You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI


-----o0o----

TÊN CHỦ ĐỀ
NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Sinh viên:Đào Thị Thanh Thúy

Giảng viên hướng dẫn:Nguyễn Văn Thản

BÀI TẬP LỚN SỐ PHÁCH SỐ PHÁCH SỐ TT


Tên học phần: kinh tế môi trường

1
ĐIỂM KẾT LUẬN Cán bộ chấm thi 1 Bài thi kết thúc học phần:
(Ký & ghi rõ họ tên): Kinh tế môi trường
Học kỳ 1 Năm học 2022-2023
Phần thông tin của thí sinh
1. Họ và tên sinh viên:Đào Thị Thanh Thúy
2.Ngày sinh:13/05/2002
Bằng số Bằng chữ Cán bộ chấm thi 2 3.Mã SV:20050040093
(Ký & ghi rõ họ tên): 4. Lớp học phần :KTMT.2.LT

Điểm chấm vòng 2:


TC 1: …… điểm
TC 2: …… điểm
TC 3: …… điểm
TC 4: …… điểm
TC 5: …… điểm
TC 6: …… điểm
TC 7: …… điểm
TC 8: …… điểm
Cộng điểm: …… điểm

LỜI CẢM ƠN

2
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa kinh tế –
Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội và đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình từ
thầy Nguyễn Văn Thản dạy chúng em học phần kinh tế môi trường. Trong quá trình
học tập và tìm hiểu bộ môn Kinh Tế Môi Trường, em đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều
kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Từ những kiến
thức mà thầy truyền tải, đã hướng dẫn em trả lời được những câu hỏi về vấn đề môi
trường trong cuộc sống thông qua học phần Kinh Tế Môi Trường.
Bằng những kiến thức và bài học đã được xong, trải nhiệm trong các buổi học trên
lớp. Em xin trình bày lại những gì mà em đã tìm hiểu về vấn đề môi trường quan trọng
trong học phần kinh tế môi trường đến thầy qua bài tập lớn này. Tuy nhiên, thời gian
có hạn không thể tránh những thiếu sót trong bài, mong quý thầy cô góp ý để em được
hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. 3

3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 5
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................................................5
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................................................................................................................6
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................6
a. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................................6
b. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................................6
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP. PHÂN TÍCHSỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN BẰNG SƠ ĐỒ 3 CỰC...................................................................7
1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP.................................................................................................7
A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN....................................................................................................7
B. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH...............................................................................................................................8
B. DANH MỤC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY......................................................................................................9
THƯƠNG HIỆU VIETTIEN LÀ SỰ CHUẨN MỰC CỦA THỜI TRANG CÔNG SỞ NAM MANG PHONG CÁCH LỊCH SỰ,
NGHIÊM TÚC, CHỈNH CHU VỚI CÁC SẢN PHẨM NHƯ: ÁO SƠ MI, QUẦN TÂY, QUẦN KAKI, VESTON,
CARAVATTE… CÁC SẢN PHẨM VIETTIEN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở NHỮNG MÔI TRƯỜNG CÓ TÍNH CHẤT
GIAO TIẾP CAO NHƯ TẠI CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO, VĂN PHÒNG LÀM VIỆC, TẠI CÁC CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP, GẶP
GỠ ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG.........................................................................................................9
D. CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN.......................................................................................................................11
2. PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN BẰNG SƠ ĐỒ 3 CỰC...........................11
a. Cực kinh tế..............................................................................................................................................11
b. Cực xã hội...............................................................................................................................................11
c. Cực môi trường.......................................................................................................................................12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP.CHỈ RA CÁC LOẠI TÀI
NGUYÊN TÁI SINH, KHÔNG TÁI SINH ĐƯỢC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT KINH DOANH...................................................................................................................... 12
1. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP..........................................................................................12
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu liệu.........................................................................................................13
Bước 2: Lên sơ đồ hay thiết kế rập............................................................................................................14
Bước 3: Quá trình trải vải và cắt vải:........................................................................................................14
Bước 4: May thành phẩm...........................................................................................................................14
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm quần áo......................................................................................................15
Bước 6: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm.....................................................................................................15
2. CHỈ RA CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN TÁI SINH, KHÔNG TÁI SINH ĐƯỢC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH.......................................................................................................................15
a. Tài nguyên tái sinh được........................................................................................................................16
b. Tài nguyên không tái sinh được.......................................................................................................16
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở DOANH NGHIỆP, LÀM RÕ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP. .17
1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở DOANH NGHIỆP.........................................................17
Công ty đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở dệt may:................................................................18
2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP..........................18
CƠ SỞ TRIẾT HỌC:.........................................................................................................................................18
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÓI CHUNG
VÀ TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN NÓI RIÊNG...........................................................................................20
1. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.........................................................................20
2. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN...........................................................................................................22
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC KHI QUAN TÂM ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG................................................................................................... 24
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 27

