay là 230$.
Hedge item: hàng tồn kho
Hedge instrument: hợp đồng tương lai

7
10/11/2023

Ngày Giá bán Giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai Giá trị hợp lý của Hàng tồn kho
tương Hedge instrument Hedge item
lai =Số lượng hàng x (giá tương lai tại thời điểm =Số lượng hàng x giá giao ngay tại thời điểm
đo lường– giá tương lai ký kết trong hợp đo lường
đồng)
1/7/N 210$ 0 10.000 x 200= 2.000.000
31/12/N 227$ =10.000 x (227 – 210) = 170.000$ 10.000 x 220 =2.200.000

1/7/N+1 230$ =10.000 x (230 – 210) = 200.000$ 10.000 x 230 =2.300.000

Ghi nhận tại 31/12: Giá trị của hợp đồng tương lai: vì nếu để đến 31/12 mới
mua thì sẽ giá bán sẽ là 227, do ký hợp đồng với giá 210 => lỗ 170.000 =>
Hợp đồng biến động theo hướng bất lợi, là nợ phải trả.
Nợ Lỗ (p/l)/Có Nợ phải trả do hợp đồng tương lai: 170.000$
Ghi nhận tăng giá của hàng tồn kho:
Nợ Hàng tồn kho/Có Lãi (P/L): 200.000
Tỷ lệ 170.000/200.000 = 85%: gọi là Hiệu quả phòng ngừa. Tỷ lệ này phải cao
khoảng 80%‐125% thì gọi là Hiệu quả cao.

Ngày Giá bán Giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai Giá trị hợp lý của Hàng tồn kho
tương Hedge instrument Hedge item
lai =Số lượng hàng x (giá tương lai tại thời điểm =Số lượng hàng x giá giao ngay tại thời điểm
đo lường– giá tương lai ký kết trong hợp đo lường
đồng)
1/7/N 210$ 0 10.000 x 200= 2.000.000
31/12/N 227$ =10.000 x (227 – 210) = 170.000$ 10.000 x 220 =2.200.000

1/7/N+1 230$ =10.000 x (230 – 210) = 200.000$ 10.000 x 230 =2.300.000

Ghi nhận tại 1/7/N+1: Giá thị trường hiện tại 230, chỉ bán được theo giá đã ký kết 210 => Hợp đồng biến
động theo hướng bất lợi, là nợ phải trả.
Nợ Lỗ (p/l)/Có Nợ phải trả do hợp đồng tương lai: 200.000$‐170.000$ = 30.000$
Ghi nhận tăng giá của hàng tồn kho:
Nợ Hàng tồn kho/Có Lãi (P/L): 300.000‐200.000=100.000
Khi bán hàng theo giá đã ký kết 210
Nợ Tiền: 2.100.000
Nợ Nợ phải trả do hợp đồng tương lai: 200.000
Có Hàng tồn kho: 2.300.000

8
10/11/2023

Công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro


Phòng ngừa rủi ro dòng tiền‐Minh họa
• 30/6/N, mua kỳ hạn 100.000 đơn vị tiền ngoại tệ với tỷ giá kỳ hạn
1.096, giao vào 30/6/N+1. Hợp đồng này được thiết kế để phòng
ngừa rủi ro về dòng tiền, vì công ty dự định cần 100.000 đơn vị ngoại
tệ để trả nợ vào 30/6/N+1. Lãi suất chiết khấu 6%. Thông tin như sau
Ngày Tỷ giá giao Tỷ giá kỳ hạn Giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn = số lượng x (tỷ giá kỳ hạn hiện tại – tỷ
ngay (đến30/6/N+1) giá kỳ hạn ký kết hợp đồng)/(1+r)^t
30/6/N 1.072 1.096
(HĐ kỳ hạn)
31/12/N 1.080 1.092 (388)
(cuối năm)
31/3/N+1 1.074 1.076 (1971)
( mua hàng)
30/6/N+1 1.072 (2400)
(trả nợ)

Ngày Tỷ giá giao Tỷ giá kỳ hạn Giá trị hợp lý của Ghi sổ
ngay (đến30/6/N+1) hợp đồng kỳ hạn
30/6/N 1.072 1.096 0
(HĐ kỳ
hạn)
31/12/N 1.080 1.092 (388) Nợ OCI: 388
(cuối Có Hợp đồng kỳ hạn: 388
năm)
31/3/N+ 1.074 1.076 (1,971) Nợ OCI: 1,583
1 Có hợp đồng kỳ hạn: 1,583
( mua Nợ Hàng tồn kho: 107,400 + 1,971
hàng) Có OCI: 1,971
Có Nợ phải trả: 107,400
30/6/N+ 1.072 (2,400) Nợ Nợ phải trả: 107,400
1 Có Tiền: 107,200
(trả nợ) Có Lỗ tỷ giá: 200
Nợ Lỗ do hợp đồng kỳ hạn (p/l): 429
Có Hợp đồng kỳ hạn: 429
Xóa bỏ hợp đồng kỳ hạn, nhận ngoại tệ, chi nội tệ
Nợ Hợp đồng kỳ hạn: 2,400
Nợ Tiền (ngoại tệ): 107,200
Có Tiền (nội tệ): 109,600

You might also like