You are on page 1of 19

LÂM SÀNG KHOA NỘI THẬN

✔ 11 Mục Tiêu
1. Nắm được cách chẩn đoán 4 bệnh thận thường gặp
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán (LS+CLS) 4 bệnh trên
3. Tiêu chuẩn lọc máu cấp cứu
4. Tiêu chuẩn điều trị thay thế thận
5. Nguyên tắc điều trị 4 bệnh trên
6. Phân tích 13 vấn đề của STM
7. Điều trị STM cấp ở bệnh nhân HCTH
8. Phát đồ điều trị HCTH theo BYT và sang thương tối thiểu
9. Nhiễm trùng tiêu: cách phối hợp kháng sinh và chỉnh liều theo độ lọc
cầu thận
10. Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân STM
11. Các biện pháp bảo vệ cầu thận trong bệnh viêm cầu thận
Mục tiêu 1 : Nắm được cách chẩn đoán 4 bệnh thận thường gặp
I Suy Thận mạn

Suy thận mạn + độ/ giai đoạn + nguyên nhân + biến chứng

*Phân độ giai đoạn mạn theo Nguyễn Văn Xang


Mức độ STM Cl-Cr (ml/phút) Creatinine máu Triệu chứng lâm
(umol/l) sàng

Giai đoạn I 60-41 <130 BT

Giai đoạn II 40-21 130-299 Thiếu máu nhẹ

Giai đoạn IIIa 20-11 300-499 TC Tiêu hóa


Thiếu máu vừa
Giai đoạn IIIb 10-5 500-900 Thiếu máu nặng
HC Ure máu cao
Giai đoạn IV <5 >900 Tiểu ít

*Nguyên nhân :
- Ở các nươc phát triển: ĐTĐ chiếm phần lớn. Ở cac nước đang phát triển:
viêm cầu thận mạn là nguyên nhân hàng đầu.
- Bệnh cầu thận mạn.
- Bệnh ống kẽ thận mạn tính: viêm thận bể thận mạn do nhiễm khuẩn, viêm
thận kẽ do dùng thuốc giảm đau thời gian dài..
- Bệnh mạch thận: tắc tĩnh mạch, huyết khối, hẹp động mạch,…
- Bệnh thận bẩm sinh, di truyền: thận đa nang,..
- Không tìm thấy nguyên nhân.
* Biền chứng ( các triệu chứng của bệnh suy thận mạn cũng có thể là biến
chứng nếu các triệu chứng biểu hiện nặng hơn hoặc đe dọa tính mạng)
- Biến chứng tim mạch: tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, phì đại thất
trái, suy tim trái, viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim,..
- Biến chứng ở phổi: phù phổi, viêm phổi, tràn dịch màng phổi…
- Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan
- Thay đổi về huyết học: thiếu máu, xuất huyết…
- Rối loạn lipid máu
- Loạn dưỡng xương
- Biến chứng thần kinh: hôn mê, co giật…
- Biến chứng tiêu hóa: viêm loét, chán ăn,,,
- Rối loạn dinh dưỡng
-Rối loạn về nội tiết.

II Hội chứng thận hư


HCTH + Nguyên phát/ Thứ phát + Thuần túy/ Ko thuần túy + Các thể đáp ứng Corticoid + BC

*Nguyên phát/ Thứ phát


+ Thứ phát (có nguyên nhân): nhiễm trùng (liên cầu, siêu vi B, C, HIV, CMV,
EBV, sốt rét, Toxoplasma…), bệnh hệ thống (lupus ban đỏ, HC Henoch
Scholein, HC Good Pasture, viêm da cơ tự miễn…), thuốc (NSAID…), bệnh
chuyển hóa và di truyền (đái tháo đường,…)

+ Nguyên phát: sau khi loại trừ hết các nguyên nhân có thể có

*Thuần túy/ Ko thuần túy


+ Thuần túy: 3 không
không tiểu máu
không tăng huyết áp
không suy thận
+ Không thuần túy: có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu trên.