4
5
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, bao gồm tất cả những yếu tố
vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng), hữu sinh (động vật, thực vật, vi sinh vật) và
tác động tương hỗ qua lại giữa chúng. Phát triển là tất cả hoạt động của con
người với mục đích ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ nhu cầu
của con người. Trong đó đáng chú ý là hoạt động phát triển kinh tế, khoa học kỹ
thuật và cải tiến công nghệ, cụ thể là trong lĩnh vực may mặc. Một lĩnh vực
đang rất phát triển và không thể thiếu trong đời sống kinh tế của con người.

Tuy nhiên không hoạt động phát triển nào là không gây ra ô nhiễm hay suy
thoái môi trường. Nó có thể là ô nhiễm đất, nước, không khí, suy giảm tai
nguyên hay ảnh hưởng xấu đến sức khẻo con người. Vì vậy, môn học kinh tế
môi trường đánh giá tác động môi trường đến nền kinh tế nước nhà đối với sinh
viên là rất cần thiết. Đặc điểm của môn học này là đòi hỏi tính trực quan rất cao,
đặc biệt hiệu quả sẽ tăng rất lớn khi sinh viên được thấy tận mắt tình hình gây ô
nhiễm môi trường của một số cơ sở sản xuất trong thực tế, tự mình đưa ra các
nhận định, đánh giá mức độ ô nhiễm rối từ đó đề xuất các phương án xử lý thích
hợp.

Nhận thức được tầm quan trọng của các công cụ kinh tế ảnh hưởng như thế nào
trong quản lý môi trường ở Việt Nam, vì vậy em đã chọn Tổng công ty Cổ phần
may Việt Tiến để nghiên cứu trong bài tập lớn môn kinh tế môi trường .

6
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích chính của đề tài là đánh giá được thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế đó ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tập lớn là phân tích quy trình công nghệ sản xuất của Tổng
công ty Cổ phần may Việt Tiến. Các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường phát sinh
từ hoạt động của công ty may Việt Tiến nói riêng và Việt Nam nói chung.

b. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là môi trường của Công ty Cổ phần may Việt Tiến để đề ra
những phương án tốt giúp cho doanh nghiệp cải thiện
4. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình soạn thảo báo cáo thực hiện thông qua: tổng hợp tài liệu kết hợp với
khảo sát thực tế (quan sát thực tế, đánh giá cảm phỏng vấn chính thức và bán chính
thức).
- Phương pháp thu thập
- Phương pháp tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan đến công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
- Phương pháp hệ thống

7
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP. PHÂN
TÍCHSỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN BẰNG
SƠ ĐỒ 3 CỰC
1.Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty Cổ phần may Việt Tiến
 Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GRAMENT CORPORATION
 Tên viết tắt: VTEC
 Thành lập năm 1976
 Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Vũ Đức Giang
 Tổng giám đốc: Ông Bùi Văn Tiến
 Trụ sở: 07 Lê Minh Xuân-Quận Tân Bình- Tp.Hồ Chí Minh-Việt Nam
Ý nghĩa của tên thương hiệu Việt Tiến là: Việt là Việt Nam, Tiến là tiến lên công ty may
Việt Tiến sẽ cùng đất nước Việt Nam tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước
 Logo của công ty:
Dòng chữ VTEC là màu trắng trên nền đỏ
 Địa chỉ web: http:/www.viettien.com.vn.
a. Lịch sử hình thành và phát triển.
Tiền thân công ty là 1 xí nhiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”-tên giao
dịch là Paciffic Enterprise. Xí nghệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài-
một doanh nhân người Hoa làm giám đốc.
Xí nghiệp này hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100
công nhân.

