You are on page 1of 2

Chương 19

19.1

Cổ tức phân phối từ lợi nhuận hiện nay hoặc lợi nhuận giữ lại lũy kế

Không được dùng vốn CP chia cổ tức trừ khi phá sản

Ngày ghi sổ = ngày đăng kí cuối cùng

Ngày không cổ tức = ngày giao dịch không hưởng quyền (giá sẽ giảm vào ngày này, lượng giảm = lượng
chi trả cổ tức (trong thị trường hoàn hảo không thuế))

VD: Ngày 30 ghi số, ngày 27 mua cổ phiếu vẫn được hưởng cổ tức, 28 trở đi thì không, giá của ngày 27
và ngày 28 lệch nhau đúng một đô cổ tức (trong điều kiện thị trường hoàn hảo); VD giá cổ phiếu ngày
27 là 30 thì ngày 28 sẽ còn 29

Nhớ lưu ý các ngày lễ nhé Lan Anh =)))

Chính sách cổ tức như thế nào mới tốt ???

Trong thị trường hoàn hảo không thuế: Chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp.

Lí do: Vì nếu lợi nhuận không đổi, tăng cổ tức  lợi nhuận giữ lại phải giảm, hoặc phát hành thêm. Trên
thực tế, cổ đông không quan tâm đến CS cổ tức vì họ có thể tự tạo đòn bẩy tài chính. Quyết định đầu tư
sẽ được ưu tiên quan tâm hơn chính sách cổ tức. Nếu NPV dương sẽ quan tâm nhiều đến việc sử dụng
nó để tái đầu tư hoặc chia cổ tức.

Nếu không trả cổ tức, dùng số tiền đó mua cổ phần thường (số CP thường đang lưu hành giảm lại  EPS
tăng lên, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông có thể tăng lên)

Trong thị trường hoàn hảo, không thuế: Mua lại CP và cổ tức tiền mặt là như nhau (mang lại lợi ích
như nhau cho cổ đông)

Trong thực tế, có các khía cạnh khác nhau giữa hai cái như sau:

- Sự linh hoạt: Cổ tức rất ngại việc sụt giảm vì là tín hiệu xấu (có tính chất tăng rồi là không giảm),
Mua lại cổ phần thì năm nay không mua năm sau vẫn mua được (Dùng lợi nhuận mua lại cổ
phần sẽ linh hoạt hơn, giảm bớt áp lực cho việc tăng cổ tức)
- Thù lao của ban điều hành: Mua lại CP giữ nguyên giá CP, trả cổ tức giá giảm (ảnh hưởng đến
quyền chọn của ban điều hành)
- Bù trừ sự pha loãng: Mua lại CP tạo ra hiệu ứng này  EPS tăng
- Thuế (ủng hộ CS cổ tức thấp or không chia): Nếu chỉ xét ở khía cạnh thuế  không chia cổ tức
(chia cổ tức phải nộp thuế thu nhập cá nhân), không nên phát hành rồi dùng tiền đó chia cổ tức
(nhưng trên thực tế vẫn có nhiều công ty
** Thiều tiền không chia cổ tức, thừa tiền có nên chia cổ tức không???
 Mua CP thường, CP quỹ là giải pháp tối ưu nhất (nếu xét đến thuế)
Lí do đầu tư luôn luôn dựa vào NPV. Các dự án này sẽ có NPV âm (vì các dự án NPV dương
thì sẽ không gọi là thừa tiền???)
Hầu hết, các công ty đều chi trả cổ tức:

- Động cơ tiêu dùng: Chỉ tiền mặt mới có tính thanh khoản (mong muốn cổ tức tiền mặt để đáp
ứng nhu cầu tiêu sài). Nếu bán CP để đáp ứng nhu cầu tiêu sài  tốn chi phí giao dịch
- Sự tự kiểm soát (Bán để tiêu sài thì khó kiểm soát mà “vung tay quá trán”)
- Chi phí đại diện (để dòng tiền tự do nhỏ  cho giám đốc khỏi phung phí)
- Tác động thông tin (nhà đầu tư nhìn tín hiệu để đoán triển vọng tương lai của DN): Cổ tức tỷ lệ
thuận với giá trị DN (có nhiều DN đánh lừa thị trường bằng cách tăng cổ tức, thị trường sẽ trừng
phạt lại =)))))

Công ty nên chia cổ tức cao hay thấp???

 Làm sao để đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng phù hợp là được
 Thị trường luôn luôn cân bằng

19.8. Không học, không thi

Số liệu thống kê: Không cần nhớ

Khái niệm, lý thuyết: có thể có

Hình 19.4 trong sách: Giữ lại lợi nhuận để duy trì cổ tức trong những giai đoạn khủng hoảng

 Tại sao duy trì cổ tức lại quan trọng? Thị trường rất e ngại cổ tức sụt giảm

s = 1 (không làm mượt)

s = 0 (làm mượt tuyệt đối) (cổ tức năm sau luôn bằng năm trước)

Khi cty chi trả cổ tức tiền mặt: Hạch toán: Giảm tiền mặt, giảm lợi nhuận giữ lại (tổng tài sản và tổng
nguồn vốn giảm)

Khi cty chi trả cổ tức cổ phiếu: Hạch toán: tăng vốn CP thường và thặng dư vốn, giảm lợi nhuận giữ lại
(tổng tài sản và tổng nguồn vốn không thay đổi

You might also like