You are on page 1of 3

PHIẾU ÔN TẬP CUỐI KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN


Tiết 62, 63

Họ và tên học sinh:……………………… ……………………...Lớp…………..

PHẦN I (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Trên đường hành quân xa


Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm


Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Trang 1/3
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay


Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
I. Câu hỏi trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Tự do
D. Lục bát
Câu 2. Đề tài của bài thơ trên là gì?
A. Tình cảm gia đình
B. Chiến tranh
C. Thiên nhiên
D. Tình cảm gia đình và tình cảm quê hương, đất nước
Câu 3. Trong các dãy từ sau, từ nào không phải từ láy?
A. Chắt chiu
B. Sột soạt
C. Lo lắng
D. Thân thuộc
Câu 4. Tình cảm được nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ là tình cảm gì?
A. Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ
B. Tình bà cháu
C. Tình yêu quê hương, đất nước
D. Nỗi nhớ kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm trân trọng kính yêu bà, tình yêu quê hương đất nước.
Câu 5: Điều gì đã khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ?
A. Tiếng gà trưa
B. Không gian yên tĩnh của làng quê
C. Hình ảnh người bà soi trứng
D. Giấc ngủ hồng sắc trứng
Câu 6. Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì?
A. Tiết kiệm, dè sẻn
B. Giữ gìn, nâng niu
C. Quan tâm, chăm sóc
D. Âu yếm, vỗ về
Câu 7. Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trên là?
A. Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực

Trang 2/3
B. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
C. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao
D. Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng
Câu 8: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ sau:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
A. Nhân hóa, điệp ngữ
B. Ẩn dụ, điệp ngữ
C. Nhân hóa, so sánh
D. Nhân hóa, ẩn dụ

II. Câu hỏi tự luận (3.0 điểm)


Câu 9. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 10. (1.0 điểm) Hãy nhận xét về tình cảm của người bà đối với cháu (người chiến sĩ) được thể
hiện trong bài thơ. Chỉ ra ít nhất 2 chi tiết hoặc 2 câu thơ minh chứng cho nhận xét của con.
Câu 11. (1.0 điểm) Sau khi đọc xong văn bản “Tiếng gà trưa”, con đã rút ra được bài học/thông
điệp gì cho bản thân mình? Trích dẫn ít nhất một bằng chứng từ ngữ liệu để minh họa cho câu trả
lời.

Phần II – Viết bài (5.0 điểm)


Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình (độ dài ít nhất 01 trang giấy thi)

------------------HẾT-------------------

Trang 3/3

You might also like