8
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi
giao cho Bộ công nghiệp Nhẹ quản lý (nay là Bộ Công Nghiệp).
Tháng 5-1977 được Bộ công nghiệp chấp nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành
Xí nghiệp may Việt Tiến.
Ngày 13-11-1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, nhờ sự trợ giúp từ
những đơn vị bạn cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công nhân và
lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định được vị
thế của mình trên thị trường
Nhờ vào sự nỗ lực cố gắng đó mà xí nghiệp đã được Bộ công nghiệp chấp nhận nâng lên
thành Công ty may Việt Tiến. Sau đó lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép được
xuất nhập khẩu trực tiếp.
Ngày 24-3-1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Trước 1995, cơ quan quản lý trực tiếp là Liên Hiệp Sản Xuất-Xuất Nhập Khẩu May. Do
yêu cầu của doạnh nghiệp và Bộ Công Nghiệp, cần có một tổng công ty dệt may làm
trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới
nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa trong các chính sách pháp luật.
Chính vì thế, ngày 29-4-1995 Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam ra đời Căn cứ Nghị định
số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp.
Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng
Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May
Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành
lập Tổng công ty May Việt Tiến.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty
May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May
Việt Nam.
b. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn
Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành doanh nghiệp dệt may tiêu biểu

9
nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu công ty, nhãn hiệu
hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. Xây dựng một nền tài chính
lành mạnh.

Sứ mệnh kinh doanh


Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng.
Để các thương hiệu có chỗ đững vững chắc trên thị trường cũng như người tiêu dung tín
nhiệm.
Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên tới công sở và những đối
tượng có thu nhập cao. Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu.
Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong lĩnh vự kinh
doanh của công ty, Việt Tiến sẽ đưa ra những mẫu sản phẩm ngày càng tốt hơn, phong
phú hơn và làm hài lòng khách hàng của Việt Tiến, không chỉ quan tâm đến sự phát triển
và khả năng sinh lời của mình mà còn đồng thời là quan tâm đến đội ngũ nhân viên, tạo
môi trường năng động để các nhân viên được sáng tạo hơn và năng động hơn

b. Danh mục sản phẩm của công ty

Thương hiệu Viettien là sự chuẩn mực của thời trang công sở nam mang
phong cách lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu với các sản phẩm như: Áo sơ mi, quần tây,
quần kaki, veston, caravatte… Các sản phẩm Viettien thường được sử dụng ở những môi
trường có tính chất giao tiếp cao như tại các hội nghị, hội thảo, văn phòng làm việc, tại
các cơ quan, xí nghiệp, gặp gỡ đàm phán với đối tác khách hàng.

Bên cạnh những bộ trang phục công sở truyền thống, thương hiệu Viettien cũng đã có
những sản phẩm mới trẻ trung hơn, phong cách thời trang công sở hiện đại mang đến sự
thoải mái cho người mặc như áo sơ mi vừa vặn (Slim fit), veston casual năng động, quần
slim fit.
Đối tượng sử dụng chính là nam giới, tuổi từ 25 đến 55, Viettien hiện là
thương hiệu dẫn đầu của ngành hàng thời trang công sở nam.

10
Thương hiệu nhánh Viettien Smart Casual là thương hiệu thời trang thông
dụng (casual) dành cho nam giới sử dụng trong môi trường thư giãn như: Làm việc, dạo
phố, mua sắm, du lịch… Đây là thương hiệu bổ sung phong cách tiện dụng, thoải mái cho
thương hiệu Viettien với dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần kaki, quần jeans, áo thun,
quần thể thao, quần short, jacket, áo len, quần lót, áo thun 3 lỗ, vớ….
Viettien Smart Casual hiện là thương hiệu tiên phong trong xu hướng trang phục công sở
thoải mái cho nam giới.
Thương hiệu San Sciaro là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Ý,
đẳng cấp Quốc tế, dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người thành
đạt, sành điệu… Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, veston, quần kaki, áo thun,
caravatte và phụ trang các loại…. San Sciaro tự hào góp phần vào sự thành công và kết
nối sức mạnh cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Thương hiệu TT-up là thương hiệu thời trang nữ lịch sự, hiện đại và tinh tế.
Đối tượng sử dụng là nữ giới tuổi từ 24 đến 40, sử dụng trong môi trường công sở, dạo
phố, mua sắm, dạ hội… Dòng sản phẩm bao gồm: Đầm, váy, veston, quần áo thời trang
các loại …
Thương hiệu Camellia: Thương hiệu chăn drap gối cao cấp. Sản phẩm Camellia bao gồm:
Vỏ chăn, ruột chăn, drap trải giường, gối nằm, gối ôm, cùng các
phụ trang đi kèm như rèm cửa, khăn tắm các loại, thảm chùi chân, dép đi trong nhà…vv
tạo thành một bộ Complet hoàn chỉnh, tăng thêm sự hấp dẫn cho không gian sống của
người sử dụng. Sản phẩm Camellia được tạo nên từ những nguyên liệu cao cấp, với
những đường nét thiết kế đặc sắc kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại, sẽ đem
đến một không gian sống lãng mạn, ấm áp và giàu cảm xúc, cùng sự quyến rũ đầy quyền
lực của thương hiệu đẳng cấp quốc tế.
Thương hiệu Manhattan là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách
Mỹ, đẳng cấp quốc tế dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người
thành đạt, sành điệu… dòng sản phẩm bao gồm: Sơmi, quần âu, veston, caravatte, quần
kaki, áo thun. Đây là thương hiệu được Việt Tiến mua bản quyền của tập đoàn Perry Ellis
International - Mỹ để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

