You are on page 1of 4

ĐÁP ÁN - Lịch sử ( ĐỀ SỐ 3)

1 2 3 4 5 6 7 8 91 11 12 1 14 15 16 17 1 19 20
0 3 8
A B A D D C B D A D C C D B D A B D C C
21 2 23 24 2 26 2 28 29 3 31 32 3 34 35 36 37 3 39 40
2 5 7 0 3 8
B C B D B C B A B A B A C B A D C D C D

Lời giải chi tiết


Câu 1. Đáp án A
- Các đáp án B, C, D là nội dung của chính sách đối ngoại của Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu những năm 70
của thế kỉ XX.
- Đáp án A không phải là nội dung của chính sách đối ngoại của Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu những năm 70
của thế kỉ XX.
Câu 2. Đáp án B
- Đáp án A loại vì sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản với sự viện trợ của Mĩ đã khôi phục kinh
tế và phát triển nhanh chóng.
- Đáp án B đúng vì dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản và tinh thần vượt khó gian khổ của nhân
dân, sau CTTG II Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế và phát triển nhanh chóng.
- Đáp án C loại vì sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị tàn phá nặng nề, phải tiến hành khôi phục kinh
tế
- Đáp án D loại vì đây không phải là thuận lợi cơ bản nhất.
Câu 3. Đáp án A
Năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức Hội Duy Tân.
Câu 4. Đáp án D
Mặt trận Việt Minh ra đời (5 – 1941) với các tổ chức quần chúng trong mặt trận là các hội Cứu quốc.
Câu 5. Đáp án D
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ là chiến lược được thực hiện trên phạm vi
toàn Đông Dương. Chính vì vậy, Nhân dân Việt Nam chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 –
1973) của Mĩ là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông
Dương.
Câu 6. Đáp án C
Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã
hội.
Câu 7. Đáp án B
Điểm khác biệt căn bản về tình hình nước Mĩ so với các nước đồng minh thắng trận sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.
Câu 8. Đáp án D
Vụ khủng bố ngày 11//9/2001 đã làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Câu 9. Đáp án A
Đại hội lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng miền Nam có vai trò quyết
định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Câu 10. Đáp án D
Khoảng năm 1950 là thời điểm nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi và căn bản đạt mức trước chiến
tranh.
Câu 11. Đáp án C
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa lực lượng đồng minh. Đến
năm 1952, chế độ chiếm đóng của đồng minh chấm dứt. Tuy nhiên với chính sách đối ngoại là liên minh chặt
chẽ với Mĩ, Nhật đã kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Theo đó, Nhật chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo
vệ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ chiếm đogs và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật. Đây cũng là nguyên
nhân cơ bản khiến Nhật không phải chi têu nhiều cho quốc phòng.
Câu 12. Đáp án C
Nội dung Phong trào 1930 - 1931 Phong trào 1936 - 1939
Phương pháp đấu tranh Bí mật, bất hợp pháp Công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp
Hình thức mặt trận Chưa có Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông
Dương
Giai cấp lãnh đạo Công nhân Công nhân
Nhiệm vụ trước mắt Chống đế quốc và chống phong kiến Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát
xít, chống chiến tranh
Câu 13. Đáp án D
Sau năm 1954, tuy miền Bắc được giải phóng nhưng miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc
(Mỹ) và tay sai (Ngô Đình Diệm) => Đảng ta xác định phải thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền,
trong đó:
- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam vẫn phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất nước nhà.
Câu 14. Đáp án B
Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ của cách mạng
Đông Dương là chống phong kiến, chống đế quốc -> chưa đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh
giai cấp. Vì vậy, Luận cương có hạn chế trong việc xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Câu 15. Đáp án D
Về nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930):
- Đáp án A, B, C là nguyên nhân chủ quan.
- Đáp án D là nguyên nhân khách quan.
Câu 16. Đáp án A
Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, Đảng cộng sản Đông Dương trở thành một đảng cầm quyền,
chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
Câu 17. Đáp án B
Cơ sở chủ yếu để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh trong thời kỳ 1936
– 1939 là nghị quyết Đại hội lần thứ VII (1935) của Quốc tế Cộng sản.
Câu 18. Đáp án D
Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông với nhà du hành I. Gagarin mở đầu kỉ nguyên chinh
phục vũ trụ của loài người
Câu 19. Đáp án C
Trong những năm 1973 – 1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái:
- Các đáp án A, B, D: là nguyên nhân trực tiếp tác động đến tình trạng khủng hoảng của kinh tế Mĩ trong giai
đoạn này.
- Đáp án C: không phải là nguyên nhân trực tiếp tác động đến tình trạng khủng hoảng của kinh tế Mĩ.
Câu 20. Đáp án C
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ được thực hiện ở miền Nam Việt Nam, chưa mở
rộng ra miền Bắc. Vì vậy, âm mưu của Mĩ trong chiến lược này chỉ đối với miền Nam Việt Nam.
Câu 21. Đáp án B
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng (7/1936) đã quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Câu 22. Đáp án C
Trong Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết (1921), trong công nghiệp Nhà nước tập trung khôi phục
công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).
