You are on page 1of 6

Chiến lược phát triển hội nhập

I.Mục đích :
1.Tăng cường Kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bền vững, tăng cường cạnh tranh và cơ hội kinh
doanh.

2. Hợp tác Chính trị: Tạo ra môi trường hợp tác chính trị giữa
các quốc gia hoặc khu vực để giải quyết vấn đề chung và thúc
đẩy ổn định khu vực.

3. Giao lưu Văn hóa và Xã hội: Tăng cường sự hiểu biết văn
hóa, giao lưu xã hội giữa các thành viên, thúc đẩy sự đa dạng và
sự hòa nhập.

4. Phát triển Bền vững: Đảm bảo phát triển có tính bền vững,
không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và xã hội, để tạo
lập một tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng.
Một chiến lược tăng trường hội nhập thích hợp khi những cơ hội
sẵn có phù hợp với những chiến lược dài hạn và những mục tiêu
của doanh nghiệp, tăng cường vị trí của tổ chức trong công việc
kinh doanh cơ bản, và cho phép một sự khai thác đầy đủ hơn tài
năng kỹ thuật của doanh nghiệp.
Hai chiến lược cấp công ty cho sự tăng trưởng hội nhập có thể
hiện ở cấp công ty.
- Giúp doanh nghiệp tăng cường vị thế cạnh tranh.
- Phát triển được quy mô kinh doanh.
- Không cần tìm thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm mới.
– Hình dung chiến lược này qua sơ đồ sau:

Sản
xuất Chế tạo
chỉ tiết, Lắp Bán
nguyên Bán lẻ
lĩnh kiện ráp buôn
liệu

Sơ đồ Phát triển hội nhập

II.Hội nhập ngược chiều(hội nhập về phía sau): :


Liên quan tới việc tìm sự tăng trưởng bằng cách đạt được sự sở
hữu hay quyền kiểm soát gia tăng những nguồn cung cấp.
Hội nhập về phía sau hấp dẫn khi những nhà cung cấp đang
trong thời kỳ phát triển nhanh hay có tiềm năng lợi nhuận lớn,
nó cũng hấp dẫn nếu có bất trắc về tính chất sẵn có, chi phí hay
tín nhiệm của những cấp phát những tiếp liệu tương lại. Nó có
một lợi ích phụ thêm của việc chuyển đồi trung tâm chi phí hiện
có thành trung tâm lợi nhuận tiềm tàng.
Tìm kiếm sự tăng trưởng, mở rộng quy mô về phía sản xuất
nguyên liệu (đầu vào) bằng cách:
+ Mua lại.
+ Nắm quyền sở hữu một phần.
+ Tăng cường sự kiểm soát đối với các nguồn cung ứng nguyên
liệu hàng hóa.

Sản xuất Chế tạo chi Lắp Bán


Bán lẻ
nguyên liệu tiết, linh kiện ráp buôn

Sơ đồ: Hội nhập về phía sau


Sự hội nhập về phía sau cũng có thể là một cách tốt nhất bảo
đảm mức độ cao nhất có thể thi hành được của nhà cung cấp.
Mặc dù hội nhập trở lại có thể mang đến những lợi ích nhất định
song không phải vì thế không khó khăn. Những khó khăn này
bao gồm những yêu cầu quan trọng lớn lao, sự phức tạp trong
tiến trình quản lý, sự cứng nhắc của tổ chức, sự không cân bằng
trong mỗi giai đoạn.
- Điều kiện áp dụng:
+ Doanh nghiệp phải mua hàng hóa dịch vụ giá cao.
+ Nhà cung cấp đòi hỏi những điều kiện khó khăn, khó tìn tưởng
ở họ, khả năng đáp ứng thấp, lợi nhuận cao.
+ Có quá ít nhà cung cấp mà có quá nhiều nhà cạnh tranh.
+ Doanh nghiệp có đủ vốn và nhân lực để phát triển thêm các
hoạt động.
+ Doanh nghiệp muốn tạo ra những nguyên liệu đặc thù để chế
tạo sản phẩm độc đáo làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ: Coopmart kiểm soát các nhà cung ứng của mình bằng
các hợp đồng dài hạn từ5-10 năm, cung cấp độc quyền cho c
zác cửa hàng kinh doanh của coopmart như Elmich vềchảo nấu
ăn, Finest về khăn giấy lau,..

III. Hội nhập thuận chiều ( hội nhập về phía trước ):


Hội nhập về phía trước là tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đạt
quyền sở hữu (mua lại,
nắm quyền sở hữu) hay tăng cường sự kiểm soát về phía chức
năng phân
phối, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra):

Sản xuất nguyên


Chế tạo chi tiết,
liệu Bán
linh kiện Lắp ráp Bán lẻ
buôn
- Điều kiện áp dụng:
+ Chi phí cho các nhà phân phối quá tốn kém.
+ Nhà phân phối không đáng tin cậy, hoạt động thiếu tích cực.
+ Nhà phân phối không thành thạo. hoạt động kém hiệu quả.
+ Hoạt động phân phối có lợi nhuận cao.
+ Doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính, nhân lực để phát triển
Ví dụ: Hãng máy tính Dell (Dell Computer) là một ví dụ. Dell
theo đuổi chiến lượchội nhập dọc về phía trước bằng cách thiết
lập hệ thống cửa hàng bên trong cửa hàng (stores- within-store)
ở Sear, Roebuck.
Chiến lược này chủ trương thiết lập một hệ thống các điểmtrưng
bày nhỏ cho phép người khách hàng có thể tham quan và dùng
thử sản phẩm trước khichính thức đặt mua. Nhưng kể cả các ki-
ốt hay cửa hàng của Dell thì đều không lưu kho cácloại máy
tính.Khách hàng của Dell có thể gọi điện đặt hàng hoặc đặt
hàng thông qua Internet mộtcách dễ dàng và thuận tiện. Điều
này về cơ bản đã làm cho Dell trở nên khác biệt hoàn toàn
sovới các hãng máy tính khác
IV. Ưu , nhược điểm
+ Ưu điểm của chiến lược hội nhập.
• Tiết kiệm chi phí (sản xuất, vận chuyển, marketing, giao
dịch...).
• Bảo vệ được bí mật công nghệ
• Kiểm soát chất lượng tốt.
+ Nhược điểm: Khó khăn phức tạp trong công tác quản lý, điều
hành sản xuất.

You might also like