*Các thể đáp ứng Corticoid:

*Biến chứng:
- Cấp: suy thận cấp, tắc mạch, nhiễm trùng.
- Mạn: THA, suy thận mạn, suy dinh dưỡng, tăng thành phần tự do của thuốc, rối
loạn chuyển hóa.
III Nhiễm trùng tiểu

NTT + vị trí + cấp/mãn+ tái phát/ tái nhiễm + Nguyên nhân + YT Nguy cơ + Biến chứng
*Vị trí
+ NTT dưới: viêm bang quang, viêm niệu đạo, viêm TLT
+ NTT trên : viêm niệu quản, viêm đài bể thận và nhu mô thận
Phân biệt NTT trên/dưới :
1. Viêm đâu => đau đó
2. Viêm nhu mô => TC toàn thân

*tái phát/ tái nhiễm


+ tái phát: cùng tác nhân với lần trước
+ tái nhiễm: tác nhân gây bệnh khác lần trước

*Nguyên nhân
Đa số tác nhân gây NTT là VK Gram âm, trong đó E.coli chiếm đa số. Một số
tác nhân thường gặp khác: Klebsiella spp, Proteus mirabilis,…

*YT Nguy cơ
Lớn tuổi, ĐTĐ, Suy giảm miễn dịch, giới tính nữ, nằm viện, sỏi, sonde tiểu…

*Biến chứng
+ Nhiễm trùng huyết
+ Abces thận , quanh thận
+ Suy thận cấp, Suy thận mạn
+ Vô sinh

IV Viêm cầu thận

Viêm cầu thận + cấp/ mạn/ đợt cấp trên nền mạn + Nguyên nhân ( nhiễm trùng/ Ko nhiễm trùng ) + BC

Mục tiêu 2 : Tiêu chuẩn chẩn đoán (LS+CLS) 4 bệnh trên


a. Suy thận mạn:

❖ Lâm sàng:
- Phù kiểu thận: Phù vào buổi sáng sớm, trắng, mềm, ấn lõm, không đau,
phù đầu tiên ở mi mắt lan ra toàn thân, đối xứng 2 bên.
● Nhẹ: khu trú

● Trung bình: toàn thân + 1 màng.

● Nặng: toàn thân + ≥ 2 màng


- Tiểu ít ( <400ml)
- Tăng huyết áp
- Rối loạn huyết học:
+ Thiếu máu (đẳng sắc đẳng bào): có triệu chứng thiếu máu khi Hb
<10g/dl và nặng hơn theo mức giảm Hb.
+ Xuất huyết.
- Bệnh xương do thận: Đau xương, gãy xương bệnh lý
- Các biểu hiện tiêu hóa: hơi thở có mùi ure, nất cục, táo bón (giai đoạn muộn
có thể có tiêu chảy.
- Thời gian suy thận trên 3 tháng
❖ Cận lâm sàng:
- GFR < 60ml/phút/1,73m2 da
- Creatinin máu cao. Bình thường:
● Nam: 60-120 μmol/l

● Nữ: 50-100 μmol/l


- Albumin niệu >30mg/24 giờ hoặc ACR >30 mg/g
- Siêu âm thận: 2 thận teo nhỏ, mất phân biệt vỏ tủy (ngoại trừ hình ảnh thận
to trong bệnh thận đa nang, hình ảnh kích thước bình thường trong bệnh thận
do đái tháo đường, amyloidosis, HIV).
- Soi nước tiểu: có trụ rộng.

b. Hội chứng thận hư:

❖ Lâm sàng:
- Phù kiểu thận, nhanh, nhiều, đột ngột, dữ dội (nhưng cũng không được loại
trừ nếu không có phù)
- Tiểu bọt, đục, lâu tan, tiểu ít
- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, chán ăn.
❖ Cận lâm sàng:
- Đạm niệu 24 giờ ≥3,5g/1,73m2 da/ 24 giờ (Lâm sàng đạm niệu ≥3g/24 giờ)
- Ti sô protein niêu/creatinin niêu 3-3,5g
- Đạm máu toàn phần <60g/l. Albumin máu <30g/l
- Tăng lipid máu