Câu 23. Đáp án B
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được Mỹ triển khai từ năm 1961 – 1965. Nhân dân miền Nam đã chiến
đấu chống anh dũng và giành được nhiều thắng lợi. Trên mặt trận quân sự, chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) là
chiến thắng mở đầu chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ.
Câu 24. Đáp án D
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã lật đổ chế độ phong kiến -> đã thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách
mạng dân chủ tư sản. Tuy nhiên điểm mới trong cuộc cách mạng này là do công nhân, nông dân và binh lính
thực hiện cuộc cách mạng và sau khi cách mạng thành công thì công nhân, nông dân và binh lính lên nắm
quyền thành lập ra các Xô viết => Vì vậy, cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới.
Câu 25. Đáp án B
- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới 2 bùng nổ -> 11/1939 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng,
đảng ta đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất -> kẻ thù chủ
yếu trước mắt của nhân dân ta là bọn đế quốc.
- Tháng 9/1940, Nhật vượt qua biên giới Việt – Trung vào nước ta -> lúc này kẻ thù chủ yếu trước mắt của
nhân dân ta là đế quốc Pháp và phát xít Nhật. ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông
Dương -> lúc này kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân ta là phát xít Nhật, Đảng ta đã đề ra khẩu hiệu “Đánh
đuổi phát xít Nhật”.
Câu 26. Đáp án C
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã làm cho chính
Câu 27. Đáp án B
Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lâm thời ĐCS Việt Nam (tháng 10-1930) đã quyết định lấy tên Đảng
là Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 28. Đáp án A
Về ý nghĩa lịch sử: phong trào cách mạng 1930 – 1931 được coi là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 29. Đáp án B
Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là ra sức điều chỉnh chính
sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng.
Câu 30. Đáp án A
Điểm giống nhau cơ bản về chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là vận động giải
phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản .
Câu 31. Đáp án B
Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai (1919-1929) chủ yếu là do muốn cột chặt nền kinh tể Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
Câu 32. Đáp án A
Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị 11-1939 và Hội nghị 5-1941 là đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.
Câu 33. Đáp án C
Trong các nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản thì yếu tố con người được coi là nhân tố quyết định
hàng đầu. Vì vậy, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế
giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là coi trọng yếu tố con người là
nhân tố quyết định của sự phát triển.
Câu 34. Đáp án B
- Hoàn cảnh chiến lược “chiến tranh đặc biệt”: được đề ra sau thất bại ở phong trào Đồng Khởi 1960 của ta.
- Hoàn cảnh chiến lược “chiến tranh cục bộ” : được đề ra sau thất bại ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Câu 35. Đáp án A
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ được thực hiện bởi quân đội Sài Gòn là chủ yếu dưới sự chỉ huy
của cố vấn Mỹ và sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ => trong chiến lược này, quân Mĩ có vai trò là lực lượng cố
vấn.
Câu 36. Đáp án D
Chủ trương của Đảng ta trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là nổi dậy
tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn – đồng bằng và đô thị) với 3 mũi giáp công (quân
sự, chính trị và binh vận).
Câu 37. Đáp án: C
- ASEAN không diễn ra quá trình nhất thể hóa.
- Eu diễn ra quá trình nhất thể hóa về:
+ Kinh tế.
+ Chính trị và an ninh – quốc phòng.
Biểu hiện:
Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng
than – thép châu Âu (ECSC).
Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
(EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Tháng 12/ 1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi
tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Tháng 12/ 1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với quá
trình nhất thể hóa châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia sự dụng đồng Euro đợt
đầu có 11 nước thành vien của EU và sau này có thêm Hy Lạp.
=> từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm 2007 tăng lên 27 thành viên.
Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong
việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc
gia vốn còn bị giằng xé do xung đột chỉ cách đó hai thập kỳ trước.
Câu 38: Đáp án: D
- Đáp án: A, B, C là kết quả của của trận “Điện Biên Phủ trên không”.
- Đáp án: D không phải là kết quả của của trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Câu 39: Đáp án: C
Từ 6-3-1946 đến trước 19-12-1946: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương kí sử dụng phương pháp hòa
bình với Pháp. Tiêu biểu là kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) để có thời gian
hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
không thể tránh khỏi.
Câu 40: Đáp án: D
Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch
“Chinh phục từng gói nhỏ ”
Chú ý:
“gói nhỏ” ở đây có thể hiểu là các gói:
- Ba tỉnh Đông Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 5/6/1862) .
- 6 tỉnh Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 1874).
- Toàn bộ Việt Nam (Hiệp ước Hácmăng – 1883)

HẾT

You might also like