11
d. Các công ty thành viên
Tổng công ty dệt may Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con nằm trong cơ cấu của tập đoàn dệt may Việt Nam, đang quản lý 28 đơn vị sản xuất
kinh doanh gồm 7 xí nghiệp trực thuộc, 4 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 đơn vị
hợp tác kinh doanh với nước ngoài, 14 công ty con và công ty liên kết.
2. Phân tích sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên bằng sơ đồ 3 cực.
*Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề
xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là sự phát triển cân đối giữa 3
cực: Cực kinh tế , cực xã hội, cực môi trường

a. Cực kinh tế

- Thời trang không chỉ đẹp mà còn an toàn với người sử dụng luôn song hành trong
mục tiêu nghiên cứu phát triển sản phẩm.
- Tiêu biểu: Việt Tiến luôn chú trọng đến từng khâu nghiên cứu, kiểm tra chất lượng với
nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, để đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.

b. Cực xã hội

Việt Nam có hơn 87 triệu dân, mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu dân, mật độ dân số ngày
càng cao, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Do đó VN là một
thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị trường tiêu thụ hàng
hoá đầy hứa hẹn đối với hàng dệt may. Điều này đã làm Việt Tiến chú trọng hơn đối với
thị trường trong nước với hệ thống phân phối khá rộng có mặt ở hầu hết khắp các địa
phương.
Tốc độ đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới
thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm
cho diện mạo người dân và đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

12
Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của người dân các
vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được nâng lên. Điều đó sẽ khiến mọi người biết đến
việc sử dụng những sản phẩm tốt, có thương hiệu rõ ràng. Đó cũng là điệu kiện thuận lợi
cho Việt Tiến phát triển sản phẩm của mình.

c. Cực môi trường

Bảo vệ môi trường là 01 trong những nguyên tắc hoạt động cốt lõi của Việt Tiến: Công ty
đã tiến hành nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng dán nhãn sinh thái. Nhằm góp phần
giúp các nhà doanh nghiệp may mặc biết tận dụng được hiệu quả kinh tế của nhãn môi
trường (nhãn sinh thái) và với mục đích muốn cho sản phẩm của các công ty may mặc
cạnh tranh tốt hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu của các thị xuất khẩu, bảo đảm cho sự phát
triển bền vững về mặt kinh tế lẫn môi trường của Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP.CHỈ
RA CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN TÁI SINH, KHÔNG TÁI SINH ĐƯỢC DOANH
NGHIỆP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp


Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rát nhiều công đoạn trong trong
cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu,

để sử dụng thì có các máy chuyên dùng như: may, thêu, là, ép, ... Nhưng có

những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như: cắt chỉ, nhặt xơ,

đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và

có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như vậy yêu cầu

đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá

13
trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến

độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàngcũng như đưa

được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may.

