You are on page 1of 2

5.3.4.

Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ


5.3.4.1. Dãy số không có xu thế
Với một dãy số không có xu thế, các mức độ cùng kỳ theo thời gian tương đối ổn
định giống như mô tả ở hình 13.8.
y

Hình 13.8. Dãy số không có xu thế


Khi đó chúng ta có thể tính chỉ số thời vụ theo công thức:
yj
ISi = x 100
y0
Trong đó:
ISi là chỉ số thời vụ của thời gian thứ j (j có thể là tháng, quý)
y j : mức độ bình quân của thời gian j qua các năm
y 0 : mức độ bình quân chung của dãy số.
Chỉ số thời vụ có thể được biểu hiện bằng lần hoặc bằng %. Nếu I Si < 1 (hoặc
100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thời gian j giảm. Ngược lại, nếu I Si > 1 (hoặc
100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thời gian j tăng.
Ví dụ 13.6:
Có mức tiêu thụ hàng hóa trong 3 năm của doanh nghiệp A như mô tả ở bảng 13.8.
Tính chỉ số thời vụ quý về mức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
Bảng 13.8. Mức tiêu thụ hàng hóa (tỷ đồng) của doanh nghiệp A
Quý
I II III IV
Năm
2006 17,10 18,12 18,37 21,13
2007 18,31 18,91 19,28 22,19
2008 19,29 20,12 20,25 23,12
2009 20,28 21,20 21,41 24,45
2010 21,10 21,87 21,95 25,13

Từ tài liệu trên, ta tính:


- Doanh thu bình quân từng quý:
17 ,10+ 18 ,31+19 , 29+20 , 28+21 , 10
Quý I: y 1 = = 19,22 tỷ đồng
5
18 ,12+18 , 91+20 , 12+21 ,20+ 21, 87
Quý II: y 2 = = 20,04 tỷ đồng
5
18 ,37+ 19 ,28+ 20 ,25+ 21, 41+21 , 95
Quý III: y 3 = = 20,25 tỷ đồng
5
21 ,13+22 , 19+23 , 12+ 24 , 45+25 ,13
Quý IV: y 4 = = 23,20 tỷ đồng
5
- Doanh thu bình quân một quý tính cho 5 năm:
19 ,22+20 , 04 +20 , 25+23 , 20
y0 = = 20,68 tỷ đồng
5
Từ đó, chỉ số thời vụ của từng quý được tính bằng cách so sánh doanh thu bình
quân của từng quý với doanh thu bình quân một quý tính chung cho 5 năm:
19 ,22
ISI = = 0,9293 hay 92,93%
20 ,68
20 , 04
ISII = = 0,9693 hay 96,93%
20 , 68
20 ,25
ISI = = 0,9794 hay 97,94%
20 ,68
23 ,20
ISI = = 1,1221 hay 112,21%
20 ,68
Như vậy, doanh thu giảm ở quý I rồi đến quý II, quý III và tăng lên ở quý IV.
5.3.4.2. Dãy số có xu thế
Khi dãy số thời gian có xu thế, việc tính chỉ số thời vụ được thực hiện theo các
bước sau đây:
(1). Tính xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng bằng phương pháp hàm xu thế
hoặc phương pháp dãy số bình quân trượt.
(2) Loại bỏ xu thế ra khỏi dãy số bằng cách sử dụng mô hình cộng hoặc mô hình
nhân.
(3). Tính giá trị bình quân cho mỗi mùa vụ. Bước này giúp chúng ta tách được biến
động ngẫu nhiên ra khỏi biến động mùa vụ.
(4). Điều chỉnh giá trị bình quân vừa tính được ở bước 3. Nếu là mô hình cộng,
chúng ta điều chỉnh để tổng giá trị mùa vụ bằng 0, còn nếu là mô hình nhân chúng ta sẽ
điều chỉnh để tổng giá trị mùa vụ bằng 4, hay trung bình của các chỉ số mùa vụ bằng 1.

You might also like