You are on page 1of 8

THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

1. CÁCH DÙNG THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN


1.1. DIỄN TẢ HÀNH ĐỘNG ĐANG XẢY RA Ở THỜI ĐIỂM
NÓI
ví dụ : I’m reading book now(Bây giờ tôi đang đọc sách)
1.2 DIỄN TẢ HÀNH ĐỘNG ĐANG XẢY RA NHƯNG
KHÔNG NHẤT THIẾT DIỄN RA NGAY LÚC NÓI
Ví dụ: I'm quite busy these days. I'm doing my
assignment(Dạo này tôi khá là bận, tôi đang làm luận
án)
=>Trong thời điểm được nói đến không phải là tôi đang
làm luận án. Mà tôi đang trong quá trình viết luận án
của mình.
Ví dụ 2: Jane is preparing for the entrance examination.
(Jane đang chuẩn bị cho kì thi đại học.)
=> Việc chuẩn bị cho kì thi đại học là một quá trình,
không phải một thời điểm. Jane hiện tại đang trong
quá trình chuẩn bị cho kì thi.
1.3. DIỄN TẢ HÀNH ĐỘNG CÓ KẾ HOẠCH, SẮP XẢY RA.
Hành động này đã được lên kế hoạch từ trước.
Ví dụ: I am going to China tomorrow. (Tôi sẽ sang Trung
Quốc ngày mai)
=>Hành động sang chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai
bởi việc di chuyển đã có kế hoạch rõ ràng trước đó.
Ví dụ 2
We are flying to New York tomorrow. We bought the
tickets yesterday. ( Chúng tôi sẽ bay sang New york
ngày mai. Chúng tôi đã mua vé hôm qua rồi.)
Ví dụ 3:My friend and I are going to the cinema
tonight.(Tối nay tôi và bạn tôi sẽ đi đến rạp chiếu
phim.)
=>HTTD mang nghĩa tương lai
1.4. DIỄN TẢ HÀNH ĐỘNG LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN,
GÂY KHÓ CHỊU CHO NGƯỜI NÓI
Ví dụ: She is always losing her keys. (Cô ấy luôn luôn
làm mất chìa khóa.)
=> Việc cô ấy làm mất chìa khóa lặp đi lặp lại quá nhiều
lần gây khó chịu, bực mình cho người nói. Cách dùng
này thường đi với các trạng từ như “always”,
“continually”.
Ví dụ 2She is always coming late (cô ấy luôn đến
muộn).
2. CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
2.1. KHẲNG ĐỊNH
S + am/ are/ is + Ving + …
Ví dụ: Lily is writing a letter. (Lily đang viết thư.)
They are playing soccer (Họ đang chơi bóng đá)
2.2. PHỦ ĐỊNH
S + am/ are/ is + not + Ving + …
I + am
He/She/It + is
We/ You/ They + are
is not = isn’t
are not = aren’t
ví dụ: I am not learning English at the moment (Tôi
đang không học tiếng Anh vào lúc này)
2.3. NGHI VẤN
Hỏi: Am/ Is/ Are + S + Ving + …?
Trả lời: Yes, S + am/ is/ are.
No, S + am/ is/ are + not.
Ví dụ: Is he watching TV?
Yes, he is
2.4 Câu hỏi Wh-question
Wh- + am/ are/ is (not) + S +Ving?
Ví dụ:
Why are you crying? (Tại sao bạn khóc?)
What are you thinking? (Bạn đang nghĩ gì vậy?)
What is he studying right now? (Anh ta đang học gì
vậy?)
3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
Now: bây giờ
right now (ngay bây giờ)
at the moment (ngay lúc này)
at present (hiện tại)
It’s + giờ cụ thể + now
Ví dụ: It’s 12 o’clock now. (Bây giờ là 12 giờ.)
At + giờ cụ thể (at 10 o’clock)
- Trong câu có các động từ nhấn mạnh gây chú ý
Look! (Nhìn kìa!) . ví dụ: Look! The taxi is coming
Listen!: Hãy nghe này!. Ví dụ : Listen! Tam is laughing
Keep silent!: Hãy im lặng nào!
Ví dụ : Keep silent! The baby is sleeping. = Hãy im
lặng! Em bé đang ngủ.
Watch out! = Look out! (Coi chừng!)
Ví dụ: Watch out! The train is coming! (Coi chừng!
Đoàn tàu đang đến gần kìa!)
4.Quy tắc thêm -ing trong thì Hiện tại Tiếp diễn
4.1. Động từ có kết thúc bằng chữ “e”
*Động từ có kết thúc bằng một chữ “e” ta bỏ “e” và
thêm đuôi “ing”
Ví dụ: Write → writing: viết
come → coming: đến
type – typing.
ride – riding
4.2 Động từ có kết thúc bằng 2 chữ e. Ta không bỏ
“e” và vẫn thêm đuôi “ing” bình thường.
Ví dụ: See → seeing: nhìn
agree → agreeing: đồng ý
free → freeing: giải phóng
4.3 Với động từ kết thúc là “ie” thì ta đổi ie thành y
và thêm đuôi “ing”
Ví dụ: Lie → lying: nói dối,
die → dying: chấm dứt cuộc đời
4.4 Động từ có 1 âm tiết, tận cùng là 1 phụ âm, phía
trước phụ âm là 1 nguyên âm: Nhân đôi phụ âm cuối
rồi thêm “-ing”.
Ví dụ: get – getting:nhận
stop – stopping: dừng lại
cut → cutting: cắt
Lưu ý: Các động từ được kết thúc bằng h, w, x, y thì
ta chỉ việc thêm “ing” vào sau phụ âm
Ví dụ: Know → knowing: hiểu, biết
say → saying: nói
draw → drawing: vẽ tranh
reach → reaching: đat được
4.5 Những động từ không thêm ing
Điểm chung các động từ ở thì hiện tại tiếp diễn mà không
thêm “ing” là nhóm từ mang tính trừu tượng, không phải
là hành động hữu hình mà người khác có thể chứng kiến.
4.5.1 Các động từ về cảm xúc yêu thích, ghét, mong
muốn, nhu cầu,…
like: thích
love: yêu
dislike: không thích
hate: ghét
want: muốn
prefer: thích hơn (mang tính chọn lựa)
need: cần
4.5.2 Các động từ về suy nghĩ, quan điểm,…
think: nghĩ/ cho rằng
believe: tin rằng/ tin tưởng vào
know: biết
understand: hiểu
remember: nhớ
forget: quên
realize: nhận ra rằng
4.5.3. Các động từ nối (linking verbs) và liên quan đến
cảm nhận bằng giác quan
taste: có vị
smell: có mùi
feel: tạo cảm giác (This place feels cozy. – Nơi này tạo
cảm giác ấm cúng.)
sound: nghe có vẻ
seem: có vẻ
look: trông có vẻ
Lưu ý: Khi các động từ trên không thực hiện vai trò của
động từ nối và không thể hiện cảm nhận bằng giác quan
mà thực hiện chức năng của động từ hành động và diễn
tả hành động, ta có thể dùng chúng ở thì Hiện tại tiếp
diễn. Cụ thể là khi chúng mang nghĩa sau:
taste: nếm
smell: ngửi
feel: cảm thấy thế nào
sound: phát ra âm thanh/ khiến cho cái gì phát ra âm
thanh
look at something: nhìn vào cái gì

You might also like