You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – số 2

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 6

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được cho:
TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa Cứ hàng năm hàng năm


Dừng chân bên xóm nhỏ Khi gió mùa đông tới
Tiếng gà ai nhảy ổ: Bà lo đàn gà toi
“Cục... cục tác cục ta” Mong trời đừng sương muối
Nghe xao động nắng trưa Để cuối năm bán gà
Nghe bàn chân đỡ mỏi Cháu được quần áo mới
Nghe gọi về tuổi thơ Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Tiếng gà trưa Cái áo cánh chúc bâu
Ổ rơm hồng những trứng Đi qua nghe sột soạt
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng Tiếng gà trưa
Này con gà mái vàng Mang bao nhiêu hạnh phúc
Lông óng như màu nắng Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng: Cháu chiến đấu hôm nay
- Gà đẻ mà mày nhìn Vì lòng yêu Tổ quốc
Rồi sau này lang mặt! Vì xóm làng thân thuộc
Cháu về lấy gương soi Bà ơi, cũng vì bà
Lòng dại thơ lo lắng Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ. [1]
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

(Lưu ý: Phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 8, học sinh lựa chọn 01 đáp án duy nhất)

Câu 1: (0,5 điểm) Dựa vào văn bản, hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì?
A. A. Tiếng gà trưa B. B. Người chiến sĩ
C. C. Quả trứng hồng D. D. Người bà

Câu 2: (0,5 điểm) Theo văn bản, Cảm xúc bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là:
A. Tình yêu thiên nhiên của con người
B. Sự tiếc nuối tuổi thơ
C. Nỗi nhớ quá khứ
D. Tình yêu gia đình
Câu 3: (0,5 điểm) Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì?
A. Tiết kiệm, nâng niu
B. Giữ gìn, nâng niu
C. Quan tâm, chăm sóc
D. Âu yếm, vỗ về
Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây không chính xác khi nói về tác dụng của phép điệp cấu trúc “Tiếng gà
trưa” ở mỗi đầu khổ thơ trong toàn bài thơ?
A. Tạo sợi dây liên kết giữa các kỉ niệm
B. Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh cho bài thơ
C. Tạo nhịp điệu cho bài thơ thêm lôi cuốn
D. Giúp dễ hình dung ra sự vật được miêu tả
Câu 5: (0,5 điểm) Ý nào sau đây không chính xác khi nói về nội dung chính của bài thơ?
A. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu
B. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước
C. Tiếng gà trưa gợi về những kí ức thời chiến tranh, nỗi đau khi xa cách bà
D. Tình bà cháu sâu nặng gắn bó
Câu 6: (0,5 điểm) Theo văn bản, mạch cảm xúc trong bài diễn biến theo trình tự nào?
A. Quá khứ - Hiện tại
B. Hiện tại – Quá khứ - Hiện tại
C. Quá khứ – Hiện tại – Tương lai
D. Hiện tại – Quá khứ - Tương lai
Câu 7: (0,5 điểm) Hình ảnh, kỉ niệm của tuổi thơ nào đã được gợi lại từ tiếng gà trưa?
A. Hình ảnh người bà – hình ảnh quả trứng và mâm cơm tuổi thơ
B. Hình ảnh người bà – hình ảnh bếp lửa và trò chơi tuổi thơ
C. Hình ảnh người bà – tiếng bà mắng - hình ảnh đàn gà, quả trứng
D. Hình ảnh người bà – hình ảnh quả trứng - hình ảnh đàn gà
Câu 8: (0,5 điểm) Theo văn bản, người cháu nhớ đến những kỉ niệm cùng bà trong hoàn cảnh nào?
A. Khi đang chiến đấu
B. Khi đang trên đường về quê
C. Khi đang ở đơn vị
D. Khi đang hành quân
Câu 9: (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 3-4 câu trình bày cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Có
khi nào, tình yêu thương của ông bà dành cho mình đã dần biến mất khi mà chúng ta lớn lên. Sự cách biệt thế hệ,
ý nghĩ đã làm cho ông bà và chúng ta dần cách xa hơn. Nhưng đâu ai nhận ra rằng, chúng ta càng lớn lên thì ông
bà lại càng già hơn. Lần gặp mặt cuối cùng lại là sự buồn bã, tiếc nuối. Khi chúng ta nhận ra điều đó, nó đã là sự
tiếc nuối vì không thể chăm sóc ông bà nhiều hơn. Đứa trẻ trong bài thơ cũng vậy. Khi còn nhỏ, cậu ấy đã được
cưng chiều, được cảm nhận sự yêu thương của bà, được trải nghiệm mọi thứ. Nhưng bây giờ, cậu đã lên đường và
bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự an nguy của đất nước nói chung và gia đình nói riêng và ít khi được về nhà. Kí ức trôi lại
vào người, rơi từng giọt nước mắt vì lâu không được gặp bà, mỗi đêm đều nằm và ôm theo sự nhung nhớ. Hai
người đều vậy, đều có một nỗi buồn riêng, đều mong muốn được gặp lại người thân, đều muốn những chiếc ôm
thắm thiết, đều nhớ nhung một giọng nói quen thuộc và đều mong muốn được gặp lại nhau.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4.0 điểm):
Viết bài văn (khoảng 300 - 350 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về bà hoặc một người thân trong gia đình mà
em gắn bó nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Xuân Quỳnh, Sân ga chiều em đi (Tuyển thơ), NXB Văn bản, Hà Nội, 1984.

You might also like