c. Nhiễm trùng tiểu

❖ Lâm sàng:
- Hội chứng nhiễm trùng
- Đau (vị trí):
+ Trên

+ Dưới
- Nước tiểu:
+ Tính chất: đái khó, lắt nhắt

+ Màu sắc: đục, mủ, máu, lợn cợn

+ Mùi: khai ngay sau đi tiểu


- Khám
- Tùy vào vị trí nhiễm trùng mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.
HC nhiễm trùng Đau Nước tiểu Khám
- Sốt cao, lạnh run, môi - Đau vùng hông - Đục, có thể - Hố thắt lưng đầy
Viêm đài khô, lưỡi dơ, mệt lưng, gốc sườn có tiểu máu
- Ấn đau góc sườn, cột sống.
bể thận cấp mỏi, biểu hiện nhiễm cột sống
trùng toàn thân rõ - Thận to, đau, rung thận (+)
Viêm đài - Không rầm rộ - Có thể đau - Tiểu lắt nhắt,
bể thận
mạn hông lưng âm ỉ tiểu đêm
- Ít khi có nhiễm trùng - Đau hạ vị - HC niệu đạo - Ấn đau hạ vị
toán thân cấp
Viêm bàng - Có thể có cầu bàng quang
quang cấp - Nước tiểu nếu bí tiểu
đục, hôi,có
thể có máu
-Rầm rộ, sốt cao, lạnh - Vùng lưng -HC niệu đạo - Khám trực tràng (hạn chế):
Viêm tiền run, môi khô, lưỡi dơ, dưới cấp TLT mềm, căng to, rất đau.
liệt tuyến mạch nhanh, mệt mỏi
cấp - Vùng tầng
sinh môn
- Không có -HC niệu đạo - Lỗ niệu đạo đỏ
Viêm niệu cấp
đạo cấp -Tiểu đục, tiểu
mủ đầu dòng

❖ Cận lâm sàng:


- Tổng phân tích nước tiểu:
+ Bach câu 10 BC/mm 3 nước tiểu không pha loãng hoặc soi cặn ≥10
BC trên quang trường 40.
+ Nitrit (+): E.coli, Klebsiella, Enterobacter spp, Proteus spp.
- Soi tươi nước tiểu:
+ Quay li tâm : 20 VK/quang trng 40

+ Không quay li tâm: 1 VK/quang trng 40


- Cấy nước tiểu: thường chỉ mọc 1 loại vi khuẩn
+ Giữa dòng:
5
● N: 10 khúm/ml hoặc
3
10 khúm coliform/ml
4
● Nam: 10 khúm/ml hoặc
3
10 khúm/ml nếu lâm sàng rõ
5
● NTT không triêu chng: 10 khúm/ml cùng 1 loại vi khuẩn
qua 2 lần cấy liên tiếp cách ít nhất 24 giờ.
3
+ Qua sonde: 10 khúm/ml

+ Choc hut BQ: 10 2 khúm/ml


- Soi tươi: nấm.

d. Viêm cầu thận:

❖ Lâm sàng: phù kiểu thận, tiểu máu ( đại thể, vi thể) => < 2 tuần

❖ Cận lâm sàng:


- Soi cặn lắng nước tiểu: Hồng cầu biến dạng, méo mó, xuất hiện trụ hồng cầu
- Đạm niệu 24h < 3g

Mục tiêu 3 : Tiêu chuẩn lọc máu cấp cứu

* Trong suy thận cấp:


- BUN>100mg%, creatinin>= 10mg%
- Rối loạn nước điện giải, quá tải nước, tăng K+ trung bình đến nặng, tăng Mg++
hoặc phosphat nặng.
- Rối loạn thăng bằng kiềm toan nặng ( HCO3- <= 10mEq/L), quá tải tuần hoàn.
- Biến chứng tim mạch: dọa hay phù phổi cấp, suy tim,rối loạn nhịp tim, tăng huyết
áp nặng, ngộ độc Digoxin.
- Biến chứng thần kinh: hôn mê, co giật.
- Suy thận cấp đi kèm các bệnh lý cơ bản nặng : ngộ độc thuốc nặng, phỏng nặng,
tai biến sản phụ khoa( nhiễm độc thai nghén, phá thai nhiễm trùng…), ong đốt, đa
chấn thương…
=> Lưu ý: chỉ định lọc máu ngay,có tính cách phòng ngừa dù các biểu hiện kể trên
còn ở mức độ nhẹ nếu dự đoán bệnh sẽ trở nên nặng nhanh chóng.
* Suy thận mạn:
- GFR< 10ml/phút hay sớm hơn ( <15ml/phút) y. ở bệnh nhân đái tháo đường.
Hoặc ở giai đoạn sớm hơn khi BN có những chỉ định cấp cứu đe dọa tính
mạng( tương tự chỉ định lọc máu trong suy thận cấp).
Mục tiêu 4: Tiêu chuẩn điều trị thay thế thận:

- Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối.(GFR<15ml/phút)


- Quá tải dịch kháng trị
- Tăng kali huyết đe dọa tính mạng.
- Nhiễm toan chuyển hóa nặng
* Điều trị thay thế thận bao gồm: ghép thận, thận nhân tạo,lọc màng bụng.Việc lựa
chọn phương pháp điều trị thay thế cần xem xét một cách chu đáo dựa vào các tiêu
chí:
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mạn tính
+ Các bệnh đi kèm khác.
+ Tình trạng tim mạch của bệnh nhân, cân nhắc các yếu tố nguy cơ
+ Điều kiện sống và khả năng kinh tế của người bệnh.
+ Hiểu biết và nhận thức của bệnh nhân về bệnh cũng như biện pháp điều trị
+ Khả năng của các cơ sở y tế mà bệnh nhân đang điều trị.