Ở công ty May Việt Tiến công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới thực

hành, sản phẩm được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống tới các xí nghiệp rồi

cả phân xưởng và sau đó xuống càc tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ

phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách

may, lắp giáp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ

đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp

thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình

sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi

sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao. Với công ty may Việt Tiến trong

cùng một dây truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn

chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu liệu

Xu hướng thời trang là yếu tố quyết định xem những nguyên phụ liệu đi kèm có thật sự
phù hợp kiểu dáng và xu thế thời trang hay không. Do đó, việc Việt Tiến lựa chọn
nguyên phụ liệu dệt may cũng phải thay đổi theo xu hướng thời trang của thị trường sao
cho phù hợp nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế và nhu cầu của con người ngày
càng được nâng cao, cùng với đó là xu hướng bảo vệ môi trường. Chính vì thế Việt Tiến
luôn luôn lựa chọn các nguyên phụ liệu thân thiện với môi trường, dễ phân hủy…
Đây cũng là bước đầu tiên trong bất kỳ quy trình sản xuất nào là chuẩn bị nguyên phụ
liệu. Công đoạn này cần phải có nguyên liệu chính như vải, mex,..

14
Bên cạnh đó, các cán bộ kỹ thuật luôn kiểm tra hoạt động của các máy móc, trang thiết bị
tại xưởng để đáp ứng đủ cho thực hiện công việc và đảm bảo tiến độ công.
Nhà thiết kế sẽ nghiên cứu thị trường và sử dụng các phần mềm 3D hỗ trợ để tạo ra
những bản thiết kế hợp “mốt”, có bản thiết kế chi tiết, rõ ràng để chuẩn bị cho quá trình
đi vào sản xuất quần áo.

Bước 2: Lên sơ đồ hay thiết kế rập

Lên sơ đồ chính là việc sắp xếp các chi tiết quần áo của thiết kế đã chuẩn bị ở bước 1
trong quy trình sản xuất quần áo. Người thợ khi thực hiện bước này thường là những
người am hiểu rất rộng về số lượng vải, khổ vải và cách tính toán để giải đáp được bài
toán: Với thiết kế như vậy thì cần bao nhiêu vải, số lượng vải này sẽ trải thành bao
nhiêu lớp. Với bài toán này sẽ giúp cho công ty bố trí đúng phương pháp nhằm tiết
kiệm vải và rút ngắn thời gian sản xuất quần áo.

Bước 3: Quá trình trải vải và cắt vải:

Ở bước trải và cắt vải này, vải sẽ được trải theo đúng chiều dài và số lớp đã được
thể hiện trong sơ đồ.

Để chuẩn bị cho khâu may quần áo, công nhận phải tiến hành việc cắt vải thành
các mảnh nhỏ.
Nhằm hạn chế được các tình trạng cắt sai, vải bị thiếu hụt, vải bị hư, …Việt Tiến
luôn chọn công nhân có tay nghề lâu năm thực hiện công đoạn cắt vải.
Bước 4: May thành phẩm

Để tạo thành sản phẩm quần áo, người thợ sẽ tiến hành may ráp vải đã cắt và in hình ảnh
tạo ra sản phẩm đúng với mẫu thiết kế của sản phẩm đã đề ra. Bước may ráp này đòi hỏi
người thợ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các mẫu mã, kích thước và thời gian quy
định từ trước.

15
Đây là khẩu quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho Việt Tiến . Công ty đã đầu tư
nhiều máy móc thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm thời gian và tạo ra được nhiều sản phẩm
nhanh nhất có thể . Để tạo thành sản phẩm công nhân sẽ tiến hành may ráp vải đã cắt và
in hình ảnh tạo ra sản phẩm đúng với mẫu thiết kế của sản phẩm đã đề ra.

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm quần áo

Để sản phẩm quần áo sau khi xong quy trình sản xuất quần áo có tính thẩm mỹ cao và
đẹp mắt, hoàn thiện hơn, sau khi các mảnh vải đã được may thành quần áo hoàn chỉnh
cần được thực hiện “tân trang”.

Quần áo sau khi được may hoàn chỉnh thường sẽ được mang đi làm sạch và tiến hành là
ủi phẳng phiu, đẹp mắt. Đối với các loại vải bông chịu nhiệt độ cao nhất từ 180 - 200
độ C có thể ủi khô hay xông hơi ùi trực tiếp trên bề mặt, hay vải đay thì sử dụng ủi
hơi thì mới có nếp gấp...

