You are on page 1of 5

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Tính chất của bộ máy nhà nước cổ đại phương Đông là:
A: Mang tính dân chủ cổ đại B: Mang tính chất chuyên chế
C: Mang tính chất độc tài quân sự D: Mang tính chất dân chủ, chủ nô
Câu 2: Tên nước Đại Việt của nước ta có từ đời vua nào:
A: Lý Thái Tổ B: Lý Thái Tông
C: Lý Thánh Tông D: Lý Nhân Tông
Câu 3: Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các TK XVI-XVII là:
A: Phố Hiến B: Hội An C: Thanh Hà D: Kinh kỳ
Câu 4: Tên gọi khác của bộ “Hoàng triều luật lệ” là:
A: Hình thư B: Hoàng Việt luật lệ C: Gia Long D: Cả B và C đều đúng
Câu 5: Cuộc CMTS được coi là “Đại Cách mạng” là:
A: CMTS Anh giữa TK XVII B: CMTS Mĩ cuối TK XVIII
C: CMTS Pháp cuối Tk XVIII D: CM Nga 1905 – 1907
Câu 6: Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở
Việt Nam?
A: Giai cấp Công nhân B: Giai cấp nông dân
C: Giai cấp Tiểu Tư sản D: Giai cấp Tư sản
Câu 7: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp
cả nước vào đêm?
A: Ngày 18/12/1946 B: Ngày 19/12/1946
C: Ngày 20/12/1946 D: Ngày 21/12/1946
Câu 8: Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là:
A: “Dùng người Việt đánh người Việt”
B: “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
C: Chống lại lực lượng Cách mạng và nhân dân Việt Nam
D: Biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
Câu 1: Hiện vật tiêu biểu nhất cho đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:
A: Trống cơm B: Cung nỏ C: Cồng chiêng D: Trống đồng Đông Sơn
Câu 2: Từ giữa TK XVII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì:
A: Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chơi, hưởng thụ
B: Nhiều thương nhân nước ngoài lấy cớ buôn bán để tìm hiểu tình hình chính trị nên chúa
Trịnh và chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương
C: Chính sách thuế khóa với thương nhân ngày càng phức tạp
D: Tất cả các lí do trên
Câu 3: Cuộc Cách mạng Tư sản được coi là “triệt để nhất” trong số các cuộc CMTS thời cận
đại:
A: CM Nêđeclan B: CMTS Anh C: CMTS Pháp D: Thống nhất Đức và Italia
Câu 4: Tính đến năm 1858, Việt Nam được biết đến là một quốc gia:
A: Theo chế độ quân chủ chuyên chế, có độc lập và có chủ quyền lãnh thổ
B: Đang phát triển theo chế độ TBCN
C: Đang tiến hành những cuộc cải cách, duy tân đất nước theo chế độ Tư bản
D: Có nền kinh tế phát triển vào loại mạnh nhất Đông Nam Á
Câu 5: Đảng cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù trong giai đoạn CM 1939-1945 là:
A: Phản động thuộc địa và tay sai B: Đế quốc và phát xít
C: Thực dân phong kiến D: Phát xít Nhật
Câu 6: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau CM tháng Tám năm
1945 là gì?
A: Nạn đói B: Nạn dốt C: Tài chính D: Giặc ngoại xâm
Câu 7: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng của
lịch sử”?
A: CD Điện Biên Phủ năm 1954 B: CD Việt Bắc – thu Đông năm 1947
C: CD Biên Giới Thu – Đông năm 1950
Câu 8: Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến
chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta là:
A: Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ
B: Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”.
C: Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân tiến lên đánh cho “ngụy nhào”
Câu 9: Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo của các quốc gia Hy Lạp và Roma là:
A: Nông nghiệp và thủ công nghiệp B: Thủ công nghiệp và thương nghiệp
C: Thủ công nghiệp D: Thương nghiệp
Câu 10: “Phép quân điền” – chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực
hiện dưới triều đại nào?
A: Nhà Lý B: Nhà Tiền Lê C: Nhà Trần D: Nhà Hậu Lê
Câu 11: Phong trào Cần Vương được chia làm mấy giai đoạn:
A: Một giai đoạn (1885-1896)
B: Hai giai đoạn (1885-1888); và (1888-1895)
C: Ba giai đoạn (1885-1888); (1888-1890); (1890-1895)
D: Hai giai đoạn (1885-1890); và (1890-1895)
Câu 12: Hoạt động chủ yếu của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:
A: Xuất bản báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội
B: Huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ Cách mạng để đưa họ về nước hoạt động
C: Cử cán bộ đi học ở Liên Xô và Trung Quốc
D: Thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”
Câu 13: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám 1945 là:
A: Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước
B: Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta
C: Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước
D: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
Câu 14: Cải cách ruộng đất (1954-1956) ở Miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào”
A: “Tấc đất, tấc vàng”. B: “Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”.
C: “Người cày có ruộng” D: “Độc lập dân tộc” và “ruộng đất cho dân cày”
Câu 15: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đã lần lượt trải qua các chiến dịch:
A: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng; HCM B: Huế - Đà Nẵng; Tây Nguyên, HCM
C: Tây Nguyên, Đà Nẵng, HCM D: Plâyku, Huế - Đà Nẵng, HCM
Câu 16: Năm 1995, thành công lớn của ngoại giao Việt Nam là gia nhập tổ chức nào?
A: Asean B: Apec C: WTO D: Liên hợp quốc
Câu 1: Điều kiện cho phép các cuộc phát kiến địa lý có thể tiến hành trong các thế kỉ XV-XVI
là:
A: Thương nhân Châu Âu đã có nhiều hiểu biết về khoa học và trái đất
B: Khoa học và kĩ thuật hàng hải đã có nhiều tiến bộ (hiểu biết về địa lý, về đại dương, sử
dụng la bàn)
C: Kĩ thuật đóng tàu của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có nhiều tiến bộ, có thể vượt
Đại dương
D: Cả B và C đều đúng
Câu 2: Ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng là:
A: Lên án nghiêm khắc giáo hội Kito B: Đề cao giá trị nhân bản và tự do
C: Cổ vũ và mở đường cho văn hóa Châu Âu phát triển D: Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 3: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là:
A: Hình luật – thời Trần B: Hoàng triều luật lệ - thời Lê Thánh Tông
C: Hình thư – thời Lý D: Hình luật thời Lý
Câu 4: Từ giữa TK XII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì:
A: Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chơi, hưởng thụ
B: Nhiều thương nhân nước ngoài lấy cớ buôn bán để tìm hiểu tình hình chính trị nên chúa
Trịnh và chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương
C: Chính sách thuế khóa với thương nhân ngày càng phức tạp
D: Tất cả các lí do trên
Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra:
A: Từ năm 1914 đến 1919 B: Từ năm 1913 đến 1918
C: Từ năm 1914 đến 1918 D: Từ năm 1913 đến 1917
Câu 6: Khi đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp thực hiện theo kế hoạch nào?
A: “Đánh nhanh thắng nhanh” B: “Chinh phục từng gói nhỏ”
C: Đánh lâu dài D: “Vừa đánh, vừa đàm”
Câu 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng Việt Nam
vì đã chấm dứt:
A: Vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam
B: Thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
C: Vai trò lãnh đạo của giai cấp Tư sản Việt Nam
D: Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

You might also like