Mục tiêu 5: Nguyên tắc điều trị 4 bệnh thận

● Suy thận mạn:

− Điều trị nguyên nhân

− Ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh

− Điều trị các biến chứng

− Xác định và chuẩn bị đầy đủ bệnh nhân cần điều trị thay thế thận
● Hội chứng thận hư:

− Điều trị nguyên nhân

− Điều trị triệu chứng

− Điều trị đặc hiệu

− Điều trị hỗ trợ và biến chứng

● Nhiễm trùng tiểu:

− Điều trị đặc hiệu theo tác nhân gây bệnh

− Giải quyết các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

− Điều trị triệu chứng

− Điều trị đúng thời gian tùy thể lâm sàng, mức độ nặng

− Điều trị cho bạn tình

● Viêm cầu thận:

− Điều trị nguyên nhân

− Điều trị triệu chứng

− Điều trị đặc hiệu

− Điều trị hỗ trợ

− Điều trị biến chứng

Mục tiêu 6 : Phân tích 13 vấn đề của STM


1. Cấp tính: suy hô hấp, phù phổi, nhiễm trùng
2. Phù:
- Theo dõi lượng nước nhập xuất trong ngày
- Chế độ ăn hạn chế muối (<1.5g/ng)
- Sử lụng lợi tiểu: Việc lựa chọn thuốc lợi tiểu sẽ phụ thuộc vào cả giai
đoạn suy thận và quá tải thể tích dịch ngoại bào ở bệnh nhân.

3. Tăng huyết áp:


Cơ chế:
- Hệ renin- angiotensin- aldosteron: thuốc ức chế renin( Aliskiren)-
UCMC,UCTT- Kháng aldosteron( Spinorolacton). Chú ý: Kháng
aldosteron chỉ định khi GFR < 30 ml/phút, liều 12,5mg/ngày và có tác
dụng phụ tăng kali máu.
- Ức muối, nước: Lợi tiểu quai( Furosemide), Thiazide. Chú ý: Thiazide
chống chỉ định khi GFR < 30 ml/phút.
- Cường giao cảm: ức chế beta
- Co mạch: ức chế canxi( Non-DHP: Diltiazem), đồng vận alpha 2 GCTW
( methyldopa)
Mục tiêu:
- Lọc máu: 135/85 mmHg
- Chưa lọc máu: 130/80 (đạm niệu <1g), 125/75 ( đạm niệu >1g)
- HA > 160/90 mmHg thì phối hợp 2 thuốc
- Các thuốc sử dụng trong cấp cứu bệnh nhân tăng huyết áp: captopril
( ngậm dưới lưỡi), Nifedipin 20g, Furosemide ( TMC) 20g 1 ống,
Nicardipin ( TTM), Nitroglycerin (TTM).
Hội chứng ure máu cao:
Thận nhân tạo , thẩm phân múc mạc (cho các đáp ứng khác nhau)

4. Thiếu máu, xuất huyết


*Thiếu máu:
Cơ chế:
- Thiếu Erythropoietin
- Thiếu nguyên liệu: Fe, A.Folic. B12
- Tán huyết: ure máu cao làm phá vỡ hồng cầu và ức chế tủy xương.
- Xuất huyết: RL đông cầm máu.
Mục tiêu: Hb= 10-12g/dL
- Truyền máu khi Hb < 5g/dL hoặc Hct < 16%. Lưu ý: khi truyền máu
không truyền lên tới 10-12 g/dL
- Không truyền máu thì sử dụng sp tạo máu ( Erythropoietin)
- Điều kiện sử dụng Erythropoietin:
+ Đủ điều kiện tạo máu
+Kiểm soát được ure
+ Không THA cao
- Chế phẩm Erythropietin:
+ Eprex: 2000,4000 UI
+ Recolmon: 2000, 4000 UI
⇨ Liều: TDD: 80-120UI/kg/tuần, TMC: 120-128UI/kg/tuần