Bước 6: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm

Trước khi bắt đầu giao sản phẩm cho khách hàng thì bộ phận kiểm tra của xưởng cần
xem lại các sản phẩm quần áo đã được sản xuất ra có đảm bảo được các yêu cầu hết chưa,
có lỗi gì phát sinh hay không…

Trước khi sản phẩm được bàn giao cho vận chuyển đến tay khách hàng, cần có bước
kiểm tra toàn bộ sản phẩm quần áo sản xuất ra về số lượng, chất lượng có được thực hiện,
hoàn thiện đúng với yêu cầu hay không.

Bộ phận đóng gói sẽ tiến hành gấp quy trình đóng gói quần áo hoàn thiện, di chuyển bằng
xe nâng hàng để đảm bảo di chuyển nhanh chóng, dễ dàng, hàng hóa quần áo không bị hư
hỏng đồng thời tiết kiệm chi phí và nhân công thực hiện.

16
2. Chỉ ra các loại tài nguyên tái sinh, không tái sinh được doanh nghiệp sử
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành
và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong
cuộc sống.Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tự nhiên,
tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người có giá trị, tự thân con người có thể sử dụng
được trong hiện tại và tương, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp.Doanh
nghiệp đã sử dụng các tài nguyê tái sinh được và tài nguyên không tái sinh được.

a. Tài nguyên tái sinh được

Việt Tiến sử dụng vải chiết xuất từ sợi tre, cotton có khả năng phân hủy tốt. Thân
thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng nhựa tái sinh để sản xuất túi sản xuất bao bì
may mặc cho khâu đóng gói sản phẩm.
Sử dụng mác được làm bằng vật liệu gỗ, không những góp phần bảo vệ môi trường
mà còn tạo được tính thẩm mỹ cao trong mắt người tiêu dùng.
b. Tài nguyên không tái sinh được
Nước trong doanh nghiệp là 1 phần không thể thiếu trong các quy trình sản xuất, vì
thế nó rất quan trong trọng mọi doanh nghiệp không chỉ riêng công ty May Việt
Tiến.
- Sử dụng nước trong quá trình tẩy trắng quần áo
- Kết hợp với thuốc nhuộm để nhuộm vải
- Sử dụng để làm mát các hệ thống máy móc, vệ sinh máy móc
- Phụ vụ nước sạch cho công nhân, …
Công ty đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với tiêu chí tiết kiệm tài nguyên bảo
vệ môi trường ,nước thải được doanh nghiệp sử dụng để tưới cây xanh.
Môi trường không khí: Doanh nghiệp đã tận dụng tối đa không gian trống để bổ
sung cây xanh. Tạo không khí trong lành và giảm thiểu tối ưu khói bụi thoát ra.

17
Điện: Sử dụng pin năng lượng mặt trời với số lượng lớn để hạn chế dùng điện công
nghiệp. Giup tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Năng lượng: Thiết kế văn phòng làm việc có ô kính để thu ánh sáng tự nhiên bên
ngoài.
Nguyên vật liệu đầu vào: Doanh nghiệp luôn đặt tiêu chí chất lượng và bảo vệ môi
trường lên hàng đầu. Vì thế Việt Tiến luôn chọn sử nguyên vật liệu được làm từ
thiên nhiên như sợi tre, bông, lông cừu, …

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở


DOANH NGHIỆP, LÀM RÕ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Công tác quản lý môi trường ở doanh nghiệp


- Quản lý môi trường nhằm đảm bảo kiểm soát các tác động môi trường và giảm thiểu
mức thiệt hại, mục tiêu của công tác giám sát môi trường của doanh nghiệp. ISO
14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các tiêu chí cho một hệ thống quản lý môi
trường (EMS), nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm bớt các tác động tiêu cực trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này được xây dựng
theo chu trình PDCA (Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động). Quy định cụ thể
các yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi
trường của tổ chức/doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đã tối ưu hóa chi phí sản xuất bằng quy trình sử dụng năng lượng
xanh điều này giúp đem lại mức giá tốt nhất cho mọi sản phẩm .Nhà máy sử dụng
hệ thống quạt thông giá để tiết kiệm năng lượng.
- Công ty đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với tiêu chí tiết kiệm tài nguyên bảo
vệ môi trường, nước thải được doanh nghiệp sử dụng để tưới cây xanh.

