You are on page 1of 2

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (1)

Câu 1: Định nghĩa về năng lượng? Có bao nhiêu dạng năng lượng?
Câu 2: ATP là gì? Vai trò trong tế bào?
Câu 3: Nêu sự liên quan giữa đồng hóa và dị hóa?
Câu 4: Nêu cấu trúc và vai trò của enzim?
Câu 5: Hoạt động xúc tác của enzim theo cơ chế nào?
Câu 6: Enzim có những tính chất gì?
Câu 7: Những nhân tố nào gây ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
Câu 8: Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào gồm mấy giai đoạn?
Câu 9: Trong mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào có những hiện tượng gì xảy ra và có
liên quan với nhau như thế nào?
Câu 10: ATP được tạo thành như thế nào?
Câu 11: Enzim tồn tại ở đâu trong tế bào?
Câu 12: Enzim bị biến tính sẽ mất hoạt tính xúc tác. Giải thích vì sao?
Câu 13: Đường phân khác với hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể như thế nào?
Câu 14: Hô hấp tế bào đạt hiệu xuất tích lũy năng lượng là bao nhiêu?
Câu 15: Khi tế bào không sản xuất một enzim nào đó hoặc enzim đó bị bất hoạt thì
hậu quả đối với sinh vật là gì?
Câu 16: Tại sao thiếu oxy thì sự tổng hợp ATP ở ti thể bị đình trệ?
Câu 17: ATP được hình thành như thế nào trong quá trình hô hấp của tế bào?
Câu 18: Những ý sau đúng hay sai về quá trình hô hấp hiếu khí? Giải thích?
a) Nước là chất khử.
b) CO2 là chất oxy hóa.
c) O2 là chất nhận e.
d) H2O là chất cho e đối với chất hữu cơ.
e) H2O là sản phẩm cuối cùng.
f) Photphorin hóa oxy hóa xảy ra.
g) Photphorin hóa oxy hóa cơ chất xảy ra.
h) Đường phân diễn ra ở ti thể của tế bào nhân thực.
i) FAD và NAD+ mang các e trong chuỗi e sang cho chu trình Crebs.
j) Nếu oxy cung cấp 1 thời gian ngắn thì 1 số tế bào người vẫn có thể chế tạo được
một số ATP.
k) Chu trình Krebs vẫn có thể tạo ra một số ATP mà không cần chuỗi truyền e.
l) Chu trình Krebs chuyển hóa glucoz thành axit piruvic.
m) ATP được sử dụng khởi động hô hấp tế bào.
n) Vai trò oxy trong hô hấp tế bào là tổ hợp với cacbon từ nguồn gluzo để chế tạo
CO2.

You might also like