⇨ Tăng Hb 1g/ tuần

⇨ Điều trị đủ hồng cầu thì điều trị duy trì bằng ½ liều tấn công.
5. Rối loạn toan kiềm:
- Duy trì kiềm 20 – 22 mEq/l.
- Có thể ước tính lượng kiềm thiếu ở bệnh nhân cần bổ sung theo công
thức
Kiềm thiếu(mm/l)=(27-bicarbonat)x0,2x trọng lượng cơ thể(kg)
- Thuốc: NaHCO3 khi pH máu < 7,2 hoặc khi nồng độ bicarbonat máu < 16
mmol/l không điều chỉnh được bằng thuốc thì có chỉ định lọc máu.
6. Tim mạch: tăng áp phổi, suy tim, tràn dịch màng tim.
7. Rối loạn điện giải: tăng Kali, Natri
8. Hội chứng ure máu cao
Điều trị:
- Tránh táo bón ( ứ phân=> vi khuẩn tạo NH3 vào chu trình ure làm ure
máu cao)
- Sử dụng sản phẩm chưa ketoanalog thiếu góc NH2, khi vào máu kết hợp
với NH2 của ure.
- Sử dụng thuốc tăng đồng hóa: testosteron
- Đạm ăn vừa phải
9. Thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết
10. Rối loạn tiêu hóa
11.Suy dinh dưỡng
12.Các giai đoạn của suy thận, nguyên nhân suy thận
13.Các biện pháo kéo dài thời gian sống

Mục tiêu 7: Điều trị phù, suy thận cấp ở bệnh nhân HCTH
1. Điều Trị Phù: Kết hợp giữa 2 phương pháp
a) Phương pháp không dùng thuốc

− Tiết chế muối ăn NaCl <6g/ngày

− Tiết chế nhập nước: 1-1,5l/ngày (tùy từng bệnh nhân) với điều kiện đã ăn

lạt
b) Phương pháp dùng thuốc

− Thuốc lợi tiểu

+ Mục tiêu: giảm phù 0,5-1kg/ngày


+ Thứ tự ưu tiên: Lợi tiểu kháng aldosterone -> lợi tiểu quai -> lợi tiểu

thiazide

+ Liều dùng:

▪ Lợi tiểu tiết kiệm Kali kháng aldosterone: 1mg/kg/ngày (tối đa

25-50mg/ngày)

▪ Lợi tiểu quai: Đường uống: Furosemide 40mg: 0,5mg/kg/ngày

(tối đa 120-240mg/ngày)
Đường tiêm với bệnh nhân phù nặng, không
đáp ứng: Furosemide 20mg: 2-4 ống/ngày.

● Lợi tiểu thiazide: Hypothiazide 25mg 1-2 lần/ngày

Lưu ý: - Nguy cơ

Mất đạm
qua nước
tiểu

Nguy cơ
khi dùng
thuốc lợi
tiểu
Rối loạn BC suy
điện giải thận cấp

- Bệnh nhân suy thận với eGFR < 25ml/phút/1,73m 2 da, lựa chọn đầu
tay là lợi tiểu quai.
− Truyền albumin:

+ Chỉ định

● Phù kháng trị

● Nghi ngờ suy thận cấp trước thận do giảm thể tích lưu thông: Na +

niệu <10mEq, HA thấp,…

● Albumin máu dưới 25g/l, tràn dịch đa màng.

+ Liều dùng: 0,5g/kg, XX-XXX giọt/phút, sau 30 phút dùng

Furosemide 20mg 2-4 ống. Dùng cách ngày trong 7-10 ngày.
Lưu ý: Không truyền vì lý do giảm albumin máu đơn thuần do dể mất qua mước
tiểu và chi phí cao.
2. Điều Trị Suy Thận Cấp
- Do mất thể tích dịch trong lòng mạch:
+ B1: truyền albumin 0,5-1g/kg/ngày. Sau 30 phút
+ B2: Furosemide 20mg 0,5g/kg/ngày.
- Do tắc nghẽn ống thận: Furosemide 1mg/ kg/ngày
- Song song điều trị đặc hiệu bằng corticoid.

Phòng ngừa: tránh sử dụng UCMC, UCTT, hạ lipid bằng STATIN(có thể gây ly
giải cơ vân) khi đang dùng lợi tiểu, HA thấp, nghi ngờ suy thận.