18
- Doanh nghiệp đã tận dụng tối đa không gian trống để bổ sung cây xanh. Tạo
không khí trong lành và giảm thiểu tối ưu khói bụi thoát ra.
- Sử dụng pin năng lượng mặt trời với số lượng lớn để hạn chế dùng điện công
nghiệp. Giup tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn đặt tiêu chí chất lượng và bảo vệ môi trường lên
hàng đầu. Vì thế Việt Tiến luôn chọn sử nguyên vật liệu được làm từ thiên nhiên
như sợi tre, bông, lông cừu, sợi sen, …

Công ty đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở dệt may:

 Dự án có Công suất dưới 100.000 sản phẩm/năm nếu có công đoạn giặt tẩy

 Dự án có Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm đến dưới 10.000.000 sản


phẩm/năm nếu không có công đoạn giặt tẩy

 Dự án có phát sinh lượng nước thải từ 20 m 3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày
(24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ)
hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ

 Việt Tiến đã áp dụng tối ưu những biện pháp cũng như thực hiện kế hoạch để hạn
chế chất thải ra môi trường. Song song đó là là môi trường làm việc sạch sẽ,
không có sự ô nhiễm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho người
dùng.

2.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp
Cơ sở triết học:
Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách
mạng Khoa học và Công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hóa trong thế kỷ vừa
qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi
trường tự nhiên.

19
Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mục tiêu cơ bản
là phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật chất và môi
trường trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hóa của nhân loại. Để tồn
tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa
xã hội và tự nhiên
Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng ta phải có
cái nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự
nhiên, hiểu biết được bản chất, diễn biến các mối quan hệ đó trong lịch sử.

Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên đó là
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn với tự nhiên, con người và xã
hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên - Con người - Xã hội”, trong đó yếu tố
con người giữ vai trò quan trọng. Sự phụ thuộc của mối quan hệ con người và tự
nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình
lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của
quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên.

Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực
hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô
nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển giành khoa học môi
trường.

Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong
thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã
được tổng kết và biên soạn thành giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài
20
liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật
môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn
ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ
thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Cở sở kinh tế

Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực
hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra
dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị. Loại hàng hoá có chất lượng tốt và giá
thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó, loại hàng hoá kém chất lượng và đắt sẽ
không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để
đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi
trường.

Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, quy chế
đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO.

Cở sở pháp lý

Đó chính là các văn bản và luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ môi trường. Đây là cơ
sở quan trọng để thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG NÓI CHUNG VÀ TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN NÓI RIÊNG
1. Giải pháp cải thiện công tác quản lý môi trường
Xã hội ngày nay đang phát triển tới mức chóng mặt vớt sự phát triển vượt bậc của nông
nghiệp, công nghiệp cũng như các phát minh khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh đó
tồn tại những vấn nạn môi trường cũng đang ngày càng tăng cao. Trong đó, tình trạng ô

21
nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động nhất hiện nay. Nó gây ảnh hưởng xấu
cho con người và sinh vật sống trên toàn trái đất. Môi trường sống ngày càng ô nhiễm,
nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng
nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.

Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn
chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt
động xử lí nước thải, rác thải.

Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường
đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp
có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết
định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với
những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài.

Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính
trị, đảng phái đưa chúng vào các cương lĩnh hoạt động của mình;

Bằng vận động chính trị, vấn đề bào vệ môi trường sẽ được thể chế hoá thành các chính
sách, pháp luật.

Trong quản lí và bảo vệ môi trường, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó.
Sử dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế. Thực chất của
phương pháp kinh tế trong bảo vệ inôi trường là việc dùng những lợi ích vật chất để kích
thích chủị thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng

Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường;

Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các giải pháp
tốt về bảo vệ môi trường;

Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác động xấu
đến môi trường;

22
Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại vói việc bảo vệ môi trường. Các hiệp định
của GATT trước đây và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này.

Trồng nhiều cây xanh bảo vệ môi trường: Cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu
khí không khí và là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái.Sử dụng
các chất liệu từ thiên nhiên: Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch
vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất
và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt
và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lượng cảnh sát môi trường trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp
Bộ Tư pháp, Tòa án nhân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện
các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự nhằm nhanh chóng đưa các
quy định này đi vào cuộc sống.

Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thức của các
trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học (Xem Chì thị 36-CT7TW của Bộ chính
trị Ban chấp hành trung ương Đàng cộng sản Việt Nam).

Sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông để giáo dục cộng đông;

Tổ chức các hoạt động cụ thể như: Ngày môi trường thế giới, Tuần lễ xanh, Phong trào
thành phố xanh - sạch - đẹp...

Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội.

Cần quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường
hợp tác quốc tế để nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên
tiến phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đầu tư, đổi mới công nghệ
sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên...

2. Giải pháp tiết kiệm tài nguyên

23
Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng. Mỗi người nên trồng
nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo
ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp
không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô
thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều... để khắc phục được
tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống.

Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển
các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không
khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự
khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Sử dụng năng lượng sạch: Chúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các
nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng
lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và
tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại
nhiên liệu hóa thạch.

Tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường: Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm
trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy
tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả
trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết,
các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không
sử dụng.

Tại các nhà máy nhuộm, dệt phải hạn chế xả nước thải ra ngoài môi trường. Sử dụng
công nghê lọc để tái sử dụng nước.

Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu thô có nguồn gôc từ thiên
nhiên.

24
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ
nó. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, mỗi người sẽ tận
hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được
tận hưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP CÓ


ĐƯỢC KHI QUAN TÂM ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường chính là cách giảm chi phí cho doanh nghiệp
Công tác quản lý môi trường có nghĩa là hành động tích cực, hướng tới tương lai và
không chỉ là phản ứng đơn thuần đối với các yêu cầu pháp lý. Nhưng nó cũng có nghĩa là
bạn hành động với tầm nhìn xa và do đó có thể tiết kiệm chi phí tài nguyên. Ví dụ, một hệ
thống quản lý môi trường giúp bạn sử dụng nguyên liệu thô và năng lượng một cách tiết
kiệm hơn. Ít nguyên liệu thô bị mất không sử dụng được và giảm chi phí xử lý chất thải
trong công ty của bạn.
Động lực của nhân viên
Nhiều nhân viên tự hào khi làm việc cho các công ty bảo vệ môi trường. Trong một số
trường hợp, họ cũng được hưởng lợi trực tiếp từ việc cải thiện điều kiện làm việc, ví dụ
như thông qua việc giảm sử dụng các chất độc hại.
Đóng góp vào tính bền vững
Tiêu thụ tài nguyên thấp hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường làm tăng triển vọng
tương lai lâu dài của công ty bạn và chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai..
Mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và đối tác
Sự kỳ vọng của khách hàng và đối tác đối với công việc bền vững trong công ty của bạn
không ngừng tăng lên. Nhiều khách hàng, công ty và toàn bộ ngành công nghiệp (công

25
nghiệp dệt- may) hiện yêu cầu nhà cung cấp của họ cung cấp bằng chứng về quản lý môi
trường.
Nâng cao năng suất lao động

Công nhân được làm việc tromg môi trường lành mạnh sẽ đem lại hiệu quả làm
việc cao hơn.

Tạo hình ảnh tốt với cư dân xung quanh, chính quyền và xã hội.

Nếu doanh nghiệp không làm tốt công tác bảo vệ môi trường thì chắc chắn cư dân
xung quanh, xã hội và chính quyến luôn có cái nhìn không thiện cảm với doanh
nghiệp của bạn. Nếu là chủ doanh nghiệp chắc hẳn bạn cũng hiểu tầm quan trọng
của vấn đề thương hiệu trong thời đại hiện nay

26
PHẦN KẾT LUẬN

Môi trường là một trong những vấn đề không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi

chúng ta, chính vì thế, cá nhân mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường

của mình, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta. Một môi

trường xanh sạch đẹp là môi trường có bầu không khí trong lành, không khí không

bị ô nhiễm, lượng nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày đạt chuẩn. Chính vì vậy môi

cá nhân phải có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của

mỗi chúng ta.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://finance.vietstock.vn/VGG/tai-tai-lieu.htm
2. https://www.dailyviettien.com.vn/blogs/ao-so-mi-nam/gioi-thieu-vai-
may-ao-so-mi-nam-viet-tien
3. https://issq.org.vn/599-chung-nhan-iso14001:2015---he-thong-quan-
ly-moi-truong
4. https://www.zbook.vn/ebook/nghien-cuu-co-so-khoa-hoc-xay-dung-
he-thong-quan-ly-moi-truong-theo-iso-14001-2004-36286/
5. https://bnews.vn/giai-phap-nao-giup-doanh-nghiep-bao-ve-moi-
truong-va-giam-chi-phi-san-xuat/101518.html

28
29

You might also like