You are on page 1of 2

Thành viên nhóm: Châu Quốc Đăng, Lương Chí Tín, Lê Chấn Khang, Nguyễn Đăng

Cường, Nguyễn Khôi Nguyên, Phạm Minh Khang, Trần Minh Huy, Phan Duy Thạch,
Nguyễn Phan Bảo Lam, Nguyễn Hồ Minh Khang, Nguyễn Huy Hoàng
Câu 1:
Tài xế chạy xe công nghệ là công nhân. Vì dù nói rằng bản thân, chỉ là nền tảng giúp
kết nối tài xế và khách hàng, thực chất hãng xe công nghệ lại vận hành như một ông
chủ.
Về mặt đối tác, tài xế không có quyền quyết định mức phí cho mỗi chuyến đi, hãng là
người đưa ra mức phí. Việc gọi người tài xế là "đối tác" cũng chỉ là cách gọi nhằm tôn
trọng sự linh hoạt và tự do làm việc và cũng là cách gọi luồn lách để hạn chế những
quyền lợi của người tài xế so với công nhân truyền thống. Về bản chất người tài xế xe
công nghệ vẫn là công nhân. Bên cạnh đó khi hãng xe đưa ra các điều khoản hợp đồng,
tài xế không có bất kỳ tiếng nói gì trong việc này. Cùng với việc yêu cầu cho các chuyến
đi bị giới hạn bởi hãng, tài xế phải chấp nhận các chuyến xe mình nhận được và lái xe
theo đúng tuyến đường hãng cung cấp. Nếu từ chối quá nhiều chuyến xe, tài xế có thể
bị phạt. Các hãng công nghệ quản lý các tài xế thông qua hệ thống đánh giá và cảnh báo
nếu tài xế có hành vi không phù hợp. Ngoài ra, tài xế thường phải tuân thủ một số quy
định về cách thức hoạt động, cung cấp dịch vụ, và có thể chịu sự kiểm soát hoàn toàn
từ phía hãng.
Về mặt công việc, tài xế chạy xe công nghệ là công nhân. Vì họ bị quản lý bởi những
quy định và cơ chế hoạt động của các hãng xe công nghệ. Khách hàng có thể tìm đến
họ thông qua app của hãng và giá cả một chuyến xe được mặc định. Dù phương tiện lao
động là vật sở hữu của tài xế nhưng họ không hoàn toàn có quyền quyết định. Người lái
xe phải tuân thủ những quy định như mặc đồng phục, đánh giá chất lượng chuyến đi
của khách hàng... Và tiền lương của họ được thỏa thuận chia theo phần trăm của một
chuyến xe và số chuyến họ chạy được. Chính vì thế, tài xế xe công nghệ là công nhân.
Câu 2:

You might also like