Mục tiêu 8: Phác đồ điều trị HCTH theo bộ y tế và sang thương tối thiểu
* Điều trị theo phát đồ của Bộ Y tế: liều tấn công: pednisolone 5mg dùng liều 1-
2mg/kg/ngày kéo dài 1-2 tháng, uống cả liều vào 1 lần trước 8h sáng sau ăn no.
(Liều tấn công corticoid không được vượt quá 80mg prednisolone/ngày). Liều
củng cố (bắt đầu khi protein niệu 24h âm tính): prednisolone 5mg dùng liều 0,5
mg/kg/ngày, kéo dài 4-6 tháng. Liều duy trì: prednisolone 5-10 mg/ngày dùng cách
ngày, kéo dài hàng năm.
* Điều trị HCTH do sang thương tối thiểu
- Điều trị lần đầu và tái phát không thường xuyên
+ Tấn công: prednison 1-2 mg/kg/ngày (tối đa 80mg/ngày) cho đến khi đạm
niệu(-). Uống duy nhất 1 lần buổi sáng. Thời gian điều trị ít nhất 4 tuần, có thể kéo
dài 8-12 tuần. Nếu đạm niệu vẫn >3g/24h khi dùng thuốc liều tấn công 16 tuần,
bệnh nhân được xem đề kháng corticoid.
+ Duy trì có 2 cách:
Dùng prednison 1mg/kg/ngày, cách ngày trong 4 tuần. Sau đó giảm liều dần trong
4-8 tuần.
Với liều tấn công đang dùng, giảm 5-10% mỗi tuần, đến khi còn prednison 20-
30mg sẽ chuyển sang cách ngày, sau đó giảm liều dần và ngưng.
+ Tổng thời gian điều trị 2-3 tháng. Ngưng đột ngột hoặc giảm liều nhanh ngay sau
khi lui bệnh có thể gây tái phát. Nếu tái phát xảy ra trong khi đang giảm liều: phải
tăng liều prednison trước đó, sau đó giảm liều chậm hơn.
-Tái phát thường xuyên hoặc lệ thuộc corticoid: có 2 cách
Cách 1: Điều trị như lần đầu sau đó dùng prednison liều thấp. Kéo dài thời gian
duy trì 3-6 tháng để tránh tái phát.
Cách 2: dùng corticoid liều tấn công, khi đạm niệu (-), khi bệnh nhân bắt đầu
giảm liều prednison và dùng liều thấp cách ngày phối hợp với:
+ Cyclophossphamide 2mg/kg/ngày trong 8-12 tuần hoặc Clorambucil 0,1-0,2
mg/kg/ngày trong 8-12 tuần.
+ Hoặc dùng Cyclosporin A (CsA) 4-5 mg/kg/ngày trong 1 năm. Bệnh nhân
thường bị tái phát khi ngưng thuốc.
-Kháng corticoid: ít gặp, thường do xơ chai cầu thận khu trú từng vùng được chẩn
đoán lầm thành sang thương tối thiểu. Cần sinh thiết lại để kiểm tra. Điều trị như
tái phát thường xuyên hoặc lệ thuộc corticoid.

Mục tiêu 10: Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn
- Năng lượng:
+ Bệnh nhân < 60 tuổi: 35 Kcal/kg/ngày.
+ Bnh nhân 60 tui: 30-35Kcal/kg/ngày.
- Đạm:

- Glucid: tăng các chất bột ít protein, chủ yếu là các loại khoai như khoai
tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bột sắn, miến dong.
- Chất béo: chiếm 15-25%
- Đảm bảo thăng bằng muối nước, cung cấp đủ vitamin, yếu tố tạo máu:
+ Sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin b6 là phức hợp chống thiếu máu
cần bổ sung cho bữa ăn.
+ Rau nên dùng các loại ít đạm, ít chua như cải các loại, dưa chuột, bầu,
bí, su hào…
+ Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, đủ calci, ít phosphat
+ Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, suy tim. Trong trường hợp nào cũng
không nên ăn mặn, Nên hạn chê muối ở mức 2-4g mỗi ngày. Giảm thức
ăn giàu phosphat như gan, thận, trứng. tăng thức ăn giàu canxi như tôm,
cá, sụn.
+ Nước uống vừa đủ, tương ứng với lượng đái ra, ít hơn nếu có phù,
nhiều hơn nếu mất nước.
Mục tiêu 11: Các biện pháp bảo vệ cầu thận trong bệnh viêm cầu thận.
- Tránh độc thận:
+ Thức ăn: gluten
+ Thuốc: NSAID, kháng sinh (aminoglycosid)
+ Hóa chất: thuốc cản quang
- Bảo vệ:
+ Vitamin E, dầu cá
+ Nhóm UCMC, UCTT
+ Kiểm soát huyết áp, tiểu đạm
+ Sử dụng các thuốc tăng tưới máu thận

You might also like